Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa để phát triển du lịch tỉnh Bình Định dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.3. Thực trạng du lịch Bình Đinh.

2.3.1. Các hoạt động lễ hội. (lễ hội Đống Đa, lễ hội Chợ Gò, lễ hội Đỗ giàn…). Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Bình Định là nơi hội tụ và giao hòa văn hóa của rất nhiều dân tộc anh em nên các hình thức văn hóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dnạg và phong phú Lễ hội Bình Định mang đậm những nét văn hóa địa phương và là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật chất được khai thác thành sản phẩm du lịch văn hóa hiện đang thu hút khách du lịch mỗi khi đến đây. Đến với du lịch Bình Định ngoài thưởng thức ngắm nhìn những di tích lịch sử văn hóa vật thể thì có lẽ điều mà du khách háo hức chờ đón là được tham gia vào lễ hội của vùng này. Nổi tiếng vùng đất võ là lễ hội Đống Đa – Tây Sơn diễn ra mùng 5 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại thị trấn Phú Phong. Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ các thủ lĩnh cả phong trào nông dân Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (năm 1789). Ngoài nghi lễ truyền thống, trong lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, các trò chơi dân gian, hát bội … thu hút hàng vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước tới tham quan. Lễ hội này diễn ra vào dịp tết, do vậy có thể kết hợp tour du lịch lễ hội . Lễ hội này làm tăng sự đa dạng, phong phú của tour du lịch văn hóa . Cùng sự nổi tiếng về lễ hội Đống Đa – Tây Sơn, còn nhiều lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc riêng như : lễ hội Chợ Gò , Lễ hội Cầu Ngư , lễ hội Đỗ giàn

Cầu Mưa của ngườ i Chăm Vân Canh Bình Điṇ h … Đây là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất võ, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Du khách tới đây sẽ có những giây phút được hòa quyện vào thế giới tâm linh cùng những cư dân địa phương reo hò, cổ vũ hết mình cho lễ hội và thưởng thức những đặc sản của vùng.

Mỗi điểm du lịch của vùng có những lễ hội mang nét đặc sắc riêng và đều có khả năng thu hút khách du lịch đến từ các nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Tuy nhiên, Bình Định có rất nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc nhưng chưa được khai thác hết giá trị văn hóa. Ngoài ra, chưa được đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho mục đích du lịch lễ hội đặc biệt là phần hội chưa được đầu 71 tư mở rộng để đa dạng các hình thức vui chơi giải trí nhằm thu hút du khách tham quan trực tiếp trong chương trình và khâu xúc tiến quảng bá chưa được quan tâm đồng bộ nên hiệu quả không cao. Điều đáng nói ở đây là các doanh nghiệp lữ hành chưa biết phối hợp kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định và các huyện để đầu tư khai thác các giá trị đặc sắc trong các lễ hội, phong tục để đưa vào kinh doanh du lịch.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Ngành Du Lịch

2.3.2. Các hoạt động du lịch làng nghề truyền thống. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Bình Định là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, với ngành nghề đa dạng. Toàn tỉnh hiện còn 41 làng nghề truyền thống. Trong đó, một số làng nghề có tính đặc trưng cao, giàu hàm lượng văn hóa gắn liền với nghề nông nghiệp như: Làng nghề rượu Bàu Đá Cù Lâm (xã Nhơn Lộc), tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu), rèn Tây Phương Danh (thị trấn Đập Đá); huyện Phù Cát có một làng nghề được chọn là làng nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường); dệt vải thổ cẩm và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thổ cẩm Hà Ri (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh)… Sản phẩm làng nghề là kết tinh của lao động sáng tạo và văn hóa vùng đất Bình Định. Đến với du lịch Bình Định du khách không thể bỏ qua một món cay cay làm ngấc ngây lòng du khách đó là làng rượu Bầu Đá khách du lịch sẽ được đưa tới xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Khách du lịch sẽ rõ hơn về công nghệ chế biến ra những bầu rượu ngon được làm từ hạt gạo thơm ngon mà trước khi ra về khách du lịch thường mua về để thưởng thức và biếu tặng người thân và bạn bè… Ngoài ra còn nhiều làng nghề thủ công truyền thống khác. Đến đây khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến những nghệ nhân của làng làm ra những sản phẩm gia dụng nổi tiếng không chỉ được đem đi bán nhiều nơi trong cả nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra khách du lịch còn được tận tay làm ra những sản phẩm bởi những ý tưởng riêng của mình để làm kỷ niệm cho người thân như tôm tre, vải thổ cẩm Hà Ri, nón ngựa Phú Gia…

Hiện nay hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống chưa được khai thác hết giá trị văn hóa, các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh tại những làng nghề trong vùng và hướng dẫn viên du lịch chỉ mới dừng lại ở việc đưa khách tới mua hàng hóa mà chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiểu biết của họ. Hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định và các ngành chưa có kế hoạch đầu tư, hướng dẫn các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp lữ hành khai thác các yếu tố tài nguyên này, cho nên sản phẩm du lịch làng nghề của Bình Định còn nghèo nàn, thiếu qui mô và tính hấp dẫn. Một trong những yếu kém của sản phẩm du lịch làng nghề đấy là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Các hộ kinh doanh chưa có sự đầu tư trong việc sản xuất còn kiểu mạnh ai nấy làm. Đặc biệt, các ban ngành du lịch tỉnh chưa có đưa ra chiến lược khôi phục một số làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một và việc lên kế hoạch giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thông qua các điểm trưng bày bán và giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong và ngoài tỉnh.

2.2.3. Hoạt dộng du lịch sinh thái.

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển trải dài 134km và 33 đảo lớn nhỏ tạo nên nét lôi cuốn, quyến rũ thu hút du khách tìm đến du lịch, nghỉ ngơi. Hiện nhiều hải đảo, cù lao ở đây vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ hiếm có cùng những bãi tắm đẹp đến lạ thường.

Bên cạnh kỳ quan biển đảo, vẻ đẹp nên thơ của sông núi, hồ đầm miền đất võ cũng hấp dẫn, mê hoặc không kém phần. Lên rừng hay xuống biển, nơi đâu cũng đem lại những trải nghiệm thú vị, bất ngờ.

Hội tụ những điều đặc biệt đó, top 5 thiên đường du lịch sinh thái Bình Định dưới đây sẽ khiến du khách muốn đến mà chẳng muốn về.

2.2.3.1.Cồn Chim Đầm Thị Nại Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Nằm cách TP.Quy Nhơn khoảng 15km, Khu sinh thái Cồn Chim Đầm Thị Nại thuộc xã Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Đây là điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch sinh thái Bình Định. Bởi Cồn Chim thanh bình, mộng mơ giữa màu xanh ngút ngàn của nước, của mây trời và dải rừng ngập mặn. Đặt chân đến đây, không ít người cứ ngỡ mình vừa lạc đến một “ốc đảo xanh” diệu kỳ.

Như một nét chấm phá đặc biệt giữa vùng đầm phá mênh mông, khu sinh thái rộng 480 ha này vừa là nơi trú ngụ của quần thể các loài chim, cò đặc hữu cũng như các loài chim di trú theo mùa; vừa là chốn tung tăng của các loài tôm cá, thủy sản phong phú, đa dạng.

Bên cạnh những khoảnh khắc hòa mình với thiên nhiên và tiếp xúc gần hơn với cuộc sống ngư dân vùng đầm phá, từ khu sinh thái Cồn Chim,du khách cũng có thể di chuyển tiếp đến các điểm du lịch gần đó như: chùa Linh Phong, đồi cát Nhơn Lý, đảo Hòn Khô… để hành trình du lịch sinh thái Bình Định thêm trọn vẹn và nhiều niềm vui.

2.2.3.2. Hầm Hô

Là một trong những khu du lịch sinh thái đầu tiên của tỉnh Bình Định, Hầm Hô chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn khoảng 30km. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai thích du ngoạn, khám phá, nghỉ dưỡng sau những ngày dài vất vả, bộn bề.

Hầm Hô hội tụ núi non trùng điệp, những khối đá muôn hình vạn trạng lẫn dòng sông có khi hiền hòa, có khi ầm ầm tung bọt nước để tạo nên một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, tuyệt mỹ, hấp dẫn du khách gần xa. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Với những ai mê “phượt”, một chuyến khám phá đường rừng để đến với thiên nhiên, cây cỏ Hầm Hô sẽ vô cùng thú vị, đáng để dành thời gian chinh phục. Bởi khu sinh thái này có cả những loài cây quý hiếm như: đùng đình, gõ, lim…

Ngoài ra, Khu sinh thái Hầm Hô còn có những ngôi nhà sàn mộc mạc, bình dị nép mình giữa cây cỏ và dòng suối chảy róc rách êm tai. Đã một lần du lịch sinh thái Bình Định và ghé đến Hầm Hô,du khách sẽ thật sự thư giãn, chỉ muốn ở mãi mà chẳng muốn đi.

2.2.3.3. Đầm Trà Ổ

Trong những năm gần đây, Đầm Trà Ổ (hay còn gọi là Đầm Châu Trúc) ở xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ được nhiều du khách tìm đến ghé thăm bởi vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ, hữu tình.

Ban ngày, đầm yên bình, tĩnh lặng nhưng khi đêm về, một cuộc sống nhộn nhịp bắt đầu. Các hoạt động đặt mồi, thả lưới, buông câu của ngư dân cứ diễn ra sôi động cho đến tận 3, 4 giờ sáng mỗi ngày.

Đặc biệt, bao quanh đầm là những ngọn núi, là những làng quê yên ả, thanh bình.

Vào những ngày đẹp trời mà hoa sen, hoa súng nở rộ bên bờ, Đầm Trà Ổ Phù Mỹ càng lung linh, rực rỡ, đẹp đến xiêu lòng.

Bên cạnh cảnh quan đẹp ngỡ ngàng, Đầm Trà Ổ còn nức tiếng với đặc sản Chình mun khiến ai ăn cũng nhớ hoài. Có lẽ vì da của nó “đen như gỗ mun” nên mới được gọi như thế. Quan trọng hơn, Chình mun rất ngon, hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu du lịch sinh thái Bình Định và muốn thưởng thức đặc sản Chình mun, hãy đến ngay Đầm Trà Ổ Phù Mỹ mến thương.

2.2.3.4. Suối nước nóng Vĩnh Thạnh Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Với diện tích khoảng 11ha, suối nước nóng Vĩnh Thạnh cách TP.Quy Nhơn 80km và rất gần các điểm du lịch sinh thái khác như Hồ Định Bình, Thành Tàkơn, vườn cam Nguyễn Huệ (Vĩnh Sơn) cũng như dễ dàng kết nối với các tour du lịch trong tỉnh như: Hầm Hô, Đầm Trà Ổ

Đến suối nước nóng Vĩnh Thạnh, du khách không chỉ tham quan không gian tự nhiên rộng mở, thoáng đãng mà còn được thư thả ngâm mình trong hồ khoáng nóng, thư thả câu cá, sau đó thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng núi rừng tĩnh tại, an yên.

Quanh dòng suối tự nhiên, hệ thống bồn tắm khu suối nước nóng Vĩnh Thạnh luôn được che mát bởi những rặng cây, cho du khách tha hồ ngâm mình thư giãn cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của tự nhiên.

2.2.3.5. Suối nước nóng Phù Cát

Là một trong 7 suối nước nóng nổi tiếng nhất Việt Nam, suối nước nóng Phù Cát – Hội Vân luôn tỏa ra một làn khói mỏng tựa mây, tạo nên khung cảnh mờ ảo như chốn bồng lai.

Dạo bước nơi đây,du khách sẽ cảm nhận được hơi ấm dịu dàng giữa không gian xanh hút mắt, được vỗ về, thư thái cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Nhờ cảnh quan và mạch nước khoáng nóng tự nhiên, suối nước nóng Phù Cát luôn là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước khi du lịch sinh thái Bình Định. Được biết, suối nước nóng Phù Cát cũng là nơi chữa bệnh rất tốt nên không ít người tìm đến ghé thăm.

Chỉ riêng miền đất võ thôi mà cũng đã có rất nhiều khu du lịch sinh thái chodu khách tham quan, khám phá. Điểm đến nào cũng gần gũi với thiên nhiên xanh mát, bình dị, cũng có những món ăn ngon cho bạn thưởng thức. Tuy vậy nhưng du lịch sinh thái ở nơi đây vẫn chưa thực sự được quan tâm, đầu tư và phát triển. Khách du lịch đến tham quan những điểm du lịch này phần lớn là người dân địa phương, hoặc một phần nhỏ những bạn trẻ đi theo hình thức “phượt”.”du lịch kham phá”. “mạo hiểm”.

2.4. Đánh giá chung.

2.4.1. Những kết quả qua hoạt động du lịch. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

2.4.1.1. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch trong nước và quốc tế.

Trong 5 năm từ 2010-2015, hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch của Bình Định đã có những bước phát triển rõ rệt, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến đã được triển khai cho đến nay gồm: Xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến du lịch Bình Định trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương (Báo Du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Du lịch và Giải trí, Báo điện tử Vietnamtourists, Báo Bình Định, Bình Định điện tử, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Định…); Tổ chức và tham gia các hội thảo, triển lãm, hội chợ (Triển lãm du lịch quốc tế ITE tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Festival Huế, Liên hoan du lịch chào mừng Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC 2006, Giới thiệu văn hóa Bình Định trong Không gian văn hóa Việt Nhật tại Hội An – Quảng Nam 2009…); Xuất bản nhiều ấn phẩm phục vụ du lịch, pa nô, phim tài liệu về du lịch của tỉnh (Bản đồ du lịch Bình Định, Cẩm nang, tập gấp giới thiệu các điểm du lịch Bình Định, các đĩa phim, đĩa ảnh du lịch Bình Định…). Đã thành lập Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch trực thuộc Sở Du lịch, nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh.

Đã bước đầu tổ chức các sự kiện du lịch Bình Định, tạo thành sản phẩm độc đáo cho du lịch như: Festival Tây Sơn Bình Định lần thứ nhất – 2008; Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất – 2006, lần thứ hai – 2008, lần thứ ba – 2010 mang đậm bản sắc văn hoá Bình Định, giới thiệu những tinh hoa độc đáo của vùng đất võ, trời văn với bạn bè trong nước và quốc tế, quảng bá tiềm năng kinh tế, văn hoá du lịch của tỉnh.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư về du lịch; cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư để giới thiệu, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án phát triển du lịch. Đã tiến hành việc rà soát, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên hiện tại Luật Đầu tư, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung nên UBND tỉnh sẽ xem xét, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy sau khi các văn bản pháp lý về đầu tư được Trung ương ban hành. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Tăng cường tham gia hợp tác phát triển các tuyến du lịch của tỉnh với các tuyến du lịch trong nước, trong khu vực, từng bước khai thác và phát triển tuyến du lịch hành lang Đông – Tây (Bình Định – Tây Nguyên – Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan).

2.4.1.2. Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm, các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh.

Thời gian qua, bên cạnh việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, Bình Định đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, kể cả đầu tư gián tiếp lẫn đầu tư trực tiếp.

Về hệ thống giao thông: có thể nói giao thông là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển ngành du lịch của một địa phương. Trong những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ Trung ương và bằng nguồn nội lực của tỉnh, cơ sở hạ tầng giao thông không ngừng được đầu tư nâng cấp, nhất là về hàng không. Ga hàng không Phù Cát được nâng cấp, tăng tần xuất chuyến bay, đưa vào hoạt động đường bay thẳng Hà Nội – Qui Nhơn; đường bay thành phố Hồ Chí 93 Minh – Qui Nhơn với tần suất 6 chuyến/tuần bằng máy bay lớn A320 đã thu hút được 117.831 lượt khách đến Bình Định bằng máy bay, tăng 48% so với năm 2008, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà nói chung và du lịch Bình Định nói riêng tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi của khách du lịch, kết nối tour giữa Bình Định và thủ đô Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc đến với Bình Định. Bên cạnh đó hệ thống giao thông đường bộ, thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược mang lại lợi ích nhiều mặt cho kinh tế – xã hội như: tuyến Qui Nhơn – Sông Cầu (Quốc lộ 1D), tuyến cầu đường Qui Nhơn

Nhơn Hội, tuyến Nhơn Hội – Tam Quan, tuyến đường phía Tây Tỉnh, tuyến đường Xuân Diệu cùng với nhiều công trình chỉnh trang đô thị đã đem lại một bộ mặt tươi mới, quay mặt về phía biển, tuyến Phương Mai – Núi Bà, đặc biệt là tuyến du lịch văn hóa – lịch sử – sinh thái Qui Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn.

Đầu tư quy hoạch nhiều khu du lịch: Quy hoạch chi tiết 1/2000 các điểm du lịch – dịch vụ trên tuyến Qui Nhơn – Sông Cầu, tuyến Phương Mai – Núi Bà, Nhơn Lý – Cát Tiến, khu du lịch suối khoáng nóng Hội Vân, quy hoạch khu du lịch phía Đông đèo Qui Hòa, quy hoạch khu du lịch văn hóa, thể thao Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Đèo Son – hồ Phú Hòa, quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực cụm tháp Bánh ít với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Những dự án trên chủ yếu là các công trình đường giao thông vào các điểm di tích lịch sử – văn hóa, danh thắng nổi tiếng của tỉnh như: Tháp Bánh ít, tháp Dương Long, Tháp Đôi, đường Gềnh Ráng đến dốc Mộng Cầm, đường vào suối khoáng nóng Hội Vân… nên ngay sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả, góp phần làm tăng tính hấp dẫn của các điểm đến. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 33 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép, với tổng vốn đăng ký khoảng 422 triệu USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực du lịch đã chiếm trên 60% tổng vốn đăng ký.

Công tác trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa. Trong những năm qua, công tác chống xuống cấp và trùng tu di tích ngành văn hóa đã có nhiều cố gắng. Đến nay, hầu hết các tháp Chàm Bình Định đã được khai quật khảo cổ và trùng tu chống xuống cấp. Trong đó, tháp Đôi được khai quật khảo cổ và trùng tu với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng đã hoàn thành vào năm 1991; 94 tiếp đến là tháp Bánh Ít, cũng được trùng tu vào năm 2004 với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng. Đến năm 2006-2007 khai quật khảo cổ và trùng tu lần thứ nhất tháp Dương Long và hiện nay đang tiếp tục khai quật , trùng tu lần 2 vào đầu tháng 12/2008 và sang năm 2009 với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Tháp Cánh Tiên, được chính thức khai quật khảo cổ và trùng tu từ năm 2006, với tổng kinh phí 100 nghìn euro do Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ. Hầu hết các di tích, đặc biệt là các công trình kiến trúc nghệ thuật đều được gia cố, trùng tu, phục hồi bằng nguồn vốn của trung ương, của địa phương và một số tổ chức cá nhân. Di tích danh nhân, di tích cách mạng cũng được xây dựng: nhà lưu niệm, tượng đài, biểu tượng, bia di tích… và hai di tích được đầu tư kinh phí lớn và sau cụm di tích Điện thờ – Bảo tàng Quang Trung là Tháp Đôi (Quy Nhơn) và Tháp Bánh Ít (Tuy Phước). Hiện nay, một số di tích đang được đầu tư xây dựng trùng tu: xây dựng thêm một số hạng mục khu chứng tích Gò Dài (Tây Sơn), trùng tu tháp Cánh Tiên (An Nhơn) và tháp Dương Long (Tây Sơn). Từng bước trùng tu, tôn tạo hệ thống tháp Chăm, kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn với trồng rừng cảnh quan, bảo vệ môi trường ở các tháp. Xây dựng nhà trưng bày hiện vật văn hóa Chăm, xây dựng dự án nghiên cứu và đề nghị UNESCO công nhận hệ thống tháp Chăm Bình Định là di sản văn hóa thế giới. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng một số làng văn hóa dân tộc trên tuyến du lịch này.

2.4.1.3. Đánh giá nguồn nhân lực.

Sự mở mang đầu tư phát triển kinh doanh du lịch đòi hỏi nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đó, trong những năm qua, các ngành, các doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo và đào tạo lại về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trong ngành du lịch bằng nhiều hình thức: phối hợp, liên kết với các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành tổ chức mở các lớp tại Bình Định, đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp, gửi người lao động tham gia các lớp học tại cơ sở đào tạo…

So với trước, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp 95 vụ, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường, mang tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng cao.

2.4.1.4.Công tác giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển du lịch bền vững.

Đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường nói chung và trong du lịch nói riêng như: tổ chức các lớp tập huấn bảo vệ môi trường, phối hợp với Chương trình SEMLA (chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường) hỗ trợ các địa phương làm panô, áp-phích và tổ chức các việc bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. Hằng trường thế giới “ ngày 05 tháng 06 và “Làm cho thế hoạt động thiết thực. cuộc thi vẽ tranh cổ động năm, tổ chức “Ngày môi giới sạch hơn” với nhiều

2.5: Kết quả cụ thể về kinh tế – Xã hội do du lịch mang lại.

2.5.1: Kết quả về kinh tế.. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Trước năm 2015, du lịch Bình Định vẫn chỉ ở dạng tiềm năng đang chờ khai phá, hầu hết du khách trong nước và quốc tế khi tới miền Trung vẫn chọn những điểm đến đã có thương hiệu như Khánh Hòa, Đà Nẵng… Theo thời gian, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện tối đa cho việc đầu tư phát triển du lịch, tỉnh Bình Định đã đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này. Với những nỗ lực không ngừng cùng những lợi thế có sẵn đó, “thiên đường” du lịch Bình Định đã thực sự “tỉnh giấc” sau nhiều năm “ngủ quên”.

Năm 2016, ngành du lịch của tỉnh Bình Định đón hơn 3,2 triệu lượt khách đến tham quan (tăng 23% so với năm 2015), trong đó có hơn 265.000 lượt khách quốc tế (tăng 24%); tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.450 tỷ đồng (tăng hơn 26%).

Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có khoảng 1,9 triệu lượt khách du lịch đến với vùng đất võ Bình Định, tổng doanh thu từ lĩnh vực này đạt gần 1.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2017, tổng lượng khách đăng ký tại các cơ sở lưu trú du lịch ở thành phố Quy Nhơn đã đạt khoảng 12.500 lượt khách, tăng 43%; tổng khách du lịch tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong dịp lễ này gần 45.000 lượt khách, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016.

2.5.2. Kết quả về xã hội

  • Giải quyêt vấn đề việc làm cho người dân địa phương
  • Phương tiện tuyên truyền quảng cáo hình ảnh hiệu quả 53
  • Tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội

2.5.3. Những mặt cần khắc phục. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch giai đoạn 2006 – 2010 (về số lượng khách 22,1% /năm, về doanh thu 24,0% / năm) là khá cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, nhưng số lượng tuyệt đối về các chỉ tiêu chưa tương xứng với tiềm năng, khả năng và mong muốn, khoảng cách còn khá xa so với các trọng điểm phát triển du lịch trong nước, trong khu vực miền Trung.

Tiềm năng du lịch của tỉnh phong phú, đa dạng nhưng đầu tư cho phát triển các sản phẩm du lịch chưa đúng mức, chưa xứng tầm như định hướng, nhiều tài nguyên du lịch văn hóa xuống cấp, không được quan tâm đầu tư đúng mức, các tháp Chăm ở Bình Định tuy đẹp nhưng lại chưa được “thổi hồn”, chưa gắn với đời sống nên không tạo ấn tượng mạnh với du khách. Điều cần thiết để những đền tháp Chăm này có sức hút riêng là những giai thoại, truyền thuyết hay gắn với những lễ hội tâm linh… thì Bình Định lại hầu như không có, với cộng đồng Chăm còn sinh sống tại Bình Định không nhiều, nguy cơ mai một văn hóa lớn. Cộng với các tháp ngày càng xuống cấp dưới tác động của tự nhiên, Bình Định là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu như bão, lụt, ảnh hưởng đến các tháp và ảnh hưởng đến du lịch.

Việc xây dựng sản phẩm du lịch còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phương, chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên và nhu cầu thị trường. Chưa liên kết xây dựng được thương hiệu du lịch của vùng.

Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, dự án đầu tư du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tiến độ triển khai xây dựng các dự án đầu tư phát triển du lịch còn chậm; sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, thiếu các dịch vụ bổ sung kèm theo trong hoạt động kinh doanh du lịch như hệ thống các nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ tại các điểm du lịch, dọc các tuyến trong đó có tuyến du lịch văn hóa chăm, tuyến du lịch văn hóa lịch sử chưa đủ sức phục 54 vụ lượng khách lớn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa phát huy hết hiệu quả; mặc dù được đầu tư phát triển khá mạnh, song cũng còn có những mặt hạn chế, thiếu đồng bộ, giao thông bằng đường hàng không chưa thật sự thuận lợi, một số tuyến đường dẫn đến các tháp, các làng nghề truyền thống chất lượng chưa tốt, thông tin liên lạc còn gặp nhiều trở ngại, sức cạnh tranh về du lịch còn yếu so với các điểm khác trong cả nước.

Điểm xuất phát về kinh tế của Bình Định còn ở mức thấp, mức sống và trình độ dân trí của người dân, nhất là vùng nông thôn không đồng đều. tại các điểm du lịch như các tháp, các làng nghề người dân chưa có ý thức làm du lịch chỉ mới dừng lại ở sản xuất để kinh doanh hộ cá thể.

Chưa hình thành được các tour du lịch ổn định, nhất là các tour ngoài tỉnh và ngoài nước để đưa khách du lịch đến Bình Định. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được chú ý đầu tư phát triển, nhưng chủ yếu còn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng nên so với nhu cầu phục vụ du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lưu trú, việc đầu tư vào lĩnh vực vui chơi giải trí, nhất là các khu vui chơi giải trí có tầm cỡ với vai trò hạt nhân, tạo điểm nhấn thu hút khách, phát triển hàng lưu niệm, ẩm thực phục vụ du khách còn hạn chế, tính cạnh tranh chưa cao, thời gian khách lưu lại Bình Định còn thấp.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, kinh doanh du lịch được quan tâm nhưng chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao, còn hạn chế, Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa hấp dẫn và thiếu tính đặc trưng trong khi Bình Định có rất nhiều sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo như: Võ cổ truyền, Nhạc võ, bài chòi và hát bội là những môn nghệ thuật xuất phát từ Bình Định mà chỉ có ở Bình Định. Điều quan trọng là chúng ta thiếu hẳn những sản phẩm du lịch mang thương hiệu quốc gia. Bình Định là một tỉnh miền Trung có đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch. Với bờ biển dài, cùng hàng chục đảo, Bình Định đâu kém gì các tỉnh bạn lợi thế về tài nguyên du lịch biển như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bên cạnh đó Bình Định là vùng đất có nền văn hóa độc đáo cùng các giá trị 98 lịch sử lâu đời. Thế nhưng dường như trong những năm qua, khi các tỉnh bạn ồ ạt phát triển du lịch thì nền du lịch Bình Định vẫn gần như dậm chân tại chỗ. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

Việc hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên mới chủ yếu là cung cấp thông tin, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tham gia các hội chợ, triển lãm…, chưa đi sâu vào các nội dung cụ thể để tạo sự liên kết có hiệu quả cao, như xây dựng các chương trình, sản phẩm, tour, tuyến chung để kết nối các tour du lịch trong toàn khu vực (hiện nay chủ yếu tập trung một số địa bàn chính như: Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam, Khánh Hoà, Lâm Đồng…) ; xây dựng các hoạt động xúc tiến chung của khu vực để xúc tiến quảng bá ra thị trường nước ngoài…

Đội ngũ lao động còn thiếu, chưa đồng bộ. Hoạt động du lịch lữ hành còn yếu; chất lượng của lực lượng lao động du lịch còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thì trình độ văn hoá của các hướng dẫn viên du lịch cũng còn yếu. Một số loại hình cán bộ, lao động nghề du lịch chưa đáp ứng nhu cầu quản lý và kinh doanh du lịch như điều hành, hướng dẫn viên du lịch quốc tế, quản lý doanh nghiệp và quản lý khách sạn.

Việc tổ chức quán triệt và tuyên truyền giáo dục nhằm tăng nhận thức của người dân về vai trò của du lịch chưa tốt, có nơi có tiềm năng du lịch nhưng chưa xây dựng kế hoạch, chương trình để phát triển du lịch ở địa phương mình, nhận thức về vai trò kinh tế du lịch chưa đúng mức. Đầu tư về tài chính, ngân sách và tiềm lực khác chưa tương xứng với yêu cầu.

Tiểu kết chương 2.

Bình Định là một vùng đất được mệnh danh là “Đất võ trời văn”, với nhiều nguồn tài nguyên du lịch văn hóa cũng như tự nhiên rất phong phú và đa dạng với các ưu thế nổi trội để phát triển các loại hình du lịch. Hiện nay, du lịch tỉnh nhà được phát triển mạnh dựa vào loại hình du lịch biển và loại hình du lịch văn hóa – lịch sử. Khi tới Bình Định ngoài mục đích tham quan nghỉ dưỡng thì khách du lịch còn tham quan, tìm hiểu về tài nguyên du lịch văn hóa của địa phương, đặc biệt là võ cổ truyền Bình Định và hệ thống tháp chăm. Với nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc văn hóa địa phương sẽ đem lại cho khách du lịch một sản phẩm du lịch văn hóa khác so với những vùng khác trong khu vực. Đấy chính là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Với những di tích lịch sử văn hóa quan trọng như: Bảo tàng Quang Trung, Võ cổ truyền Bình Định, thành Đồ Bàn, hệ thống tháp chăm (8 cụm 14 tháp), lễ hội truyền thống và các nghệ thuật dân gian như: bài chòi, hái bộ, tuồng… Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hóa có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền nhằm đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của người dân đồng thời còn trở thành một phần quan trọng của du lịch, nó có sự thu hút kỳ diệu đối với du khách trong và ngoài nước. Vì thế hiện nay, các phong tục, lễ hội đang có xu hướng phục hồi và phát triển trở lại. Ngoài ra, đến đây khách du lịch còn có thể trực tiếp đến thăm những làng võ hay những khu sản xuất đồ thủ công truyền thống gắn với môi trường sống của cư dân. Việc khai thác và khôi phục phát triển các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch

Bình Định là tỉnh có nguồn tài nguyên các giá trị văn hóa lịch sử rất phong phú và đa dạng để phát triển nhiều loại hình du lịch như: tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử, thể thao, tâm linh, sự kiện… đây là điều kiện tốt để ngành kinh tế du lịch phát triển, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã hội. Song trên thực tế, việc phát triển du lịch của Bình Định chưa tận dụng và khai thác triệt để những tiềm năng và thế mạnh vốn có của tài nguyên nhân văn địa phương này. Lượng khách du lịch đến đây hàng năm tăng lên nhưng tỷ lệ nghịch với mức tăng của doanh thu du lịch; điều này đồng nghĩa với mức chi tiêu của khách du lịch đến Bình Định còn rất thấp; thời gian lưu trú ngắn; khách du lịch nước ngoài và khách có khả năng thanh toán cao chưa nhiều. Nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịch của vùng này còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng dịch vụ còn thấp, các sản phẩm du lịch chưa có tính cạnh tranh cao; chưa phát huy được ưu thế về giá trị và tính độc đáo của sản phẩm, công tác quảng bá xúc tiến chưa mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường. Khóa luận: Thực trạng giá trị văn hóa lễ hội ở Bình Định

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Giải pháp nâng cao giá trị lịch sử văn hóa ở Bình Định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464