Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện hoạt động Marketing – mix đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá của công ty cổ phần Hòa Việt dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Hòa Việt
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
Công ty Cổ Phần Hòa Việt (CTCPHV) là doanh nghiệp hạng 1, được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa công ty Nguyên Liệu Thuốc Lá Nam, là doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán theo chế độ độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam (TCTTLVN). Công ty đã có quá trình hình thành và phát triển như sau:
- Năm 1989, từ một xí nghiệp lên men thuốc lá quy mô nhỏ, hoạt động thủ công là chính. Ngày 31/07/1989, nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá được thành lập.
- Năm 1992, nhà máy chuyển đổi tổ chức thành công ty Nguyên liệu thuốc lá Nam.
- Năm 1996, Bộ công nghiệp chỉ đạo chọn ngày 1 10 1989 là năm thành lập.
- Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, theo quyết định số 123 2004 QĐ-BCN ngày 04/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về chuyển Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Nam thành Công ty Cổ phần Hòa Việt.
- Năm 2005, ngày 24/03, CTCPHV chính thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân để thực hiện các thủ tục theo quy định của Pháp luật. Đây là cột mốc quan trọng cho chặng đường mới sau cổ phần hóa.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA VIỆT
Tên quốc tế: HOA VIET JOINT STOCK COMPANY (HOAVIET.JSC)
Trụ sở chính: Khu phố 8, Phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại: 0613.981 631
Fax : 0613.981 630
Giải thưởng đạt được: Cúp Sao Vàng Đất Việt, Huy chương Vàng sản phẩm công nghiệp Việt Nam, Cúp Vàng Vì sự nghiệp phát triển cộng đồng, Cúp Sen Vàng, …
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Marketing
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
2.1.2.1 Về chức năng và quyền hạn
Sau khi cổ phần hóa, công ty vẫn kinh doanh các ngành nghề trước đây nhưng trong đó, hoạt động chế biến nguyên liệu thuốc lá được xem là lĩnh vực trọng tâm phát triển của công ty. Công ty đầu tư vốn cho nông dân và kiểm soát qui trình canh tác, sau đó thu mua sản phẩm để cung ứng nguyên liệu cho quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.
CTCPHV với vốn đầu tư từ TCTTLVN – đây cũng là đơn vị chi phối mọi hoạt động sản xuất của công ty. CTCPHV chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của các cổ đông. Hội đồng quản trị tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh, tài chính.
2.1.2.2 Về nhiệm vụ
Tổ chức, nghiên cứu và bắt kịp xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, Tổng công ty.
Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá nguyên liệu, nhằm từng bước ổn định và phát triển vùng nguyên liệu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thỏa mãn nhu cầu về số lượng lẫn chất lượng của các nhà máy sản xuất thuốc lá trong nước và thị trường nước ngoài về thuốc lá nguyên liệu. Từ đó, mở rộng xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, với các bộ phận như sau:
- Hội đồng quản trị: gồm 5 người. Là những cổ đông sáng lập công ty. Trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện vốn của Nhà nước và các ủy viên.
- Ban Giám Đốc: trong đó giám đốc là đại diện pháp nhân có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Ban Kiểm soát : gồm 3 người kiểm tra, kiểm soát về tình hình tài chính.
- Ngoài ra còn có: 9 phòng ban, 1 xí nghiệp chế biến, 13 chi nhánh và hệ thống kho.
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Văn phòng: nhiệm vụ của là công tác lễ tân, văn thư, đóng mọc, thư ký, …
Phòng Kế Hoạch: nhiệm vụ là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi tiến độ thực hiện, lập kế hoạch cung ứng thiết bị, nguyên – vật liệu đảm bảo quá trình sản xuất.
Phòng Kinh Doanh: nhiệm vụ là thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, bán hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Phòng còn thực hiện các hoạt động Marketing và xây dựng các đề án chiến lược kinh doanh, kí kết hợp đồng kinh tế.
Phòng Tài Chính – Kế Toán: nhiệm vụ là tham mưu cho Giám Đốc thực hiện và quản lý về các lĩnh vực tài chính, kế toán, giá cả, thuế theo pháp luật Nhà nước.
Phòng Tổ Chức – Nhân Sự: nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo và cùng thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực, chính sách lao động, thi đua khen thưởng, PR nội bộ.
Phòng Đầu Tư – Phát Triển: nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học, tìm kiếm đối tác, thực hiện công tác đưa ra tầm nhìn phát triển trong tương lai và ứng dụng vào thực tế.
Phòng KCS và Kỹ thuật Công nghệ: nhiệm vụ là quản lý tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, thiết lập và hướng dẫn phân loại mẫu sản phẩm phục vụ quá trình thu mua của công ty, thiết lập công thức phối trộn và mẫu thành phẩm chế biến.
Phòng Kỹ thuật – Cơ điện: nhiệm vụ quản lý lĩnh vực như kỹ thuật cơ khí, điện công nghiệp, điện tử, máy móc đảm bảo an toàn lao động, môi trường trong sản xuất.
Xí Nghiệp Chế Biến (XNCB): nhiệm vụ cơ bản là sản xuất chế biến thuốc lá nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ nhân lực cho sản xuất.
Chi nhánh: công ty sẽ đầu tư về vốn, đất đai, kỹ thuật,… Các chi nhánh tổ chức lực lượng lao động trồng trọt, thu hoạch, sàng lọc nguyên liệu thô tốt nhất và bán lại cho công ty. Bên cạnh phải kiểm tra và quản lý nguồn trồng để đạt chất lượng tốt nhất.
Hệ thống kho: Thủ kho (3 người) theo dõi, quản lý, báo cáo tình hình Nhập – Xuất kho (nguyên liệu tồn kho, vật tư, thành phẩm) cho bộ phận quản lý của công ty.
2.1.4 Lao động
2.1.4.1 Lao động phân theo đơn vị phòng ban Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
Số lao động đến cuối năm 2013 của Công ty là 722 người. Cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Hòa Việt năm 2013
Nhận xét: Từ bảng 2.1, cho thấy số lượng lao động khối Kĩ thuật – công nghệ – chế biến của Công ty chiếm số lượng lớn (đạt 43%), với 312 nhân viên, phụ trách chính công tác nghiên cứu, phối trộn công thức, chế biến sản phẩm nguyên liệu thuốc lá đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, xí nghiệp chế biến còn được ví là “đầu não” của công ty vì xí nghiệp là nơi phụ trách sản xuất sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Công ty luôn chú trọng đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động khối này về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng… Khối Kinh tế – Tài Chính – Kinh doanh cũng chiếm tỷ lệ khá cao (đạt 17%), với 120 nhân viên, phụ trách giao tiếp và thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán hàng với khách hàng. Cơ cấu lao động khá phù hợp, khoa học.
2.1.4.2 Lao động phân theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.2: Lao động phân theo trình độ chuyên môn tại Công ty năm 2013
Nhận xét: Từ bảng 2.2, cho thấy số lao động trình độ trên Đại học, Đại học chiếm 17,73% và Cao đẳng – Trung cấp chiếm 17,04%. Những đối tượng này chiếm gần 50% phản ánh nguồn lao động của công ty khá chất lượng. Các lao động này chủ yếu ở các phòng ban như Kinh Doanh, Tài Chính, … Đặc biệt, lao động trên Đại học và Đại học, đó là những cán bộ quản lý và cán bộ làm việc ở những vị trí chủ chốt trong công ty. Với trình độ cao và vốn kiến thức sâu rộng, họ sẽ có tầm nhìn chiến lược tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn vừa qua, Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ kiến thức tổng hợp chuyên môn cho nhân viên công ty. Công ty đưa đi đào tạo trình độ cao học cho một số nhân viên cấp cao. Lao động sơ cấp, công nhân chiếm 41,83%, làm việc tại khối Nông nghiệp – trồng trọt, xí nghiệp chế biến, được phân bổ vào từng khâu trong quá trình sản xuất chế biến.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chất lượng lao động tại công ty năm 2013
Số lao động phổ thông chiếm 23,41% được phân bổ hoạt động ở nhà máy hoặc ở khối Nông nghiệp – trồng trọt. Đa phần các nhân viên lao động đều có trình độ 12/12, cho thấy công ty có công tác tuyển dụng nguồn lao động khá tốt, phù hợp với ngành nghề sản xuất và có kinh nghiệm, yêu thích lĩnh vực sản xuất – kinh doanh thuốc lá. Qua đó, công ty nâng cao được năng suất và kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Đó cũng là một điểm mạnh của đội ngũ nhân viên công ty.
2.1.4.3 Lao động phân theo độ tuổi: Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
Bảng 2.3: Lao động phân theo độ tuổi của công ty cổ phần Hòa Việt năm 2013
Nhận xét: Từ bảng 2.3, ta thấy, cơ cấu tuổi của lao động công ty đa phần là lao động trẻ, chiếm trên 50% là từ dưới 30 đến 40 tuổi. Độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm cao nhất với 24,38%, đứng thứ 2 là từ 31 đến 40 tuổi, chiếm gần 45%. Các nhân viên này đa phần hoạt động ở khối Văn phòng, Kinh doanh, Nhân sự, Tài Chính và nhà máy. Cho thấy, công ty luôn biết tuyển dụng một đội ngũ nhân lực trẻ, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, đội ngũ trên 40 tuổi chiếm trên 40% ở khối Nông nghiệp – trồng trọt. Ở độ tuổi 46-50 và trên 50, đây là độ những lao động có tay nghề, có kỹ thuật, có kinh nghiệm trong việc trồng trọt nguyên liệu thuốc lá. Họ chủ yếu làm việc tại các chi nhánh của công ty. Có vai trò kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty. Chiếm 2,91% là độ tuổi 50 tuổi, các vị trí lãnh đạo và quản lý đa phần nằm trong độ tuổi này. Hòa Việt có môi trường làm việc dung hòa giữa yếu tố kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ thuật và sự năng động, tìm tòi, khá lý tưởng cho quá trình làm việc.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu độ tuổi lao động của công ty năm 2013
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực nguyên liệu thuốc lá nên rất cần những lao động có trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc, có thể làm việc lâu dài để cùng công ty giữ vững vị thế (độ tuổi 31- 40) đang tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, có đội ngũ lao động trẻ với tinh thần say mê và sáng tạo trong công việc đã, đang và sẽ là những nhân tố giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi.
2.1.4.4 Lao động phân theo giới tính
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu giới tính lao động của công ty năm 2013
Nhận xét: Qua bảng 2.4, ta thấy, số lượng lao động nam chiếm 63,29% nhiều nhất trong lao động công ty hơn lao động nữ là 192 người. Điều này hoàn toàn phù hợp với công tác sản xuất, kinh doanh của công ty. Lao động nữ chiếm đa số trong các phòng ban: Kế toán – Tài Chính, Nhân sự, Kinh doanh, … Và trong công tác chế biến, đa phần chiếm lao động nam. Một phần, đặc thù ngành nghề sản xuất nguyên liệu thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới nên lao động nam luôn phụ trách những vị trí quan trọng trong công tác chế biến – cơ quan chủ lực của công ty. Điều này cho thấy công ty đã sự nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm lý, quan điểm của từng giới, đặc điểm của công việc để có hướng tuyển dụng tốt nhất. Bên cạnh đó, các lao động nữ cũng được bố trí làm việc cùng các lao động nam nhằm tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, tích cực hơn.
2.1.5 Ngành nghề kinh doanh Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
2.1.5.1 Ngành nghề chung
Trồng trọt, thu mua, chế biến, tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá. Mua, bán thuốc lá.
Kinh doanh xuất, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, vật tư nông nghiệp.
Ngoài ra, công ty cũng đầu tư một số ngành như: chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản; kinh doanh hoạt động kho bãi, dịch vụ kho vận, kho ngoại quan; bất động sản,…
Tuy nhiên, trong bài báo cáo này chỉ phân tích và đề cập đến ngành nghề: trồng trọt, thu mua, chế biến và tiêu thụ đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá.
2.1.5.2 Đặc điểm sản phẩm nghiên cứu và quy trình công nghệ chế biến
CTCPHV với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là đầu tư và thu mua, chế biến và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá đã luôn luôn là đơn vị dẫn đầu của ngành sản xuất nguyên liệu thuốc lá trong cả nước về năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Về đặc điểm sản phẩm nghiên cứu, CTCPHV thực hiện các hình thức sau:
Trồng thuốc lá: công ty đầu tư vốn cho nông dân và kiểm soát qui trình canh tác, sau đó thu mua sản phẩm để cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu của các công ty thuốc điếu trong nước và xuất khẩu. Hiện tại, công ty có các chi nhánh hoạt động trải dài từ các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, miền Đông và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thực hiện nhiệm vụ đầu tư gieo trồng, sơ chế và thu mua nguyên liệu thuốc lá các loại với tổng diện tích đầu tư hàng năm của công ty lên tới 4.000 ha.
Công tác chế biến: từ các nguyên liệu thuốc lá thu hoạch do trồng trọt và thu mua, CTCPHV sẽ thực hiện công đoạn chế biến qua các khâu sấy lá, tách cọng, đóng thùng bởi dây chuyền sản xuất hiện đại với năng suất thiết kế 24.000 tấn năm. Với công tác chế biến, công ty thực hiện theo hai hình thức:
- Chế biến từ nguyên liệu đầu vào do công ty tự trồng trọt, thu hoạch, thu mua.
- Chế biến gia công từ nguồn nguyên liệu của khách hàng gia công có sẵn.
Hiện nay, công ty đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá sẽ kinh doanh:
- Vàng sấy VIRGINIA thô hoặc đã qua chế biến tách cọng và nguyên lá.
- Nâu BURLEY thô hoặc đã qua chế biến tách cọng và nguyên lá.
- Nâu địa phương thô hoặc đã qua chế biến tách cọng và nguyên lá.
- Cọng thuốc lá qua chế biến.
Về công nghệ chế biến nguyên liệu thuốc lá, cụ thể với quy trình như sau:
Kế hoạch sản xuất của công ty là hàng tuần (từ thứ 2 đến thứ 7) do Phòng Kế Hoạch lập. Sau đó sẽ tiếp nhận nguyên liệu và triển khai sản xuất: khi XNCB nhận kế hoạch được xét duyệt, công thức phối trộn nguyên liệu và các chỉ tiêu kỹ thuật chế biến, XNCB lập phiếu yêu cầu nhận nguyên liệu và đưa nguyên liệu vào chế biến.
Đối với sản phẩm lá thuốc chưa qua chế biến thì: sản phẩm khi thu hoạch sẽ được đóng kiện theo quy định, độ ẩm từ 13-15%. Chuyển giao về bộ phận kinh doanh.
Đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá qua chế biến tách cọng, tùy theo yêu cầu kỹ thuật mẫu thuốc lá đã xác định trước mà tiến hành phối trộn trên 10 bàn ở bộ phận Tipping. Tại đây lá thuốc sẽ cắt ra làm phần đầu lá, phần giữa lá có cọng nhỏ và đuôi lá có cọng lớn. Phần đầu lá và giữa lá sẽ qua các băng tải, rồi chuyển vào xilanh để làm ẩm đầu lá. Khi ra khỏi được chuyển qua băng tải lựa lá không đúng cấp loại và các tạp vật sẽ loại ra. Những lá mảnh lá lớn được tách ra từ hệ thống tách cọng sẽ được thu gom qua các sàng rung để loại những mảnh lá nhỏ, bụi, vụn, rồi đổ xuống băng tải, phối trộn với phần đầu lá. Sau đó sấy lại, ép kiện lại thành thùng thành phẩm.
2.1.6 Phân tích thị trường Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
2.1.6.1 Tổng quan về ngành thuốc lá và thị trường tiêu thụ thuốc lá
Ngành sản xuất thuốc lá là một ngành kết hợp giữa nông – công nghiệp, là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Có 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu bao gồm tất cả hoạt động và quá trình sản xuất từ việc chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc cây thuốc lá lớn lên, nó bao gồm thu hoạch thuốc lá, tổ chức sơ chế và vận chuyển chúng đến các nhà máy để chế biến thành nguyên liệu thuốc lá.
Giai đoạn kế tiếp bao gồm sản xuất các sản phẩm thuốc lá. Sản xuất nguyên liệu thuốc lá không những đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thuốc điếu mà còn quyết định chất lượng, giá cả cạnh tranh sản phẩm thuốc lá do chi phí nguyên liệu khá cao trong giá thành của thuốc điếu. Vì vậy, nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng có ý nghĩa quyết định trong việc tăng chất lượng cho sản phẩm thuốc điếu, thay thế thuốc lá nguyên liệu có chất lượng tương đương phải nhập khẩu, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ.
Về tình hình tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam, tổng mức tiêu dùng thuốc lá điếu hàng năm ở Việt Nam hiện nay khoảng trên 4 tỷ bao các loại, trong đó sản lượng của ngành thuốc lá Việt Nam chiếm trên 92% mức tiêu dùng. Theo thống kê về tỷ lệ dân số của WHO, mức tiêu dùng thuốc lá trên đầu người tại Việt Nam tính cho những người trên 15 tuổi năm 2010 là 1500 điếu 1 người, năm 2013 là 1300 điếu 1 người. Một số yếu tố của thị trường ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nguyên liệu thuốc lá của ngành thuốc lá:
- Theo đà tăng trưởng kinh tế và thu nhập dân cư, nhu cầu tiêu dùng đang chuyển nhanh từ thuốc lá cấp thấp lên các loại thuốc lá trung cao cấp, đòi hỏi nguyên liệu với chất lượng cao và ổn định hơn.
- Xét về gout, thị trường Việt Nam tiêu dùng nhiều loại gout như Anh (sử dụng thuốc lá vàng sấy), gout địa phương (thuốc lá vàng sấy, thuốc lá nâu), gout Mỹ (thuốc lá vàng sấy, thuốc lá Burley),… Gout địa phương chiếm tỷ trọng trên 80%, gout Anh chiếm trên 19% còn lại là Gout Mỹ.
- Phải chú trọng đến cơ cấu chủng loại nguyên liệu phù hợp nhu cầu sản xuất. Trong những năm gần đây, các vùng trồng thuốc lá được hình thành và phát triển một cách tự phát, manh mún. Sau đó, nhiều đơn vị khác trong ngành thuốc lá cũng bắt tay vào đầu tư vùng nguyên liệu thuốc lá, đưa nguyên liệu thuốc lá lên một tầm mới.
Với điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây thuốc lá, được sự đầu tư mạnh mẽ của TCTTLVN, hiện nay tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá đã đạt trên 32.000 tấn 1 năm với các vùng trồng tương đối ổn định.
2.1.6.2 Vị thế của công ty trên thị trường Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
Với hơn 22 năm thành lập và phát triển cùng mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước Bắc – Trung – Nam, công ty cổ phần Hòa Việt là một công ty hạng 1 của TCTTLVN và là doanh nghiệp dẫn đầu ngành nguyên liệu thuốc lá với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, công ty cũng là đơn vị tiên phong áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại 24.000 tấn năm với công suất 6 tấn/1 giờ để sản xuất thuốc lá nguyên liệu. Hòa Việt đã mạnh dạn đầu tư công trình này để cân đối năng lực chế biến nguyên liệu thuốc lá cho các nhà máy sản xuất thuốc điếu theo quy trình công nghệ hợp lý, tạo sự ổn định chất lượng nguyên liệu, tiếp tục phát triển vững chắc vùng nguyên liệu hiện có và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành thuốc lá. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng đều qua các năm. Hòa Việt có mặt rộng khắp các thị trường và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
Thương hiệu của công ty cũng mang nét đặc thù là cung cấp trực tiếp đến khách hàng mà không qua bất kỳ trung gian nào. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty sẽ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và tạo mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Từ đó có thể tạo niềm tin, chăm sóc khách hàng tốt hơn và nhanh chóng hơn. Mặt khác, với triết lý hiện đại về thương hiệu, một thương hiệu có trách nhiệm xã hội, Hòa Việt chiếm trọn tình cảm và sự tin cậy vào một thương hiệu mạnh, có trách nhiệm trong ngành thuốc lá.
Bảng 2.5: Doanh thu của các công ty dẫn đầu ngành với năng lực sản xuất trên 23.000 tấn SP/năm
(Nguồn: Tổng hợp tài liệu thông tin từ phòng Kinh doanh công ty cổ phần Hòa Việt) Nhìn vào bảng 2.5, với 4 đại diện dẫn đầu ngành sản xuất nguyên liệu thuốc lá với dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất trên 23.000 tấn SP 1 năm, ta thấy, doanh thu của các công ty tăng dần qua các năm, cho thấy nhu cầu của thị trường nguyên liệu thuốc lá rất lớn. Cụ thể:
- Năm 2010, CTCPHV dẫn đầu doanh thu với tỉ lệ 52,08% đứng thứ 2 là công ty Ngân Sơn với 27,96%, còn lại là công ty Tài năng trẻ và Khánh Việt ở vị trí thứ 3, 4.
- Năm 2011, CTCPHV tiếp tục dẫn đầu doanh thu với tỉ lệ 41,68%, tuy nhiên doanh thu của các công ty khác tăng mạnh nên tỷ lệ phần trăm của công ty bị giảm sút; đứng thứ 2 là công ty Ngân Sơn với 32,18%, còn lại là công ty Tài năng trẻ và Khánh Việt ở vị trí thứ 3, 4.
- Năm 2012, CTCPHV dẫn đầu doanh thu với tỉ lệ 38,63%, đứng thứ 2 là công ty Ngân Sơn với 32,98%, còn lại là công ty Tài năng trẻ và Khánh Việt ở vị trí thứ 3, 4.
- Năm 2013, CTCPHV dẫn đầu liên tiếp trong 4 năm với tỷ lệ doanh thu cao nhất 38,81%.
Thông qua bảng 2.5, ta thấy, CTCPHV có doanh thu đạt được cao nhất ngành cho thấy công ty nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của khách hàng trong thị trường nguyên liệu thuốc lá. Điều đó đã chứng minh cho vị trí hạng 1 trong ngành nguyên liệu thuốc lá.
2.1.6.3 Thị trường mục tiêu Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
Vấn đề phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu có vai trò rất quan trọng vì đó chính là nền tảng để công ty nắm bắt được sức mua tiềm năng của khúc thị trường, từ đó có được những hoạt động marketing – mix phù hợp. Hiện nay CTCPHV đang áp dụng biến số địa lý để phân khúc thị trường tại thị trường nội địa.
Bảng 2.6: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu thuốc lá tại các thị trường
Nhìn vào bảng 2.6, ta thấy, sản lượng tiêu thụ tại các thị trường không đều nhau. Năm 2010, miền Nam chiếm 58,69%, đứng thứ 2 là miền Trung với 34% và miền
Bắc với 7,31%. Năm 2011, miền Nam chiếm 60,1%, đứng thứ 2 là miền Trung với 32,69% và miền Bắc với 7,51%. Năm 2012, miền Nam chiếm 50,91%, đứng thứ 2 là miền Trung với 46,17% và miền Bắc với 2,92%. Năm 2013, miền Nam chiếm 58,15%, đứng thứ 2 là miền Trung với 35,94% và miền Bắc với 5,91%.
Từ đó ta thấy, thị trường miền Nam và miền Trung, đặc biệt là miền Nam là thị trường tiềm năng với sản lượng tiêu thụ cao. Cho thấy, đây được xem là thị trường mục tiêu của công ty đã lựa chọn trong giai đoạn 2010 – 2013.
Hiện tại, cung cầu nguyên liệu thuốc lá tại các khu vực trong nước đang mất cân đối, với nguồn nguyên liệu không đáp ứng đủ cho sản xuất nên phải nhập từ Trung Quốc hoặc Campuchia. Công ty quyết định tấn công rộng khắp các thị trường. Theo đó, công ty chia thị trường Việt Nam ra làm các khu vực khác nhau nơi có các nhà máy sản xuất thuốc điếu – khách hàng chính của công ty đang đặt trụ sở. Và các tổ, nhà máy, đơn vị chế biến nhỏ lẻ đang hoạt động trong ngành. Công ty đã chọn thị trường miền Nam: các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ để tập trung các nỗ lực Marketing của mình đáp ứng nhu cầu của khu vực thị trường này. Đây là nơi, lượng tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu thuốc lá của công ty đạt tỷ lệ cao nhất. Tại thị trường miền Nam có quy mô phát triển khá lớn, tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế, có nhu cầu lớn về nguyên liệu thuốc lá. Một phần vì CTCPHV nằm ở miền Đông Nam Bộ, có vị trí gần với các đơn vị khách hàng nên việc giao thương sẽ dễ dàng và tiết kiệm được chi phí cho cả hai bên.
Song, vì các nhà máy thuốc điếu hoạt động khắp cả nước nên thị trường của công ty cũng phải trải dài khắp cả nước. Công ty cũng không bỏ qua thị trường các tỉnh miền Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Tại những thị trường này, hiện nay cũng đang phát triển rất mạnh và tập trung ở các tỉnh như Thanh Hóa, Hà Nội, Tây Nguyên, … Thực tế đây là những thị trường tốt cần phải nhảy vào kinh doanh. Việc này giúp mở rộng thị trường về mặt địa lý và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của công ty.
Công ty sử dụng chiến lược Marketing không phân biệt. Công ty sử dụng chiến lược này vì thị trường nguyên liệu thuốc lá không có sự khác nhau nhiều về nhu cầu khách hàng. Trong thị trường công nghiệp, khách hàng lựa chọn sản phẩm dựa vào chất lượng sản phẩm: tính năng, công dụng, … Việc lựa chọn nhà cung ứng này hay nhà cung ứng khác chủ yếu dựa vào giá cả, dịch vụ, mối quan hệ làm ăn lâu dài là chủ yếu.
Hiện nay thị trường của công ty được chia thành những vùng sau:
- Khu vực miền Nam (miền Đông và Tây Nam Bộ): Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Bến Tre, Tây Ninh.
- Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Thanh Hóa.
- Khu vực miền Trung: gồm Duyên hải Nam Trung Bộ: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai (cao nguyên Trung Bộ) và Khu vực Tây Nguyên, ĐakLak.
2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong giai đoạn 2010 – 2013
2.1.7.1 Phân tích tình hình tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013 Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
Biểu đồ 2.5: So sánh tình hình doanh thu, lợi nhuận qua các năm – Về sản lượng tiêu thụ:
Nhận xét chung: nhìn vào bảng 2.8, ta thấy tổng thể tổng sản lượng tiêu thụ của công ty liên tục tăng và tăng khá đều qua các năm. Điều này chứng tỏ, tình hình kinh doanh của công ty có nhiều tín hiệu khả quan và đang phát triển không ngừng.
Lượng tiêu thụ chính của công là ở thị trường nội địa dành cho mặt hàng nguyên liệu thuốc lá từ hai nguồn chính khách hàng là công ty thuốc điếu và khách hàng gia công. Sản lượng tiêu thụ cao từ mặt hàng chủ lực nguyên liệu thuốc lá.
Trong giai đoạn 2010-2011: năm 2010, sản lượng tiêu thụ đạt 11.824 tấn bằng 262,52% so với kế hoạch và bằng 262,52% so với CKNT. Đây là một năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công ty khi các chính sách pháp luật của Nhà nước có thay đổi tạo điều kiện cho ngành thuốc lá được phát triển. Năm 2011, sản lượng tiêu thụ đạt 11.694 tấn giảm nhẹ so với năm 2010 là 130 tấn. Song vẫn đạt 125% so với kế hoạch và 98,9 % so với CKNT. Giai đoạn này, tình hình tiêu thụ vẫn duy trì khả quan.
Trong giai đoạn 2011-2012, năm 2012, sản lượng tiêu thụ đạt 8.677 tấn, giảm đáng kể so với năm 2011 là 3.017 tấn bằng 74,2% so với năm 2011 và đạt 95,33% so với kế hoạch. Nguyên nhân do năm 2012, các quyết định về Luật Phòng chống thuốc lá bắt đầu hình thành và thảo luận, mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả, cạnh tranh nên sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể, ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu tài chính. Công ty tiêu thụ ở miền Tây Nam Bộ và đạt tín hiệu khả quan ở: Trung Bộ, miền Bắc.
Trong giai đoạn 2012-2013, năm 2013, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh so với năm 2012 do công ty mạnh dạn cải tiến hệ thống sản xuất từ việc nâng cao vùng trồng đến các công tác kỹ thuật sản xuất chế biến và cạnh tranh bằng kinh doanh nên sản lượng tiêu thụ đạt 10.273 tấn tăng 18,39% so với năm 2012 và 27,06% so với kế hoạch. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của công ty trong tình hình cạnh tranh gay gắt và Luật phòng chống thuốc lá ban hành. Công ty phân phối và tiêu thụ mạnh nhất ở thị trường miền Đông và Tây Nam Bộ với khách hàng thuộc TCTTLVN.
Về doanh thu:
Trong giai đoạn 2010-2011, tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 10,06%. Chủ yếu là do năm 2011, công ty chú tâm vào việc phát triển chiều sâu, phát triển hoàn thiện hệ thống kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Đồng thời hoàn thiện hệ thống máy móc để đáp ứng các đơn hàng ngày càng lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, công ty chú trọng vào việc chuyển đổi kho mát thành kho ngoại quan, hoàn thành dự án cung cấp hơi nước bão hòa cho XNCB thực hiện đúng tiến độ làm giảm chi phí sấy. Khó khăn trong giai đoạn này đó chính là, ảnh hưởng của môi trường thời tiết ảnh hưởng đến vùng trồng nguyên liệu, tác động đến nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty nên công ty đã phải từ chối nhiều đơn hàng.
Năm 2010, doanh thu kế hoạch mà công ty đề ra là 725 tỷ đồng nhưng doanh thu kỳ thực hiện là 853,9 tỷ đồng, tăng 128,9 tỷ đồng bằng 117,78% so với kỳ kế hoạch và bằng 221,79% so với CKNT. Năm 2010, công ty chính thức thực hiện nhiều cải cách. Đặc biệt, cơ hội giao thương của công ty với quốc tế thông thoáng hơn. Nhờ đó mà CTCPHV càng khẳng định được vị thế của mình trong nước và quốc tế.
Năm 2011, doanh thu kế hoạch mà công ty đề ra là 614,4 tỷ đồng nhưng doanh thu ở kỳ thực hiện là 768 tỷ đồng, tăng 153,6 tỷ đồng bằng 125% so với kỳ kế hoạch. Doanh thu của năm 2011 giảm so với năm 2010 là 85,9 tỷ đồng chỉ bằng 89,94% so với CKNT. Nhưng, doanh thu của công ty ở kỳ thực hiện tăng so với kì kế hoạch, qua đó thấy doanh thu tăng theo chiều hướng tốt.
Trong giai đoạn 2011-2012, công ty đạt mức tăng trưởng là 10,16%, cao hơn so với năm 2011. Song so với năm 2010 thì doanh thu vẫn chưa tăng trưởng.
Năm 2012, doanh thu kế hoạch mà công ty đề ra là 825 tỷ đồng nhưng doanh thu kỳ thực hiện là 846 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng bằng 102,55% so với kỳ kế hoạch và tăng so với năm 2011 là 78 tỷ đồng tức bằng 110,16% so với CKNT. So với năm 2011, năm 2012 công ty đã có những bước phát triển hơn là do công ty chú trọng hơn vào khâu chăm sóc khách hàng, phân loại được khách hàng, xây dựng được các hình thức chăm sóc khách hàng đặc biệt. Bên cạnh đó, năm 2012, công ty đã đáp ứng đầu đủ nhu cầu vốn khá lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh như yếu đầu vào, lãi vay,…
Trong giai đoạn 2012-2013, công ty đạt mức tăng trưởng có bước tiến vượt bậc, cao nhất trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013, đạt 22,30%. Năm 2013, dây chuyền máy móc thiết bị mới tiếp tục được đưa vào trong sản xuất. Đặc biệt, số lượng khách hàng tăng đáng kể trong năm 2013, góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu trong năm 2013. Nếu so với năm 2010 thì doanh thu của công ty đã tăng 190,1 tỷ đồng. Cụ thể năm 2013, doanh thu kế hoạch mà công ty đề ra là 825 tỷ đồng nhưng doanh thu ở kỳ thực hiện là 1.034 tỷ đồng, tăng 209 tỷ đồng bằng 125,42% so với kỳ kế hoạch và tăng so với năm 2011 là 188 tỷ đồng tức bằng 122,30% so với CKNT. Trong năm 2013, đây được xem là năm công ty đã thay đổi hoàn toàn chiến lược phát triển, mạnh dạn đầu tư công nghệ và hoàn thiện hơn dây chuyền sản xuất 24.000 tấn 1 năm, chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên. Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường. Xây dựng hình ảnh thương hiệu xã hội để tạo sự tin cậy của khách hàng. Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
Về lợi nhuận:
Mặc dù doanh thu tăng trưởng với tốc độ khá tốt và lợi nhuận bên cạnh đó cũng tăng tương ứng. Song, năm 2013, lợi nhuận lại thấp nhất trong giai đoạn 2010-2013.
Trong giai đoạn 2010-2011, năm 2010 lợi nhuận đạt 46,3 tỷ đồng bằng 137,39% so với kế hoạch và bằng 183,15% so với CKNT. Năm 2011, lợi nhuận tăng so với năm 2010 là 2,9 tỷ đạt 49,2 tỷ đồng tăng 25% bằng 125% so với kế hoạch và bằng 106,26% so với CKNT.
Trong giai đoạn 2011-2012, năm 2012 lợi nhuận tiếp tục tăng so với tăng 2011 là 0,3 tỷ đồng đạt 49,5 tỷ đồng bằng 110% so với kế hoạch và bằng 100,61% so với CKNT. Và cao hơn so với năm 2010.
Trong giai đoạn 2012-2013, năm 2013, lợi nhuận chỉ đạt 45,1 tỷ đồng, có chiều hướng giảm với tỷ lệ cao so với năm 2012 và thấp nhất so với năm 2010, 2011, 2012. Lợi nhuận bằng 100,22% so với kế hoạch. Tức hoàn thành kế hoạch đề ra, tuy nhiên công ty gần như chỉ sản xuất ở mức hòa vốn và giảm 8,89% so với CKNT. Điều này cho ta thấy, công ty kinh doanh vẫn có lãi. Doanh thu có thể bù đắp chi phí bỏ ra. Tuy nhiên lợi nhuận giữ lại thực tế lại ít vì công ty đã đầu tư phần lớn lợi nhận thu được cho việc mua sắm, lắp đặt thêm các máy móc thiết bị mới, củng cố về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ nhân viên. Đây là một bước đi đầy tính chiến lược, mang tính lâu dài để phát triển công ty trong tình hình cạnh tranh và nhu cầu cao của thị trường.
Tóm lại, giai đoạn 2010-2013, tình hình hoạt động của CTCPHV phát triển rất tốt. Doanh thu và lợi nhuận tăng lên (tuy có giảm nhưng không đáng kể) hàng năm. Tình hình kinh tế thị trường hiện nay đang trong giai đoạn khó khăn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của công ty vẫn khá mạnh. Qua đó, chứng minh một điều, tiềm năng phát triển của công ty Cổ phần Hòa Việt tiếp tục trong tương lai là rất lớn và hoạt động kinh doanh của họ tiếp tục mở rộng sẽ đem về rất nhiều thành quả.
2.1.7.2 Thuận lợi và khó khăn
Về thuận lợi:
CTCPHV luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, sự hỗ trợ của các địa phương đối với Chi nhanh của công ty đã giúp công ty giải quyết kịp thời những khó khăn. Mặt khác, Tổng công ty luôn giúp đỡ CTCPHV định hướng phát triển, làm cầu nối giữa công ty và các công ty sản xuất thuốc điếu.
Ban lãnh đạo công ty luôn theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình thực tế và có ý kiến chỉ đạo kịp thời giúp các đơn vị trực thuộc giải quyết tốt vướng mắc trong công việc.
Các dự án xây dựng, đầu tư nguyên liệu, đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại đã nâng cao nâng lực cạnh tranh của công ty. Đặc biệt dây chuyền sản xuất 24.000 tấn/1 năm trung bình 6 tấn/1 giờ đã vận hành ổn định là cơ sở vững chắc cho sự khác biệt mang tính cạnh tranh của công ty.
Ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên khá tốt luôn nhiệt tình và năng động. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đều có tay nghề cao, trình độ cao, có kiến thức chuyên môn vững càng, được đào tạo bài bản, nắm bắt tốt tình hình khoa học.
Về khó khăn:
- Các yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.
- Thời tiết khí hậu vẫn có xu hướng diễn biến thất thường làm ảnh hưởng đến kế hoạch gieo trồng của công ty.
- Các quy định Nhà nước còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc áp dụng các chính sách của công ty.
- Thách thức từ thị trường cạnh tranh đầy khủng hoảng.
Kế hoạch phát triển chưa có tính khoa học nhất định, dàn trải và hướng khó khăn đến đâu thì đề ra phương án đến đó nên có giai đoạn hoạt động kinh doanh giảm sút Khóa luận: Tổng quan chung về Marketing trong Cty Hòa Việt
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Thực trạng Marketing với thuốc lá của Cty Hòa Việt
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Hoạt động Marketing – mix với nguyên liệu thuốc lá