Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại chi nhánh bưu chính Viettel Hải Phòng – Tổng công ty CP bưu chính Viettel dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán tài sản
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán tài sản
Nhận xét:
Qua bảng và biểu đồ phân tích cơ cấu sử dụng tài sản trên, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua hai năm 2018 và 2019. Tổng tài sản năm 2019 tăng so với năm 2018 là 14.133.926.575 đồng, tương ứng với 103.05%. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ngắn hạn năm 2019 tăng nhanh so với 2018, làm cho tổng tài sản tăng là 12.006.502.952 đồng, tương ứng với 121.96%, trong khi tài sản dài hạn có mức độ tăng nhẹ với tỷ trọng tăng năm 2019 so với năm 2018 là 54.97%, làm cho giá trị tổng tài sản tăng nhẹ là 2.127.423.623 đồng. Như vậy, có thể thấy rằng quy mô của Công ty có xu hướng đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh nhưng theo xu hướng chuyển dịch dần tăng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn tăng nhẹ. Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, năm 2018 là 71.78% và năm 2019 là 78.46%. Điều này cho thấy sự phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Công ty là kinh doanh đa dạng vác dịch vụ, trong đó dịch vụ chính là chuyển phát. Chính vì vậy mà tỷ trọng của tài sản lưu động nói riêng cũng như tỷ trọng tài sản dài hạn nói chung vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.Mức tăng này tương đối quálớn, tuy nhiên chưa thể đưa ra kết luận là việc tăng này là tốt hay xấu. Vì vậy chúng ta cần xem xét do đâu tài sản tăng và việc tăng này ảnh hưởng như thế nào đối với công ty.
Đối với tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của Công ty qua các năm tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng, cụ thể năm 2018 giá trị là 9.844.973.929 đồng với tỷ trọng 71.78% thì năm 2019 giá trị là 21.851.476.881 đồng, tỷ trọng là 78.46%. Có sự tăng như trên là do sự biến động của các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến động tăng của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn khác, các khoản đầu tư tài chính,…Trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền của công ty chủ yếu là tiền mặt, chiếm tỷ trọng 14.68% trên toàn bộ tài sản năm 2019. Trong năm 2018, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 3.201.984.764 đồng tương ứng tỷ trọng là 23.35%, năm 2019 giá trị tăng lên 7.337.988.562 đồng tương ứng với tỷ trọng tăng 26.35%. Tuy nhiên cũng cần phải xét đến yếu tốc có lợi đó là việc nếu lượng tiền tồn quỹ khá ít sẽ làm tăng khả năng quay vòng vốn của công ty.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh hoặc mua vào bán ra chứng khoán để kiếm lời. Công ty hoạt động ở lĩnh vực đầu tư này đã đạt được thành tích khá cao về mặt giá trị năm 2018 tăng 2.388.583.333 đồng tương ứng với tỷ trọng là 17.42%, năm 2019 giá trị tăng 6.650.333.333 đồng tương ứng với tỷ trọng là 23.88%.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là giá trị tài sản của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng, nếu giảm được các khỏa phải thu sẽ được đánh là tích cực nhất. Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu biến động lớn nhất trong tài sản ngắn hạn. Nếu như năm 2018, giá trị là 3.339.975.273 đồng, tỷ trọng trên tổng tài sản là 24.35%, năm 2019 giá trị là 7.067.447.096 đồng, tỷ trọng là 25.38%. So sánh năm 2018 và 2019, giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn tăng làm cho tổng tài sản tăng tương ứng 3.727.471.823 đồng, tỷ lệ tăng là 111.60%. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực trong việc duy trì mối quan hệ khách hàng của công ty tuy nhiên cũng có rủi ro liên quan đến khả năng thu hồi công nợ và công ty đang trong tình trạng bị chiếm dụng vốn. Đây được đánh giá là khuyết điểm của công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn.
Hàng tồn kho: Trong năm 2019, khoản mục này chiếm tỷ trọng khá thấp trên tổng tài sản. So với năm 2018 thi hàng tồn kho năm 2019 giảm 498.329.816 đồng tương ứng với tỷ lệ 68.65%.
Tài sản ngắn hạn khác: khoản mục cũng tăng đều qua các năm, năm 2018 đạt giá trị là 188.543.313 đồng tương ứng với tỷ lệ 1.37%, năm 2019 tăng giá trị là 568.150.458 đồng tương ứng với tỷ lệ 2.04%. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của Công ty là tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Năm 2019, trong khi tài sản ngắn hạn chiếm 78.46% trong tổng tài sản thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 26.35%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 25.38% và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 23.88%. Điều này cho thấy sự biến động của tài sản ngắn hạn chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của các khoản mục này.
Đối với tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của Công ty. Năm 2018, tài sản dài hạn của công ty là 3.870.239.842 đồng, đến năm 2019 là 5.997.663.466 đồng tức tăng lên 2.127.423.623 đồng tương ứng với tỷ lệ 54.97% so với năm 2019. Nguyên nhân góp phần vào sự tăng lên của tài sản dài hạn là do:
Tài sản cố định: tỷ trọng của tài sản cố định trên tổng tài sản là 14.40%, đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong khối tài sản dài hạn với 4.010.949.166 đồng năm 2019 tăng 1.196.829.314 đồng tương ứng 42.53%. Công ty đầu tư vào trang thiết bị cơ sở hạ tầng, nguyên vật liệu và máy móc, để phục vụ cho dịch vụ chuyển phát.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: So với năm 2019 khoản mục này tăng về giá trị 120.320.908 đồng tương ứng 19.35% và đang có mức độ gia tăng. Điều này chứng tỏ công ty đang rất chú trọng đến các đầu tư liên doanh, liên kết và các khoản mục đầu tư dài hạn khác.
Ngoài ra các khoản mục khác cũng có mức tăng mạnh như: Các khoản phải thu dài hạn đạt giá trị 34.461.337 đồng năm 2019 tăng 29.973.920 đồng tương ướng với 667.95%. Tài sản dở dang dài hạn và các tài sản dài hạn khác tăng là 26.454.546 đồng tương ứng 331.97%.
Có thể thấy rằng hầu hết các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng là nguyên nhân làm cho tài sản dài hạn tăng lên. Tuy nhiên, về mặt giá trị của tài sản dài hạn tăng nhưng tỷ trọng so với năm 2018 lại có xu hướng giảm dần, vì kết quả trên mới chỉ so sánh trong hai năm nên việc tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm chưa đánh giá được là tốt hay là xấu, nguyên nhân khiến cho tỷ trọng của khoản mục này giảm có thể do sự tăng lên nhanh chóng của tỷ trọng tài sản ngắn hạn, một số tài sản cố định đã hết thời gian khấu hao,máy móc thiết bị cũ không còn phù hợp hoặc lạc hậu được thanh lý,… Mặc dù vậy nhưng sự tăng lên về tài sản ngắn hạn đối với công ty là hợp lý vì ngành dịch vụ chính của công ty là chuyển phát.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.2.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán nguồn vốn
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán nguồn vốn
Nhận xét:
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu sử dụng nguồn vốn trên đây ta thấy được tổng nguồn vốn năm 2019 tăng 14.133.926.575 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 103.05% so với năm 2018, điều này chứng tỏ trong năm 2018 Công ty đã giảm đầu tư thêm vốn vào hoạt động kinh doanh.
Về nợ phải trả:
Nợ phải trả của Công ty đã tăng 155.58% ứng với 12.089.156.097đồng, nợ phải trả tăng lên chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng đáng kể 12.082.181.149 đồng, tương ứng với 155.49%. Đây có thể coi là dấu hiệu không mấy tích cực khi nguồn vốn công ty bị chiếm dụng và phải đi vay ngắn hạn, điều này sẽ làm tăng chi phí tài chính. Cụ thể, chi phí phải trả ngắn hạn tăng 27.496.721 đồng tương ứng 13.16%; phải trả ngắn hạn khác tăng 4.855.431.511 đồng tăng tới 164.54%; vay và nợ thuế tài chính tăng đột biến với 2.545.967.357 đồng tăng 384.35%. Nguyên nhân là do chủ trương của công ty đã huy động thêm nguồn vốn vay để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh.
Về nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng 2.044.770.979 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 34.39%. Nguyên nhân chủ yếu là do tổng tài sản tăng 14.133.926.575 đồng tương ứng tăng 103,75% làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng.
2.2.1.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Về doanh thu
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng từ năm 2018 đến năm 2019 từ 23.480.157.977 đồng lên đến 62.486.666.266 đồng. Năm 2019 tăng 39.006.508.289 đồng, tương ứng tăng 166,13% so với năm 2018. Có thể thấy trong hai năm qua công ty đã có nhiều chính sách ưu đãi áp dụng cho khách hàng như: Sử dụng dịch vụ chuyển phát theo hộp tại các cửa hàng giao dịch của công ty sẽ được miễn 100% chi phí hộp, dịch vụ chuyển phát nhanh giao hàng thu tiền – SCOD với những người thường xuyên giao dịch thương mại điện tử, nhất là các chủ shop online, dịch vụ SCOD được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Được đánh giá là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích và tiết kiệm cho các khách hàng có nhu cầu giao hàng nhanh thu tiền. Chính vì vậy, doanh thu bán hàng của công ty tăng, công ty làm ăn có hiệu quả.
Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2019 là 18.044.053 đồng, tương ứng 0.64%. Điều này chứng tỏ công tác quản lý hàng hóa của doanh nghiệp qua các năm có sự tiến bộ, chất lượng dịch vụ cũng đạt được sự chấp nhận từ phía khách hàng, đảm bảo đúng các yêu cầu do khách hàng đưa ra.
Về chi phí
Giá vốn hàng bán tăng liên tục từ năm 2018 đến năm 2019 từ 22.257.270.575 đồng lên đến 57.728.676.360 đồng. Năm 2019 tăng 35.471.405.785 đồng, tướng ứng tăng 159,37% so với năm 2018. Cũng như phân tích bên trên, thực hiện những chính sách chuyển giao trong và ngoài nước tạo nên một lợi thế kinh doanh cho công ty. Với tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn đó là tín hiệu tốt cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chi phí hoạt động tài chính tăng dần qua các năm 2018, 2019. Cụ thể, năm 2019 tăng 685.204.431đồng tương đương 74,92% so với năm 2018. Công ty đang trong giai đoạn mở rộng thị trường kinh doanh, cải tiến kỹ thuật công nghệ dịch vụ để nâng cao chất lượng sản phẩm nên cần sử dụng nhiều vốn là điều dễ hiểu. Chi phí tài chính tăng thấp, xong công ty lại có doanh thu tài chính cao, điều này cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của công ty có hiệu quả.
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng
Năm 2019 tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp là 72,04% nhỏ hơn so với tốc độ tăng doanh thu bán hàng 166,05%. Với việc chi phí quản lý tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu cho thấy hiệu quả trong việc quản lý là đạt hiệu quả.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong 2 năm liên tục tăng. Năm 2019, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 1.432.281.875 đồng, tương đương với 73,33% so với năm 2018. Lợi nhuận thuần của công ty tăng mặc dù môi trường kinh tế trong nước những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, công ty đã có cố gắng cải thiện hơn về các mặt, tăng cường các biện pháp về quản lí doanh nghiệp nhằm khắc phục khó khăn trong thời buổi kinh tế suy thoái.
Lợi nhuận khác của công ty trong cả 2 năm tăng nhẹ. Lợi nhuận sau thuế tăng liên tục từ năm 2018 đến năm 2019 từ 1.897.471.934 đồng lên đến 2.811.993.838 đồng. Năm 2019 tăng 914.521.904 đồng, tương ứng tăng 48,20% so với năm 2018. Có thể thấy rằng, sau 2 năm với việc doanh thu bán hàng tăng 166,05%, lợi nhuận sau thuế tăng 48,20% đã cho thấy doanh nghiệp đã có những bước phát triển tốt.
Qua phân tích trên có thể thấy doanh thu bán hàng đã có những bước phát triển mạnh và lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng so với những năm trước. Điều này được đánh giá là thành tích trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên những kết quả đó thể hiện thực sự tốt hay xấu còn dựa vào kết quả một số chỉ tiêu của công ty.
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Từ bảng trên ta có:
Lợi nhuận bình quân tính cho 1 lao động trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 liên tục tăng, cụ thể, năm 2018 đạt 500.000 đồng, năm 2019 đạt 1.100.000 đồng. Điều này do trong năm 2018, công ty đã dự trữ được hàng hóa với giá thấp và thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, năm 2019 số lượng nhân viên tăng lên 40 người trong khi đó lợi nhuận sau thuế tăng 48.20% đã làm cho lợi nhuận bình quân tính cho 1 lao động tăng lên đáng kể. Điều này đã phản ánh trình độ của cán bộ công nhân viên, với mỗi lao động trong năm 2018 tạo ra được 500.000 đồng lợi nhuận trong kỳ đó. Chỉ tiêu này liên tục tăng và đạt giá trị khá cao, đã chứng tỏ mỗi cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp đã tích trữ lao động để đạt kết quả cao, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy, năng suất lao động là 1 trong những yếu tô quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, phản ánh năng lực tạo ra của cải hay hiệu suất lao động. Cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị sử dụng được tạo ra trong 1 đơn vị thời gian. Chỉ tiêu này còn cho thấy với mỗi lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ tay nghề lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, điều kiện tự nhiên… Do đó ta có thể dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ. Tại công ty, năng suất lao động trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 liên tục tăng, cụ thể, năm 2018 đạt 48.916.996 đồng/ người, năm 2019 đạt120.131.966 đồng/ người. Điều này đã khẳng định được hiệu quả sử dụng lao động của công ty từ năm 2018 đến năm 2019. Nguyên nhân là do công ty luôn thực hiện các chính sách về đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường việc nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Thời gian sử dụng lao động tại công ty trong gian đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 liên tục tăng, cụ thể, năm 2018 đạt 0,987, năm 2019 đạt 0,992. Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của công ty, số lao động của công ty đã được sử dụng hết. Công ty sử dụng nguồn nhân lực khá tiết kiệm và có tổ chức. Việc sử dụng nguồn lao động có chuyên môn cao đã giúp công ty đạt được nhiều hiệu quả.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Qua bảng trên ta thấy:
Hiệu suất chi phí sản xuất của công ty qua 2 năm có xu hướng giảm. Chi tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được 1.08 và 1.06 đồng doanh thu qua các năm 2018 và 2019. Như vậy hiệu suất sử dụng chi phí của công ty là khá thấp cho thấy hiệu quả chi phí sản xuất là thấp.
Tỷ suất lợi nhuận chi phí qua các năm 2018 và 2019 lần lượt là 0.08 và 0.05. Chi tiêu này phản ánh độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho thấy một đồng chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong kỳ trước thu được 0.08, 0.05 đồng lợi nhuận.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Từ bảng trên ta có nhận xét sau:
Hiệu quả sử dụng tài sản
Hệ số quay tổng tài sản của công ty qua các năm 2018 và 2019 lần lượt là 1.92 và 3.01. Như vậy, năm 2019, với mỗi đồng tài sản có 3.01 đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số quay vòng cao đồng nghĩa việc sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nguyên nhân vòng quay tổng tài sản tăng 56.53% từ năm 2019 so với năm 2018 là do doanh thu thuần tăng 166.05% trong khi tổng tài sản bình quân chỉ tăng 69.97%.
Khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA) tại công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 có xu hướng giảm , cụ thể năm 2018 là 0.14, sang năm 2019 là 0.10. Chi số này mặc dù có xu hưởng giảm qua các năm và còn thấp. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế công ty đạt được còn quá thấp, trong khi đó, tổng tài sản của công ty lại cao hơn rất nhiều. Điểu này cho thấy, doanh nghiệp cần phải tăng cường hiệu quả kinh doanh, sử dụng nguồn vốn kinh doanh hợp lý và mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Như vậy, qua hai chi số là hệ số vòng quay tổng tài sản và khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA) có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 là chưa thật sự hiệu quà. Như đã biết, hiệu quá sử dụng tài sản có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quản lí tốt tài sản sẽ góp phần tiết kiệm chi phí và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị truởng. Để làm được điều này trong thời gian tới, công ty cần phải xác định chính xác nhu cầu về tài sản cần thiết cho hoạt động kính doanh, từ đó lên kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ, mua sẵn hay dự trữ tài sản.
Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Vòng quay TSCD giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tại công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019, vòng quay TSCD có xu hướng tăng, cụ thể, năm 2018 là 9.66 sang năm 2019 tăng đạt 18.31. Điều này cho thấy trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp thi TSCĐ quay được 18.31 vòng để tạo ra doanh thu, hay nói cách khác là một đồng đầu từ vào TSCD thi doanh nghiệp thu duoc 18.31 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do tổng TSCĐ bình quân của công ty liên tục tăng qua các năm, trong khi đó doanh thu thuần của công ty lại liên tục tăng qua các năm. Điều này phần nào đã phản ánh được hiệu quà sử dụng tài sản cố định của công ty là khá tốt.
Tỷ suất sinh lời TSDH tại công ty trong giai đoạn tử năm 2018 đến năm 2019 liên tục tăng, lần lượt là 0.55 và 0.57. Chi tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH. Mỗi đồng giá trị TSDH đem lại 0.55 và 0.57 đồng lợi nhuận sau thuế qua 2 năm 2018 và 2019. Nguyên nhân tỷ suất sinh lời TSDH liên tục tăng qua các năm là do lợi nhuận sau thuế liên tục tăng và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận khá lớn khoảng 48.20%.
Hiệu suất sử dụng TSDH tại công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2018 là 6.76 sang năm 2019 tăng lên đạt 12.66. Chi tiêu này cho biết một đồng giá trị thi sản dài hạn trong kỳ tạo ra đưọc 6.76 và 12.66 đồng doanh thu. Chi tiêu này của công ty khá lớn chúng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài han của công ty cao. Tuy nhiên công ty vẫn phải có các biện pháp nhẩm nâng cao quy mô về kết quả đầu ra, sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu tài sàn nhẩm nâng cao hiệu quà sử dung TSDH của doanh nghiệp. Nguyên nhân hiệu suất sử dụng TSDH liên tục tăng qua 2 năm là do doanh thu thuần liên tục tăng và mức độ tăng trưởng của doanh thu thuần là 166.05%.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Số vòng quay của TSNH cho biết trong kỳ phân tích TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Tại công ty số vòng quay của TSNH có xu hướng tăng qua 2 năm 2018 và 2019 lần lượt đạt các giá trị 2.65 và 3.94. Chi tiêu khá cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có hiệu quả. Vòng quay tài sản ngắn hạn tăng tức là việc tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Nguyên nhân số vòng quay TSNH của năm 2019 so với năm 2018 tăng 48.98% là do doanh thuần tăng 166.05% trong khi đó TSNH bình quân tăng 78.58%.
Tỷ suất sinh lợi TSNH cho biết mỗi đồng giá trị TSNH trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời TSNH tại công ty trong giai doạn từ năm 2018 đến năm 2019 có xu hưóng giảm qua các năm, lần lượt là 0.21 và 0.18. Chi tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH. Mỗi đồng giá trị TSNH đem lại 0.21 và 0.18 đông lợi nhuận sau thuê cho công ty. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty còn khá thấp trong khi đỏ TSNH binh quản của công ty lại khá cao.
Tại công ty hiệu suất sử dụng TSNH có xu hướng tăng qua các năm 2018 và 2019 và lần lưot đạt các giá trị là 2.65 và 3.94. Chỉ tiêu khá cao và có xu hrớng tăng chứng to hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cao. Chi tiêu phan ánh khá năng sinh lợi cua TSNH. Nó cho biết mỗi đồng giá trị TSNH trong kì dem lại 2.65 và 3.94 đồng doanh thu thuần . Nguyên nhân số vòng quay của TSNH của năm 2019 so với năm 2018 tăng 48.98% là do doanh thu thuẩn tăng 166.05% trong khi đó TSNH binh quân lại chỉ tăng 78.58%.
Thời gian quay vòng hàng tổn kho của công ty năm 2019 giảm so với năm 2018, cụ thể: Thời gian quay vòng hàng tồn kho của năm 2018 là 2.94 ngày trong khi năm 2019 giảm đạt 0.35 ngày. Điểu này có nghĩa là sau 2.94 ngày thi hàng tồn kho chu yển thành doanh thu. Thời gian quay vòng hàng tôn kho của công ty là thấp chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của DN đạt hiệu quả.
2.2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Bảng 2.7:Chỉ tiêu đánh giá sử dụng nguồn vốn
Từ bảng trên ta có nhận xét sau:
Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Vòng quay vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ. Vòng quay vốn tại công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019 có xu hướng tăng, cụ thể năm 2016 là 1.92, sang năm 2019 tăng lên 3.01.
Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của công ty thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản của công ty đầu tư. Vòng quay vốn của công ty luôn đạt giá trị khá cao chứng tỏ vốn quay nhanh, hoạt động tài chính tốt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn, công ty không những phải cố gắng tăng doanh thu mà phải có mức dự trữ từng loại vốn hợp lý.
Tỷ suất sinh lời tổng vốn kinh doanh – ROA tại công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2019 có xu hướng tăng, cụ thể năm 2018 là 0.15% , sang năm 2019 là 0.16%. Nguyên nhân của tỷ suất sinh lời tổng vốn kinh doanh tăng là do mức tăng LN trước thuế năm 2019 ( 3.387.546.531 đồng) lớn hơn so với mức tăng của LN trước thuế năm 2018 (1.933.835.146 đồng), cụ thể: LN trước thuế năm 2019 tăng so với năm 2018 là do công ty đã áp dụng những chính sách dịch vụ và phân phối hiệu quả.
Ta đã biết chỉ số ROA phản ánh khả năng sinh lời của tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do vậy các chi phí về lãi vay và thuế thu nhập công ty cũng phải được cộng vào để tính hiệu quả của công ty chứ không chỉ bao gồm phần mà chủ công ty thu về. Tại công ty ta thấy chỉ tiêu năm 2019 cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì công ty thu được 0.16 đồng lợi nhuận. Chỉ số ROA càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt và ngược lại. Tuy nhiên tại công ty chỉ số này mặc dù có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Điều này cho thấy, công ty cần phải tăng cường hiệu quả kinh doanh, sử dụng nguồn vốn kinh doanh hợp lí và mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Vòng quay VCSH là chỉ số đo khả năng tạo ra lợi nhuận qua việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Tại công ty trong giai đoạn từ 2018 đến 2019, Vòng quay VCSH có xu hướng tăng và đạt giá trị cao, lần lượt qua các năm là 3.95 và 7.82. Điều này một lần nữa cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty hiện nay khá cao.
Ngoài chỉ tiêu ROA, khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta cần xem kỹ chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VCSH (ROE). Ta đã biết ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sủ dụng của một đồng vốn của của sở hữu, cho biết số lợi nhuận thu được về cho doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Tỷ suất này càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực bởi nó đo lường lợi nhuận đạt được trên vốn chủ sở hữu. Tại công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2019, chỉ số ROE tăng cụ thể năm 2018 là 31.92% sang năm 2017 tăng lên 35.19% . Điều này chứng tỏ công ty mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh những đến năm 2018 doanh nghiệp đã làm ăn có lãi, mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư. Thực tế đã cho thấy, năm 2019 lợi nhuận sau thuế tăng lên 48.20% so với năm 2018. Việc tăng lợi nhuận này là do trong năm 2019, công ty đã dự trữ được hàng hóa với giá thấp và thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, chi phí sản xuất.
Như vậy, qua việc phân tích trên, có thể thấy được phần nào hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất của công ty. Mặc dù việc sử dụng vốn tại công ty chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn, song công ty vẫn đang cố gắng duy trì và phát triển hơn nữa.
2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
2.2.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của một công ty được đánh giá dựa trên qui mô và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 2.8: Tỷ số khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán tổng quát :
Năm 2019 đã giảm so với năm 2018, từ 1.77 lần năm 2018 giảm xuống 1.40 lần năm 2019. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vay nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) của công ty thời điểm năm 2018 có 1.77 đồng giá trị tài sản đảm bảo, còn thời điểm năm 2019 là 1.40 đồng. Ta thấy hệ số thanh toán tổng quát như trên là khá tốt khi tất cả đều lớn hơn hệ số 1, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số này ở thời điểm năm 2019 thấp hơn so với năm 2018 là do trong năm công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài với tốc độ tăng của vốn vay lớn hơn tốc độ tăng của tài sản. Cụ thể, nợ phải trả năm 2019 so với năm 2018 tăng tương ứng với tốc độ tăng 155.49%; còn tài sản cũng tăng 12.006.502.952 đồng tương ứng với tốc độ tăng 121.96%. Điều này đã làm cho khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm.
Hệ số thanh toán hiện thời:
Hê số thanh toán hiện thời của công ty giảm, cụ thể năm 2018 là 1.27 lần giảm xuống 1.10 lần vào năm 2019.Hệ số thanh toán hiện thời năm 2019 đạt 1.10 lần lớn hơn 1 tức TSNH lớn hơn Nợ ngắn hạn, lúc này các TSNH sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên hệ số này có xu hướng giảm dần là do tốc độ tăng của TSNH không lớn bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Hệ số thanh toán nhanh:
Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn so với các tài sản ngắn hạn. hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2019 là 1.46 lần, giảm 0.13 lần so với năm 2018. Mặc dù hệ số này giảm do sự ảnh hưởng của nợ ngắn hạn tuy nhiên hệ số vẫn lớn hơn 1 điều này cho thấy tài chính của công ty vẫn tương đối ổn định đảm bảo thanh toán nhanh các khoản nợ của công ty.
Hệ số nợ phải trả, phải thu:
Hệ số nợ phải trả, phải thu năm 2018 và năm 2019 đều nhỏ hơn 1, năm 2018 hệ số này là 0,79 lần, năm 2019 hệ số này là 0,91 lần cho thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty có chuyển biến tốt , tuy nhiên hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 nên điều này là không tốt thể hiện khi số vốn mà công ty chiếm dụng không đủ để cung cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó công ty cần có biện pháp khắc phục để tăng tốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng sao cho tốt nhất.
Năm 2019 so với năm 2018, các hệ số thanh toán đều trên mức 1. Điều này khá tốt, cho thấy công ty có đủ tài sản để đảm bảo các khoản vay nợ ngắn hạn, không mất đi những cơ hội kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, các hệ số thanh toán có xu hướng giảm đi do chịu sự tác động của nợ ngắn hạn khi nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với TSNH và tiền các khoản tương đương tiền. Điều này là một thách thức cho công ty khi các hệ số này giảm làm cho khả năng thanh toán đối với các khoản nợ ngắn hạn của công ty sẽ gặp khó khăn nếu các hệ số này vẫn có xu hướng giảm.
2.2.3.2. Chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.9: Phân tích cơ cấu tài chính
Nhận xét:
Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay công ty đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Nếu như hệ số này càng cao thì tính độc lập về tài chính của công ty sẽ càng kém. Năm 2018 cứ 100 đồng vốn công ty đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh có 0.57 đồng hình thành từ nguồn vay nợ. Năm 2019 trong 100 đồng vốn công ty đang sử dụng có 0.71 đồng là đi vay nợ. Hệ đố nợ của công ty năm 2019 đã tăng so với năm 2018 là 0.15, điều này chứng tỏ năm 2019 việc sử dụng vốn vay của công ty đã kém hiệu quả hơn và Công ty ngày càng bị ràng buộc bởi sức ép của các khoản vay nợ.
Hệ số vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của công ty. Năm 2018 cứ 100 đồng vốn Công ty đang sử dụng có 0.43 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu, sang năm 2019 hệ số này giảm đi là 0.29 đồng (giảm 0.15 lần). Kết quả này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty có xu hướng giảm, khả năng bị chiếm dụng vốn của công ty khá cao trong thời gian tới.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của công ty, phản ánh tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của công ty: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng giảm, năm 2018 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 28.22 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn nhưng tới năm 2019 thì cứ 100 đồng vốn kinh doanh có 21.54 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn có xu hướng giảm chứng tỏ Công ty có đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định mới để phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng do giá trị hao mòn lũy kế tăng dẫn đến TSCĐ giảm nhẹ hoặc trong năm cừa qua công ty không đầu tư xây thêm cơ sở hạ tầng.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Khi tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn giảm thì đương nhiên tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn sẽ tăng. Năm 2018 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 71.78 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, năm 2019 con số này đã tăng lên là 78.46 đồng.Việc tăng lên chủ yếu là do công ty tăng khoản tiền và khoản tương đương tiền; khoản phải thu ngắn hạn; khoản đầu tư tài chinh ngắn hạn;… Như vậy mức độ quan trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty đang sử dụng ngày càng tăng.
Chỉ số cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản của Công ty có xu hướng tăng từ 2.54 lần năm 2018 lên 3.64 lần năm 2019 do tài sản ngắn hạn trong năm 2019 được quan tâm chú ý hơn tài sản dài hạn, trong khi giá trị tài sản dài hạn tăng 127.645417.405 đồng thì giá trị tài sản ngắn hạn tăng mạnh hơn đạt 720.390.177.099 đồng.
Tỷ suất tự tài trợ dài hạn của Công ty sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn CSH của công ty dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu. Năm 2018 là 153.61% sang năm 2019 con số này giảm xuống còn 133.22%. Đây là do hệ số vốn chủ sở hữu giảm đi chứng tỏ TSCĐ của công ty vẫn lệ thuộc vào khoản tri trả bên ngoài
Qua phân tích trên, ta có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn. Điều này cho thấy, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty phần nào khá hợp lý đối với đặc thù của một Công ty kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát, logictisc,… như Viettel Post.
2.2.3.3. Khả năng hoạt động Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Bảng 2.10: Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Qua số liệu trong bảng, ta thấy:
Vòng quay hàng tồn kho: Qua 2 năm 2018 và 2019 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng mạnh, năm 2018 công ty có 30.66 vòng quay tồn kho nhưng năm 2019 là 253.69 vòng (tăng 223.03 vòng). Sở dĩ số vòng quay hàng tồn kho tăng đột biến như vậy là do giá vốn hàng bántăng mạnh trong khi đó hàng tồn kho lại giảm đi trông thấy so với năm 2018, tỷ số này tănglên là một biểu hiện khá là tiêu cực khi hàng tồn kho giảm mà giá vốn hàng bán lại tăng điều này cho thấy việc quản lý chi phí tại công ty là chưa tốt.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Do vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng lên nên dẫn tới số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống. Năm 2018 số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là 11.74 ngày thì đến năm 2019 giảm xuống là 1.42 ngày (giảm10.32 ngày).
Vòng quay các khoản phải thu: Qua 2 năm ta thấy vòng quay các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng dần. Năm 2018 số vòng quay các khoản phải thu là 7.03 vòng, năm 2019 tăng lên là 8.84 vòng (tăng 1.81 vòng so với năm 2018). Điều này là do các khoản phải thu ngày càng tăng lên và tốc độ tăng của các khoản phải thu năm 2019 so với năm 2018 là 3,727,471,823đồng (111.60%) và tốc độ tăng của doanh thu thuần là 38,988,464,236 đồng (166.05%). Như vậy tốc độ thu hồi các khoản nợ của Công ty ngày càng tăng lên, chứng tỏ Công ty đã và đang tiến hành thu hồi các khoản mà bị khách hàng chiếm dụng..
Kỳ thu tiền trung bình: Do vòng quay các khoản phải thu của khách hàng có xu hướng tăng thêm nên kỳ thu tiền trung bình của công ty năm 2019 giảm 10 ngày so với năm 2018. Cụ thể, năm 2018 trung bình 51.21 ngày (tương đương hơn 1 tháng 21 ngày) Công ty mới thu được các khoản nợ thương mại, năm 2019 kỳ thu tiền trung bình của Công ty giảm xuống thành 40.73 ngày (tương đương hơn 1 tháng 10 ngày). Số ngày ở đây phản ánh tình hình tiêu thụ mà cụ thể là sức hấp dẫn của sản phẩm mà công ty đang tiêu thụ cũng như chính sách thanh toán mà công ty đang áp dụng. Công ty đang đẩy nhanh tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu của khách hàng, tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.
Vòng quay vốn lưu động:Vòng quay vốn lưu động của hai năm ở mức thấp và có xu hướng tăng dần (năm 2018 là 2.38 vòng, năm 2019 là 2.86 vòng).
Năm 2018 đầu tư bình quân 1 đồng vào vốn lưu động tạo ra 2.38 đồng doanh thu thuần, năm 2019 là 2.86 đồng (tăng 0.47 đồng). Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tốt hơn năm trước nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp.
Số ngày một vòng quay vốn lưu động:Do vòng quay vốn lưu động tăng lên làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động của Công ty giảm xuống. Năm 2018 vốn lưu động cần 150.94 ngày mới quay được hết một vòng, năm 2019 số vòng quay này giảm xuống là 125.93 ngày (giảm 25.01 ngày). Số ngày một vòng quay vốn lưu động tuy cao nhưng xu hướng giảm đi điều đấy chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Qua số liệu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên. Năm 2018 trung bình 1 đồng vốn cố định thì tạo ra 6.07 đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2019 tăng lên là 10.42 đồng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên.
Vòng quay vốn kinh doanh: Vòng quay vốn kinh doanh có xu hướng tăng, năm 2018 cứ trung bình 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh chỉ thu được 1.71 đồng doanh thu thuần, đến năm 2019 chỉ số này đã tăng lên là 2.42 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần (166.05%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh (103.05%), chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là khá tốt.
Qua phân tích các chỉ số hoạt động cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động vào hoạt động kinh doanh năm sau hiệu quả hơn năm trước. Kỳ thu tiền bình quân tăng lên cho thấy chính sách quản lý khoản phải thu của công tylà ngày càng tốt hơn so với năm trước, công ty đã giảm được tương đối việc bị chiếm dụng vốn trong thanh toán. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản tăng lên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tăng lên.
2.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lời Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Các chỉ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định và là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạnh định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Bảng 2.11: Tỷ số khả năng sinh lời
Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Năm 2018 trong 100 đồng doanh thu tạo ra được 8.08 đồng lợi nhuận, năm 2019 trong 100 đồng doanh thu tạo ra 4.50 đồng lợi nhuận. Trong năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 4.50% giảm 3.58% so với năm 2018, một mức giảm gần như một nửa so với năm 2018. Tuy nhiên doanh thu tăng 38,988,464,236 đồng và lợi nhuận tăng 914,521,904 đồng là điều hợp lý. Chứng tỏ hiệu quả sinh lời trên doanh thu của công ty khá tích cực. Nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm là do lợi nhuận tăng với tỷ lệ 48.20% có mức tăng chậm hơn so với doanh thu với 166.05%. Lợi nhuận và doanh thu đều tăng nhưng lợi nhuận tăng chậm hơn so với doanh thu là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng, nhưng do vay nợ nhiều hơn nên chi phí lãi vay nhiều hơn.
Tỷ suất sinh lời của tài sản: Năm 2018 bình quân cứ 100 đồng giá trị tài sản làm ra 14.37 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhưng tới năm 2019 cứ đồng giá trị tài sản chỉ làm ra 12.35 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trong năm 2019, tỷ suât sinh lời của tài sản của công ty là 12.35% giảm 2.08% so với năm 2018. Như vậy hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty ngày càng giảm sút đặc biệt là việc sử dụng tài sản dài hạn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Bình quân năm 2018 cứ sử dụng 100 đồng vốn kinh doanh đem lại 13.83 đồng lợi nhuận vốn kinh doanh. Năm 2019, trong 100 đồng vốn kinh doanh giảm đi 3.74 đồng lợi nhuận so với năm 2018. Như vậy chất lượng kinh doanh tính bằng lợi nhuận của công ty giảm xuống.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng. Năm 2018 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 31.92 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2019 thì 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 35.19 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 3.28 đồng). Điều này là do năm 2019 vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên do công ty tăng vốn điều lệ để đảm bảo chủ động nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
2.3. Nhận xét và đánh giá Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Qua quá trình phân tích tài chính của Chi nhánh bưu chính viettel Hải
Phòng, ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Đánh giá chung:
Thứ nhất: Về cơ cấu tài chính
Tài sản: Qua việc phân tích ta có thể thấy được kết cấu tài sản của công ty có một số sự thay đổi. Tổng tài sản năm 2019 cao hơn so với năm 2018, tăng 14.133.926.575 đồng tương ứng với tỷ lệ 103.05%. Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng 12.006.502.952 đồng tương đương với 121.96%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến động tăng của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn khác, các khoản đầu tư tài chính,… So với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của Công ty. Năm 2018, tài sản dài hạn của Công ty là 3.870.239.842 đồng; đến năm 2019 là 5.997.663.466 đồng tức tăng lên 2.127.423.623 đồng tương ứng với tỷ lệ 54.97% so với năm 2018. Có thể thấy, tài sản ngắn hạn có mức tăng trưởng mạnh trong năm 2019 và chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, tài sản dài hạn cũng tăng lên nhưng tăng trưởng chậm và có xu hướng giảm nhẹ.
Nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự biến đổi. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2019 so với năm 2018 tăng 2.044.770.979 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 34.39%. Nợ phải trả của Công ty đã tăng 155.58% ứng với 12.089.156.097 đồng, nợ phải trả tăng lên chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng đáng kể 12.082.181.149 đồng, tương ứng với 155.49%. Sở dĩ có mức tăng đột biến như vậy là do chủ trương của Công ty đã huy động thêm nguồn vốn vay để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh.
Xét hai hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu ta thấy năm 2019 công ty có xu hướng đi vay nợ nhiều hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu, cụ thể hệ số nợ của công ty năm 2019 đã tăng so với năm 2018 là 0.15 lần, trong khi đó năm 2018 cứ 100 đồng vốn Công ty đang sử dụng có 0.43 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu, sang năm 2019 hệ số này giảm đi là 0.29 đồng. Điều này chứng tỏ, công ty cần có chính sách hợp lý hơn để tránh bị chiếm dụng vốn của công ty khá cao trong thời gian tới.
Thứ hai: Về khả năng thanh toán
Năm 2019 so với năm 2018, các hệ số thanh toán đều trên mức 1. Điều này khá tốt, cho thấy công ty có đủ tài sản để đảm bảo các khoản vay nợ ngắn hạn, không mất đi những cơ hội kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, các hệ số thanh toán có xu hướng giảm đi do chịu sự tác động của nợ ngắn hạn khi nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với TSNH và tiền các khoản tương đương tiền.
Các hệ số trong nhóm khả năng thanh toán đều giảm so với năm 2018, cụ thể khả năng thanh toán hiện thời giảm 0.17 lần; hệ số thanh toán nhanh giảm 0.08 lần; hệ số thanh toán tức thời giảm 0.04 lần. Mặt khác hệ số nợ phải trả, phải thu có dấu hiệu tăng so với năm 2018 nhưng vẫn ở mức dưới 1 là 0.97 lần. Nhìn vào số liệu này ta thấy, trong thời gian tới Công ty cần có những chính sách và phương hướng phù hợp nhằm tăng khả năng thanh toán. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
Thứ ba: Về hiệu quả hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng dần cụ thể tăng 1.81 lần so với năm 2018, kỳ thu tiền trung bình của công ty năm 2019 giảm 10 với năm 2018. Trong thơì gian tới Công ty cần đẩy nhanh hơn tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu của khách hàng, tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.
Vòng quay vốn lưu động của hai năm ở mức thấp và có xu hướng tăng dần (năm 2018 là 2.38 vòng, năm 2019 là 2.86 vòng). Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tốt hơn năm trước nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp. Do vòng quay vốn lưu động tăng lên làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động của Công ty giảm xuống. Mặc dù vốn lưu động có sự nhích lên nhẹ nhưng Công ty không nên chủ quan và cần có chiến lược phù hợp tăng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăng ở mức khá cao. Hệ số này càng cao thì cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định càng hiệu quả. Điều này chứng mặc dù tài sản cố định có xu hướng giảm đi trong năm 2019 nhưng công ty vẫn vận dụng và sử dụng tốt nguồn lực này.
Số vòng quay tổng vốn tăng là do tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng vốn bình quân. Có thế thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2019 tốt hơn năm 2018, tuy nhiên vẫn ở mức khá khiêm tốn.
Thứ tư : Về hoạt động kinh doanh
Năm 2019, các tỷ suất sinh lợi của công ty đều giảm so với năm 2018.
Điều đó cho thấy công ty đã chưa tiết kiệm được chi phí, đặc biệt là khoản mục giá vốn hàng bán có mức tăng mạnh tới 879.95% trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 18.55% công ty cần xem xét phần giá vốn hàng bán nhiều hơn. Trong khi đó tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ có chút khởi sắc hơn mặc dù trong năm 2019 công ty sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ thì con số này đã chứng tỏ công ty vẫn có khả năng tự chủ tốt về mặt tài chính. Trong thời gian tới ngoài việc đưa ra các chính sách nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cũng cần lưu ý đến việc hạn chế bị chiếm dụng vốn của công ty.
Ưu điểm
- Tổng tài sản của công ty tăng lên đáng kể, đặc biệt là sự tăng lên của tài sản ngắn hạn. So với năm 2018, tổng tài sản của công ty năm 2019 tăng lên 14,133,926,575 đồng, tăng 103.05%, một con số khá tốt trong đó sự tăng lên của dự trữ tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu ngắn hạn,.. Nguồn lực của công ty tăng lên đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng.
- Doanh thu lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng. Lợi nhuận vừa là mục tiêu quan trọng vừa là tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của công ty. Có được điều này là do công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đồng thời đa dạng hóa các hình thức kinh doanh.
- Khả năng thanh toán của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán và sự tự chủ tài chính của công ty cũng tương đối ổn định.
- Hệ số nợ của công ty nhỏ hơn 1 chứng tỏ có tính độc lập về tài chính.
- Tình hình đầu tư hiệu quả máy móc thiết bị, đáp ứng được hết các đơn đặt hàng, nhu cầu mới.
- Công ty đã có các chính sách đầu tư tài chính, đầu tư liên doanh liên kết vô cùng hiệu quả. Đấy được đánh giá là thành tích của công ty.
- Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính qui định, kịp thời sửa đổi, bổ sung theo những thông tư, chuẩn mực và luật kế toán mới.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách và các qui định tài chính, thuế của Nhà nước.
Nhược điểm
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, tình hình tài chính của công ty vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng nhưng còn một số hạn chế: trong qua trình đầu tư tài sản công ty chưa tính toán, cân đối được cơ cấu tài sản của mình; bộ phận tài sản không sinh lời như các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn tài sản của công ty phần nào làm hạn chế hiệu suất sử dụng tài sản. Điều này cho thấy vốn bị khách hàng chiếm dụng tăng lên. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng đọt biến, đặc biệt là tiền mặt. Điều này rất thuận lợi cho khả năng thanh toán nhanh, tuy nhiên việc tồn trữ qua nhiều sẽ hạn chế về ứ đọng nguồn vốn nếu tồn tại lâu dài.
- Công ty chưa làm tốt công tác thanh toán cũng như chính sách tín dụng đã làm cho các khoản nợ ngắn hạn tăng lên, Công ty cần có các chính sách cụ thể nhằm thiết lập lại các chỉ tiêu khả năng thanh toán trong thời gian tời khi tất cả các hệ số thanh toán đều có xu hướng giảm.
- Công ty đang sử dụng một lượng lớn nợ vay, tự chủ tài chính giảm. Nợ phải trả của công ty vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn với 71.31%.
- Đây là một dấu hiệu không tốt, thể hiện năng lực tài chính không cao, có xu hướng phụ thuộc vào chủ nợ. Tỷ suất tự tài trợ giảm xuống do vốn chủ sở hữu giảm, điều này cho thấy TSCĐ lệ thuộc vào khoản chi trả bên ngoài.
- Lợi nhuận của công ty tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2019 tăng 39,006,508,289 đồng so với năm 2018. Song chi phí về giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng tới 35,471,405,785 đồng dẫn tới lợi nhuận tăng chưa cao.
- Bên cạnh đó, do nợ phải trả của công ty ở mức cao trong tổng nguồn vốn làm tăng chi phí tài chính của công ty. Việc tăng các khoản chi phí này làm giảm khả năng sinh lời của công ty. Công ty cần có chính sách quản lý chi phí tốt hơn. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh của Bưu chính viettel
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp nâg cao hiệu quả KD tại Bưu chính viettel
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com