Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên khối mẫu giáo tại một số trường mầm non tư thục trong địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên khối mẫu giáo tại một số trường MNTT trên địa bàn thị xã Dĩ An
2.3.1 Quản lý kế hoạch chương trình dạy học
Lập kế hoạch trong các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình dạy học tại các trường mầm non. Theo đó BGH nhà trường dựa vào mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo đã quy định trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành theo thông tư 17/2009 của BGDĐT ngày 25/7/2009 và được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 30/12/2016 của BGDĐT; Thời gian quy định trong năm học; Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương và trường mầm non; Nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo để xây dựng kế hoạch chương trình dạy học của năm học. Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Sau khi BGH nhà trường xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học với bảng dự kiến các chủ đề; phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề phù hợp với từng khối lớp, trong đó có khối MG, sẽ phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho GV. GV sẽ dựa vào kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch cụ thể hằng tháng và hằng tuần cho lớp mình, bao gồm xác định chủ đề cho tháng, mục tiêu cần đạt được trên trẻ, lựa chọn các hoạt động, sắp xếp lịch tuần, chuẩn bị đồ dùng dạy học và tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục hằng ngày theo kế hoạch dự định. GV cũng là đối tượng trực tiếp thực hiện kế hoạch chương trình dạy học tại các lớp MG nếu được nhà trường thông qua.
BGH nhà trường sẽ thực hiện quản lý kế hoạch chương trình dạy học thông qua việc tổ chức cho giáo viên nắm vững chương trình, kế hoạch dạy học đã được BGH xây dựng, ban hành; Giao trách nhiệm và yêu cầu GV lập kế hoạch của năm học, học kì, tháng, tuần cho khối, lớp đang đảm nhiệm dạy học; BGH nhà trường đánh giá, xem xét và phê duyệt kế hoạch dạy học mà GV đã lên kế hoạch; Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học đã được phê duyệt; Và thực hiện điều chỉnh hoặc có biện pháp Xử lý những GV thực hiện không đúng hiện kế hoạch, chương trình dạy học đã được phê duyệt.
Để thực hiện đúng công tác lập và quản lý kế hoạch chương trình dạy học tại các trường MG thì trước hết cả CBQL nhà trường lẫn GV phải hiểu được tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học của giáo viên khối mẫu giáo và đánh giá đúng vai trò của GVMG trong KHDH tại trường.
Điều này được thể hiện qua biểu đồ 2.1. Qua biểu đồ này cho thấy tỷ lệ đối tượng CBQL đánh giá cao về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học (QLHĐDH) của giáo viên mầm non (GVMG) tại trường MNTT chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể tỷ lệ CBQL lựa chọn Rất quan trọng chiếm 55,2% số phiếu; tỷ lệ CBQL lựa chọn Quan trọng chiếm 37,9% số phiếu và lựa chọn Không quan trọng chỉ chiếm 6,9% số phiếu khảo sát. Đối tượng GVMG cũng có mức nhận định tương tự về vấn đế này khi lựa chọn Rất quan trọng chiếm 53,6% số phiếu; tỷ lệ lựa chọn Quan trọng chiếm 39,1% số phiếu và lựa chọn Không quan trọng chiếm 7,2% số phiếu khảo sát. Điều này cho thấy cả hai đối tượng CBQL và GVMG đã bước đầu có sự đánh giá cao về tầm quan trọng của QLHĐDH của GVMG tại trường MNTT. Khi đã nhận định được đúng một vấn đề thì việc quản lý, tổ chức thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Đây là điều kiện tiên quyết để cả hai đối tượng thực hiện tốt công việc QLHĐDH của GVMG tại trường MNTT, trong đó BGH là chủ thể quản lý còn GVMG là đối tượng quản lý và là đối tượng tự quản lý, HĐDH là khách thể quản lý.
Biểu đồ 2.1. Đánh giá về mức độ quan trọng của QLHĐDH của GVMG (ĐVT: %)
Vai trò của GVMG trong KHDH tại trường là GV dựa vào yêu cầu chung của BGH sau đó XDKH, tổ chức thực hiện và đánh giá dựa vào thực tiễn của nhóm lớp. Qua khảo sát cho thấy tỷ lệ CBQL nhận định đúng về vấn đề chiếm tỷ lệ cao lên đến 72,4%; trong khi đó số lượng GVMG hiểu đúng vấn đề chỉ chiếm 47,8% (Biểu đồ 2.2). Điều này cho thấy trong nhận thức của cả CBQL và GVMG đều tồn tại hạn chế, tuy nhiên đối tượng CBQL có nhận thức đúng chiếm tỷ lệ cao hơn đối tượng GVMG. Vấn đề này cần được quan tâm hơn trong thời gian đến với việc đẩy mạnh các biện pháp nâng cao nhận thức về Vai trò của GVMG trong KHDH tại trường MNTT để họ tự quản lý HĐDH của chính mình.
Biểu đồ 2.2. Đánh giá về vai trò của GVMG trong KHDH tại trường (ĐVT: %)
Để đánh giá công tác quản lý kế hoạch chương trình dạy học tác giả đi đánh giá về mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của giáo viên khối mẫu giáo tại trường.
Tổ chức triển khai, hướng dẫn cho giáo viên nắm vững chương trình, kế hoạch dạy học là một hoạt động quan trọng trong quản lý HĐDH tại các trường MNTT. Biểu đồ 2.3 cho thấy hiện nay công tác này đang được thực hiện một cách thường xuyên (TX) tại đa số các trường. Thể hiện điều này qua số liệu với 79,3% đánh giá TX, chỉ có 20,7% đánh giá Không thường xuyên (KTX), không có đánh giá nào lựa chọn Không thực hiện (KTH). Tương tự là đánh giá của GVMG với 81,2% lựa chọn TX, 18,8% lựa chọn KTX. đây cũng cho thấy vẫn còn khoảng 1/5 đối tượng khảo sát là CBQL và GVMG đánh giá công tác tổ chức triển khai, hướng dẫn cho giáo viên nắm vững chương trình, kế hoạch dạy học ở các trường MNTT diễn ra không thường xuyên (KTX). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý cũng như công tác thực hiện dạy học của GVMG tại các trường này. Cần phải giảm tỷ lệ các trường không thực hiện thường xuyên này xuống trong thời gian tới.
Biểu đồ 2.3. Đánh giá mức độ thực hiện quản lý kế hoạch dạy học
Trong công tác quản lý giáo viên lập kế hoạch dạy học dài hạn và ngắn hạn cho thấy tất cả các trường MNTT trong diện khảo sát đều đang thực hiện. Mức độ TX chỉ ở mức 65,5% theo đánh giá của CBQL và 76,8% theo đánh giá của GVMG. 34,5% đánh giá của CBQL và 23,2% đánh giá của GV lựa chọn KTX. Điều này cho thấy ở một số trường vẫn còn tình trạng buông lỏng việc yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học, không đảm bảo mức độ chính xác, chi tiết và phù hợp của HĐDH của GVMG tại trường, tác động đến kết quả dạy học chung của nhà trường. Tỷ lệ các phiếu đánh giá này khá nhiều cho thấy đây là một vấn đề cần được quan tâm và cải thiện trong thời gian tới. các nội dung còn lại gồm Duyệt kế hoạch và tổ chức theo dõi việc thực hiện đúng, đủ chương trình; Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học; và có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời giáo viên thực hiện sai phương pháp, hình thức dạy học thì có sự tương đồng trong đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên. CBQL lựa chọn thường xuyên ở mức từ 69,0% đến 82,8%; KTX từ 17,2% đến 31,0%. Đối tượng GVMG lựa chọn thường xuyên ở mức từ 75,4% đến 82,6%; KTX từ 17,4% đến 24,6%. Điều này đã cho thấy các nội dung này đều được các trường MNTT trên địa bàn thực hiện tương đối tốt với mức độ thường xuyên, bên cạnh đó vẫn còn một số trường MNTT có thực hiện các nội dung này nhưng ở mức độ không thường xuyên. Chính vì vậy ở các trường MNTT đang thực hiện tốt cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, tại các trường chưa thực hiện thường xuyên các nội dung trên cần phải tăng cường mức độ thực hiện trong thời gian tới.
Về tính hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của giáo viên khối mẫu giáo tại trường thì tất cả các nội dung khảo sát đều cho thấy có 3 mức chọn đánh giá là: hiệu quả (HQ), bình thường (BT) và không hiệu quả (KHQ) ở cả 2 đối tượng CBQL và GVMG. Tuy nhiên mức độ đánh giá có sự khác nhau ở các đối tượng trong cùng một nội dung (Biểu đồ 2.4). Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Đối tượng CBQL thì có số lượng lựa chọn mức đánh giá HQ cao nhất đối với các nội dung Tổ chức triển khai, hướng dẫn cho giáo viên nắm vững chương trình, kế hoạch dạy học; Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học dài hạn và ngắn hạn. Điều này cho thấy các trường MNTT đã chú trọng đến tính hiệu quả trong việc hướng dẫn GV nắm vững chương trình và lập kế hoạch dạy học trong các giai đoạn, từng môn học.
Trong đó: : Đối tượng CBQL
Biểu đồ 2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý kế hoạch dạy học
Trong khi đó đối với 3 nội dung còn lại gồm Duyệt kế hoạch và tổ chức theo dõi việc thực hiện đúng, đủ chương trình; Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học; Có biện pháp Xử lý, điều chỉnh kịp thời giáo viên thực hiện sai phương pháp, hình thức dạy học thì số lựa chọn mức độ BT là cao nhất. Còn lựa chọn KHQ chỉ chiếm từ 3,4% đến 13,8% cho các nội dung. Điều này cho thấy giữa việc lên kế hoạch và triển khai thực hiện trong thực tế vẫn còn nhiều khác biệt, việc kiểm tra, xử lý các thiếu sót, sai phạm còn chưa được quan tâm đúng mức. Qua đó cho thấy một thực tế rằng tại các trường MNTT việc lên kế hoạch dạy học mang tính đối phó nhiều hơn, thường rập khuôn, qua loa. Các trường cũng ít chú trọng đến hoạt động dạy học mà chủ yếu là hoạt động nuôi dưỡng, vui chơi.
Đối tượng GV thì đánh giá hiệu quả cả 5 nội dung trong quản lý kế hoạch dạy học chỉ ở mức bình thường, thể hiện ở số lượng lựa chọn mức đánh giá BT là cao nhất. Điều này cho thấy một thực tế hiện nay rằng tính hiệu quả quản lý kế hoạch dạy học tại các trường MNTT trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế. Tuy đã triển khai hoạt động quản lý kế hoạch dạy học nhưng chưa chú trọng đến chất lượng triển khai, thiếu sự kiểm soát, kiểm tra cũng như thực hiện các biện pháp xử lý các thiếu sót sai sót trong quá trình thực hiện.
Qua phân tích ở trên cho thấy bên cạnh những đánh giá tốt trong nhận thức của CBQL và GVMG, trong quản lý kế hoạch chương trình dạy học thì vẫn tồn tại một bộ phận CBQL và GVMG chưa chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản lý HĐDH của GVMG tại trường MNTT, cũng như vai trò của GVMG trong KHDH tại trường. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến việc chủ động thực hiện các quản lý HĐDH, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nói chung của các trường MNTT trên địa bàn. Một số trường thực hiện các nội dung quản lý kế hoạch chương trình dạy học không thường xuyên dẫn đến hiệu quả quản lý thấp. Chính vì vậy trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của GVMG tại các trường MNTT trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì nhất thiết các trường cần phải quan tâm đúng mức đến công tác quản lý kế hoạch chương trình dạy học cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.3.2 Phân công giáo viên khối mẫu giáo giảng dạy Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Phân công GVMG giảng dạy là thuộc phạm vi quản lý của nhà trường đối với GV nhằm đạt hiệu quả và năng suất lao động cao hơn. Phân công công việc tốt sẽ phối hợp được những nỗ lực của các GV trong nhà trường cùng nhau đạt được mục tiêu đề ra dưới sự quản lý, chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra, điều chỉnh… của lãnh đạo nhà trường. Mục tiêu của nhà trường trong việc giảng dạy của giáo viên mầm non được thể hiện cụ thể ở bảng kế hoạch năm học đã được xây dựng. Tất cả mọi sự phân công công việc trong nhà trường nói chung và đối với GVMG nói riêng đều hướng đến việc giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
Khác các cấp học khác, GVMG không chỉ có nhiệm vụ dạy mà cả chăm sóc, nuôi dưỡng; với lớp nhỏ, từ ăn ngủ, vệ sinh… đều đến tay cô. Chính vì thế việc giảng dạy của GVMG tại các trường MN là công việc quá vất vả, thời gian làm việc kéo dài, tạo ra nhiều áp lực. Việc phân công công việc giảng dạy cho GVMG trong nhà trường thuộc về lĩnh vực quản lý con người, vì thế không đơn giản như truyền lệnh cho một chiếc máy. Khi phân công công việc cho GVMG nhà trường vừa cần đảm bảo mục tiêu của nhà trường được thực hiện nhưng cũng phải làm cho sự hài lòng của các thành viên là cao nhất, hay nói cách khác là sự bất mãn của các GV là thấp nhất. Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Khi phân công việc cho GV, lãnh đạo nhà trường phải căn cứ vào năng lực của GV, vào các điều kiện cụ thể của nhà trường, đảm bảo các quyền lợi của học sinh; Tham khảo nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình của GVMG để bố trí công việc cho phù hợp. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường phải có sự cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ, động viên, giúp đỡ kịp thời, lắng nghe ý kiến, đối xử công bằng, không phân biệt giữa các giáo viên với nhau. Điều này sẽ giảm áp lực cho GVMG, nâng cao sự hài lòng của GVMG trong phân công công việc giảng dạy của GVMG. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nhà trường phải phân công công việc của GV theo yêu cầu chương trình, kế hoạch của nhà trường đã đề ra, khi đó buộc GVMG phải tuân thủ.
Đánh giá về mức độ thực hiện trong quản lý phân công công việc giảng dạy của GVMG tại các trường MNTT trong nghiên cứu này cho thấy các trường thực hiện phân công căn cứ vào cả năng lực chuyên môn, điều kiện và nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của các GVMG để bố trí công việc đối với GVMG với 58,6% phiếu đánh giá lựa chọn TX của CBQL (Biểu đồ 2.5). Tuy nhiên có rất nhiều khó khăn dẫn đến đôi lúc phải bố trí các GVMG không đúng với khả năng, năng lực, chuyên môn, tạo nhiều áp lực đối với GV. Mức độ đánh giá như trên cho thấy CBQL chưa thực sự hài lòng với công tác phân công công việc đối với GVMG.
Biểu đồ 2.5. Đánh giá mức độ thực hiện phân công GVMN giảng dạy
Đối tượng GVMG có sự đánh giá cao hơn đối với công tác quản lý phân công công việc giảng dạy của GVMG với đánh giá TX đối với các nội dung ở mức 49,3% đến 65,2% phiếu lựa chọn. Điều này cho thấy mức độ hài lòng của GVMG đối với nội dung quản lý này cao hơn đối tượng CBQL. Ở cả hai đối tượng thì số lượng đánh giá KTX và KTH còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cho thấy một bộ phận không nhỏ CBQL và GVMG cho rằng công tác phân công việc dạy học của GVMG chưa thực sự phù hợp với khả năng, năng lực, chuyên môn, tạo nhiều áp lực đối với GVMG. Điều này cho thấy nhà trường đã thực hiện việc phân công công việc nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đủ các mục tiêu đã đề ra. Nếu GVMG không đáp ứng được yêu cầu công việc thì có thể điều chuyển đến công việc khác, được hỗ trợ đào tạo tăng cường năng lực hoặc loại thải và bị thay thế bời GVMG phù hợp hơn. Sự xem xét, đánh giá GVMG dựa theo chuyên môn, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của GVMG để phân công công việc không được xem là điều kiện tiên quyết thực hiện..
Biểu đồ 2.6. Đánh giá hiệu quả quản lý phân công GVMN giảng dạy
Trong đánh giá hiệu quả quản lý phân công công việc giảng dạy của GVMG (Biểu đồ 2.6) cho thấy mức độ đánh giá HQ chỉ ở mức từ 40% đến 50% trong đánh giá của cả hai đối tượng khảo sát. Trong khi đó lựa chọn KHQ và BT chiếm phần còn lại cho thấy trong việc quản lý phân công công việc giảng dạy của GVMG tại các trường MNTT hiện nay chưa thực sự mang lại hiệu quả đối với GVMG, nhà trường trong đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường, sự hài lòng của GVMG đối với công việc. Kết quả phân tích cho thấy một số lượng lớn khoảng 50% các trường MNTT không thực hiện hoặc thực hiện một cách không thường xuyên các nội dung về quản lý phân công công việc giảng dạy của giáo viên mầm non. Điều này tác động đến hiệu quả quản lý vấn đề này khi có từ 50% đến 60% các đối tượng khảo sát đánh giá công tác quản lý của nhà trường chỉ đạt mức bình thường và không hiệu quả. Chính vì vậy trong thời gian tới lãnh đạo các trường MNTT trên địa bàn địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương cần quan tâm cải thiện cả về mức độ thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả việc bố trí, phân công công việc đối với GVMG tại trường.
2.3.3 Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình năm học; GV xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp học theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường về chăm sóc, dạy học.
Các GVMG sau khi xây dựng kế hoạch chi tiết hoạt động của lớp học theo tuần, tháng, năm thì BGH sẽ căn cứ vào kế hoạch nhà trường đã đề ra phê duyệt kế hoạch của GVMG. Từ đó tổng hợp, nắm bắt và quản lý việc thực hiện kế hoạch đó trong năm học được chính xác.
Khi GVMG không đảm bảo được kế hoạch được thực hiện trong giai đoạn nào thì BGH sẽ chấn chỉnh, đề ra các biện pháp xử lý GV nhằm mục tiêu kế hoạch được thực hiện đúng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học các GVMG, tổ bộ môn sẽ thông tin, báo cáo quá trình và kết quả thực hiện lên BGH để sắp xếp, thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp GVMG không thực hiện tốt hay có sự cố bất ngờ. BGH nhà trường cũng thường xuyên tổ chức dự giờ định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá hiệu quả của kế hoạch dạy học cũng như phân tích sư phạm bài dạy đã được phê duyệt. Sự thay đổi sẽ được đề xuất thực hiện để chất lượng dạy học được nâng cao hơn trong kỳ học tiếp theo.
Ngoài việc đảm bảo thực hiện theo yêu cầu chung của chương trình khung thì GVMG các trường MNTT cũng được khuyến khích áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như Steiner, Montessori và Reggio Emilia vào quá trình dạy học. Các phương pháp này được GVMG lồng ghép vào quá trình lên kế hoạch dạy học, chuẩn bị phương tiện, học cụ, tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ và thực hiện dạy học, dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các nhà trường. Điều này tạo ra môi trường để GVMG có thể linh hoạt vận dụng những kiến thức, kỹ năng trong quá trình dạy học, tạo động lực để các GVMG học hỏi, nâng cao năng lực tổ chức dạy học. Tuy nhiên điều này lại gây một số khó khăn cho một số GVMG không thích nghi với sự thay đổi của phương pháp dạy học. Việc thực hiện chương trình dạy học và vận dụng các phương pháp giáo dục mới sẽ được nhà trường quy định thành tiêu chuẩn thi đua để đánh giá hiệu quả thực hiện của từng GVMG, tổng hợp và đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình của nhà trường. Thông qua đó nhà trường đánh giá, xếp loại GVMG, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên trong công tác thực hiện chương trình dạy học. Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Qua khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG tại các trường MNTT trên địa bàn cho thấy các nội dung trong công tác này đều được cả hai đối tượng CBQL và GVMG đánh giá cao. Thể hiện mức độ đánh giá TX ở mức từ 51,7% đến 86,2% của đối tượng CBQL và từ 65,2% đến 94,2% đối với đối tượng GVMG (Biểu đồ 2.7).
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBQL và GVMG lựa chọn mức độ thực hiện KTX. Điều này là do còn một số đơn vị chưa thực hiện đúng và đủ các nội dung công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG. Một số trường dùng những kế hoạch đã thực hiện cho năm trước để sử dụng cho năm sau, không có sự thay đổi cho tương thích với từng năm, sự thay đổi trong quy định chương trình năm học mới. Các GV cũng được cho phép sử dụng những kế hoạch đã xây dựng năm trước cho năm sau, dẫn đến hoạt động dạy học thường rập khuôn, qua loa. Những sai phạm trong triển khai giờ học của GV chỉ được xử lý nhẹ nhàng, nhắc nhở và làm không thường xuyên khiến kế hoạch dạy học tại một số trường không đảm bảo.
Biểu đồ 2.7. Đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG
Việc báo cáo thực hiện chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian dài theo quý, năm mà không thực hiện thường xuyên ở những giai đoạn ngắn. Điều này làm cho việc quản lý diễn ra ít sâu sát với thực tế. Việc tổ chức dự giờ định kì, đột xuất không diễn ra thường xuyên mà chỉ diễn ra theo kế hoạch hoặc có chỉ định từ các cấp quản lý giáo dục đề xuống. Các quy định tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng được nêu ra nhưng ít thực hiện, nhất là trong vấn đề kỷ luật. Tất cả những điều trên sẽ làm giảm hiệu quả công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG vì thế cần phải cải thiện những công tác này trong thời gian tới.
Biểu đồ 2.8. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG cho thấy các đối tượng khảo sát có mức lựa chọn BT chiếm đa số (Biểu đồ 2.8.) cho thấy hiệu quả quản lý vấn đề này không được đánh giá cao.
Kết quả phân tích cho thấy các nội dung trong công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG đã được thực hiện theo hướng đảm bảo cơ bản chương trình và linh hoạt thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo các phương pháp hiện đại. Tuy nhiên về công tác theo dõi, giám sát thực hiện và xử lý sai phạm trong thực hiện còn chưa được thực hiện tốt và hiệu quả. Chính vì vậy trong thời gian tới ban lãnh đạo các trường MNTT cần phải thực hiện tốt hơn nữa các nội dung trong công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học đối với GVMG để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này trong thời gian tới.
2.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Một nội dung quan trọng trong công tác quản lý chính là việc kiểm tra, đánh giá kết quả. Trong quản lý động dạy học của GVMG cũng vậy, để đảm bảo kết quả quả dạy học được thực hiện tốt thì trong quá trình thực hiện nhà trường cần phải thực hiện việc kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả dạy học của GVMG. Qua công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giúp lãnh đạo nhà trường nắm bắt một cách đầy đủ, đúng thực chất những mặt GVMG đã làm tốt, những việc còn hạn chế cần khắc phục, từ đó giúp cho nhà trường có những biện pháp hướng dẫn GVMG cải tiến chất lượng quả dạy học trong thời gian sau đó.
Kiểm tra, đánh giá là một việc làm cần được thực hiện một cách có khoa học, quyết tâm, và phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài. Đây là công việc cần thiết để đánh giá hiệu quả dạy học của từng GVMG nói riêng và chất lượng giáo dục của các trường MNTT một cách khoa học, khách quan.
Hiệu quả trong việc thực hiện chương trình dạy học của GVMG được thể hiện qua chất lượng phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống, phát triển năng lực của học sinh. Để thực hiện tốt việc quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học lãnh đạo nhà trường cần phải thực hiện tốt các nội dung gồm Phổ biến đến giáo viên các văn bản, quy định về chế độ kiểm tra, đánh giá; Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động theo từng thời gian; Tổ chức theo dõi kết quả phát triển của trẻ đúng quy chế; Tổ chức kiểm tra kết quả học tập của trẻ; Xử lý các trường hợp làm sai nội quy dạy học cả về khía cạnh mức độ thực hiện lẫn hiệu quả thực hiện.
Kết quả khảo sát hai đối tượng CBQL và GVMG về đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học hiện nay ở các trường MNTT tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương thể hiện tại biểu đồ 2.9. Qua đó cho thấy các trường đều đã thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Mức độ TX chiếm đa số trong các lựa chọn ở cả hai đối tượng trong tất cả các nội dung.
Biểu đồ 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
Tuy nhiên, chưa có một nội dung nào được đánh giá tuyệt đối, điều này cho thấy mức độ thực hiện các nội dung trong kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tại trường tuy đã được quan tâm chú ý nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Qua bảng số liệu cũng cho thấy các GVMG cho rằng nhà trường chưa thực hiện tốt vấn đề Phổ biến đến giáo viên các văn bản, qui định về chế độ kiểm tra, đánh giá khi lựa chọn TX chỉ chiếm 58% phiếu lựa chọn.
Biểu đồ 2.10. Đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
Kết quả khảo sát về hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học hiện nay ở các trường MNTT tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương được thể hiện tại biểu đồ 2.10. Qua đó cho thấy tuy mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học được đánh giá cao, tuy nhiên hiệu quả lại không cao. Cả hai đối tượng đều lựa chọn BT chiếm tỷ lệ cao nhất từ 40% đến 60% các lựa chọn. Tỷ lệ lựa chọn KHQ vẫn còn nhiều chiếm khoảng từ 6 đến 25% lựa chọn.
Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy giữa mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học vẫn còn một khoảng cách khá xa. Lãnh đạo các nhà trường cần phải có những biện pháp thiết thực để nâng cao mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trong thời gian tới.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của GVMG
Trong quản lý hoạt động dạy học của GVMG có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong chương 1 đã nêu lên 7 yếu tố có ảnh hưởng nhất gồm Năng lực của giáo viên; Năng lực của cán bộ quản lý; Chính sách thu hút, đãi ngộ và tiền lương; Chương trình dạy học; Cơ sở vật chất; Áp lực từ yếu tố bên ngoài cơ sở giáo dục (xã hội, phụ huynh…); Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Mức độ quan trọng của các yếu tố này sẽ khác nhau, yếu tố nào càng quan trọng thì mức độ tác động, ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của GVMG sẽ càng lớn.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo 5 mức độ theo Likert (1932) để khảo sát các đối tượng về mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động dạy học của GVMG. Cụ thể mức 5 tương ứng với đánh giá Rất quan trọng; 4 tương ứng với đánh giá Quan trọng; 3 tương ứng với đánh giá Bình Thường; 2 tương ứng với đánh giá Ít quan trọng ; 1 tương ứng với đánh giá Không quan trọng. Kết quả cho thấy tất cả các yếu tố đều có lựa chọn nhiều nhất là 4 và 5, tương ứng với mức đánh giá Quan trọng và Rất quan trọng. Điều này bước đầu có thể nhận xét rằng các đối tượng khảo sát đều cho rằng 7 yếu tố đã nêu đều tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý HĐDH của GVMG. Thể hiện rõ hơn là tất cả các giá trị trung bình trong bảng đều lớn hơn trung bình 3 của thang đo 5 mức độ. Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Giá trị trung bình của các đánh giá trong biểu đồ 2.11 thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố được đánh giá theo ý kiến của GVMG và CBQL, giá trị trung bình càng lớn thể hiện mức độ quan trọng càng cao của yếu tố. Qua bảng phân tích cho thấy theo ý kiến của CBQL thì Năng lực của cán bộ quản lý có mức độ quan trọng nhất với trung bình đánh giá là 4,55; Năng lực của giáo viên và Áp lực từ yếu tố bên ngoài cơ sở giáo dục (xã hội, phụ huynh…) có mức độ quan trọng thấp nhất trong 7 yếu tố với trung bình đánh giá là 4,1. Còn theo GVMG thì Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường được đánh giá là quan trọng nhất với giá trị trung bình là 4,41; Chương trình dạy học có độ quan trọng thấp nhất với trung bình đánh giá là 3,46.
Biểu đồ 2.11. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quản lý HĐDH của GVMG
Sự khác nhau này phụ thuộc vào góc nhìn và vai trò của mỗi cá nhân trong tập thể nhà trường. CBQL với góc nhìn quản lý thì cho rằng Năng lực của cán bộ quản lý cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động dạy học của GVMG. Trong khi đó Năng lực của giáo viên và Áp lực từ yếu tố bên ngoài cơ sở giáo dục (xã hội, phụ huynh…) tuy có tác động nhưng không phải là yếu tố quyết định. Đối với GVMG thì đứng ở vị trí là đối tượng chịu sự quản lý, thực hiện hoạt động dạy học nên cảm nhận rằng Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường là quan trọng nhất, bởi mối quan hệ giống như chất bôi trơn cho một cổ máy, cổ máy muốn chạy tốt thì cần phải được bôi trơn thường xuyên, mối quan hệ có tốt thì công tác quản lý hoạt động dạy học của GVMG mới đạt kết quả cao.
2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học của GVMG tại các trường MNTT tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
2.5.1 Những mặt mạnh và nguyên nhân trong quản lý hoạt động dạy học của GVMG
Các trường MG đã xây dựng được kế hoạch, chương trình dạy học của năm học phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong lớp, và điều kiện dạy học của nhà trường căn cứ vào chương trình do bộ GD&ĐT quy định. GVMG căn cứ vào kế hoạch chung cho cả năm học mà nhà trường xây dựng để triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng lớp, từng tuần. Nhà trường kiểm soát hoạt động dạy thông qua kiểm tra giáo án tuần, ngày của GVMG. Điều này sẽ giúp cho GVMG chủ động được các hoạt động trong quá trình dạy học, sắp xếp lịch tuần, chuẩn bị đồ dùng dạy học để hoạt động dạy học được thực hiện một cách chủ động và khoa học, hiệu quả mà không bị trệch ra ngoài quỹ đạo, chương trình chung của nhà trường đã xây dựng. Qua đó nhà trường cũng tăng cường quản lý HĐDH của GVMG trong ngày từ khi lập kế hoạch dạy học.
CBQL và GVMG đều nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý HĐDH, vai trò của người GVMG từ đó có phối hợp, phân phối nhiệm vụ hợp lý trong công tác quản lý và thực hiện HĐDH trong nhà trường. Vấn đề lập kế hoạch quản lý HĐDH và triển khai kế hoạch ngày càng được quan tâm và thực hiện kiểm tra giám sát thường xuyên. Kế hoạch dạy học cũng thường xuyên được rà soát và cải thiện, thay đổi để phù hợp hơn với thực tế dạy học, tình hình trẻ.
Đa số việc phân công công việc giảng dạy của GVMG căn cứ vào năng lực của GV, vào các điều kiện cụ thể của nhà trường, đảm bảo các quyền lợi của học sinh, xem xét đến nguyện vọng của GVMG, giảm áp lực trong công việc. Hầu hết các trường đều có sự quan tâm, giúp đỡ lắng nghe của lãnh đạo nhà trường đối với GVMG trong HĐDH, qua đó đã giúp GVMG tích cực cống hiến hơn cho nhà trường, giúp nhà trường hoàn thành tốt chương trình dạy học một cách thuận lợi.
Việc quản lý thực hiện chương trình dạy học tại các trường MNTT hiện nay được các trường kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch, phân công công việc giảng dạy cho đến triển khai HĐDH. Nhà trường kiểm tra hoạt động dạy học thông qua kế hoạch dạy học, trực tiếp tại các buổi học. Chính vì thế hoạt động dạy học được thực hiện đúng, đủ theo mục tiêu mà nhà trường đã xây dựng ban đầu.
Trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nhà trường vận dụng văn bản, quy định về chế độ kiểm tra, đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT quy định đến từng GV, lên kế hoạch kiểm tra cụ thể, thực hiện kiểm tra một cách nghiêm túc và xử lý sai phạm một cách công bằng. Từ đó giúp lãnh đạo nhà trường nắm bắt một cách đầy đủ, đúng thực chất những mặt GVMG đã làm tốt, những việc còn hạn chế cần khắc phục, đề ra các biện pháp khắc phục điểm yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa.
Nguyên nhân chủ yếu của những thành quả trên là do các nhà quản lý nhận thức được vai trò của họ trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhằm đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của loại hình kinh doanh này. Ngày càng có nhiều trường mầm non tư thục xuất hiện cảnh báo khả năng bị đào thải nếu chất lượng nuôi dạy trẻ không đáng ứng đươc yêu cầu mong mỏi của phụ huynh và xã hội.
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý hoạt động dạy học của GVMG Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
Bên cạnh việc những thành công trong quản lý hoạt động dạy học của GVMG thì các trường MNTT trên địa bàn còn một số hạn chế cơ bản như:
- Các trường tuy đã triển khai hoạt động quản lý kế hoạch dạy học nhưng chưa chú trọng đến chất lượng triển khai, thiếu sự kiểm soát, kiểm tra cũng như thực hiện các biện pháp xử lý các thiếu sót sai sót trong quá trình thực hiện. Điều này là do một số trường thiếu CBQL về cả số lượng và chất lượng, trong khi đó áp lực công việc chú trọng vào công tác giữ trẻ nên không có đủ nhân sự và thời gian để thực hiện khâu kiểm tra, kiểm soát HĐDH.
- Chất lượng giáo viên đầu vào hạn chế, không đồng đều, thường xuyên thay đổi giáo viên, số giáo viên kinh nghiệm, có thời gian gắn bó với nhà trường lâu dài ít.
- Hiện các trường chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ và tiền lương, phụ cấp và các hỗ trợ phù hợp với tính chất công việc. GVMG đang phải chịu nhiều áp lực trong quá trình thực hiện dạy học từ nhiều phía như nhà trường, phụ huynh, xã hội nhưng thu nhập lại không tương xứng, tác động không tốt đến chất lượng thực hiện công việc của GVMG. Điều này là do mặt bằng chung của việc trả lương tại địa phương đối với vị trí GV. Các trường MNTT dựa vào nguồn thu học phí để trả lương cho GV, tuy nhiên hiện nguồn thu này rất hạn chế, các trường không thể tăng học phí một cách tùy tiện bởi đây là khu vực có đông người lao động từ nhiều địa phương khác đến, việc tăng học phí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các phụ huynh.
- Các trường MNTT tại thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương đã cơ bản thực hiện theo yêu cầu chung của chương trình khung và có những quan điểm giáo dục hoặc dạy học theo các phương pháp giáo dục hiện đại như Steiner, Montessori và Reggio Emilia. Tuy nhiên việc vận dụng và quản lý việc dạy học theo các phương pháp này chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo, chưa được quản lý chặt chẽ, thường để GV tự lên giáo án, chuẩn bị dụng cụ và thực hiện, dẫn đến thiếu tính thống nhất tạo nên sự chênh lệch chất lượng dạy học giữa các lớp, các trường, hạn chế chất lượng dạy học, không bắt kịp xu hướng đổi mới giáo dục của thời đại. Điều này là do sự đầu tư không đều giữa các trường, tư tưởng quản lý, lựa chọn phương pháp dạy học cũng không bắt buộc, tùy điều kiện các trường mà thực hiện, dẫn đến một số trường không muốn có sự thay đổi hay gia tăng kinh phí cho HĐDH.
Tiểu kết chương 2:
Nội dung của chương 2 đã cho thấy mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của các nội dung quản lý dạy học tại các trường MNTT gồm: quản lý kế hoạch, quản lý phân công công việc dạy học, thực hiện kế hoạch dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
Các nội dung quản lý này cho thấy có sự bất cập trong quản lý của một số cán bộ quản lý ở trường mầm non tư thục, họ chưa được trang bị về tri thức quản lý nên còn coi nhẹ các nội dung quản lý nêu trên do đó thực chất một số cán bộ quản lý còn thả lỏng kế hoạch, buông lỏng việc thực hiện kế hoạch dạy học… nên còn nhiều khiếm khuyết ở một số trường. Việc quản lý HĐDH ở trường MNTT chưa chặt chẽ, đôi khi còn tùy tiện, đo đó HĐDH còn chưa nghiêm túc trong thực hiện chương trình mà chủ yếu là “nuôi” chứ việc “dạy” còn hạn chế.
Thông qua đánh giá hiệu quả chung của bốn nội dung quản lý hoạt động dạy học của giáo viên khối mẫu giáo cũng như tìm hiểu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý, cho thấy một số cán bộ quản lý chưa hiểu được vai trò và chưa làm tốt trách nhiệm của người quản lý, các yếu tố chính sách đãi ngộ và tiền lương, các mối quan hệ giữa các thành viên, năng lực người quản lý… ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và phát huy nguồn nhân lực.
Từ những phân tích từ chương 2 đã tạo cơ sở để đưa ra các biện pháp phù hợp trong chương tiếp theo. Luận văn: Thực trạng của một số trường mầm non tư thục
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp NC dạy học của trường mầm non tư thục
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Khái quát dạy học tại các trường mầm non tư thục