Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Tnhh K.N.V dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH K.N.V

2.1.1. Tên và địa chỉ công ty Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Tên công ty: Công Ty TNHH K.N.V

Tên giao dịch: K.N.V CO.LTD

MST: 0200845124

Address: Số 14/1/437 Đà Nẵng, Phường Đông Hải 1, Quận Hải An, Hải Phòng

Giấy phép kinh doanh: 0200845124 Ngày Cấp: 4/12/2008

Giám Đốc: Ngô Văn Kiều

Điện Thoại: 0313.555.717

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Doanh Nghiệp

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Khởi đầu kinh doanh với mảng vận tải hàng hóa vào năm 2008 đến năm 2014 với sự phục hồi của nền kinh tế đất nước và sự gia tăng của thụ nhập bình quân đầu người nhu cầu mua sắm đồ dùng gia dụng và điện máy của người dân tăng cao nhận thấy được cơ hội nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện máy của người dân tăng cao quy mô thị trường rất lớn và tốc độ tăng trưởng của thị trường cao chính vì thế giám đốc công ty đã quyết định chuyển hoạt động kinh doanh của công ty sang hoạt động bán lẻ đồ dùng điện máy với sản phẩm của những công ty hàng đầu thế giới đến từ nhật bản và hàn quốc .Vào tháng 2 năm 2014 công ty chính thực mở của hàng đầu tiên tại hà nội và tháng 8 năm 2014 công ty chính thức mở thêm của hàng thứ 2, tính đến thời điểm tháng 7 năm 2018 thì doanh nghiệp đã có 5 cửa hàng trên cả nước.

2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH K.N.V Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Ngành Nghề: bán lẻ thiết bị điện tử gia đình Lĩnh Vực Kinh Doanh: Bán Lẻ Sản Phẩm Kinh Doanh:

  • Tivi, Máy giặt, máy sấy quần áo
  • Điều hòa, tủ lạnh, tủ đông
  • Nồi cơm điện, máy hút bụi, lò vi sóng
  • Quạt máy, quạt điều hòa
  • Bình nước siêu tốc, máy xay sinh tố
  • Bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại
  • Bàn là, đèn sưởi, máy sấy tóc.
  • Đồ dùng nhà bếp khác

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH K.N.V

Hình 5: Cơ cấu tổ chức

  • Giám Đốc:
  • Là người đại diện pháp luật của công ty
  • Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho công ty
  • Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của công ty
  • Điều hành hoạt động của công ty
  • Quản Lý nhân viên đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất
  • Phòng kỹ thuật:
  • Chịu trách nhiệm kiểm soát và thẩm định chất lượng sản phẩm.
  • Hướng dẫn lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và hỗ trợ kỹ thuật cho người tiêu dùng
  • Tổ chức hướng dẫn về quy trình công nghệ của sản phẩm cho nhân viên bán hàng hiểu dõ về chức năng và nguyên lý hoạt động của sản phẩm để tư vấn cho khách hàng

Phòng Kinh doanh:

  • Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty.
  • Nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo về tình hình thị trường để điều chỉnh chiến lược kinh doanh
  • Thường xuyên nghiên cứu thị trường, phản ứng của thị trường và đối thủ cạnh tranh
  • Xây dựng chiến lược marketing, quảng cáo cho từng đối tượng sản phẩm và từng đối tượng khách hàng

Phòng kế toán nhân sự:

  • Phòng kinh doanh sẽ đảm nhiệm công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty.
  • Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty.
  • Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân hàng.

2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của Công Ty TNHH K.N.V Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Thuận Lợi:

  • Quy mô thị trường lớn
  • Tăng trưởng thị trường cao
  • Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn tốt

Khó Khăn:

  • Cạnh tranh thị trường gay gắt
  • Nguồn vốn của công ty còn thấp
  • Đối thủ gia nhập ngành ngày càng nhiều
  • Vị thế thương hiệu còn yếu.

2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH K.N.V

2.2.1. Phân tích tình hình lao động của doanh nghiệp

2.2.1.1. Đặc điểm nhân sự của doanh nghiệp

Trong thời đại siêu cạnh tranh và thời đại kinh tế tri thức hiện nay thì nhân sự là một loại tài sản vô cùng quan trọng đối với tất cả các loại doanh nghiệp và dần trở thành vũ khí cạnh tranh mạnh nhất của các doanh nghiệp trên toàn thế giới doanh nghiệp nào có được đội ngũ nhân sự có chuyên môn, có tư duy, có sự sáng tạo, có sự học hỏi, có sự chuyên nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ có thể cạnh tranh thành công trên thị trường. Đối với ngành bán lẻ nói riêng thì cơ cấu nhân chiến tỷ trọng cao nhất là đội ngũ nhân viên trực tiếp bán hàng và hoạt động tại cửa hàng chiến đến 80%. Chính vì lý do đó lên đặc điểm nhân sự của công ty chủ yếu là những người trẻ tuổi, năng động, có đội tuổi từ 18 đến 30 đối với nhân viên trực tiếp bán hàng tại của hàng còn nhân viên khối hành chính văn phòng thì có độ tuổi từ 23 đến 45 tuổi.

2.2.1.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Bảng 1: Bảng cơ cấu trình độ lao động của doanh nghiệp

Nhận Xét: Nhìn Vào bảng 1: cơ cấu trình độ lao động của doanh nghiệp ta thấy số lượng nhân viên năm 2018 tăng so với năm 2017 là 10 người và cả 10 người này đếu thuộc trình độ tốt nghiệp THPT có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Lý do là vì năm 2018 doanh nghiệp đã tuyển thêm 10 nhân viên cho bộ phận trực tiếp bán hàng tại các cửa hàng vì vị trí này không cần đến những người có trình độ quá cao và điều này cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được chi phí tiền lương. Cơ cấu lao động có trình độ cao đẳng và đại học của doanh nghiệp năm 2018 không có gì thay đổi so với năm 2017 và những nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng thường là làm việc tại khối hành chính văn phòng và kỹ thuật.

Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi

Nhận xét: nhìn vào bảng 2 ta thấy cơ cấu theo giới tính của doanh nghiệp năm 2017 và 2018 có tỷ lệ ổn định giữa nam và nữ. Cơ cấu xét theo độ tuổi ta thấy độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi năm 2017 chiếm tỷ trọng là 64% và năm 2018 tăng nên 69% lý do tăng là năm 2018 doanh nghiệp đã tuyển thêm 10 lao động bổ xung cho bộ phận bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng với số lượng tăng thêm là 4 nam và 6 nữ nâng tổng số nhân viên trên mỗi cửa hàng là 12 người/ cửa hàng. Nhìn vào cơ cấu giới tính thì nhân viên nữ luôn chiếm tỷ trọng là 60% chủ yếu là nhân viên tại các cửa hàng bán hàng trực tiếp cơ cấu này là phù hợp với hình thức kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng và nó cũng phù hợp với tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Nhìn vào cơ cấu lao dộng theo độ tuổi ta thấy tỷ lệ lao động trẻ có độ tuổi từ 18 -30 tuổi đang có xu hướng tăng trong doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp đang ngày càng trẻ hóa đội ngũ nhân viên.

2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH K.N.V

Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018

Nhận xét:

Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp năm 2018 tăng so với năm 2017 một lượng là 399,417,750 đ tương ứng với tốc độ tăng là 36%. Lý do lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp tăng là do một số nguyên nhân sau.

Cụ Thể:

Do doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng trong năm 2018 tăng một lương là 10,220,672,560 đ tương ứng với tốc độ tăng là 20%.

Do doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong năm 2018 tăng một lượng là 10,312,660 đ tương ứng với tốc độ tăng là 50%.

Do doanh thu khác của doanh nghiệp trong năm 2018 tăng một lượng là 13,378,861 đ tương ứng với tốc độ tăng là 37%.

Do các khoản giảm trừ doanh thu trong năm 2018 giảm một lượng là (104,966,334) đ tương ứng với mức giảm là 25%.

Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 ta thấy Doanh Thu Thuần trong năm tăng 20% trong khi Giá Vốn Hàng Bán tăng 18%, Chi Phí Bán Hàng tăng 32% và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp tăng 23%. Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cho thấy doanh nghiệp kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán tốt. Nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần điều này cho thấy doanh nghiệp đang không kiểm soát tốt chi phí hoạt động của mình các nhà quản trị cần xem xét và rà soát lại cơ cấu các khoản chi phí trong hai khoản chi phí đó để có thể tối ưu lại chi phí giúp doanh nghiệp ra tăng lợi nhuận.

Nhìn vào vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy trong năm cả doanh thu bán hàng , doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp đều tăng từ 20% trở lên cho thấy thị trường đang có cầu rất lớn cơ hội thị trường đang tốt lên doanh nghiệp cần lắm nấy cơ hội này mở rộng thêm quy mô kinh doanh để giúp doanh nghiệp ngày càng gia tăng lợi nhuận của mình.

Bảng 4: Bảng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp

Nhận Xét: Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp ta thấy tỷ trọng doanh thu của “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” năm 2017 là 99,89% và năm 2018 là 99,87% điều này cho thấy hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp vẫn là hoạt động đem lại doanh thu chính cho doanh nghiệp cơ cấu này là hợp lý cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

2.3. Phân tích thực trạng marketing của Công ty TNHH K.N.V

2.3.1. Phân tích thị trường của doanh nghiệp Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Tình hình kinh tế – xã hội năm 2017

GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây. Quy mô nền kinh tế năm 2018 theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2018 ước tính đạt 3.306,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 12,4% so với năm trước, trong đó doanh thu một số ngành hàng tăng Đá quý, kim loại quý tăng 13,8%; hàng gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,7%; lương thực, thực phẩm tăng 12,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,3%; may mặc tăng 12,1%; phương tiện đi lại tăng 11,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,5%. Một số địa phương có mức tăng khá: Vĩnh Phúc tăng 14,9%; Hải Phòng tăng 13,9%; Thanh Hóa tăng 13,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,2%; Nghệ An tăng 13%; Hà Nội tăng 11%.

Dân số trung bình năm 2018 của cả nước ước tính 94,67 triệu người, tăng 988,4 nghìn người, tương đương tăng 1,06% so với năm 2017, trong đó dân số thành thị 33,83 triệu người, chiếm 35,7%; dân số nông thôn 60,84 triệu người, chiếm 64,3%; dân số nam 46,79 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ 47,88 triệu người, chiếm 50,6% (Tổng Cục Thống Kê, 2018).

Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường

Theo nhận định của các chuyên gia và các nhà đầu tư nước ngoài thì Từ nay cho đến năm 2020, mức tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện lạnh của Việt Nam sẽ tăng từ 7,3% lên 11,9%.

Theo số liệu của Công ty TNHH Nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam, 6 tháng đầu 2017, quy mô thị trường điện tử, điện máy hơn 103.000 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2016, riêng mảng điện máy tăng 8 – 11% tùy ngành hàng. Vài năm qua, các doanh nghiệp trong ngành đã đưa quy mô chuỗi cửa hàng điện máy bình quân tăng hơn 5 lần so với năm 2015. Theo đó, mức tổng chi tiêu của hộ gia đình (23.654.100 hộ gia đình) sẽ tăng lên khoảng 3.737 USD/hộ gia đình/năm. Riêng về mức chi tiêu dành cho sản phẩm điện tử, điện lạnh ước tính khoảng 157.000 tỷ đồng. Trong đó, xu hướng nhóm sản phẩm điện tử chiếm khoảng 60.000 tỷ đồng, dẫn đầu sẽ là điện thoại di động, kế đến là máy tính xách tay và cuối cùng là máy tính bảng; xu hướng cho các nhóm thiết bị điện lạnh gia đình chiếm 97.000 tỷ đồng. Sản phẩm tivi màn hình phẳng sẽ chiếm ưu thế trong nhóm xu hướng này. Còn lại phân bổ vào thiết bị máy điều hòa không khí, tủ lạnh và máy giặt (Công ty TNHH GFK Việt Nam, 2018). Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Cấu trúc thị phần và đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những siêu thị điện máy và những siêu thị điện máy lắm giữ thị phần lớn nhất cả nước như: Điện Máy Xanh, Trần Anh, Nguyễn Kim, CPN, Điện Máy Chợ Lớn…etc các chuỗi khác và hàng triệu những điểm bán nhỏ lẻ.

Đối thủ lớn nhất trên thị trường

Điện Máy Xanh

Điện Máy Xanh thành lập vào tháng 12/2010 tại Tp.HCM đến thời điểm năm 2018 Điện Máy Xanh đã có 701 cửa hàng trải rộng khắp cả nước từ nam ra bắc tọa lạc tại 63 tỉnh thảnh phố cùng với 10.000 nhân viên Trần Anh

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trần Anh được thành lập ngày 11/3/2002 và sau đó chuyển đổi sang công ty cổ phần với tên gọi mới là “công ty cổ phần thế giới số Trần Anh” kể từ ngày 8/8/2007. Ngày đầu thành lập Trần Anh có 5 nhân viên sau 15 năm hoạt động hiện tại Trần anh đã có gần 3000 nhân viên với 39 trung tâm bán lẻ.

Nguyễn Kim được thành lập vào năm 1992 với ngành nghề kinh doanh là “Điện – Điện Tử – Điện Lạnh” tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Hiện này Nguyễn Kim là một trong những nhà phân phối bán lẻ thiệt bị điện tử – điện lạnh hàng đầu việt nam với 60 chi nhánh cửa hàng trên khắp cả nước.

Ba doanh nghiệp lớn nhất thị trường là Điện Máy Xanh, Trần Anh và Nguyễn Kim là 3 doanh nghiệp lắm giữ thị phần điện máy lớn nhất thị trường hiện này trong đó Trần Anh hiện nay đã M&A (sáp nhập) với Điện Máy Xanh làm cho vị thế của Điện Máy Xanh ngày càng được nâng lên trong thị trường điện máy cụ thể theo như phân tích và tính toán của công ty chứng khoán Rồng Việt thì thị phần năm 2018 lĩnh vực bán lẻ điện máy ở việt nam hiện nay như sau:

Thị Phần Điện Máy 2018

Biểu Đồ 1: Thị phần ngành điện máy

Nhìn vào biểu đồ thị phần thị trường ta thấy “Điện máy xanh và Trần Anh “ là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất thị trường với 35% thị phần tiếp đến là “Nguyễn Kim” với 10% thị phần, 15% thị phần thì được chia cho các chuỗi cửa hàng khác như Điện Máy Chợ Lớn, CPN…etc. và 40% thị phần còn lại là cửa hàng nhỏ lẻ mà quy mô thị trường thì ngày càng lớn hơn khi thu nhập bình quần đầu người và ngân sách chi tiêu cho thiết bị điện tử gia dụng của hộ gia đình ngày càng tăng lên do đời sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn đây là một cơ hội thị trường vô cùng lớn cho những doanh nghiệp kinh doanh bài bản có thể chiếm lĩnh một phần nhỏ của miếng bánh lớn nay.

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp: doanh nghiệp chủ yếu định hướng vào khách hàng là những người tiêu dùng cuối cùng ở trong phân khúc người có thu nhập khá trở suống.

2.3.2. Hoạt động marketing 4p của Công ty TNHH K.N.V

2.3.2.1. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Chiến lược sản phẩm của công ty là luôn luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng, có độ bền, tính năng đa dạng, dễ vận hành và sửa chữa được cung cấp bởi những tập đoàn hàng đầu trên thế giới với những nhãn hiệu uy tín đã có danh tiếng trên toàn thế giới như Samsung, Toshiba, Panasonic…etc.

Bảng 5: Bảng phân tích bán hàng của doanh nghiệp

Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy trong số 13 nhóm hàng thì có 9 nhóm hàng tăng trưởng trong năm 2018 so với năm 2017.

Cụ thể: nhưng mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018 so với năm 2017 là Tivi tăng 29%, máy giặt tăng 37%, quạt điều hòa tăng 44%, điều hòa tăng 20%, tủ lạnh tăng 32%, bếp gas bếp từ tăng 20%, nồi cơm điện tăng 33%, bàn là máy sấy tóc tăng 20%.

Trong những mặt hàng tăng trưởng doanh thu cao năm 2018 so với năm 2017 thì cũng có những mặt hàng giảm tỷ lệ tăng trưởng như “Máy sấy quần áo” giảm 20%, “Máy Hút Bụi” giảm 40%, “Lò Vi Sóng” giảm 10% và “Bộ Nồi và Chảo Chống Dính” giảm 20%.

Nhìn vào mục tỷ trọng đóng góp doanh thu vào tổng doanh thu của từng mặt hàng thì ta thấy Tivi năm 2017 chiếm tỷ trọng 13% đến năm 2018 tăng lên 14%, Máy Giặt năm 2017 chiếm tỷ trọng 7% năm 2018 tăng lên 8%, Quạt Điều Hòa Năm 2017 chiếm 10% năm 2018 tăng lên 12%, Điều Hòa năm 2017 và 2018 vẫn giữ tỷ lệ là 17% trong tổng doanh thu, Tủ lạnh và tủ đông năm 2017 chiếm cơ cấu 10% năm 2018 tăng lên 11%, Nồi Cơm Điện năm 2017 chiếm tỷ lệ 9% năm 2018 tăng lên 10%.

Trong những mặt hàng chiếm tỷ lệ doanh thu cao trong tổng doanh thu thì có Tivi, Quạt Điều Hòa, Điều Hòa, Tủ Lạnh là những mặt hàng luôn giữ tỷ lệ trong doanh thu từ 10% trở lên. Điều này cho thấy đó là những mặt hàng chủ lực trong cơ cấu doanh thu của công ty.

Trong năm 2018 có những mặt hàng có mức tăng trưởng từ gần 30% trở lên như Tivi 29%, Máy Giặt 37%, Quạt Điều Hòa 44%, Tủ Lạnh 32%, Nồi Cơm Điện 33% đây là những đồ điện máy thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của người dân. Việc người dân mua sắm những sản phẩm này ngày càng nhiều hơn cho thấy tình hình kinh tế và ngân sách cho những sản phẩm hiện điện máy ngày càng được gia tăng điều này phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước khi thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng thì chi tiêu cho những sản phẩm điện máy cũng gia tăng, cùng với thời tiết ngày càng có những biến đổi thất thường biến đổi khí hậu làm cho mùa hè ngày càng nóng lực gay gắt hơn đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng của những mặt hàng như Quạt Điều Hòa, Điều Hòa, Tủ lạnh loại lớn.

2.3.2.2. Chính sách giá của doanh nghiệp Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Trong thị trường điện máy vì sản phẩm của những chuỗi bán lẻ điện máy trên thị trường hiện nay không có quá nhiều khác biệt về chất lượng sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm, chủ yếu sản phẩm đến từ những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trên thị trường hiện được dẫn dắt bởi những doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ điện máy như Điện máy xanh, Trần Anh, Nguyễn Kim, Điện Máy Chợ Lớn. Chính là do hai lý do:

Một là sản phẩm trong ngành không có quá nhiều khác biệt về chất lượng, kiểu dáng mẫu mã và nhãn hiệu sản phẩm

Thứ hai là thị trường được dẫn dắt bởi một vài doanh nghiệp lớn lên mức giá cả của sản phẩm của những công ty bán lẻ điện máy là gần như là như nhau

Từ những lý do trên doanh nghiệp đã quyết định sử dụng phương pháp định giá sản phẩm của mình là “phương pháp định giá theo mức giá hiện hành” nghĩa là mức giá sản phẩm của doanh nghiệp tương tự như mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và đi theo sự dẫn dắt của những doanh nghiệp đầu ngành nhưng giá sản phẩm của công ty có đôi chút thấp hơn khoảng 0.3% – 2% đối với từng chủng loại sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Điện Máy Xanh.

Bảng 6: Bảng so sánh giá cả của doanh nghiệp với Điện Máy Xanh

Lý do giá của sản phẩm của doanh nghiệp thường để thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là vì:

Thứ nhất: Đối thủ có thương hiệu lớn và chất lượng dịch vụ hậu mãi thuộc top đầu thì trường lên giá của đối thủ thường cao hơn.

Thứ hai: Là do đối thủ cạnh tranh chi rất nhiều vào marketing và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông từ đó giá của họ thường có xu hướng cao hơn so với những doanh nghiệp nhỏ.

Với việc đặt mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh do chi phí đầu tư marketing và quảng cáo thấp lên điều này giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng nhạy cảm với yếu tố giá và nó cũng đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2.3.2.3. Chính sách phân phối của doanh nghiệp Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

  • Doanh Nghiệp
  • Cửa Hàng
  • Người Tiêu
  • Dùng Cuối Cùng

Hình 6: Tổ chức kênh phân phối của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là bán lẻ đồ “Điện Máy” chủ yếu bán là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua những cửa hàng

Trên thị trường hiện nay đang tồn tại ba mô hình của cửa hàng bán lẻ điện máy: thứ nhất là Điện Máy Xanh theo mô hình “cửa hàng tiện lợi”, thứ hai là Trần Anh theo mô hình “đại siêu thị” và cuối cùng là Nguyễn Kim theo mô hình “Shop in Shop”

Mỗi một mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng

Theo mô hình Cửa hàng tiện tiện lợi của Điện Máy Xanh

Ưu điểm:

  • Dễ quản trị và tối ưu chi phí
  • Diện tích cửa hàng nhỏ vào khoảng 500 -600m2/của hàng lên dễ dàng thuê mặt bằng
  • Dễ dàng phủ điểm bán với quy mô lớn để chiến lĩnh thị trường
  • Có thể mở của hàng tại những khu vực thị trường có dung lượng thị trường nhỏ và doanh thu không quá lớn.
  • Nhước điểm: sản phẩm bày bán không đa dạng.
  • Theo mô hình “Đại Siêu Thị” của Trần Anh

Ưu điểm:

  • Quy mô của hàng lớn, mặt hàng nhiều và đa dạng sản phẩm
  • Có lợi thế đàm phán với các nhà cung cấp
  • Tăng trải nhiệm cho người tiêu dùng vì có không gian vui chơi và bãi đỗ xe rộng lớn

Nhước điểm:

  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn dẫn đến khó bùng nổ về số lượng của hàng
  • Vì không có nhiều cửa hàng lên tính bao phủ thị trường thấp
  • Lợi nhuận trong vòng 3 đến 5 năm thấp.
  • Mô hình “Shop in Shop” của Nguyễn Kim

Ưu điểm:

Vì mô hình này là của hàng đặt ở trong những điểm bán thu hút nhiều khách hàng như siêu thị và trung tâm thương mại lên Tận dụng được số lượng khách hàng có sẵn của những trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ lớn.

Nhược điểm:

  • Tính chủ động thấp trong công tác marketing tại của hàng vì phải dựa vào chính sách của trung tâm thương mại
  • Chi phí thuê mặt bằng cao
  • Giá trị mặt hàng cao nên ít khách hàng có sự ngẫu hứng mua hàng khi đang đi dạo trung tâm thương mại

=> Trong ba mô hình nếu trên thì siêu thị điện máy của K.N.V theo mô hình cửa hàng tiện lợi giống như của Điện Máy Xanh nhưng với diện tích trưng bày nhỏ hơn điện máy xanh diện tích vào khoảng 300-400m2/cửa hàng và số lượng sản phẩm bán cũng ít hơn.

Đối với mỗi mô hình của hàng điện máy thì phạm vi phục vụ của nó cũng khác nhau vị dụ: Điện máy xanh thì phạm vị bán hàng của mỗi cửa hàng thì vào khoảng 40-50km, Trần Anh và Nguyễn Kim bán kính phục vụ khoảng trên 100km. còn với những của hàng của K.N.V thì bán kính phục vụ chỉ tầm 5-10km/của hàng.

2.3.2.4. Chính sách xúc tiến báng hàng của doanh nghiệp Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Các chính sách xúc tiến bán hàng hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là:

Chính sách khuyến mãi.

Doanh nghiệp thường tổ chức những chương trình khuyến mãi mua hàng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều mặt hàng một lúc các chương trình khuyến mãi như:

  • Mua từ 3 đến 4 món gia dụng khác nhau giảm 5% tổng thanh toán
  • Mua 5 đến 9 món gia dụng khac nhau giảm 10% tổng giá thanh toán
  • Mua từ 10 món đồ gia dụng trở lên khác nhau giảm giá đến 20% trên tổng giá thanh toán.

Ví dụ: Nếu bạn mua một chiếc quạt điều hòa “Daikio DKA–04000A” với giá 4.725.000 vnd.

Nhưng nếu bạn mua thêm 2 món đồ gia dụng khác với giá 30.000/sản phẩm tổng số tiền cả 2 sản phẩm là 2×30.000 = 60.000 vnd

Tổng cộng bạn mua 3 món bạn sẽ được giảm giá 5% cho tổng đơn hàng vậy số tiền bạn phải trả là 4.725.000 + 60.000 = 4.785.000 đ

Vì được giảm 5% trên tổng đơn hàng lên thực trả là 4.785.000 – 4.785.000×5% = 4.545.750 đ

Tương tự nếu bạn mua 5 món thì bạn sẽ được giảm 10% và 10 món trở lên thì sẽ được giảm 20% .

Chính sách đổi trả hàng.

Chính sách bảo hành và đổi trả áp dụng cho tất cả các mặt hàng mua tại cửa hàng và theo quy định của cửa hàng.

Ví dụ: khi bạn mua một chiếc máy giặt “Panasonic 9kg NA-F90A4GRV” giá 6.390.000 vnd thì bạn sẽ được đổi trả sau 30 ngày.

Chính sách giao hàng.

Giao hàng đối với TiVi, Tủ Lạnh, Máy Giặt, Bếp Gas.

Bảng 7: Giao hàng trong nội thành hà nội với tivi, tủ lạnh, máy giặt

Các trường hợp giao hàng từ tỉnh thành này sang tỉnh thành hoặc ngoài 50 km đối với nhóm hàng điện máy lắp đặt (tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, TV…) khác tuỳ theo giao hàng nhanh chậm sẽ có tính phí (10.000đ/km) hoặc cần nhắn tin để xác nhận chuyển hàng (phí tin nhắn 10.000đ). Sau khi chuyển hàng mà khách hàng không lấy sản phẩm thì phí này cũng không được hoàn lại. Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

Đối với đơn hàng có tổng giá thanh toán lớn hơn 30 triệu vnd thì sẽ được miễn phí giao hàng đến 90km tính từ cửa hàng.

Giao hàng đối với các sản phẩm gia dụng bao gồm Bếp từ, Bếp hồng ngoại, Lò nướng, Lò vi sóng, Nồi áp suất, Nồi cơm điện, Bình đun siêu tốc, Bình thủy điện, Máy đánh trứng, Máy ép trái cây, Máy xay sinh tố, Bàn ủi, Máy hút bụi, Máy sấy tóc, Máy tạo kiểu tóc, Quạt, Cây nước nóng lạnh.

Bảng 8: Giao hàng với những mặt hàng giá trị thấp

Trường hợp giao hàng ngoài 20km thì khách hàng sẽ phải trả phí giao hàng 10.000đ/km.

2.4. Đánh giá về hoạt động marketing của Công ty TNHH K.N.V

Nhìn chung công tác marketing của doanh nghiệp trong năm đạt được hiệu quả tích cực thông qua việc sử dụng công cụ “xúc tiến bán hàng” và thu được hiệu quả, được thể hiện qua doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017 là 20% và lợi nhuận sau thuế TNDN của năm 2018 tăng so với năm 2017 là 36%. Từ đó ta thấy được thị phần và khách hàng của doanh nghiệp cũng tăng nên theo từng năm.

Từ kết quả kinh doanh và các chính sách xúc tiến bán trong chương trình marketing của doanh nghiệp ta thấy được doanh nghiệp sử dụng công cụ xúc tiến vô cùng hiệu quả và nó cũng được chứng minh bằng thực tế là doanh thu tăng mạnh qua các chương trình xúc tiến.

Nhưng từ đó ta cũng có thể thấy được một thực trạng là doanh nghiệp đang chủ yếu sử dụng các công cụ xúc tiến bán (khuyến mãi, giảm giá, tặng quà, …) để kích thích tiêu dùng của khách hàng. Tuy việc sử dụng các công cụ xúc tiến bán là chiêu bài chung của tất cả các công ty điện máy nhằm kích thích tiêu dùng của người tiêu dùng, công cụ này có được ưu điểm là nó mang lại hiệu quả một các nhanh chóng nhưng nó cũng có một nhược điểm là tác dụng của xúc tiến bán hàng thường không kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu kéo dài hoạt động này sẽ tạo cho khách hàng có cảm giác được nhận quà tặng mà vẫn phải trả tiền cho quà khuyến mãi đó. Các hoạt động xúc tiến bán hàng không đem lại kết quả tốt trong việc xây dựng nhãn hiệu được ưa chuộng lâu dài.

Từ đó ta thấy được doanh nghiệp chưa có một chiến lược lâu dài về phương thức bán hàng, doanh nghiệp vẫn chủ yếu dùng các công cụ xúc tiến hiệu quả đem lại trong ngắn hạn để kích tích tiêu thụ. Doanh nghiệp vẫn chưa có thức xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu về khách hàng và xây dựng một chiến lược dữ chân khách hàng trong dài hạn. một điểm nữa là doanh nghiệp chưa xây dựng được một bộ nhận dạng thương hiệu đồng bộ.

Ưu điểm và nhược điểm của công tác marketing của doanh nghiệp

Ưu điểm:

  • Nâng cao được doanh thu
  • Nôi kéo được thêm khách hàng
  • Mở rộng thêm được thị phần.
  • Hoạt động xúc tiến mang lại hiệu quả. – Nhược điểm:
  • Kênh phân phối không đa dạng
  • Chưa thiết lập được tập khách hàng trung thành
  • Chưa xây dựng được bộ nhân dạng thương hiệu đồng bộ. Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Giải pháp marketing cho kinh doanh của công ty

One thought on “Khóa luận: Tình hình hoạt động marketing của Công ty K.N.V

  1. Pingback: Khóa luận: Cơ sở marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464