Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH khí công nghiệp Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam

2.1.1.Thông tin chung về Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Thông tin chung về công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam Tên công ty : CÔNG TY TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam Mã số thuế : 0200768134

Tên giao dịch :

Giấy phép kinh doanh : 05/11/2007

Ngày thành lập : 01/12/2007 (Đã hoạt động 12 năm)

Điện thoại : (0225) 3522170, 3823186

Giám đốc : Trần Văn Vụ

Địa chỉ : Số 1P Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Tp Hải

Phòng

Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam

  • Lĩnh vực kinh doanh của công ty về Khí bao gồm
  • Sản xuất các loại khí công nghiệp
  • Kinh doanh về máy hóa hơi, van chân không, dàn hóa hơi,..
  • Nhiệm vụ của công ty
  • CÔNG TY TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam đặt ra mục tiêu:
  • Không ngừng nâng cao lợi ích của công ty;

Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh;

Nâng cao thu nhập của người lao động trong Công ty

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Doanh Nghiệp

2.1.2. Lịch sử hình thành công ty Công ty

Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam được thành lập vào ngày 01/12/2007 dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên. Trước đó công ty là một hộ cá thể nhỏ lẻ nhưng đã nắm bắt được nền kinh tế thị trường . công ty đã được chủ doanh nghiệp thành lâp Trong những năm đầu kể từ ngày thành lập công ty, công ty đã gặp không ít khó khăn khi chưa tìm kiếm được đối tác các bạn hàng với doanh nghiệp, thêm vào đó cán bộ nhân viên công ty chưa có nhiều người có kinh nghiệm trong tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng khó khăn

Trong tiếp cận nguồn vốn công ty còn chưa thực sự vững mạnh. Chính vì vậy những năm đầu này, khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng nằm trong khu vực Hải Phòng. Trên đà phát triển công ty dần gây dựng được thương hiệu và niềm tin với khách hàng và bạn hàng trong hầu hết khắp các tỉnh thành. Công ty ngày càng lớn mạnh và tạo nhiều thuận lợi hơn, bất chấp khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt.

2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Về cơ cấu của công ty thì do công ty là TNHH một thành viên vì vậy người đứng đầu điều hành công ty là Giám đốc công ty sau đó là vị trí của các phòng ban đơn vị trong công ty.

Công ty hoạt động theo mô hình : trực tuyến

Tổng thể công ty có 30 công nhân và nhân viên.

Tổ chức bộ máy khá gọn nhẹ các phòng ban có mối quan hệ khăng khít, phối hợp chặt chẽ tạo ra hiệu quả cao trong công việc.

2.2. Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty

2.2.1. Chức năng và trách nhiệm của Giám Đốc

Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh hằng năm của công ty, quyết định thời điểm và phương thức huy động them vốn, quyết định thời điểm và phương thức huy động them vốn, quyết định tăng giảm vốn điều lệ.

Quyết định giải pháp phát triển thị trường và khách hàng.

Sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty.

Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản của công ty.

Là người chịu trách nhiệm pháp lý của công ty.

Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty.

Tuyển dụng lao động.

Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc ký. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

2.2.2. Chức năng và trách nhiệm của phó giám đốc Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị bán hàng tới các khách hàng và các khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt được hiệu quả về doanh số thị phần.

Lập các kế hoạch kinh doanh, tiếp cận thị trường và triển khai thực hiện.

Thiết lập giao dịch trực tiếp tới các xưởng nhỏ lẻ và công ty lớn.

Thực hiện các hoạt động bán hàng nhằm đem lại doanh thu cho công ty.

Phối hợp với các bộ phận lien quan nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Giải đáp những thắc mắc của khách hàng, theo dõi, tư vấn và trực tiếp hướng dẫn khách hàng về cách sử dụng cũng như bảo quản sản phẩm của công ty một cách hiệu quả và an toàn.

Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của công ty.

Tổ chức phối hợp với các bộ phận khác thực hiện quản lý nhân sự đào tạo cho người lao động.

Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích kích thích người lao động, thực hiện các chế độ cho người lao động.

Quản lí việc sử dụng tài sản của công ty đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh phòng chống cháy nổ trong công ty.

Tham mưu đề xuất cho Giám đốc về các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức hành chính nhân sự.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, phòng kinh doanh cần nắm bắt thông tin về thị trường và hàng hóa được thông qua việc lấy thông tin từ các thông tin thu thập được để tham mưu cho giám đốc nắm bắt được tình hình tiêu thụ, phân phối sản phẩm của công ty về số lượng, đơn giá, chất lượng,… để tìm ra phương hướng đầu tu cho các mặt hàng và thăm dò tìm các thị trường mới cho sản phẩm của công ty.

Đối với một công ty chuyên về mặt hàng khí công nghiệp thì phòng kinh doanh có thể coi là phòng quyết định sự thành công lớn nhất của công ty. Chính vì vậy, công ty luôn chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình, chuyên nghiệp để có thể tạo ra được sự uy tín và niềm tin cho khách hàng.

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế toán tài chính

Gíup việc tham mưu cho Gíam đốc công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.

Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh.

Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của công ty theo quy định của Nhà nước.

Xây dựng kế hoạch định kỳ về kinh phí hoạt động, chi phí bảo dưỡng định kỳ sửa chữa nhỏ của công ty và kế hoạch tài chính khác.

Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của nhà nước và điều lệ của công ty.

Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn.

Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định và điều lệ công ty.

Thực hiện những nhiệm vụ khác do giám đốc công ty phân công.

2.2.4. Chức năng nhiệm vụ của phòng makerting

Nghiên cứu dự báo thị trường

Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định những đặc thù của các khu vực và các đoạn của thị trường. Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới

Sau khi đã có được mô hình sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát triển chiến lược marketing cho mô hình sản phẩm ấy. Công việc bao gồm: Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm của họ như thế nào? (vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, lối sống…) Xây dựng kế hoạch trong chiến lược Marketing Mix: giá cả, hệ thống phân phối,Promotion…

Xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.

Phân tích mức độ chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp từ đó lập chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cản tiến, hoàn thiện sản phẩm hiện tại, vạch ra hướng phát triển sản phẩm trong tương lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới cũng như đề xuất về chế tạo sản xuất các sản phẩm mới, nghiên cứu hoàn thiện bao bì sản phẩm để có kế hoạch Marketing tương ứng phù hợp.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing

Kế hoạch tiếp thị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều phối các hoạt động và có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược tiếp thị tốt sẽ định hướng các hoạt động để hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chiến lược Marketing rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó đóng vai trò thúc đẩy chính trong việc tạo ra doanh thu và tốn rất nhiều chi phí. Rất nhiều công ty không thành công vì họ không có kế hoạch xây dựng chiến lược Marketing rõ ràng, bài bản và dài hạn. Phòng Marketing sẽ kết hợp lập kế hoạch để có những định hướng, chiến lược rõ ràng không chỉ nhằm thấu hiểu khách hàng, ngành nghề kinh doanh mà còn quảng bá tới thị trường sản phẩm và thế mạnh của công ty.

2.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất: Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

  • Đảm nhận vận hành quy trình sản xuất tại phân xưởng/nhà máy theo đúng quy định, quy chuẩn và yêu cầu tiến độ công việc
  • Ổn định số lượng hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Ổn định số lượng nhân sự trong tổ và nâng cao chất lượng công việc
  • Cung ứng kịp thời và đầy đủ đơn hàng theo yêu cầu của cấp trên hoặc khách hàng
  • Theo dõi, giám sát, kiểm tra và kịp thời phát hiện, giải quyết những tình huống phát sinh trong tổ trong phạm vi quyền hạn.

2.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng đóng gói

  • Kiểm tra việc giao nhận hàng hóa với bộ phận kho
  • Kiểm tra dọn quanh dây chuyền trước khi đóng gói
  • Kiểm tra để đảm bảo đúng các quy trình đóng gói
  • Báo cáo ngay khi phát hiện bất thường trong quy trình đóng gói
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công và yêu cầu của các bộ phận và công ty

2.2.7 Chức năng và nhiệm vụ của thủ kho

  • Thực hiện thủ tục xuất nhập hàng
  • Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu
  • Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho
  • Sắp xếp hàng hóa trong kho

2.3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam

2.3.1. Thuận lợi. Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam là một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng khí công nghiệp cho thị trường .

Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, năng động, có sự nhiệt huyết và được đào tạo chuyên sâu đã từng bước tạo được niềm tin với quý khách hàng và uy tín với các đối tác lâu năm của công ty.

Tuy cũng gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh nhưng công ty vẫn hoạt động có lãi. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang đi đúng hướng, hứa hẹn sẽ đạt được những thành công lớn trong tương lai.

Công ty với nguồn vốn mạnh mẽ công ty luôn đầu tư những trang thiết bị máy móc kĩ thuật cao, đem lại hiệu quả cao trong công việc.

2.3.2. Khó khăn

Các đối thủ cạnh tranh lớn là công ty khí công nghiệp Messer, Sovigaz.. và bên cạnh đó có rất nhiều các hãng nhỏ lẻ khác vì thế công ty khó thu hút các nhà đầu tư

Kênh phân phối và cách thức bán hàng của công ty còn nhiều hạn chế.

Do vấn đề kinh tế khó khăn làm cho một số doanh nghiệp phá sản làm cho công ty mất đi một số đối tác làm ăn. Không những vậy mà việc phá sản còn làm cho công ty phát sinh thêm phần nợ xấu khó đòi và làm giảm lượng khách hàng của doanh nghiêp.

2.4. Phân tích thực trạng hoạt động marketing tại công ty tnhh khí công nghiệp việt nam

Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh khí công nghiệp

Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các loại khí công nghiệp( oxy, nito, dạng lỏng và dạng khí, argon, axetylene)

Lắp đặt và cung cấp hệ thống vận hành khí nếu khách hàng có nhu cầu

2.5. Sản Phẩm

2.5.1 Quy trinh sản xuất: Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Có 3 phương pháp thu khí Co2 hóa lỏng của doanh nghiệp:

  • Thu khí trước khi đốt: Đây là quá trình đốt cháy khí CO2 với hơi nước và lưu giữ lại luồng khí thoát ra đó. Công nghệ này thường ứng dụng vào việc sản xuất nhiên liệu lỏng từ than đá.
  • Phương pháp thu khí sau khi đốt: Người ta sẽ thu khí thông qua ống khói. Hiện tượng khói này xuất hiện khi đốt nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối. Phương pháp này áp dụng rộng rãi vì có thể thu được lượng khí rất lớn.
  • Đốt nhiên liệu bằng khí Oxy: Khí Oxy trở thành nguồn khí đốt để thải ra hỗn hợp khí. Trong hỗn hợp này có khí CO2 và nước. Khí CO2 sẽ được phân tách, nén và thu giữ lại thành khí hóa lỏng.

Hiện nay công ty Khí công nghiệp Việt Nam đang áp dụng phương pháp thứ 2 để thu khí Co2.

Ưu điểm:

  • Chi phí sản xuất được giảm thiểu tối đa và tăng được doanh thu cho doanh nghiệp
  • Tận dụng được nguồn cung sẵn có là nhà máy đạm Hà Bắc tiền thân là đối tác của công ty TNHH khí CN Việt Nam
  • Đảm bảo được sự ổn định của chất lượng và giá thành của khí
  • Giảm được chi phí vận chuyển cũng như nhân công
  • Giảm giá thành sản phẩm và đáp ứng nhanh chóng được nhu cầu của khách hàng

Nhược điểm:

  • Do là trong nước sản xuất nên chất lượng của khí sẽ không bằng khí nhập khẩu
  • Nếu muốn tăng chất lượng của khí thì doanh nghiệp phải nhập khẩu khí củanước ngoài
  • Chủ yếu là sản xuất khí Co2 công nghiệp chứ không thể đảm bảo độ tinh khiết để sản xuất khí Co2 thực phẩm

2.5.2 Phân loại theo sản phẩm

Bảng giá các loại khí của doanh nghiệp năm 2018

  • So với thị trường tiêu thụ: Hiện tại thì giá của công ty đã được giảm một cách tối đa để làm hài lòng thì trường nhưng cũng được cân bằng để đảm bảo doanh thu của công ty được tăng trưởng.
  • So với các đối thủ cạnh tranh (sẽ được đề cập trong phần chính sách sản phẩm)

2.5.3 Quy trình bán hàng của công ty đến khách hàng: Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Bước 1: Khách hàng đặt hàng với kế toán

Bước 2: Phòng kế toán báo cho phó giám đốc

Bước 3: Phó giám đốc phê duyệt…

Bước 4: Lái xe trở hàng giao cho khách hàng

Bước 5: Kế toán xác nhận với đối tác đặt hàng

Toàn bộ hoạt động vận chuyển công ty là do công ty tự vận chuyển đến tận tay khách hàng và chi phí vận chuyển được tính luôn vào giá thành của sản phẩm.

Khi khách hàng muốn mua hàng của doanh nghiệp thì sẽ thông qua việc trực tiếp đến phòng kế toán hoặc có thể đặt hàng online

Sau khi chốt được đơn hàng thì phòng kế toán sẽ báo cáo cho phó giám đốc để kiểm tra lại đơn hàng sau đó mới phê duyệt

Kế toán xác nhận với khách hàng và thỏa thuận thời gian và địa điểm giao hàng…v.

2.5.3.1 Các kênh phân phối của công ty

  • Kênh phân phối trực tiếp:
  • Hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được phân phối trực tiếp đến tay khách hàng mà không qua trung gian khi khách hàng trực tiếp đến xưởng sản xuất để lấy hàng

Kênh phân phối gián tiếp:

Khí của doanh nghiệp sau khi được sản xuất ra thì sẽ được phân phối theo trình tự từ công ty sau đó đến trung gian phân phối và sau đó đến tay người tiêu dùng

Bảng kênh phân phối gián tiếp của công ty TNHH khí CN Việt Nam

Nhận xét: Căn cứ vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam , ta có thể thấy rằng:

Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm giảm dần. Cụ thể là:

Lợi nhuận sau thuế của năm 2017 so với 2016 giảm 34.217.688 đồng tương ứng tỉ lệ giảm 24.96%.

Lợi nhuận sau thuế năm 2018 so với năm 2017 giảm 34.151.772 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 24.36% cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2018 là kém hơn so với 2 năm trước đó. Đồng thời giúp cho công ty tìm xem nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Doanh thu bán hàng năm 2017 so với năm 2016 6.635.106.697 đồng tương ứng tỉ lệ 9.01% và năm 2018 so với năm 2017 giảm 5.325.127.779 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 8.98%. điều này xảy ra là do công ty mất thị phần cho một số đối thủ cạnh tranh .

Năm 2017 gái vốn hang bán của công ty giảm 5.888.555.252 đồng tương ứng tỉ lệ 9.62% và năm 2018, giá vốn hàng bán giảm 5.557.592.305 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 9.52%.

Giá vốn giảm là do sản lượng của công ty giảm so với năm 2017. Và do tốc độ giảm của giá vốn nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Làm cho lợi nhuận gộp tăng lên 235.036.698 đồng, tương ứng tăng25.90%

Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là lãi suất tiền gửi ngân hàng năm 2018 so với năm 2017 giảm 34.791 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 32.20% là do tiền và các khoản tương đương tiền và vòng quay tiền giảm xuống

Chi phí từ hoạt động tài chính năm 2018 so với năm 2017 giảm là 72.199.653 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 17.3%. Toàn bộ chi phí tài chính là chi phí lãi vay. Như vậy tốc độ giảm doanh thu tài chính nhanh hơn tốc độ giảm chi phí. Do đó làm lợi nhuận tài chính giảm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2018 so với năm 2017 giảm 14.522.260 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 0.78 %. Tốc độ giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ngang gần bằng tốc độ giảm doanh thu, ta thấy CPQLDN tương đối hiệu quả. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018 so với năm 2017 giảm 321.753.880 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 22.72%.Thu nhập khác năm 2018 giảm so với năm 2017 tương ứng với -19,02%. Chi phí khác năm 2018 so với năm 2017 vẫn giữ nguyên là 100% vì 2017 chưa xuất hiện chi phí khác. Từ đó làm lợi nhuận khác năm 2018 so với 2017 giảm – 354.348.982 đồng tương ứng với -22.19%.và cũng có thể dễ dàng suy ra lợi nhuận 2018 giảm so với 2017 và nhận thấy được là hoạt động kinh doanh 2018 không hiệu quả bằng 2017.

2.5.4. Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của công ty TNHH Khí công nghiệp Việt Nam

2.5.4.1 Phân tích thị trường ngành khí công nghiệp Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Ngành khí công nghiệp là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/năm). Dần số phát triển nhanh khiến nhu cầu về khí công nghiệp cũng tăng theo. Trong những năm gần đây ngành khí công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định. Tồng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2015 khoảng 5.400 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA (Cơ quan Họp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển), ước tính đạt 7,3- 7,5%/năm. Ngành khí công nghiệp Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thị trường khí công nhiệp không có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng đều trong cả năm, trong đó các mặt hàng chủ lực như khí OXY, khí Co2, khí Argon…, được tiêu thụ mạnh. Sự cạnh thị trường ương ngành sản xuất khí công nghiệp khá lớn với hơn 30 doanh nghiệp có quy mô lớn và hàng trăm cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Khí công nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài chi chiếm khoảng 40%, trong đó sản phẩm chủ yếu được sản xuất tại Đức, Trung Quốc… Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về thị phần phân phối, trong các nhà máy xí nghiệp, khí công nghiệp Việt Nam luôn chiếm khoảng 60%, khí công nghiệp của các nước như Đức, Trung Quốc chiếm khoảng 40 %.

Từ tháng 1/2015, thuế nhập khẩu khí từ các nước trong khu vực ASEAN theo AFTA còn khoảng 0% – 5%. Năm 2016, Việt Nam cắt giảm 9.000 mặt hàng nhập khẩu trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), trong đó có mặt hàng khí công nghiệp. Mức thuế suất này sẽ được giảm mạnh vào năm 2020. Khi thuế nhập khẩu giảm mạnh theo lộ trình, thì khí công nghiệp Việt Nam không những bị cạnh thị trường mạnh từ các nước ASEAN mà còn từ nhiều nước khác trên thế giới. Nếu các doanh nghiệp khí Việt Nam không nỗ lực để nâng cao chất lượng, cải tiến chất lượng sản phẩm thì trong tương lại có thể bị đánh mất thị phần của mình. Đó sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp nhập khẩu Những ưu đãi thuế quan từ hiệp định AFTA là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp quan tầm đến thị trường ASEAN. Trong khi nhập khẩu từ các nước khác, ngay cả trong khối WTO thì thuế suất vẫn còn rất cao (40%), vì còn phải giảm theo lộ trình.

Phân tích thị trường của công ty Khí Công Nghiệp Việt Nam. Khách hàng của doanh nghiệp được chia làm hai nhóm:

  • Nhóm I khách hàng lớn: Các đại lý cấp cấp 1, cấp 2 .
  • Nhóm II các khách hàng nhỏ: Hệ thống cửa hàng và showrom bán hàng.

Là một công ty sản xuất khí công nghiệp với phương châm phục là “khách hàng là sự tồn tại của công ty”. Chính vì vậy hai nhóm khách hàng này quyết đinh sự tăng trưởng cũng như tồn tại của công ty. Với sự cạnh tranh gay gắt của ngành cũng như sự biến động kinh tế thị trường điều này tác động đến giá trị của hai nhóm khách hàng này đối với công ty.

(Bảng thống kê của phòng kế toán , phòng Kinh Doanh của các nhóm khách hàng năm 2017, 2018)

Nhận xét :Qua bảng thống kê ta thấy sự tác động của hai nhóm khách hàng đến doanh thu của công ty là có sự khác nhau và cao thấp qua từng năm.

Năm 2017 nhóm I của Khí Công Nghiệp Việt Nam đạt 53.346.578.807 tương đương 90% đến năm 2016 nhóm khách hàng này đạt 46.937.736.135 tương đương 87% so với năm 2015 tăng 6.408.842.672 tương đương với 1,13 % ta thấy xu hướng phát triển của nhóm I giảm.

Đối với nhóm II thì năm 2017 đạt giá trị 5.927.397645 tương đương 10% nhưng sang năm 2018 thì giá trị giảm đi đạt được 7.013.684.710 tương đương 13% .Như vậy giá trị giảm -1.086.287.065 tương đương với 0.84% .Nguyên nhân : Do thị trường nhiều biến động cạnh tranh khốc liệt và do doanh nghiệp đẩy mạnh sang thị trường nhóm II nhiều hơn. Doanh nghiệp có xu hướng phát triển nhóm khách hàng trực tiếp.

Nhóm I: Các khách hàng lớn.

Đây là nhóm khách hàng mà công ty là nhà cung cấp khí công nghiệp chính .

  • Đại lý cấp 1 ở đây là nhà phân phối chính thức đầu tiên của doanh nghiệp và nhận được nhiều ưu đãi cũng như chiết khấu từ doanh nghiệp theo doanh số đạt được. Tùy theo quy mô và tầm ảnh hưởng mà đại lí cấp 1 có nhiều quyền lợi hơn trong việc phân phối.
  • Đại lí cấp 2 chính là hệ thống phân phối hàng hóa tiếp theo cho đại lý cấp 1, và nhận chiết khấu cũng như hoa hồng từ đại lý cấp 1.

Nhóm II: Các khách hàng nhỏ.

Đây là các cửa hàng trưng bày sản phẩm khí công nghiệp, được dùng trong việc mua bán hàng hóa với quy mô vừa phục vụ trực tiếp cho các cá nhân trực tiếp tiêu thụ bằng cách mua sắm tại chỗ, thoả thuận và trả tiền, nhận hàng tại chỗ đối với các mặt hàng và ổn định giúp cho công ty Khí Công Nghiệp Việt Nam có doanh thu ổn định để duy trì được hoạt động kinh doanh.

Trong đó phải kể đến một số cửa hàng như: Cửa hàng Khí Công Nghiệp Việt Nam đường 5 mới và đại lý Hưng Thịnh tại Hạ Long.Hơn thế nữa khi khách hàng đến với Khí Công Nghiệp Việt Nam luôn được phục vụ một cách chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và thủ tục nhanh chóng, nhân viên thị trường luôn tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và gần gũi khi làm việc với công ty. Chính vì vậy khách hàng đến với công ty luôn tin tưởng và trung thành với công ty.

Đối Thủ cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường tại Thị trường Hải Phòng

Hiện trên địa bàn TP Hải Phòng có vài DN lớn nhỏ đang kinh doanh lĩnh vực khí công nghiệp làm cho hoạt động cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm chiếm lấy thị phần. Trong số đó phải kể đến là công ty Khí công nghiệp messer, công ty khí công nghiệp Sovigaz…

Căn cứ vào loại sản phẩm, thị phần của Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đối thủ cạnh tranh chính của Doanh nghiệp là công ty CP khí công nghiệp Hiệp Phát, công ty khí công nghiệp Sovigaz

Chính sách sản phẩm

Qua bảng so sánh giá giữa công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam với công ty Messer và Công ty Sovigaz cho thấy:

Giá của doanh nghiệp thường phải thấp hơn giá của công ty Messer và công ty Sovigaz vì vấn đề thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh còn kém. Tuy nhiên mỗi một Doanh Nghiệp đều có các sản phẩm chủ lực như:

Sản phẩm Co2 của công ty TNHH khí CN Việt Nam là nhập khẩu trong nước nên giá thành và chi phí rẻ hơn nhiều so với công ty Messer và Sovigaz. Và mỗi sản phẩm của mỗi doanh nghiệp lại có những đặc điểm khác nhau:

Sản phẩm Co2 thực phẩm của công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam lại không có ưu thế với 2 đối thủ là vì khí Co2 của 2 doanh nghiệp cạnh tranh đều là sản phảm nhập khẩu từ nước ngoài nên họ có độ tinh khiết đạt chuẩn quốc tế và cao hơn công ty trong nước

Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế trong sự cạnh tranh về giá với các đối thủ về đa số sản phẩm vì nguồn cung của hộ là trong nước và qua đó giảm được rất nhiều phí vận chuyển cũng như công nghệ và nhân công.

Qua đó bảng so sánh giá với các công ty đối thủ cạnh tranh giúp công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam qua đó biết được mình, biết được đối thủ cạnh tranh, thông qua đó giúp công ty tìm mọi cách có những điều chỉnh về giá sao đặc biệt là các dòng sản phẩm chính, để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tránh bị đối thủ chiếm lấy thị phần. Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

Chính sách giá

Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam với loại hình công ty là thương mại trong lĩnh vực sản xuất khí công nghiệp, chính vì vậy giá bán của công ty vô cùng quan trọng với khách hàng. Một điều quan trọng nữa là yếu tố chiết khấu cũng quyết định rất lớn đến giá bán của công ty đối với các đại lý.

Ngoài hai yếu tố trên một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá bán của công ty đó là các chiến lược marketing tại thời điểm phân phối.

  • Đối với nhóm khách hàng I: nhóm khách hàng gián tiếp. Để phân phối sản phẩm cho các đại lý công ty luôn phải đưa ra giá thấp hơn các doanh nghiệp và vì vậy giá thấp chính là chiến lược marketing để phân phối nhóm khách hàng I.
  • Đối với nhóm khách hàng II: Đây là nhóm khách hàng tạo doanh thu ốn định cho công ty chính vì vậy công ty ngoài yếu tố giá cả hợp lý còn có những chính sách marketing hỗ trợ đối với tùy khách hàng của nhóm đối tượng này như sau:

Khách hàng có sản lượng lớn sẽ được chiết khấu cao.

Khách hàng có quan hệ gắn bó lâu dài, khách hàng mới luôn có ưu đãi hợp lý như miễn phí hoặc giảm giá vận chuyển.

  • Chính sách giá đối với nhóm khách hàng trực tiếp
  • Cửa hàng khí Việt Nam,Showroom Khí công nghiệp Quán Trữ.
  • Chính sách giá đối với nhóm khách hàng gián tiếp

Qua đó bảng so sánh giá với các công ty đối thủ cạnh tranh giúp Công ty TNHH khí CN Việt Nam qua đó biết được mình, biết được đối thủ cạnh tranh, thông qua đó giúp công ty có những điều chỉnh về giá sao đặc biệt là các dòng sản phẩm chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty nhằm không để đối thủ cạnh tranh sử dụng yếu tố giá để chiếm lĩnh thị trường của công ty.

Chính sách phân phối của Doanh Nghiệp khí công nghiệp Việt Nam :

Các dạng kênh phân phối

Các dạng kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể sử dụng, thường được phân loại và lựa chọn theo tiêu thức trực tiếp/ gián tiếp hay dài/ngắn.

Theo tiêu thức trực tiếp/ gián tiếp Theo tiêu thức này, doanh nghiệp đã lựa chọn đ phương án thiết kế kênh phân phối của mình.Đó là sử dụng kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp: Trong dạng kênh này doang nghiệp không sử dụng người mua trung gian để phân phối hàng hoá. Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp (kể cả đại lý có hợp đồng) chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận tay người sử dụng hàng hoá (người mua công nghiệp đôí với tư liệu sản xuất và tiêu thụ cuối cùng đối với tư liệu tiêu dùng). Kênh này được mô tả như sau:

Doanh nghiệp

Khách hàng ( người sử dụng )

Kênh gián tiếp: là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp “bán” hàng của mình cho người sử dụng thông qua các người mua trung gian (nhà buôn các cấp/ nhà bán lẻ). Tuỳ theo từng trường hợp, khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là bán buôn hoặc bán lẻ. Doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng cho người sử dụng sản phẩm hàng hoá. Dạng kênh này được mô tả như sau:

Doanh Nghiệp

Đại lý

Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp

Các người mua trung gian

Khách hàng (Người sử dụng)

Xúc Tiến

Doanh nghiệp hiện tại không có hoạt động quảng cáo

Công ty đã quan tâm đến việc gửi thư chúc mừng năm mới, ngày quốc khánh, gửi danh thiếp vào dịp lễ đến các khách hàng truyền thống.

Hoạt động đơn vị gắn liền với công tác xã hội: Các hoạt động từ thiện, ủng hộ, đóng góp cho các tổ chức tại địa phương hàng năm:

Lễ hội truyền thống của thành phố Hải Phòng: Lễ hội đền Nghè

Hội cựu chiến binh của thành phố – Chương trình Trăng rằm cho em của tp. HP

Quảng cáo sản phẩm trong các hội chợ xúc tiến bán hàng

Vấn đề quảng cáo của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông còn ít làm cho khả năng nhận biết sản phẩm của người tiêu dùng kém.

So với đối thủ cạnh tranh thì công ty còn nhiều yếu kém như : chưa có chương trình dành cho khách hàng tiềm năng, quảng cáo không có và không chú trọng nhiều, giá trị thương hiệu khá thấp. Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Khái quát hoạt động công ty trong những năm tới

One thought on “Khóa luận: Tổng quan về phát triển công ty TNHH Việt Nam

  1. Pingback: Khóa luận: Biện pháp marketing nhằm mở rộng thị trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464