Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Những cơ sở để đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lý

  • Thực hiện theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”
  • Nghị quyết Hội nghị số 29/NQ/TW ngày 4/11/2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
  • Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư quy định về đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực vào ngày 06/11/2016.
  • Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội, Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
  • Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học.
  • Công văn số 1546/SGDĐT-GDTH ngày 01/9/2017 của Sở GDĐT tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm 2017-2018.
  • Công văn số 1677/PGDĐT ngày 22/9/2017 của Phòng GDĐT thành phố Thủ Dầu Một về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 cấp tiểu học. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

3.1.2. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ và công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học được cấu trúc rõ ràng trong chương 1 của luận văn này, đây là cơ sở khoa học để thực hiện thiết kế công cụ khảo sát, phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Để nâng cao kết quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ấy cần phải có sự quan tâm thực hiện hiệu quả, đồng bộ giữa các bộ phận trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá trong tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường, đặc biệt là giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học của đội ngũ giáo viên nhà trường.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, bao gồm: Từ phân tích thực trạng đã chỉ ra được những ưu và hạn chế thiếu sót, cũng như những nguyên nhân thực trạng trong chương 2 của luận văn này. Từ đó, giúp người nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả, biện pháp giải quyết được vấn đề tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Bên cạnh đó, biện pháp đề xuất còn phải phù hợp với điều kiện nhà trường, thỏa mãn các nguyên tắc về tính mục tiêu, thực tiễn, hiệu quả, tính hệ thống, đồng bộ.

3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Các biện pháp được người nghiên cứu đề xuất trong luận văn này phải thực hiện dựa trên mục tiêu của giáo dục tiểu học và được thể hiện cụ thể trong từng vấn đề nội dung và cách thực hiện của biện pháp, từ đó biện pháp giải quyết và khắc phục được những hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và đạt kết quả tốt cho công tác quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Khi đề xuất các biện pháp, người nghiên cứu tập trung quan tâm về tính thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học. Cụ thể, từ số liệu phân tích về những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, những nguyên nhân thuận lợi, cũng như những khó khăn trong chương 2 để nâng cao kết quả trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay.

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ hệ thống

Các biện pháp khi đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ hệ thống, bởi lẻ trong quá trình tổ chức cũng như trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học cần chú ý đến khả năng đồng bộ trong hợp tác giữa các bộ phận, nhất quán trong chỉ đạo, sự tiên phong, gương mẫu, cũng như trong phổ biến tài liệu, văn bản hướng dẫn của cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường. Đồng thời các biện pháp không được mâu thuẩn với nội dung, quy định, quy chế của nhà trường.

3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp được thực hiện trong phạm vi, điều kiện khả năng của nhà trường, nhu cầu và nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, cũng như phù hợp với yêu cầu, đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Đặc biệt, các biện pháp phải đáp ứng theo yêu cầu phát triển xã hội nhằm vận dụng phù hợp và đáp ứng trong thực tế của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Trên cơ sở các biện pháp được đề xuất đòi hỏi phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ của người hiệu trưởng trường tiểu học một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người hiệu trưởng (từ việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, đồng thời phải được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ ở trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

3.3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học

  • Mục tiêu:

Nâng cao ý thức, nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.

Luân phiên thay đổi cách thức tham gia học tập chuyên đề, tập huấn, tham gia các hoạt động. Thay đổi nhận thức, hành vi của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh.

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, GV, PHHS tham gia các lớp tập huấn về rèn kỹ năng tự phục vụ cho HS, nhận thức được kỹ năng này có vai trò quan trọng trong việc phát triển phẩm chất và năng lực của con người theo chương trình GD phổ thổng tổng thể năm 2018.

Giúp đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý, PHHS nhận thức đúng đắn về ý nghĩa trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học, để góp phần tạo nên chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học.

  • Nội dung: Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chủ yếu đề cập đến nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và việc xác định nội dung trong giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học. Nội dung bồi dưỡng cần cung cấp cho học viên các kiến thức liên quan đến những kiến thức về tổ chức hoạt động giáo dục tự phục vụ, trẻ biết sống khỏe mạnh, an toàn, khả năng thích ứng với cuộc sống, tự chủ, tự tin trong cuộc sống. Đồng thời nội dung bồi dưỡng còn đề cập đến những nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh, cách thức tổ chức phối hợp với phụ huynh học sinh về những phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ, cũng như cách thức kiểm tra đánh giá biểu hiện của học sinh về khả năng tự phục vụ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường.

Nhà quản lý phải lên kế hoạch về nguồn lực đảm bảo cho công tác bồi dưỡng như: kinh phí, đối tượng tham gia bồi dưỡng, cơ sở vật chất thiết bị,… một cách cụ thể, rõ ràng.

Bồi dưỡng cho GV những kỹ năng GD KN TPV của học sinh tiểu học. Mỗi GV cần phải nhận thức được tầm quan trọng của KN TPV để tham gia việc bồi dưỡng một cách tích cực và có hiệu quả.

Các bước mà nhà QL tiến hành trước khi mở lớp bồi dưỡng là: Khảo sát yêu cầu của GV, xác định nội dung bồi dưỡng, phương pháp dồi dưỡng, chọn chuyên gia hướng dẫn, xác định đối tượng thông báo triệu tập.

Nhà QL phải theo dõi, đánh giá hiệu quả sau đợt bồi dưỡng một cách khách quan, kịp thời về nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện GD KN TPV trong quá trình bồi dưỡng.

  • Cách thức thực hiện:

Để thực hiện biện pháp mang lại hiệu quả và đạt mục tiêu yêu cầu thực tiễn, cần thực thiện theo các bước sau:

Hiệu trưởng nhà trường chủ động trong xây dựng kế hoạch, thống nhất trong chỉ đạo và khuyến khích các bộ phận đoàn kết thực hiện theo kế hoạch, đáp ứng được mục tiêu về hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường.

Quan sát, tìm kiếm những trung tâm có uy tín trong khu vực thành phố Thủ Dầu Một hay các tỉnh lân cận để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý thuận lợi tham gia lớp bồi dưỡng. Đặc biệt, cần phải thống nhất về địa điểm, thời gian, nội dung và hình thức tổ chức thực hiện khoá bồi dưỡng.

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các bộ phận tập trung thu thập thông tin về điều kiện, nhu cầu, khả năng của giáo viên trong trường phù hợp tham gia khóa bồi dưỡng. Qua kết quả khảo sát, xác định rõ đối tượng nào được tham gia khoá bồi dưỡng, cũng như lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng không làm ảnh hưởng đến những hoạt động giáo dục của nhà trường, cũng như công việc trên lớp của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Ban Giám hiệu nhà trường phải thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề với những nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ, nhằm giúp giáo viên và cán bộ quản lý có điều kiện chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tổ chức, vận dụng phù hợp và linh hoạt những phương pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh, qua đó giúp học sinh hình thành khả năng tự lập; tự lấy cơm đến bàn ngồi ăn; tự lấy, cất nệm gối trước và sau khi đi ngủ; biết bỏ rác đúng nơi quy định.

Tổ chức hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên cách thức phối hợp, chia sẽ với phụ huynh học sinh về những biểu hiện hạn chế của học sinh về kỹ năng tự phục vụ để có những giải pháp hiệu quả, giúp các em nâng cao ý thức, khả năng tự phục vụ cũng như khả năng giúp cha mẹ hoàn thành những công việc vừa sức ở nhà.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia khoá bồi dưỡng, nhà trường phải hỗ trợ về thời gian, kinh phí, tài liệu học tập sử dụng cho hoạt động bồi dưỡng, góp phần nâng cao tính thực tiễn trong các nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ.

Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với các lực lượng thực hiện công tác bồi dưỡng xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng để nâng cao chất lượng khóa bồi dưỡng cũng như nâng cao khả năng ứng dụng của học viên vào thực tế trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường.

Để thực hiện biện pháp này, cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh tại các trường tiểu, trước tiên Hiệu trưởng phải là người làm gương, tiên phong trong mọi hoạt động, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên và cán bộ tham gia đầy đủ lớp bồi dưỡng. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường phải tích cực trong động viên các bộ phận, tạo môi trường sự phạm, đoàn kết.

3.3.2. Xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh

  • Mục tiêu: Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, cũng như tạo cơ sở cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý áp dụng thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức, nâng cao khả năng tổ chức phân công, trách nhiệm trong công việc phù hợp và trong chuẩn bị các điều kiện, phương tiện đáp ứng yêu cầu, mục tiêu tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.

  • Nội dung:

Việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, cũng như thực hiện các điều kiện đảm bảo, phương tiện đáp ứng mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học có vai trò quan trọng, giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục này thông qua sự thống nhất về quan niệm, tiêu chí thực hiện rõ ràng, phù hợp với từng nội dung, phương pháp cụ thể. Trong đó, các nội dung thực hiện tập trung vào việc phân công, giao nhiệm vụ phù hợp đến từng bộ phận hướng dẫn rèn luyện cho học sinh về các nội dung như: khả năng tự lấy cơm đến bàn để ăn; Lấy, cất nềm gối trước và sau khi ngủ dậy; Bỏ rác đúng nơi quy định; Cất đồ vào tủ cá nhân; Chuẩn bị tập, sách khi ra về; Chải tóc bằng những phương pháp phù hợp và đa dạng, đặc biệt vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp thực hành với đồ vật, đồ dùng học tập, đồ dùng, chỗ chơi, luyện tập, ngôn ngữ. Bởi đây là những nội dung còn hạn chế tại các trường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

  • Cách thức thực hiện :

Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng và thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức và tiêu chí đánh giá trong quá trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.

Hiệu trưởng động viên các bộ phận đoàn kết, tạo bầu không khí vui tươi, thân thiện, môi trường giao tiếp hòa đồng, gần gũi với học sinh, rèn luyện các em thực hiện những nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ tại trường. Trong đó, nói năng đúng mực, nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp. Đồng thời khi nói cần nhìn thẳng vào người nói chuyện với mình, với học sinh để thu hút các em tham gia thực hành.

Tổ chức hướng dẫn các bộ phận thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng, giao nhiệm vụ cụ thể, đồng thời theo dõi kiểm tra các bộ phận thực hiện tốt các phương pháp giáo dục, nhằm tạo cho các em có thói quen tự lập trong khi ăn, khi đi ngủ giúp đỡ bạn bè. Kiểm tra việc biểu hiện khả năng tự phục vụ của học sinh trong các hoạt động.

Tổ chức giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nghiệm ghi nhận và xử lý thông tin, cảm xúc của học sinh khi tổ chức giáo dục với những nội dung và phương pháp đã thực hiện. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Chỉ đạo các bộ phận tích cực trong phối hợp, giao lưu, trò chuyện thường xuyên với phụ huynh để tìm hiểu học sinh. Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để GV giao tiếp thường xuyên với phụ huynh học sinh qua điện thoại, đồng thời hướng dẫn giáo viên trao đổi thông tin ngắn gọn, trọng tâm vấn đề cần trao đổi, khéo léo, nhẹ nhành khi giao tiếp với phụ huynh học sinh.

Nhất quán trong chỉ đạo các bộ phận, thống nhất với các lực lượng trong phương án rèn luyện cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ, tự lấy thức ăn đến bàn, biết giúp đỡ cha mẹ hoàn thành những công việc vừa sức.

Qua đó, để biện pháp thực hiện được mang lại kết quả cao trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh đúng nội dung, phù hợp phương pháp và hình thức cần có sự nhiệt tình, đoàn kết giữa các của các bộ phận, cá nhân liên quan, biết chia sẻ, không gây khó khăn, phiền hà cho đồng nghiệp. Đồng thời, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tích cực phối hợp với phụ huynh học sinh, tìm hiểu học sinh.

3.3.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở trường tiểu học

  • Mục tiêu:

Xây dựng kế hoạch cụ thể trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học thông qua phối hợp với các lực lượng giáo dục nhà trường nhằm xác định rõ nội dung, kỹ năng cần đạt được của HS tiểu học sau khi tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Đồng thời, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện hoạt động, giúp nhà trường nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh, cũng như chất lượng quản lý nhà trường được đảm bảo và ổn định.

  • Nội dung: Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh, ngoài mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phải đa đang, linh hoạt và phù hợp với điều kiện nhà trường, hoạt động cần phải có sự phối hợp tham gia đồng bộ tích cực của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt, nhà trường phải có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học. Vì nó giúp giáo viên xây dựng được nội dung và thiết kế các hoạt động với các mức độ cần thực hiện. Khi xác định dược yếu tố ban đầu, giáo viên tiếp tục lựa chọn các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp với các kỹ năng cần giáo dục cho HS. GV thiết kế đa dạng với nhiều nội dung giáo dục như: Hình ảnh thông qua các câu chuyện, bài thơ, đoạn clip, cho các em thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên,… Chính vì vậy, biện pháp này sẽ tập trung vào việc đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học, trong đó có sự tham gia tích cực từ CBQL nhà trường, GVCN, GV bộ môn, các tổ chức, CMHS. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, cá nhân trong và ngoài nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh, thực trạng được tiến hành khảo sát thiết thực, chính xác và phù hợp với điều kiện kinh tế nhà trường và các lực lượng hỗ trợ. Đặc biệt, kế hoạch phải đưa ra được dự báo về nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm của từng HS để thực hiện kế hoạch sát với thực tế. Theo đó, Ban giám hiệu nhà trường phải chủ động tạo mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức, cơ quan chính quyền địa phương, các bộ phận, cá nhân trong nhà trường để thống nhất kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học

  • Cách thức thực hiện :

Kế hoạch thực hiện phải căn cứ trên nguồn lực hiện có, cân đối tài chính nhà trường và xác định chỉ tiêu thu hút hỗ trợ thêm tài chính từ các lực lượng tham gia, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, điều kiện trong suốt quá trình điễn ra hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.

Thu thập thông tin và đóng góp ý kiến từ các bên liên quan để xác định và hoàn thiện nội dung, phương pháp thực hiện, đặc biệt là hình thức tổ chức, thời lượng và địa điểm tổ chức để kế hoạch thực hiện gần gũi, sát với thực tiễn.

Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học phải thể hiện thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, có định kỳ hằng năm, dựa vào mục tiêu giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Hiệu trưởng nhà trường chủ động liên hệ với các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường như mạnh thường quân, phụ huynh học sinh về kế hoạch thực hiện, lựa chọn thời điểm tránh ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động giáo dục nhà trường.

Tổ chức xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học thông qua phiếu phản hồi từ các bên liên quan để đánh giá rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện kế hoạch. Đồng thời, phổ biến kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh đến các bên liên quan để tạo sự chuẩn bị và phối hợp tốt giữa các lực lượng khi tham gia. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục mà nội dung hướng tới kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học cần theo các bước sau:

  • Tên kế hoạch giáo dục KN TPV cho HS
  • Tên đề tài
  • Chủ đề
  • Ngày thực hiện
  • Dự kiến thời gian thực hiện
  1. Mục đích yêu cầu:
  2. Chuẩn bị: (địa điểm, đồ dùng)
  3. Cách tiến hành:

Giáo viên xây dựng phải bám vào mục tiêu để thiết kế các hoạt động phù hợp với nội dung chủ đề. HĐ xây dựng luôn tạo cho trẻ muốn khám phá, tham gia các HĐ, các hoạt động phải đi theo trình tự lần lượt các bước sau:

  • Bước 1: Cung cấp kiến thức cho HS.
  • Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện.
  • Bước 3: Củng cố, khắc sâu kiến thức.

Người hiệu trưởng phải nắm chắc để chỉ đạo GV vận dụng các PP dạy học tích cực, tổ chức phải linh hoạt để điều khiển mọi hoạt động, năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ quá trình thiết kế bài giảng. Tạo mọi điều kiện tốt nhất về: Hình ảnh minh họa, chuyện kể, clip, đồ dùng,…cho các em hoạt động đáp ứng được các nội dung cần cung cấp cho HS bằng cách GV vận dụng tốt công nghệ thông tin.

Như vậy, để biện pháp được thực hiện hiệu quả, trước hết phải có sự quan tâm, chủ động của Ban Giám hiệu nhà trường, nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận, cá nhân trong trường hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, cũng như cần phải có sự phân nhiệm cho từng bộ phận cụ thể để thu thập thông tin hỗ trợ xây dựng kế hoạch. Các bộ phận, cá nhân được phân công phải nhiệt tình, cởi mở, yêu nghề, có kỹ năng giáo tiếp, có kiến thức về việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Khi thực hiện biện pháp cần phải dựa trên sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, cơ quan địa phương, sự phối hợp và thống nhất giữa các bộ phận trong nhà trường.

3.3.4. Tổ chức các hoạt động giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

  • Mục tiêu :

Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của HS tiểu học, các em tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, các em thường đặt những câu hỏi cho người lớn. Do vậy, GV phải thiết kế nhiều hoạt động để thay đổi không khí, cuốn hút trẻ tham gia các HĐ một cách hứng thú, tự nguyện để phát triển KN tự phục vụ thông qua các HĐ.

  • Nội dung:

Sự đa dạng trong tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện cho học sinh hình thành những kỹ năng tự phục vụ. Sự đa dang của hoạt động được thể hiện theo mục đích và nội dung giáo dục cũng như theo vị trí không gian và số lượng học sinh tham gia. Theo đó, nội dung của biện pháp là xây dựng môi trường giáo dục thích hợp và hiệu quả tại nhà trường có sự tham gia chủ đạo của đội ngũ giáo viên với những hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, được kết hợp tổ chức trong và ngoài lớp học với sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Trong đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, Hiệu trường tổ chức được biện pháp, huy động được các nguồn lực, từ cơ sở vật chất, nội dung chương trình cho đến không khí lớp học, tạo hứng thú cho người học lẫn người dạy tham gia hoạt động. Đặc biệt, các mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục, giữa giáo viên với học sinh và giữa giáo viên với phụ huynh học sinh luôn được phát huy, đoàn kết, tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học.

  • Cách thức thực hiện:

Để biện pháp được thực hiện hiệu quả, Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động tổ chức đáp ứng sự đa dạng về nội dung, cách thức thực hiện. Trong đó, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường phải chú ý đến sự liên quan trong kế hoạch chung của nhà trường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục của năm học, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tổ chức phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan tham gia hoạt động dạy học theo kế hoạch và tạo sự thống nhất giữa các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chỉ đạo cho giáo viên, tổ chuyên môn phối hợp kiểm tra đánh giá, thu thập thông tin về năng lực tự phục vụ của học sinh để tìm nguyên nhân khắc phục kịp thời. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Ngoài ra, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo cho giáo viên chủ nghiệm, giáo viên bộ môn phối hợp chia sẻ thông tin về tình hình, biểu hiện về khả năng tự phục vụ của học sinh. Đồng thời, động viên khích lệ các bộ phận, các lực lượng giáo dục cả trong và ngoài nhà trường tích cực phối hợp với nhau thực hiện kế hoạch. Đặc biệt, có sự cần quan tâm đúng mức đến sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh trong đề xuất xây dựng phương án giáo dục để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở trường cũng như ở nhà.

Tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh thông qua hoạt động học. Ví dụ: Qua tiết học môn Đạo đức, bài: Gọn gàng, ngăn nắp (lớp 2), các em sẽ biết cách sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi ở nhà cũng như ở trường. Ngoài ra khi học các môn như kỹ năng sống, sức khỏe răng miệng sẽ giáo dục cho các em kỹ năng tự phục vụ tốt hơn.

Hoạt động khi đến trường và giờ ra về: Hiện nay gia đình hay làm giúp các em những việc như đúc ăn buổi sáng, sách cặp mang vào lớp cho các em, cởi giày dép cho các em,… đặc biệt là học sinh lớp 1 hay ỷ lại vào người lớn. Chính vì vậy giáo viên phải giáo dục các em ngay từ ngày đầu tiên phụ huynh đưa các em đến lớp.

Hoạt động sinh hoạt ngoài trời, sinh hoạt ngoại khóa: các em tham gia xếp mền, mùng, chiếu, gối theo cách hướng dẫn của các chú bộ đội khi đếm thăm các chú bộ đội nhân ngày 22/12, tập làm bác sĩ, lính cứu hỏa, nông dân, thợ làm gốm khi các em tham gia hoạt động ngoại khóa,…Thông qua các hoạt động sẽ giúp các em nhanh nhẹn, tự tin, tự lập trong cuộc sống.

Hoạt động GD kỹ năng tự phục vụ cho các em thông qua lao động, vệ sinh trường lớp. Các em sẽ trực nhật quét lớp, lau bảng, xếp bàn ghế ngay ngắn, bỏ rác vào đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh trong lớp,…

Qua đó, sự đa dạng về hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học vừa là điều kiện vừa là môi trường quan trọng nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nhà trường. Hiệu trưởng đóng vai trò chủ động và tích cực trong việc phối hợp, gắn kết giữa các lực lượng tham gia, cũng như có chỉ đạo thực hiện thường xuyên, thống nhất giữa các bộ phận trong và ngoài nhà trường đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện học sinh tiểu học.

Để thực hiện biện pháp này Hiệu trưởng nhà trường phải quan tâm và tiên phong trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đáp ứng sự đa dạng trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường. Bên cạnh đó, cần có sự đoàn kết tập thể giữa các lực lượng trong nhà trường, sự nhiệt tình trong hỗ trợ, tham gia của các lực lượng ngoài nhà trường như phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương.

Tổ chức đa dạng các hoạt động giúp các em phát triển kỹ năng tự phục vụ cho bản thân được tốt. Các nhà quản lý phải có kế hoạch, cụ thể thời gian thực hiện các hoạt động GD KN tự phục vụ của HS tại trường, để theo dõi, kiểm tra, giám sát giáo viên tổ chức thực hiện các HĐ GD KN tự phục vụ cho HS. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Giáo viên phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học để xây dựng thiết kế các HĐ sao cho phù hợp với các em và thường xuyên thay đổi các HĐ sao cho mới mẻ cuốn hút các em tham gia một cách tự nguyện.

3.3.5. Thiết lập môi trường hoạt động phù hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học

  • Mục tiêu:

Biện pháp sẽ giúp giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các bộ quản lý trong nhà trường, cũng như phụ huynh học sinh có điều kiện giao lưu chia sẽ thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục này với các nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp, đa dạng để thực hiện giáo dục, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tự phục vụ, biết cách xử lý công việc được giao, và biết giúp để bạn bè, người thân. Ngoài ra, biện pháp còn giúp tập thể nhà trường thể hiện sự thống nhất, đoàn kết, đặc biệt tạo nên bầu không khí làm việc sự phạm cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động với những chủ đề đáp ứng mục tiêu, nội dung và điều kiện nhà trường.

  • Nội dung:

Xây dựng môi trường hoạt động phải phù hợp với từng lứa tuổi, nội dung phải gần gũi, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, dễ hiểu giúp HS phát huy được khả năng sáng tạo, tự lập tốt nhất.

Môi trường xây dựng cần phải đạt được mục tiêu cần GD, môi trường phải thường xuyên thay đổi phù hợp với nội dung cần cung cấp cho HS. Đặc biệt xây dựng môi trường phải lấy HS làm trung tâm.

Việc thiết lập môi trường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ là điều kiện để các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia phối hợp thực hiện hoạt động phát triển cho học sinh những kỹ năng cần thiết tự phục vụ mình trong quá trình học tập và công việc trong đời sống thực tiễn. Nội dung của biện pháp tập trung vào xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự lấy cơm đến bàn ngồi ăn, lấy nệm gối khi đi ngủ và cất nệm gói khi thức dậy, biết bỏ rác đúng nơi quy định, chuẩn bị sách vở, chải tóc, cột tóc khi đi học, giúp gia đình những công việc nhẹ vừa sức theo từng chủ đề, cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài trời với sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để tổ chức hoạt động giáo dục rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự phục vụ, cũng như thiết lập môi trường giáo dục phù hợp được tập trung vào sự phối hợp giữa các lực lượng và điều kiện đảm bảo. Trong đó, lực lượng tham gia trong nhà trường bao gồm giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, tập thể học sinh tiểu học, cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, lực lượng ngoài nhà trường bao gồm phụ huynh học sinh, các tổ chức giáo dục, cơ quan chính quyền địa phương. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

  • Cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học phải cụ thể đảm bảo mục tiêu GD HS và quán triệt chủ trương thực hiện xây dựng môi trường theo quan điểm: “Xây dựng môi trường phải lấy HS làm trung tâm”. Xây dựng kế hoạch cụ thể để thiết lập môi trường giáo dục kỹ năng tự phục vụ phù hợp với nội quy, quy tắc, điều kiện nhà trường cũng như nhu cầu giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường;

Tổ chức phân công đến các bộ phận, thực hiện theo mục tiêu kế hoạch thiết lập môi trường giáo dục với bầu không khí vui tươi, thân thiện, môi trường giao tiếp hoà đồng, gần gũi với học sinh. Trong đó, đội ngũ giáo viên, cán bộ nhà trường nói năng đúng mực, nhẹ nhành, thể hiện sự tôn trọng học sinh trong quá trình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Đồng thời khi tổ chức hoạt động, lãnh đạo nhà trường phải tổ chức hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên sử dụng đa dạng phương pháp, hình thức phù hợp với nội dung và điều kiện nhà trường.

Chỉ đạo các bộ phận cá nhân thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng, tạo cho học sinh cảm giác có được môi trường rèn luyện kỹ năng tự phục vụ ở lớp cũng như ở nhà. Khi hướng dẫn họ, Hiệu trưởng nhà trường cũng tham gia vào các hoạt động, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để các bộ phận hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu mục tiêu kế hoạch đã được đề ra.

Tổ chức thu thập thông tin, ghi nhận và xử lý thông tin, xác định biểu hiện khả năng tự phục vụ của học sinh. Đồng thời, tổ chức thu thập thông tin đánh giá việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh phù hợp và linh hoạt.

Tổ chức chuyên đề, giao lưu, trò chuyện thường xuyên với phụ huynh để tìm hiểu học sinh. Động viên đội ngũ giáo viên tích cực giao tiếp qua điện thoại với phụ huynh học sinh, khéo léo, biết lắng nghe, tôn trọng phụ huynh và các lực lượng khác.

Nhất quán trong chỉ đạo và trong kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, nhằm thống nhất giữa các lực lượng trong phương án rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Đồng thời, động viên các bộ phận trong nhà trường đoàn kết, chia sẽ thông tin thường xuyên về những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh nhằm kịp thời khắc phục.

Để biện pháp thực hiện được mang lại kết quả cao trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh phù hợp và đáp ứng mục tiêu kế hoạt động, cần có sự nhiệt tình, đoàn kết giữa các của các bộ phận, cá nhân liên quan trong nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh trong trường tiểu học, đặc biệt không gây khó khăn, phiền hà cho đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.

Ban giám hiệu nhà trường phải có sự đồng thuận thống nhất giữa GV và phụ huynh HS. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho GV và thật sự quan tâm tới HĐ GD học sinh của GV, động viên về tinh thần để khơi nguồn sáng tạo của GV trong việc thiết kế môi trường đa dạng các HĐ. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

3.3.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh

  • Mục tiêu thực hiện:

Việc tổ chức đánh việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một là nhằm giúp nhà trường biết chính xác, biểu hiện khả năng tự phục vụ của học sinh đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục nhà trường, cũng như biết được khả năng giáo viên, cán bộ quản lý trong việc xác định ý nghĩa, nội dung, sử dụng phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Đồng thời, tổ chức đáng giá kết quả hoạt động còn là dịp cung cấp thông tin cho các cấp quản lý trong việc đào tạo – bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học, cũng như trong việc đánh giá kết quả đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trong hoạt động giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

  • Nội dung thực hiện:

Việc đánh giá xác thực với khả năng GV và CBQL về việc xác định ý nghĩa, nội dung, vận dụng phù hợp phương pháp và hình thức tổ chức trong quá trình thực hiện nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh là điều kiện quyết định sự thành công và nâng cao chất lượng, uy tín giáo dục nhà trường.

Kiểm tra việc thực hiện tổ chức các HĐ: tổ chức hoạt động giờ vào lớp, hoạt động giờ học, hoạt động giờ chơi, hoạt động đi ăn, hoạt động đi ngủ, hoạt động giờ về,… kiểm tra các kỹ năng thực hiện các HĐ trên của HS và cách xử lý các tình huống xảy ra.

  • Căn cứ vào quy định cụ thể của nhà trường.
  • Xây dựng biểu điểm, tiêu chí để đánh giá.
  • Cách đánh giá điểm được bàn bạc thống nhất, công khai, dân chủ.
  • Kết quả công khai toàn trường. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.
  • Kiểm tra việc đánh giá thực hiện GD KN tự phục vụ cho HS thông qua tiêu chí đánh giá cụ thể.

Công tác kiểm tra, đánh giá để giúp GV động viên, khen ngợi sự cố gắng của HS đạt được đồng thời nhận thấy những thao tác nào thực hiện chưa đúng, đủ, cần khắc phục. Từ đó động viên, khuyến khích các em thực hiện tốt hơn ở những lần sau.

Xây dựng tiêu chí đánh giá như sau:

  • Mức 1: Thao tác thực hiện KN không đúng, chưa nhanh nhẹn, chưa tự giác, cần sự giúp đỡ.
  • Mức 2: Thao tác thực hiện KN đủ nhưng không đúng, tự giác nhưng chưa nhanh nhẹn, cần sự nhắc nhở.
  • Mức 3: Thao tác thực hiện KN đủ, đúng, tự giác, nhanh nhẹn, không cần nhắc nhở.

Cách thức thực hiện:

Yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động GD KN tự phục vụ cho HS tiểu học bằng các hình thức kiểm tra: Đột xuất, báo trước, theo kế hoạch.

Đánh giá việc thực hiện KH hoạt động GD KN tự phục vụ cho HS theo năm học, theo chủ đề, theo định kỳ, hội thảo chuyên đề. Đánh giá việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc GD KN tự phục vụ cho HS.

GV phải tạo cơ hội cho tất cả HS tham gia các HĐ, để HS tự đánh giá và đánh giá bạn mình, GV phải giúp HS biết cách đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau trong các hoạt động. Để từ đó các em nhận ra cái gì mình đã làm được và cái gì chưa làm được. Cuối cùng là đánh giá kết luận của GV. GV lưu ý là HS thích khen, không thích chê. Do vậy GV phải cho HS biết được lỗi sai và sửa chữa những gì em chưa làm được, sau đó động viên các em cố gắng, tiếp tục thực hiện tốt hơn trong những lần sau.

Tập thể lãnh đạo QL phải xác định được vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá. GV phải xây dựng được những tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng lớp. Tiêu chí xây dựng phải dựa vào mục tiêu, nội dung những kỹ năng GD tự phục vụ cho HS.

GV đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với HS. Đặc biệt GV phải có KN đánh giá HS và số HS đánh giá không được quá đông để GV thuận tiện cho việc quan sát đánh giá chính xác.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, các biện pháp đã được đề xuất bao gồm: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh; Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học; Tổ chức đa dạng các hoạt động giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân; Thiết lập môi trường hoạt động phù hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.

Trong sáu biện pháp đề xuất trên, mỗi biện pháp vừa là nguyên nhân của biện pháp này vừa là kết quả của biện pháp khác trong đề tài này. Cụ thể như biện pháp “Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học” cần phải có những tiêu chí đánh giá xác định, phân loại khả năng cũng nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại trường trong biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh”. Đồng thời, để thực hiện biện pháp “Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phù hợp với mục tiêu” nhà trường cần phải đổi mới trong xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và thiết lập môi trường hoạt động phù hợp. Chính vì vậy, biện pháp “đổi mới công tác kiểm tra” vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của biện pháp “nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý”, và biện pháp “quản lý việc thực hiện nội dung và phương pháp, hình thức” cũng vừa là nguyên nhân và kết quả của biện pháp “đa dạng hoạt động” và “thiết lập môi trường hoạt động phù hợp”. Như vậy, để khắc phục những hạn chế thiếu sót trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, các biện pháp cần phải được thực hiện đồng bộ, mang tính khả thi và cần thiết.

3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để thực hiện khảo nghiệm các biện pháp đề xuất, người nghiên cứu tiến hành gửi bảng hỏi đến 30 cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tại các trường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một theo phụ lục 4 để đánh giá tính cần thiết và khả thi các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm được thống kê và thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

Theo kết quả thống kế từ bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp được đánh giá với điểm trung bình đạt mức hạng 4, và 5 ứng với các mức độ cần thiết, rất cần thiết, cụ thể: Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học” có điểm trung bình 3.93 điểm, độ lệch chuẩn 0.583. Các trường hợp đánh giá đã đạt mức 4, mức độ cần thiết để khắc phục những hạn chế và thiếu sót trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

Tương tự, biện pháp “Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của HĐGDKN TPV cho HS” cũng được đánh giá với điểm trung bình về tính cần thiết và khả thi đạt ở mức 4, mức độ cần thiết. Như vậy, biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh, tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Ngoài ra, các biện pháp còn lại “Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học; Tổ chức đa dạng các hoạt động giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân; Thiết lập môi trường hoạt động phù hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ” có điểm trung bình trong đánh giá về tính cần thiết ở mức 4, và 5. Riêng biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh” có điểm trung bình 4.20 điểm và độ lệch chuẩn thấp 0.805 đối với đánh giá tính cần thiết, kết quả cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá biện pháp này của các đối tượng tham gia khảo sát. Như vậy, biện pháp được xem là rất cần thiết khi vận dụng vào thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

Đồng thời, kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong biểu đồ 3.1 như sau:

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

Bên cạnh đó tính cần thiết của các biện pháp cũng được đánh giá, kết quả thông kê tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Theo kết quả thống kế từ bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp được đánh giá với điểm trung bình đạt mức hạng 4 ứng với các mức độ khả thi, cụ thể: Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học” có điểm trung bình 3.70 điểm, độ lệch chuẩn 0.651 đối với đánh giá tính khả thi. Các trường hợp đánh giá đã đạt mức 4, mức độ khả thi để khắc phục những hạn chế và thiếu sót trong quà trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

Tương tự, biện pháp “Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của HĐGDKN TPV cho HS” cũng được đánh giá với điểm trung bình về tính cần thiết và khả thi đạt ở mức 4, mức độ khả thi. Như vậy, biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh, tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Ngoài ra, các biện pháp còn lại “Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học; Tổ chức đa dạng các hoạt động giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân; Thiết lập môi trường hoạt động phù hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ” có điểm trung bình trong đánh giá về tính khả thi ở mức khả thi, độ lệch chuẩn thấp cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá biện pháp này của các đối tượng tham gia khảo sát. Như vậy, biện pháp được xem là khả thi khi vận dụng vào thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

Đồng thời, kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong biểu đồ 3.2 như sau:

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Nhìn chung, các biện pháp được các giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đã xác định là cần thiết và khả thi, đặc biệt biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh” được đánh giá là rất cần thiết và khả thi khi thực hiện đồng thời khắc phục những hạn chế thực trạng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Tiểu kết chương 3 Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng, người nghiên cứu đã đề xuất được sáu biện pháp nhằm nâng cao kết quả trong hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh cũng như chất lượng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh; Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học; Tổ chức đa dạng các hoạt động giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân; Thiết lập môi trường hoạt động phù hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.

Những biện pháp này nhằm phát huy mạnh mẽ bản chất giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh để nâng cao chất lượng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh ở trường tiểu học đạt được nội dung và mục tiêu của độ tuổi đề ra. Giúp GV và HS phấn khởi hào hứng, tạo cho các em nền tảng khả năng tự phục vụ bản thân và phối hợp vận động tốt, học sinh có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích tham gia các hoạt động, luôn mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, có ý thức tổ chức, tinh thần đoàn kết, biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt là hành trang cho các em bước vào tương lai.

Bên cạnh đó, các biện pháp đề xuất trong chương 3, được người nghiên cứu gửi đến đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có nhiều kinh nghiệm để thăm dò ý kiến về tính cần thiết và khả thi khi thực hiện trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Các biện pháp này chỉ phát huy tác dụng khi được áp dụng phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Khi thực hiện phải linh hoạt, không cứng nhắc mà có sự ưu tiên cho những biện pháp cần thực hiện trong thời gian cụ thể, nhưng phải đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp. Các biện pháp được đánh giá là khả thi và cần thiết trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự phục vụ nói riêng cho HS ở trường tiểu học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Nhằm giúp các em hình thành một số thói quen và thái độ tốt với công việc, các em hiểu được giá trị về cuộc sống, thích nghi với môi trường sống hàng ngày. Dạy các em hình thành một số kỹ năng tự phục vụ cho bản thân sẽ giúp các em có kỹ năng phục vụ bản thân tốt, giáo viên, cha mẹ và những người xung quanh cần khuyến khích, động viên để các em có thói quen tốt tự phục vụ bản thân. Mọi người lớn không nên làm hộ các em mà nên tạo cơ hội cho các em được làm, để hình thành ý thức và suy nghĩ “Mình có thể làm được”, để các em tự tin, tự chủ trong mọi hoạt động. Tuy nhiên lúc đầu các em có thể chưa làm được, nhưng người lớn có thể chỉ dẫn để giúp các em tự làm những công việc phục vụ cho bản thân. Chính vì vậy thông qua các hoạt động hằng ngày tại trường cũng như ở nhà của các em sẽ giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho các em rất tốt.

Qua khảo sát kỹ năng tự phục vụ cho học sinh 8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương mọi người đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Tuy nhiên một số phương pháp và hình thức giáo viên thực hiện còn hạn chế. Vì vậy hiệu quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh chưa cao, còn nhiều em chưa có kỹ năng tự phục vụ bản thân mà cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đế thực trạng này mặc dù giáo viên đã quan tâm đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh nhưng vẫn còn hời hợt, làm cho xong chưa thật sự tâm huyết trong công việc, thời gian đầu tư cho việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh chưa nhiều, một số trường chưa thường xuyên phát động, tổ chức các hoạt động thi đua về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Cha mẹ các em chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việc giáo dục các em kỹ năng tự phục vụ, một số phụ huynh quá nuông chiều, bao bọc dẫn đến các em không biết làm gì. Dó đó các em không có kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng.

Các biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tiểu học có tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm phát triển kỹ năng cho học sinh tiểu học gồm 6 biện pháp sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, đảm bảo các điều kiện, phương tiện phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặc thù của hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục mà nội dung hướng tới kỹ năng tự phục vụ.

Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động giúp học sinh phát triển các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân.

Biện pháp 5: Thiết lập môi trường hoạt động phù hợp để thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho HS tiểu học.

Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.

Giữa các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, ràng buộc lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được kết quả của mục tiêu, nội dung giáo dục tự phục vụ cho học sinh tiểu học. Các biện pháp được đánh giá là cần thiết và khả thi khi thực hiện trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Các biện pháp đã được khẳng định về cần thiết và tính khả thi qua khảo sát nhận thức.

2. Kiến nghị Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

2.1. Đối vớp phòng GD và ĐT thành phố Thủ Dầu Một

Đề nghị phòng giáo dục tổ chức cho BGH và GV nòng cốt được đi tham quan học hỏi trao đồi kiến thức cho bản thân và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV.

Hằng năm, Phòng Giáo dục cần tạo điều kiện mở các lớp bồi dưỡng về quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý hoạt động GD KN TPV cho BGH, tổ trưởng chuyên môn trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

Khi tiến hành kiểm tra toàn diện các trường, ngoài trọng tâm quản lý công tác dạy và học cần chú ý đến vai trò quản lý hoạt động GD KN TPV và đưa công tác này vào nội dung đánh giá thi đua, khen thưởng của trường.

Phải có chế độ khen thưởng đối với trường, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động rèn lyện kỹ năng cho HS hợp lý. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động GD KN TPV cho HS.

2.2. Đối với cán bộ quản lý các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Hiệu trưởng phải thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động GD KN TPV từ: Việc xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, kế hoạch sử dụng kinh phí dành cho hoạt động GD KN TPV.

Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng tổ chức hoạt động GD KN TPV trong nhà trường, phát huy sự tham gia của tập thể GV. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức nhà trường để thống nhất về nội dung, cách thức tổ chức gắn kiến thức môn học với GD KN TPV.

Hiệu trưởng cần phải có biện pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, GV trong nhà trường về công tác GD kỹ năng sống nói chung và kỹ năng TPV cho HS nói riêng.

Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động GD KN TPV, khen thưởng động viên, nhắc nhở kịp thời. Kết quả hoạt động GD KN TPV là một trong những tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua cuối năm.

2.3. Đối với giáo viên và học sinh Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

Giáo viên phải xác định được rõ vai trò, trách nhiệm, hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc GD KN TPV cho HS. Từ đó xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức, phương pháp, hình thức GD KN TPV cho HS đạt hiệu quả cao.

Tham gia các đợt tập huấn để nâng cao năng lực chuyên môn. Tăng cường tự học, tự đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho bản thân.

Tích cực tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức, phối hợp chặt chẽ với GV trong tổ, trong trường, các ban ngành trong nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và GD HS.

Học sinh phải tự giác, tham gia tích cực vào các hoạt động do nhà trường tổ chức để nâng cao KN TPV cho bản thân.

2.4. Đối với phụ huynh học sinh

Cần phối hợp với BGH, GVCN và tham gia hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động GD KN TPV, đồng thời quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức để rèn luyện KN TPV cho các em.

Cần dành thời gian hợp lí, cơ hội cho các em rèn KN TPV cho bản thân ở gia đình và cộng đồng xung quanh. Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh

One thought on “Luận văn: Biện pháp QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh

  1. Pingback: Luận văn: Thực trạng QL giáo dục kỹ năng tự phục vụ học sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464