Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu khả năng khai thác và phát triển một số tuyến du lịch phục vụ du lịch Trekking tại Sa Pa dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, du lịch đã và đang là một ngành công nghiệp quan trọng và chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP của mỗi quốc gia. Du lịch được xem như là ngành “công nghiệp không khói” mang lại nguồn ngân sách rất lớn cho Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Theo thống kê mới công bố của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước tăng trưởng du lịch mạnh nhất thế giới đầu năm 2017 và đứng đầu Châu Á về tốc độ phát triển du lịch. Đây là kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cấp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển trên lộ trình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Có thể thấy du lịch Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Hiện nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2018 ước đạt 1.301.909 lượt, tăng 8,0% so với tháng 10/2018 và tăng 11,0% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 11 tháng năm 2018 ước đạt 14.123.556 lượt khách, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2017 (Báo cáo của Tổng cục Du lịch, 11/2018). Điều đó chứng tỏ hình ảnh du lịch Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đón nhận rộng rãi hơn. Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Du lịch Việt Nam được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” bởi nguồn lợi to lớn mà nó mang về cho đất nước. Đặc biệt, khi đời sống của con người ngày một nâng cao, người ta không còn phải lo đến việc ăn no mặc đủ nữa, mà đã hướng đến việc ăn ngon mặc đẹp, đồng thời nhu cầu hưởng thụ của họ ngày càng cao hơn, dẫn đến việc đi du lịch có xu hướng phát triển mạnh mẽ và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Sự bùng nổ của các khu đô thị trong những thập niên gần đây đã làm cho con người ngày càng rời xa thiên nhiên. Con người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường công nghiệp với cường độ và áp lực cao, vì vậy họ dễ mắc những chứng bệnh như căng thẳng thần kinh, khủng hoảng tinh thần… Ống khói nhà máy ngày một lan rộng, không khí ngày càng ô nhiễm đã thôi thúc mọi người đua nhau tìm về thiên nhiên, nhu cầu đi du lịch đến những nơi có không gian yên tĩnh, bầu không khí trong lành, mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, mộc mạc để nghỉ ngơi, thư thái, tái tạo sức khỏe của con người ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội để các loại hình du lịch phát triển.
Trên thế giới, du lịch Trekking đã được biết đến từ nửa sau thế kỷ XX và có sự tăng trưởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản phẩm cũng như những điểm đến mới trong những năm gần đây, đặc biệt là khu Đông và Nam Á. Hiện nay, Việt Nam đã và đang phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng rất cần có những loại hình du lịch mới mẻ. Một trong số những loại hình du lịch mới hiện đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đó là du lịch Trekking. Mặc dù điều kiện để phát triển loại hình du lịch Trekking này tại Việt Nam là rất lớn nhưng do các yếu tố chủ quan và khách quan mà sự phát triển của loại hình du lịch này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn đó.
Trong những năm qua, tận dụng nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, Sa Pa đã hấp dẫn được nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước với các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu, hội nghị, du lịch vui chơi giải trí. Nhiều tuyến điểm du lịch trong vùng được đầu tư đưa vào khai thác rất có hiệu quả, trong đó có chương trình du lịch Trekking được coi là một trong những tour du lịch hấp dẫn nhất.
Sa Pa mang vẻ đẹp kỳ thú, hoa lá muôn màu và sở hữu một nét văn hóa dân tộc độc đáo. Sa Pa – một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Không có nơi nào ở vùng Tây Bắc có được khí hậu tuyệt vời như nơi đây, trong một ngày có cả bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Nằm ở độ cao 1.600m trên lưng chừng núi, Sa Pa như lẫn trong muôn ngàn dáng mây. Mây Sa Pa thay đổi theo mùa, theo tháng. Mỗi mùa lại có những dáng vẻ riêng của nó. Năm nay, du khách lên Sa Pa vào mùa hề, năm sau nên chọn mùa đông mà đi, sẽ thấy một Sa Pa khác nhưng cũng luôn tuyệt đẹp, đến nỗi mọi lời diễn tả dù tha thiết đến mấy cũng đều trở nên vô nghĩa. Nếu từng đến Sa Pa, hẳn trong ký ức mỗi người vẫn còn ấn tượng về một mùa đông với sương mù giăng kín phố núi và gió rét bủa vây từng dãy phố – nhưng cũng không thể quên mùa hè với những dải mây trắng Ô Quý Hồ vắt qua thung lũng, vờn bay vào tóc du khách; rừng samu xanh ngắt, vườn hoa rực rỡ, và bên đường thác nước tung bọt trắng xóa. Những điều kỳ thú đó đã giúp Sa Pa trở thành “thủ đô” của miền Bắc vào mùa hè, khiến phiên chợ cuối tuần thêm nhộn nhịp, ủ tình yêu qua tiếng khèn, đàn môi, kèn lá của những chàng trai, cô gái Mông xuống núi.
Nhờ may mắn có dịp được trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp Sa Pa, tác giả đã tiến hành viết khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Tìm hiểu khả năng khai thác và phát triển một số tuyến du lịch phục vụ du lịch Trekking tại Sa Pa”. Việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này sẽ giúp tác giả nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của các loại hình du lịch Trekking đối với sự phát triển bền vững của môi trường và xã hội tại Sa Pa. Qua đó sẽ giúp tác giả nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân và có thái độ ứng xử đúng đắn khi đứng trong đội ngũ nhân viên của ngành du lịch Việt Nam sau này.
Tuy nhiên do khoảng thời gian đến thăm Sa Pa quá ngắn và những thông tin kiến thức, ý tưởng của mình còn hạn chế, cho nên khóa luận này sẽ còn một số thiếu sót nhưng tác giả hy vọng sẽ nhận được những ý kiến chỉ dẫn của thầy cô cũng như của tất cả những ai có quan tâm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Tốt Nghiệp Khóa Luận Văn Hóa Du Lịch
2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giới thiệu về loại hình du lịch còn khá là mới mẻ ở nước ta đó là du lịch Trekking. Đồng thời nghiên cứu một số tour du lịch phát triển loại hình du lịch này tại Sa Pa, Lào Cai để khẳng định đây là một điểm đến đầy tài năng rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch này. Cuối cùng trên cơ sở phân tích thực trạng, tiến tới đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa đối với loại hình du lịch mới mẻ này tại Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Tác giả sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết.
3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp
Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố du lịch và sự ảnh hưởng các yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Đối tượng
Đề tài tập trung vào tìm hiểu, phân tích, khai thác và phát triển một số tuyến du lịch phục vụ du lịch Trekking tại Sa Pa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Sa Pa.
Về mặt thời gian: Sử dụng các thông tin số liệu từ năm 2015 – 2018.
Về mặt nội dung: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về loại hình du lịch Trekking và khai thác, phát triển một số tour du lịch phục vụ loại hình du lịch này tại Sa Pa. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện phát triển loại hình du lịch Trekking tại Sa Pa.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho loại hình du lịch Trekking. Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ góp phần giúp các sinh viên trong Khoa Du lịch có thêm tài liệu tham khảo về loại hình du lịch này. Việc khai thác và phát triển một số tour du lịch loại hình du lịch Trekking sẽ giúp thị trấn Sa Pa nhận thức rõ được các thuận lợi sẵn có và khó khăn còn tồn tại. Từ đó tác giả sẽ đề xuất các giải pháp tích cực để thị trấn Sa Pa có định hướng cụ thể trong việc phát triển loại hình du lịch này như là một sản phẩm du lịch đặc trưng của thị trấn.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch Trekking
Chương 2: Tìm hiểu một số tuyến du lịch phục vụ du lịch Trekking tại Sa Pa
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch Trekking tại Sa Pa
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TREKKING
1.1. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch Trekking Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
1.1.1. Khái niệm
Từ Trek được xuất phát từ tiếng Nam Phi, là một từ của người Boer (người Phi gốc Hà Lan) có nghĩa là một chuyến đi theo xe bò. Sau này khi được sử dụng rộng rãi nó được chuyển sang một nghĩa rộng hơn là một chuyến đi dài và gian khổ. Sau đó từ Trek được dùng để diễn tả các chuyến đi bộ đường dài (hiking) với sự hỗ trợ của các nhân viên khuân vác (porter) đã được thương mại hóa và “ê kíp” phục vụ người Sepa qua các vùng núi của Nepal, nơi có dãy núi Hymalaya và đỉnh Everest “nóc nhà của Thế Giới” rất nổi tiếng. Đây có thể là nơi hoạt động du lịch Trekking đầu tiên được gọi tên từ nửa sau thế kỷ XX.
Khái niệm “Trekking” trong thuật ngữ “du lịch Trekking” có sự khác biệt với khái niệm “Hiking” (đi bộ vất vả) ở điểm: “Hiking” chỉ có nghĩa đơn thuần là chỉ cách thức nỗ lực di chuyển, đi bộ với cường độ cao, hay chỉ một môn thể dục thể thao; còn “Trekking” có ý nghĩa là đi bộ khám phá/ mạo hiểm, không chỉ nói về cách thức và nỗ lực di chuyển còn nêu đặc điểm, sắc thái của hoat động này là tính thách thức, khó khăn cần vượt qua, mang tính mạo hiểm như một trải nghiệm thú vị.
Trải qua gần nửa thế kỉ xuất hiện và phát triển nhưng ý nghĩa của hoạt động Trekking và loại hình du lịch Trekking vẫn chưa được hoàn toàn thống nhất. Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Theo Rober Strauss: Những chuyến Trekking có gắng cắt đứt liên hệ của du khách với thế giới văn minh, gia tăng nhu cầu khám phá bản thân, thử thách chịu đựng của bản thân với những hoạt động qua đêm dài ngày ở những vùng sâu, vùng xa và nơi hẻo lánh, hoang dã. Như vậy, hoạt động Trekking thể hiện thái độ tự chủ (ít phụ thuộc hoặc không phụ thuộc) của con người đã là được thông qua một quãng thời gian dài xa cách với thế giới văn minh.
Theo David Noland.: “Trek” là một chuyến đi bộ đường dài, nhiều ngày từ một điểm A đến một điểm B (hay quay lại A) mà trong suốt chuyến đi đó người đi bộ không phải mang hành lý nặng nề mà cũng không phải chuẩn bị nấu ăn. Nói chung, mặc dù hoạt động kinh doanh tổ chức Trekking có dịch vụ nhân viên khuân vác hay gia súc chở hành lý và lều trại trọn gói, nhưng định nghĩa này vẫn nói lên việc ăn uống và nghỉ ngơi tại nơi nghỉ hoặc lều trại. Điều này suy ra dù có theo khuynh hướng tự tổ chức, thì các du khách Trekking vẫn cần nhờ đến sự giúp đỡ của cư dân địa phương.
Trong thực tế hoạt động du lịch, khái niệm du lịch Trekking bao hàm các nội dung sau:
- Thường thực hiện ở những vùng núi có địa hình đồi núi và cao nguyên, những nơi hoang sơ, hẻo lánh.
- Thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống con người ở điểm đến, thử thách, rèn luyện và khả năng thích nghi, chịu đựng của bản thân về tâm – sinh lý.
- Được tiến hành bằng phương thức đi bộ, kéo dài một hay nhiều ngày không đơn thuần là một chuyến dã ngoại ngoài trời, đi bộ trên núi hay một chuyến leo trèo.
Như vậy về mặt thuật ngữ, du lịch Trekking được hiểu theo nghĩa là du lịch đi bộ khám phá, mạo hiểm.
1.1.2. Đặc trưng
Hoạt động du lịch Trekking có những đặc trưng cơ bản sau:
Điểm đến là các vùng thiên nhiên hoang sơ, chủ yếu là đồi núi và cao nguyên
Các địa đểm được du khách lựa chọn thường là các khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng hoặc thành phố, không có đường đi lại cho xe ô tô, xe máy, giao thông bất tiện. Các khu vực đồi núi và cao nguyên do có sự đa dạng về địa hình, tài nguyên và sự độc đáo của văn hóa bản địa nên thu hút được khách du lịch Trekking. Điểm khác biệt của những chặng đường Trekking so với các thành phố đông đúc là sự hoang dã nhưng cũng rất bất ngờ và thú vị mà không phải nơi đâu cũng có.
Thực hiện tour bằng hình thức đi bộ
Du khách tham gia các tour Trek được tham gia chuyến đi của mình bằng hình thức đi bộ đường dài, có thể là kéo dài một ngày hay nhiều ngày. Trên chuyến hành trình sẽ có sự tìm hiểu, khám phá thiên nhiên và văn hóa bản địa để hiểu thêm những nét đẹp và hấp dẫn của địa phương. Nhưng ở một mặt khác, hành trình Trek cũng gặp những vất vả và nguy hiểm đòi hỏi thể hiện ý chí kiên cường và dẻo dai của con người. Đây có thể coi là hình thức rèn luyện cả thể lực và ý chí rất hiệu quả. Từ đó, có thể nói Trekking còn được coi là hình thức kiểm tra thể lực và ý chí của con người ở ngưỡng chịu đựng nào và đó là một trong những yếu tố tạo nên sức hút lớn nhất của hoạt động du lịch này.
1.1.3. Các thành tố và cấp độ của du lịch Trekking Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Xác định các thành tố của loại hình du lịch Trekking là cách để tái khẳng định những đặc trưng loại hình này đã nêu ở trên; đồng thời là cơ sở cho việc xác định phương thức tổ chức hoạt động du lịch này. Các thành tố của du lịch Trekking thường được các nhà tổ chức Trekking chuyên nghiệp trên Thế Giới cố gắng lượng hóa để phân định thành các cấp độ, nhằm phân loại hóa các sản phẩm Trekking cung cấp cho du khách, giúp du khách chủ động lựa chọn sản phẩm phù hợp và giúp chính các nhà cung cấp phục vụ tốt hơn. Các thành tố của du lịch Trekking gồm có:
Độ dài chuyến đi: Được tính tổng thời gian khi du khách rời khỏi nhà đến khi về nhà cho chuyến đi vì mục đích Trekking. Nếu là chuyến đi kết hợp nhiều loại hình sẽ được tính bằng điểm bắt đầu, khác với nhà du khách.
Thời gian Trek: Số ngày Trek tại điểm du lịch.
Độ cao tối đa: Độ cao nhất so với mực nước biển mà du khách đã thực hện được trong suốt chuyến Trek. Biết được thông số này không những giúp du khách biết được khả năng chinh phục đỉnh cao của mình, mà còn giúp kiểm soát hội chứng không khí loãng nhằm bảo vệ du khách.
Khoảng cách đi bộ: Tổng số km trong chuyến Trek trong nhiều trường hợp phải ước lượng.
Thách thức thể lực: Đòi hỏi phải có thể lực trong mỗi chuyến Trekking thường được phân thành 5 cấp với các mức độ khó dần. Việc phân định 5 cấp độ này đồng thời phản ánh tổng hợp các thành tố địa hình, độ cao tối đa, khoảng cách đi bộ mỗi ngày
Thách thức tinh thần: bên cạnh những thử thách về thể xác, mỗi chuyến Trek cũng đem lại những thách thức về tinh thần. Những cơn mưa dông bất ngờ, những đoạn đường tồi tệ, những người quản lý địa phương khó tính, những lúc da bị phồng rộp, những hố tiêu không tiện nghi và rất nhiều những điều bất tiện khác nữa sẽ thử thách sức chịu đựng tâm lý của du khách. Nhiều chuyến Trek tiềm ẩn những khó khăn/ rủi ro như: chóng mặt vì độ cao, bệnh tật, những đoạn đường nguy hiểm, phải một mình đối phó với ốm đau và bị thương. Thách thức tinh thần được đo bằng tỷ lệ số lượng các sự kiện tồi tệ hay rủi ro trên 1km đường Trek. Người ta gọi đó là chỉ số rên rỉ (whine/ whimper index).
Nói chung sự chịu đựng thể xác liên quan rất lớn đến tinh thần, do đó chỉ số đau cơ và chỉ số rên rỉ có liên quan mật thiết đến nhau và trong nhiều trường hợp giống nhau. Tuy nhiên các nhân tố thời tiết, chỗ ở qua đêm hay việc phải ở trong tình trạng một mình có thể tăng hay giảm thách thức tinh thần.
Chi phí (đối với chuyến Trek tự tổ chức): bao gồm chi phí thuê người khuân vác và/ hoặc hướng dẫn viên tại điểm, cũng như thức ăn và lệ phí đường đi. Nếu tại điểm có sẵn lều bạt hay phương thức ngủ đêm nào đó, chi phí sẽ bao gồm cả loại trang trải này.
Chi phí (đối với đoàn Trek theo nhóm mua tour): ở mức thấp nhất, một chuyến Trek kiểu này (do một nhà điều hành du lịch địa phương ở mức thấp nhất thức hiện) tối thiểu bao gồm các chi phí khách sạn trước và sau chuyến Trek, chi phí vận chuyển từ các chặng đón khách tới điểm đến, cũng như các tour phụ. Hướng dẫn viên có thể sẽ không nói được tiếng Anh nhiều lắm. Còn chi phí ở mức cao nhất thì sẽ do các nhà tổ chức nước ngoài thực hiện, bao gồm cả khách sạn, vận chuyển toàn bộ, tour phụ và hướng dẫn viên tốt nhất.
Khoảng thời gian chính vụ: khoảng thời gian tốt nhất trong năm để thực hiện chuyến Trek có tính đến việc dự đoán thời tiết.
Chặng đón khách: nơi mà nhà tổ chức thông thường đón khách để bắt đầu tham gia một tour Trek. Còn đối với những người đi Trek tự tổ chức, thì đó là những thành phố, đô thị lớn gần nhất so với điểm đến mà họ có thể tìm thuê được nhà tổ chức địa phương cũng như hướng dẫn viên.
Như vậy, trở lại việc phân loại theo cấp độ, du lịch Trekking có 5 cấp độ, độ khó khăn sẽ tăng dần từ cấp độ 1 cho đến cấp độ 5. Ví dụ, tour Trekking chinh phục “nóc nhà Đông Dương” – đỉnh Phan Si Păng – thuộc cấp độ 4, tour Trekking chinh phục “nóc nhà của thế giới” – đỉnh Everest – thuộc cấp độ 5,… Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì bản thân mỗi tour khi tiến hành thì độ khó khăn còn phụ thuộc vào tất nhiều các yếu tố bất biến, khả biến như: địa hình thực tế và thời tiết, thời gian tour, hành lý, trang thiết bị, sức khỏe của du khách… Và đây cũng là một trong những acsch thức phân loại du lịch Trekking phổ biến nhất – phân loại theo tiêu chí độ khó khăn hoặc thách thức trong việc thực hiện du lịch Trekking. Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Như đã phân tích trên đây, độ khó khăn hoặc thách thức trong việc thực hiện chuyến Trekking tour phụ thuộc nhiều yếu tố bất biến và khả biến: địa hình đơn giản hay phức tạp, hành lý nặng hay nhẹ, thời gian tour dài hay ngắn, trang thiết bị hiện đại hay thô sơ… Nhiều tour Trekking với cùng một điểm đến cũng được đặt ở những cấp độ khác nhau, chỉ vì khác nhau ở một hoặc nhiều yếu tố: thời điểm thực hiện tour trong năm, thời gian kéo dài tour, chất lượng hoặc chủng loại trang thiết bị, số lượng hoặc chất lượng người phục vụ theo tour (hướng dẫn viên, nhân viên hành lý, đầu bếp, bác sĩ, bảo vệ). Do đó, việc phân cấp độ phụ thuộc vào từng tour Trekking cụ thể, trên cơ sở xem xét các điều kiện thực hiện tour, trong đó chủ yếu là địa hình điểm đến.
1.1.4. Vị trí phân loại của du lịch Trekking
Đặt du lịch Trekking trong các hệ thống phân loại loại hình du lịch phổ biến, có thể nhận ra rõ hơn vị trí, đặc thù và hướng phát triển của loại hình này. Căn cứ vào các đặc trưng của du lịch Trekking đã được phân tích ở phần trên, du lịch Trekking có các vị trí như sau:
Du lịch Trekking với đặc trưng đi bộ có thể xếp cùng loại với các lọai hình du lịch phương tiện như du lịch xe đạp, du lịch mô tô… theo tiêu chí phân loại: phương tiện giao thông.
Với đặc trưng điểm đến, có thể xếp du lịch Trekking phần nào thuộc về các phần hệ du lịch núi (tất nhiên không phải du lịch Trekking chỉ diễn ra tại các vùng núi, nhưng địa hình này là chủ yếu), du lịch thiên nhiên hay du lịch dân tộc học, du lịch làng bản
Với đặc trưng khám phá mạo hiểm hay tiêu chí tâm lý nhu cầu của du khách, giúp du khách khám phá thiên nhiên, cuộc sống và bản thân theo hướng thích nghi, gần gũi với tự nhiên, hòa đồng với cuộc sống bản địa và bảo vệ môi trường sinh thái, có thể xếp du lịch Trekking là một thể loại du lịch trải nghiệm hay một thể loại của du lịch khám phá mạo hiểm (adventure/ risky tourism).
“Là một hình thức du lịch mạo hiểm (adventure tour) mang trong mình yếu tố kết hợp giữa du lịch với thể thao và giáo dục cộng đồng, du lịch Trekking đang ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích. Việt Nam có một địa hình ưu việt cho loại hình du lịch mới mẻ này.” [Hoàng Tùng, báo Tiền Phong, 19/12/2005].
Với đặc trưng phù hợp với phương thức tổ chức của một môn thể thao, phần nào đó có thể coi du lịch Trekking là một loại hình thuộc phân hệ du lịch thể thao.
Với đặc trưng thái độ ứng xử của du khách với điểm đến, có thể coi đây là một loại hình du lịch lựa chọn (alternative tourism), du lịch trách nhiệm (responsible tourism) hay du lịch sinh thái (eco – tourism) tuân thủ các quan điểm và định hướng phát triển du lịch cộng đồng (CBT – community based tourism).
Như vậy, du lịch Trekking là một loại hình du lịch khá đặc biệt, có rất nhiều đặc điểm của nhiều loại hình: du lịch bộ hành, du lịch thiên nhiên, du lịch khám phá/ mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch núi nêu trên. Do vậy, nghiên cứu du lịch Trekking, có thể khẳng định sự ra đời và phát triển của loại hình này có sự kế thừa, tiếp thu, chọn lọc từ nhiều loại hình khác.
1.2. Du lịch Trekking trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Du lịch Trekking trên thế giới Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Các hình thức hoạt động Trekking xuất hiện đầu tiên ở Châu Mỹ, Châu Âu từ nửa sau thế kỷ XX, chủ yếu từ sáng kiến của một số ít những người giàu có, muốn tổ chức những chuyến đi mang tính vận động cao, rèn luyện sức khỏe, thử thách các địa hình, độ cao, khám phá những nét nguyên sơ của thiên nhiên, tìm cảm giác mới lạ… Tầng lớp lao động không có mặt trong những tour du lịch như này vì thiếu điều kiện về thời gian, tài chính phù hợp cho những chuyến đi đó. Mặt khác, loại hình du lịch Trekking mới phát triển và chưa phổ biến rộng, ít được mọi người quan tâm, kể cả giới thượng lưu. Thay vào đó, ở thời điểm này, du lịch nghỉ biển lại rất được ưa chuộng và có tiềm năng lớn trong kinh doanh.
Trong khoảng ba thập kỷ tiếp theo, du lịch Trekking được chấp nhận chủ yếu bởi đối tượng quý tộc, tư sản cấp tiến, được truyền bá chủ yếu theo phương thức truyền kinh nghiệm. Các hình thức tổ chức tour cũng còn nhiều tính tự phát, học hỏi trên cơ sở mô hình của các chuyến đi trước đó tới một điểm đến nhất định. Tuy nhiên, những ai đã thử nghiệm chuyến đi thành công đều sẽ gắn bó với những chuyến đi khác kiểu du lịch Trekking. Loại hình du lịch này trở thành đam mê, một sở thích riêng của một số lượng người dù không lớn nhưng ngày càng gia tăng không chỉ ở Châu Mỹ, Châu Âu. Vì vậy, những người này trở thành những người đi đầu cho việc hình thành các câu lạc bộ Trekking đầu tiên, sự khởi đầu của các tổ chức chuyên kinh doanh loại hình này.
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hoạt động du lịch Trekking đã phát triển nhanh và có những bước chuyển biến lớn. Các địa điểm Trek luôn được bổ sung, mở rộng phạm vi; ngoài những vùng nổi tiếng như Hyalaya, alps…còn mở rộng tới nhiều vùng núi hoang dã và không chỉ bó hẹp ở các vùng núi. Theo đà phát triển, các đơn vị khai thác Trekking cũng mọc lên nhiều như ở Kadmandu, vùng Everest và Annapuma…
Đối tượng khách cũng được mở rộng; không chỉ những người giàu có mà có cả sinh viên, học sinh, công nhân viên chức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ thuộc đủ các loại lĩnh vực khác nhau. Thời gian tour được kéo dài hơn, từ những chuyến đi trong ngày tới những chuyến đi hàng tháng trời cách biệt thế giới văn minh. Các phương tiện hỗ trợ cũng được chuyển biến để đảm bảo mức an toàn cho du khách và môi trường tự nhiên ở địa phương khi tham gia loại hình du lịch này. Hàng loạt các nhà cung ứng, các hãng lữ hành chuyên kinh doanh Trekking, nhiều loại hình quảng cáo cho loại hình du lịch này được mở ra nhiều nơi như hàng loạt các chi nhánh tư vấn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ở nhiều thời điểm trong năm.
Tất cả các vùng miền trên Trái Đất với cuộc sống hoang sơ và điều kiện tự nhiên hầu hết đều trở thành điểm đến hấp dẫn của các khách du lịch Trekking. Trong đó dường như tiềm năng du lịch Trekking ở Đông Nam Á vẫn chưa được khai thác vì hàng loạt những nguyên nhân như kinh tế, chính trị. Các nước Indonexia, Thái Lan, Malaixia là những quốc gia đầu tiên trong khu vực áp dụng khai thác du lịch Trekking.
Châu Âu Italia (dãy núi Alps – dãy núi lớn nhất châu Âu), Pháp (núi Pyrenees, vùng Korsica), Ireland (núi Connerama, núi Donegal), Tây Ban Nha (núi Iberian), Na Uy (vùng Hardangervidda Plateau), đảo lớn nhất thế giới Greenland.
Châu Úc New Zealand (dãy Alps Nam), Australia (dãy Great Dividing).
1.2.2. Sự hình thành và phát triển loại hình du lịch Trekking tại Việt Nam Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Trong những năm 90, Việt Nam chỉ mới được coi như một điểm đến phụ trong lộ trình du lịch Trekking của khách quốc tế. Sau những chuyến thăm Việt Nam của những du khách ưa thích tìm hiểu những miền đất lạ, một số điểm du lịch cao nguyên, miền núi ở Việt Nam phù hợp với loại hình du lịch Trekking dần dần được du khách quốc tế biết đến như Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sa Pa, Đà Lạt, Đắc Lắc, phần lớn có thế mạnh truyền thống là du lịch nghỉ dưỡng. Những chuyến Trekking đầu tiên mang tính khảo sát được tiến hành ở Tây Bắc Việt Nam, tại một địa danh nổi tiếng từ thời Pháp thuộc: Sa Pa. Từ đó, những kinh nhiệm tổ chức du lịch Treking tại Sa Pa được truyền lại cho chính những người địa phương và trong khoảng hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã được một số hãng lữ hành chuyên du lịch Trekking quốc tế chú ý, khảo sát, quảng cáo như một điểm đến chính thức và thực sự hấp dẫn.
Mặt khác, du lịch Trekking đang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển vì du lịch miền núi Việt Nam nói chung dã có được sự chú ý, sự định hướng chiến lược ở tầm vĩ mô của Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp cao nhất – Tổng cục du lịch. Cụ thể: về mặt kế hoạch, tài chính, Chính phủ dành những ưu đãi riêng trong việc cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các quy hoạch và có ưu tiên miễn giảm thuế, nhất là thuế đất phát triển du lịch. Hàng loạt quy hoạch du lịch tổng thể các địa phương ra đời làm cơ sở cho các quy hoạch chi tiết đang được xây dựng cho những khu du lịch quan trọng, tránh tình trạng khai thác chồng chéo loại hình, làm giảm tính hấp dẫn của tài nguyên. Luật du lịch được ban hành, có những định hướng mới cho việc bảo vệ môi trường du lịch, gìn giữ vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Về mặt nhân lực, ngành du lịch Việt Nam có những ưu đãi đối với khu vực miền núi trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ phục vụ du lịch nói chung ở các địa phương. Điều này giúp việc phục cho những đối tượng khách chuyên biệt của du lịch Trekking ở trình độ cao.
Cùng với một số loại hình du lịch khám phá/mạo hiểm (adventure/risky Tourism) khác, du lịch Trekking thực sự xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng những năm 1990. Thời điểm đó, du lịch Trekking xuất hiện như là một hình thức du lịch khám phá thiên nhiên được du khách châu Âu ưa chuộng, nhất là đối với những người có kỳ nghỉ dài ngày. Các tour Trekking ở Tây Nguyên được chọn nhiều, thường kéo dài từ trên 7 đến 20 ngày, bao gồm các hoạt động như leo núi, tham quan các khu rừng, thác nước cũng như cuộc sống của các dân tộc ít người. Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Hiện nay, du lịch Trekking đang là một trong những loại hình sản phẩm được ưa chuộng nhất đối với các hãng lữ hàng lớn hay chuyên kinh doanh du lịch khám phá/mạo hiểm hướng trọng tâm đến thị trường khách quốc tế. Những công ty lớn kinh doanh các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm đều có những chương trình chuyên Trekking, trong đó có cả công ty nhà nước, liên doanh, nước ngoài. Một số công ty chuyên Trekking như Topas đã xác định được vị thế của mình tại những điểm Trekking phổ biến nhất Việt Nam như Sa Pa, Hòa Bình, Đắc Lắc, Cúc Phương… Bên cạnh đó là sự tham gia nồng nhiệt của những đại lý du lịch tập trung dày đặc ở khu vực có nhiều người nước ngoài ở Hà Nội như Hàng Bạc, Mã Mây, Hàng Bè với các phương thức bán tour và thực hiên tour đa dạng, kết hợp với các nhà cung ứng địa phương đã làm cho thị trường kinh doanh du lịch Trekking thêm sôi động trong những năm đầu thế kỷ này ở Việt Nam. Điểm đến đầu tiên của du lịch Trekking ở Việt Nam và cũng là nơi phát triển nhất cho đến nay được thừa nhận trên thực tế chính là Sa Pa (Lào Cai).
Đối với người dân Việt Nam, du lịch Trekking vẫn còn là một loại hình khá xa lạ. Các công ty thấy rõ những hạn chế trong khuynh hướng lựa chọn sản phẩm, chi tiêu, sở thích, thể lực và các điều kiện khác của khách du lịch nội địa nên không nhiệt tình quảng bá sản phẩm đến đối tượng này. Các phương tiện thông tin đại chúng và trường học thì chưa có sự nghiên cứu thấu đáo nên cũng giới thiệu một cách sơ sài và phiến diện.
1.2.3. Một số điểm du lịch Trekking tiêu biểu ở Việt Nam
Căn cứ đặc thù của loại hình du lịch Trekking, có thể thấy Việt Nam cũng có tiềm năng dắng kể so với các nước trong khu vực.
Vùng du lịch Bắc Bộ có thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm; có những vùng núi non hùng vĩ và hiểm trở xuất hiện sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hàng chục triệu năm, tiêu biểu là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Si Păng cao nhất bán đảo Đông Dương; có những khu rừng nguyên sinh với hệ động, thực vật phong phú, nhiều loài đặc hữu. Các địa danh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Trekking gồm có Sa Pa, Bắc Hà, đỉnh Phan Si Păng (Lào Cai); Điện Biên, đèo Pha Đin (Lai Châu); Mai Châu (Hòa Bình); cao nguyên Nguyên Bình Mộc Châu (Sơn La); đại hình karst Bắc Sơn, núi Cai Kinh (Lạng Sơn); Cát Bà (Hải Phòng); Đồng Văn, đỉnh Lũng Cú (Hà Giang); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình), Na Hang (Tuyên Quang),
Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vụ Quang (Hà Tĩnh). Trong đó, tuyến Hà Nội – Mai Châu – Sơn La – Điện Biên – Lai Châu – Sa Pa với hai điểm du lịch nổi tiếng là Sa Pa và Mai Châu là tuyến du lịch khám phá/mạo hiểm nói chung cũng như du lịch Trekking phổ biến nhất.
Hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam; giữa hai đơn vị địa chất lớn, và là nơi gặp gỡ giữa hai luồng thực vật di cư từ Himalayas qua Vân Nam lan xuống và từ Malaysia lên, thiên nhiên vùng du lịch Bắc Trung Bộ có một sắc thái độc đáo, nhiều hình vẻ. Khoảng 4/5 diện tích tự nhiên của vùng là đồi núi và cồn cát bị chia cắt mạnh thành những vùng nhỏ hẹp, độ dốc lớn, phía Tây là dãy Trường Sơn chạy song song với biển với độ cao trung bình 600-800m, đôi chỗ lại đâm một nhánh ra biển như Hoàng Sơn, Bạch Mã. Các khu vực có nhiều tiền năng phát triển du lịch Trekking gồm Đèo Ngang – Lý Hòa, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Đường mòn Hồ Chí Minh (từ Gio Linh – Quảng Bình), huyện A Lưới, Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), Đèo Hải Vân, núi Bà Nà, bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có lãnh thổ trải trên phần cuối đồng bằng ven biển Trung Bộ, trên các cao nguyên xếp tầng, một phần gò núi Trường Sơn Nam, toàn bộ Đông Nam Bộ và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Điều này tạo nên sự đa dạng về địa hình từ biển, đảo, đồng bằng cho đến cao nguyên, núi cao. Các địa danh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Trekking gồm có vùng tử thần ở Datanla – Đà Lạt, Bảo Lộc (Lâm Đồng); Pleiku (Gia Lai); thác Yaly (Gia Lai); hang Doi (Phan Thiết); các vách núi ở suối Vĩnh Hảo hay Côn Đảo, vách núi hòn Phụ Tử (Hà Tiên), khu bảo tồn York-don, bán Đôn, hồ Lắk, vùng sông Serepok (Đắc Lắc); khu bảo tồn Nam Cát Tiên (Đồng Nai). Có thể lấy ví dụ, nếu tổ chức tour tham quan các khu rừng nguyên sinh, thời gian đi về thường trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm. Tour tham quan rừng Nam Cát Tiên, Bình Châu thường kéo dài 2 ngày 1 đêm để du khách có đủ thời gian đi bộ tham quan khám phá, tìm hiều động thực vật trong khu rừng mưa nhiệt đới, đồng thời có cơ hội ngắm thú rừng ăn đêm (Nam Cát Tiên). Hiện nay, tour du lịch đi hộ tại khu du lịch rừng Madagui (Lâm Đồng) được nhiều thanh niên yêu thích chính vì yếu tố vừa tìm hiểu đời sống động thực vật khám phá các hang động hoang sơ trong lòng núi, vừa có nới cắm trại dã ngoại theo nhóm gia đình và bạn bè, đêm đốt lửa trại, uống rượu cần, giao lưu với người Mạ…
Miền núi, cao nguyên Việt Nam cũng chính là nơi cư trú của hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số. Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều vùng tập trung cư trú người dân tộc như Cao Bằng, Lạng Sơn (dân tộc Tày – Nùng); Lào Cai, Tuyên Quang (dân tộc Dao); Lào Cai, Hà Giang (dân tộc Mông); Lai Châu, Sơn La (dân tộc Thái); Hòa Bình (dân tộc Mường); Tây Nguyên (dân tộc Giarai, Êđê, Xơ Đăng, Mơ Nông, Cà Tù, Ba Na). Bên cạnh việc tìm đến với thiên nhiên, khách du lịch Trekking cũng rất muốn tìm hiểu một quốc gia đa dân tộc cùng chung sống như Việt Nam (54 dân tộc). Nhiều nhóm đồng bào dân tộc thiểu số có nền văn hóa truyền thống đặc sắc: văn nghệ, lễ hội dân gian, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống… Đó là nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng cho phát triển du lịch nói chung và du lịch Trekking nói riêng.
Như vậy, những điều kiện về tự nhiên (địa hình, khí hậu, nguồn nước, động – thực vật) và nhân văn (các đối tượng du lịch gần với dân tộc học, văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức khác trong đời sống địa phương) của những điểm du lịch Trekking Việt Nam tiềm năng nói trên về cơ bản đã đáp ứng đòi hỏi của loại hình. Về điểm đến, Tây Nguyên và các tỉnh Tây Bắc có hấp dẫn riêng khi triển khai loại hình này nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc vùng cao còn giữ nét riêng. Đây là các tuyến điểm du khách có thể tham gia với các tour dài ngày.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận tiến hành giải quyết đối tượng nghiên cứu thứ nhất (loại hình du lịch Trekking nói chung) của đề tài, đồng thời tạo cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu thực tiễn được thực hiện chủ yếu trong chương 2 và chương 3. Cụ thể, nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất của đề tài được thực hiện trong chương 1 (nghiên cứu tổng quan việc phân chia loại hình du lịch, cơ sở khoa học của du lịch Trekking (nội hàm và đặc trưng loại hình) và xác định hướng tiếp cận cho việc xem xét du lịch Trekking trong hệ thống phân loại loại hình du lịch) với kết quả chính như sau:
Du lịch Trekking là một loại hình được thừa nhận trên thực tế, từ tập quán quốc tế du nhập vào Việt Nam, với đặc trưng đi bộ – khám phá/mạo hiểm – hài hòa với thiên nhiên và cuộc sống bản địa. Hướng tiếp cận cho việc xem xét du lịch Trekking trong hệ thống phân loại loại hình du lịch rất đa dạng và được tác giả luận văn đề nghị là hướng tiếp cận marketing/tiếp cận kinh tế – sản phẩm du lịch. Từ đó, thấy nổi bật vai trò của du lịch Trekking như một sản phẩm mới hay một phương các hữu hiệu để đa dạng hóa các sản phảm du lịch ở các điểm du lịch thiên nhiên truyền thống.
Chương 1 cũng thể hiện kết quả nghiên cứu tổng quan sự hình thành, phát triển và du nhập vào Việt Nam cũng như những điều kiện thuận lợi của Việt Nam khi tiếp nhận loại hình du lịch Trekking. Điều này làm tiền đề cho nghiên cứu trường hợp Sa Pa ở chương 2 (Một số tuyến du lịch phục vụ du lịch Trekking tại Sa Pa) và chương 3 (Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch Trekking tại Sa Pa). Khóa luận: Khai thác và phát triển một số tuyến du lịch tại Sa Pa
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Tổng quan về tuyến du lịch phục vụ Trekking ở Sa Pa
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Giải pháp để phát triển du lịch Trekking ở Sa Pa