Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ thì với đề tài Luận văn: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Dak Lak theo hướng bền vững dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Dak Lak

Dak Lak nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý khoảng từ 11O30’B đến 13O25’B và 107O30’Đ đến 109O30’Đ.

Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Dak Nông, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía Tây giáp vương quốc Campuchia.

Dak Lak có diện tích 13.125,37km2, dân số 1.714.855 người (2023), với 44 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%.

Luận văn phân tích các yếu tố được xem là thế mạnh, là lợi thế so sánh, tạo điều kiện cho du lịch Dak Lak phát triển theo hướng bền vững.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.1.1. Địa hình

Dak Lak nằm ở đoạn cuối của dãy Trường Sơn trên một vùng cao nguyên có độ cao trung bình 500m so với mặt biển. Địa hình còn trẻ, được hình thành từ kỉ Miôxen hoặc muộn hơn một ít, tức cách đây trên dưới 500 triệu năm. Hình dáng như một cái chảo khổng lồ úp sấp, cao ở giữa và thoải về các phía. Phía Đông là núi cao Chư Diju (1.929m), Chư Hmu (2.050m), Chư Yang Sin (2.442m), thoải dần về phía Tây. Phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ. Các dòng sông đều chảy ra biển, bắt nguồn từ Tây sang Đông, nhưng dòng Sêrêpôk không theo quy luật đó mà chảy theo địa hình Tây Nguyên. Dòng chảy ấy qua những gềnh đá, uốn mình quanh núi đồi rồi đổ xuống vực sâu tạo thành những ngọn thác ở cao nguyên.

Dak Lak có nhiều thác nước đẹp hùng vĩ, còn giữ được vẻ hoang sơ, có khả năng khai thác phục vụ du lịch rất lớn. Đây là những tài nguyên du lịch rất có giá trị và cũng là cơ sở để du lịch tỉnh Dak Lak phát triển theo hướng bền vững.

Thác Krông Kmar nằm ở trung tâm thị trấn huyện Krông Bông, cách TP.BMT 60km đi theo tỉnh lộ 12 hoặc đi theo quốc lộ 27. Từ đỉnh Chư Yang Sin cao hơn hai ngàn mét, dòng nước đổ xuống thành những bậc thác nối tiếp nhau, âm thanh rền vang khắp khu rừng nguyên sinh, bọt tung trắng xóa. Cạnh những cột nước có rất nhiều tảng đá to, có mặt phẳng cho du khách ngồi chiêm ngưỡng thác hoặc tổ chức liên hoan nhẹ. Ngược lên phía thượng nguồn, nơi xuất phát của dòng sông Krông Kmar, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một hồ nước sâu trong vắt ngay trên núi, bao bọc chung quanh là rừng thông xanh biếc, vi vu trong tiếng chim rừng. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Những năm gần đây, Krông Kmar đã được nhiều người biết đến, không chỉ bởi phong cảnh tuyệt vời với những thác nước ầm reo giữa non ngàn, không khí trong lành mát dịu của thiên nhiên mà còn vì những hoạt động văn hóa diễn ra ngay tại thác như uống rượu cần, cưỡi voi chinh phục Chư Yang Sin hay đầm mình trong làn nước mát của Krông Kmar.

Thác Thủy Tiên nằm về hướng Đông Bắc, cách huyện Krông Năng 7 km lại có vô vàn những tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành ba tầng, chiều cao khoảng 30 m. Tầng thấp nhất có những bậc lên xuống dễ dàng, lòng thác nhỏ, nước chảy êm đềm giữa vòm cây xanh mát. Hai bên lòng thác rễ cây buông rũ trông rất nên thơ. Tầng thứ hai trải rộng hơn với nhiều bậc đá, nước tuôn trắng xóa nhưng cũng có những chỗ không sâu, du khách có thể tắm an toàn. Ở tầng thứ ba, nước đổ từ trên xuống tạo thành hồ khá sâu, sau đó lại hòa vào dòng nước uốn lượn hiền hòa giữa đại ngàn.

Hiện nay, tham quan thác Thủy Tiên được kết hợp với tìm hiểu văn hóa các dân tộc bản địa như nghe kể sử thi, tham dự lễ kết nghĩa anh em ở nhà dài của người Ê Đê, thưởng thức các món ăn độc đáo của người Nùng, Dao, Mông. Điểm du lịch thác Thủy Tiên vừa mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, lại vừa chứa đựng những giá trị văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Sự hòa quyện này mang lại nét hấp dẫn riêng cho du lịch sinh thái – văn hóa nơi đây.

Thác Bảy Nhánh thuộc huyện Buôn Đôn nằm trong khu du lịch Buôn Đôn. Từ TP. BMT, du khách có thể đi ô tô hoặc xe máy hoặc xe buýt khoảng 42km là đến thác. Đường đi đã được đổ nhựa đẹp, hai bên đường là những rẫy cà phê, nếu vào mùa sẽ bạt ngàn hoa trắng và ngào ngạt hương thơm. Từ trên xe, du khách có thể thấy những nếp nhà sàn và cả những tượng nhà mồ của người dân tộc bản xứ.

Thác Bảy Nhánh không lớn như Krông Kmar hay hùng vĩ, mạnh mẽ như Thủy Tiên mà mang vẻ đẹp nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn, thác cao khoảng 15 m. Quanh thác có rất nhiều những rặng si già, cành lá xum xuê, rễ đan vào nhau chằng chịt. Chiếc cầu treo dài hơn 200m sẽ đưa khách du lịch tròng trành qua các rễ si hay ngồi nghỉ trên những sàn gỗ mà uống rượu cần, ăn cơm lam, gà nướng lá bưởi và nghe kể về truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi. Không gian mát rượi. Nước trong vắt róc rách dưới chân. Chim chóc líu lo nhảy nhót trên cành. Đi đến một lần đều hẹn ngày trở lại.

Dak Lak còn rất nhiều thác đẹp, đường đi thuận tiện như thác Trinh Nữ, thác Dray Nao, thác Ea Mnang, thác Ea M’Đró. Mỗi thác mang một dáng vẻ riêng và đều gắn bó với các truyền thuyết của người dân địa phương. Những ai yêu thích thác có thể tìm đến hành trình thăm các dòng thác ở Dak Lak, kết hợp với một số thác rất đẹp và hùng vĩ ở Dak Nông như DraySap, Dray Nu, Điện Thanh, du khách sẽ hài lòng. Sắp tới, trong sản phẩm du lịch của Dak Lak có thêm loại hình vượt thác mạo hiểm, chắc chắn sẽ thu hút đông du khách tham gia. Các tài nguyên và loại hình du lịch này hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí phát triển du lịch theo hướng bền vững. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Không chỉ có các ngọn thác, Dak Lak còn là xứ sở của hồ với hơn 500 hồ, trong đó 20 hồ chứa trên một triệu m3 nước. Các hồ không chỉ cung cấp nước cho đồng bào sinh hoạt, sản xuất mà còn là điểm du lịch bởi cảnh quan hữu tình, nên thơ của chúng.

Hồ Lak thuộc huyện Lak cách TP. BMT khoảng 56 km về phía Nam, theo quốc lộ 27 đi Đà Lạt. Du khách có thể đi xe gắn máy, ô tô hoặc xe buýt đến Lak. Đường dẫn vào điểm tham quan đã được tráng nhựa rất đẹp, có biển chỉ dẫn rõ ràng, ngoài ra có cả hệ thống nhà hàng phục vụ du khách nghỉ ngơi, ăn uống. Hồ rộng trên 500ha, là hồ tự nhiên rộng nhất Việt Nam, dài và uốn khúc mềm mại như dải lụa bao quanh thị trấn Lạc Thiện của huyện

Lak. Mặt hồ xanh thẳm, in bóng rừng thông trên các quả đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Năm xưa, cựu hoàng đế Bảo Đại đã chọn nơi đây để săn bắn, nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Ngôi nhà nghỉ mát của vua Bảo Đại trên đỉnh đồi vẫn còn được bảo tồn. Hồ Lak liên thông với sông Krông Ana. Vào mùa mưa, nước hồ dâng ngập cả một vùng rộng lớn, sen nở kín cả một góc hồ, khiến cảnh hồ trở nên thơ mộng. Mùa khô, hồ cung cấp nước tưới cho nương rẫy, đồng thời điều hòa khí hậu. Quanh hồ lúc nào cũng mát mẻ, dễ chịu. Hồ vừa cung cấp nước, cá, sen, vừa là thắng cảnh. Những bức ảnh về hoàng hôn trên hồ Lak với thuyền độc mộc đã mang vẻ đẹp của hồ Lak đi rất xa, ra khỏi Việt Nam, đến với bạn bè quốc tế.

Bên hồ Lak là buôn Jun của người M’nông với những dãy nhà dài, đàn voi nhà và các tập tục của người bản xứ được bảo tồn qua bao đời. Du khách đến tham quan hồ Lak và buôn Jun có thể nghỉ qua đêm, thưởng thức văn nghệ cồng chiêng và ăn món cá bống bắt từ hồ Lak mà ai đã ăn một lần thì không thể quên.

Công ty cổ phần du lịch Dak Lak đã xây dựng ở đây Lak Resort với 16 bungalow gồm 32 phòng đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn ba sao. Lak Resort nằm trên đỉnh đồi, các phòng ngủ đều hướng ra hồ Lak, núi Chư Yang Sin, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.

Nơi đây cũng được trang bị hồ hơi, mini bar, dịch vụ Internet ADSL. Ngoài ra, còn có các dịch vụ du lịch như câu cá trên hồ Lak, đi thuyền độc mộc quanh hồ ngắm cảnh thiên nhiên, dạo chơi trong rừng. Hồ Lak là một điểm đến hấp dẫn của du lịch Dak Lak.

Cũng theo hướng Nam, cách TP. BMT 12km là hồ Ea Kao. Đây là khu du lịch có quy mô lớn, rộng 120ha, chưa kể diện tích mặt hồ nước. Được đầu tư xây dựng trên khu vực có địa hình đa dạng như triền đồi, dốc, khe, khu du lịch này vừa mang tính hiện đại vừa thể hiện bản sắc dân tộc. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ rất hài lòng vì khí hậu mát mẻ., Nhiệt độ trung bình năm là 20,70C, lượng mưa trung bình năm 2.000mm, thích hợp cho hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng. Bao bọc hồ Ea Kao là một không gian xanh ngát. Không chỉ có cây rừng, chim rừng, vườn hoa trong khuôn viên du lịch cũng làm cho cảnh vật thêm hương sắc.

Khu du lịch hồ Ea Kao được chia làm nhiều khu nhỏ hơn so với các hoạt động du lịch khác nhau như khu vui chơi giải trí, khu nhà nghỉ, khu vườn thực vật, khu thiếu nhi, khu cắm trại, khu bảo tồn thiên nhiên, vừa có giá trị du lịch, vừa mang lại hiệu quả cao về mặt thẩm mĩ, sức khỏe, giáo dục và kinh tế.

Cảnh quan thiên nhiên đẹp, rất nhiều cây xanh, hồ nước rộng và sạch đã góp phần giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái của vùng, đồng thời bảo tồn và nâng cao giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Ngoài hồ Lak, hồ Ea Kao, Dak Lak còn có rất nhiều hồ đẹp, có thể khai thác du lịch như hồ Ea Súp, hồ Ea Nhaie, hồ Buôn Triết.

Tạo hoá đã ban tặng cho Dak Lak những cảnh đẹp về mặt địa hình rất có giá trị du lịch như thác, hồ, các bãi đá hình thù kì dị, thung lũng, núi đồi. Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, chắc chắn không thể bỏ sót những tài nguyên này, chúng làm cho Dak Lak thêm phần hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Khu vực phân bố của đa số các hồ và thác là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc. Việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên địa hình có cân nhắc đến nền văn hoá và kế sinh nhai của các cộng đồng dân tộc sống quanh thác, hồ sẽ đảm bảo cho du lịch Dak Lak phát triển theo hướng bền vững.

2.1.1.2. Khí hậu

Nằm trên cao nguyên có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, Dak Lak vừa mang khí hậu mát dịu ở vùng cao, vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 240C, lượng ánh sáng dồi dào với cường độ tương đối ổn định, số giờ nắng trong năm 2023 là 2.299,8 giờ, lượng mưa trung bình 1.913,3 mm và độ ẩm trung bình 81%.

Khí hậu nơi đây chia thành hai mùa riêng biệt. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, vào mùa mưa, thời tiết đặc biệt mát mẻ. Hoà với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, mùa mưa tạo cảm giác rất dễ chịu cho du khách. Vì vậy, trong những tháng hè, lượng du khách đến Dak Lak khá đông. Dak Lak mát mẻ hơn nhiều so với các tỉnh miền Đông Nam Bộ mà lại không lạnh như Đà Lạt, nên cũng thích hợp với những người có nhu cầu nghỉ dưỡng. Dak Lak lại không có bão nên tạo tâm lí an tâm cho khách du lịch. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh từ cấp 4 đến cấp 6, lượng nước bốc hơi lớn nên thời tiết khô. Cuối mùa mưa, khoảng tháng 10 đến đầu mùa khô, trời khô lạnh, nhiệt độ trung bình 210C. Bà con giáo dân đón Giáng sinh trong áo ấm, mũ len, bao tay, cảnh sắc Dak Lak thật đẹp. Mùa khô trên cao nguyên này không khắc nghiệt mà cũng không kéo dài cho nên lớp phủ thực vật có nơi vẫn là rừng rậm thứ sinh. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 khoảng 26,70 C (năm 2023).

Các dòng sông gần như có nước quanh năm. Tỉnh có ba hệ thống sông chính là Sêrêpôk, hệ thống sông Ba và hệ thống sông Đồng Nai cùng với hơn 500 trăm hồ và 833 con suối có độ dài trên 10km. Nguồn nước ngầm khá phong phú, tập trung chủ yếu trong các thành tạo bazan và trầm tích Neôgen đệ tứ, tồn tại dưới hai dạng chủ yếu là nước lỗ hổng và nước khe nứt.

Khí hậu được đánh giá là một trong những nhân tố giúp cho du lịch Dak Lak có thể phát triển bền vững. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với nghỉ dưỡng, nguồn nước dồi dào sẽ góp phần thu hút và phục vụ du khách trong thời gian tham quan, nghỉ dưỡng.

2.1.1.3. Động thực vật Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Dak Lak ở vị trí giao lưu hội tụ của các luồng di cư động thực vật Hoa Nam (Trung  Quốc) từ phía Bắc xuống, Ấn – Miến từ phía Tây sang và Malai – Inđô từ phía Nam lên cho nên có sự đa dạng sinh học lớn.

Thảm thực vật và động vật tự nhiên của Dak Lak rất phong phú, độc đáo và có nhiều loài quí hiếm. Theo báo cáo của Sở khoa học, công nghệ và tài nguyên Dak Lak, toàn tỉnh đã phát hiện và thống kê được trên 3.000 loài thực vật bậc cao thuộc gần 120 chi của hơn 150 họ và 61 bộ khác nhau. Trong đó có tới hơn 1.000 cây cảnh quí hiếm và gần 1.000 loài dược liệu. Đấy là chưa kể đến các loài rêu và thực vật bậc thấp.

Về động vật cũng phát hiện được 93 loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ, 197 loài chim, gần 50 loài bò sát, trên 50 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loại côn trùng.

Trong số 56 loài động vật có xương sống trên cạn được xem là hiếm ở Đông Dương thì Dak Lak có đến 32 loài, trong đó có tới 17 loài được IUCN xếp vào danh sách các loài quí hiếm cần được bảo vệ như voi, gấu, bò rừng, voọc vá. Sự đa dạng sinh học trên được duy trì và phát triển một phần nhờ diện tích rừng khá lớn ở Dak Lak.

Toàn tỉnh có 608.886,2 ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp với Campuchia. Rừng vừa có tác dụng phòng hộ lại có nhiều cây đặc sản mang giá trị kinh tế và giá trị khoa học rất cao. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Hiện nay, Dak Lak đã có hai vườn quốc gia và hai khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng không chỉ với Tây Nguyên, Việt Nam mà cả thế giới. Tại những khu vực này, các ban quản lí đã tổ chức bảo vệ rừng, cắm mốc phân định ranh giới bảo vệ, khoanh vùng rừng đệm đồng thời hướng dẫn người dân về công tác phòng chống cháy rừng. Các tổ chức WWF, IUCN, WB và BirdLife cũng phối hợp tài trợ, nghiên cứu và bảo tồn với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên nói trên. Có thể nói tài nguyên thực – động vật Dak Lak là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho du lịch Dak Lak phát triển theo hướng bền vững nếu được khai thác hợp lý.

Vườn quốc gia York Đôn nằm trong khu du lịch Buôn Đôn, cách TP. BMT 42km về phía Tây Bắc. Thành lập từ năm 2010, vườn quốc gia York Đôn được xếp vào loại A trong các khu bảo vệ có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và là một trong 11 khu bảo vệ được đề xuất ưu tiên bảo tồn và cần được mở rộng.

Được đánh giá là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, York Đôn có diện tích gần 116.000 ha dọc theo sông Sêrêpôk. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên kì vĩ, một khu rừng nguyên sinh nhiều tầng, nhiều lớp phong phú. 62 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư và 464 loài thực vật sinh sống nơi đây. Trong số 56 loài động vật hiếm thống kê được ở Đông Dương thì 38 loài có ở York Đôn. Tại York Đôn đang có 20 loài cây nằm trong sách Đỏ Việt Nam và nhiều loài thú trong Sách đỏ thế giới như voi (elephans maximus), bò tót (bos gaurus), sói đỏ (coun alpinus), khỉ đuôi lợn (macaca nemestrina). Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra bốn loài thú mới, 51 loài chim, sáu loài bò sát, ba loài lưỡng cư mới và một số côn trùng mối chỉ có trong rừng khộp York Đôn. Với đặc điểm về đa dạng sinh học như trên, York Đôn hàng năm chào đón rất nhiều du khách là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên và những người yêu thiên nhiên đến nghiên cứu.

York Đôn hiện còn nhiều cây cổ thụ quý giá, nhiều giống lan rừng độc đáo và các loài thảo dược mà không thể tìm thấy ở nơi khác. Đặc biệt là những cánh rừng khộp trùng trùng điệp điệp và là quê hương của nghề săn bắt voi rừng, huyền thoại về “Vua Voi” đã từng chỉ huy các tay thợ săn bắt gần 300 con voi đem về thuần dưỡng.

Giữa vườn quốc gia York Đôn nổi lên một hòn núi to có diện tích hơn 18.000 ha gọi là núi Đảo, quanh năm cây cối xanh um. Bên các lối mòn quanh co xuyên qua các dải rừng bát ngát là những cụm dã quỳ vàng óng ả, tạo nên bức tranh màu sắc rất kỳ thú. Khách du lịch đến đây có thể cưỡi voi đi dạo dưới chân núi hoặc cùng voi vượt sông Sêrêpôk để thưởng thức cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Có lẽ hấp dẫn nhất là đi cầu treo làm toàn bằng thân tre, treo vắt vẻo qua suối, luồn trong rừng nguyên sinh. Chim hót véo von, suối róc rách dưới chân và xa xa là tiếng thác đổ ầm ầm như tiếng vọng từ ngàn xưa. Không chỉ có cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ, đa dạng văn hóa của dân tộc nơi đây cũng có sức hút rất lớn đối với loại hình du lịch sinh thái – văn hóa, bởi York Đôn nằm lọt giữa ba xã Krôngna, Eahuar và Eavel, khu vực sinh sống của các dân tộc Ê Đê, Giarai và M’nông.

Từ lâu, mộ vua săn voi Khunjunốp, nhà sàn cổ kiến trúc Lào, làng nghề truyền thống như điêu khắc, tạc tượng, dệt thổ cẩm và chế tác các loại thổ cẩm, các loại thảo dược đã được du khách tìm đến trong các chuyến tham quan, khảo sát.

Hiện nay, tỉnh Dak Lak đang tiến hành dự án đưa Buôn Đôn thành địa điểm du lịch sinh thái – văn hóa với tổng số vốn đầu tư lên đến 3,38 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh cũng dự định triển khai một dự án du lịch lớn trên diện tích 1.600 ha nằm kề hồ Dak Min và vườn quốc gia York Đôn. Khu du lịch này sẽ bao gồm một công viên động vật hoang dã và các địa chỉ du lịch sinh thái thác. Như vậy, tiềm năng rất lớn cộng với sự đầu tư của tỉnh, York Đôn chắc chắn sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Tây Nguyên trong thời gian tới.

Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa phận hai huyện Krông Bông và Lak, cách TP.BMT 60 km về phía Đông Nam và được thành lập vào năm 2020 với tổng diện tích 58.947 ha, chia thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 19.401 ha, khu phục hồi sinh thái 39.526 ha và dịch vụ hành chính rộng 20 ha.

Vườn quốc gia Chư Yang Sin được đánh giá là vùng sinh thái có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học với 948 loài thực vật bậc cao, trong đó có 55 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam, 26 loài có tên trong sách Đỏ thế giới. Hệ động vật cũng phong phú với 317 loài. Trong tháng 3 năm 2024, nhóm chuyên gia của chương trình BirdLife phối hợp với vườn quốc gia Chư Yang Sin đã khảo sát đa dạng sinh học tại vườn và phát hiện nhiều loài sinh vật có giá trị bảo tồn. Theo BirdLife, thảm thực vật nguyên sinh từ độ cao 800m tới đỉnh Chư Yang Sin hầu như chưa bị tác động. Tại đây đã ghi nhận nhiều loài cây hạt trần đặc hữu, quý hiếm của Việt nam như thông hai lá dẹt (pinus krempfii), pơ mu (fokienia hodginsii). Ngoài ra, kết quả cuộc khảo sát cũng đã ghi nhận 8 đàn vượn má hung (nomascus gabriellac), một đàn voọc vá chân đen (pygathrix nemacus nigripes), khỉ mặt đỏ (macaca artoides) và xác nhận sự tồn tại của 3 – 4 con bò tót (bos gaurus).

Với sự đa dạng về sinh học của vườn quốc gia Chư Yang Sin, năm 2024, WB và chương trình BirdLife quốc tế tại Việt nam đã ký thỏa thuận tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) trị giá 937.000 USD nhằm hỗ trợ dự án quản lý tổng hợp nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia Chư Yang Sin. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Trong những năm qua, nhà nước cũng đã đầu tư xây dựng nhiều dự án để vườn quốc gia Chư Yang Sin đạt các mục tiêu như bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen động – thực vật quý hiếm, tạo cơ sở cho nghiên cứu khoa học về động – thực vật, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn của rừng. Các dự án tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là đưa đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa vào trồng rừng theo hình thức nông lâm kết hợp đang phát huy hiệu quả. Mặt khác, trong vài năm trở lại đây, vườn quốc gia Chư Yang Sin cũng đã khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước.

Có thể nói, được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức quốc tế, hoạt động du lịch ở khu vực vườn quốc gia đang dần đi đúng hướng bền vững. Người dân bản địa, chủ yếu là dân tộc Ê Đê và M’nông đã được tuyên truyền về phòng chống phá rừng, bảo vệ động thực vật hoang dã, được hướng dẫn chuyển đổi phương thức sản xuất, áp dụng mô hình nông lâm kết hợp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế – môi trường khá tích cực. Nếu tiếp tục được đầu tư, hướng dẫn đúng đắn, mô hình du lịch bền vững có thể phát triển tại đây. Và khi đó, lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Chư Yang Sin là rất lớn.

Cùng trên địa bàn huyện Lak, nằm gọn trong xã Nam Ka là khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka. Được thành lập từ năm 1986, nhưng Nam Ka lại ít được du khách và các công ty du lịch biết đến. Có lẽ vì vậy mà khu bảo tồn này còn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ, huyền bí mà du khách ưa khám phá không thể bỏ qua trong những tour du lịch sinh thái – dã ngoại.

Khu bảo tồn nằm ở phía Tây của dãy Chư Yang Sin, có hệ động – thực vật, đất đai và cảnh quan vô cùng phong phú của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới từ núi cao, gò đồi, thung lũng đến đầm lầy. Đây là vùng rừng hợp lưu giữa hai sông Krông Knô và Krông Ana để tạo nên Sêrêpôk, con sông dài và đặc trưng nhất Dak Lak.

Nhờ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ, thảm thực vật nơi đây rất phong phú. Đến nay đã thống kê được 587 loài thực vật bậc cao, trong đó có đến 382 loài có thể dùng làm dược liệu và nhiều loài có giá trị kinh tế cao như sa nhân, ngũ gia bì, thiên nhiên ruội. Bên cạnh đó, một nét độc đáo của Nam Ka là nó có tới 78 loài cây có thể dùng làm cảnh, trang trí nội thất rất đẹp là thu hải đường, phong lan, ráy; nhiều du khách đến đây chỉ vì sự cuốn hút của cây cảnh mà tạo hóa ban cho Nam Ka. Trong rừng còn có rất nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao như trầm, cẩm lai, giáng hương. Hệ động vật nơi đây hội tụ 140 loài chim, nhất là các loài chim nước, 56 loài thú, 50 loài lưỡng cư bò sát. Nhiều động vật quý hiếm của sách Đỏ như cầy giông, gà lôi, gấu ngựa cũng chọn Nam Ka làm nơi cư trú.

Nhờ sự đa dạng về giống loài, cộng thêm nét hoang sơ của núi rừng cũng như nét đẹp trong lối sinh hoạt của người dân tộc bản địa, Nam Ka đang thu hút nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Công ty lữ hành Cao nguyên Việt nam đã tổ chức loại hình du lịch sinh thái – văn hóa, đi bộ xuyên rừng từ một đến ba ngày đêm tại Nam Ka. Ngoài những động thực vật của khu bảo tồn mà du khách trầm trồ qua mỗi bước chân còn có vị đậm đà của ché rượu cần, món thịt nướng thơm lừng bên bếp lửa, điệu chiêng âm vang của đại ngàn, con người, nếp sống của Nam Ka đang vẫy gọi, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ về du lịch nơi đây. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô giáp ranh với tỉnh Gia Lai, Phú Yên, cách huyện Ea Kar chừng 30 km theo đường chim bay, có dòng sông Krông Năng với nguồn nước dồi dào chảy quanh năm. Những dãy núi cao nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình khá đa dạng có các sinh vật cảnh, đồng cỏ, đầm lầy, hồ nước, sông, suối hết sức phong phú, tạo điều kiện rất tốt cho việc sinh sống của các hệ động thực vật.

Là một khu rừng còn nhiều tài nguyên phong phú, nhưng từ ngày giải phóng (1975) cho đến năm 2012 vẫn chưa có một dự án đầu tư và cũng không có một đơn vị nào trực tiếp quản lý. Do đó có nhiều người xâm nhập vào khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật. Đứng trước nguy cơ tài nguyên rừng đã bị phá nghiêm trọng, năm 2013 lực lượng tự vệ nông trường Ea Kar đã được thành lập để làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó họ còn mở hàng trăm km đường giao thông, đắp nhiều hồ nước phục vụ sinh hoạt. Nhờ sự quản lý bảo vệ rất nghiêm ngặt, nên khu rừng Ea Sô còn nguyên vẹn và được UBND Dak Lak ra quyết định thành lập khu bảo tồn từ ngày 21/4/2017. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích là 27.800 ha, chia thành 3 phân khu, phân khu dịch vụ hành chính sản xuất rộng 2.025 ha, phân khu phục hồi sinh thái 9.816 ha, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 15.959 ha. Đây cũng là nơi lưu giữ 709 loài thực vật và đã tìm thấy 44 loài thú, 158 loài chim, 23 loài bò sát.

Tháng 1/2024, một số cán bộ nghiên cứu thuộc Dự án bảo tồn bò hoang dã Việt Nam (BOS-SPP) đã tiến hành điều tra tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nhằm tìm hiểu thành phần loài, thực trạng và nguyên nhân đe doạ các quần thể bò hoang ở đây. Tiến sỹ Phạm Trọng Ánh (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) và Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Hà (Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên môi trường) đã bắt gặp 12 đàn bò hoang (8 đàn bò tót, 4 đàn bò rừng), trong đó có những đàn bò rừng gồm 5 cá thể ở khu vực trạm kiểm lâm T7. Khu vực trạm kiểm lâm T7 và T5 là hai khu vực mà nhóm nghiên cứu ghi nhận có nhiều bò hoang nhất. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ hai khu vực này tập trung nhiều bò hoang vì rất thích hợp cho bò kiếm ăn và nghỉ ngơi.

Có một đặc điểm rất thú vị của bò hoang Ea Sô là chúng hoạt động ở những khu vực gần với người, như trạm kiểm lâm, nơi canh tác của người dân và đường đi lại. Vì thế rất nhiều người đi đường và kiểm lâm tại các trạm đã bắt gặp và đã có trường hợp người đi xe máy qua đường liên tỉnh Dak Lak – Phú Yên húc phải bò. Điều này chứng tỏ Ea Sô vẫn là một khu bảo tồn bò hoang lớn nhất nước ta.

Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư 14 tỷ 241 triệu đồng, trang bị 9 chiếc xe máy, 18 ống nhòm, ba ca nô, một bộ đàm, chín máy phát điện, năm ti vi, hai điện thoại nhằm phục vụ công tác bảo vệ, phát triển khu bảo tồn và gần đây đã mở cửa đón nhiều khách tham quan. Nếu được tiếp tục đầu tư và các công ty du lịch có chiến lược khai thác sản phẩm du lịch, khu bảo tồn Ea Sô sẽ góp phần làm cho các điểm đến của du lịch Dak Lak thêm phong phú.

Có thể nói các nguyên tắc nhằm phát triển du lịch bền vững được thực hiện khá tốt tại các điểm du lịch là vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Dak Lak. Tỉnh có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn, động thực vật đa dạng, lại có nhiều loài quý hiếm, xét về lợi thế so sánh thì có giá trị hơn các tỉnh khác. Sự hoang sơ và tính đa dạng của núi rừng nơi đây chắc chắn là điều kiện tốt để du lịch Dak Lak phát triển nếu có chiến lược dài hạn trên quan điểm bền vững.

2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng, sự đa dạng của động thực vật thì cộng đồng các dân tộc ở Dak Lak cũng là tài nguyên du lịch vô cùng hấp dẫn, quí báu đối với người Việt Nam nói riêng và văn minh nhân loại nói chung. Có thể đánh giá đây là thế mạnh của du lịch Dak Lak. Để phát triển du lịch Dak Lak theo hướng bền vững, không thể không đánh giá cao tài nguyên nhân văn vì đây là nét rất đặc sắc  của du lịch tỉnh.

Trải qua quá trình chung sống, gắn bó lâu dài, các dân tộc đã làm nên một Dak Lak anh hùng với bản sắc rất riêng mà cho đến nay nhiều người vẫn muốn tìm đến để được sống trên mảnh đất cách mạng, sống trong tình cảm đồng bào, đồng chí và tham quan các di tích văn hoá, lịch sử cũng như lối sống, phong tục tập quán và các lễ hội ở nơi đây.

Điểm qua lịch sử Dak Lak, sau khi tiến hành xâm lược và bình định được vùng Tây Nguyên, thực dân Pháp bắt tay vào xây dựng bộ máy thống trị. Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương do Paul Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Dak Lak tự trị, đặt cơ sở hành chính tại Bản Đôn, do Bourgeois làm công sứ.

Ngày 12/4/1904, theo đề nghị của hội đồng tối cao Đông Dương, Toàn quyền Paul Beau ký quyết định thành lập tỉnh Dak Lak có cấp dưới là các buôn làng của đồng bào dân tộc, đồng thời chuyển tỉnh lỵ từ Bản Đôn về BMT, đặt dưới quyền giám sát của Bardin. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Năm 1913, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Kon Tum, tách ra từ tỉnh Phú Yên, Bình Định và Dak Lak, đồng thời tỉnh Dak Lak bị giải thể, hạ xuống làm một đại lý. Từ đó, tỉnh Dak Lak không còn mà chỉ còn địa danh Dak Lak.

Năm 1923, theo đề nghị của công sứ L. Sabatier, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định tách đại lý Dak Lak ra khỏi tỉnh Kon Tum, tái lập tỉnh Dak Lak. Sau đó, thực dân Pháp đẩy mạnh việc xây dựng BMT để thực hiện chính sách thống trị lâu dài. Trong nội thị đã xây cất các công sở của Pháp, bệnh viện, nhà tù, trường học, cửa hàng, khách sạn, chợ, nhà máy, rạp hát, sân vận động, bể bơi, nhà kho, nhà để xe. Khu dân cư của người Việt và người Âu xen kẽ với với một số buôn làng của người Ê Đê. Đường sá đã có ngã tư, ngã sáu. Các đường nội tỉnh và ngoại tỉnh được hình thành, sân bay Monfleur được xây dựng. Với những thay đổi đó, năm 1930, Khâm sứ Trung kỳ đã ký nghị định thành lập thị xã BMT, toạ lạc trên địa bàn các làng Buôn Ma Thuột và Buôn Sô. Vì chính sách hạn chế của thực dân Pháp, chỉ có ít người Kinh sinh sống tại BMT, trong làng Lạc Giao. Người dân hàng năm phải đi “xâu người” và “xâu voi”, đàn ông 18 – 60 tuổi phải xâu 20 ngày, mỗi voi cũng chịu 20 ngày xâu trong một năm.

Từ khi thực dân Pháp thống trị, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa của các buôn làng nổ ra, như khởi nghĩa năm 1905 của Ama Jhao, khởi nghĩa của Me Sao để giành lại Bản Đôn, cuộc đấu tranh do thầy giáo Y Jút lãnh đạo năm 1925 – 1926, khởi nghĩa của Nơ Trang Long 1912 – 1934. Ngày 28/8/1945, tổng khởi nghĩa diễn ra ở Dak Lak, Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt và tuyên bố xoá bỏ chế độ thống trị của Nhật, Pháp; hệ thống chính quyền cách mạng được thành lập. Liên hoan đoàn kết các dân tộc Dak Lak được tổ chức tại Biệt điện Bảo Đại bàn về vấn đề đoàn kết các dân tộc anh em trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Năm 1949, chiến dịch Tây Nguyên được mở đầu trên địa bàn Dak Lak, Gia Lai và Kon Tum, đồng bào dân tộc đã cùng nhau đứng lên đấu tranh cho hoà bình.

Năm 1953, “Hoàng triều cương thổ” bị giải thể, “thủ tiêu tất cả các hiệp ước ký kết giữa Việt Nam và Pháp từ trước đến nay”. Đến năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, khoảng 100.000 người thuộc các dân tộc Hoa, Tày, Thái, Nùng, Mèo, Dao bị thực dân Pháp cưỡng bức di cư từ Bắc Bộ vào Nam, trong đó có rất nhiều người đến Dak Lak. Những năm sau đó, nhân dân Dak Lak đã mưu trí, dũng cảm tổ chức nhiều cuộc đấu tranh bất chấp sự đàn áp dã man của chính quyền địch, năm 1968, bộ đội chủ lực ta tấn công địch ở sân bay Buôn Ma Thuột và dinh tỉnh trưởng, đánh vào kho Mai Hắc Đế, phá huỷ hơn 4.000 tấn bom đạn. Ngày 10/3 /1975, trận tiến công lịch sử đánh chiếm BMT mở màn chiến dịch Tây Nguyên, đến 11h ngày 11/3, lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc Sở chỉ huy Sư đoàn 23 Nguỵ, Đại tá tỉnh trưởng Dak Lak bị bắt sống. Năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập tỉnh Dak Lak mới gồm tỉnh Dak Lak cũ và tỉnh Quảng Đức – hiện nay là Dak Nông. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Sau khi đất nước hoà bình, thống nhất, bên cạnh các dân tộc bản địa, nhiều tộc người khác ở miền Bắc và miền Trung đã di dân đến Dak Lak để sinh cơ lập nghiệp, xây dựng quê hương mới, tạo thành một đại gia đình 44 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời với những nét văn hoá, phong tục tập quán đặc trưng, hoà quyện vào nhau làm nên văn hoá Dak Lak. Đây là nền văn hoá đặc sắc, vừa của núi rừng Tây Nguyên, vừa pha trộn với những truyền thống của vùng núi Bắc Bộ cũng như các miền quê khác trên cả nước. Trong quá trình di cư, các nhóm người đã mang theo phong tục tập quán lên mảnh đất cao nguyên này, vừa giữ gìn, vừa hoà nhập chúng với văn hoá của các dân tộc khác, khiến cho nét văn hoá ở Dak Lak rất độc đáo.

Dân tộc bản địa của Dak Lak là Ê Đê, M’nông, Giarai, Ba Na và Sêđăng, trong đó đông nhất là người Ê Đê, chiếm 70,4% dân tộc tại chỗ, M’nông chiếm 17%, Ba Na, Giarai và Sêđăng chiếm 18,5%. Năm 2022 tổng số các dân tộc ít người bản địa ở Dak Lak là 253.154 người.

Dân số của toàn tỉnh năm 2023 là 1.714.855 người, trong đó người Kinh chiếm 70,65%, người Ê Đê chiếm 3,51%. Các cộng đồng dân tộc tuy không hình thành nên những địa bàn định cư riêng biệt nhưng có sự tập trung ở một số vùng nhất định, với những truyền thống bản sắc riêng, hình thành nên một nền văn hoá dân gian độc đáo, mang tính đặc thù của vùng Tây Nguyên. Văn hoá truyền thống Dak Lak cực kì phong phú và thực sự lôi cuốn, hấp dẫn du khách, nhất là các nhà nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ, kiến trúc. Về khía cạnh nhân văn, du lịch Dak Lak đủ các điều kiện để phát triển hai loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hoá thành du lịch bền vững.

2.1.2.1. Di tích lịch sử – văn hoá

Nằm toạ lạc ngay trung tâm TP. BMT, bảo tàng văn hoá các dân tộc Dak Lak là điểm tham quan mà tất cả mọi du khách đến Dak Lak đều tìm đến.

Khuôn viên bảo tàng như một hình thang nằm giữa bốn con đường: Lê Duẩn, Nguyễn Du, Lê Hồng Phong và Phan Đình Giót, rất thuận tiện cho việc đi lại. Xe ôtô có thể chạy vào trong vì khuôn viên Bảo tàng rộng đến 5 ha. Trong Bảo tàng có Biệt điện Bảo Đại được dây xựng cách nay hơn 7 thập kỉ, khi mà các buôn làng bé nhỏ của ông Ma Thuột được chọn làm thủ phủ của tỉnh Dak Lak. Vào năm 1925 chính quyền Pháp cho xây dựng Biệt điện để làm công sở bằng những vật liệu thô sơ như gỗ, tre, nứa sẵn có ở địa phương. Đến năm 1927, một số kiến trúc sư là  người Pháp và cả người Việt đã thiết kế lại kiến trúc của ngôi nhà và xây lại bằng vật liệu bê tông hiện đại, quy mô lớn. Khi hoàn thành, ngôi nhà được dùng làm chỗ ở và nơi làm việc của công sứ Pháp L. Sabatier nên nhiều người dân còn gọi đây là lầu ông Sứ. Sau khi Pháp quay trở lại Việt Nam lần thứ hai, vua Bảo Đại nhà Nguyễn đã cho tân trang lại nội thất ngôi nhà. Sàn nhà được lót bằng gỗ, phía dưới là hầm bê tông, đây là hầm làm việc của Bảo Đại. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Cho đến ngày nay Biệt điện vẫn được coi là kiến trúc cổ và lớn nhất ở TP. BMT. Nhìn tổng thể, dù đã được xây theo kiểu hiện đại, toà Biệt điện vẫn giữ được phong cách truyền thống của Tây Nguyên theo lối cách điệu hiện đại hoá và biến thể của kiến trúc nhà dài Ê Đê. Trục nhà nằm ngang, mái lợp ngói xuôi, chính diện toà Biệt điện đều có cầu thang đi lên lầu, dù đã được cách điệu nhưng vẫn có thể nhận ra đấy là hình ảnh của chiếc cầu thang mà ngôi nhà sàn Tây Nguyên nào cũng có. Hơn 70 năm, thời gian đã phủ lên toà Biệt điện một màu nâu thẫm huyền hoặc, quyến rũ. Thời gian cũng làm cho mỗi gốc cây trong Biệt điện ngày một to lớn, cổ kính. Khuôn viên Biệt điện mát rượi, cây cối xanh um. Có những cây đường kính lên đến vài mét. Người dân Dak Lak thỉnh thoảng vẫn ghé Biệt điện để dạo chơi, hóng mát.

Cách đây 3 năm Biệt điện được đổi tên thành Bảo tàng văn hoá các dân tộc Dak Lak.

Đến thăm Bảo tàng, du khách sẽ được giới thiệu về cuộc sống, phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc bản địa. Được một lần sờ tay vào cung tên, nỏ, quả bầu khô, con dao quắm đã được gìn giữ lại từ hàng trăm năm về trước hay lạ lẫm trước những bộ váy áo, và chút gì ớn lạnh khi thấy “hòm” để đựng người chết của người dân tộc. Gần như những gì thân thuộc, phổ biến và đặc sắc của dân tộc Ê Đê, M’nông, Giarai, Ba Na đều có ở nơi đây.

Bảo tàng còn là nơi trưng bày các tư liệu lịch sử của Dak Lak, các bức hình đẹp của quê hương, đặc biệt là sa bàn chiến thắng BMT và mỗi dịp 10/3 – ngày giải phóng BMT thì nơi đây lại xuất hiện những chú voi to lớn tham gia diễu hành biểu diễn chào mừng ngày giải phóng quê hương.

Có thể đánh giá bảo tàng văn hoá các dân tộc Dak Lak là một trong những điểm đến có giá trị nhất không chỉ của Dak Lak mà còn là của cả nước.

Thu hút các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, chính trị và các cựu chiến binh là nhà đày Buôn Ma Thuột. Toạ lạc ngay trong thành phố, việc đi lại tham quan rất dễ dàng cộng với sự đầu tư quan tâm của sở, chính quyền địa phương trong việc giữ gìn di tích đã được nhà nước xếp hạng, mỗi năm nhà đày đón hàng ngàn du khách. Trên cơ sở một nhà lao được Pháp xây dựng từ năm 1900, năm 1930, nhà đày được mở rộng và xây kiên cố thêm nhằm biệt giam, đày ải các tù chính trị. Không gọi là nhà tù vì tù nhân đều là những chiến sĩ cách mạng, họ làm cách mạng chỉ vì yêu quê hương, đất nước nên thực dân Pháp không thể thi hành án. Mục đích của thực dân Pháp là nhằm đày ải các chiến sĩ cách mạng cả về thể chất lẫn tinh thần, chúng hy vọng rằng ăn uống kham khổ, đói rét bệnh tật, lao động khổ sai và tra tấn dã man sẽ làm nhụt chí chiến đấu của tù nhân. Thực dân Pháp xếp nhà đày Buôn Ma Thuột tương đương với các nhà đày ở hải đảo Hai-i-ti, đảo Ma-đa-gat-xca, cả về độ cô lập, hà khắc và nguy hiểm. Nhưng chính các chiến sĩ cộng sản bị địch giam cầm ở đây đã trở thành những người gieo hạt mầm cách mạng vào mảnh đất Cao Nguyên đất đỏ này. Những người bị tù đày có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám ở Dak Lak. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây là nơi biệt giam các tù chính trị, không chỉ những người con của Dak Lak bị giam giữ như ông Y Bih Alêô, Y Blôk Êban, Y Tlam Kbuôr mà có cả những chiến sĩ cách mạng từ mọi miền tổ quốc như Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh. Số lượng tù chính trị tăng lên nhanh chóng, từ 200 người năm 1930 lên 451 người năm 1941. Thủ đoạn tra tấn rất dã man, tàn bạo nhằm đe doạ và thui chột ý chí cách mạng của các chiến sĩ. Nhưng những người con của Tổ quốc bị biệt giam nơi đây không những không nản chí mà còn biến nhà đày thành một trường học lớn, đào tạo và rèn luyện những chiến sĩ kiên cường. Đến thăm nhà lao du khách sẽ được nhìn thấy những dấu tích của tội ác với 6 lao, một dãy xà lim, vườn nhà phạt, xiềng xích và những dãy tường cao với dây điện bảo vệ và bốn tháp canh bốn phía. Những lời thuyết minh của hướng dẫn viên càng làm cho chúng ta thấm thía những gì đã diễn ra nơi đây, với những người con kiên cường của đất nước.

Ngày nay, các đoàn học sinh, cựu chiến binh, khách tham quan vẫn thường đến nhà đày để tìm hiểu về một thời lịch sử hào hùng và ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ cách mạng đã bị giam giữ, tra tấn nơi đây.

Cũng trong phạm vi TP. BMT, tại số 117 đường Phan Bội Châu là di tích lịch sử chùa Khải Đoan. Cổng chính thuộc về đường Quang Trung nhưng du khách thường đến chùa qua cổng sau ở đường Phan Bội Châu. Chùa quay mặt về hướng Tây Nam, hướng về phía thung lũng suối Đốc Học.

Chùa được xây dựng từ năm 1954 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì được khởi công năm 1953, khuôn viên chùa rộng. Tên chùa Khải Đoan được ghép từ tên của vua Khải Định và vợ là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, bà là người có công lớn trong việc xây dựng và đặt tên cho chùa: Khải Đoan Tự.

Chùa có kiến trúc rất đẹp được các thợ xây người Huế chính gốc thiết kế và thi công nên chùa mang nét kiến trúc nhà rường Huế nhưng đồng thời cũng có những kiến trúc của địa phương.

Chính diện của chùa rộng 320 m2, chia làm hai phần, nửa trước vừa mang dáng dấp của nhà dài Tây Nguyên, vừa có cấu trúc cột chèo theo kiểu nhà rường, nửa sau được xây theo kiểu hiện đại. Ngay giữa chính điện là tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1 m, đài sen bằng gỗ cao 0,35 m được trang trí công phu. Bên phải của tượng Phật là chiếc chuông đồng cao 1,15 m, chu vi đáy 2,7 m, nặng 380 kg và được đúc từ năm 1954. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Không chỉ đa dạng về kiến trúc, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, chùa Khải Đoan còn có vai trò lịch sử quan trọng, chùa là nơi đùm bọc, chở che cho nhiều quần chúng cách mạng. Tại chùa đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chính trị, các phong trào Phật giáo yêu nước đấu tranh vì hoà bình, thống nhất Tổ quốc.

Tháng 9 năm 1959, gần 7000 Phật tử Dak Lak đã có mặt ở ngôi chùa này để biểu tình đòi Ngô Đình Diệm phải thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đến tháng 7 năm 1963, đúng lúc phái đoàn quốc tế đến thị sát tình hình thì trụ trì của chùa là Đại Đức Thích Quảng Hương đã phát nguyện tự thiêu, làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo càng bùng lên quyết liệt. Chùa còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, tâm linh của Phật tử Dak Lak. Vì những lẽ đó, không chỉ có du khách thập phương mà người dân Dak Lak cũng thường xuyên ghé thăm chùa với mục đích tâm linh, vãn cảnh kiến trúc và lịch sử.

Cũng như trong mỗi gia đình người Việt thường có bàn thờ để thờ cúng ông bà, tổ tiên, bàn thờ của người Kinh trong ngôi nhà Buôn Ma Thuột là đình Lạc Giao.

Đình làng mà người Việt (người Kinh) tự bao đời là nơi thờ Thần Thành Hoàng. Thần Thành Hoàng mang dấu ấn quá trình lịch sử, văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hoá, kinh tế và đặc biệt, đó là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới.

Những người Việt đã đến BMT từ rất sớm. Vào khoảng năm 1920, có ông Phan Hộ dời tỉnh Quảng Nam vào sinh sống ở tỉnh Khánh Hoà. Trong quá trình trao đổi, buôn bán, ông mở rộng giao lưu với người Thượng. Ông cùng các chàng trai đã phải đi bằng ngựa xuyên rừng, trèo đèo vượt suối cả vài tháng mới đến được vùng M’Đrăk rồi đến BMT trao đổi hàng hoá với đồng bào dân tộc nơi đây. Qua nhiều năm, thấy vùng đất này mến khách, trù phú, ông đã vận động hơn chục gia đình di cư lên BMT làm ăn, sinh sống. Năm 1925, được sự giúp đỡ của chính quyền và ông Ama Thuột, ngôi đình đầu tiên làm bằng tre ra đời, mang tên Lạc Giao. Tên đình có nghĩa là sự giao ước, giao kết an cư lạc nghiệp, đoàn kết, thuận hoà giữa người Việt và người Thượng (người dân tộc). Mục đích của đình là thờ cúng tổ tiên, thờ người lập làng và những người có công với quê hương, đất nước đã hy sinh trên vùng đất này.

Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thành Hoàng đình Lạc Giao để khẳng định vùng đất thuộc về “Hoàng Triều cương thổ”, một khẳng định quan trọng vì lúc bấy giờ đang diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng giữa triều đình Huế và thực dân Pháp.

Đào Duy Từ quê ở tỉnh Thanh Hoá. Từ nhỏ ông đã rất thông minh, nổi tiếng thần đồng. Ông thông thạo nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, ông đã tìm vào phương Nam và luôn được người dân tôn vinh là “hữu khai tất tiên” – người đầu tiên có công mở vùng đất. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Trong đình có nhà thờ tự, nhà tổ kiến trúc như nhiều ngôi đình ở miền Trung. Ngày nay ngoài việc thờ Thành Hoàng Đào Duy Từ, đình còn thờ những người có công lập làng, dựng đình và những người có công với cách mạng. Hàng năm tại đình diễn ra lễ tế vào mùa xuân và làm giỗ cho hơn 100 chiến sĩ Nam tiến cũng như đồng bào đã tử nạn ở thị xã BMT khi thực dân Pháp quay lại chiếm Dak Lak năm 1945 và thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ đã bỏ mình tại nhà đày Buôn Ma Thuột.

Đã hơn 70 năm kể từ khi được xây dựng, chứng kiến biết bao sự kiện trọng đại của quê hương, đình Lạc Giao vẫn song hành cùng người Việt trên mảnh đất này, cùng gìn giữ truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc. Và như mỗi bàn thờ trong mỗi gia đình, đình nhắc nhở cộng đồng về cội nguồn trong quá khứ cũng như lắng nghe những thành tựu mà người dân Dak Lak đã đạt được trong quá trình phát triển của mình.

Đến thăm Dak Lak, du khách thường ghé thăm đình để tưởng nhớ tổ tiên, những người Kinh đầu tiên đặt bước chân lên mảnh đất này. Năm 2024, đình đã được tu bổ lại nhằm bảo tồn, nhắc nhở con cháu nhớ về tổ tiên, truyền thống uống nước nhớ nguồn và bước đầu mở cửa đón khách tham quan.

Được bộ văn hoá – thông tin công nhận là di tích lịch sử năm 2009, cùng với dự án của Sở văn hoá thông tin tỉnh Dak Lak về giữ gìn và tôn tạo khu di tích, hang đá Dak Tuôr đang là điểm đến của nhiều du khách tham quan. Không chỉ thu hút du khách trong nước và các cựu chiến binh Việt Nam, các cựu binh Mỹ cũng rất muốn được trở lại hang đá Dak Tuôr để thăm lại di tích này.

Nằm về phía thượng nguồn của thác Dak Tuôr, thuộc huyện Krông Bông, hang đá Dak Tuôr có vị trí chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Dak Lak. Đây là nơi đóng quân của Tỉnh uỷ Dak Lak và các đơn vị bộ đội chủ lực. Hệ thống hang đá kiện toàn gồm nhiều tầng, ăn sâu vào núi, đủ chỗ cho hàng trăm sư đoàn đóng quân. Tại địa điểm hiểm trở này, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo đồng bào các dân tộc đoàn kết khoáng chiến. Đế quốc Mỹ đã nhiều lần dùng máy bay ném bom cũng như tổ chức các cuộc càn quét nhằm tiêu diệt căn cứ cách mạng nhưng tất cả đều thất bại.

Năm 1965, từ hang đá Dak Tuôr, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đồng bào dân tộc Krông Bông đã vùng dậy phá tan ách kìm kẹp của quân địch, giải phóng một vùng đất rộng lớn ở huyện. Tiếp sau đó, cũng tại đây, Tỉnh uỷ tiếp tục lãnh đạo quân dân toàn tỉnh kháng chiến, giải phóng BMT năm 1975.

Về thăm Dak Tuôr các cựu binh như được sống lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng. Du khách, học sinh, sinh viên, các chiến sĩ cũng đến đây để tìm hiểu, mở mang kiến thức và nhắc nhở mình về nền độc lập đã được xây dựng bởi bao công sức, máu xương của cha ông.

Đường vào Dak Tuôr hôm nay đã được tu bổ, thuận tiện cho các chuyến “về nguồn”.

Với dự án phát triển hoạt động du lịch lại Dak Tuôr của Sở thương mại – du lịch Dak Lak, chắc chắn hang đá sẽ được bảo tồn và thu hút du khách đến thăm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

2.1.2.2. Các lễ hội Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Là nơi sinh sống của 44 dân tộc Việt Nam, hàng năm tại Dak Lak diễn ra rất nhiều lễ hội. Có lễ hội nhỏ như lễ bỏ mả, lễ cầu sinh đẻ dễ, lễ trưởng thành, nhưng cũng có những lễ hội được tổ chức rất hoành tráng, thu hút nhiều dân tộc tham gia như đua voi, cồng chiêng.

Có thể nói lễ hội là rào chắn tốt nhất để gìn giữ bảo vệ các phong tục tập quán cũng như nếp sống của mỗi cộng đồng. Do có từ xa xưa, nhiều lễ hội đã trở nên lạc hậu, trở thành hủ tục như lễ cúng chữa bệnh cho người ốm, lễ cúng Giàng để xử phạt người nghi ma lai, những lễ như vậy đang dần bị loại bỏ. Nhà nước khuyến khích các lễ hội mang tính tích cực cho cộng đồng, địa phương, thắt chặt thêm tình đoàn kết của cư dân. Cũng nói thêm ở đây là lễ hội của các dân tộc bản địa Dak Lak thường có “lễ” mà không có “hội” như lễ cúng bến nước, lễ uống rượu mừng năm mới. Trong khi các dân tộc thiểu số phía Bắc gọi là “lễ hội”, người Việt gọi là “hội” như hội Lim, hội Đền Hùng thì người bản địa Dak Lak gọi là “lễ”, bởi tính chất “lễ” là quan trọng nhất. Và các “lễ”  nơi đây đang có một sức hút vô cùng to lớn đối với du khách.

Nói đến Dak Lak người ta thường nghĩ ngay đến voi. Nơi đây có số lượng voi lớn nhất ở Việt Nam. Và được xem các ông tượng to lớn trổ tài chạy nhanh, vượt sông, ném bóng là niềm mong mỏi của nhiều du khách.

Hội đua voi thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm ở huyện Buôn Đôn. Bãi đua thường là khu vực tương đối bằng phẳng, rộng để voi dàn hàng đua và dài khoảng 1000m. Voi từ các buôn xa, gần đều về đây tụ hội. Trước ngày đua voi các lán trại mọc lên san sát cho các nài voi đến sớm để chuẩn bị. Thắng lợi của voi còn là niềm vinh dự, tự hào của mỗi nài voi. Nó thể thiện công lao và tài thuần dưỡng của các nài.

Trước khi vào cuộc, các chú voi tham gia được bố trí xếp hàng ngay ngắn. Mỗi voi đều mang trên mình các lá cờ nhiều màu sắc và cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc. Trên mình voi còn có hai mảnh vải thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên, cưỡi trên voi thường là hai người, trong đó có một người là nài voi, người còn lại là thanh niên khoẻ mạnh vạm vỡ.

Sau khi hồi tù rít lên, lần lượt từng hàng voi đến trước ban giám khảo quỳ phục và cúi chào khán giả rồi trở về vị trí xuất phát để chờ lệnh. Một hồi tù và nữa lại vang lên, voi đồng loạt phóng nhanh về phía trước, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả, tiếng trống chiêng và tiếng bước chân voi khuấy động cả khu rừng. Voi nào cũng cố gắng chạy thật nhanh để về đích sớm nhất.

Với số lượng voi tham gia đua có khi lên đến vài chục con nên voi phải thi đấu qua nhiều vòng để chọn ra một chú voi chạy nhanh nhất. Và voi chiến thắng cũng được trao “vòng nguyệt quế” tết từ hoa lá trong rừng, phần thưởng cho tất cả các voi dự thi là những khúc mía hay nải chuối mà nài voi và cả khán giả cũng đã chuẩn bị sẵn, còn phần thưởng của ban tổ chức cho nài voi là các ché rượu cần ngon nhất. Giữa nắng gió của trời Tây Nguyên vào tháng 3, không gì sôi động và hào hứng bằng việc tận mắt chứng kiến và thoả thích reo hò cổ vũ cho voi chạy đua. Nghỉ giải lao trong chốc lát, voi lại vào thi ném xa, kéo co, đá bóng. Màn thi nào voi cũng cố gắng thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo của mình, mặc dù thân hình không nhỏ nhắn chút nào. Ngoạn mục nhất có lẽ là màn thi vượt sông Sêrêpôk. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Khúc sông mà đàn voi bơi qua là đoạn cuối của Sêrêpôk trên đất Việt. Sau hiệu lệnh cả đàn voi chạy lao xuống nước, nước bắn tung toé một góc sông. Cảnh tượng này nhìn từ trên cao rất đẹp và hùng vĩ. Ra đến giữa sông, du khách và khán giả chỉ còn thấy nhấp nhô dáng nài voi đang ngồi chồm hổm trên lưng voi. Lúc đó ta mới cảm nhận hết được tài thuần dưỡng voi cũng như mối quan hệ mật thiết giữa voi và người dân Dak Lak.

Thời gian gần đây, được sự đầu tư của Tỉnh, hội đua voi được tổ chức qui mô hơn, đều đặn, vừa nhằm mục đích tôn vinh tinh thần thượng võ của các dân tộc Tây Nguyên, bảo tồn văn hoá bản địa và thu hút khách du lịch. Số lượng khách trong nước đến với hội voi đang tăng đáng kể, nhờ các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá về hội voi nhiều hơn trong thời gian gần đây.

Cồng chiêng là nét thu hút du lịch khác của Dak Lak. Danh tiếng văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới nước ta, được quốc tế biết đến và tôn vinh. Ngày 25/11/2023, UNESCO đã chính thức công nhận “không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên” là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại.

Hiện nay Dak Lak còn khoảng 200 bộ cồng chiêng. Đối với du khách, những lần được nghe các dân tộc Dak Lak biểu diễn cồng chiêng sẽ là cơ hội quý báu để thấu hiểu những giá trị sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Mỗi chiếc chiêng giữ nhiệm vụ một nốt nhạc trong dàn nhạc để biểu diễn các bản nhạc chiêng khác nhau. Âm nhạc của cồng chiêng thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kĩ năng đánh chiêng và chế tác. Ở huyện Krông Ana, có một nhóm nghệ nhân nữ chơi chiêng, đã từng đi biểu diễn ở Ý, Pháp, nhưng thường thì người chơi chiêng là nam giới. Mỗi người cầm một chiêng, tuỳ theo dân tộc mà họ gõ hoặc đấm vào cồng, chiêng. Trong mọi dịp lễ đều phải có cồng chiêng, không có cồng chiêng thì nghi lễ trở nên vô nghĩa. Có khi những người đánh cồng chiêng ngồi ở giữa nhà sàn nhưng thường họ đi vòng quanh đống lửa hay nơi cúng tế. Âm của cồng chiêng rất vang nhưng lại ấm, có sự cuốn hút lạ kì.

Du khách đến với Dak Lak sẽ có cơ hội được thưởng thức cồng chiêng vì hoạt động văn hoá dân tộc này đã được UBND tỉnh tổ chức quy mô, phổ biến nhằm gìn giữ và phát huy văn hoá cồng chiêng trong cộng đồng. Những năm qua riêng thành TP. BMT đã tổ chức 27 cuộc liên hoan văn hoá cồng chiêng, diễn tấu nhạc cụ dân tộc, ngày hội văn hoá các dân tộc, liên hoan văn nghệ quần chúng và các câu lạc bộ văn nghệ dân gian. Các dàn chiêng tiêu biểu như buôn Kôsier, buôn Ako Dhong, buôn Kô Lam, buôn Ki và đặc biệt, đội chiêng buôn Kôsier là một trong những đội có phong cách diễn tấu hay, đậm đà bản sắc dân tộc nên được cử đi biểu diễn ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Các dân tộc ở Dak Lak có rất nhiều lễ hội, mà không lễ hội nào thiếu tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng còn thân thuộc với đồng bào trong cả đời sống hàng ngày như đón khách quí, nghe kể khan (sử thi), do vậy, không đâu có thể dễ tìm đến cồng chiêng như Dak Lak. Hơn 70 lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào dân tộc đã được tổ chức. Đặt chân lên Dak Lak là quí khách được bước vào xứ sở của cồng chiêng, được sống trong không gian của di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Hiện nay, hầu hết các buôn làng đều có nhà văn hoá cộng đồng, nơi đây diễn ra các sinh hoạt văn hoá rất bổ ích, cũng là nơi tập luyện và biểu diễn chiêng cho du khách muốn thưởng thức. Đây là kết quả của sự đầu tư của UBND tỉnh cũng như ngành văn hoá – thông tin và du lịch trong việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Trong năm nay, UBND tỉnh Dak Lak đã quyết định tổ chức festival văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 2025 vào tháng 10 tại trung tâm TP. BMT và huyện Buôn Đôn. Chương trình gồm các nội dung như biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên, chế tác các loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc, lễ hội đua voi, rượu cần, điêu khắc nhà mồ, kể khan. Festival còn tổ chức các hội thảo về không gian văn hoá cồng chiêng, bảo tồn và phát triển đàn voi nhà Dak Lak. Dự kiến sẽ có nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế và nhiều đội cồng chiêng nước ngoài như Lào, Campuchia, Ma-lai-xi-a tham gia biểu diễn.

Trong các dịp vui hay lễ tế, người Kinh thường mổ gà hoặc lợn, còn đối với dân tộc thiểu số Tây Nguyên, từ bao đời nay họ thường làm lễ đâm trâu. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Lễ đâm trâu thường được tổ chức vào dịp mừng năm mới, mừng thu hoạch lúa hay mừng nhà rông và thu hút đông đảo bà con trong buôn tham gia. Vì lễ do một hoặc vài gia đình cùng đứng ra tổ chức nên đâm trâu là hoạt động quen thuộc đối với đồng bào và nó được gìn giữ đến tận ngày nay.

Gia chủ chuẩn bị rượu, gạo nếp, lá chia thức ăn, các loại rau quả từ trước rồi báo cho họ hàng, buôn làng biết về ngày giờ đâm trâu. Những người đến dự cũng mang rượu, gạo, rau quả đến góp với gia đình làm lễ.

Buổi sáng, chiêng cồng nổi lên rộn rã cả buôn. Người đến dự đông đủ. Trâu được buộc vào một cái trụ, thường là cây pơlang. Sau bài nhạc mở đầu lễ hội, già làng popin ra cầm một nắm gạo và nước đến gần con trâu, vãi vào mình trâu và đọc lời khấn Giàng phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, mạnh khoẻ, gia đình xin tế Giàng một con trâu, mong được phù hộ cho nương rẫy được mùa.

Trong khi già làng đọc lời tế, tất cả đều im phăng phắc. Già làng tế xong, cồng chiêng lại nổi lên sôi động, một thanh niên cầm dao khua như múa chạy quanh và chém vào sau khuỷu chân trái sau của trâu, trâu lồng lên, chàng trai lại chém vào khuỷu chân phải sau của trâu. Trâu ngã xuống, chàng trai cầm cây giáo dài múa theo nhịp chiêng rồi đâm đúng một mũi giáo trúng vào tim trâu. Mọi người hò reo ầm ĩ, lao ra lôi trâu đi mổ. Một người cầm bát đồng ra hứng máu trâu, hoà cùng với rượu. Trâu mổ xong, thịt được bày trên lá, chuẩn bị hành lễ. Nếu đó là lễ mừng vụ lúa hoặc nhà mới thì phần lễ sẽ dành cho chủ nhà. Còn nếu đó là lễ mừng năm mới thì mọi người cùng uống rượu hoà máu trâu, ăn thịt và ca hát.

  • Đã trọn mùa rét
  • Đã hết mùa thu
  • Theo tục lệ xưa
  • Ăn mừng năm mới
  • Uống tháng, ăn năm
  • Đâm trâu mổ lợn
  • Bà con buôn, họ
  • Ai nấy đều lo
  • Mừng gùi sắp sẵn
  • Anh em chim Tơ – Lang
  • Thần linh buôn rẫy
  • Nội ngoại gái trai
  • Dân làng trong ngoài Rủ nhau kéo tới.
  • Ai có cháu con
  • Dạy dỗ cho tròn
  • Giữ gìn tục lệ
  • Kẻ nào chân đi không nhanh
  • Gót bén chẳng nhậy
  • Chạy lễ trễ tràng
  • Buôn plây bắt vạ
  • ( Dân ca Tây Nguyên. Nxb Văn Hoá, 1986)

Lễ đâm trâu thường được dân tộc Ê Đê và Giarai tiến hành, nhưng ngày nay, do chung sống với nhiều dân tộc khác nên trong lễ đâm trâu, có thể có nhiều dân tộc tham dự. Đây là dịp để mọi người cùng sinh hoạt, nhảy múa, thắt chặt thêm tình đoàn kết và khuyến khích bà con làm ăn chăm chỉ, hẹn mùa sau lại làm lễ đâm trâu. Nét sinh hoạt đặc sắc này thu hút nhiều du khách là người Kinh tham dự. Các nhà nghiên cứu về dân tộc học, văn hoá cũng tìm đến lễ đâm trâu để hiểu thêm về văn hoá của người Thượng trên cao nguyên đất đỏ này. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

 Một trong những đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên là lễ bỏ mả. Tuỳ theo dân tộc Ê Đê hay Giarai mà lễ có khác nhau đôi chút nhưng nhìn chung đều là lễ vĩnh biệt hồn người qua đời lần cuối, không có giỗ và không bao giờ nhắc tới nữa:

  • Từ hôm hồn đi ở nơi khác
  • Nhà không đem cơm, không đem nước
  • Hồn không có gì phải buồn
  • Hàng năm, nhà không nhắc tới hồn nữa
  • … Đã tách riêng hai vùng khác nhau, đã chia đôi
  • ( Dân ca Tây Nguyên. Nxb Văn Hoá, 1986)

Lễ bỏ mả được tiến hành sớm nhất là một năm sau khi có người chết, muộn nhất là bảy năm. Thường thì lễ làm chung cho một số người. Điều kiện dư dả thì làm lễ 2 – 3 ngày, không thì lễ trong 1 – 2 ngày.

Ngày thứ nhất, người ta làm lễ chuyển giao nhà mồ cho người đã chết. Trong nhà mồ cũng có những vật dụng mà người dân tộc sử dụng hàng ngày và cả những đồ mà người sống cho người chết hay làm cho người chết. Lễ bỏ mả là một dịp vui chơi của cả buôn làng. Quanh khu nhà mồ, người lớn, trẻ con đốt lửa, đánh chiêng, nhảy múa vui chơi suốt đêm. Tiếng cồng chiêng rộn rã và ánh lửa bập bùng không chỉ thu hút người dân trong buôn mà cả thanh niên buôn khác cũng đến góp vui. Sang ngày thứ hai, trâu và bò của gia đình làm lễ bỏ mả được giết thịt ngay tại khu nhà mồ, một phần được gùi về nhà có người chết để làm lễ cúng, một phần cúng tại nhà mồ và phần còn lại dân làng chia nhau ăn. Cả đám đông nhảy múa theo nhịp chiêng và đi vòng quanh nhà mồ. Do đó, lễ bỏ mà còn là cuộc trình diễn các món ăn dân tộc, các điệu nhảy, nhịp chiêng truyền thống và các trò chơi dân gian hết sức lôi cuốn của đồng bào. Đây là điểm thu hút khách du lịch đến tham dự và chung vui.

Tuy nhiên, ngày nay, lễ bỏ mả không còn được làm qui mô và dài ngày như trước đây.

Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và cơ chế thị trường, lễ bỏ mả đang dần bị mai một. Được chứng kiến lễ bỏ mả của người dân tộc bản địa Dak Lak không hề dễ dàng nhưng một khi được sống trong không khí của lễ bỏ mả rồi thì bất cứ ai cũng nảy sinh nhiều điều đáng suy ngẫm về tín ngưỡng, phong tục và văn hoá hết sức độc đáo của người dân tộc nơi đây.

Du khách đi qua khu nhà mồ không khỏi ngạc nhiên vì kiến trúc và lối bài trí hoa văn, tượng gỗ của nhà mồ. Nhiều kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá đã tìm đến nhà mồ của dân tộc ở Dak Lak để tìm hiểu.

2.1.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Cùng với voi Bản Đôn, nhà sàn hay nhà dài ở Dak Lak là một trong những đặc trưng được du khách biết đến nhiều nhất về xứ sở cao nguyên này.

Ngay trong lòng TP. BMT, du khách có thể dễ dàng ghé thăm các buôn làng với những dãy nhà sàn thẳng tắp. Đường xá thuận tiện, đi lại dễ dàng và sự hiếu khách của đồng bào khiến cho các buôn Ako Dhong, Ea Tam, Buôn Kosier, Buôn Ki ngày nào cũng có đoàn khách đến thăm. Xa xa về các huyện, buôn làng dân tộc càng nhiều hơn, chứa đựng những nét đẹp nguyên sơ của nhà sàn, lấp ló nơi chân núi hay lẳng lặng bên những con đường đất đỏ Tây Nguyên.

Nhà sàn là nhà ở truyền thống của nhiều đồng bào dân tộc bản địa ở Dak Lak như ÊĐê, M’nông. Nhà sàn còn được gọi là nhà dài, vì ngôi nhà được làm “dài như một tiếng chuông ngân”, mỗi nhà dài từ 30 – 200m.

Nhà thường được làm bằng gỗ, tre, nứa, rất mộc mạc và quay theo hướng Bắc – Nam, trong khi các buôn làng được bố trí theo hướng Đông – Tây. Nhà có hai mái, nhô lên rất cao rồi thoải dần và mở rộng sang hai bên. Về tổng thể, nhà sàn được chia làm hai phần, phần dưới là các trụ chống nhà, chỉ để vậy cho thoáng chứ không nuôi gia súc như nhà sàn phía Bắc Việt Nam. Phần nhà sàn được đóng kín dùng để ở và sinh hoạt. Phần này lại có thể chia làm hai phần chính: Phần Gah được trang trí cầu kì, là nơi đón khách và là khu vực diễn ra các sinh hoạt gia đình và dòng họ như hội họp hay đánh cồng, dệt vải. Nơi đây lưu giữ các nhạc cụ cồng chiêng, chiếc trống lớn và ghế Kpan, ghế chỉ dành cho chủ nhà ngồi. Phần Ôk là phòng ngủ được bố trí giản đơn của vợ chồng chủ nhà và các thành viên trong gia đình. Phía Đông được ngăn thành nhiều buồng, làm chỗ ngủ cho các cặp vợ chồng. Cứ mỗi cô gái đi lấy chồng, nhà của cha mẹ cô lại được nới ra thêm để ngăn phòng cho vợ chồng cô, chính vì thế mà nhà nào có nhiều con gái đi lấy chồng thì sẽ rất dài. Phía Tây là nơi bố trí bếp lửa, mỗi cặp vợ chồng có bếp lửa đặt trước cửa phòng, và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

Nhà dài tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người dân tộc. Trên chiếc thang bước lên sàn có chạm đôi bầu sữa và vành trăng khuyết, những biểu tượng sống động của người phụ nữ. Nhà dài là nơi ở cho các con gái, cháu gái của chủ nhà ở. Còn đàn ông lấy vợ thì phải theo vợ và về nhà vợ ở.

Nhà dài còn là biểu tượng cho sự gắn bó mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Mọi sinh hoạt hàng ngày đều được sắp xếp phù hợp, hài hoà với thiên nhiên: Buôn làng bao giờ cũng ở nơi cao ráo và gần nguồn nước sạch, vật dụng trong nhà đều được làm từ những nguyên liệu có sẵn ở vùng đất họ sinh sống, trên xà ngang của ngôi nhà có hình ảnh đàn voi đang bước đi hay những con rùa, con thằn lằn mà họ vẫn thấy trên rừng; người dân tộc yêu ngôi nhà, yêu cuộc sống, yêu mảnh đất Tây Nguyên.

Du khách thích đến thăm nhà sàn vì nó gần gũi với thiên nhiên, lại có những nét khác biệt so với nhà ở nói chung thời hiện đại và vì những nét văn hoá chứa đựng trong mỗi nếp nhà. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Một đặc trưng khác của Dak Lak là nhà mồ. Người Tây Nguyên quan niệm chết nghĩa là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác. Do đó, khi người chết đi là ra đi vĩnh viễn, để sống một cuộc sống khác. Nhà mồ là nhà của người chết, được làm cho lễ bỏ mả, cuộc chia tay cuối cùng của người sống và người chết. Để người chết thanh thản ra đi, hôm bỏ mả, người sống chuyển giao cho người chết nhà mồ, các vật dụng của họ, của cải và cả những bức tượng.

Dân tộc Ba Na và Ê Đê ở Dak Lak có tập quán làm nhà mồ, đặc biệt là người Ba Na. Trên đường đến tham quan khu du lịch Buôn Đôn, du khách có thể thấy một số nhà mồ hoặc vô tình bắt gặp nhà mồ trong một lần rong chơi trên cao nguyên lộng gió này.

Nhà mồ được làm bằng gỗ, mái tựa như mái nhà dài và được dựng ngay phía trên nơi chôn cất người chết. Quanh nhà mồ có nhiều tượng. Khác với tượng của người Kinh được chạm tinh xảo và để ở nơi thờ cúng trang trọng, tượng nhà mồ của người Ba Na được chạm trổ thô sơ hơn và đặt trong khung cảnh thiên nhiên, hoà vào mưa nắng. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không thêm thắt chi tiết nào, người Ba Na chỉ dùng đục và chà gạc để tạo nên tượng. Mặt phẳng hình bầu dục là mặt, hai hình cong nổi lên bên đầu là tai, mũi miệng được khoét chìm vào mặt tượng. Các phần nổi trên cơ thể người sống như bụng, má, ngực không được làm cho nổi lên mà bị vạt cho dẹt đi. Có người đã nhận định, những bức tượng mồ này rất gần gũi với mĩ thuật nguyên thuỷ, nghệ thuật cổ đại của các bộ lạc trên thế giới.

Tượng được sơn màu đỏ ở cùi tay, đầu gối và màu đen ở tóc và mắt. Nội dung của tượng cũng rất sinh động, từ cô gái chia cơm, người đánh trống đến cặp trai gái tự tình, bên cạnh là người đàn bà mang thai, không chỉ đơn thuần là làm cho không khí nhà mồ bớt cô quạnh mà nó còn gắn liền với niềm tin về sự chấm dứt của cái chết và bắt đầu của cuộc sống mới. Những tượng người ở nhà mồ đó được xem như để phục vụ người chết mà người Ba Na gọi là “tich” tức là người hầu. Người chết ra đi không hề cô độc, không có gì phải buồn vì họ đã có đầy đủ hành trang cho cuộc sống mới.

Trong nắng bàng bạc cuối chiều, trời Tây Nguyên như rộng hơn, rừng xanh thẳm hơn và gió rít từng hồi qua tán lá, đứng bên cạnh nhà mồ, hẳn du khách cảm nhận được nhiều điều về nghệ thuật, thẩm mĩ, tình cảm và lịch sử của loài người.

Tìm hiểu nhà mồ, chúng ta có thể học thêm về nghệ thuật nguyên thuỷ của loài người, về trình độ thẩm mĩ cũng như tư duy của dân tộc. Tượng nhà mồ cũng nói lên thái độ của đồng bào về cuộc sống, quan niệm về sự sống và cái chết. Nó cũng thể hiện tình cảm sâu đậm của người còn sống với người đã chết. Về mặt lịch sử, tượng nhà mồ phản ánh cuộc sống đời thường của các dân tộc, là tư liệu vật thể chân thực, sinh động để nghiên cứu lịch sử tộc người.

Có thể nói nhà mồ là di sản văn hoá, lịch sử không chỉ của dân tộc ở Dak Lak mà còn là di sản của cả nhân loại, hứa hẹn nhiều điều bổ ích mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn miệt mài tìm kiếm. Nhà mồ có thể phục vụ cho du lịch, tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều tour du lịch có tham quan nhà mồ, một phần vì hiểu biết của chúng ta về nhà mồ chưa nhiều, một phần do nhà mồ hiện đang bị mai một trước ảnh hưởng của lối sống hiện đại. Thay vì làm nhà mồ, một số nhà đã tiến hành xây mộ như mộ của người Kinh. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Ở Dak Lak có nhiều làng nghề dệt thổ cẩm, chủ yếu của dân tộc Ê Đê và M’nông. Đây là nghề truyền thống, có từ rất lâu đời và thiếu nữ dân tộc nào cũng được bà mẹ dạy cho cách dệt vải để may váy áo cho mình, chăn gối cho gia đình và sau này là may cho chồng con. Vì thế du khách đến Dak Lak có thể dễ dàng tìm cho mình một trong số các làng nghề dệt thổ cẩm để dừng chân.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, công nghiệp dệt may đã làm thoả mãn phần lớn nhu cầu của con người về vải vóc, quần áo, nhưng được tận mắt chứng kiến quá trình dệt vải bằng những phương pháp thủ công và mặc trên mình chiếc áo do chính bàn tay thiếu nữ dân tộc dệt nên khiến du khách háo hức hơn nhiều. Đó chính là sức thu hút của các làng dệt thổ cẩm ở Dak Lak.

Ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột cũng có các làng nghề dệt thổ cẩm như Alê A, Tơng Bông, xa hơn chút nữa là huyện Krông Pak và rải rác rất nhiều trong các buôn làng. Nhiều công ty du lịch đã đưa làng nghề thổ cẩm vào trong tour của mình. Đây là điều kiện tốt để du khách tiếp cận với làng nghề, để đồng bào được tham gia làm du lịch và bảo tồn nghề truyền thống của mình. Dấu hiệu này bước đầu thể hiện sự bền vững trong hoạt động du lịch.

Sợi bông là nguyên liệu chính để dệt vải. Bông được trồng ở nhiều nơi: nương rẫy, vườn nhà, ven rừng. Đến mùa bông chín, người ta thu hoạch về nhà và bắt đầu nhặt bông, cán bông, lăn con cúi, kéo sợi và nhuộm màu cho sợi từ những loại cây có sẵn ở vùng đất này. Vải của người Ê Đê có bốn màu chủ đạo: đỏ chàm, vàng nghệ, chàm và xanh.

Dụng cụ dệt vải làm bằng gỗ, khi dệt, người thợ ngồi trên nền đất hai chân duỗi thẳng, đạp lên một thanh gỗ nằm ngang để làm căng các sợi trên khung dệt. Những cánh rừng bạt ngàn, dòng thác bạc hùng vĩ, con cá, lá cây cho đến ngôi nhà đều là nguồn cảm hứng cho những hoa văn trên nền vải. Để tạo các hoa văn ấy, người dệt sắp xếp trật tự màu sắc các sợi vải hợp thành thảm dọc ứng với kiểu trang trí mình muốn thể hiện, những sợi chỉ ngang được bố trí nằm ở mặt ngoài, nổi lên trên trong quá trình dệt.

Sau khi dệt xong, những tấm vải ấy lại được may thành khăn, váy, áo, khố. Khố thường dài từ 3 – 5 m, rộng khoảng 28 cm và chỉ dành cho đàn ông. Mặt khố có nhiều hoa văn và hai đầu khố thường có tua. Áo cổ truyền cho đàn ông là áo chui đầu, dài tay. Áo có thân sau dài che kín mông. Thân trước ngắn hơn, giữa ngực áo mở ra một đoạn khoảng 10 cm có hàng khuy đồng, hai mảng áo màu đỏ rực, rất đẹp và mạnh mẽ. Phụ nữ thường mặc váy dài đến mắt cá chân, trên váy có rất nhiều hoa văn mà nhà dân tộc học Từ Chi nhận định “Xu hướng tự nhiên của con người sống giữa núi rừng và bằng núi rừng là vừa cố điệp vào vừa cố vươn mình lên trên bối cảnh hoang dã bằng lao động cải tạo thiên nhiên, bằng các biểu hiện văn hoá trong đó có nghệ thuật tạo hình mà trước hết là nghệ thuật trang trí cho đồ mặc ôm bọc thân hình. Phải chăng chính vì vậy mà phong tục của nhiều cộng đồng trên các vùng cao nước ta, kể cả áo, khố, váy, khăn của người Thượng là một mặt phẳng tạo hình thường chứa chất nhiều kiểu trang trí nhất, phô ra nhiều màu sắc nhất”. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Áo của phụ nữ là áo chui đầu, mở ở hai vai và cũng đơm cúc bằng đồng. Áo, váy đều màu đen và có hoa văn ở dọc theo thân váy, vai, cổ tay và gấu áo. Để dệt và may được một cái áo, váy hay khố, người dệt phải cặm cụi cả tháng trời với bao công sức và sự nhẫn nại và đôi bàn tay khéo léo. Thành quả lao động ấy mang hơi thở của núi rừng Tây Nguyên và nét văn hoá độc đáo của người dân tộc bản địa. Chính vì thế, các tour tham quan làng nghề dệt thổ cẩm đang phát triển mạnh và áo, váy thổ cẩm là những hàng lưu niệm được nhiều du khách chọn mua. Đây là cơ sở để đồng bào dân tộc tham gia hoạt động du lịch, hưởng lợi từ du lịch và bảo tồn nghề truyền thống, công ty du lịch có thêm sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách hàng và là cầu nối giữa dân tộc địa phương với du khách, du lịch. Khách tham quan có cơ hội hiểu biết thêm về văn hoá, làng nghề của người dân tộc bản địa Dak Lak.

Để chỉ “làng”, các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo như Ê Đê, Giarai, gọi là “buôn”, còn dân tộc thuộc dòng Môn – Khơme như M’nông, Xơ Đăng, Ba Na gọi là “bon”. Trải qua quá trình chung sống lâu đời, hầu hết các “làng” của người dân tộc ở Dak Lak đều được gọi là buôn. Trên cao nguyên này, phố trong buôn và buôn trong phố. Ngay cả tên thành phố cũng bắt đầu bằng “buôn”.

Các buôn ở Dak Lak đều là những điểm đến của du lịch sinh thái – văn hoá, tự bản thân buôn làng, tập quán sinh hoạt, sản xuất, tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc vốn đã là lạ lẫm, đặc sắc đối với du khách.

Ở Dak Lak có rất nhiều buôn, trong số đó có các buôn “làm du lịch” như buôn M’Liêng, buôn Tur, buôn Bur, buôn Kosier. Đường đến các buôn thuận tiện, có thể đi xe máy, ôtô, xe buýt. Người dân tộc trong buôn cũng đã quen với hoạt động du lịch nên rất cởi mở và thân thiện. Họ hiểu rằng những truyền thống văn hoá mà họ đang gìn giữ không chỉ quý báu đối với chính họ mà còn đối với cả dân tộc Việt và cả nhân loại. Việc gìn giữ bản sắc văn hoá ấy vừa làm phong phú thêm văn hoá Việt, thoả ý thích khám phá của du khách từ những nơi xa và đồng thời mang lại cho họ nguồn thu nhập ổn định cùng với cơ hội tiếp cận nhiều nét văn hoá khác nhau.

Có vị trí tại phường Tân Lợi, TP. BMT, buôn Ako Dhong – người địa phương quen gọi là buôn Cô Thôn – hàng ngày có nhiều khách du lịch đến tham quan. Đây là nơi sinh sống của 66 hộ dân Ê Đê và một số hộ M’nông.

Nằm ngay trong trung tâm thành phố, nhưng khi vừa đặt chân đến buôn, ai cũng có cảm giác rất thanh bình, yên tĩnh với những con đường đất đỏ, cây cối xanh um và đặc biệt là mấy chục nếp nhà sàn như đang xếp hàng thẳng tắp. Buôn không ồn ào với tiếng xe máy, tiếng nhạc xập xình của đô thị. Buôn xào xạc tiếng gió và thỉnh thoảng nghe tiếng trẻ con cười đùa, tiếng gà tíu tít. Khi có khách đến thăm hoạc vào dịp lễ, buôn rộn rã tiếng cồng chiêng.

Bước lên mỗi bậc thang để vào nhà sàn, du khách sẽ cảm nhận được những giá trị văn hoá mà người dân tộc bản địa trong thôn đang gìn giữ, phát huy. Du khách có thể trò chuyện thân mật, ở lại dùng cơm, uống rượu cần và cùng chung điệu múa, tiếng chiêng với đồng bào nơi đây. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Được sự dìu dắt của già làng Ama Rin và sự khuyến khích của UBND Tỉnh, buôn Ako Dhong ngày càng phát triển và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của mình. Các điệu nhạc, lời ca, điệu múa truyền thống và các lễ hội được tổ chức định kì, có quy củ và đúng với phong tục tập quán. Đây là mô hình tiên tiến được các buôn khác trong tỉnh học tập và cũng là một trong những cơ sở để phát triển du lịch bền vững cho tỉnh nhà.

Bên cạnh hồ Lak là buôn Jun. Buôn Jun của người M’nông mang vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hoà của buôn làng Tây Nguyên. Buôn nhìn ra hồ rộng lớn, mát rượi. Những dãy nhà sàn theo kiến trúc cổ truyền nép mình dưới bóng cây xanh.

Ban ngày, đàn ông cưỡi voi vào rừng và lên rẫy, phụ nữ ở nhà dệt thổ cẩm, lo bếp núc. Hình ảnh người dệt vải rất phổ biến ở trong buôn. Trẻ con nô đùa vô tư và thật sự hoà nhập với thiên nhiên. Chúng hồn nhiên nằm chơi trên đất, phía dưới nhà sàn, ôm mấy chú heo như thể những người bạn. Đôi mắt trong veo, hàng mi cong vút và cái miệng cười thật tươi trông đẹp đến lạ. Khung cảnh thật yên bình, thơ mộng.

Nếp sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc buôn Jun mang nét đặc trưng đã được định hình từ hàng trăm năm trước. Cũng với bếp lửa ngay trên nhà sàn, các món ăn dân dã mà mới lạ được bày ra để đãi du khách, cây lá trong rừng, hạt lúa trên nương, cá dưới hồ Lak. Chiều xuống, đàn ông cưỡi voi về buôn. Buôn Jun nhộn nhịp hẳn. Du khách có thể ở lại qua đêm để buổi tối được cùng uống rượu cần, ăn cơm lam, thịt nướng, xem biểu diễn cồng chiêng và nghe kể sử thi Tây Nguyên.

Một thú vị nữa khi thăm buôn Jun là khách có thể chèo thuyền độc mộc thăm hồ Lak, thăm nhà nghỉ của Bảo Đại hoặc những du khách quen với tiện nghi có thể nghỉ tại Lak Resort rất hiện đại mà gần gũi thiên nhiên, mới được khánh thành vào đầu năm 2025.

Những ai thích mạo hiểm có thể tham gia tour đi bộ xuyên rừng 2 – 3 ngày với các hướng dẫn viên là người bản địa. Nét độc đáo của buôn Jun là cực kì nguyên sơ, còn giữ được các tập quán sinh hoạt văn hoá, thuần dưỡng voi và đồng bào rất thật thà, thân thiện với du khách.

Đường đến buôn Jun đã được rải nhựa hoàn toàn, phương tiện thông tin liên lạc của huyện Lak khá hiện đại, đầy đủ. Cùng với khu du lịch hồ Lak, buôn Jun hứa hẹn thu hút ngày càng nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Bên cạnh các yếu tố di tích lịch sử-văn hoá, các lễ hội, các đối tượng gắn với dân tộc học, các dự án đầu tư cũng có thể đánh giá là tiềm năng phát triển du lịch của Dak Lak. Hiện nay, tỉnh đã có 15 dự án đầu tư cho du lịch với tổng số vốn lên đến 328,16 tỉ đồng. Các dự án này khi đi vào thực tiễn sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh phát triển, tạo việc làm cho người dân, bảo vệ môi trường và mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế địa phương.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc ít người ở Dak Lak cũng như sự pha trộn về văn hoá cũng là tài nguyên du lịch nơi đây.

Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Dak Lak khá phong phú, đa dạng và đặc sắc. Nếu có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn sẽ phát huy được lợi thế và hạn chế các khó khăn về nguồn nước, trình độ dân trí, suy thoái đất rừng nhằm hướng đến du lịch bền vững trong tương lai, theo đúng chủ trương của Chính phủ và Tổng cục du lịch Việt Nam.

2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Dak Lak trên quan điểm phát triển bền vững Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Trong phần này, luận văn đánh giá các yếu tố góp phần đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững và những khía cạnh là dấu hiệu của sự phát triển không bền vững.

2.2.1. Vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Tỉnh Dak Lak nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, có các trục đường giao thông quan trọng nối liền với nhiều tỉnh, thành phố như quốc lộ 14 nối TP. BMT với Dak Nông, Bình Phước, Bình Dương và TP. HCM. Quốc lộ 26 nối TP. BMT – Nha Trang, quốc lộ 27 nối TP. BMT – TP. Đà Lạt và một số tuyến đường khác nối liền với vùng Đông Bắc Campuchia. Bên cạnh đó cảng hàng không ở ngay trong thành phố nối liền Dak Lak với TP. HCM, Đà Nẵng và thủ đô Hà Nội.

Cùng với các điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất, rừng, tài nguyên khoáng sản và lực lượng lao động dồi dào, Dak Lak có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội. Giai đoạn 2009 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 11% trong đó nông lâm nghiệp tăng bình quân 9,94%, công nghiệp – xây dựng tăng 8,64%, dịch vụ tăng 12,17%. Sang giai đoạn 2014 – 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ ở mức cao, trung bình 10,5%/năm, trong đó nông, lâm nghiệp tăng 15,22%, công nghiệp – xây dựng tăng 11,33% và dịch vụ tăng 7,95%. Trong các năm tiếp theo, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Theo đánh giá so sánh 2012, tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 65,54% năm 2023 còn 59,55% năm 2024, công nghiệp – xây dựng tăng từ 13,21% năm 2023 lên 15,29% năm 2024 và các ngành dịch vụ tăng từ 21,25% năm 2023 lên 25,16% năm 2024.

Bảng 2.1.Cơ cấu GDP theo ngành của tỉnh Dak Lak, thời kì 2014 – 2024.

ĐVT: % Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Năm / Khu vực 2014 2016 2018 2020 2022 2024
Nông, lâm nghiệp 72,30 74,46 76,13 76,21 70,20 59,55
Công nghiệp-xây dựng 8,90 8,41 8,53 7,78 10,21 15,29
Dịch vụ 18,80 17,13 15,34 16,01 19,59 25,16

“Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Dak Lak 2024”.

So với cơ cấu kinh tế năm 2014, cơ cấu kinh tế năm 2024 đã có sự thay đổi rõ rệt. Tỉ trọng nông, lâm nghiệp giảm 12,75%, công nghiệp – xây dựng tăng 6,39% và dịch vụ tăng 6,36%.

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu  GDP theo ngành kinh tế tỉnh Dak Lak 2014 – 2024.

Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2012 chỉ đạt 218 đô la/người thì đến năm 2013 đã tăng lên 258 đô la/người, năm 2018 là 380 đô la/người và năm 2023 là 550,6 đô la/người, mức sống ngày một nâng cao.

Trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, có phần đóng góp không nhỏ của du lịch. Tuy mới phát triển trong vòng vài năm trở lại đây nhưng doanh thu vuợt trội so với các năm trước nhờ sự kiện kỉ niệm 100 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển. Qua các hoạt động văn hóa và công tác tiếp thị, du khách biết đến Dak Lak nhiều hơn. Để chào mừng sự kiện lớn đó, nhiều công trình giao thông, khách sạn được xây dựng, góp phần phục vụ du lịch.

Chỉ trong vòng 6 năm, doanh thu du lịch của tỉnh đã tăng hơn gấp đôi, từ 43 tỷ năm 2019 lên 100 tỷ năm 2024. Đó là sự phát triển không ngừng và rất hứa hẹn của ngành du lịch tỉnh. Đóng góp của ngành vào ngân sách địa phương cũng tăng lên đáng kể, từ 1,5 tỷ năm 2014 lên 5,5 tỷ năm 2024.

Với những thành tựu đã đạt được như trên, vai trò của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Dak Lak đến năm 2020 đã được nhấn mạnh: “tiếp tục phát triển một số ngành du lịch có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh cao như du lịch…phát triển đa dạng các loại hình du lịch, gắn với bảo vệ, tôn tạo cảnh quan môi trường…”[8].

2.2.2. Khách du lịch Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

2.2.2.1. Khách quốc tế

Khách quốc tế tìm đến Dak Lak chưa nhiều, một phần do hoạt động quảng bá, tiếp thị của du lịch Dak Lak chưa đến được với bạn bè quốc tế. Đối với nhiều người nước ngoài, Việt Nam nói chung và Dak Lak nói riêng còn khá xa lạ. Mặt khác do hoàn cảnh lịch sử, rất nhiều cựu chiến binh Mỹ và Pháp muốn quay lại thăm mảnh đất cao nguyên anh dũng này, nhưng vì những trở ngại về mặt chính trị, thủ tục nhập cảnh nên một lượng lớn du khách là cựu chiến binh hoặc những người trước đây làm việc cho chính quyền Mỹ không thể du lịch Dak Lak. Một vài công ty lữ hành lớn cũng đã nhận thấy tiềm năng du lịch của Dak Lak nhưng đều gặp khó khăn trong việc xin giấy phép cho người nước ngoài được tham quan, lưu trú tại Dak Lak. Khách quốc tế mà du lịch Dak Lak đón tiếp hiện nay chủ yếu đến từ các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Đông nhất là những khách du lịch có quốc tịch Pháp, Anh, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ. Gần đây có thêm du khách Mỹ, Úc, Canada.

Khách đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu là khách trẻ, đi tự do, nghiên cứu thị trường.

Từ năm 2014 đến nay khách quốc đến Dak Lak tăng nhưng chưa đều ở giai đoạn 2014 – 2018 và từ 2019 – 2023 thì tăng liên tục. Năm 2014, Dak Lak đón 4.631 lượt khách quốc tế, chỉ một năm sau con số này tăng gần gấp đôi, đạt 8.240 lượt khách nhưng đến năm 2017 lại giảm chỉ còn 6.230 lượt khách và năm 2019 còn 5.759 lượt. Từ năm 2020 trở đi, số lượt khách tăng đều qua các năm.

Hình 2.2. Biểu đồ lượt du khách quốc tế đến Dak Lak giai đoạn 2014 – 2023 “Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Dak Lak 2024”.

Trong vòng 11 năm, từ 2014 – 2023, tổng số lượt khách quốc tế đến Dak Lak là 81.609 lượt. So với năm 2014 số lượt khách của năm 2023 tăng 313,97%. Đây là dấu hiệu khả quan, tuy nhiên, so với tiềm năng về du lịch tự nhiên và văn hóa của Dak Lak, số lượt khách quốc tế như vậy còn quá ít. Đa số khách đến theo tour sinh thái – văn hóa.

2.2.2.2. Khách nội địa

Khách nội địa đến Dak Lak ngày càng tăng, vì trong môi trường du lịch Việt Nam, Dak Lak đang dần chiếm vị trí đáng kể. Thuận tiện cả bằng đường ô tô lẫn đường hàng không, lại cách TP. HCM chỉ 350km đường bộ, du khách có thể chọn Dak Lak làm điểm đến cho kì nghỉ cuối tuần. Hơn nữa, là nơi sinh sống của 44 đồng bào dân tộc, hàng năm ở Dak Lak có rất nhiều lễ hội đặc sắc như đua voi, đâm trâu, cồng chiêng, thu hút khách du lịch đến tham quan. Tập quán sinh họat, sản xuất của dân tộc bản địa nơi đây cũng là nét mới lạ đối với nhiều du khách. Do điều kiện lịch sử, Dak Lak là vùng nhập cư của hàng trăm ngàn người từ các miền của đất nước. Hàng năm, có nhiều người thân của cư dân Dak Lak từ những tỉnh khác tìm đến Dak Lak để thăm gia đình và kết hợp du lịch Dak Lak. Do vậy, số lượt khách nội địa đến Dak Lak khá cao và ngày càng tăng. Khách nội địa chiếm đến 80 – 85% tổng số khách du lịch đến Dak Lak. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Năm 2014, có 45.002 lượt khách nội địa đến Dak Lak, năm 2018 con số này đã là 124.767. Càng về sau du khách đến Dak Lak càng nhiều hơn nữa.

Hình 2.3. Biểu đồ lượt du khách trong nước đến Dak Lak giai đoạn 2014 – 2023.

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng số khách du lịch đến Dak Lak đạt 74.788 lượt khách. Khách du lịch đến Dak Lak chủ yếu nhằm tham quan các thắng cảnh như thác, hồ, thăm các khu bảo tồn, vườn quốc gia, các di tích lịch sử – văn hóa, lượng khách tăng vọt vào dịp hè, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.

Nhiều khách đến Dak Lak vì sự thu hút của các lễ hội, nhất là vào dịp đầu xuân, đặc biệt là tháng 3 – tháng tập trung nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc. Tỉnh Dak Lak là nơi tổ chức một số liên hoan phim, ca múa nhạc, ngày hội văn hóa và hội thảo, tuy nhiên lượng khách đến đến vì những mục đích này không nhiều và không thường xuyên.

Giữ nhịp độ gia tăng ổn định nhất là du khách đến theo mục đích sinh thái – văn hóa. Loại hình du lịch này đang phát triển và có thể diễn ra quanh năm. Các công ty du lịch lớn như Saigon Tourist, Viettravel cũng đang khai thác điểm đến Dak Lak trong tour du lịch miền Trung – Tây Nguyên. Sự gia tăng của lượng du khách đến theo tour sinh thái, văn hoá – lịch sử là dấu hiệu đáng mừng, tạo điều kiện cho du lịch Dak Lak phát triển theo hướng bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn cũng như quan tâm đến cộng đồng dân tộc bản địa. Bởi mọi hoạt động du lịch cũng như sản phẩm du lịch đều nhằm mục đích phục vụ du khách, theo nhu cầu của du khách, mà du khách tìm đến Dak Lak vì mục đích sinh thái – văn hoá – lịch sử thì ngành du lịch tỉnh cũng như mọi hoạt động, dự án liên quan đến du lịch đều phải hướng đến việc bảo tồn môi trường và văn hoá bản địa lượt khách.

Hình 2.4. Biểu đồ tổng lượt khách đến Dak Lak du lịch giai đoạn 2014 – 2024 “Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Dak Lak 2024”.

Mặc dù lượng khách đến Dak Lak ngày một tăng nhưng số ngày lưu trú bình quân không nhiều. Trung bình số ngày lưu trú của một khách là 1,44 ngày trên địa bàn tỉnh. Đây là một con số rất nhỏ. Có thể lý giải một phần do các hoạt động du lịch thường nhỏ, lẻ và chưa có sự liên kết. Chẳng hạn, khách chỉ đến hồ Lak tham quan rồi ở lại một đêm, sang hôm sau là về. Các hoạt động du lịch ở các điểm du lịch còn nghèo nàn, chỉ diễn ra trong chốc lát là hết. Du khách muốn tìm hiểu nhiều hơn cũng không có người hướng dẫn. Hơn nữa, cơ sở lưu trú thường tập trung ở TP.BMT, khách tham quan các địa điểm xong phải trở về khách sạn ở thành phố để nghỉ và số khách sạn đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng cao cấp chưa nhiều. Để níu chân khách, du lịch Dak Lak cần xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn ngay tại cụm, khu du lịch và cần các chiến lược cụ thể, lâu dài để phát triển thêm các điểm du lịch liên hoàn, các loại hình du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

2.2.3. Doanh thu du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản do khách du lịch chi trả, từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, bán hàng và cách dịch vụ khác.

Cùng với sự phát triển của ngành, doanh thu từ du lịch Dak Lak ngày càng tăng, một số năm tăng nhiều hơn so với kế hoạch đề ra. Năm 2014, tổng doanh thu du lịch của tỉnh đạt 22,4 tỉ đồng, đến năm 2018 đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 42,3 tỉ đồng, năm 2022 đạt 71 tỉ đồng và năm 2024 đạt 100 tỉ đồng.

Hình 2.5 . Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của du lịch Dak Lak giai đoạn 2014-2024 “Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Dak Lak 2024”.

Trong tổng doanh thu của ngành du lịch tỉnh, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 54,675%, còn lại là tư bản tư nhân, 36,068%. Về cơ cấu nguồn doanh thu, doanh thu từ dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất 39,411% như thuê phòng, lữ hành, vận chuyển khách, tiếp theo là doanh thu từ bán hàng hoá và ăn uống chiếm 29,628% và 21,685%, còn lại là các nguồn thu khác. Doanh thu ở địa bàn TP. BMT chiếm đến 90% tổng doanh thu, trong khi các huyện có nguồn tài nguyên rất phong phú thì nguồn thu lại rất nhỏ và không đáng kể.

Nhìn chung, sự tăng trưởng của doanh thu du lịch từ năm 2014 đến nay cho thấy cả giá trị tuyệt đối và nhịp độ tăng trưởng đều tăng liên tục. Bốn tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Dak Lak đã thu được 36,63 tỉ đồng, tăng 19,79% so với cùng kì năm ngoái. Mức đóng góp của du lịch vào ngân sách nhà nước cũng tăng ngày càng nhiều hơn.

Bảng 2.2. Đóng góp của du lịch Dak Lak vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 – 2024

Năm 2014 2016 2018 2020 2022 2024
Nộp ngân sách(tỉ đồng) 1,55 2,14 3,89 4,36 4,7 5,5

“Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Dak Lak 2024”.

Những kết quả của hoạt động du lịch đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh và các ngành kinh tế khác cùng phát triển, giữ vững ổn định chính trị, tạo thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất – tinh thần, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tích luỹ cho ngân sách, đồng thời tạo ra những điều kiện tốt hơn để phát triển hoạt động du lịch trong những năm sau. Nếu kiên định đường lối phát triển du lịch theo hướng bền vững, du lịch Dak Lak không những củng cố thêm những gì mình đang có mà còn phát triển hơn nữa về mọi mặt, môi trường bền vững và đời sống người dân được cải thiện.

2.2.4. Sản phẩm du lịch Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Sản phẩm du lịch của Dak Lak hiện nay có thể nói là nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn về du lịch của tỉnh. Chủ yếu vẫn là các tour tham quan thắng cảnh, di tích, các buôn dân tộc và các lễ hội. Những sản phẩm du lịch này chủ yếu dựa trên những nguồn tài nguyên sẵn có như cảnh đẹp thiên nhiên, lối sống tự nhiên của đồng bào dân tộc mà chưa có sự đầu tư, khai thác và phát triển để chúng trở nên phong phú, đặc sắc và cuốn hút khách hơn. Các điểm du lịch chưa được khai thác nhiều lại thường chỉ được tham quan “chớp nhoáng”, xem là chính chứ thưởng thức và nhận thức chưa cao. Giữa các điểm du lịch chưa có sự liên kết chặt chẽ cũng như các sản phẩm du lịch trong mỗi điểm còn rời rạc, tách biệt nhau.

Các tour du lịch thường rất ngắn ngày và tính chuyên nghiệp chưa cao. Hiện nay, sản phẩm du lịch của tỉnh chỉ có thể gom vào ba nhóm chính là du lịch sinh thái thăm hồ, thác, dã ngoại thăm vườn quốc gia, khu bảo tồn; du lịch văn hoá tham quan bảo tàng, di tích lịch sử –  văn hoá và du lịch nghiên cứu tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Mỗi tour hoặc sự pha trộn tính sinh thái – văn hoá – nghiên cứu thường chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày.

Quà lưu niệm còn nghèo nàn, dựa trên những cái phổ biến nhất của người dân tộc như rượu cần, đồ thổ cẩm, hàng thủ công mĩ nghệ như gùi, đàn tơ – rưng, tranh gỗ. Điều đáng nói là các vật dụng này làm chưa tinh xảo, chưa bắt mắt và thường bán với giá cao. Trong điều kiện công nghiệp dệt phát triển mạnh, các loại vải in hoa văn của người dân tộc bày bán nhiều, giá lại rẻ, khiến cho vải thổ cẩm dệt bằng tay của đồng bào bị ế ẩm. Phần thuyết minh của hướng dẫn viên còn chưa đầy đủ, bản thân người làm du lịch cũng không hiểu biết nhiều về du lịch và sản phẩm mà mình đang “bán”. Để phát triển du lịch bền vững, những hạn chế trên cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất vì có thể nói chúng là những dấu hiệu của sự phát triển không vững.

Hiện nay tỉnh có các tour chính:

  • BMT – hồ Lak – thác Dray Sap (2 ngày, 2 đêm)
  • BMT – buôn Đôn – hồ Dak Min (1 ngày đêm)
  • HCM – TP. BMT – hồ Lak (3 ngày, 3 đêm)

Thời gian gần đây, du lịch Dak Lak đã chú trọng đến đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách nhiều hơn. Công ty cà phê Trung Nguyên cũng đã có chiến lược đưa Dak Lak trở thành quê hương của cà phê trên toàn thế giới và công nghiệp sản xuất, chế biến cũng như vẻ đẹp của những rẫy cà phê sẽ là điểm đặc sắc, hấp dẫn của du lịch nơi đây.

Điều này có ý nghĩa tích cực đối với du lịch Dak Lak bền vững trong tương lai.

2.2.5. Cơ sở hạ tầng du lịch

Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Về phương diện này, mạng lưới giao thông là nhân tố quan trọng hàng đầu. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

2.2.5.1. Hệ thống giao thông

Mặc dù địa hình cao nguyên nhưng giao thông Dak Lak khá phát triển và đang ngày càng hoàn thiện, phục vụ tốt nhu cầu du lịch.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có năm tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 700,2 km. Trong đó:

  • Quốc lộ 14 dài 272 km nối Dak Lak với Đà Nẵng và quốc lộ 26 đến TP. Nha Trang, mặt đường bê tông nhựa, công trình thoát nước vĩnh cửu.
  • Quốc lộ 27 đi TP. Đà Lạt, Phan Rang, dài 83,2 km, trong đó có 55 km đường láng nhựa, 28,2 km đường công trình thoát nước vĩnh cửu.
  • Quốc lộ 28 dài 58 km, quốc lộ 14C dài 168 km, đường đã được rải nhựa hoàn toàn.

Tỉnh lộ có 16 tuyến đường, nối liền các huyện với thành phố, tổng chiều dài 610 km. Có 44 cây cầu vĩnh cửu với tổng chiều dài 716 m và 44 cầu tạm.

Các tuyến đường huyện cũng được đổ nhựa nhiều, với 77 tuyến, dài 806 km. Đường xã, đường thôn buôn dài hơn 4.400 km, chủ yếu là đường đất với khoảng 200 cây cầu lớn nhỏ. Hầu hết các xã đã có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có 125 xã có đường nhựa, 44 xã có đường cấp phối, chỉ còn xã Ea Rbin của huyện Lak là chưa có đường ô tô đến trung tâm.

Đường đô thị dài 109,5 km, hầu hết là đường nhựa, đi lại thuận tiện và hai bên đường được trồng cây khá đẹp mắt. Các hàng cây bên đường đã trở thành nét đặc trưng của Dak Lak. Phần lớn là bằng lăng tím, hoa sữa và cây sao.

Mặc dù hệ thống đường nhựa chưa nhiều nhưng cùng với các dịch vụ vận tải, giao thông đường bộ đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân. Mạng lưới xe buýt đã mở rộng đến 8/13 huyện, thành phố với nhiều thành phần kinh tế tham gia, có hiệu quả cao. Dịch vụ taxi phát triển với gần 200 xe, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại trong tỉnh. Năm 2023, tỉnh có 334.162 phương tiện vận tải hành khách, có 4.659 ô tô khách và 329.385 xe cơ giới hai bánh.

Giao thông đường hàng không đang được cải tiến, bắt nhịp cùng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu du lịch của khách hàng. Sân bay Buôn Ma Thuột thuộc cụm sân bay miền Nam, đã hoạt động vận tải hành khách từ năm 1977 đến nay. Trước đây chỉ có hai tuyến chính là TP. BMT – TP. Đà Nẵng – Hà Nội và TP. BMT – TP. HCM với máy bay ATR72 thì từ ngày 10/3/2025 đã đưa vào hoạt động máy bay Airbus320 bay thẳng Hà Nội – TP. BMT và ngược lại. Lịch bay cũng nhiều hơn trước, mỗi ngày có 10 chuyến đi về giữa TP. HCM – TP. BMT, hai chuyến TP. BMT – TP. Đà Nẵng và một tuần có  6 chuyến đi về giữa TP. BMT – Hà Nội. Mật độ chuyến bay dày như thế góp phần không nhỏ cho hoạt động du lịch của tỉnh.

Mạng lưới và phương tiện giao thông của Dak Lak sẽ được nâng cấp, cải tiến hơn nữa trong thời gian tới. Tỉnh đã có các dự án làm mới, tu bổ đường cũng như hoàn thiện các dịch vụ vận chuyển nhằm phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

2.2.5.2. Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng và các nước. Trong sự phát triển của du lịch, không thể thiếu thông tin liên lạc. Nhờ các tiến bộ khoa học kĩ thuật và sự đầu tư của nhà nước, hệ thống thông tin liên lạc Dak Lak đã đáp ứng một phần cho du lịch.

Toàn tỉnh hiện có 43 bưu cục tại tất cả các huyện, xã. Hiện nay đã đưa vào hoạt động tổng đài điện tử 16.000 số, đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện thoại của dân cư. Năm 2024, số thuê bao điện thoại đạt 17,13 máy/100 dân, so với trung bình cả nước là 35 máy/100 dân. Internet phát triển nhanh, đã có 10/13 huyện, thành phố có internet tốc độ cao, trừ huyện M’Đrăk, Ea Súp và Krông Bông.

Bưu điện thực hiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng các nghiệp vụ bưu điện như điện thoại, fax, thư, báo chí trong và ngoài nước, vào bất cứ thời điểm nào.

Sóng phát thanh truyền hình đã phủ khắp các xã, phường trong tỉnh, đến nay chỉ còn ba xã thuộc huyện M’Đrăk chưa được phủ sóng truyền hình. Truyền hình cáp và đầu thu kĩ thuật số được lắp đặt ở tất cả các khách sạn, số lượng kênh nhiều, nội dung phong phú.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá, tiếp thị du lịch Dak Lak bắt đầu phát triển. Vai trò của thông tin liên lạc đối với du lịch được nhận thức sâu sắc hơn. Tháng 10/2024, Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch đã phối hợp với Tổ chức hỗ trợ kĩ thuật Đức(GTZ) tổ chức hội thảo “Xu hướng du lịch quốc tế vào Việt Nam và cách tiếp cận” nhằm giới thiệu cho các doanh nghiệp, công ty du lịch các phương thức xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Dak Lak qua internet. Một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã thiết lập các website quảng bá du lịch Dak Lak.

Tuy nhiên, thông tin liên lạc Dak Lak hiện nay có thể nói là chưa theo kịp với nhịp độ phát triển của du lịch. Các website về du lịch Dak Lak còn rất nghèo về nội dung, kém về chất lượng. Lời giới thiệu chưa cuốn hút, mà lại chỉ bằng tiếng Việt. Các website đều giới thiệu lặp lại khoảng năm, sáu điểm du lịch, hình ảnh chưa đặc sắc, lôi cuốn. Tại các cơ sở lưu trú chưa có nhiều thiết bị truy cập mạng, chưa có mạng không dây. Một số khách sạn lớn trong thành phố có kết nối internet thì giá dịch vụ còn cao. Để du khách trong và ngoài nước tìm đến Dak Lak du lịch nhiều hơn, ngành thông tin liên lạc tỉnh cần có chiến lược phát triển và đưa ra các giải pháp khả thi.

2.2.5.3. Điện, nước Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Mạng lưới điện của tỉnh đang trong quá trình hoàn thiện. Hàng năm, lượng nước mưa chuyển vào dòng chảy trong tỉnh đạt khoảng 17,5 tỉ m3, nhưng mưa phân bố không đều nên lượng điện cung cấp cũng chênh lệch theo mùa. Nguồn thủy điện của tỉnh đã có trên 14.000 KW, trong đó thuỷ điện Dray H’linh là 12.000 KW. Nhu cầu điện của Dak Lak là 1,8 triệu kwh/ ngày nhưng lượng điện của tỉnh chỉ mới đáp ứng được một nửa. Vào mùa khô, toàn tỉnh thực hiện “hai có một không”, tức là cứ hai ngày có điện thì một ngày hôm sau lại mất điện.

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật gắn liền với năng lượng, đặc biệt là điện. Du lịch cũng chịu ảnh hưởng lớn của việc mất điện như du khách không thể sử dụng máy lạnh, máy tắm nước nóng, sạc pin máy quay phim, hay truy cập internet.

Thấy được những tác động không nhỏ đó, điện lực Dak Lak đã bắt đầu xây dựng các nhà máy thuỷ điện Buôn Kốp, Sêrêpốk III, Krông Kmar, Krông Hin 2 và nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang tiến hành thủ tục đầu tư như nhà máy thuỷ điện buôn Bra – Ea Kar (10MW), thuỷ điện Ea Ran –-M’Đrăk (6MW). Với những nỗ lực trên, đến nay17.000 hộ dân trong tỉnh đã được dùng điện, tỉ lệ hộ sử dụng điện là 84%, có đến 90,4% số buôn đồng bào dân tộc thiểu số có điện, 100% xã, phường có điện.

Trong thời gian tới, vấn đề điện ở Dak Lak sẽ được giải quyết và phục vụ tốt cho du lịch.

Dak Lak có ba hệ thống sông, phân bố khá đều trên lãnh thổ là hệ thống sông Sêrêpôk, sông Ba và sông Đồng Nai, cộng với hàng trăm hồ và suối, nguồn nước mặt của tỉnh khá dồi dào. Tuy nhiên, lượng nước rất thấp vào mùa khô khiến nhiều huyện gặp khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất.

Được sự đầu tư kinh phí của Nhà nước, Chính phủ Nhật Bản và các dự án nước sạch Danida (Đan Mạch), toàn tỉnh đã có 34 xã, thôn buôn vùng xa có các công trình, hệ thống cấp nước sạch. 48.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh với trên 70.000 người được hưởng lợi đã đưa tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch lên 44%.

Tại TP. BMT, hàng ngày nhà  máy nước chỉ cung cấp được 28.000m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu. Đây là điểm hạn chế cần khắc phục vì nhu cầu nước sạch của người dân sẽ ngày càng nhiều trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Hệ thống thoát nước của tỉnh được đánh giá là tốt, thoát nước nhanh, sạch. Nước thải không bốc mùi lên từ các cống rãnh như nhiều thành phố khác.

Các cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ở Dak Lak hầu hết đều sử dụng nước sạch, tuy nhiên lượng nước hiện bị thiếu hụt vào mùa khô. Dak Lak đang triển khai lồng ghép các chương trình, dự án, phấn đấu đến năm 2030 có 100% dân số thành thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng bình quân 60 lít nước/người/ngày đêm.

Những nỗ lực trong lĩnh vực điện, nước sẽ góp phần tạo điều kiện cho du lịch phát triển hơn trong tương lai. Đánh giá tại thời điểm hiện tại, điện nước Dak Lak chưa phục vụ tốt cho phát triển du lịch bền vững.

2.2.6. Cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Cơ sở vật chất –  kĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức khai thác các tiềm năng du lịch.

2.2.6.1. Cơ sở lưu trú

Cùng với sự phát triển của du lịch, số cơ sở lưu trú và chất lượng dịch vụ cũng tăng lên. Tính đến cuối năm 2024, Dak Lak có 39 khách sạn và 28 nhà nghỉ. Tổng số phòng là 1.470 phòng với 2.757 giường. Các khách sạn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng phòng ở, dịch vụ ăn uống, đi lại. Đội ngũ lao động của một số khách sạn lớn được huấn luyện nghiệp vụ, phục vụ tốt.

Tỉnh hiện có bốn khách sạn đạt chuẩn 3 sao là Thắng Lợi, Đam San, Bạch Mã và Cao Nguyên. Đầu năm 2025, resort ở khu du lịch hồ Lak được đưa vào hoạt động, góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan của du khách.

Nhìn chung, cơ sở lưu trú ở Dak Lak khá nhiều, chất lượng một số khách sạn đạt loại tốt. Các khách sạn và nhà nghỉ thường có phục vụ ăn uống và các món ăn đặc sản theo yêu cầu của khách. Tuy nhiên, đa số các khách sạn và nhà nghỉ chỉ tập trung trong phạm vi TP. BMT. Du khách muốn nghỉ lại qua đêm tại các điểm du lịch ở huyện thường khó tìm được phòng nghỉ vừa ý hoặc thậm chí không có nhà nghỉ hay khách sạn nào gần đó. Các khách sạn ở huyện thường có quy mô nhỏ, phục vụ chưa chuyên nghiệp và thiết bị hiện đại rất thiếu. Trong điều kiện phát triển du lịch bền vững hiện nay, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được so với nhu cầu của du khách.

Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Dak Lak chưa nhiều và chỉ có hai doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Con số này là quá ít so với nhu cầu của người dân, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và giá cà phê, tiêu, cao su – những nông sản chính của Dak Lak đang tăng cao như hiện nay. Sự hạn chế du lịch ra nước ngoài của người dân Dak Lak cũng phần nào thu nhỏ khả năng người nước ngoài tìm đến Dak Lak để tham quan. Ngành du lịch cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở lưu trú về chất lượng, quy mô, đa dạng hoá các loại hình phục vụ, liên kết với các công ty du lịch, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng cường quảng bá, tiếp thị để thu hút và phục vụ du khách tốt hơn.

2.2.6.2. Các dịch vụ khác

Tỉnh hiện có hai rạp chiếu phim mới được tu sửa, nâng cấp. Bốn khu du lịch là khu du lịch hồ Lak, khu du lịch hồ Ea Kao, khu du lịch Buôn Đôn và khu vui chơi giải trí ở TP. BMT. Nhà thi đấu thể thao của tỉnh có diện tích lên tới 8.700m2, hiện đại, có 3.000 chỗ ngồi đã đăng cai một số giải thể thao toàn quốc như quyền anh, cầu lông. Không chỉ là địa điểm thi đấu, nhà thi đấu còn là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, giao lưu giữa các thế thệ. Bốn hồ bơi, bốn sân tennis và các cơ sở thể thao của thành phố đã phần nào đáp ứng nhu cầu chưa cao của người dân và du khách. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Ở TP. BMT có nhiều nhà hàng đặc sản, món ăn ngon. Một số quán nổi tiếng như Đam San, Ngon, Thanh Hùng, Kim Anh, Bò Né Bốn Triệu. Món ăn và hương vị thức ăn của Dak Lak khá lạ lẫm đối với nhiều người, chúng thường được đánh giá cao vì vừa lạ về khẩu vị, vừa thanh về gia vị và ngon.

Có thể nói, trong điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh hiện nay, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch như vậy là một cố gắng lớn, mặc dù mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Do đó, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng dịch vụ và trình độ nghiệp vụ cần được đánh giá đúng mức để cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bền vững.

2.2.7. Đầu tư cho du lịch

 Từ năm 2014 đến 2022, đầu tư của nhà nước và các thành phần kinh tế cho du lịch chỉ đạt 201 tỉ đồng, do vậy mới chỉ bước đầu tạo dựng cơ sở hạ tầng du lịch. Sự đầu tư này còn ít so với xu hướng và tiềm năng của du lịch Dak Lak.

 Các dự án du lịch được ưu tiên đầu tư:

  • Khu du lịch sinh thái – văn hoá Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn, có chủ đầu tư là công ty cổ phần thương mại dịch vụ Dak Lak với quy mô dự án là 1.515ha, tổng vốn đầu tư 51 tỉ đồng từ năm 2020 đến năm 2030, trong đó 47% là vốn ngân sách đầu tư cho hạ tầng du lịch, 53% vốn của các đơn vị kinh doanh du lịch.
  • Khu du lịch hồ Lak, huyện Lak, do công ty du lịch Dak Lak làm chủ đầu tư có qui mô dự án 47ha, tổng vốn đầu tư 50 tỉ đồng trừ hệ thống cáp treo. Hình thức đầu tư là 21% vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ tầng du lịch và 79% vốn của các đơn vị kinh doanh du lịch trong thời gian 2020 – 2030.
  • Khu du lịch hồ Ea Kao do công ty cà phê Trung Nguyên làm chủ đầu tư có vốn đầu tư lên đến 120 tỉ đồng, quy mô dự án 120ha, chưa kể mặt hồ. Nguồn vốn được huy động từ các thành phần kinh tế là 95 tỉ (chiếm 79,2%), còn lại là ngân sách.

Tổng hợp 3 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh là 221 tỉ đồng. Ngoài ra, còn nhiều dự án và các khu, điểm du lịch đã được xem xét để đầu tư về cơ sở hạ tầng và tôn tạo cảnh quan, các di tích lịch sử, văn hoá.

Giai đoạn 2019 – 2023, đầu tư của nhà nước và các thành phần kinh tế cho du lịch đạt 305,79 tỷ đồng, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình dịch vụ (trong đó có 67,19 tỷ đồng là nguồn vốn Ngân sách Trung ương và địa phương, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 21,97%).

Riêng phần vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch chiếm tỷ trọng 9,52% với kinh phí đầu tư 29,12 tỷ đồng trong đó Trung ương đầu tư 24,52 tỷ (8,22%), ngân sách tỉnh 4,6 tỷ đồng (1,32%). Dự kiến giai đoạn 2024 – 2030, số vốn đầu tư cho du lịch Dak Lak cần huy động là 677,12 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch là 140,27 tỷ đồng. Nguồn vốn còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Bảng 2.3. Các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030

Số hiệu Khu, điểm du lịch Quy mô (ha) Dự kiến  vốn đầu tư  (tỉ đồng) Giai đoạn Chủ đầu tư
2021–

2023

2024–

2030

I Khu, điểm du lịch
I.1 Khu du lịch văn hoá, sinh thái Ban Mê (TP.BMT) 40 30 20 10 Doanh nghiệp tư nhân du lịch sinh thái Ban Mê
I.2 Khu du lịch Hồ Ea Nhaie (huyện Krông Păk) 30 6 4 2 Công ty cà phê Thắng Lợi
I.3 Khu du lịch thác Dray Nao (huyện M’Đrăk) 200 9 5 4 Lâm trường M’Drăk
I.4 Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Chư Yang Sin 59.660 60 60 các thành phần kinh tế
I.5 Điểm du lịch thác Thuỷ Tiên (huyện Krông Năng) 30 4,4 3 1,4 Ban quản lý dự án Krông Năng
I.6 Điểm du lịch thác Krông K’Mar (huyện Krông Bông) 5 3 2 Lâm trường Krông Bông
I.7 Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện EaKar) 27.800 14,24 2 12,24 Ban quản lý khu bảo tồn Ea Sô
II Cơ sở lưu trú
II.1 Khách sạn Biệt Điện (TP.BMT) 50 phòng 14,6 14,6 Công ty khách sạn Biệt Điện
II.2 Khách sạn Thắng Lợi II (TP. Buôn Ma Thuột) 83 phòng 24 24 Công ty du lịch Dak Lak
III Khu vui chơi giải trí – Công viên nước Dak Lak giai đoạn II (TP.BMT) Mở rộng 2,5ha 12 12 Công ty du lịch Dak Lak
IV Các làng nghề truyền thống 3 làng nghề 13,52 13,52 Các doanh nghiệp, Hợp tác xã
V Các công trình dịch vụ (Khách sạn, điểm vui chơi, di tích văn hoá – lịch sử, thể thao, nghệ thuật) 135,4 35,4 100 Các thành phần kinh tế
Tổng cộng 328,16 100,52 227,64

“Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Dak Lak 2024”. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

15 dự án đầu tư cho du lịch Dak Lak đều từ nguồn vốn trong nước. Tính đến nay vẫn chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào dành cho du lịch Dak Lak. Các nhà đầu tư nước ngoài chưa biết nhiều đến tiềm năng du lịch của tỉnh và cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch của tỉnh cũng chưa có. Tỉnh chưa có dự án cho việc bảo tồn văn hoá của các dân tộc bản địa cũng như các dự án du lịch bền vững như dự án về môi trường, đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân. Đây là dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. Tuy nhiên, mới đây, ngành du lịch Dak Lak đã đề xuất các dự án trình lên UBND tỉnh và tiến hành thực hiện một số dự án du lịch khá khả quan. Nó thể hiện sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch tỉnh nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đối với du lịch Dak Lak. Ngày 5/3/2021 văn phòng chính phủ đã có công văn số 969/VPCP – KTTH về việc đưa Dak Lak là một trong những tỉnh trọng điểm du lịch. Những dự án về du lịch Dak Lak hứa hẹn sự phát triển bền vững của du lịch ở Dak Lak trong tương lai.

2.2.8. Lao động ngành du lịch

Năm 2023, toàn tỉnh có 932.314 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 6.580 người hoạt động trong ngành du lịch. So với số lao động trong ngành du lịch của TP.HCM, Lâm Đồng hay Bình Thuận thì số lượng người lao động của du lịch Dak Lak còn nhỏ bé, nhất là trong điều kiện du lịch phát triển như hiện nay.

Nhìn chung, lao động ngành du lịch của Dak Lak còn ít về số lượng, thấp về chất lượng. Mặc dù số lao động tăng liên tục qua các năm, bình quân mỗi năm tăng hơn 1.000 người, nhưng số người này chưa đủ để phục vụ tốt cho ngành du lịch. Tại mỗi điểm du lịch, thường có rất ít nhân viên, chủ yếu làm ở khâu soát vé và dịch vụ ăn uống. Hướng dẫn viên còn rất ít và chỉ hoạt động ở một số điểm nhất định, khi có nhiều đoàn khách tham quan cùng đến và yêu cầu hướng dẫn viên địa phương thì sự khan hiếm hướng dẫn viên càng thể hiện rõ. Đội ngũ lao động ngành du lịch thường là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Kiến thức về du lịch không được trang bị, ngoại ngữ không biết, tác phong không chuyên nghiệp là những điểm yếu đặc trưng của lao động ngành du lịch nơi đây. Trong điều kiện du lịch sinh thái – văn hoá ngày càng thịnh hành, yêu cầu về ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, ngoại hình và kiến thức ngày càng cao, lao động du lịch Dak Lak rất cần được đào tạo nghiệp vụ. Do đặc thù về địa lí, hướng dẫn viên du lịch Dak Lak cũng cần tìm hiểu sâu về văn hoá, phong tục tập quán và ngôn ngữ của người dân tộc bản địa nhằm hiểu biết tường tận và hoà nhập hơn với người dân, có như vậy mới hướng dẫn khách du lịch một cách tự tin, đầy đủ và lôi cuốn. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Hiện nay, có một bộ phận nhỏ người dân tộc được tham gia làm du lịch và hưởng lợi từ du lịch theo đúng như nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Đó là đồng bào người dân tộc ở các buôn văn hoá thường xuyên đón khách tham quan như buôn Cô Thôn, buôn Kosier, buôn Jun và một số nhóm người trong khu du lịch Buôn Đôn. Họ tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và góp phần tạo nên sản phẩm du lịch như đánh chiêng, hát dân ca, múa hoặc nấu ăn và cho du khách thuê phòng ngay trong nhà của họ. Đời sống của đồng bào đã được cải thiện đáng kể từ nguồn thu do du lịch mang lại. Du lịch cũng nhờ đó mà thu hút thêm du khách. Tuy nhiên, số lượng người tham gia làm du lịch và có thu nhập từ du lịch đang còn rất ít.

Để phát triển bền vững, du lịch Dak Lak không chỉ cần nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho lao động trong ngành mà còn phải tổ chức bồi dưỡng kiến thức về du lịch và môi trường cho người dân, tiếp thu ý kiến của cộng đồng, địa phương tại các điểm, khu du lịch. Việc thu nhận đồng bào dân tộc vào lao động, phục vụ trong ngành – không chỉ ở khâu phục vụ mà còn ở các khâu quản lý – sẽ mang lại thuận lợi cho nhiều người, vì hơn ai hết, họ hiểu biết về phong tục tập quán, lễ nghi, lối sống của dân tộc mình. Nếu được tiếp nhận và đào tạo, họ sẽ hiểu cái gì, điểm nào của dân tộc mình là mới lạ, độc đáo và thu hút du khách. Hiệu quả kinh tế đạt được cao, chia sẻ lợi ích cho nhiều đối tượng. Ngành du lịch có thêm nguồn lao động tại địa phương, am hiểu địa phương, làm việc hiệu quả, thu lợi nhuận cao. Bản thân người lao động địa phương thì có công ăn việc làm ổn định ngay tại quê nhà, được tham gia làm du lịch, tiếp xúc với văn hoá mới, kĩ thuật mới và có nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Cộng đồng địa phương cũng nhờ du lịch mà nhận được những lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá.

2.2.9. Công tác quản lý hoạt động du lịch Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Không chỉ UBND tỉnh và Sở Thương mại – Du lịch rất quan tâm đến khâu quản lý hoạt động du lịch của tỉnh mà Chính phủ cũng đã có những công văn chỉ đạo, định hướng cho du lịch Dak Lak.

Năm 2013, Văn phòng quốc hội đã phê chuẩn Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam số 377/TCDL ngày 24/4/2013, trong đó có nêu lên hướng phát triển cho du lịch Dak Lak. Năm 2021, công văn số 969/VPCP – KTTH ngày 5/3/2021 của Văn phòng Chính phủ chỉ đạo cho Dak Lak trở thành tỉnh trọng điểm phát triển du lịch. Năm 2023, Thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã đưa ra mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch miền Trung  Tây Nguyên trong đó có tỉnh Dak Lak.

Căn cứ vào những phương hướng và mục tiêu mà Chính phủ, Tổng cục du lịch, UBND tỉnh Dak Lak và Sở Thương mại – Du lịch đã ban hàng các quy chế nhằm quản lý hoạt động xây dựng, khai thác, kinh doanh du lịch và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, UBND tỉnh đã ban hành quy chế về sử dụng đất tại các khu du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, thu phí du lịch, quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, ban hàng thẻ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh Dak Lak.

Việc thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại và du lịch cùng các công ty du lịch tạo điều kiện cho việc quản lý, quảng bá, và thúc đẩy hoạt động du lịch tốt hơn.

Công tác quy hoạch cũng được các nhà quản lý du lịch đánh giá cao và đã có những đóng góp tích cực cho việc phát triển của ngành. Các dự án đã được đầu tư chu đáo, từ khâu khảo sát tới thi công và đưa vào thực hiện nhằm phát triển du lịch theo định hướng mà Chính phủ đã vạch ra, đồng thời lồng ghép các quy định, giải pháp, đặc thù của địa phương về du lịch.

Có thể nói, sự phát triển của du lịch Dak Lak trong vòng 10 năm trở lại đây là nhờ sự đóng góp, quản lý của UBND tỉnh, Sở Thương mại – Du lịch, Tổng cục du lịch và Chính phủ. Du lịch Dak Lak đang lớn mạnh dần theo quy hoạch mà tỉnh đã đề ra. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy chế, quy định và quy hoạch chưa đồng bộ, chưa đều tay giữa các cấp trong ngành. Tại nhiều địa phương, những vi phạm quy chế du lịch về môi trường, kinh doanh du lịch vẫn diễn ra. Điều này có thể lý giải là do sự quản lý chưa chặt chẽ của ơ quan chức năng địa phương và sự giám sát chưa nghiêm ngặt của Sở Thương mại – Du lịch tỉnh.

Việc giữ gìn, tôn tạo các di tích và di sản văn hoá còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như sự suy giảm của cồng chiêng. Với 12 – 15 triệu đồng, người ta có thể mua 1 bộ chiêng 12 chiếc. Giáo viên trường tiểu học Y Jút, xã Jang – Tao, huyện Lak cho biết, trước đây trong bản, nhà nào cũng có một bộ cồng chiêng, nhưng giờ còn lại rất ít. Sự hờ hững khiến cồng chiêng “chảy máu” là điều đáng lo ngại, nhưng sự “mặn mà thái quá” đối với chiêng cũng là một nguy cơ. GS.TS Tô Ngọc Thanh đã cảnh báo: “Nhiều cán bộ văn hoá khăng khăng đòi cải tiến chiêng, bằng cách bảo dân gò lại theo đúng như hàng âm thanh Châu Âu: Đồ rê mi pha son… thế thì tức là vứt đi hàng âm thanh mà tôi đã đề nghị thế giới công nhận là của riêng Việt Nam (nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng có cồng chiêng)”[2],[14]. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

 Ngoài ra, số lượng voi đang suy giảm nghiêm trọng. Theo thống kê của IUCN, năm 1975 tỉnh có 400 con voi rừng và voi nhà, đến 2015 chỉ còn 40 con voi rừng và 115 con voi nhà; cuối 2023 đàn voi chỉ còn vỏn vẹn không quá 60 con, chủ yếu là voi đực. Tức là không đầy 30 năm nữa, Dak Lak không còn con voi nhà nào, nếu không có giải pháp ngăn chặn. Ngày 20/4/2025, Tỉnh đã tổ chức Hội thảo xây dựng đề án bảo tồn và phát triển voi nhà do GS.TS khoa học Lê Huy Bá làm chủ nhiệm đề án. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có “chợ tình” cho voi, để bảo tồn và gia tăng số lượng voi.

Làng nghề dệt thổ cẩm cũng đang chờ lối thoát từ phía các nhà quản lý, vì “mỗi khung vải, tấm áo, cái khố làm ra bằng tay không thể cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp bày bán tràn ngập” lời của Mí Chin, HTX dệt thổ cẩm Alê A hay bế tắc trong khâu tiêu thụ thổ cẩm như phát biểu của chị H’Dăm, chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông: “mỗi hộ xã viên phải nỗ lực tự tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm bằng cách mang hàng đi bán lẻ hoặc ký gửi nhờ các cửa hàng trên phố bán giúp”.

Sự xuống cấp của di tích, “chảy máu” cồng chiêng, suy giảm đàn voi hay giải thể các làng nghề cùng với hoạt động du lịch manh mún, chỉ vì những lợi ích trước mắt đang đặt cho các nhà quản lý, hoạt động du lịch Dak Lak những vấn đề nan giải. Công tác quản lý du lịch của tỉnh cần được cải tiến và đầu tư hơn nữa, vì sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch trên mảnh đất cao nguyên đặc sắc này.

2.2.10. Vấn đề môi trường

Là một tỉnh miền cao nguyên, lịch sử khá lâu đời nhưng kinh tế chưa phát triển mạnh, môi trường tự nhiên Dak Lak nhìn chung chưa bị ô nhiễm. Diện tích rừng lớn, địa hình cao, đất đai màu mỡ nên Dak Lak có nhiều cây xanh, không khí trong lành, mát mẻ. Ngoài những khu vực trung tâm như thành phố, thị xã, dân cư tập trung đông đúc, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất có một số điểm ô nhiễm, các vùng lân cận mức độ ô nhiễm chưa cao, đang còn kiểm soát được.  

Dấu hiệu tích cực là ý thức của người dân về môi trường đang được nâng cao. Việc thu gom rác ở khu vực đô thị tiến hành tốt. Tỉnh cũng đã có những chỉ thị, quy định về rác thải, chất thải và bảo vệ môi trường. Hầu hết các điểm du lịch đều có thùng rác và có bảng nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định. Buôn Đôn, Lak Resort, buôn Kosier và các điểm du lịch trong TP. BMT làm rất tốt việc này. Bên cạnh đó, còn một số điểm du lịch chưa có thùng rác, khiến cho du khách xả rác trên đường đi, hoặc ném rác xuống thác nước. Đặc điểm của các điểm du lịch này là phân bố ở huyện, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc thu gom rác chưa được thực hiện đầy đủ và lượng khách không thường xuyên, ổn định. Một số tour du lịch băng rừng do địa điểm cắm trại, nghỉ đêm ở trong rừng nên vấn đề rác thải chưa được giải quyết. Hơn nữa, sự phát triển của công nghiệp và sản xuất đang hàng ngày huỷ hoại môi trường như mùi hôi thối của cao su, nước thải, chất thải từ các nhà máy. Nếu không có biện pháp bảo vệ, trong thời gian tới, sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ là điều không thể tránh khỏi. Điều này vi phạm nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững và sẽ cản trở du lịch Dak Lak phát triển.

Đa dạng sinh học trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn đang bị suy giảm. Giá trị cao về kinh tế của các động vật quý hiếm ở Dak Lak như cầy giông, ba ba, lợn rừng, nhím khiến cho việc săn bắn thú rừng trở thành “nghề” của nhiều người. Mốt chơi cây cảnh đẹp và độc của nhiều gia đình cũng làm cho lượng cây cảnh, cây dược liệu quý bị bứng cả gốc, đem ra khỏi rừng. Diện tích rừng tự nhiên hiện nay của tỉnh đã bị thu hẹp gần một nửa so với 30 năm trước, các địa bàn có nhiều người dân di cư đến như các huyện Ea H’leo, Ea Kar, Krông Bông, Cư M’gar, Buôn Đôn và Ea Sup thì mức độ phá rừng rất cao. Ngay cả ở Vườn quốc gia York Đôn, Chư Yang Sin được coi là bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng lâm tặc vẫn thường xuyên săn bắt động vật quý hiếm, chặt trộm các loại gỗ quý và khai thác dược liệu. Khu bảo tồn thiên Ea Sô là khu rừng có đàn động vật rất phong phú và đa dạng, gần đây còn chịu nạn lâm tặc săn bắn nhiều bò rừng, bò tót và khai thác trầm hương. Nguyên tắc 1, 3, 8,10 của du lịch bền vững đã không được thực hiện. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

Môi trường văn hoá chính là tài nguyên du lịch của tỉnh với những nét đặc sắc của đồng bào dân tộc bản địa. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch bền vững và nó cũng là nét đặc trưng, khác hẳn mọi địa phương khác của Dak Lak. Tuy nhiên, hiện nay môi trường này đang đứng trước một thử thách rất lớn đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu tất yếu của sự phát triển và việc gìn giữ văn hoá bản địa. Ở nhiều buôn, nhà dài đã được thay thế bằng nhà xây; mái tranh không còn, thay vào đó là tôn, mái ngói. Người dân tộc không còn mặc đồ truyền thống nhiều như trước đây mà chuyển sang mặc đồ tây, quần jeans, áo thun như người Kinh. Một bộ phận lớp trẻ không biết tiếng nói của dân tộc mình. Một số buôn không còn giữ được các lễ hội truyền thống như lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới vì “bây giờ có ai trồng lúa nữa đâu mà cúng, người ta chuyển sang trồng cà phê hết rồi” – lời của H’Nin, Buôn Gia Wầm. Để du lịch phát triển bền vững, tỉnh Dak Lak đã có những chủ trương hết sức đúng đắn nhằm bảo tồn văn hoá bản địa như vận động xây nhà văn hoá cộng đồng ở tất cả các buôn, mở các lớp dạy đánh chiêng, dệt vải, dạy tiếng dân tộc, tổ chức nhiều festival văn hoá cồng chiêng, có các kênh truyền hình dành riêng cho dân tộc Ê Đê, M’nông, Ba Na. Tỉnh cũng có những người con tâm huyết với mảnh đất cao nguyên, đã thực hiện nhiều nghiên cứu về văn hoá dân tộc như nhà báo Trương Bi, Linh Nga Niêkđăm, Hoàng Chuyên, Vũ Lân. Tất cả đang nỗ lực nhằm bảo tồn những giá trị văn hoá độc đáo, di sản của nhân loại và cũng góp phần tạo điều kiện cho du lịch Dak Lak phát triển bền vững.

Kết luận chương 2

Dak Lak có tiềm năng to lớn về du lịch. Sự đa dạng, tính nguyên sơ và hùng vĩ của thiên nhiên vùng cao nguyên và nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc cũng như những di tích văn hoá – lịch sử cho phép Dak Lak phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó thế mạnh là du lịch sinh thái – văn hoá. Tài nguyên du lịch Dak Lak vừa mang tính đặc thù của cao nguyên về mặt tự nhiên, vừa độc đáo với các nền văn hoá còn khá nguyên vẹn của dân tộc bản địa. Thêm vào đó, sự chung sống của 44 dân tộc, trải qua quá trình chung sống lâu dài với những biến cố trong lịch sử đã tạo nên nét rất riêng cho văn hoá Dak Lak, thu hút ngày càng nhiều du khách. Hoạt động du lịch trong mười năm trở lại đây đã có sự phát triển đáng kể, góp phần cải thiện kinh tế địa phương và được xác định là một trong những thế mạnh của Dak Lak.

Tuy nhiên, du lịch hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Du khách nước ngoài gặp nhiều trở ngại khi xin giấy phép được tham quan Dak Lak. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Yếu tố con người, lao động trong ngành chưa bắt kịp với yêu cầu của ngành du lịch trong thời hội nhập. Môi trường tự nhiên chưa được quan tâm đúng mức và bước đầu có những dấu hiệu của ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và từ chính hoạt động du lịch gây ra. Nền văn hoá đậm đà bản sắc đang đứng trước mâu thuẫn rất lớn giữa bảo tồn những giá trị truyền thống và tiếp thu văn hoá hiện đại. Mặc dù chưa nhiều, nhưng một số dấu hiệu của sự phát triển không bền vững đã xuất hiện, các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững chưa được tôn trọng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có chiến lược lâu dài và những giải pháp thích hợp nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành du lịch Dak Lak. Luận văn: Thực trạng du lịch tỉnh DakLak theo hướng bền vững.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Giải pháp du lịch tỉnh Daklak theo hướng bền vững

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464