Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Giới thiệu khái quát về xu hướng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 – Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh
2.1.1 Tổng quan hoạt động của Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh
Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh có địa bàn hoạt động kinh doanh trong thành phố, thị xã, thị trấn trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương các địa bàn này là những nơi có động lực phát triển kinh tế tốt, có nhiều thuận lợi trong tổ chức hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển. Đây là tỉnh thuộc khu vực phía bắc, có nhiều thuận lợi về giao thông, cảng biển, du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường mà nhiều các đầu mối nhập khẩu lớn sức ép cạnh tranh của Công ty cũng rất lớn.
2.1.1.1 Đặc điểm chung của ngành Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty xăng dầu B12 tiền thân là Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh. Xí nghiệp được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 104990 ngày 26 tháng 9 năm 1993 lấy tên là Xí nghiệp kho vận xăng dầu K130, kể từ tháng 1 năm 2009 Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh quản lý các địa bàn xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhiệm vụ chủ yếu tập trung vào trực tiếp xuất bán và kinh doanh các loại xăng dầu ( bán buôn trực tiếp, bán tổng đại lý, bán lẻ xăng dầu và kinh doanh các sản phẩm hóa dầu ), phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận.
Trụ sở chính của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là khu 1 phường bãi cháy thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh – Công ty xăng dầu B12 là đơn vị hạch toán độc lập, chịu sự quản lý về mọi mặt là Công ty xăng dầu B12 theo chế độ phân cấp quản lý, đồng thời chịu sự kiềm tra của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thành phố nơi Xí nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, tổng số cửa hàng xăng dầu của Xí nghiệp lên tới 52 cửa hàng, đảm báo cung ứng trên 60% sản lượng xăng dầu trên thị trường tỉnh Quảng Ninh. 100% các cửa hàng được sơn, sửa, lắp đặt nhận diện thương hiệu, tạo ra diện mạo mới khang trang, sạch đẹp, hiện đại. Tất cả các cửa hàng của Xí nghiệp đều có các phương án về phòng cháy chữa cháy, trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy, công nhân viên đều được huấn luyện, thực tập các phương án chữa cháy và sử dụng thành thạo các thiết bị chữa cháy. Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu trong quá trình nhập hàng từ ô tô Sitec vào bể chứa, giảm tối đa lượng xăng dầu bay hơi, phân tán ra môi trường xung quanh. Việc thực hiện công tác môi trường tại các cửa hàng của Xí nghiệp được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn ISO/TS 29001:2010 và hàng năm đều có đánh giá bổ sung.
Trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh – Công ty xăng dầu B12 cho đến hôm nay, Xí nghiệp đã và đang khẳng định vị thế và năng lực của mình. Nguồn hàng ổn định, uy tín về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính đa dạng trong chiến lược kinh doanh để đáp ứng kịp thời những nhu cầu tốt nhất cho khách hàng.
Xí nghiệp được Đảng, nhà nước, các Bộ, các Ngành tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương các loại về các lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.1.1.2 Tình hình thị trường
Thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, quyết định tốc độ tiêu thu, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.3 Tiềm năng dịch vụ Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh – Công ty xăng dầu B12 là một đơn vị bán lẻ xăng dầu lớn nhất trải rộng trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Xí nghiệp có trên 50 cửa hàng bán xăng dầu, Xí nghiệp đã đầu tư vào xây dựng mới nhiều kho hàng, bể chứa xăng dầu cỡ lớn để làm nắng đọng xăng dầu trước khi bơm đưa bán ra thịư23fdq trường và đầu tư toàn bộ xe sitec loại 21m3 thay thế cho xe cũ chỉ vận chuyển tối đa được 14m3, toàn bộ cửa hàng bán xăng dầu đã sửa chữa, nâng cấp mới và mỗi cửa hàng có 2 điểm bán là điểm bán buôn, điểm bán lẻ và có một cửa hàng trưởng phụ trách. Toàn bộ phương tiện vận chuyển xăng dầu được lắp đặt thiết bị GPS giám sát hành trình vận chuyển xăng dầu và được cặp kẹp chì lắp téc chứa, hàng hóa trước khi vận chuyển từ bể chứa tới điểm bán hàng đã được theo dõi đúng quy trình tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa theo quy định của ngành và đơn vị quản lý là Công ty xăng dầu B12.
2.1.2 Khái quát về Công ty Xăng dầu B12 – Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh
- Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh
- Địa chỉ giao dịch: Khu 1 phường Bãi Cháy thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
- Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước
- Giấy phép đăng ký dinh doanh: Số 104990 ngày 26/9/1993
- Ngày hoạt động : 26/9/1993
- Đăng ký và quản lý: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
- Mã số thuế: 5700101690-003
- Giám đốc điều hành: Vũ Văn Cần
- Tài khoản giao dịch: 00141000845585
- Ngân hàng: Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Quảng Ninh
- Ngành nghề kinh doanh: Xí nghiệp kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là xăng, dầu DO, dầu nhờn mỡ máy, ga hóa lỏng và sơn
- Thị trường: Toàn bộ khu vực phía bắc, thị trường chính trong tỉnh Quảng Ninh
- Đơn vị chủ quản: Công ty xăng dầu B12
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Quá trình hình thành
Vào những năm cuối của thập kỷ 60 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang vào thời kỳ ác liệt. Trước những yêu cầu cấp bách, ngày 27 tháng 8 năm 1968 Thủ tướng chính phủ đã ký văn bản số 88/TTG phê duyệt thiết kế, thi công xây dựng công trình đường ống dẫn xăng dầu có mật danh “Công trình thủy lợi B12”.
Ngày 27/06/1973 kho xăng dầu K130 được thành lập cùng sự ra đời của Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh (nay là Công ty xăng dầu B12) theo QĐ số 351/VT-QĐ của Bộ Vật tư (cũ) và chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 01/07/1973 Giai đoạn (1976-1987) được sự giúp đỡ của Liên Xô, kho K130 được xây dựng, cải tạo và mở rộng.
Quá trình phát triển
Giai đoạn (1983/1987) Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh được sát nhập vào Công ty xăng dầu khu vực III. Kho K130 cùng với kho Cảng, Cửa hàng xăng dầu T10, đội xe vận tải và các Cửa hàng xăng dầu khu vực Miền Đông Quảng Ninh hợp thành Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh. Trong quá trình đổi mới và phát triển, quyết định quan trọng của Bộ Vật tư và Tổng công ty xăng dầu là tái thành lập Công ty xăng dầu B12 trực thuộc Tổng công ty xăng dầu theo quyết định số 78/VT – QĐ ngày 09/03/1987 của Bộ Vật tư, với mô hình chức năng nhiệm vụ mới. Kho K130 trực thuộc Công ty xăng dầu B12.
Giai đoạn 1988 đến năm 1992, do sự phát triển và mở rộng kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và theo đề nghị của Công ty xăng dầu B12 ngày 27/02/1992 Tổng giám đốc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã ký quyết định số 46/XD-QĐ nâng cấp kho K130 thành Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh và ngày 28/03/1992 Giám đốc Công ty xăng dầu B12 đã ban hành Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Xí nghiệp gồm 04 phòng nghiệp vụ, 03 đội, 07 tổ sản xuất, 05 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc: Tổng số lao động là 212 người. Xí nghiệp chính thức hoạt động theo mô hình mới từ ngày 01/04/1992.
Đặc biệt trong giai đoạn (1994-1999), thực hiện chủ trương đổi mới và chủ trương hiện đại hóa của ngành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy Hạ Long, Công ty xăng dầu B12, Đảng ủy và Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu ứng dụng tiến kỹ thuật và công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất kinh doanh nên giảm được cường độ lao động, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, cải tạo môi trường và vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên; Khai thác tốt mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu chính của Xí nghiệp là sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đơn vị đảm bảo tuyệt đối an toàn. Theo định hướng của Công ty, Xí nghiệp cũng đề ra nhiều biện pháp, phương án kinh doanh phù hợp cơ chế thị trường. Từ ngày 01/01/1998 Công ty quyết định chuyển cửa hàng xăng dầu T10 về Xí nghiệp. Từ đó, bến xuất xăng dầu đường bộ, kho Gas và dầu mỡ nhờn đã tập trung về một mối. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Giai đoạn (2000 – 2008), thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là đơn vị đầu mỗi tiếp nhận, tồn chứa và bơm chuyển xăng dầu lớn nhất của Công ty xăng dầu B12. Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh tổ chức tiếp nhận, bơm chuyển, trực tiếp xuất bán và cung ứng kịp thời xăng dầu cho các đơn vị trong Công ty, giữ vai trò chủ đạo của đơn vị đầu mối trên tuyến ống xăng dầu B12, đảm bảo các nhu cầu về xăng dầu cho phát triển kinh tế – xã hội, an ninh Quốc phòng và dự trữ Quốc gia đối với các tỉnh Miền bắc.
Giai đoạn 2009 đến nay: Để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường, ngày 01/01/2009 Công ty đã cấu trúc lại mô hình tổ chức và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Công ty sát nhập một số bộ phận của Xí nghiệp, để thành lập Xí nghiệp kho vận xăng dầu K130, đồng thời chuyển giao 20 cửa hàng bán lẻ thuộc Công ty cho xí nghiệp quản lý đã thay đổi về hình tái tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp đã có sự thay đổi, gồm: Ban giám đốc, 04 phòng nghiệp vụ, Đội xe sitec, trung tâm kinh doanh dầu mỡ nhờn và hệ thống 39 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu, với tổng số 360 lao động toàn Xí nghiệp.
Từ ngày 01/01/2009 đến nay mô hình tổ chức của Xí nghiệp cũng đã có sự điều chỉnh thay đổi theo quyết định của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam và Công ty xăng dầu B12: ngày 01/10/2009 Tổng Công ty đã có quyết định điều chuyển Đội xe thuộc Xí nghiệp về Công ty cổ phần vận tải Xăng dầu Petalico Hà Nội. Tháng 01/ 2010 Xí nghiệp đã bàn giao 02 cửa hàng bán lẻ Xăng dầu trên biển về Cảng dầu B12. Do vậy từ tháng 01/2010 nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là kinh doanh bán buôn trực tiếp, bán tổng đại lý và bán đại lý, bán lẻ xăng dầu và kinh doanh các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ tháng 07/2010, Xí nghiệp đã thực hiện chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp TNHH một thành viên theo quyết định của Tổng công ty.
Trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh cho đến hôm nay Xí nghiệp đã và đang khẳng định vị thế và năng lực của mình “nguồn hàng ổn định, uy tín về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính đa dạng trong chiến lược kinh doanh để đáp ứng kịp thời những nhu cầu tốt nhất cho khách hàng”. Xí nghiệp được Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen, huân, huy chương các loại…về các lĩnh vực hoạt động và sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp cũng là một trong những nơi đào tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo của công ty, Tập đoàn phấn đấu trưởng thành, là những tấm gương sáng trong cuộc sống, lao động, học tập và công tác của ngành. Tập thể Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh đã góp phần không nhỏ vào thành tích chung trên con đường xây dựng, phát triển 45 năm của Công ty xăng dầu B12.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Ban giám đốc
Giám đốc Xí nghiệp: Là người lãnh đạo toàn bộ các mặt hoạt động trong toàn Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, trước pháp luật về mọi công tác hoạt động của Xí nghiệp.
Phó Giám đốc Kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác tiếp nhận, dự trữ, bảo quản bơm chuyển, kinh doanh hàng hóa phù hợp với nhiệm vụ của Công ty giao, bảo đảm an toàn và kinh doanh có hiệu quả.
Phó giám đốc kỹ thuật: Làngười giúp việc cho Giám đốc phụ trách toàn bộ công tác kỹ thuật, vật tư xây dựng cơ bản. Nghiên cứu khai thác có hiệu quả các máy móc, thiết bị công nghệ hiện có, xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật để đảm bảo an toàn sản xuất và phòng chống cháy nổ.
Các phòng ban
Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp ra các văn bản quyết định, xây dựng nội quy, quy chế lao động, tiền lương, tổ chức quản lý nhân sự và giải quyết các vấn đề về chính sách, xã hội của người lao động trong Xí nghiệp.
Phòng kinh doanh: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, nắm bắt tình hình thực tế của thị trường, soạn thảo ký kết các hợp đồng kinh tế. Tham gia mọi hoạt động trong công tác quản lý hàng hóa, tổ chức bán hàng, làm tốt công tác thống kê, đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị qua từng thời kỳ để Giám đốc có những quyết định phù hợp trong chiến lược kinh doanh chung.
Phòng Kế toán Tài chính: Tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp trong việc hạch toán kế toán, doanh thu, chi phí, lãi lỗ của Xí nghiệp. Quản lý tài sản, hàng hóa, vốn bằng tiền của Xí nghiệp; duy trì công tác tài chính, bảo toàn và phát triển vốn.
Phòng quản lý kỹ thuật vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp quản lý về mặt kỹ thuật giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành điều độ theo mục tiêu đã đặt ra, tìm kiếm thị trường mua sắm vật tư kỹ thuật, đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại thời gian để cung ứng cho việc sản xuất kinh doanh được diển ra liên tục, nhịp nhàng đúng kế hoạch.
Các đội, bến xuất xăng dầu đường bộ, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trung tâm DMN, kho K130 trực thuộc Xí nghiệp và các tổ trực thuộc kho K130
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh
2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 – Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2016 – 2018
Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là đơn vị kinh doanh xăng dầu, thực hiện phân cấp quản lý của Công ty xăng dầu B12. Xí nghiệp được tự chủ sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán độc lập trong nội bộ Xí nghiệp, quan tâm đến công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm phát huy nội lực để khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có, đầu tư cho việc cải tạo nâng cấp, hiện đại hóa, tự động hóa cơ sở vật chất. Đến nay Xí nghiệp đã đầu tư sửa chữa và xây mới tổng số 52 cửa hàng bán xăng dầu, xây mới được 5 bể chứa xăng dầu với tổng sức chứa trên 300.000 m3, đầu tư lắp đặt hệ thống cột bơm bán xăng dầu hiện đại và trên 20 xe ô tô sitec với dung tích 21m3 để tiếp nhận, vận chuyển xăng dầu phục vụ cho quá trình kinh doanh của Xí nghiệp.
Xí nghiệp đã đưa tin học vào sản xuất kinh doanh, thực hiện thành công chương trình tự động hóa khâu xuất bán xăng dầu từ khâu bán hàng đến lập hóa đơn chứng từ bằng hệ thống tự động hóa điện tử.
2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh
2.2.1. Doanh thu Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
2.2.1.1. Phân tích số liệu doanh thu theo từng loại hình kinh doanh
Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh có những loại hình kinh doanh gồm:
- Kinh doanh các mặt hàng xăng dầu
- Kinh doanh dầu mỡ nhờn
- Kinh doanh sản phẩm sơn petrolimex
- Kinh doanh nước tẩy rửa Jana
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến xăng dầu
Bảng số 2.1. Sản lượng và doanh thu các loại hình kinh doanh trong 3 năm
Theo thống kê, sản lượng kinh doanh dầu mỡ nhờn và các dịch vụ khác rất nhỏ so với kinh doanh xăng dầu, chiếm khoảng 5% doanh thu hàng năm, nên những sản phẩm phụ và dịch vụ hầu như không có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận không đáng kể. Luận văn tập trung vào phân tích số liệu kinh doanh chính là kinh doanh xăng dầu.
Căn cứ vào bảng 2.1 ta thấy doanh thu các loại hình kinh doanh xăng dầu năm 2017 so với năm 2016 đạt mức tăng trưởng cao. Doanh thu năm 2017 đạt 3.310.682 triệu đồng bằng 108% so với doanh thu năm 2016, tăng 239.971 triệu đồng. Doanh thu các loại hình kinh doanh xăng dầu năm 2018 đạt 4.140.866 triệu đồng và tăng 125% so với năm 2017. Theo thống kê, giá xăng dầu trong nước năm 2018 tiếp tục tăng trong khi sản lượng xuất bán tăng không đáng kể.
Sản lượng bán buôn qua các đại lý giảm mạnh nhất là trong năm 2018, lý do là nhờ việc điều chỉnh giá xăng dầu đã được điều chỉnh linh hoạt và có chính sách chiết khấu cho các đại lý cao hơn nên một số khách hàng bán đại lý chuyển sang mua xăng dầu của các đầu mối khác, do tình hình suy thoái kinh tế nhất là các đơn vị trong Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam nên nhu cầu xăng dầu trong nước giảm mạnh, kéo theo sản lượng thiêu thụ của các đại lý cũng giảm theo.
2.2.1.2 Phân tích số liệu doanh thu theo từng loại hàng hóa
Bảng 2.2. Số liệu doanh thu bán hàng theo từng loại hàng hóa
Theo số liệu tại bảng 2.2 trong các năm 2016 đến 2018, doanh thu các
mặt hàng xăng dầu, dầu mỡ nhờn và dầu Ma zút tăng tương đối ổn định, với mức tăng trưởng trên chủ yếu là do tăng giá bán. Doanh thu mặt xăng năm 2016 là 978.587 triệu đồng, năm 2017 là 1.015.321 triệu đồng và tăng 103,8% so với năm 2016 và năm 2018 thực hiện là 1.015.321 triệu đồng tăng 113,3% so với năm 2017, nguyên nhân giá xăng năm 2017 và đầu năm 2018 tăng mạnh so với năm 2016. Tương ứng mặt hàng dầu Diezen năm 2017 là 2.247.530 triệu đồng, năm 2018 thực hiện là 2.935.422 triệu đồng tăng 687.892 triệu đồng và tăng 130,6%, mức tăng chủ yếu ở bộ phận bán lẻ ở các cửa hàng đại lý. Còn dầu nhờn mỡ máy và dầu Mazut cũng tăng đều chủ yếu là do tăng giá.
2.2.2 Chi phí sản xuất kinh doanh Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Để thống kê chi phí sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh đối với từng loại hình bán hàng, hàng năm Xí nghiệp đều thống kê theo dõi từng khoản mục chi phí của từng đơn vị bán hàng theo bảng 2.3 dưới đây là số liệu chi tiết chi phí kinh doanh trong các năm 2016 năm 2017 và năm 2018 đối với từng loại hình kinh doanh xăng dầu:
Bảng 2.3 Chi phí kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh
Theo số liệu các năm 2016. 2017, 2018 tại Bảng 2.3 ta thấy các bộ phận kinh doanh của Xí nghiệp chủ yếu nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cho nên bộ phận bán hàng của thương nhân phân phối (TNPP) và thương nhân nhượng quyền(TNNQ) có mức chi phí tương đối thấpnăm 2016 là 272 đồng/lít, bộ phận bán buôn chi phí cao hơn một ít năm 2016 là 279 đồng/lít, riêng bộ phận bán lẻ chi chí khá cao năm 2016 là 282 đồng/lít. Cụ thể các loại chi phí như sau:
- Chi phí cho người lao động của các cửa hàng bán lẻ cao hơn 10 đồng/lít tương ứng tăng 9,52% so với các bộ phận bán hàng khác. Nguyên nhân do công tác phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ chủ yếu nằm ở các khu vực xa trung tâm hoặc không nằm trên các trục đường giao thông chính, còn các trục đường chính và các khu trung tâm đều thuộc các đối tác khác nên nhiều cửa hàng bán lẻ có sản lượng bán ra thấp, trong khi nhân lực của các cửa hàng theo biên chế tối thiểu vẫn là 6 người nên sản lượng bán hàng bình quân theo đầu người thấp. chính vì vậy mà chi phí nhân công cao.
- Chi phí khấu hao cao, nguyên nhân do các cửa hàng đầu tư tại các địa phương chi phí xây dựng và lắp trang thiết bị thường tương đương nhau, do vậy nếu sản lượng bán hàng thấp thì chi phí khấu hao trên mỗi lít hàng sẽ cao.
- Chi phí sửa chữa: thường xuyên các cửa hàng bán lẻ hàng năm đều phải nâng cấp, sửa chữa lại tạo ra diện mạo sang trang hơn để cạnh tranh với các cửa hàng của các hãng xăng dầu khác, nên chi phí không lớn nhưng vẫn phải cải tạo nâng cấp, do vậy nếu cửa hàng bán với sản lượng thấp thì chi phí sửa chữa cho mỗi lít xăng dầu sẽ cao hơn.
- Chi phí vận chuyển: Bộ phận bán buôn trực tiếp và bộ phận bán hàng nhượng quyền phân phối, chi phí vận chuyển qua các năm thường cao hơn bộ phận của các cửa hàng bán lẻ, mức tăng bình quân qua các năm là 4 đồng/lít, tương ứng 5,7%. Nguyên nhân, Bán hàng theo hình thức bán buôn ký theo hợp đồng thỏa thận giữa hai đơn vị, là giao hàng tới tận kho của khách hàng gọi là (bể chứa xăng dầu), Do vậy có những khách hàng gọi hàng với số lượng ít thì Xí nghiệp cũng phải bỏ ra một chuyến xe để vận chuyển và ngược lại có khách hàng mua theo từng xe nhưng địa điểm sản xuất lại xa trung tâm hoặc đường đi đèo dóc khó khăn nên chi phí vận chuyển cao hơn.
Các chi phí khác: Do sản lượng bán ra thấp, trong khi đó bộ máy quản lý của Xí nghiệp vẫn còn kồng kềnh, chồng chéo, bộ phận nhân viên phục vụ còn cao dẫn đến chi cho các chi phí này không hề nhỏ gần 50 đồng/lít, chiếm tỷ lệ trên 16% đổng/lít.
2.2.3 Lợi nhuận
Bảng 2.4 cho thấy, doanh thu hàng năm từ năm 2016 đến 2018 có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước(năm 2017 so với năm 2016 tăng 107% và năm 2018 so với năm 2017 tăng 125 %, tuy nhiên lượng tăng chủ yếu là do tăng giá bán còn sản lượng bán hàng tăng nhiều vào năm 2018, còn sản lượng xuất bán năm 2017 tăng không nhiều.
Về giá vốn hàng bán, do tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chính phủ vẫn điều hành giá bán xăng dầu theo hướng tích cực, hạn chế tăng giá và đã chỉ đạo quyết liệt việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu để tránh làm gia tăng lạm phát làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác và đời sống của người dân. Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu ngày càng tăng, năm 2016 giá vốn chiếm tỷ lệ 94,9% doanh thu, năm 2017 giá vốn chiếm tỷ lệ tương ứng năm 2016, còn đến năm 2018 giá vốn chiếm tới 95,4% doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp năm 2016 là 5,08 % năm 2017 tăng không đáng kể 5,16 và giảm mạnh trong năm 2018 chỉ còn 4,58% giảm 0,58% so với năm 2017. Điều này gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu do chi phí vốn tăng cao. lợi nhuận trước thuế năm 2016 chiếm tỷ lệ 1,4% doanh thu, năm 2017 tăng lên 1,9 và năm 2018 do liên tục tăng giá liên tiếp vào những tháng cuối năm do đó giảm chỉ còn 1,7% doanh thu.
2.2.4 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả lao động Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Qua thống kê năm 2018, năng suất lao động tại các cửa hàng bán lẻ của Xí nghiệp cho thấy, năng suất lao động tại một số bộ phận còn thấp hơn mức bình quân toàn Công ty, theo số liệu thống kê của Công ty xăng dầu B12.
Số liệu tại bảng 2.5 cho thấy năng suất bán lẻ của các cửa hàng được phân theo vùng chưa cao, Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh cần có những biện pháp trong quản lý để phát huy tối đa lực lượng lao động sẵn có, để nâng cao năng suất lao động, nhất là các cửa hàng bán lẻ nằm rải rác xa trung tâm.
Bảng số 2.5. Năng suất bán lẻ năm 2018 của các cửa hàng
Năng suất lao động bán lẻ các cửa hàng phân theo vùng
Hiệu quả sử dụng lao động tại các cửa hàng bán lẻ của Xí nghiệp cho thấy, năng suất lao động tại một số điểm còn thấp hơn mức bình quân. Theo số liệu báo cáo thống kê của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh trong năm 2018, năng suất bình quân của các cửa hàng bán lẻ khu vực phía đông của tỉnh đạt 18,4 m3/ người/ tháng, tại các cửa hàng ở trung tâm như: thành phổ Cẩm Phả, thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí đạt năng suất từ 52 cho đến 58,7 m3/ người/ tháng.
Thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng lao động tại các điểm bán hàng lẻ chưa cao so với các điểm bán lẻ tại trung tâm trong thành phố trực thuộc tỉnh. Xí nghiệp cần nghiên cứu đưa ra những giải pháp quản lý để phát huy tối đa lực lượng sẵn có, nâng cao năng suất lao động.
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 – Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh
2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của Công ty Xăng dầu B12 – Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh
Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh với vai trò là một Xí nghiệp cấp nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Công ty xăng dầu B12 (Petrolimex) và của các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo đủ nguồn xăng dầu phục vụ liên tục trong mọi điều kiện, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa, nhu cầu của các hộ sản xuất trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Công ty xăng dầu B12 là đơn vị đầu mối nhập khẩu, tồn chứa xăng dầu chính để tạo nguồn cung ứng cho các Công ty tuyến sau. Vì vậy hiệu quả kinh tế xã hội của Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là phải cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn xăng dầu phục vụ cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong mọi trường hợp góp phần đảm bảo bình ổn giá theo giá đã được niêm yết tại các cửa hàng bán xăng dầu để tránh được đầu cơ tích trữ hàng của các Công ty tư nhân kinh doanh xăng dầu nhỏ lẻ.
2.3.1.1 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Như vậy: Tổng tài sản năm 2018 là 141.928 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp năm 2018 là 55.727 triệu đồng đạt 39%. Với tỷ lệ 39% có nghĩa là Xí nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ số càng cao thì Xí nghiệp kinh doanh càng hiệu quả, việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập cho Xí nghiệp
2.3.1.2. Thu nhập bình quân người lao động
Bảng số 2.6. Thu nhập của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh trong 3 năm
Phân tích bảng số 2.6 (thu nhập bình quân người lao động của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh) ta thấy:
Tổng quỹ lương năm 2017 so với năm 2016 tăng 109%, năm 2018 là 5.383 triệu đồng, năm 2017 là 7.381 triệu đồng so với năm 2017 tăng 108%. Như vậy, Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh đã tìm ra hướng đi đứng đắn, tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, kinh doanh có lãi năm sau cao hơn năm trước. Do vậy thu nhập bình quân của người lao động năm 2018 đạt 20.96 triệu đồng/ người/ tháng.
2.3.2. Đánh giá hiệu quả tài chính
Để nắm bắt được chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh, hàng năm Xí nghiệp phải thống kê theo dõi từng khoản chi phí để lập kế hoạch giao cho các đơn vị phòng ban thực hiện. Căn cứ vào bảng chi phí kinh doanh của Xí nghiệp trong các năm 2016, 2017, 2018 đối với các loại chi phí sau:
2.3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng số 2.7. Một số chỉ phản ánh về vốn và hiệu qủa sử dụng vốn
Với số vốn chủ sở hữu hiện tại 10.725 triệu đồng là rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu vốn để phát triển kinh doanh của Xí nghiệp. Muốn có vốn đầu tư phát triển kinh doanh Xí nghiệp buộc phải vay thêm vốn ngân hàng và như vậy dẫn đến chi phí tài chính tăng làm cho Xí nghiệp càng thêm khó khăn. Điều này đặt ra yêu cầu Xí nghiệp cần tìm những giải pháp phù hợp bằng cách đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ, tăng vòng quay vốn, giảm chi phí lãi vay để nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Xí nghiệp.
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Theo bảng số 2.4 ta thấy Lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 59.266 triệu đồng bằng 1,93% so với doanh thu, năm 2017 là 63.659 triệu đồng bằng 1,92% và năm 2018 là 69.659 triệu đồng bằng 1,68%. Như vậy hiệu quả sử dụng tài sản của Xí nghiệp còn thấp, trong năm 2017 và năm 2018 Xí nghiệp đã đầu tư thêm xe sitec vận chuyển xăng dầu thay thế cho xe cũ với dung tích thấp và nâng cấp hệ thống bán hàng theo công nghệ hiện đại, tiên tiến để cạnh tranh với các Công ty cùng buôn bán xăng dầu trên cùng một địa bàn.
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng tài sản trong 3 năm
Bảng 2.9: Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong Xí nghiệp
ROI : 100 đồng vốn đầu tư thì năm 2016 thu được 37 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2017 thu được 50 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2018 thu được 53 đồng lợi nhuận trước thuế. Chứng tỏ khả năng sinh lời vốn đầu tư là cao đối với Xí nghiệp
ROE : Nếu 100 đồng vốn chủ sở hữu đem vào kinh doanh thì đem lại 512 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2016, năm 2017 đem lại 550 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2018 đem lại 519 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào các chỉ tiêu thì năm 2017 Xí nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhất.
ROA : 100 đồng tài sản đầu tư vào kinh doanh thì thu được 27 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2016, năm 2017 thu được 37 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2018 thu về 39 đồng lợi nhuận sau thuế. Thông qua các chỉ tiêu ta thấy ROA tăng đều qua các năm chứng tỏ Xí nghiệp kinh doanh hiệu quả
ROS: Trong 100 đồng doanh thu thì năm 2016 chỉ có 1,49 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2017 chỉ có 1,51đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2018 thì chỉ có 1,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ công tác quản lý chi phí chưa tốt. Do đó để tăng khả năng sinh lời cho Doanh nghiệp, ngoài việc tăng doanh số bán hàng doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ đồng tiền ra, vào trong hoạt động kinh doanh, cắt bỏ chi phí không cần thiết. Xây dựng kế hoạch sử dụng và quản lý chi phí hợp lý để nâng cao hoạt quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.2.3. Sức sinh lời của doanh thu thuần
Bảng số 2.10 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Căn cứ vào bảng 2.9 ta thấy, năm 2016 lợi nhuận sau thuế là 47.413 triệu đồng, doanh thu đạt được 3.177.484 triệu đồng. Như vậy, cứ 100 đồng doanh thu thì năm 2016 chỉ có 1,49 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2017 chỉ có 1,51đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2018 thì chỉ có 1,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ công tác quản lý chi phí chưa tốt.
Năm 2016 lợi nhuận sau thuế là 47.413 triệu đồng, tổng chi phí là 3.118.218 triệu đồng, như vậy cứ 100 đồng chi phí cho kinh doanh thì năm 2016 thu về 1,52 đồng lợi nhuận sau thuế, tương tự năm 2017 thu về được 1,54 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng năm 2018 chỉ thu về được 1,34 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2016 và năm 2017, chứng tổ Xí nghiệp chưa hoàn thành tốt công tác quản lý tài chính. Xí nghiệp cần phải thắt chặt công tác quản lý đồng tiền ra vào trong hoạt động kinh doanh, cắt bỏ chi phí không cần thiết. Xây dựng kế hoạch sử dụng và quản lý chi phí hợp lý để nâng cao hoạt quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh xem xét biểu số 2.3.4 ta thấy:
- Chi phí giá vốn hàng bán năm 2016 là 2.914.711 triệu đồng, năm 2017 là 3.139.894 triệu đồng tăng 108% so với cùng kỳ và chiếm 95% của tổng doanh thu năm ( 914.7113.070.711) và năm 2018 là 3.951.063 tăng 125% so với năm 2017. Mức tăng chi phí về giá vốn tương ứng với tăng tỷ lệ doanh thu.
- Xí nghiệp không sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, khoản chi phí này chi thực hiện cấp trên là cấp trên là Công ty xăng dầu B12, Xí nghiệp các khoản chi phí tập hợp vào tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”.
- Chi phí bán hàng năm 2016 là 109.761 triệu đồng, năm 2017 là 121.766 triệu đồng tăng 111% so với cùng kỳ, năm 2018 chi phí là 140.705 tăng 116% so với năm 2017 và chiếm tỷ lệ 3,67% so với doanh thu, năm 2018 là 3,39% (705140.821), như vậy Xí nghiệp năm 2018 đã tiết kiệm được chi phí là 0,28% tương đương số tiền tiết kiệm được 393 triệu đồng.
Bảng số 2.11. Chi phí kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm
Chi phí lãi vay ngân hàng năm 2016 chi trả lãi vay là 4.245 triệu đồng năm 2017 là 5.228 triệu đồng tăng 983 triệu đồng tăng 123% và năm 2018 là chi hết 6.028 triệu đồng tăng 115% là vì năm 2017 tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn, số dư công nợ còn ở mức cao do đó việc kinh doanh của Xí nghiệp bị thiếu vốn phải vay thêm vốn nên chi phí lãi vay năm 2017 chiếm tỷ lệ 0,15% so với doanh thu.
Chi phí khác là chi mua phần mềm quản lý mạng lưới bán hàng của tất cả các cửa hàng trong toàn Xí nghiệp, chi phí sửa chữa tài sản chờ thanh lý. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Bảng.2.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 2016, 2017 và 2018
ROI : 100 đồng vốn đầu tư thì năm 2016 thu được 37 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2017 thu được 50 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2018 thu được 53 đồng lợi nhuận trước thuế. Chứng tỏ khả năng sinh lời vốn đầu tư là cao đối với Xí nghiệp
ROE : Nếu 100 đồng vốn chủ sở hữu đem vào kinh doanh thì đem lại 512 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2016, năm 2017 đem lại 550 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2018 đem lại 519 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào các chỉ tiêu thì năm 2017 Xí nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhất.
ROA : 100 đồng tài sản đầu tư vào kinh doanh thì thu được 27 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2016, năm 2017 thu được 37 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2018 thu về 39 đồng lợi nhuận sau thuế. Thông qua các chỉ tiêu ta thấy ROA tăng đều qua các năm chứng tỏ Xí nghiệp kinh doanh hiệu quả
ROS: Trong 100 đồng doanh thu thì năm 2016 chỉ có 1,49 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2017 chỉ có 1,51đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2018 thì chỉ có 1,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ công tác quản lý chi phí chưa tốt. Do đó để tăng khả năng sinh lời cho Doanh nghiệp, ngoài việc tăng doanh số bán hàng doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ đồng tiền ra, vào trong hoạt động kinh doanh, cắt bỏ chi phí không cần thiết. Xây dựng kế hoạch sử dụng và quản lý chi phí hợp lý để nâng cao hoạt quả kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Bảng số 2.13. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả lao động
Năng suất lao động năm 2017 so với năm 2016 giảm không đáng kể. Năm 2018 so với năm 2017 tăng lên, cho thấy Xí nghiệp đã có sự phục hồi về năng suất lao động.
Hiệu suất lao động năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lao động
Nhưng hiệu quả lao động lại giảm nhẹ theo từng năm chứng tỏ hiệu quả lao động bị giảm. Xí nghiệp cần đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng này.
Số lượng lao động từ năm 2016 đến năm 2018, do lượng lao động các năm tăng không đáng kể, từ 332 người (năm 2016) đến năm 2018 là (352 người), trong khi đó doanh thu của các năm tăng rõ rệt, một lao động đã tạo ra số doanh thu ngày càng cao. Xí nghiệp cần có những giải pháp để cạnh tranh tăng doanh số bán hàng ở những vùng miền núi và ngoài biển.
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
2.4.1. Các nhân tố bên ngoài Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Môi trường kinh tế bên ngoài bao gồm các nhân tố như: Môi trường kinh tế vĩ mô, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, thị trường, pháp luật, tập quán, mức thu nhập bình quân dân cư.
- Môi trường kinh tế vĩ mô: Là những cơ hội và thách thức khác nhau đối với từng doanh nghiệp và các ngành khác nhau có ảnh hưởng đến các chiến lược của doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị và pháp luật: Là hệ thống đường lối chính sách pháp luật, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
- Lãi suất của các nguồn vốn: Đó là một trong những yếu tố quan trọng để chính phủ điều tiết thị trường tiền tệ và khuyến khích đầu tư.
- Mức độ lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đên sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
- Hệ thống thuế và mức thuế: Thuế là khoản thu để nhà nước điều tiết nền kinh tế và là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhằm duy trì các hoạt động công cộng, an sinh xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên mức thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, tác động đến giá bán của các mặt hàng và thu nhập của doanh nghiệp.
2.4.1.1. Về đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh gồm đối thủ cạnh tranh sơ cấp ( tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất ) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp ( sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có khả năng thay thế ). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp chỉ có thể tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, có chế độ khuyến khích bán hàng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ. Tổ chức lại bộ máy hoạt động, tăng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã…Từ đó đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tạo ra động lực phát triển chung của toàn xã hội. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là đơn vị kinh doanh mặt hàng mang tính chiến lược gần như độc quyền, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Tại thời điểm năm 2018 cả nước có 29 doanh nghiệp đầu mối được phép nhập khẩu xăng dầu đó là:
- Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
- Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec)
- Tổng Công ty dầu Việt Nam (Pvoil)
- Công ty hóa dầu Quân Đội ( Mipec)
- Công ty hóa lọc dầu Việt Nam (Nam Việt Oil)
- Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex
- Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ
- Công ty xăng dầu hảng hải Việt Nam
- Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp
- Công ty TNHH Điện Lực Hiệp Phước
- Công ty cổ phần xăng dầu hàng không (Vinapco)
- Công ty TNHH MTV dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn Petro)
- Tổng Công ty xăng dầu Quân đội
- Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương
- Công ty cổ phần xăng dầu và dịch vụ Hàng Hải STS
- Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu
- Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu vật tư giao thông
- Công ty cổ phần Dương Đông – Hòa Phú
- Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Long Hưng
- Công ty cổ phần nhiên liệu hàng không Hoàn Mỹ
2.4.1.2. Nhân tố về kinh tế Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nhân tố kinh tế chính là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả như ta mong muốn. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá quá trình kinh doanh của Xí nghiệp. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trên cơ sở so sánh lợi nhuận đạt được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của Xí nghiệp. Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu, đó là khai thác các nguồn lực trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế của Xí nghiệp theo từng thời gian.
2.4.1.3. Nhân tố về pháp luật
Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là đơn vị kinh doanh các mặt hàng mang tính chiến lược, giá cả thường xuyên thay đổi theo quy định của nhà nước. Để thực hiện pháp luật trong kinh doanh đòi hỏi Xí nghiệp phải có những quy chế, chế tài để làm cơ sở cho các đơn vị, phòng ban thực hiện, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước như các loại thuế, môi trường, bảo hiểm cho người lao động với đời sống xã hội.
2.4.1.4. Nhân tố về khoa học – công nghệ Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Đưa khoa học tiên tiến vào kinh doanh theo lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc tế để cải thiện công tác kinh doanh nâng cao chất lượng dịch vụ. Năm 2018 Xí nghiệp đã đầu tư mở rộng việc duy trì mô hình quản lý 5S và quy trình bán hàng 5 bước, ban đầu đã được các ngành, các cấp đồng tình ủng hộ. Việc bán hàng theo mô hình này cải thiện rõ rệt về năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động và sự phát triển của Xí nghiệp được bền vững hơn.
2.4.1.5. Nhân tố về văn hoá – xã hội
Trong công tác kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh, với vai trò kinh doanh trải rộng trong toàn tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận, với số lượng trên 50 điểm bán hàng yếu tố về văn hóa, văn minh phục vụ là hết sức cần thiết, trong kinh doanh cần nhất là văn hóa ứng xử một cách văn minh thân thiện, một hình ảnh uy tín tốt về Xí nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng, giá cả… thu hút sự quan tâm của khách hàng sử dụng sản phẩm của Xí nghiệp và là cơ hội để mở rộng các mối quan hệ trong xã hội, với các doanh nghiệp, mối quan hệ sâu rộng nó sẽ giúp cho Xí nghiệp nhiều cơ hội và có nhiều sự lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ngành xăng dầu vẫn đang kinh doanh trong điều kiện có sự điều hành về giá bán của nhà nước, Xí nghiệp kinh doanh xuất bán đại lý, tổng đại lý được hưởng thù lao hoa hồng.
2.4.1.6. Nhân tố về tự nhiên
Nhân tố về tự nhiên tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Để chủ động đối phó với tác dụng của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích dự báo và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.
Để đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích dự báo biến động của từng yếu tố, để đưa ra các giải pháp, chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể, nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, giảm thiểu nguy cơ bị đe dọa. Khi phân tích dự báo sự biến động đến các yếu tố kinh tế để đưa ra kết luận đúng đắn, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng của các số liệu chính xác, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng của các số liệu tổng hợp kỳ trước và các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu mà dự báo cho mình để giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh
2.4.2. Các nhân tố bên trong Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp như:
- Yếu tố về vốn: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của Xí nghiệp thông qua nguồn vốn mà Xí nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng đầu tư vào các lĩnh vực như hàng hóa, kho tàng, trang thiết bị… để tạo ra hiệu quả trong kinh doanh. Yếu tố vốn quyết định đến quy mô, cơ hội có thể khai thác và phát huy các lợi thế của Xí nghiệp.
- Về con người: Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đem lại thành công. Máy móc thiết bị cũng do con người chế tạo ra phù hợp với trình độ kỹ thuật. trình độ tổ chức, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra kỹ thuật mới tiên tiến để đưa vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho Xí nghiệp. Lực lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác và tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp.
- Về quản lý: Tạo cho Xí nghiệp hướng đi đứng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Đó là một nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của Xí nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo phải tâm huyết bằng phẩm chất và tài năng của mình vai trò ảnh hưởng đến sự thành đạt của Xí nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý Xí nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp.
- Về xử lý thông tin: Để đạt được hiệu quả kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế và trong nước ngày càng gay gắt. Xí nghiệp cần các thông tin chính xác về cung cầu của thị trường hàng hóa, công nghệ kỹ thuật, đối tác mua, đối thủ cạnh tranh, các thay đổi chính sách của nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngành. Trong kinh doanh ta cần hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh thì mới có thể đấu tranh thắng lợi, có chính sách phát triển, mối quan hệ hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm thành công để nắm được thông tin cần thiết xử lý kịp thời những thông tin đó là cơ sở vững chắc để Xí nghiệp xác định phương hướng kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
2.4.2.1. Nhân tố về sản phẩm dịch vụ Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Kinh doanh xăng dầu là một ngành tương đối đặc thù, nó đòi hỏi Xí nghiệp tham gia phải có cơ sở vật chất từ cầu cảng đến kho bể chứa, phương tiện vận chuyển xăng dầu cho đến các cửa hàng bán lẻ và đến kho bể của khách hàng bán buôn. Phải tuân thủ theo đúng quy trình tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa lưu thông.
Ngoài ra Xí nghiệp còn phải tuân thủ quy định điều kiện rất nghiêm ngặt về đảm bảo an toàn môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ. Chính vì vậy chi phí đầu tư cho công tác này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong chi phí đầu tư và hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
2.4.2.2. Nhân tố về công nghệ – kỹ thuật
Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh thường xuyên quan tâm đến đổi mới mô hình tổ chức kinh doanh, thực hiện phân cấp quản lý Cho các cửa hàng bán lẻ được tự chủ kinh doanh theo quy chế quản lý của Xí nghiệp. Thường xuyên quan tâm tới công tác nghiên cứu ứng dụng, ứng dụng tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm phát huy nội lực để khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có, đầu tư nâng cấp cho việc cải tạo thiết bị với mô hình hiện đại hóa, tự động hóa cơ sở vật chất kỹ thuật. Đến nay Xí nghiệp đã đưa vào khai thác sử dụng bể chứa dầu, đường ống dẫn dầu, 52 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, xây dựng phòng thử nghiệm Vilas đạt tiêu chuẩn quốc gia để kiểm tra xăng dầu trong các khâu nhập xuất. Xí nghiệp đã đưa tin học vào quản lý, kinh doanh, thực hiện thành công tự động hóa các trạm bơm, tự động hóa bến xuất và áp dụng nhiều tiến bộ của công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Xí nghiệp.
2.4.2.3. Nhân tố về khả năng tổ chức quản lý và nguồn nhân lực Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc tinh giảm biên chế nhưng bộ máy quản lý của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh vẫn còn khá cồng kềnh, số lao động lớn, chi phí nhân công cao, chính vì thế mà hiệu quả kinh doanh chưa được tương xứng với những lợi thế mà cơ sở vật chất hiện có của Xí nghiệp.
Do công tác phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ chủ yếu nằm ở các khu vực xa trung tâm hoặc không nằm trên các trục giao thông chính nên sản lượng bán ra thấp, trong khi nhân lực của các cửa hàng vẫn được biên chế là 6 người/ 01 cửa hàng nên sản lượng bán hàng bình quân theo đầu người thấp, chính vì vậy mà chi phí nhân công cao.
2.4.2.4. Nhân tố về tài chính
Tài chính của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là một doanh nghiệp có tới trên 95% là vốn của nhà nước, việc kinh doanh xăng dầu được sự quan tâm đặc biệt và điều hành giá bán sát sao của chính phủ. Chi phí hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp còn cao nhất là chi phí về tiền lương, Xí nghiệp còn ảnh hưởng một phần việc quản lý bộ máy lao động cồng kềnh, trong những năm gần đây Xí nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nên tổng tài sản tăng cao, dẫn đến chi phí khấu hao tài sản cũng tăng theo. Công tác thu hồi công nợ còn chậm dẫn theo chi phí trả lãi vay ngân hàng chiếm tỷ lệ không nhỏ so với tổng chi phí kinh doanh của Xí nghiệp.
2.4.2.5. Nhân tố khác Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Để đáp ứng nhu cầu xã hội tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, địa bàn nông thôn…Xí nghiệp đã xây dựng các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại những khu vực trên. Tuy nhiên, trong công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, chi phí vận tải đường bộ lớn và sản lượng bán ra thấp. Do đó Xí nghiệp phải có chế tài bù lỗ cho những điểm bán hàng đó nên cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh chung toàn Xí nghiệp.
2.4.3. Một số rủi ro cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12 – Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh
Với chính sách xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh xăng dầu của nhà nước cho đến nay, cả nước có 29 doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường xăng dầu đã làm tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh, bao gồm cả xuất bán đại lý và bán lẻ. Một số doanh nghiệp đầu mối có tiềm lực về kinh tế, đặc biệt là Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Pvoil), ngoài ra Pvoil còn có sự chủ động về nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất là nguồn xăng dầu không phải qua nhập khẩu nên không chịu ảnh hưởng về tỷ giá ngoại tệ. Chính vì lợi thế trên nên xăng dầu Pvoil đưa ra các chế tài bán hàng hấp dẫn như: Giá bán thấp, thù lao bán đại lý cao hơn của Công ty xăng dầu B12, về tài chính được nợ với số tiền lớn hơn và thời gian nợ dài hơn, làm ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh xăng dầu của Xí nghiệp
Do nhu cầu xăng dầu trong nước năm 2018 giảm mạnh, giá xăng dầu liên tục tăng làm cho nhu cầu về vốn lưu động của Xí nghiệp bị thiếu hụt nên Xí nghiệp phải vay ngân hàng để nhập xăng dầu chi phí trả lãi vay cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp
Do tình hình bị suy thoái về kinh tế nên việc bán buôn xăng dầu công nợ còn bị tồn đọng không thu hồi kịp thời theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng và có những khách hàng còn không có khả năng thanh toán cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp.
2.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh
2.5.1. Những mặt đã đạt được Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Trong quá trình kinh doanh mặt dù gặp không ít khó khăn, Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh với vai trò là mộ doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn xăng dầu Petrolimex, dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn và Công ty xăng dầu B12, Xí nghiệp luôn thể hiện tốt vai trò chủ lực làm công cụ hữu hiệu để Nhà nước bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi thời điểm, đảm bảo đủ nguồn xăng dầu đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong tỉnh Quảng Ninh, chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế của các ban, ngành và của cấp trên. Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là một trong những doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách tỉnh Quảng Ninh vài chục tỷ đồng mỗi năm. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu các mặt hàng xăng dầu luôn có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi nền kinh tế và lĩnh vực xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn, giá xăng dầu thế gới liên tục tăng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Xí nghiệp, Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh nói riêng, Công ty xăng dầu B12 nói chung đã có nhiều vố gắng duy trì và đảm bảo ổn định hoạt động, hoàn thành các nhiệm vụ Tập đoàn và Công ty xăng dầu B12 giao, đảm bảo có hiệu quả an ninh xã hội ổn định.
2.5.2. Những mặt còn hạn chế Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
Việc quản lý các loại chi phí của Xí nghiệp chưa được tối ưu nên chi phí kinh doanh còn cao, là một trong những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Xí nghiệp còn thấp chỉ đạt bằng kế hoạnh Công ty giao, ngoài những lý do khách quan, công tác quản trị chi phí cần phải có những giải pháp rõ ràng, cụ thể và có những nghiên cứu định mức lại việc giao khoán chi phí để giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết theo nếp cũ. Từ đó, trong điều kiện giữ được hiệu quả xã hội trong hoạt động kinh doanh, Xí nghiệp sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hiện nay.
2.5.3. Nguyên nhân hạn chế
Doanh thu qua các năm của Xí nghiệp có sự gia tăng, nhưng lợi nhuận đạt được chưa cao là do việc tăng doanh thu nhưng phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá bán. So với năm 2017 giá xăng dầu nhập khẩu tăng cao do đó giá xăng dầu trong nước đã nhiều lần phải điều chỉnh tăng theo, đây là nguyên nhân chính làm tăng doanh thu, mức tăng giá xăng dầu bình quân năm 2017 so với năm 2016 gần 20%, mức tăng doanh thu do tăng giá vốn trong điều kiện lạm phát tăng cao, lãi suất vay vốn ngân hàng bình quân 10% năm làm cho chi phí tài chính tăng cao, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Xí nghiệp
Chi phí hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp cũng rất cao, là Xí nghiệp có bề dầy lịch sử đã thành lập nâu năm trong điều kiện hiện tại, Xí nghiệp vẫn còn ảnh hưởng bộ máy quản lý lao động cồng kềnh, địa bàn hoạt động rộng, trải dài trong tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng nên công tác quản lý phát sinh thêm nhiều chi phí, trong những năm gần đây và những năm tiếp theo. Xí nghiệp tiếp rục đầu tư thêm cơ sở vật chất, hạ tầng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nên tổng tài sản tăng cao, từ đó chi phí khấu hao tài sản cũng tăng theo. Viêc quản trị và phân tích nhân lực để đào tạo lại chưa tối ưu nên còn đôi chỗ lãng phí. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Công ty Xăng dầu B12
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp nâng cao kinh doanh của CTY Xăng dầu B12
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp