Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.4. Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, CMHS và giáo viên về GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và CMHS – PHHS về sự cần thiết của việc GD ATGT ở trường tiểu học

100% giáo viên đều cho rằng việc GD ATGT cho học sinh ở trường học là thực sự cần thiết, nó góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông từ khi bắt đầu bước chân vào cấp Tiểu học. Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Có 88% các em học sinh đồng tình về sự cần thiết, nhưng vẫn còn 12% các em học sinh không đồng tình việc giảng dạy ATGT trong trường học, chứng tỏ sức hút của môn học này với các em còn chưa cao.

Trong số CMHS được khảo sát, có 40% là đối tượng viên chức, 35% đối tượng là công nhân, nhân viên tư nhân, nhân viên phụ việc hành chính và 25% là làm nông nghiệp. Trong khi có 77% CMHS khẳng định sự cần thiết phải GD ATGT cho HS thì 7% CMHS cho rằng không cần thiết, 16% CMHS nêu ý kiến có cũng được mà không cũng được, thể hiện thái độ thờ ơ với GD ATGT học đường.

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy mặc dù vẫn còn một số ít ý kiến trái chiều nhưng đánh giá chung nhận thức về mức độ cần thiết của GD ATGT trong trường học là rất cần thiết.

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc GDATGT thông cho HS

100% cán bộ quản lý cho rằng GD ATGT giúp mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết ATGT cho học sinh, bởi chính qua những bài học trên lớp, trong nhà trường sẽ giúp các em tiếp cận một cách tự nhiên và hiệu quả nhất những vấn đề cơ bản về tham gia giao thông ở lứa tuổi các em, từ đó giúp các em gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn giao thông tại địa phương, hình thành kĩ năng tham gia giao thông an toàn và có ý thức.

Đối với giáo viên, tỉ lệ đồng thuận cho rằng GD ATGT là quan trọng và rất quan trọng là 100%, trong đó tỉ lệ “rất quan trọng” chiếm 100% là đánh giá về tác dụng của GD ATGT đối với việc nâng cao ý thức ATGT cho học sinh. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng còn băn khoăn về việc GD ATGT góp phần phát triển nhân cách toàn diện và giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Bởi thời lượng dành cho việc GD ATGT còn ít, các hoạt động GD ATGT chưa được coi là trọng tâm mà chỉ là hoạt động tích hợp.

Đối với CMHS, phần lớn số người được hỏi đều đồng thuận cao về tác dụng rất quan trọng của GD ATGT trong nhà trường. Song song đó, nhiều ý kiến cho rằng GD ATGT giúp gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn xã hội, từ đó giúp các em vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách hiệu quả. CMHS đều đồng quan điểm: giáo dục ATGT cho HS là làm cho HS có trách nhiệm với xã hội, thiết thực góp phần nâng cao ý thức an toàn giao thông. Đó chính là mục tiêu quan trọng nhất mà các nhà giáo dục đặt ra khi GD ATGT cho học sinh ở các trường tiểu học.

Đối với học sinh, các em cũng cho rằng GD ATGT là “rất quan trọng”, giúp các em mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết an toàn giao thông, từ đó nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn.

Như vậy, chúng ta thấy 100% số người được hỏi đều cho rằng việc GD ATGT ở trường tiểu học là quan trọng và rất quan trọng. Từ kết quả điều tra và phân tích về ý nghĩa của việc GDATGT thông cho HS tiểu học cho thấy, vấn đề GD an toàn giao thông cho học sinh cần được dành sự quan tâm thích đáng.

Tác giả đã trực tiếp phỏng vấn cô Hà Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, cô cho biết: “Để nâng cao nhận thức pháp luật về trật tự ATGT, hàng năm nhà trường cho cán bộ, giáo viên học sinh ký cam kết chấp hành pháp luật về trật tự ATGT và bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; đồng thời vận động phụ huynh khi đưa, đón con không để xe dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông trước cổng trường. Ngoài ra, nhà trường phát động phong trào “Cổng trường sạch đẹp, an toàn” và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATGT; cuộc thi vẽ tranh chiếc ô tô mơ ước; cuộc thi ý tưởng trẻ thơ… thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, đảm bảo trật tự ATGT”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.4.2. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Bảng 2.6. Hệ thống bài giảng trong chương trình GD ATGT ở Tiểu học

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết ý kiến các giáo viên của các trường TH đều đánh giá nội dung dạy học “Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông” rất tốt, rất phù hợp nhưng kết quả giảng dạy chỉ đạt 21% là tốt, 79% là bình thường. Riêng mục “An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng” đạt kết quả bình thường 100%. Như vậy chúng ta nhận thấy thực trạng về nội dung giáo dục có thể tốt, nhưng phương pháp giảng dạy không đồng nhất nên nhận nhiều kết quả khác nhau. Tất cả các giáo viên đều cho rằng cần phải tổ chức GD ATGT nhưng qua khảo sát mới thấy rằng số lần tổ chức chưa có sự nhất quán, đồng đều, có trường đã đưa phương pháp tình huống, có sa bàn và địa hình vào giảng dạy cho các em, có trường lại chưa áp dụng…Và trong mỗi lần tổ chức hoạt động này, GV mỗi lớp, mỗi trường đã tổ chức như thế nào, về thời gian, về hình thức tổ chức ra sao chưa có câu trả lời cụ thể nên chưa thể khẳng định được chất lượng trong các giờ học hoặc trong các buổi sinh hoạt về GD ATGT.

Tác giả trao đổi với Thầy Hoàng Thế Sơn, giáo viên Trường tiểu học Lương Nha về nội dung giáo dục ATGT, trong quá trình giảng dạy, thầy cho biết: “Phương pháp xử lý tình huống vào giáo dục ATGT giúp học sinh đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về ATGT, qua đó củng cố kiến thức đã học và làm quen với kỹ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đời sống. Đồng thời, học sinh sẽ quen với yêu cầu thể hiện quan điểm của mình trước các tình huống ATGT, từ đây có thể rèn luyện ý thức, kiến thức đúng cho các em”. Như vậy, trong giảng dạy GD ATGT, đưa phương pháp xử lý tính huống cho các em học sinh thực nghiệm là mang lại hiệu quả rất cao.

2.4.3. Thực trạng hình thức tổ chức GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Liên quan đến việc tìm hiểu thực trạng việc triển khai các hình thức tổ chức GD ATGT của các trường TH huyện Thanh Sơn, khi HS được hỏi: Em thích hình thức tổ chức nào về giáo dục an toàn giao thông và số lần em được tham gia? kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT trong trường tiểu học

Kết quả khảo sát cho thấy 100% các em đều thích các trò chơi tập thể ATGT, các hoạt động văn nghệ ATGT, điều này cũng dễ hiểu do tính hiếu kỳ của lứa tuổi tiểu học. 42% các em thích các cuộc thi tìm hiểu ATGT, chứng tỏ mức độ thu hút của các cuộc thi chỉ phần nào thu hút được sự chú ý năng nổ hoạt động tìm hiểu ATGT ở các em. Các tiết GD ATGT trên lớp chỉ thu hút được 12% các em có yêu thích. Nghĩa là sự chủ động học tập môn này hoàn toàn không cao. 46% các em ý kiến không thích phần bày tỏ cá nhân, chứng tỏ hầu như ½ số học sinh thụ động hoặc cảm giác bị động trong tiết học ATGT.

Bảng 2.9. Thực trạng nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT

Hầu hết các em đều yêu cầu giữ nguyên thời gian môn học ATGT hiện nay, điều này cho thấy nội dung môn học chưa thu hút các em nhiều. 28% học sinh có ý kiến giảm thời gian môn học ATGT càng cho thấy sự quá tải không cần thiết trong nội dung môn này hiện nay. Tuy nhiên có 4% các em đề nghị tăng thời gian môn học này cho thấy vẫn có sự thu hút nhất định với một phần nhỏ các em.

Khi tác giả phỏng vấn về các hình thức giáo dục ATGT trong nhà trường, Thầy Nguyễn Văn Thanh, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Nha cho biết: “Hàng năm ngoài tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh ký cam kết thực hiện ATGT, nhà trường còn thành lập đội thanh niên xung kích theo dõi công tác ATGT trước cổng trường; đồng thời mời Ban ATGT huyện về phổ biến pháp luật, ATGT cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn chỉ đạo giáo viên lồng ghép tuyên truyền ATGT vào giờ học của các bộ môn: Giáo dục Công dân, Lịch sử … nhờ đó học sinh đã chấp hành tốt các quy định về đảm bảo trật tự ATGT”.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động GD ATGT trong các trường TH huyện Thanh Sơn Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh các trường tiểu học huyện Thanh Sơn

Lập kế hoạch là bước rất quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục ATGT. Đó là quá trình dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động, chuẩn bị và phân phối nhân vật lực, thời gian, … cho hoạt động GD ATGT trong nhà trường đạt được kết quả tốt nhất

Bảng 2.10. Thực trạng việc lập kế hoạch GD ATGT cho học sinh của Hiệu trưởng trường tiểu học

Kết quả khảo sát cho thầy: Ý kiến của hầu hết giáo viên và cán bộ ATGT của các trường TH huyện Thanh Sơn cho rằng hoạt động khảo sát thực trạng trước khi lập kế hoạch hiện nay là rất tốt. Đây là ưu điểm đáng mừng vì việc khảo sát thực trạng cần cặn kẽ để sàng lọc ra được các vấn đề thiết yếu nhất cho việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, bước xác định các mục tiêu trong bản kế hoạch chỉ đạt 53% ý kiến tốt, nửa còn lại nhận xét là bình thường. Nội dung dự kiến nhân lực triển khai 90% ý kiến cho rằng ở mức bình thường, điều này cho thấy việc phân công, điều động CB, GV, các bộ phận trong nhà trường còn hạn chế.

Khi xây dựng kế hoạch chưa giao đúng người đúng việc và hiệu quả công tác chưa đạt được như ý muốn. Như vậy, kỹ năng bố trí nhân lực cần được bổ sung cho đội ngũ quản lý nhà trường cũng như ban ATGT trường tiểu học.

Chuẩn bị các điều kiện về CSVC, lên kế hoạch thời gian cho các hoạt động và dự trù các hình thức tổ chức, các biện pháp thực hiện kế hoạch ý kiến gần như đồng đều, 60% tốt, 40% bình thường. Qua đó cũng phản ánh hiện trạng tổ chức phân bổ khối lượng công việc, đầu tư CSVC và thời gian chưa được phù hợp, còn bị động trong một số hoạt động tổ chức GD ATGT. Phần dự trù kinh phí 100% cho rằng đảm bảo được nguồn kinh phí hoạt động tổ chức kế hoạch ATGT hiện nay rất tốt.

Qua xem xét hồ sơ quản lý ATGT ở một số trường được lựa chọn nghiên cứu tác giả thấy các hiệu trưởng đều thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch GD ATGT, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết, nhưng các nội dung về dự kiến nguồn lực còn chưa đi vào chi tiết, chưa chỉ ra những hoạt động trọng tâm, còn các hoạt động thường xuyên thì chưa giao việc rõ ràng. Trao đổi với một số đồng chí Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch với câu hỏi: Theo đồng chí, trong khâu lập kế hoạch, việc nào là khó khăn nhất đối với đồng chí? Đa số các câu trả lời là: Vì nhà trường có rất nhiều nội dung giáo dục khác nhau, mỗi nội dung lại phải xây dựng 1 bản kế hoạch cụ thể, vì thế không tránh khỏi chồng chéo khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ tổng thể của năm học. Đây chính là một thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà trường, điều này khiến nhiều hiệu trưởng gặp khó khăn khi xây dựng các kế hoạch và phân công thực hiện, dẫn đến bỏ sót việc hoặc không hoàn thành tiến độ theo kế hoạch định sẵn.

2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT là khâu phối hợp nhịp nhàng giữa công tác quản lý nhà trường và các hoạt động giảng dạy – sinh hoạt ATGT cho học sinh tiểu học trong và ngoài nhà trường. Vì thực trạng hiện nay, vị trí ban chỉ đạo công tác GD ATGT hoàn toàn 100% là kiêm nhiệm. Ban ATGT nhà trường cũng chính là các đồng chí giữ trách nhiệm QLGD nhà trường.

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT ở các nhà trường tiểu học huyện Thanh Sơn

Từ kết quả khảo sát trong bảng 2.11 cho thấy:

  • Về tổ chức bộ máy: Có 4% ý kiến đánh giá “bình thường” đối với việc thành lập ban chỉ đạo ATGT nhà trường, chứng tỏ các trường tiểu học vẫn còn hạn chế trong việc thành lập Ban ATGT trường tiểu học. Bên cạnh đó, việc phân công trách nhiệm đến các giáo viên của hiệu trưởng các trường vẫn còn 2% ý kiến cho rằng chưa tốt, chỉ ở mức bình thường. Tác giả đã trao đổi vấn đề này với một số giáo viên các trường, họ cho rằng: một số thành viên ban chỉ đạo ATGT của các nhà trường kiêm nhiệm quá nhiều công việc nên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ yếu của mình. Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học
  • Về tổ chức hoạt động: Việc tổ chức tập huấn về vai trò của GD ATGT cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có 40% ý kiến đánh giá chưa tốt, điều này hiện là thực tế tình hình chung của huyện. Bởi giáo viên tiểu học phải dạy 2 buổi/ngày, thời gian hạn hẹp mà khối lượng công việc trên lớp khá nhiều, việc tập huấn chỉ có thể diễn ra ngoài giờ khi GV đã mệt mỏi sau 1 ngày lên lớp, hoặc tổ chức vào thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ của GV. Việc tổ chức tập huấn bổ sung kiến thức và kỹ năng ATGT cho giáo viên cán bộ trường học vẫn cần sự hỗ trợ của ban ATGT xã, huyện. Vấn đề này còn bất cập vì nhiều lý do: thời gian, lịch công tác của cán bộ, xin chờ quyết định, kinh phí… .

Việc tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giảng viên thực hiện theo tổ chức cho giáo viên thực hiện theo kế hoạch GD ATGT của nhà trường và của tổ tuy được thược hiện thường xuyên nhưng hiệu quả không cao. Khâu này vẫn còn bất cập ở phương pháp xử lý còn cứng nhắc và chưa lưu động. Qua phỏng vấn trực tiếp, cho thấy cần phải có những ứng biến-xử lý tình huống linh hoạt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch.

Việc trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy ATGT tuy được 100% đánh giá là tiến hành thường xuyên nhưng hiệu quả cũng chưa cao, chỉ đạt 47% tốt. Sáng kiến, sáng tạo đồ dùng dạy học hiện nay được Bộ ngành hết sức hoan nghênh, hàng năm có tổ chức cuộc thi trưng bày đồ dùng dạy học. Dù các hình thức khuyến khích khen thưởng sáng kiến đồ dùng dạy học đa dạng nhưng vẫn còn rời rạc, chưa có tính thu hút cao. Cũng chưa có cách đánh giá xem xét sự thông minh của mỗi sáng kiến để đưa vào thành đồ dùng thường xuyên, chưa có hạng mục chấm điểm cho đồ dùng dạy học đạt chuẩn hay không chuẩn để lưu hành chính thức trong giáo dục môn ATGT… Vì tất cả những lý do đó, mà Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn phối hợp tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy ATGT dẫu có bao nhiêu hội nghị trao đổi cũng chỉ mang tính nội bộ nhà trường, và “hạn sử dụng” mỗi sáng kiến chỉ trong một thời gian ngắn. Chưa có tính hệ thống trong quản lý đồ dùng dạy học. Điều này phù hợp với ý kiến của các giáo viên đánh giá 53% vấn đề này thực hiện chưa tốt, chỉ đạt mức bình thường.

Việc giám sát các hoạt động GD ATGT ở các trường tiểu học chỉ nhận được 10% ý kiến đánh giá tốt. Các ý kiến phỏng vấn trực tiếp cho rằng: việc giám sát còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế hoạt động GD ATGT do cán bộ ban chỉ đạo đều là công tác kiêm nhiệm nên thời gian còn hạn chế. Khâu giám sát, kiểm tra cần tăng cường hoạt động hơn để có những đánh giá chuẩn hơn, động viên, đánh giá được đội ngũ, từ đó làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động khi nhận thấy hiệu quả giáo dục chưa cao.

2.5.3. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Chỉ đạo hoạt động GD ATGT trường tiểu học hiện nay chủ thể vẫn là ban ATGT nhà trường, dựa trên nền tảng kế hoạch giáo dục của năm, của tháng có tiêu chí xây dựng kế hoạch môn học ATGT theo từng tháng. Căn cứ trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động chung và chi tiết từng tháng. Từ hoạt động giảng dạy môn học, đến sinh hoạt sân trường, sinh hoạt ngoại khóa. Ban ATGT nhà trường thực hiện chỉ đạo đến các giáo viên trên thực hiện mục tiêu hàng năm và tháng.

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động GD ATGT cho học sinh

Trưởng ban ATGT cũng là hiệu trưởng chỉ đạo các phó ban và ủy viên trong ban tổ chức sinh hoạt nhóm bàn về môn học ATGT và lồng ghép ATGT vào các môn học khác. Ý kiến về sự chỉ đạo của trưởng ban đạt 90% tốt, vẫn còn 10% chưa tốt. Trong khi đó, từ các phó ban, ủy viên chỉ đạo xuống các giáo viên trong tổ chuyên môn chỉ đạt 53% ý kiến tốt, 47% cho rằng sự chỉ đạo chỉ ở mức bình thường, thiếu tiêu chí cụ thể rõ ràng, và 77% cho rằng sự chỉ đạo này không thường xuyên, cần xem xét lại sự chỉ đạo từ cấp này trở xuống. Chỉ đạo các giáo viên, tổ chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao, trách nhiệm của cả ban ATGT chỉ đạt 10% ý kiến tốt, 90% ở mức bình thường, và 92% đánh giá sự chỉ đạo này không thường xuyên, cần phải quan tâm triệt để đẩy mạnh chỉ đạo ở khâu này. 47% có ý kiến đánh giá việc chỉ đạo phối kết hợp cùng CMHS trong công tác GD ATGT cho HS ở mức bình thường, chứng tỏ để quản lý việc đưa đón học sinh, ban ATGT nhà trường vẫn còn chưa tích cực liên kết cùng các giáo viên trong sự phối hợp với CMHS-PHHS. Bên cạnh đó, việc phối kết hợp cùng các lực lượng công an, dân phòng, tổ dân phố, … được 90% ý kiến đồng thuận đánh giá là tốt. Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng vẫn cần phải phát huy tính liên kết nhiều hơn. Nhưng mức độ thường xuyên chỉ đạt 26% ý kiến đồng thuận.

Việc đổi mới hình thức GD ATGT có 10% số người được hỏi đánh giá chưa tốt. Qua trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý và giáo viên về những vấn đề còn tồn tại trong khâu chỉ đạo thực hiện, cho thấy bản thân mỗi GV phải thực hiện rất nhiều các hoạt động giáo dục khác nhau trong điều kiện thời gian hạn hẹp, thêm nữa, áp lực về thành tích của HS thường chỉ rơi vào các môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, còn các hoạt động GD ATGT thường chưa được quan tâm đúng mức nên sự quan tâm sáng tạo trong đổi mới phương pháp giảng dạy của GV dành cho các hoạt động GD ATGT còn hạn chế. Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý GD cần lưu tâm tìm cách khắc phục. Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Trong quá trình khảo sát, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 01 cô giáo trường tiểu học Kim Đồng vấn đề chuyên môn ATGT, cô giáo Hà Thị Thu Dung, hiện đang chủ nhiệm lớp 3A, Tổ trưởng chuyên môn khối 3 của trường: “Theo ý kiến khách quan của cô hiện nay môn học ATGT cho các em tiểu học còn thiếu sót những gì? Cần phải bổ sung những vấn đề nào? Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ATGT của trường có những hạn chế gì?”. Trả lời: Nhìn chung, việc giảng dạy trên lớp môn ATGT còn chưa thu hút, sáng kiến của các cô còn rời rạc, chưa đồng bộ. Theo tôi, cái cần nhất hiện nay để giáo dục tốt cho các em môn này là có một chủ đề lớn xuyên suốt năm học hay học kỳ. Về công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường, nên có thêm những hoạt động sinh hoạt ATGT với những nội dung gần gũi nhất, để các em thích thú học tập môn này”

Như vậy có thể thấy GV mong muốn thêm các giờ sinh hoạt ATGT ngoài lớp, và điều cần cho giảng dạy môn học ATGT là định hướng chủ đích, chủ thể hình thức giáo dục.

2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GD ATGT

Việc kiểm tra hàng tháng và theo học kì có kết qủa nhận xét khá cao, thậm chí kiểm tra theo học kì còn được tiến hành 100% ở các nhà trường. Tuy nhiên, việc kiểm tra đột xuất, dự giờ giảng dạy môn học ATGT hay môn học có lồng ghép ATGT chỉ đôi khi thực hiện, điều này có 77% các ý kiến đánh giá; còn 23% cho rằng việc kiểm tra đột xuất như vậy chưa thỏa đáng để góp phần đánh giá được thực chất của hoạt động GD ATGT. Vì thế cần nhiều hơn nữa những lần kiểm tra đột xuất hoạt động GD này, bởi chỉ có kiểm tra đột xuất mới đánh giá chính xác nhất việc tổ chức giảng dạy cũng như chỉ đạo của ban ATGT. Ban ATGT các trường cũng khá lơ là trong việc kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của GV, ý kiến 100% chỉ là đôi khi thực hiện.

Trong nội dung kiểm tra, quan trọng nhất là kiểm tra học sinh về vấn đề thực hiện ATGT khi tham gia giao thông ngoài trường học. Tuy nhiên có 68% ý kiến khảo sát đánh giá là chỉ đôi khi kiểm tra các em và 32% ý kiến cho rằng không tiến hành kiểm tra các em. Điều này dẫn đến việc không kiểm soát được kết quả giáo dục, tức là đồng nghĩa với không xác định được mục tiêu GD có đạt được hay không. Đây là vấn đề quan trọng cần có giải pháp tích cực hơn nữa bởi kết quả của kiểm tra sẽ làm cơ sở để người quản lý thực hiện điều chỉnh cần thiết. Trên thực tế, việc thực hiện các điều chỉnh cần thiết có đến 100% ý kiến cho rằng chỉ ở mức độ đôi khi, điều này cho thấy sự thiếu quan tâm, quan liêu ở ban chỉ đạo ATGT các nhà trường còn rất cao, cần phải xem xét chẩn chỉnh kịp thời. Việc khen thưởng mới dừng ở mức “đôi khi” với 98% ý kiến đánh giá, chỉ có 2% ý kiến cho rằng đã thực hiện tốt. Như vậy khó động viên được cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ GD ATGT.

Kiểm tra-đánh giá thực hiện GD ATGT là hoạt động rất quan trọng, có tác động phản hồi tích cực đến các hoạt động chung của nhà trường. Qua khảo sát cho thấy tình hình chung của các trường tiểu học là cần bổ sung các tiêu chí về tinh thần trách nhiệm vào quy định, tăng tính kiểm tra đột xuất, xét phần thưởng-phạt cần quan tâm nhiều hơn để độ chính xác cao, góp phần cho hoạt động GD ATGT được các giáo viên tiến hành tốt nhất.

2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Hoạt động quản lý giáo dục ATGT trong trường tiểu học ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các khía cạnh xã hội, bao gồm cả những yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GD ATGT

Qua kết quả khảo sát 8 yếu tố từ khách quan đến chủ quan có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động QLGD ATGT trên địa bàn huyện Thanh sơn. 44% cho rằng sự quản lý của Ban chỉ đạo-Ban giám hiệu nhà trường ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động QLGD ATGT, 56% còn lại cho rằng ít ảnh hưởng. Điều này phản ánh cân bằng giữa mức độ ảnh hưởng nhiều – ít, cho thấy hiệu quả của quản lý chỉ đạo của ban chỉ đạo các trường tiểu học là rất ít, chưa gây được sự hưng phấn, nhiệt tình, năng động ở các giáo viên ATGT. Có 77% ý kiến đánh giá Hoạt động giảng dạy ATGT của giáo viên là ít ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục ATGT, chứng tỏ chất lượng giáo dục của giáo viên đối với môn này là tương đối tốt. 63% ý kiến cho rằng Sự tham gia tích cực học tập của HS ít ảnh hưởng đến hoạt động QLGD ATGT,điều này thể hiện rõ sự thụ động của học sinh tiểu học đối với môn này khá cao. Có 48% cho rằng Sự phối hợp của CMHS-PHHS ảnh hưởng rất lớn đến công tác GD ATGT cho các em, đây là điều bất khả thi hiện nay, cần có nhiều hoạt động thắt chặt sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường trong việc quản lý giáo dục ATGT cho các học sinh. Trong khi đó có 73% ý kiến cho rằng Điều kiện CSVC hỗ trợ giảng dạy của nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả GD ATGT, ngược lại cũng có 10% ý kiến đánh giá rằng CSVC hoàn toàn không ảnh hưởng đến công tác này. Điều này cho thấy sự hỗ trợ CSVC giảng dạy đến các giáo viên còn chưa tốt và chất lượng CSVC hoàn toàn chưa thống nhất ở các lớp học.

16% ý kiến cho rằng Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả GD ATGT. Đây là vấn đề nhức nhối vì cho đến hiện nay, tỉ lệ dân số cao, nhu cầu đi lại nhiều, cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã thị trấn tại huyện Thanh Sơn đang được cải tạo, sử chữa và nâng cấp và hiện đại hóa nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ như cầu đi lại của nhân dân. Các yếu tố khách quan về cơ sở hạ tầng giao thông của Thanh Sơn có thể nhận thấy một số vấn đề như: Phương tiện giao thông tăng, nhiều xe ô tô có tải trọng lớn; kết cấu hạ tầng giao thông xuống cấp, nhiều tuyến đường hẹp, không có lề đường, rãnh sâu, có nhiều đoạn cong cua gấp làm hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông. Trong năm 2019, trên địa bàn huyện Thanh Sơn do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 và nhiều đợt mưa kéo dài đã làm hư hỏng nhiều tuyến đường, sạt lở nhiều cầu, cống, tràn đã gây mất an toàn và ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông, đi lại của người dân địa phương. Các yếu tố này dẫn đến kết quả là quy hoạch cầu đường giao thông nông thôn chưa chuẩn gây môi trường giao thông rất kém. 21% ý kiến đánh giá GD ATGT cộng đồng ngoài nhà trường hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động QLGD ATGT trong nhà trường, vẫn có 7% cho rằng ảnh hưởng rất lớn. Thực tế phản ánh rằng các sinh hoạt cộng đồng ATGT cũng có tầm ảnh hưởng nhất định đến các môn học ATGT trong nhà trường tiểu học. 76% đánh giá Điều kiện sống và môi trường xung quanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục môn học này, tuy nhiên vẫn có 1% ý kiến là rất ảnh hưởng. Điều này cần được cân nhắc lại trước mỗi đầu năm học trong việc lập kế hoạch GD ATGT.

2.7. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục ATGT ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

2.7.1. Điểm mạnh

Có triển khai các kế hoạch và thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ ngành, có thực hiện triệt để các văn bản chỉ đạo của quận về các hoạt động GD ATGT.

Có sự phối hợp giữa ban ATGT nhà trường với lực lượng ATGT ngoài nhà trường.

Có hệ thống tổ chức hoạt động và sự liên kết giữa lập kế hoạch và thực hiện. Có sự quản lý giữa các thành viên ban ATGT đến quá trình giảng dạy của các GV.

Có sự linh hoạt kế hoạch GD ATGT xen kẽ giữa các môn học khác.

2.7.2. Những hạn chế

Công tác GD ATGT dù đã được thực hiện và dần đi vào nề nếp ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn song hiệu quả giáo dục vẫn chưa đạt được mục tiêu là hình thành ý thức và kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Điều này thể hiện ở việc nhiều em học sinh vẫn chưa tham gia giao thông đúng Luật mặc dù đã biết Luật và hiểu được Luật. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc đạt mục tiêu GD ATGT. Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho các lực lượng giáo dục cũng đã được quan tâm triển khai ở các nhà trường song hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền còn sơ sài, chủ yếu làm theo các đợt trong năm mà không có nhiều những sáng kiến, sáng tạo, chưa nhất quán triệt để tinh thần ATGT cho học sinh đến các CMHS-PHHS; thiếu nội dung tuyên truyền-giáo dục ATGT cho CMHS-PHHS trong những buổi sinh hoạt với CMHS-PHHS. Điều này dẫn đến việc các lực lượng GD chưa toàn tâm toàn ý với công việc mà chỉ thực hiện mang tính hình thức để hoàn thành kế hoạch của các cấp.

Công tác lập kế hoạch còn chung chung, chưa xác định được phương thức hoạt động, các nguồn lực dự kiến, chưa trù bị chuẩn thời gian thực hiện các hoạt động GD ATGT trong và ngoài nhà trường, chưa dự trù đa dạng các hình thức tổ chức và các biện pháp thực  hiện hoạt động ATGT. Trong thực hiện, trưởng ban ATGT còn thiếu sự chỉ đạo cụ thể quá trình thực hiện công tác và hoạt động ATGT đến các thành viên trong ban. Chính vì vậy, việc huy động và phát huy hết khả năng của bộ máy quản lý trong GD ATGT còn thấp.

Việc triển khai các hình thức, phương pháp GD ATGT trong các nhà trường được thực hiện tương đối đa dạng, song thực tế tính chuyên môn và tính sư phạm chưa cao. Các nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới việc tổ chức các buổi tập huấn bổ sung kiến thức ATGT cho các đối tượng cán bộ-giáo viên, chưa có nhiều các buổi sinh hoạt trao đổi kỹ năng giảng dạy ATGT và sử dụng đồ dùng dạy học đa dạng, chưa linh hoạt đổi mới nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt, giáo dục ATGT.

Vì vậy, các hoạt động được triển khai còn sơ sài, thiếu sinh động, chưa thực sự thu hút được HS tích cực tham gia.

Công tác kiểm tra, đánh giá cũng được thực hiện theo kế hoạch, song chưa giám sát chặt chẽ công tác giảng dạy môn học ATGT, việc kiểm tra đột xuất chưa thực hiện nhiều, chưa triệt để kiểm tra việc thực hiện ATGT của cán bộ-giáo viên và học sinh của nhà trường khi tham giao thông. Chính vì vậy, Hiệu trưởng khó có căn cứ để điều chỉnh kế hoạch GD cho phù hợp. Song song với đó, việc biểu dương, khen thưởng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy không kích thích được sự nỗ lực, sự sáng tạo trong công việc của các lực lượng tham gia GD ATGT. Sự chủ động phối kết hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường tuy có triển khai song còn thiết sự linh hoạt, chưa phát huy được vai trò và thế mạnh của các lực lượng này. Bên cạnh đó, các điều kiện về CSVC cho hoạt động giảng dạy và sinh hoạt ATGT trong và ngoài nhà trường còn nhiều hạn chế.

2.7.3. Nguyên nhân của hạn chế Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

Thức chủ động tham gia học tập, tìm hiểu, thực thi kiến thức về ATGT của học sinh còn thấp, các em vẫn chưa coi trọng việc học tập và chấp hành Luật giao thông. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GD ATGT nên chưa chú trọng đến việc GD ATGT cho con em mình, thậm chí còn làm gương xấu cho con khi tham gia giao thông. Thực trạng vi phạm ATGT vẫn diễn ra thường xuyên trước mắt các em là ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và thái độ của HS. Những nguyên nhân đó làm cho việc GD ý thức cho các em HS trở nên khó khăn đối với các nhà trường.

Việc lập kế hoạch GD ATGT năm học hiện nay hầu như mới dựa trên việc rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm của năm học vừa qua và mục tiêu giáo dục năm tiếp theo của Bộ ngành đề ra mà chưa có sự quan tâm thích đáng. Bên cạnh đó, ngoài môn ATGT còn có nhiều môn học khác, điều kiện trù bị thời gian cho hoạt động và giảng dạy các nội dung giáo dục trong nhà trường khó chính xác.

Cán bộ quản lý các cấp cũng như GV trực tiếp thực hiện công tác GD ATGT đều là kiêm nhiệm, chưa thực sự chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức các hoạt động GD ATGT. Việc tổ chức tuyên truyền hay tập huấn chuyên môn về GD ATGT cũng chưa được tiến hành thường xuyên.

Điều kiện CSVC các trường học hoàn toàn bị động vì nhiều yếu tố mà chính nhất là các nhà trường có diện tích sân bãi hẹp, không có nơi để giảng dạy thực hành giao thông. Kinh phí hỗ trợ cho các sáng kiến giảng dạy ATGT còn hạn hẹp.

Các buổi tập huấn định kỳ của Ban ATGT huyện Thanh Sơn về thời lượng không đủ, nội dung tập huấn chưa triệt để các vấn đề thiết yếu. Các trường muốn đề xuất ý kiến xin thêm tập huấn phải chờ lãnh đạo xét duyệt và kinh phí hỗ trợ. Vì cán bộ ATGT ngoài trường còn đảm nhiệm công tác giữ trật tự ATGT đô thị, chức vụ kiêm nhiệm nên cũng không có thời gian toàn tâm hỗ trợ các trường học. Bất cập này cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến QLGD ATGT.

Việc kiểm tra-giám sát-đánh giá chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá, vì thế mức độ giám sát hoạt động GD ATGT đến các giáo viên vẫn còn lỏng lẻo. Các nhà trường chỉ kiểm tra được các hoạt động GD ATGT diễn ra trong khuôn viên trường. Học sinh đa phần lại do PHHS đưa đón hai chiều từ nhà đến trường và ngược lại, việc phối hợp quản lý giáo dục ATGT giữa nhà trường và học sinh càng khó thiết lập chặt chẽ.

Do sự bất cập thời gian của toàn thể PHHS, sinh hoạt định kỳ chỉ mỗi năm 3 lần nhưng vẫn có thiếu vắng của khoảng 10-20% số lượng PHHS mỗi lần vì nhiều lý do khác nhau. Thời gian một cuộc họp không dài, kèm theo các hình thức tuyên truyền-giáo dục ATGT đến PHHS là điều rất không khả thi.

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông các trường tiểu học huyện Thanh Sơn có thể thấy công tác GD ATGT đã được tiến hành trong những năm qua với những hình thức và phương pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Bước đầu công tác quản lý và giáo dục ATGT cũng đã đạt được những kết quả nhất định song thực tế một vài vấn đề chưa được quán triệt triệt để, một số vấn đề chưa được thực thi đến nơi, một số vấn đề vẫn còn đang là điều bất cập,.. dẫn đến hiệu quả công tác GD ATGT trong các nhà trường tiểu học chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các trường tiểu học, tác giả đã đưa ra các đánh giá ưu – khuyết điểm cùng các phân tích nguyên nhân khách quan chủ quan, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GD ATGT trong các nhà trường. Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>> Luận văn: Biện pháp nâng cao ATGT cho học sinh tại tiểu học

One thought on “Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại tiểu học

  1. Pingback: Luận văn: Tổng quan giáo dục giao thông huyện Thanh Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464