Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc UNESCO, do Jacques Delors năm 1996 đề xuất bốn trụ cột chiến lược giáo dục (GD) là “Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình; Học để chung sống”. Luật GD Việt Nam (2005) đã đề ra mục tiêu GD toàn diện là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…”. Ngành GD Việt Nam đã và đang cải cách, đổi mới ngày một tốt hơn đặc biệt là trong giáo dục tiểu học. Kết hợp với việc GD kiến thức, giáo dục kỹ năng tự phục vụ giúp học sinh phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ phải bắt đầu từ việc định hướng cho học sinh tiểu học những hành vi tốt, GD học sinh biết nhận thức, biết tự phục vụ cho bản thân, nên giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học là vấn đề cấp thiết cần đặt lên hàng đầu, khi con người nhận thức được khả năng của chính mình thì vận dụng các kỹ năng sống (KNS) khác một cách có hiệu quả. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Thời gian qua, dư luận đã phản ánh khá nhiều về thực trạng thanh thiếu niên thiếu kiến thức về KNS mà trong đó kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ các em cũng không có. Phần lớn các em sống rất ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, chỉ biết nhận, biết hưởng thụ mà không biết cho đi… Thực tế, điều này tại Trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một những năm gần đây cũng không phải là ngoại lệ. Đa số HS sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: Một là các em được sự quan tâm chăm sóc hết sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình khó khăn, phụ huynh bỏ mặc con cái. Chính môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại mang đến cho các em những thiếu sót lớn trong KNS, nhất là trong kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Chính vì vậy ngay từ lứa tuổi nhỏ, mà đặc biệt là lứa tuổi tiểu học đang dần hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một việc làm rất cần thiết. Bởi nó ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các em. Nếu kỹ năng tự phục vụ của các em được hình thành sớm thì sẽ phát triển nhân cách toàn diện và bền vững, là chìa khóa thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.
Trong việc đổi mới chương trình GD phổ thông năm 2018 đã đề ra 5 phẩm chất và 10 năng lực. Từ đó cho thấy Bộ giáo dục và đào tạo đã có hướng chỉ đạo phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh một cách toàn diện. (Bộ giáo dục và đào tạo, 2018)
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học không chỉ như một mục tiêu GD mà còn như một nhiệm vụ GD cụ thể, vì học sinh tiểu học đã hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách. Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ nhằm GD tính tự lập cho học sinh ngay từ nhỏ. Trong giai đoạn đổi mới GD học sinh tiểu học hiện nay, một số trường tiểu học đa số GV đã xác định được sự cần thiết của giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, họ còn lung túng trong cách tổ chức các hình thức học tập, sử dụng phương pháp dạy học (PPDH)… Do đó, GV chỉ tập trung vào GD hành vi, chưa chú trọng vào khía cạnh nhận thức và thái độ của học sinh, làm giúp cho học sinh những công việc mà lẽ ra học sinh hoàn toàn có thể tự làm được khi được giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nhận thức việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh chưa đúng như: chỉ chú trọng dạy con học đọc, học viết, chiều chuộng con cái không đúng, không chú trọng GD con mình ăn, uống như thế nào, khả năng sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống ra sao khiến học sinh không có KNS. Chính vì thế đã khiến cho học sinh thiếu tự tin vào bản thân mình, có xu hướng rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp với những người xung quanh đặc biệt là trong đời sống xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy học sinh lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Đổi mới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh (HS) không phải là hoạt động đơn giản, cần có sự kiên trì và cần có sự đầu tư về mọi mặt. Nhưng thực trạng thanh thiếu niên thiếu kiến thức về kỹ năng sống mà cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ. Phần lớn các em sống rất ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Thực trạng đó là do các em chưa có nhận thức, tiếp thu của các em còn chậm hay không chịu tập trung vào sự hướng dẫn của người lớn, các em không thường xuyên làm cho nên các em quên. Mặc khác là do sự hướng dẫn của giáo viên cũng chưa cụ thể, chưa có sự nhắc nhở thường xuyên nên các em không có thói quen tự phục vụ. Do các trường tiểu học chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và chưa có tiêu chí đánh giá về kỹ năng này. Đặc biệt là công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên và kịp thời. Bên cạnh đó còn do yếu tố gia đình ở Việt Nam hiện nay chỉ có 1 đến 2 con, tất cả tình cảm bố mẹ dành trọn cho con, chiều chuộng hết mức đứa con yêu quý của mình, ba mẹ cứ nghĩ con mình còn nhỏ chưa thể làm được, làm chưa gọn gàng, chưa đúng ý mình, sợ mất thời gian,…Từ đó dẫn đến thói quen ỷ lại, lười lao động nên không có kỹ năng tự phục vụ. Chính vì thế người quản lý cần phải có những biện pháp phù hợp để giáo dục tốt kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương nói riêng và cả tỉnh Bình Dương nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học (TH) tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ và công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã đạt một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho giáo dục tiểu học của thành phố. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Nếu hệ thống hóa được hệ thống lý luân về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ ột cách vững chắc; đồng thời phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ của giáo dục tiểu học TP Thr Dầu Một, tỉnh Bình Dương, thì sẽ đề xuất được các biện pháp mang tính khoa học và khả thi cao góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của Hệu trưởng nhà trường.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một: TH Phú Hòa 2; TH Phú Hòa 1; TH Trần Phú; TH Phú Mỹ; TH Tân An; TH Nguyễn Hiền; TH Lê Hồng Phong; TH Hòa Phú.
6.3. Về thời gian
Đề tài về quản lý hoạt động giáo dục KN tự phục vụ được nghiên cứu về thực trạng trong thời gian 02 năm học ( Năm học 2016-2017; 2017-2018).
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh và quản lý các hoạt động sư phạm khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh nói chung, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh TH nói riêng trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở các trường TH tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh TH trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở các cơ sở giáo dục này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh phù hợp với thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường tiểu học.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục phụ cho học sinh ở các trường TH trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích: Nhằm phối hợp với các phương pháp khác để thu lại kết quả khách quan nhất đồng thời chúng tôi cũng dùng phương pháp này để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở các trường TH trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất.
Nội dung: Nội dung xoay quanh về công quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở 3 đối tượng: cán bộ quản lý (CBQL); Giáo viên; phụ huynh học sinh (PHHS) nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.
Cách tiến hành: Xây dựng 2 phiếu khảo sát gồm:
Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) và giáo viên của 8 trường (310 phiếu) nghiên cứu nhằm tìm hiểu về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.
Phiếu 2: Dành cho PHHS 8 trường (400 PHHS) nội dung câu hỏi về nhận thức của phụ huynh đối với việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho các em hiện nay.
Phương pháp phỏng vấn:
Người nghiên cứu phỏng vấn các giáo viên và cán bộ quản lý nhằm thu thập dữ liệu làm rõ hơn trong kết quả nghiên cứu định lượng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Các nội dung phỏng vấn bao gồm các ý kiến về mục tiêu, vai trò trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục, cũng như trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Trong đó, các câu hỏi được tập trung hỏi về thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ, xây dựng thực hiện kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục này.
Để thực hiện tốt việc phỏng vấn, người nghiên cứu xác định đối tượng cần được phỏng vấn, lập danh sách và thông báo cho các đối tượng được phỏng vấn để họ có thời gian chuẩn bị, cũng như tiến hành phỏng vấn theo các câu hỏi đã được chuẩn bị trước tránh làm mất thời gian cho người được phỏng vấn; Mẫu phỏng vấn: bao gồm 10 Ban giám hiệu và 20 giáo viên công tác tại các trường tiểu học tham gia khảo sát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Phương pháp quan sát: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Phương pháp quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản và không cần phải xây dựng bảng hỏi hay phiếu khảo sát, mục tiêu của phương pháp là để làm rõ hơn cho kết quả định tính và định lượng trong quá trình phân tích thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Trong đó, tập trung quan sát những biểu hiện của học sinh về khả năng tự phục vụ tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Đầu Một, Bình Dương.
Để có kết quả quan sát hiệu quả, người nghiên cứu xác định đối tượng cần được quan sát. Quan sát trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau để ghi nhận, phân tích đánh giá đưa ra những ưu và hạn chế về biểu hiện của học sinh trong hoạt động giáo dục
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu thống kê
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS, phần mềm Excel để xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu; và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS dùng trong môi trường Window về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở các trường TH trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Về thực tiễn: Đề tài đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương một cách khoa học và khả thi, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
9. Đóng góp mới của luận văn Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Tổng hợp và hệ thống hoá lý luận về vấn đề quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS trong nhà trường TH.
Đánh giá được một số điểm nổi bật trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đề xuất được cách tiếp cận mang ý tưởng mới trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ (KN TPV) cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KN TPV cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương một cách khoa học và khả thi.
10. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Kỹ năng sống được đề cập trong các chương trình hành động của UNESCO (Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc), WHO (Tổ chức y tế thế giới), UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc) cũng như trong các chương trình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước…ở hướng nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó… Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này có tác giả V.A.Crutexki có công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào vấn đề hình thành tri thức và kỹ năng theo lý thuyết hình thành hành động trí tuệ theo giai đoạn (V.A.Kruteski, 1990)
Một số nhà tâm lý học coi khả năng tự lập, tự phục vụ cho bản thân là một trong những nét đặc trưng của nhân cách, đại diện là T.I. Ganhenlin, A.A. Sinirnop và E.U.Dmitriev…cho rằng: “Khả năng tự lập phải hình thành trên cơ sở người học đã có một số kiến thức, hiểu biết một số kỹ năng nhất định và biết vận dụng chúng vào những tình huống khác nhau trong thực tế, đó phải là những tình huống mới mẻ mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Khả năng tự lập của các em được bộc lộ rõ qua các hành vi và ta có thể dễ dàng quan sát thấy được trong khi các em đang thực hiện các mối quan hệ giữa người – người, hay giữa con người với thế giới xung quanh”
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề đã được các nhà tâm lý, nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Mặc dù có khác nhau về các biện pháp, phương pháp khác nhau từ các góc độ nghiên cứu song họ đều cho rằng chính hai mặt năng lực và phẩm chất là hai mặt then chốt mà giáo dục cần tác động đến nhằm tạo ra những con người toàn diện.
Rất nhiều tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề giáo dục KN TPV cho các em trong cuộc sống, khả năng tự lập là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan trọng. Nhờ vào khả năng tự lập mà các em có khả năng tự hoạt động, tự cố gắng tham gia và hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực của bản thân các em.
Tác giả A.G.Côvaliôp trong công trình nghiên cứu của mình đã chú trọng đến việc giáo dục lao động tự phục vụ cho HS. Tác giả cho rằng thói quen là bản tính thứ hai của con người. Khi có thói quen lao động, nếu không làm việc người ta không chịu được,. Như vậy theo A.G.Côvaliôp một khi đã có thói quen lao động thì con người sẽ chủ động thực hiện công việc, nếu như không thực hiện thường xuyên thì học sẽ cảm thấy khó chịu, buồn bực. Vì vậy, đối với HS TH một khi có kỹ năng tự phục vụ đã hình thành thì cần thực hiện một cách thường xuyên, liên tục để chúng trở thành nhu cầu của các em, nếu không các em sẽ cảm thấy khó chịu. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng việc các em chủ động thực hiện các công việc tự phục vụ sẽ mang lại cho chúng niềm vui, niềm tự hào đó là động lực thôi thúc các em thực hiện lao động tự phục vụ. Vì vậy tác giả cho rằng giáo viên cần tạo được niềm vui, điều đó mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục lao động tự phục vụ cho các em (A.G.Côvaliôp, 1990)
Tác giả I.A.Peecnicova trong nhiều tác phẩm của mình đã đề cập đến việc giáo dục lao động tự phục vụ đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức của trẻ em. Theo ông phẩm chất đạo đức hình thành ở trẻ em trước hết là trong quá trình lao động. Phẩm chất ấy thể hiện ở sự ham thích và thói quen lao động phục vụ bản thân, gia đình, nhà trường ,… Như vậy sự thích thú và thói quen, kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân chính là một biểu hiện của phẩm chất đạo đức của các em. Ông cho rằng nên cho các em làm việc dễ dàng nhưng có ích từ khi các em còn nhỏ. Việc thực hiện các kỹ năng tự phục vụ như tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chải tóc, xếp đồ, xếp sách vở…. là những công việc dễ dàng vừa sức trẻ mà vô cùng có ích đối với sức khỏe và vẻ đẹp con người. (A.P.Traboxkaia, 2002) Dựa trên quan điểm kiên quyết yêu cầu phải để các em tự phục vụ từ khi
còn nhỏ, nếu không các em sẽ phát triển thói ăn bám xấu xa của Crupxkaia, tác giả cho rằng Con cái chúng ta phải hưởng tuổi thơ hạnh phúc, nhưng tuyệt nhiên không có nghĩa là tuổi thơ ấy phải nhàn rỗi. Các em sẽ không thấy hạnh phúc khi bố mẹ cứ phục vụ các em mãi như cậu ấm cô chiêu (A.P.Traboxkaia, 2002). Đồng thời tác giả đưa ra nguyên tắc vô cùng đơn giản và quan trọng để rèn cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ đó là không làm thay con cái những việc mà các em có thể tự làm được, ngay cả với những em bé nhất, tùy theo khả năng, trẻ em phải tự ăn uống, rửa mặt, đánh răng, soạn sách vở, vệ sinh cá nhân,… (I.A.Peecnicôva, 1998) Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Tác giả K.D.Usinxki người sáng lập khoa học giáo dục Nga, trong công trình nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra rằng sự phát triển của trẻ em là kết quả lao động của bản thân các em qua hoạt động nhận thức và trí tuệ (K.D.Usinxki, 1861, p. 20). Để các em yêu thích lao động, thì cần phải giúp các em tiếp cận với lao động, mức độ thể hiện kỹ năng tự phục vụ ở các em phụ thuộc vào việc tham gia vào hoạt động lao động trong môi trường xung quanh.
A.X.Macarenco nhà giáo dục lớn người Nga, rất quan tâm tới việc giáo dục trẻ em thông qua lao động, giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho các em, nguyên tắc lý tưởng là phải làm thế nào cho bản thân lao động có tính hấp dẫn học sinh và kích thích họ cố gắng, đạt được những kết quả tốt đẹp. Theo hai tác giả trong lĩnh vực lao động không dùng khen thưởng và trách phạt, tác giả cho rằng: “Nhiệm vụ lao động và sự hoàn thành nhiệm vụ đó đã khiến cho nhi đồng vui sướng thoải mái rồi. Khi thừa nhận công tác của các em là tốt thì đó phải là cái phần thưởng rất quý đối với lao động của các em … Đối với trẻ em cần phải giáo dục các em thói quen sinh hoạt, thói quen văn hóa, ý thức tự lập, khả năng tự kiềm chế, tinh thần vượt khó ý thức trách nhiệm đối với bản thân và mọi người. Tác giả quan tâm trước tiên tới giáo dục và phát triển kỹ năng tự phục vụ ở các em thông qua trò chơi, chính trò chơi phát triển rất nhiều kỹ năng ở các em (A.X.Macarenco, 2018)
Khả năng tự phục vụ cho bản thân là một trong những khía cạnh giúp hình thành nhân cách ở học sinh. Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp cho học sinh có khả năng tự lập, tự hoạt động, cố gắng và hoàn thành công việc trên cơ sở năng lực bản thân từ đó hình thành nên phẩm chất đạo đức của học sinh. Nên để học sinh tự làm những việc mà các em có khả năng hoàn thành (A.P.Traboxkaia, 2002)
Để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho học sinh thì việc rèn luyện cần phải được tiến hành thường xuyên trong thời gian liên tục thông qua các biện pháp như làm mẫu, giải thích bằng lời, nêu gương, tập luyện hàng ngày, sử dụng các trò chơi.
Hiện nay xu hướng giáo dục TH trên thế giới đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản rất quan tâm đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS. Họ cho rằng thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể, các nhà giáo dục cho rằng cần giáo dục các em kỹ năng tự phục vụ ngay từ khi các em còn rất nhỏ chứ không phải đợi đến lứa tuổi tiểu học, việc nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ giúp các em tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, không chỉ có lợi cho sự phát triển của các em mà hữu ích cho cả người lớn.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Khái niệm “Kỹ năng sống” thực sự được hiểu một cách đúng đắn và chặt chẽ, sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF tổ chức năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống. (Huỳnh Văn Sơn, 2017)
Tác giả Nguyễn Thanh Bình và cộng sự đã mô tả sinh động và rất đầy đủ, hệ thống tiếp cận thực hiện GD kỹ năng sống cho học sinh do ngành giáo dục thực hiện. GD đã triển khai chương trình GD kỹ năng sống vào hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy. Nội dung giáo dục nhà trường phổ thông được định hướng bởi mục tiêu giáo dục kỹ năng sống. Theo đó, các nội dung GD kỹ năng sống được triển khai tại bậc tiểu học về chương trình cải cách của GD tiểu học (2000) đã quan tâm đến viêc GD những hành vi, KN tự phục vụ, KN giao tiếp ứng xử cho học sinh (Nguyễn Thanh Bình và cs, 2009)
Năm 2009, tác giả Huỳnh Văn Sơn xuất bản ấn phẩm “Nhập môn kỹ năng sống” với các nội dung cơn bản: những vấn đề chung về kỹ năng sống và một số kỹ năng sống cơ bản, các kỹ năng tự phục vụ cần thiết,…Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra giá trị của việc hình thành các kỹ năng này đối với đời sống của mỗi cá nhân để từ đó mọi người có ý thức rèn luyện để hình thành nên kỹ năng đó trong chính cuộc sống của mình. Cũng theo tác giả này “ Kỹ năng sống là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại” (Huỳnh Văn Sơn, 2009)
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học không chỉ như một mục tiêu GD mà còn như một nhiệm vụ GD cụ thể, vì học sinh tiểu học đã hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách. Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ nhằm GD tính tự lập cho học sinh ngay từ nhỏ.
Với nhiều năm nghiên cứu về giáo dục, Hà Nhật Thăng đã cho xuất bản cuốn sách : “Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” năm 1998 và đã tái bản nhiều lần. Trong đó, trang bị cho học sinh, sinh viên nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại. (Hà Nhật Thăng, 1998) Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Việt Nam các nhà nghiên cứu kỹ năng tiếp cận theo hai hướng: Hướng thứ nhất là kỹ năng lao động, xét về mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động gắn với những tên tuổi các nhà tâm lý – giáo dục như Trần Trọng Thuỷ (Trần Trọng Thủy, 2006) Hướng thứ hai là kỹ năng hoạt động sư phạm, kỹ năng học tập xét về mặt năng lực của con người gắn với tên tuổi các nhà tâm lý -giáo dục như Nguyễn Văn Hộ và Hà Thị Đức… (Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức, 2012)
Đối với các kỹ năng như lau mặt, rửa tay, chải tóc, mặc quần áo … thì giáo viên phải dạy động tác từ đơn giản đến phức tạp, thường xuyên cho các em được tập luyện (Trần Thanh Phong và Trần Thanh Tùng, 2002)
Luật GD năm 2005 của Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu của GD phổ thông theo yêu cầu mới là “chuyển từ chỗ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang chủ yếu là trang bị nhựng phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Phương pháp GD phổ thông cũng được xác định “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. (Luật Giáo dục, 2005)
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình GD chủ yếu trong trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội” và “GD con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình; yêu Tổ quốc; yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo chú trọng phát triển con người toàn diện cả về năng lực, kỹ năng và thái độ.
Khả năng tư lập của các em phát triển từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Như vậy GD khả năng tự lập cho học sinh là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hình thành nhân cách, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học. Có thể nói rằng ở lứa tuổi các em cần thiết phải trang bị khả năng tự lập, tự phục vụ bản thân, hướng khả năng tự lập theo chiều hướng đúng đắn nhất. Hình thành những phẩm chất quý báo cần thiết cho các em trước ngưỡng cửa bước vào cuộc đời.
Nhiều tác giả cho rằng sự cần thiết của việc GD và rèn luyện những KN thói quen tốt cho các em trong cuộc sống bao gồm cả KN tự phục vụ. Việc giáo dục KN cần thiết ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng cơ hội trong hoạt động hàng ngày của các em. Kết quả hình thành KN tự phục vụ cho các em thông qua truyền thống gia đình, vai trò của cá nhân các em và tính hứng thú của chính quá trình GD. Vì vậy cần có sự phối hợp nhất quán giữa các thành viên trong gia đình và nhà trường về các nội dung và hình thức rèn cho các em ở nhà cũng như ở trường. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của các em. Một số công trình đã nghiên cứu các biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ thông qua các hình thức khác nhau như lao động, vui chơi, học tập, ngày lễ, ngày hội.
Thông qua nghiên cứu của các tác giả đã phân tích làm rõ tính cấp bách và sự cần thiết về KN sống của các em. Đặc biệt là KN tự phục vụ của các em, mặc dù đã được định hướng bởi các phương pháp, biện pháp, hình thức để GD các em nhưng vẫn còn hạn chế. Vấn đề GD KN tự phục vụ cho các em phải đòi hỏi sự tham gia phối kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội với nhiều hình thức khác nhau, để GD các em. Tuy nhiên việc GD KN tự phục vụ cho các em ở trường TH chỉ dừng lại trên tiết học hay lồng ghép trong một số hoạt động (HĐ) như: HĐ vui chơi, hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa,…trong các HĐ chỉ dạy các em theo nội dung quy định của chương trình GD tiểu học. Nhưng chưa được xác định đúng mức, rõ ràng, phương pháp dạy còn hời hợt, chưa đi sâu vào thực tế. Do đó mọi người cần phải xác định trách nhiệm của mình để giúp các em phát huy hết khả năng, ý thức tự lập thật tốt để các em tự tin và thành công khi bước vào cuộc sống sau này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, hoạt động, quản lý giáo dục, quản lý trường tiểu học * Quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” lột tả bản chất hoạt động điều khiển các hoạt động của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.”.
Theo quan niệm của Mác: “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp”. “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”. Trong thực tiễn, đã có nhiều cách hiểu và biểu đạt về khái niệm quản lý, tuỳ theo mục đích tiếp cận khác nhau của mỗi tác giả. (C.Mac va Ăngghen, 1993, pp. 23,687,688) Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Khi nói đến vai trò quản lí trong xã hội, ý kiến của Paul Hersey và Ken Blanc Heard trong cuốn Quản lí nguồn nhân lực cho rằng: “Quản lí là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lí với người bị quản lí, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Paul Hersey and Ken Blanc Heard, 1995)
Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich cho rằng: “Quản lý là hoạt động đảm bảo sự phối hợp giữa nỗ lực các cá nhân nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý trong điều kiện chi phí thời gian, công sức, tài lực, vật lực ít nhất đạt được kết quả cao nhất” (Harol Kontz, Cyril Odonnell & Heinz Weihrich, 1994)
Các tác giả Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa và Trần Anh Tuấn đưa ra khái niệm: “ Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận động trên cơ sở phát huy tốt nhất các tiềm lực vốn có và đảm bảo phát triển của tổ chức” (Mai Quang Huy và cs)
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm, 2011). Theo tác giả Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định. (Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức, 2012, p. 32)
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn – 2000 cho rằng quản lí là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lí, đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng, phục vụ lợi ích con người (Nguyễn Bá Sơn, 2000)
Tóm lại, các định nghĩa trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ, tiếp cận nhưng đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản của khái niệm quản lý: Quản lý là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Đó là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
Từ đó có thể khái quát quản lý là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia.
Hoạt động: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả về phía con người. Trong mối quan hệ đó có hai quá trình đồng thời diễn ra, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau:
Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hóa còn gọi là quá trình “xuất tâm” trong đó chủ thể chuyển năng lượng của mình thành sản phẩm hoạt động. Ở quá trình “xuất tâm” này tâm lý con người được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm. Nhờ vậy, chúng ta mới có thể tìm hiểu được tâm lý người thông qua hoạt động của họ.
Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa còn gọi là quá trình “nhập tâm” trong đó con người chuyển nội dung khách thể những quy luật, bản chất, đặc điểm,… của khách thể vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức nhân cách của bản thân. Đây chính là quá trình chiếm lĩnh, lĩnh hội thế giới. Vì thế người ta nói tâm lý con người là sự phản ánh thế giới khách quan, nội dung tâm lý do thế giới khách quan quy định.
Hoạt động con người bao gồm các quá trình con người tác động vào thế giới sự vật, tri thức,…gọi chung là quá trình bên ngoài và quá trình tinh thần, trí tuệ. Quá trình bên trong, nghĩa là trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý,cả công viêc chân tay lẫn công việc trí óc
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học. Về khái niệm quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:
Theo chuyên gia giáo dục Liên Xô M.I.Kônđacốp thì: Quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp: tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hóa,… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng (M.I.Konđacốp, 2000)
Theo quan niệm của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là quản lí GD là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. (Nguyễn Ngọc Quang, 1999)
Tóm lại: Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
1.2.3. Quản lý trường tiểu học Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Trong thực tiễn Việt Nam, Tác giả Phạm Minh Hạc đã xác định: “QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS” (Phạm Minh Hạc, 1986). Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của học mà trước hết trong phạm vi nhà trường với tư cách là một chủ thể xã hội” (Trần Kiểm, 2011)
Các tác giả Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa và Trần Anh Tuấn cho rằng “Quản lý nhà trường là hoạt động chuyên biệt của các chủ thể quản lý (các cơ quan quản lý giáo dục, người lãnh đạo nhà trường) nhằm tập hợp, tổ chức và phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường, đảm bảo triển khai các hoạt động giáo dục -dạy học của nhà trường đạt được các mục tiêu phát triển với chất lượng, hiệu quả nhất” (Mai Quang Huy và cs)
Quản lý trường tiểu học cũng giống như các trường phổ thông- là một hoạt động của nhà quản lý cấp cơ sở do hiệu trưởng là người đứng đầu để dẫn dắt một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ và quản lý con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính… Trường tiểu học được hình thành tại cộng đồng dân cư nên nó phải thỏa mãn được lợi ích của cộng đồng dân cư và phát huy các nguồn lực trong cộng đồng.
Như vậy có thể hiểu quản lý trường tiểu học là quá trình tác động có kế hoạch, có mục đích, hợp quy luật của hiệu trưởng để nhà trường vận hành theo quan điểm của Đảng, đường lối của Nhà nước, thực hiện được mục tiêu giáo dục và tính chất sư phạm là hình thành phát triển năng lực, nhân cách của người học theo yêu cầu xã hội.
1.2.4. Giáo dục, kỹ năng, tự phục vụ, kỹ năng tự phục vụ, giáo dục kỹ năng tự phục vụ Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
- Giáo dục:
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người nhận thức về thế giới xung quanh, tích luỹ kinh nghiệm về cuộc sống, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt kinh nghiệp đã được tích luỹ từ người này sang người khác. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.
Theo M.I.Konđacốp thì cho rằng giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội của các thế hệ loài người. Nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên. (M.I.Konđacốp, 2000).
Xét theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình nhằm hình thành phát triển nhân cách con người được tố chức có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được trong lịch sử (Phạm Viết Vượng, 2010) Xét theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình xã hội trong đó thông qua nhà giáo dục, học sinh hình thành thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ và các thói quen đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội (Nguyễn Văn Hộ và Hà Thị Đức, 2002).
Nhà trường tiểu học là nền tảng cho giáo dục phổ thông. Điều II Luật phổ cập giáo dục đã nêu: Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, . Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên để đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những nét cơ bản của nhân cách.
Điều này càng khẳng định trong thời đại ngày nay, giáo dục đã trở thành động lực, là nhân tố quyết định thúc đẩy sự phát triển của xã hội. giáo dục đã trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Bởi vì chỉ có giáo dục mới đào tạo được những người lao động mới – lao động có trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội.
Chính do vị trí quan trọng như vậy nên giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
- Kỹ năng:
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế. (L.Đ.Lêvitôv)
Theo V.A.Kruteski cho rằng: Kỹ năng là phương thức sử dụng các tri thức mà con người áp dụng và sử dụng trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập, thực hành thì kỹ năng được hoàn thiện hơn (V.A.Kruteski, 1990)
Theo tác giả Vũ Dũng cho rằng kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng (Vũ Dũng, 2006)
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động (Thái Duy Tuyên, 2006). Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.
- Tự phục vụ: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Tự phục vụ (TPV) là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng cường năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách;Tự phục vụ là chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển, sự thành công của con người.
Khái niệm TPV được hiểu là tập hợp các hành động mà do chủ thể tự thực hiện để phục vụ các nhu cầu hoạt động trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày của chính bản thân chủ thể.
- Kỹ năng tự phục vụ:
Lao động tự phục vụ rất có ích và cần thiết cho tất cả mọi người, nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân, do hành động được lặp đi lặp lại hằng ngày đã hình thành nên kỹ năng thông qua quá trình luyện tập kỹ năng ngày càng được hoàn thiện, được củng cố, tác động trở nên nhanh nhẹn, chính xác hơn, người thực hiện cảm thấy vui và tự tin hơn.
Kỹ năng tự phục vụ là khả năng vận dụng những kiến thức về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc tự phục vụ cho mình như: để giày dép vào kệ khi đến lớp, để cặp sách đúng nơi quy định, cất đồ dùng vào tủ cá nhân, lấy cất đồ dùng học tập, bỏ rác đúng nơi quy định, tự chảy, cột tóc, xếp cất nệm gối, tự lấy thức ăn, rửa tay trước khi ăn, đánh răng, rửa mặt, tự giặt quần áo, tự giác trong ăn uống, đi vệ sinh đúng nơi quy định,…
Theo Lê Thu Hương kỹ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phục vụ cho chính mình như tự nấu ăn, tự giặt quần áo (Lê Thu Hương, 2010)
Đối với học sinh tiểu học kỹ năng tự phục vụ bao gồm: khi đến trường phải biết xách cặp vào lớp, để quần áo, giày dép đúng nơi quy định, biết xếp tập sách theo quy định của GV, biết tự ăn, tự đánh răng, rửa mặt, sắp xếp chỗ ngủ, biết giữ tập sách gọn gàng, mang đầy đủ tập sách khi đi học, biết xếp hàng, biết giữ vệ sinh chung.
Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp học sinh tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho các em biết các kỹ năng tự phục vụ, học sinh sẽ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, tăng cường tính độc lập, học sinh sẽ sống có trách nhiệm với bản thân mình.
Có thể hiểu: Kỹ năng tự phục vụ là sự thực hiện hành động của một cá nhân để giải quyết tình huống hay công việc phục vụ cho chính mình, như tự nấu ăn, tự giặt quần áo, tự xúc ăn, tự rửa mặt…mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
- Giáo dục kỹ năng tự phục vụ Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Khi xem giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một hoạt động, dựa trên khái niệm về giáo dục có thể hiểu kỹ năng tự phục vụ như sau:
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Đây được xem là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết mà bố mẹ và nhà trường nên dạy và giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là quá trình giáo viên tác động tới học sinh nhằm giáo dục cho học sinh cách thực tiến hành một số công việc phục vụ bản thân như cất đồ dùng cá nhân, xếp hàng, giữ vệ sinh chung. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ giúp học sinh yêu lao động, năm được những kỹ năng cơ bản để tham gia vào đời sống xã hội, tự lập trong công việc.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một bộ phận quan trọng của giáo dục lao động, nhằm hình thành những phẩm chất của người lao động mới như yêu lao động, quý trọng người lao động, giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học nắm được các kỹ năng đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động.
Có thể hiểu: “Giáo dục kỹ năng tự phục vụ là quá trình, do các nhà giáo dục tổ chức nhằm phát triển ở cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó, được sử dụng để giải quyết tình huống thực hiện công việc tự phục vụ cho chính bản thân của đối tượng được giáo dục”.
1.2.5.Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ
Cũng như quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục kỹ năng tự phục vụ là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Mục đích giáo dục cho học sinh cũng chính là một trong những mục đích của quản lý, đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý cùng với đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, vv… bằng hành động của mình hiện thực hóa mục đích đó trong hiện thực.
Như vậy, “QLGD kỹ năng tự phục vụ được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha me học sinh nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh của nhà trường”.
Từ đây ta có thể khái quát QLGD kỹ năng tự phục vụ là sự tác động chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan… của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh với chất lượng, hiệu quả cao nhất.
1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh Tiểu học Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
1.3.1. Đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của học sinh tiểu học
Ở lứa tuổi tiểu học thì các em đa phần là làm theo người lớn, các em hay bắt chước những gì các em nhìn thấy, cho nên nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ, nhắc nhở thường xuyên để các em trở thành thói quen. Vì ở lứa tuổi này các em mau nhớ nhưng cũng mau quên.
Lứa tuổi các em luôn có những tưởng tượng hay thần tượng về một người nào đó, cho nên người giáo viên tiểu học trong mắt các em như là người mẹ thứ hai. Chính vì thế người giáo viên cần phải giáo dục những nội dung cần thiết cho các em về những kỹ năng cơ bản, là tấm gương để các em bắt chước và học tập theo.
Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học gồm các em học sinh đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6 – 7 tuổi đến 11 – 12 tuổi. Ở độ tuổi này việc rèn các kỹ năng, kỹ xảo đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ. Hoạt động học tập là hoạt động hoàn toàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực nhờ đó mà sự phát triển tâm lý nhân cách. Ngoài hoạt động học tập ở lứa tuổi này còn có hoạt động khác như vui chơi, lao động và rèn kỹ năng cho các em, đặt biệt là các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân.
Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức
Sự phát triển của tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học đã có những thay đổi đáng kể so với trẻ mẫu giáo, chuyển từ tri giác chi tiết sang tri giác tổng hợp. Một dạng tri giác mới với chất lượng cao hơn tri giác thông thường bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh – đó là quan sát. Các thao tác trí tuệ ở lứa tuổi này được học sinh thực hiện tốt trên các dữ liệu hình tượng cụ thể dưới dạng các vật thật hoặc mô hình. (Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, 2012)
Sự phát triển của chú ý: Nếu như ở trẻ mầm non chú ý có chủ định còn nhiều hạn chế thì ở học sinh tiểu học chú ý có chủ định đã dần phát triển. Học sinh tiểu học đã có khả năng tập trung chú ý ở mức độ nhất định với những tài liệu không mấy thú vị. Tuy nhiên, chú ý có chủ định ở các em vẫn ở mức độ thấp, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế, sức tập trung chưa cao, dễ bị phân tán, lơ đãng với những ý nghĩ đâu đâu. Do đó, tài liệu học tập cho trẻ ở lứa tuổi này cần dễ hiểu, trực quan, sinh động. (Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, 2012) Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Sự phát triển của tư duy: Trong các quá trình phát triển nhận thức của học sinh tiểu học thì sự phát triển tư duy diễn ra mạnh mẽ nhất. Giai đoạn này tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành. Ở học sinh tiểu học bắt đầu xuất hiện khả năng lý giải logic, sử dụng các thao tác trí tuệ như cộng trừ nhân chia, phân loại, bảo toàn, xếp hạng,…. Năng lực khái quát hóa và trừu tượng hóa còn hạn chế, tư duy còn mang nặng tính xúc cảm. (Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, 2012)
Sự phát triển của trí nhớ: Ở lứa tuổi này, trí nhớ có chủ định phát triển dần. Khả năng ghi nhớ có chủ định những tài liệu không mấy sinh động, hấp dẫn cũng dần phát triển. Học sinh đã có khả năng ghi nhớ ý nghĩa và nội dung chính của tài liệu. Tuy nhiên ghi nhớ chủ định vẫn chiếm vị trí rõ nét. Nhiều học sinh tiểu học vẫn ghi nhớ máy móc bằng cách đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần. Quá trình ghi nhớ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng và bị chi phối nhiều bởi các yếu tố trực quan. (Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, 2012)
Sự phát triển của tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học đã có sự chuyển biến cơ bản và phát triển phong phú. Càng về cuối cấp, khả năng tưởng tượng của trẻ càng gần với hiện thực hơn, sáng tạo và phát triển cao hơn. Tuy nhiên khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học còn mang tính trực quan, cụ thể. Các hình ảnh chủ yếu mới dựa vào tưởng tượng tái tạo, chắp ghép, bắt trước và thay đổi chút ít. Vì vậy, sản phẩm của tưởng tượng còn nghèo nàn, ít có tổ chức. (Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, 2012)
Những đặc điểm nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học:
Đời sống tình cảm: Với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt, gắn nhận thức với hoạt động của trẻ. Ở lứa tuổi này, các em dễ xúc cảm trước hiện thực và rất dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp. Học sinh tiểu học bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm; dễ xúc động mạnh và đã có ấn tượng khá sâu sắc và bền vững.
Những tình cảm cao cấp đang dần được hình thành. Trong đó, tình cảm gia đình giữ vai trò khá quan trọng trong đời sống của trẻ. Nhiều trường hợp, chính lòng yêu thương của cha mẹ đã trở thành động cơ học tập của trẻ tiểu học.
Ở lứa tuổi này, những xúc cảm thường gắn với những tình huống cụ thể mà trẻ được trực tiếp trải nghiệm, tham gia trong các tình huống đó. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Tình cảm của trẻ tiểu học dễ thay đổi, chưa sâu sắc, mong manh và không bền vững.
chí: Ở giai đoạn học sinh tiểu học, các phẩm chất của ý chí dần được hình thành và phát triển. Học sinh tiểu học có thể rèn luyện để có tính kế hoạch, tính kiên trì, tính độc lập, tính mục đích, quyết đoán,…Tuy nhiên những phẩm chất này chưa ổn định để trở thành những nét tính cách vững chắc. Năng lực tự chủ còn yếu, tính tự phát còn nhiều nên khó giữ trật tự, kỷ luật.
Tính cách: Tính cách của học sinh tiểu học đang hình thành và có nhiều biến đổi. Các em hồn nhiên, trong sáng, có nhiều nét tính cách tốt như lòng vị tha, yêu thương con người,… Các em hay bắt chước và thích bắt chước hành vi, cử chỉ của người lớn.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự phục phụ cho học sinh tiểu học
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng tự phục vụ nhằm hình thành ở các em sự yêu thích và hứng thú trong học tập, lao động, giúp các em có được các kỹ năng tự phục vụ giản đơn phù hợp lứa tuổi trong sinh hoạt, học tập hàng ngày của các em ở trường trường cũng như ở nhà.
Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục các em tự phục vụ làm sao để HS trở thành người độc lập, tự chủ trong cuộc sống và trong mọi tình huống.
1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học
Nội dung giáo dục lao động tự phục vụ cho học sinh tiểu học phong phú và đa dạng. Ở mỗi nhóm tuổi thì nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học có các mức độ thực hiện và yêu cầu khác nhau. Do hành động được lặp đi lặp lại hàng ngày, các kỹ năng tự phục vụ được trẻ lĩnh hội vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tự thực hiện mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.
Nội dung kỹ năng tự phục vụ cần giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học gồm những kiến thức, thái độ, hành vi về kỹ năng tự phục vụ cốt lõi cần hình thành, phát triển cho trẻ, nội dung bao gồm:
Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thì nhà trường kết hơp với phụ huynh giáo dục học sinh các kỹ năng tự phục như: tự múc cơm ăn, tự sách cặp sách vào lớp, đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh đúng nơi quy định, bỏ rác vào sọt rác,…
Đối với lớp 3 thì yêu cầu cao hơn về kỹ năng tự phục vụ cho học sinh: ăn uống không gọn gàng, tự lấy cơm vào ngồi ăn, biết phân loại rác thải, thấy rác biết nhặt bỏ vào sọt rác, phân loại thức ăn sau khi ăn xong, kiểm tra dụng cụ học tập khi ra về,..
Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 thì yêu cầu về kỹ năng tự phục vụ cao hơn nữa: các em biết nhắc nhở các em nhỏ bỏ rác đúng nơi quy định, biết tự lấy cơm, thức ăn đến bàn ngồi ăn, biết chào hỏi và mời người lớn khi ăn, biết giúp đỡ ba mẹ những công việc vừa sức, biết tự vệ sinh cá nhân,… Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Hệ thống các kỹ năng tự phục vụ như kỹ năng rửa mặt, rửa tay, mặc quần áo, uống nước, đọc sách, tập trung lớp, đeo khăn quàng đỏ…tất cả những công việc mà học sinh làm vừa sức để phục vụ cho bản thân sẽ rèn cho học sinh có thói quen tự lập, tự tin, không ỷ lại vào người khác.
Hệ thống những quy tắc, thao tác, hành vi cần thực hiện để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ như các xếp hàng, các bước thắt tháo khăn quàng đỏ, các bước xếp sách vở theo trình tự nhất định.
Giáo dục cho các em thái độ tích cực, kiên định, trong quá trình tập luyện, rèn luyện thói quen, hành vi, giáo dục tính kỉ luật tự giác trong rèn luyện kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ thông qua các công việc cụ thể, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ. Bên cạnh việc củng cố những kỹ năng đã có cần hình thành các kỹ năng phức tạp hơn.
1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học
Phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm
Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật và đồ chơi: các em sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật đồ chơi để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.
Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi với yếu tố chơi phù hợp để kích thích các em hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích các em tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm, để giải quyết vấn đề đặt ra.
Phương pháp luyện tập: Các em thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kĩ năng đã thu nhận. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Nhóm phương pháp trực quan – minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa)
Phương pháp này cho các em quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của các em.
Nhóm phương pháp dùng lời nói
Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp các em thu nhận thông tin, kích thích các em suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của các em.
Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ các em hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ.
Nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá
Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương các em là chính, nhưng không lạm dụng.
Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của cô giáo trước việc làm, hành vi, cử chỉ của các em. Từ đó giáo viên đưa ra nhận xét, trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể, không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lý của các em.
Hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học:
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội, tham quan… Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với từng kỹ năng cụ thể, cần thiết với cuộc sống của các em.
Giáo dục theo chủ đề: Qua chủ đề bản thân, các em biết mình là ai, các em sẽ hiểu được giới tính, tính tình, nhận biết các bộ phận trên cơ thể, từ đó có thái độ tự giác phục vụ bản thân …. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Hoạt động học có chủ đích: Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở tiểu học được tổ chức dưới hình thức cá nhân, theo nhóm, cả lớp,…
Trong các nghi thức văn hoá của lễ hội: Ngoài các hoạt động học dưới hình thức chủ đề, trong chương trình các hoạt động vui chơi, các em còn được làm quen với các lễ hội như Tết Nguyên Đán, ngày Nhà Giáo Việt Nam, lễ hội 8/3…nhằm giúp các em nhận biết các ý nghĩa và nghi thức văn hoá của các ngày lễ, từ đó các em học được thói quen văn hóa trong lao động tự phục vụ như tự trang trí lớp học, tự bỏ rác đúng nơi quy định…
Trong sinh hoạt hàng ngày của các em: Giáo dục cho các em về tinh thần trách nhiệm có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng, giáo dục các em về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể cho các em, chẳng hạn như dọn dẹp bàn học, lớp học, chăm sóc cây, xếp tập sách ngay ngắn, để ca khăn gọn gàng,…
Kỹ năng sống của các em được nhà trường giáo dục phối hợp trong các hoạt động học – vui chơi, mọi lúc mọi nơi và hình thành qua hành vi bắt chước với người lớn, vai trò của giáo viên và phụ huynh rất quan trọng, cần có sự thống nhất giữa lý thuyết và hành động ở mọi lúc mọi nơi. Các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của các em như học tập, trẻ như ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, tham gia các sinh hoạt tập thể là các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày, có nề nếp, hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt, lòng yêu lao động, tự phục vụ bản thân và sẵn sàng phục vụ tập thể.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh trường tiểu học
1.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự phục vụ
Lập kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình QL HĐ GD KN TPV. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn lộ trình của hoạt động GD KN TPV.
Quy trình xây dựng kế hoạch gồm:
- Phân tích thực trạng hoạt động HĐ GD KN TPV của HS tiểu học tại các trường tiểu học.
- Xác định mục tiêu hoạt động của HĐ GD KN TPV của học sinh tiểu học.
- Xác định các hoạt động của HĐ GD KN TPV của nhà trường tương ứng với mục tiêu.
- Xác định các tiêu chí của việc kiểm tra, đánh giá HĐ GD KN TPV của học sinh tiểu học.
- Xác định việc khen thưởng kịp thời khi tổ chức các HĐ GD KN TPV của học sinh tiểu học.
1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Hiệu trưởng bố trí sắp xếp GV có năng lực chuyên môn khác nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau để nâng cao tay nghề. Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên qua các HĐ chuyên đề cùng nhau thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các phương pháp, hình thức tổ chức GDKN tự phục vụ cho HS. Tổ chức lồng ghép qua các tiết dạy, qua buổi SHTT, tiết sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp,…
Thay đổi nhận thức của giáo viên, CBQL và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc GD KN TPV cho học sinh tiểu học.
Mời các chuyên gia tâm lý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng TPV cho HS.
Lựa chọn GV đại diện các khối thao giảng hội đồng về hoạt động KN TPV cho học sinh tiểu học, để GV trong trường tham dự, rút kinh nghiệm về một cụ thể:
- BGH lên kế hoạch.
- Chọn GV trong trường qua buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức thống nhất bài dạy, nội dung và trình tự tiết dạy.
- Hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm.
- Thảo luận, rút kinh nghiệm trong hội đồng.
Qua buổi dự giờ, mỗi GV có cái nhìn và cách nhìn khác nhau, có suy nghĩ cảm nhận khác nhau về việc GD KN TPV cho HS. Khi các ý kiến khác nhau đó sẽ được chia sẽ làm cho việc phân tích hoạt động trở nên phong phú, sâu sắc, đa chiều, đa dạng. Từ đó, GV có cái nhìn toàn cảnh, phong phú và rõ nét hơn về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động này.
Có nhiều hình thức tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ như:
Tổ chức hoạt động trong phòng lớp: Hầu hết các hoạt động hàng ngày của các em đều diễn ra trong lớp học. Một ngày đến trường của các em chiếm đến 80% hoạt động trong phòng lớp.
Tổ chức hoạt động ngoài trời: Giáo viên tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện cho các em kỹ năng trong cuộc sống mà đặc biệt là KN tự phục vụ cho HS.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường TH là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học. Người cán bộ quản lý phải chỉ đạo trên tất cả các hoạt động của nhà trường trong đó có giáo dục KN tự phục vụ.
Trong nhà trường TH, nhà trường cần quản lý chỉ đạo phối hợp tốt các lực lượng sau: Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn trong việc tích hợp giáo dục KN tự phục vụ vào môn học. Từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống là quãng đường khá xa, một giờ học trên lớp chỉ có 35- 40phút, vì vậy để tích hợp được nội dung giáo dục môi trường, giáo dục năng lượng tiết kiệm, giáo dục KN tự phục vụ vào bài giảng, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết hình thanh cho mình những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho bản thân, cho gia đình,. ..
Như vậy, việc giáo dục KN tự phục vụ thông qua hoạt động ngoại khóa, tiết SHTT sẽ giúp hoàn thiện các KN cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Chỉ đạo tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa thông qua các buổi tuyên truyền, các cuộc thi để giáo dục các em biết được trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và cả cộng đồng.
Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục khác để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và giáo dục KN tự phục vụ cho các em nói riêng, nhà trường cần huy động tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục như: Chính quyền địa phương, PHHS, cán bộ GV trong nhà trường,…
Trên thực tế, đại đa số giáo viên của trường chưa được đào tạo một cách căn bản về giáo dục tự phục vụ, phương tiện, tài liệu dành cho hoạt động này còn thiếu nhiều. Vì thế, ngoài việc giao trách nhiệm cho GV, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức hoạt động cho giáo viên, động viên khích lệ tinh thần và có chế độ thỏa đáng kịp thời, từ đó khơi dậy lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm trong họ, có như vậy tính hiệu quả của hoạt động mới cao. Nhà trường ngoài việc quản lý tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quả giáo dục của hoạt động, cần phải tiết kiệm, cân đối nguồn ngân sách được giao hàng năm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt động, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS), của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hỗ trợ cho hoạt động GD KN tự phục vụ.
Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Chỉ đạo các tổ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động.
- Phát huy vai trò của giáo viên trong việc giáo dục KN TPV của HS.
- Giám sát việc thực hiện.
- Chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường ngay từ đầu năm.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ
Kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giúp người cán bộ quản lý xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được hoặc ở mức độ thấp cùng những nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp. Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch giáo dục KN tự phục vụ, người cán bộ quản lý phải chú ý tới các nội dung sau: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Xác định được hình thức kiểm tra;
Xây dựng được tiêu chí đánh giá
Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KN tự phục vụ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá CBQL đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không, đó là cơ sở để CBQL nhà trường xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.
Kiểm tra đánh giá giáo dục KN tự phục vụ cần phải:
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc giáo dục KN tự phục vụ cho HS.
- Dựa vào cứ vào kế hoạch, nội dung giáo dục KN tự phục vụ được xây dựng trong nhà trường;
- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá quá trình; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
- Kết hợp các hình thức đánh giá nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục hạn chế của mỗi hình thức.
1.4.5. Quản lý các điều kiện để hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ
Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ các hoạt động của các em và có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên theo kế hoạch năm học. Tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho các em, trao đổi một số kinh nghiệm làm đồ dùng phục vụ hoạt động. Kinh nghiệm xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục các em, cách giao tiếp, trao đổi thông tin với phụ huynh.
Nhà trường chọn các lớp ở các khối lớp làm điểm về triển khai thực hiện chuyên đề dạy kỹ năng tự phục vụ: Môi trường hoạt động, cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Các lớp tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho các em, tăng cường cho các em tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu, chơi các trò chơi…. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Xây dựng các nội dung tuyên truyền, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp tốt với các bậc cha mẹ, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc huy động các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị, cải tạo môi trường và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho các em.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nội dung, phương pháp tổ chức dạy kỹ năng tự phục vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên; Tổ chức kiến tập dự giờ, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm.
Triển khai tài liệu hướng dẫn dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Tổ chức các hội thi cho các em phát huy khả năng của mình.
Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện các chuyên đề giáo dục cho các em ở các lớp theo đúng yêu cầu của nhà trường.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh TH
1.5.1. Những yếu tố khách quan
Ảnh hưởng của quy mô trường lớp, quy định số lượng học sinh đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh chưa tốt. Học sinh trong lớp quá tải, số lượng lớp tăng lên. Do vậy ảnh hưởng đến KN TPV của các em.
Về đều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ. Có trường vận dụng phòng chức năng để dạy. Tuy nhiên có việc bổ sung CSVC nhưng chưa có sự giám sát của nhà quản lý nên việc sử dụng chưa có hiệu quả.
Sự trải nghiệm của các em về mội trường bên ngoài còn hạn chế, các nhà quản lý chưa coi trọng cho HS trải nghiệm với môi trường bên ngoài. Người lớn chưa tạo điều kiện cho các em được trải nghiệm.
Trách nhiệm của người lớn rất quan trọng trong việc GD hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Những đứa trẻ được gia đình quan tâm các em sẽ biết nhiều hơn. Đặc biệt người lớn quan tâm, giúp đỡ, giáo dục các em sẽ giúp các em có KN TPV tốt hơn.
Hiện nay do phát triển cộng nghệ ngày một cao, các em thường xuyên tiếp xúc với công nghệ thông tin như tivi, điện thoại, máy vi tính,… Nếu gia đình không có chọn lọc những thông tin, hình ảnh, trò chơi và theo dõi khi các em sử dụng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các em về các kỹ năng vì các em chỉ tập trung xem tivi hay chơi điện tử mà lười lao động, không biết làm tất cả các việc cần thiết cho bản thân, ảnh hưởng tới KN TPV của các em.
1.5.2. Những yếu tố chủ quan Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu, nội dung, vai trò, hình thức, phương pháp trong việc rèn KN TPV cho HS chưa cao.
Về tổ chức bồi dưỡng cho GV, PHHS về nội dung GD KN TPV. Yếu tố này rất quan trọng đồi với nhà quản lý. Nếu xây dụng kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng cho GV và các cuôc hội thảo với PHHS về GD KN TPV một cách bài bản. Sẽ giúp cho GV, PHHS nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ với các KN TPV một cách tốt nhất.
Hiện nay tình trạng tự học của GV và CBQL còn hạn chế, hiểu đến đâu làm đến đó, công tác trao đổi qua lại với nhau chưa được phát huy. Vì vây ở các đơn vị nhà trường năng lực của GV còn hạn chế bởi các nhà quản lý chưa chú trọng nhiều đến công tác tự học, tự bồi dưỡng cho GV.
Công tác kiểm tra, đánh giá còn lơi lỏng, chưa chặt chẽ. Các trường chỉ kiểm tra đánh giá qua các hoạt động trong năm mà chưa có sự kiểm tra thường xuyên để đánh giá thực tế kết quả của HS.
Sự phối hợp giữa GV và PHHS về GD KN TPV chưa tốt. Bởi đa số phụ huynh chiều trẻ, nghĩ trẻ còn nhỏ và một số gia đình có người giúp việc làm hết mọi việc cho các em.
Sự phối hợp của nhà trường, phụ huynh, địa phương chưa được phối hợp chặt chẽ. Giúp trẻ có những chuyến đi trải nghiệm thực tế, các em có những cuộc sống trải nghiệm, khám phá mà các em tận mắt nhìn thấy, làm được trao đổi với những gì đang diễn ra trước mắt.
Đặc điểm lứa tuổi, giới tính: Đặc điểm lứa tuổi, giới tính: Những đặc điểm lứa tuổi và giới tính có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ của học sinh tiểu học. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự khác nhau trong hành vi ứng phó với những khó khăn của từng độ tuổi khác nhau.
Trình độ nhận thức là một trong 3 yêu cầu không thể thiếu để có kỹ năng tự phục vụ của học sinh tiểu học. Kỹ năng tự phục vụ của học sinh tiểu học có cơ sở từ hiểu biết, nhận thức của mỗi người. Nhận thức đúng về cuộc sống là cơ sở để có hành vi đúng trước tình huống gặp phải. Nhận thức về cuộc sống là tri thức của mỗi người về bản thân, xã hội, về thế giới… Trình độ nhận thức được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau như giáo dục nhà trường, tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp, tự học, giáo dục, quá trình cá nhân trải nghiệm cuộc sống… Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
Quá trình tự phục vụ, tự ý thức của mỗi cá nhân là yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành phát triển nhân cách nói chung cũng như kỹ năng tự phục vụ của trẻ nói riêng. Tự ý thức của mỗi người là cơ sở để có những kỹ năng tự phục vụ khác. Đồng thời, đây sẽ là yếu tố để kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh mỗi người trước khi thể hiện hành vi nào đó. Vì vậy, nếu cá nhân tự ý thức cao sẽ có những kỹ năng tự phục vụ tốt, có những hành vi, cách ứng xử phù hợp với những tình huống gặp phải trong cuộc sống. Ngược lại, nếu tự ý thức kém, cá nhân không thể kiểm soát, đánh giá được hành vi, cách ứng phó của mình sẽ dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực, không phù hợp trước những tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS tiểu học. Qua đó thấy rằng, kỹ năng tự phục vụ là một kỹ năng cơ bản, cần thiết của mỗi con người, nó tạo điều kiện góp phần hoàn thiện nhân cách, tạo nên những con người năng động, tự tin mạnh dạn, chủ động trong cuộc sống. Học sinh tiểu học đã có khả năng thực hiện đúng, nhanh và chính xác các công việc tự phục vụ đơn giản phù hợp với bản thân. Do vậy việc giáo dục KN TPV cho các em là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trên cơ sở hệ thống các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài, luận văn xây dựng hệ thống các khái niệm liên quan và khái quát một số đặc điểm liên quan đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.
Giáo dục KN tự phục vụ cho HS tiểu học thông qua một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các em như: Hoạt động trên lớp học, hoạt động giờ ăn, giờ ngủ, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoại khóa, tham gia các lễ hội,…Với nhiều hình thức tổ chức giúp các em thể hiện hết khả năng, ý thức tự phục vụ của mình.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ phía giáo viên, đặc điểm của các em, các biện pháp, hình thức tổ chức, cách thiết kế kế hoạch giáo dục, quy trình giáo dục…Đây là những điều kiện quan trọng để giáo dục hiệu quả kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.
Quản lý hoạt động kỹ năng tự phục vụ cho HS tiểu học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một kỹ năng cơ bản rất cần thiết của mỗi con người, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học và giúp ích cho xã hội có những con người năng động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức chủ động trong cuộc sống.
Trên đây là vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động GD KN TPV cho học sinh tiểu học. Từ những vấn đế lý luận đã nêu, tác giả làm căn cứ để nghiên cứu đánh giá thực trạng ở Chương 2. Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh