Khóa luận: Pháp luật Việt Nam Quảng cáo thương mại ngoài trời

Pháp luật Việt Nam về Quảng cáo thương mại ngoài trời và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngành công nghiệp quảng cáo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin và giao thương sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Quảng cáo thương mại ngoài trời chiếm thị phần lớn thứ hai chỉ sau quảng cáo truyền hình. Trên thế giới có hai dạng quảng cáo thương mại ngoài trời:

 Dạng thứ nhất: Quảng cáo ngoài trời vật lý (physical out-of-home advertising, gọi tắt là OOH advertising) mang tính truyền thống thông qua việc quảng cáo bằng các phương tiện ngoài trời như: các bảng, biển quảng cáo tấm lớn, phương tiện giao thông, băng rôn, pano, áp phích…

Dạng thứ hai: Quảng cáo ngoài trời áp dụng kỹ thuật số (digital out- ofhome advertising, gọi tắt là DOOH advertising).

Hầu hết các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam áp dụng quảng cáo ngoài trời vật lý. Trên cơ sở phát triển của Luật Thương mại 2005 và việc gia nhập WTO, Luật Quảng cáo 2016 ra đời như một tất yếu trước thực tiễn đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng.

Tại Việt Nam, thị trường quảng cáo đang ngày một mở rộng và phát triển. Việt Nam sau khi ra nhập WTO đã mở ra cho chúng ta cơ hội cũng như những thách thức lớn. Một mặt thị trường được mở rộng chúng ta có cơ hội tiếp xúc với thị trường thế giới. Tuy nhiên có nhiều khó khăn cho chúng ta khi phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Những công ty với nhiều kinh nghiệm và khoa học công nghệ cao. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao chất lượng và có nhiều sáng tạo trong các ý tưởng quảng cáo. Mặt khác, chúng ta đang phải đồi mặt với những khó khăn. Đây là ngành mới mẻ của Việt Nam kinh nghiệm còn rất ít. Lợi nhuận chủ yếu của ngành này các công ty nước ngoài chiếm giữ vì đa phần chúng ta chỉ giữ vai trò là người sản xuất. Nhận thức rõ được điều này các công ty bắt đầu có những thay đổi trong nhận thức và cách tiếp cận. Để đánh giá bất kỳ một thị trường sản phẩm hay dịch vụ nào trước hết cần phải xem xét nghiên cứu của thị trường về ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ đó. Đó là một trong những việc cần làm để từ đó có những đánh giá về tình hình hoạt động của nó cũng như những xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai. Tại Việt Nam, thị trường quảng cáo mới hình thành, phát triển và có những đặc điểm riêng về nhu cầu. Sau đây là một số đặc điểm nhu cầu đáng chú ý của thị trường quảng cáo nước ta.

Nhu cầu đa dạng: Với từng loại ngành hàng, sản phẩm dịch vụ khác nhau có nhu cầu quảng cáo khác nhau. Hiện nay các sản phẩm, dịch vụ quảng cáo cũng ngày càng đan dạng. Để phục vụ nhu cầu đó, từ quảng cáo trên truyền hình, radio, quảng cáo trên pano, apphich tấm lớn cho đến quảng cáo trên báo, tạp chí, catague, quảng cáo trên các phương tiện giao thông như: xe bus, tàu hỏa…

Nhu cầu mang tính tự phát: Đây là nhu cầu phổ biến đối với các công ty trong nước. Thông thường các công ty quảng cáo có kế hoạch quảng cáo được hoạch định gắn liền với kế hoạch Marketing của họ. Tuy nhiên điều này chưa được thực hiện đúng nghĩa tại các doanh nghiệp Việt Nam. Có nghĩa là chỉ khi tung ra sản phẩm mới hay có những trục trặc trong công tác bán háng sản xuất kinh doanh họ mới nghĩ đến quảng cáo mà không định hướng mục tiêu trước đó.

Nhu cầu tiềm năng: Hiện nay các doanh nghiệp ngày càng ý thức rõ hơn vai trò của quảng cáo đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hơn thế nữa nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, vấn đề xây dựng thương hiệu trở thành vấn đề sống còn nếu không muốn bị đè bẹp.

Và trong đó, Quảng cáo ngoài trời là một phương pháp hiệu quả và rẻ tiền, rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ với những hình thức vô cùng phong phú và thông dụng. Các phương tiện thông thường bao gồm biển quảng cáo, ghế xe buýt, biển báo tàu điện ngầm, xe buýt và thành của xe taxi… là một phần của loại hình tiếp thị được gọi là ngoài trời. Hiện nay loại hình này còn bao gồm quảng cáo tại các cửa hàng, sân bay…Vì vậy, có nhiều phương thức quảng cáo ngoài trời có chi phí vừa phải và phù hợp với mục đích của người tiếp thị

Ngày nay, quảng cáo ngoài trời đã trở nên “nóng” hơn bất cứ thời điểm nào trước đây nhờ có sự tiến bộ của công nghệ. Nó phát huy những hiệu quả rất lớn trong việc quảng bá sản phẩm, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và sự quan tâm của các doanh nghiệp. Chẳng hạn như công ty Magink đặt trụ sở ở New York đang xây dựng các biển quảng cáo kỹ thuật số trông giống như bằng giấy nhưng lại hoạt động như màn hình điện tử, và công ty quảng cáo ngoài trời lớn Larmar Advertising đang chuyển các biển quảng cáo chính của họ tai thành phố Pittsburgh, Cicinnati và Las Vegas thành các quảng cáo dạng đèn điện tử LED.

Quảng cáo ngoài trời hiệu quả nhất khi nó được sử dụng để truyền đạt một thông điệp duy nhất, vì vậy, nó là phương tiện hoàn hảo để cho khách hàng biết về cửa hàng, sản phẩm, dịch vụ hàng hóa của bạn. Thời gian tiếp xúc khách hàng ỉ và khoảng trống nhỏ buộc bạn phải dùng một hình ảnh hấp dẫn đi kèm với một tiêu đề, khẩu hiệu hay biểu tượng công ty, như quảng cáo ngoài trời cho quần áo lót của Calvin Klein và Absolut chẳng hạn.

Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động quảng cáo, cần phải có sự quản lý nhà nước vừa chặt chẽ vừa tạo điều kiện để phát triển hơn nữa đối với lĩnh vực này. Hệ thống pháp luật quảng cáo nước ta đã điều chỉnh toàn bộ các hoạt động này như: chủ thể, nội dung, hình thức quảng cáo thương mại ngoài trời; hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời; công tác quản lý nhà nước về quy hoạch quảng cáo ngoài trời… Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn tồn tại các vấn đề pháp lý nổi cộm như sau:

Thứ nhất, một số nội dung pháp lý liên quan đến lĩnh vực này có sự vướng mắc như: chưa đưa ra khái niệm về quảng cáo thương mại ngoài trời; việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng, cần xem xét trách nhiệm cải chính, xin lỗi, bồi thường thiệt hại…tại điều luật.

Thứ hai, về thủ tục pháp lý: có sự vướng mắc trong việc cấp phép đối với công trình quảng cáo thương mại ngoài trời, có tình trạng “Thông tư to hơn Luật”, chồng chéo giữa các cơ quan chức năng; đơn cử như: cơ quan văn hóa thì yêu cầu phải có giấy phép xây dựng mới cấp phép, trong khi đó cơ quan xây dựng thì yêu cầu phải được cơ quan văn hóa đồng ý mới cấp phép xây dựng.

Ngoài ra, hồ sơ, trình tự thủ tục pháp lý về hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời còn rời rạc, được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, nên có những quy định Luật Quảng cáo đã cho phép nhưng Luật Xây dựng chưa cập nhật. Đơn cử như việc Luật Quảng cáo cho phép miễn đăng ký giấy phép đối với những bảng, biển quảng cáo cỡ nhỏ (theo quy định) nhưng Luật Xây dựng chưa thống nhất, đồng bộ về vấn đề này. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Luật Quảng cáo là một điều tất yếu khách quan.

Sau 9 năm thực hiện, Luật Quảng cáo 2016 đã bộc lộ những hạn chế cần sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu về quảng cáo thương mại ngoài trời theo pháp luật Việt Nam để tìm ra những nguyên nhân khó khăn, vướng mắc, bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết; góp phần đáp ứng những yêu cầu xã hội trong việc thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, tăng thu ngân sách.

Trong những năm gần đây, kinh tế – xã hội của thành phố Hải Phòng phát triển mạnh, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng sôi động trong đó có hoạt động quảng cáo với các phương thức và phương tiện quảng cáo ngày càng đa dạng và phong phú. Các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ nhiệm vụ chính trị và quảng cáo thương mại ngoài trời đã góp phần tích cực trong việc phát triển chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội của thành phố. Quảng cáo thương mại ngoài trời đã góp phần thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy hoạt sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế của thành phố, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hoạt động Quảng cáo thương mại ngoài trời tại thành phố Hải Phòng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cũng như cần sự định hướng tốt hơn trong thời gian tới.

Xuất phát từ những lý do cấp thiết trên tôi chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về Quảng cáo thương mại ngoài trời và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp văn bằng 2 ngành luật và được nhà trường cho phép, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu đề cập ở mỗi góc độ, phạm vi khác nhau. Kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu trên và đẩy mạnh đi sâu vào nghiên cứu về quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam, luận văn sẽ có một cái nhìn tổng quát về hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời theo pháp luật Việt Nam hiện nay, thực trạng của việc áp dụng pháp luật về vấn đề này tại thành phố Hải Phòng, từ đó có những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quảng cáo thương mại nói chung, đánh giá thực trạng về việc áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng nhằm đưa ra một số kiến nghị có tính khả thi có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền cũng như các các chủ thể trong hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời áp dụng tốt hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này.

Khảo sát và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời ở phạm vi thành phố.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa, phân tích các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam; So sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật một số nước khu vực châu Á và tài liệu thông tin quốc tế để thấy rõ sự khác biệt và tính tương đồng của pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ngoài trời;

Nghiên cứu những vấn đề chung về thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời tại thành phố Hải Phòng

Từ đó, tìm hiểu những bất cập và nguyên nhân vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng và đánh giá những kết quả đạt được, mặt hạn chế và về quản lý quảng cáo ngoài trời tại thành phố Hải Phòng

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, các quy định về quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng các quy định này tại thành phố Hải Phòng để thấy những ưu điểm, bất cập còn tồn tại trong lĩnh vực quảng cáo và quảng cáo thương mại ngoài trời. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật quảng cáo hiện hành về quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam theo Luật quảng cáo 2016, Luật thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan. Qua đó, tác giả nêu ra những bất cập còn tồn tại khi áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần khắc phục, hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật quảng cáo nói riêng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nội dung khoa học của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê –Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN. Tác giả lựa chọn phương pháp khoa học cụ thể như: Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh, Phương pháp tổng hợp, Phân tích, bình luận các quy định của pháp luật, Khảo sát thực tế, so sánh đối chiếu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề xuất một số kiến nghị cũng như giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà Nhà nước và các chủ thể trong hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời đang mắc phải để tiến hành áp dụng tốt hơn những quy định của pháp luật về vấn đề này. Luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu hoặc ứng dụng thực tế.

Luận văn góp phần làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật với hoạt động quảng cáo ngài trời trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

  • Chương 1: Một số vấn đề lý luận và khung pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời
  • Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về Quảng cáo thương mại ngoài trời và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng
  • Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ngoài trời.

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NGOÀI TRỜI

1.1. Khái quát về quảng cáo thương mại ngoài trời và pháp luật điều chỉnh về quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của quảng cáo thương mại ngoài trời 

1.1.1.1. Khái niệm quảng cáo thương mại ngoài trời 

  • Quảng cáo

Trong Từ điển Tiếng Việt do Nxb Thanh niên năm 1988 có nêu: “Quảng cáo là trình bày, giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết, nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”.

Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo định nghĩa: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Quảng cáo có lịch sử phát triển lâu đời, phạm vi ứng dụng rộng nên khái niệm quảng cáo có rất nhiều nhưng được phân chia theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp với những đặc điếm khác nhau:

Theo nghĩa hẹp, quảng cáo là quảng cáo kinh doanh hay quảng cáo thương mại. Theo nghĩa này, quảng cáo được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:

Theo Từ điển Oxford Advanced Leamer’s Dictionary (Oxford ưniversiiy Press), quảng cáo là hoạt động để “Làm cho cái gì đó được biết đến rộng rãi và công khai; Ca ngợi cái gì đó một cách công khai nhằm khuyến khích mọi người mua hoặc sử dụng nó; Cho biết rằng minh đang cần gì (mua, bán, thuê…)” [48, tr.46].

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 3), quảng cáo là “Tuyên truyền, giới thiệu hàng hóa, dich vụ hay hãng kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ đó, nhằm tạo sự hấp dẫn và kích thích người mua để đẩy mạnh việc bán hàng hóa và thực hiện dich vụ” [24, tr.523].

Theo nghĩa rộng, quảng cáo được hiểu là sự thông tin truyền cảm hoặc thuyết phục gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới người khác nhằm hướng đến một số hành động. Đặc điểm chủ yếu của loại quảng cáo này là đối tượng, nội dung quảng cáo đều rộng, gồm cả quảng cáo kinh doanh, thương mại nhằm mục đích thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và quảng cáo phi kinh doanh, thương mại nhằm tác động vào nhận thức của công chúng về các vấn đề chính trị, xã hội…

Có thể thấy, quan niệm về quảng cáo rất đa dạng, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia, lĩnh vực, ngành nghề mà người ta muốn hướng tới, mức độ sử dụng các phương tiện thông tin trong truyền bá quảng cáo.

  • Quảng cáo thương mại ngoài trời

Quảng cáo thương mại ngoài trời (Out-of-home Advertising hoặc Outdoor Advertising) là hình thức quảng cáo thương mại với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau được đặt, để, dựng, treo ở không gian công cộng; tác động đến nguời tiêu dùng khi họ bước ra bên ngoài không gian sống của mình và bước vào không gian công cộng nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa và sinh lợi.

 Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa đưa ra định nghĩa về quảng cáo thương mại ngoài trời, mặc dù vẫn thừa nhận khái niệm này trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tác giả cho rằng khái niệm quảng cáo thương mại ngoài trời có thể được hiểu như sau: “Quảng cáo thương mại ngoài trời là hoạt động xúc tiến thương mại được các chủ thể thực hiện thông qua các phương tiện quảng cáo ngoài trời nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh đến với người tiêu dùng với mục đích sinh lợi”.

1.1.1.2. Đặc điểm của quảng cáo thương mại ngoài trời 

Là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo thương mại ngoài trời có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quảng cáo thương mại ngoài trời là một hoạt động quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể nhằm mục đích sinh lợi thông qua các phương tiện quảng cáo ngoài trời.

Thứ hai, nội dung quảng cáo thương mại ngoài trời sẽ được chuyển tải thông qua các phương tiện quảng cáo thương mại ngoài trời.

Thứ ba, đặc điểm về mặt quản lý: hình thức quảng cáo thương mại ngoài trời là một trong những hình thức quảng cáo về bảng hiệu có quy oạch chính thức của các cơ quan chức năng và được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo cho sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ chung.

Thứ tư, tính linh hoạt của quảng cáo thương mại ngoài trời thể hiện ở tần suất truyền tải nội dung, thông điệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa lên đến 24/24h một ngày.

1.1.2. Khung pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời 

Pháp luật Việt Nam về quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng được xây dựng tương đối đồng bộ bao gồm Luật Thương mại 2005, Luật Quảng cáo, các luật chuyên ngành khác và những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành. Qua đó, hệ thống pháp luật về quảng cáo ở nước ta đã hình thành và điều chỉnh toàn bộ các hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời như: nội dung, hình thức quảng cáo thương mại ngoài trời; hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời; công tác quản lý nhà nước về quy hoạch quảng cáo ngoài trời.

1.1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời:

  • Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • Đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.
  • Đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng pháp luật.
  • Đảm bảo sự cam kết về hội nhập quốc tế.

 1.1.2.2. Đối tượng quảng cáo thương mại ngoài trời 

Khoản 3, Điều 8 quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo, cụ thể: “Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam”. Đề xuất chỉ cần quy định cấm những sản phẩm quảng cáo thương mại trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam là đủ vì những yếu tố còn lại như đạo đức, thẩm mỹ, truyền thống văn hóa,…. suy cho cùng đều là những yếu tố thuộc về thuần phong mỹ tục.

1.1.2.3. Trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời

 Việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng, cần xem xét trách nhiệm cải chính, xin lỗi, bồi thường thiệt hại…tại điều luật. Bên cạnh đó, pháp luật chưa ghi nhận hình thức xử phạt tăng trách nhiệm tương ứng với số lần vi phạm, chưa đưa ra con số cụ thể về việc chịu trách nhiệm hình sự theo số lần vi phạm hành chính.

1.1.2.4. Nội dung quảng cáo thương mại ngoài trời 

Pháp luật Việt Nam chưa quy định về chứng nhận kiểm duyệt nội dung quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng, mà mới chỉ dừng ở việc thành lập Hội đồng thẩm định quảng cáo nên trên thực tế vẫn tồn tại rất nhiều quảng cáo không đúng hoàn toàn với sự thật.

1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo

Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của hoạt động quảng cáo và tầm quan trọng của quảng cáo đối với nền kinh tế thời kỳ hội nhập, Đảng và nhà nước ta không ngừng đưa ra những chủ trương nhằm đưa quảng cáo phát triển thành một ngành công nghiệp, đồng thời định hướng cho các địa phương trong việc lập quy hoạch quảng cáo ngoài trời nhằm mang lại lợi nhuận về kinh tế, cùng đó để làm tốt công tác quản lý nhà nước mang lại nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người dân Việt Nam.Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước từng bước được cụ thể hóa thông qua Luật quảng cáo và hệ thống các văn bản hướng dẫn, các văn bản pháp lý liên quan:

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
  • Luật Quảng cáo đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XIII thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2016. Luật Quảng cáo là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất được ban hành vào thời điểm thích hợp và cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời trong thời điểm hiện nay, đồng thời giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo ngoài trời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Luật Quảng cáo đã thực sự đi vào đời sống bằng sự tích cực của các cơ quan chức năng và sự đồng thuận chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động quảng cáo.
  • Nghị định số 181/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
  • Nghị đinh 103/2013/NĐ-CP ngày 06/11/2013 của CP ban hành quy chê hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (trong đó có quy đinh về việc viết, đặt biển hiệu).
  • Nghị định số 38/2025/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
  • Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.
  • Thông tư số 10/2017/TT-BVHTTDL ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo.
  • Hướng dẫn số 3873/HD-BVHTTDL ngày 11/11/2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhà nước quản lý hoạt động quảng cáo bằng các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư…, cùng với đó là tổ chức bộ máy phân cấp quyền quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý.

Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đặc biệt từ khi tuyến đường Cao tốc Hải Phòng – Hà Nội đi vào khai thác sử dụng, đó là cơ hội để hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố phát triển. Tuy nhiện do thành phố chưa ban hành được quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố nên hiện nay các hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn còn mang tính tự phát, xâm phạm mỹ quan đô thị; chưa kết hợp được giữa quảng cáo và tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, nhiều biển bảng quảng cáo chưa xứng tầm ở những vị trí then chốt vì vậy làm giảm hiệu quả giữa hoạt động quảng cáo gắn liền với tuyên truyền cổ động của địa phương.

1.3. Pháp luật của một số nước trên thế giới về quảng cáo thương mại ngoài trời và kinh nghiệm cho Việt Nam 

1.3.1. Quảng cáo thương mại ngoài trời theo pháp luật Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam 

Thứ nhất, yêu cầu về giấy phép đối với biển quảng cáo thương mại ngoài trời ở Singapore: So với Singapore, pháp luật Việt Nam quy định phân biệt việc cấp phép hay không cấp phép đối với công trình quảng cáo thương mại ngoài trời dựa trên kích thước của bảng, biển quảng cáo đó, chứ không quy định loại trừ biển hiệu được trưng bày bởi các tổ chức tôn giáo, từ thiện… như Singapore. Ngoài ra, một hoặc một chuỗi các biển hiệu quảng cáo với tổng diện tích nếu nhiều hơn 5 mét vuông thì phải đăng ký giấy phép ở Singapore. Trong khi đó, ở Việt Nam thì bảng, biển quảng cáo thương mại ngoài trời có thể lớn hơn mà không cần xin giấy phép xây dựng như đã nêu trên.

Thứ hai, về phân loại biển quảng cáo và biển hiệu thông thường:

Pháp luật Singapore quy định rằng: nếu một tấm biển ngoài trời không bao gồm bất kì biểu trưng, biểu tượng, ký hiệu, thông báo, đại diện hoặc thiết bị trực quan nào về thương hiệu hoặc nhãn hiệu nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, thì không được xem là biển quảng cáo, mà thuật ngữ pháp lý gọi chung là “biển hiệu”. Do đó, thủ tục pháp lý liên quan đến biển hiệu thông thường sẽ có một số điểm khác với biển quảng cáo, nhất là lệ phí phải nộp cho cơ quan chức năng, quy định cấm những nơi được hiển thị. Điều đó có nghĩa, nếu một tấm biển ngoài trời không nhằm mục đích thương mại, không nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để sinh lợi thì không được xem là quảng cáo; như vậy pháp luật Singapore chỉ ghi nhận quảng cáo nhằm mục đích thương mại.

Điều này so với pháp luật Việt Nam thì có sự khác biệt:

Một là, pháp luật Việt Nam ghi nhận hai loại hình quảng cáo với hai mục đích khác nhau bao gồm: quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại. Cụ thể, khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2016 định nghĩa: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.

Hai là, Singapore có Hệ thống cấp phép quảng cáo ALS trực tuyến. Các chủ thể trước khi dựng một tấm biển ngoài trời thường phải nộp đơn xin tư vấn qua hệ thống trực tuyến ALS để được đánh giá chính xác loại biển của mình là biển hiệu thông thường hay biển quảng cáo, tránh những sai phạm trong việc thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời. Đây là một điểm rất tiến bộ của hệ thống pháp luật Singapore, mà trong lộ trình dài khi hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể xem xét, nghiên cứu để ứng dụng.

Thứ ba, pháp luật Singapore có quy định chi tiết mô tả cụ thể từng loại biển, bảng quảng cáo và quy định cấm hiển thị đối với biển, bảng quảng cáo thương mại ngoài trời. So với Singapore, pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng trong Luật Quảng cáo như Singapore, mà chỉ điều chỉnh thông qua việc triển khai cụ thể các Đề án, phương án quy hoạch quảng cáo ngoài trời dựa trên tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đất đai, đô thị ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong mỗi thời kì, giai đoạn nhất định. Nói cách khác, Singapore quy định hẳn vấn đề này trong luật, còn Việt Nam chỉ quy định trong văn bản dưới luật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc triển khai thực hiện Luật quảng cáo thiếu đồng bộ, nhất quán tại Việt Nam. Tác giả sẽ đi sâu phân tích phần này ở phần thực tiễn thực áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời trong Chương 2.

Thứ tư, về các hướng dẫn và yêu cầu phải đáp ứng để được cấp phép đối với biển quảng cáo ngoài trời: So với pháp luật Việt Nam, điểm khác biệt của pháp luật Singapore là ngoài hệ thống cấp phép quảng cáo ALS trực tuyến như đã nói trên, Singapore còn có bản đồ của URA (Cơ quan tái thiết đô thị) giúp cho việc kiểm tra địa điểm biển quảng cáo/ biển hiệu ngoài trời dự kiến đặt tại một khu vực nhất định trước khi xin giấy phép dễ dàng hơn. Qua đó, chủ thể quảng cáo thương mại ngoài trời có thể hạn chế được những rủi ro pháp lý. Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam có thể xem xét, áp dụng vào thực tiễn trong tương lai khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện hơn; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời.

Thứ năm, phí, lệ phí để được cấp giấy phép: Về vấn đề lệ phí phải trả trong việc cấp phép, tùy điều kiện thực tế ở mỗi quốc gia khác nhau mà có những quy định khác nhau, phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tại quốc gia đó. Pháp luật Việt Nam cũng quy định chi tiết vấn đề này trong những văn bản dưới luật, cụ thể là Thông tư số 64/2012/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 67/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/7/2004 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.

1.3.2. Quảng cáo thương mại ngoài trời theo pháp luật Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam 

Như vậy, so với pháp luật Nhật Bản, pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ngoài trời có một số điểm khác biệt:

Một là, về khái niệm, so với Nhật Bản và một số nước trên thế giới, hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về quảng cáo thương mại ngoài trời.

Hai là, pháp luật Nhật Bản quy định những ngoại lệ đối với quảng cáo thương mại ngoài trời theo một số khu vực địa lý nhất định, dựa trên điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cũng như quy định cụ thể mang tính đặc thù của từng địa phương. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không quy định những ngoài lệ này.

Ba là, về hồ sơ xin cấp phép, pháp luật Nhật Bản quy định chi tiết từng loại giấy tờ phải nộp trong 03 trường hợp khác nhau đối với việc đăng ký cấp phép quảng cáo ngoài trời gồm có: cấp phép mới, cấp phép tiếp tục, thay đổi cấp phép; đồng thời, pháp luật Nhật Bản cũng quy định những loại giấy tờ chỉ nộp khi cần thiết, nên thủ tục hành chính cũng ít rườm rà hơn. Trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại ngoài trời nói riêng, chúng ta có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng.

Bốn là, ngoài các luật chuyên ngành chính liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời như: Luật đất đai, Luật Xây dựng…, thì ở Nhật Bản còn có Luật công viên tự nhiên và Luật bảo tồn tự nhiên cũng có điều chỉnh một số nội dung của lĩnh vực này. Nhật Bản còn phân loại các tiêu chuẩn cấp phép đối với các khu vực khác nhau theo 6 mức độ, từ khu vực cấp phép loại 1 đến khu vực cấp phép loại 6, và có quy định cụ thể, chi tiết đối với các khu vực cấm quảng cáo ngoài trời. Ngoài ra, pháp luật Nhật Bản cũng yêu cầu phải có báo cáo loại bỏ đối với biển, bảng quảng cáo ngoài trời không được sử dụng nữa.  Theo đó, chủ thể quảng cáo thương mại ngoài trời phải gửi báo cáo loại bỏ, khi hết hạn cho phép hoặc không muốn tiếp tục trưng bày, hoặc khi chuyển đi nơi khác. Việc này cũng là một điểm tiến bộ giúp cơ quan chức năng ở Nhật Bản quản lý hoạt động quảng cáo dễ dàng hơn.

1.4. Tổng quan về thực trạng quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố

1.4.1 Tổng quan các đặc điểm thành phố Hải Phòng ảnh hưởng tới hoạt động quảng cáo ngoài trời

Hải Phòng là một thành phố ven biển nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 20o30’39” – 21o01’15” Vĩ độ Bắc và từ 106o23’39” – 107o08’39” Kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Tại các khu vực giáp ranh này có thể phát triển loại hình tuyên truyền “bảng chào” rất có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng cáo.

Hải Phòng hội tụ đủ các loại hình giao thông: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và có vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, cảng Hải Phòng,… Thành phố cũng là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các địa phương ở miền Bắc, kết nối với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế. Có thể phát triển đa dạng các loại hình tuyên truyền, quảng cáo.

Hải Phòng còn là thành phố trực thuộc trung Hải Phòng còn là thành phố trực thuộc trung ương, là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong ba đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng (cùng với Hà Nội, Quảng Ninh). Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc (Hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ), Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng. Thuận lợi cho phát triển quảng cáo thương mại, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo nguồn thu cho thành phố.

Hải phòng cũng gần các nguồn cung năng lượng lớn như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1, Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2… phần nào hỗ trợ cung cấp năng lượng điện cho vận hành các bảng tuyên truyền, quảng cáo có yêu cầu về điện.

Hải Phòng bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo).

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2023, dân số thành phố Hải Phòng thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2023 là 2.028.514 người, đứng thứ 7 cả nước. Tuy nghiên, dân cư phân bố không đều, tập trung cao nhất là tại các quận: Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng; thấp nhất là hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ. Tỷ lệ tăng dân số như trên bảo đảm Hải Phòng vẫn có dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Việc tập trung dân số như vậy ảnh hưởng tới phát triển tuyên truyền, quảng cáo trong khu vực nội đô.

Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế – khoa học – kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà – Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới – là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới. Đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp.

Khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân.

Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước,  có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể nói, Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một vùng đất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư dân anh dũng, sáng tạo và rất cởi mở, dễ hoà hợp với bè bạn bốn phương. Những  người dân từ nhiều miền quê đến sinh sống tại vùng đất cửa biển này đã hình thành nên tính cách kiên nghị, năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho người Hải Phòng sớm tiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước biến thiên của lịch sử. Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Hải Phòng trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Hải Phòng có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miền Bắc. Do vậy hệ thống cảng biển của thành phố được chú trọng đầu tư mở rộng từ rất sớm. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hải Phòng đã được người Pháp xây dựng như một trung tâm thương mại, tài chính và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của Thái Bình Dương. Đầu thế kỷ XX, cảng Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, ven Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, biển Bắc Âu…

Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính phủ nâng cấp. Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.

Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 35 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn như cảng sông Vật Cách, cảng sông Sở Dầu.

Theo quy hoạch phát triển vươn mình ra biển của thành phố và theo tính toán đến năm 2030, lượng hàng qua cảng Hải Phòng dự kiến sẽ đạt từ 140-150 triệu tấn vượt xa so với công suất tối đa hiện nay, vì thế dự án cụm Cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế Lạch Huyện đã được triển khai tại đảo Cát Hải với vốn đầu tư 1 tỷ USD. Đây là tương lai của Cảng biển Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận tàu container, tàu tổng hợp có trọng tải đến hơn 100.000 DWT và được xác định là cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA). Khi siêu cảng Container Lạch Huyện được đưa vào sử dụng, Thành phố có kế hoạch di chuyển hết tất cả các Cảng sông nội đô ra Lạch Huyện, nhằm chỉnh trang bộ mặt đô thị của Thành phố.

Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến Hà Nội – Hải Phòng, do Pháp xây dựng từ năm 1901 đến ngày 16.6.1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tuyến đường sắt này đang có kế hoạch được nâng cấp và điện khí hóa tuyến đường sắt này dài 102 km, gần như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội. Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng nằm trong số ít những ga đường sắt vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc.

Ở Hải Phòng hiện chỉ có 1 sân bay phục vụ dân sự, Sân bay quốc tế Cát Bi là sân bay đầu tiên của miền Bắc xây dựng từ thời Pháp thuộc. Sân bay này ban đầu xây dựng phục vụ mục đích quân sự. Hiện nay, Thành phố đã nâng cấp sân bay Cát Bi theo tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, bảo đảm tiếp nhận được máy bay B747 hạn chế tải trọng, B777-300, B777-200, A321. Xây dựng mới đường băng số 2, với kích thước dài 3050m, rộng 60m. Sân đỗ máy bay được mở rộng thành 8 vị trí đỗ. Cải tạo đường băng số 1 (cũ) thành đường lăn dài 3.050m, rộng 44m. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 5 nghìn tỷ đồng.

Thành phố có dự án xây dựng thêm một cảng hàng không quốc tế Hải Phòng dự kiến đặt tại huyện Tiên Lãng. Đây là Dự án có khả năng sẽ là sân bay lớn nhất tại miền Bắc với quy mô khoảng 6000 ha với tổng vốn đầu tư dự tính hiện thời qua 3 giai đoạn đến 2030 là hơn 8 tỉ USD.

Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình.

Là nơi toàn bộ các nhánh hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chính vì điều đó, việc xây dựng cầu đường trở nên rất quan trọng đối với thành phố này.

Một số công trình cầu tiêu biểu như: cầu Bính bắc qua sông Cấm nối giữa quận Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên, được cho là một trong những cây cầu đẹp nhất Đông Nam Á; cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, thuộc quận Hồng Bàng, và được xem đây là cây cầu có đường dẫn đẹp nhất thành phố; và cầu Quay còn gọi là cầu xe lửa, bắc qua sông Tam Bạc, “cây cầu lịch sử” được xây dựng vào thời Pháp thuộc, cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải dài nhất Việt Nam, cầu Bạch Đằng thuộc cao tốc Hải Phòng – Hạ Long.

1.4.2 Tổng quan về thực trạng quảng cáo trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Đối với Hải Phòng, lĩnh vực quảng cáo đang có điều kiện và không gian phát triển mạnh mẽ, trong bối cảnh đây là thành phố có vị trí địa kinh tế quan trọng và đang hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu mạnh mẽ. Hải Phòng là thành phố cảng biển, cửa chính ra biển của các thành phố phía Bắc, cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển của cả nước và quốc tế. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại; tốc độ phát triển hạ tầng giao thông, đô thị và đô thị hóa của thành phố có bước phát triển lớn. Theo đó, lĩnh vực quảng cáo nói chung và cổ động trực quan, quảng cáo ngoài trời nói riêng phát triển nhanh chóng và không chỉ đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội mà còn góp phần xây dựng, phát triển cảnh quan đô thị hiện đại. Đồng thời, hệ thống này cũng có hiệu quả to lớn khi sử dụng vào việc tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Xác định vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực quảng cáo, Thành phố Hải Phòng đã xây dựng và phê duyệt “Quy hoạch phát triển quảng cáo giai đoạn 2004 – 2024” tại Quyết định số 3685/QĐ-UB, ngày 31/12/2004. Những năm qua, quy hoạch nói trên đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển và quản lý lĩnh vực quảng cáo của thành phố, nhất là quảng cáo ngoài trời. Loại hình quảng cáo này đang ngày càng trở thành công cụ quảng bá hữu hiệu, thúc đẩy và kích thích phát triển nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, Quy hoạch phát triển quảng cáo giai đoạn 2004 – 2024 hiện không còn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng của thành phố Hải Phòng và một số quy định mới của pháp luật cũng như yêu cầu phát triển và quản lý hoạt động quảng cáo mà thực tế đang đặt ra trên địa bàn thành phố, thể hiện trên một số mặt cụ thể như sau:

Một là, thực hiện theo quy định của Luật Quảng cáo số 16/2016/QH13 ngày 21/06/2016 của Quốc hội (Khoản a, Mục 1, Điều 38: Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực).

Hai là, “Quy hoạch phát triển quảng cáo giai đoạn 2004 – 2024” được thành phố phê duyệt năm 2004 dù đã có những đóng góp không nhỏ trong giai đoạn vừa qua, song hiện không còn phù hợp với một số quy định pháp luật với một số luật và thông tư được ban hành sau năm 2004, chẳng hạn như Luật Quảng cáo được Quốc hội thông qua năm 2016 và có hiệu lực thi hành từ năm 2017; Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 20/05/2022 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời và QCVN17:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời…

Ba là, Thành phố Hải Phòng đang triển khai thực hiện Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội của thành phố trong hơn 10 năm tới sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, do đó các quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố, bao gồm cả Quy hoạch phát triển quảng cáo, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bốn là, những năm gần đây, thành phố Hải Phòng trên đà phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế mạnh mẽ. Theo đó các yếu tố liên quan trực tiếp đến hoạt động quảng cáo ngoài trời như: Không gian đô thị, các tuyến giao thông đã có những thay đổi lớn, khác với tình hình và dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội (ví dụ như: Các tuyến cao tốc thuộc Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, cảng Lạch Huyện, sân bay Cát Bi, đã và đang được xây mới, nâng cấp).

Kết thúc Chương 1

Chương 1 đã nêu một số vấn đề lý luận và khung pháp luật về quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam. Từ đó đã đưa ra những khái niệm cơ bản về quảng cáo thương mại ngoài trời cũng như những đặc điểm của hoạt động này, chỉ ra khung pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời tại Việt Nam và của một số nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tổng quan về quảng cáo thương mại ngoài trời tại thành phố Hải Phòng đã được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ tại Chương này. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại ngoài trời và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Phòng sẽ làm rõ một số vấn đề lý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464