Luận văn: Khái quát quản lý giáo viên ở huyện Phú Giáo

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát quản lý giáo viên ở huyện Phú Giáo hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Huyện Phú Giáo nằm phía đông bắc của tỉnh Bình Dương, phía đông giáp huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Phía tây giáp huyện Bàu Bàng, phía nam giáp huyện Bắc Tân Uyên, phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Huyện Phú Giáo có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phước Vĩnh (huyện lỵ) và 10 xã: An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Phước Hòa, Phước Sang, Tam Lập, Tân Hiệp, Tân Long, Vĩnh Hòa. Dưới thời Pháp thuộc, huyện Phú Giáo ngày nay là một phần quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Phước Thành từ phần đất của quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, và một phần các tỉnh Bình Dương, Phước Long, Long Khánh. Tỉnh lỵ tỉnh Phước Thành đặt tại Phước Vĩnh. Lúc này Phú Giáo trở thành một quận của tỉnh Phước Thành, quận lỵ đặt tại Bố Lá (nay thuộc xã Phước Hòa). Năm 1965, tỉnh Phước Thành bị giải thể, quận Phú Giáo được sáp nhập vào tỉnh Bình Dương. Tháng 2 năm 1976, 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé, huyện Phú Giáo thuộc tỉnh Sông Bé. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Phú Giáo hợp nhất với huyện Đồng Xoài thành huyện Đồng Phú. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập từ tỉnh Sông Bé. Đồng thời, thị trấn Phước Vĩnh và 5 xã: An Bình, An Linh, Phước Sang, Tân Hiệp, Vĩnh Hòa được chuyển từ huyện Đồng Phú về huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Phú Giáo được tái lập từ huyện Tân Uyên, gồm 8 xã: Vĩnh Hòa, An Bình, An Linh, Tân Hiệp, Phước Sang, Phước Hòa, An Long, Tân Long và thị trấn Phước Vĩnh. Luận văn: Khái quát quản lý giáo viên ở huyện Phú Giáo

Những ngày đầu tái lập huyện, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Giáo đối mặt với bộn bề khó khăn, thử thách: Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội lạc hậu, tổng thu mới ngân sách chỉ đạt 29 tỷ 026 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ đạt 3,7 triệu đồng/năm. Năm 2000, trong cơ cấu kinh tế của huyện, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 72,5%.Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thiếu thốn, hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá cao (8,58%)…Trong những năm qua, phát huy truyền thống anh dũng vùng đất Phước Thành xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo đã chung sức, chung lòng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu xây dựng Phú Giáo từng bước phát triển và đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa kinh tế huyện phát triển đúng hướng. Đến nay, cơ cấu kinh tế của huyện là: Nông nghiệp chiếm 39,7% (giảm 32,8% so với năm 1999), công nghiệp – tiểu thù công nghiệp chiếm 31,9%(tăng 17,2% so với năm 1999), thương mại – dịch vụ chiếm 28,4%(tăng 15,6% so với năm 1999). Hàng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 12% trở lên. Lĩnh vực nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, hiện có 103 trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến cuối năm 2018, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 3.991 tỷ đồng (tăng 24,69 lần so với năm 2000). Cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn nuôi là 69,4% và 30,6% , trong đó, tổng diện tích cây lâu năm đạt 38.740,73 ha, tổng đàn heo là 215.639 con, đàn gia cầm đạt 1.336.040 con.

Hiện nay, 10/10 xã của huyện đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định. Năm 2000 huyện chỉ có 13 doanh nghiệp đến cuối 2018, huyện đã quy hoạch 5 cụm công nghiệp với tích 298,15 ha, đã có 1 cụm đi vào hoạt động và 1 khu công nghiệp diện tích 500 ha đang trong giai đoạn xúc tiến đầu tư. Toàn huyện có 516 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Thương mại – dịch vụ có bước phát triển đáng kể, năm 2000 huyện có 647 cơ sở kinh doanh, dịch vụ, đến cuối năm 2018, tổng số công ty, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể là 4.815 cơ sở. Tổng thu mới ngân sách Nhà nước hàng năm tăng bình quân 23%, năm 2018 đạt 253,8 tỷ đồng, tổng chi ngân sách Nhà nước tăng bình quân là 23% và luôn đảm bảo ưu tiên chi cho đầu tư phát triển. Đến cuối 2018, tỷ lệ hộ sử dụng diện đạt 99,98%, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%.

Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của huyện đã được đầu tư đồng bộ và từng bước hoàn thiện. Thời kỳ đầu tái lập huyện, hệ thống quy mô giao thông có kết cấu kỹ thuật thấp, lạc hậu, nhỏ bé. Đến nay, mạng lưới giao thông được mở rộng, nâng cấp. 100% các tuyến đường từ trung tâm huyện đến 11 xã, thị trấn và kết nối với các huyện, thị, thành phố trong và ngoài tỉnh được nhựa hoá bảo đảm lưu thông thuận tiện.

Lĩnh vực văn hoá – xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Quy mô trường, lớp tiếp tục được cũng cố, phát triển ở tất cả các cấp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Huyện hiện có 36/37 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 97,3%.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng Luận văn: Khái quát quản lý giáo viên ở huyện Phú Giáo

2.2.1. Khái quát về đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát chính của đề tài bao gồm 78 CBQL và GV (13 CBQL và 65 GV) đang công tác tại 4 trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cụ thể như sau:

Về giới tính, do đặc trưng của hội đồng sư phạm của các trường học ở nước ta là nam CB-GV ít hơn nữ CB-GV nên đối tượng nghiên cứu hơi lệch về phía nữ CB-GV. Cụ thể, nữ chiếm 60.3% và nam 39.7%.

Về thâm niên công tác, CB-GV có kinh nghiệm công tác dưới 5 năm là 20 (chiếm 25.6%), từ 5 đến 10 năm là 24 người (chiếm 30.8%). Có 15 CB-GV có kinh nghiệm từ 10 đến 15 năm, chiếm 19.2%. Kinh nghiệm giảng dạy từ 15 đến 20 năm có 19 người chiếm 24.4%. Tỷ lệ này đảm bảo các nguyên tác chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học.

Về trình độ chuyên môn, CB-GV có trình độ cử nhân chiếm 73 (93.6%), có 5 CB-GV có trình độ thạc sĩ (chiếm 6.4%) và không có CB-GV nào có trình độ Tiến sĩ.

Như vậy có thể thấy tỉ lệ mẫu được lựa chọn nghiên cứu đảm bảo tính khách quan cũng như các nguyên tắc chọn mẫu, đảm bao độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo, phân tích hồ sơ, tài liệu, phỏng vấn là các phương pháp bổ trợ.

2.2.2.1. Về phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Thiết kế bảng hỏi dành cho nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại các trường THPT huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với mục đích khảo sát ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT. Nội dung bảng hỏi bao gồm:

Phần A: Câu hỏi về thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ở các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp căn cứ vào những tiêu chí đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT.

Phần B: Câu hỏi về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo về các mặt: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; Sử dụng giáo viên; Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên; Tạo động lực làm việc cho giáo viên.

Phần C: Câu hỏi về những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

2.2.2.2. Về phương pháp khảo sát bằng phỏng vấn Luận văn: Khái quát quản lý giáo viên ở huyện Phú Giáo

Tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV theo bảng phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu. Có thể sử dụng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo vấn đề nảy sinh trong nội dung trả lời của khách thể.

2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu khảo sát

Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 20.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu. Thống kê mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm…

Với bảng hỏi dành cho GV, CBQL, cách thức chấm điểm được quy định như sau: Dựa vào giá trị trung bình trong thang đo Likert 4 với mức giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /n = (5-1)/5 = 0,8. Tất cả các câu hỏi ở phần nội dung đều thuộc dạng câu hỏi đánh giá trên 5 mức độ được gợi ý sẵn. Câu trả lời thấp nhất được cho 1 và cao nhất được 5 điểm. Trên cơ sở này, điểm trung bình được quy ra thành các mức độ thể hiện ở bảng 2.1 như sau: Luận văn: Khái quát quản lý giáo viên ở huyện Phú Giáo

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực trạng chất lượng giáo viên ở huyện Phú Giáo

One thought on “Luận văn: Khái quát quản lý giáo viên ở huyện Phú Giáo

  1. Pingback: Luận văn: Quản lý giáo viên các trường THPT huyện Phú Giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464