Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Nghiên cứu những tác động đến môi trường của nhà máy sản xuất sơn và đề xuất các biện pháp xử lý dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không phải là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề của toàn cầu. Sự phát triển Kinh tế – Xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế có những khởi sắc. Tuy nhiên điều đó cũng gây ra không ít áp lực đối với đất nước, đặc biệt là về vấn đề môi trường. Cùng với đà phát triển kinh tế, tình trạng môi trường ở một số nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Yêu cầu cấp bách đặt ra là Việt Nam phải có những giải pháp thiết thực nhanh chóng nhằm giảm thiểu các tình trạng nhiễm nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, chất thải rắn và chất thải nguy hại,…ở đất nước ta hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu những tác động đến môi trường của nhà máy sản xuất sơn và đề xuất các biện pháp xử lý “ để nghiên cứu và qua đó em đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với nhà máy sản xuất sơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Kỹ Thuật Môi Trường
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.Tổng quan về Sơn Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
400 năm trước, Việt Nam đã biết dùng sơn ta từ cây sơn mọc tự nhiên chế biến thành sơn trang trí và bảo vệ cho chất lượng gỗ của các pho tượng thờ, các tấm hoành phi câu đối “sơn son thiếp vàng”, lớp sơn bảo vệ này chất lượng hầu như không thay đổi sau hàng trăm năm sử dụng, sơn ta đến nay vẫn được coi là nguyên liệu chất lượng cao dùng cho ngành tranh sơn mài được ưa chuộng cả trong và ngoài nước.
1.1. Khái niệm
Sơn là hệ huyền phù gồm chất tạo màng, dung môi và phụ gia. Khi phủ lên bề mặt sẽ tạo một lớp màng mỏng, khô dần và bám chắc để bảo vệ bề mặt cần sơn hoặc trang trí. Tùy theo bề mặt cần sơn mà sơn sẽ được điều chỉnh phụ gia hay dung môi cho phù hợp.
1.2. Lịch sử phát triển Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Tại Việt Nam, lịch sử ngành sơn cũng có nhiều dốc mốc đáng nhớ. Như cách đây 400 năm trước, người Việt đã biết cách chế tạo sơn trang trí, bên cạnh đó còn một số loại dầu béo đươc làm từ nhựa thông hoăc dầu lai, dầu bóng ….
Cũng được sử dụng để trang trí và bảo vệ cho chiếc nón lá hoặc các đồ vật nội ngoại thất như tiền thân của các loại sơn hiện đại.
Lịch sử ngành sơn Việt Nam gắn với Công ty sơn Gecko của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà – và được mọi người ví như ông tổ ngành sơn Việt Nam.
Một xưởng sơn dầu của người Pháp xây dựng tại Hải Phòng mang tên Testudo xuất hiện ở giai đoạn năm 1913 – 1914 tại Việt Nam, sau đó vài năm thì Công ty sơn đầu tiên của Việt Nam mang tên Gecko của ông Nguyễn Sơn Hà được thành lập. Có thể coi Nguyễn Sơn Hà chính là người đầu tiên đặt nền móng trong lịch sử ngành sơn Việt Nam. Sau Gecko là một số nhà máy sản xuất sơn khác như sơn Thăng Long tại Hà Nội…..
Thị trường sơn tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng về sản phẩm, là sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu lớn trong nước và nước ngoài như sơn Dulux, sơn Mykolor, sơn Nippon, sơn Jotun… và trong nước thì có sơn Kova hay sơn Lina, sơn Donasa …
Tính đến nay, lịch sử ngành sơn Việt Nam có khoảng 600 doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và sản xuất sơn, tổng lượng sơn hàng năm đạt gần 250 triệu lít, sơn trang trí chiếm đa số khoảng 180 triệu lít/năm. Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Thị trường sơn trong nước các năm gần đây, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang dùng sơn pha tại nhà máy sản xuất, không tin tưởng vào sơn pha màu tại đại lý sơn, hay còn gọi là đại lý sơn có máy pha màu. Khi mà nhiều cuộc tranh luận giữa sơn dùng máy pha màu và sơn nhà máy. Qua thực tế, sơn pha màu tại đại lý sơn, có độ bền màu kém hơn, rủi ro hàng giả nhiều hơn, chi phí cao hơn do đầu tư máy móc nhiều… khách hàng đã dần tin dùng các sản phẩm sơn từ nhà máy hơn các sản phẩm sơn pha màu tại đại lý sơn.
Thị phần sơn Việt nam chủ đạo rơi vào tay các hãng sơn uy tín, thương hiệu, chất lượng cao và ổn định như UTU, Kova, Dulux, Jotun, Mykolor. Hơn 60% thị phần sơn Việt nam thuộc về các Công ty sản xuất sơn trên. Còn lại thị trường sơn Việt nam bị sâu xé bởi các Công ty sơn ngoại và nội khác.
Trên thị trường sơn và chất phủ nói chung các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước chiếm thị trường đáng kể. Khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ, nguồn cung ngày càng lớn, cuộc đua về giá và ưu đãi được nhiều doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là doanh nghiệp mới
Trong năm 2018, với hơn 38242 giấy phép xây dựng được cấp, nhu cầu xây dựng đã tăng lên 80%. Tổng lượng sơn tại Việt Nam đạt gần 250 triệu lít/ năm, trong đó sơn trang trí chiếm 180 triệu lít chiếm khoảng 65% và đạt giá trị khoảng 54% toàn ngành.
2. Các công nghệ sản xuất Sơn
Hiện tại, Việt Nam có 600 doanh nghiệp ngành sơn, trong đó có 70 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sơn ngoại tuy số lượng ít nhưng chiếm hơn 65% thị trường Việt Nam, sơn ngoại chiếm 35% nhưng đang có tốc độ tăng trưởng khả quan.
Sơn ngoại:
Các hãng nổi tiếng: Jotun, Nippon Panit, PPG, 4 Oranges,.. các sản phẩm sơn này hầu như chỉ phục vụ các mục đích như đóng tàu, sơn sân bay, vỏ các loại đồ uống,.. nên người tiêu dùng ít biết đến. Thay vào đó, người tiêu dùng biết nhiều đến 2 dòng sơn Dulux và Maxilitle
Sơn nội :
Các hãng nổi tiếng : Kova, Đồng Tâm, Maxxs Việt Nam Hòa Bình, Đại Bàng, alphanam,.. So với sơn ngoại, sơn nội dù có chất lượng tốt nhưng không cạnh tranh được với các hãng sơn lớn về quảng cáo. Để giành thị phần, sơn nội phải quảng bá sản phẩm thông qua kênh truyền thông, bên cạnh đó giảm giá cũng là một cách để các hãng sơn cạnh tranh lẫn nhau.
2.1. Sản xuất nhựa Alkyd very long oil [4]
Nhựa Alkyd là loại Ester phân tử lượng thấp, được tạo thành khi các rượu ( Alcohol) đa chức phản ứng với các axit đơn chức hoặc đa chức. Tên gọi Alkyd là ghép của 2 chất Alcohol và nhóm chức axit. Trên thực tế, nhựa Alkyd chỉ có ứng dụng trong ngành sơn khi sử dụng một hỗn hợp các chất phản ứng là axit béo đơn chức của dầu béo cùng với axít hữu cơ đa chức và rượu đa chức. Nhựa Alkyd này được gọi chính xác là Alkyd – biến tính dầu.
Nhựa Alkyd béo với độ béo hay dây dầu chiếm 56 – 70% dầu béo. Nhựa Alkyd béo tan trong dung môi mạch thẳng (mineral spirit) và tương hợp với nhiều loại chất tạo màng gốc dầu nhựa được sử dụng rộng rãi làm sơn kiến trúc xây dựng và phối hợp với một số nhựa cao cấp khác làm sơn bảo vệ kết cấu thép, sơn tàu biển, v.v… Nhựa Alkyd béo đi từ đậu nành là thông dụng nhất. Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Nhựa Alkyd very long oil có một số đặc tính kĩ thuật như sau:
- Có tính hóa dẻo
- Có độ bền cao, có tính chống oxy hóa vàng cao
- Độ biến tính dầu > 70
- Lượng axit đa chức < 20
Phản ứng hóa học tạo ra nhựa Alkyd theo phản ứng ester hóa như sau:
Dầu béo
- Dầu lanh (LINSEED OIL)
- Dầu đậu nành (SOYABEAN OIL)
- Dầu hột cao su (RUBBER SEED OIL)
- Dầu trẫu (tương đương TUNG OIL)
- Dầu thầu dầu (chưa khử nước)
- Các axít béo khác
Axít đa chức:
P.A (Phtalic Anhydride)
MA (Maleic Anhydride)
Rượu đa chức :
Glycerol (Glycerin)
P.E (Penta Erythriol)
Dung môi:
Cách tiến hành :
Giai đoạn nạp nguyên liệu
- Sục khí Nitơ vào bình phản ứng đã được vệ sinh và đảm bảo yêu cầu.
- Nạp các nguyên liệu vào bộ nồi nấu dầu thí nghiệm 1 lít, 2 lít và 3 lít tương ứng với từng định mức.
Giai đoạn este
- Nâng nhiệt độ nồi lên đến 180°C, duy trì nhiệt độ này trong 1 giờ
- Nâng nhiệt độ nồi lên khoảng 235°C ( trong khoảng 2-3 giờ )
- Theo dõi và điều chỉnh nguồn nhiệt và Xylen hồi lưu
- Duy trì giai đoạn este trong một thời gian ( khoảng 2 giờ ) thì lấy mẫu kiểm tra độ nhớt và trị số axit. Khi đạt yêu cầu thì dừng quá trình este.
- Sau khi đạt độ nhớt và axit hạ nhiệt độ xuống < 120°C rồi xả xuống nồi pha loãng.
- Kiểm tra độ nhớt bằng thiết bị đo độ nhớt gardner
- Lưu mẫu để kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm
Kiểm tra chất lượng:
Các chỉ tiêu nhựa Alkyd : màu sắc, tỷ trọng, trị số axit, độ nhớt Gadner, hàm lượng không bay hơi, chế thử vào sơn kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2.2. Sản xuất sơn chống rỉ Eonomy Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Sơn chống rỉ Economy được áp dụng làm lớp lót cho các sản phẩm dân dụng và công nghiệp nhẹ.
Các loại sơn chống rỉ :
- Sơn chống rỉ Economy màu đỏ nâu
- Sơn chống rỉ Economy màu ghi
Sơ đồ quy trình chế tạo
Các bước thực hiện:
Bước 1. Muối và nghiền sơn
- Tại bể muối : cho nhựa Alkyd, dung môi, bột màu, bột phụ trợ, phụ gia,..vào khuấy trộn đến đồng nhất và chỉnh độ nhớt khoảng 80 – 100 KU.
- Nếu sử dụng bột màu hữu cơ , cần muối ủ sau 8 giờ mới chuyển sang giai đoạn ghiền.
- Nghiền hỗn hợp đến độ mịn đạt yêu cầu và bơm chuyển hỗn hợp sang bể pha.
Bước 2. Pha trộn
- Tại bể pha: bổ sung thêm nhựa Alkyd, phụ gia ( chất làm khô, chất chống tại màng…) vào khuấy đều.
- Sử dụng các sơn màu khác để chỉnh màu sắc theo yêu cầu
- Sử dụng dung môi để chỉnh các chỉ tiêu như độ nhớt, tỷ trọng, hàm rắn …theo yêu cầu.
Bước 3. Kiểm tra chất lượng
- Kiểm tra đánh giá chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng.
- Lọc qua lưới 120 mesh.
Bước 4. Đóng gói và lưu kho sản phẩm
- Lọc và đóng gói sản phẩm
- Đóng thùng và lưu kho sản phẩm
3. Nguồn phát sinh chất thải trong ngành sản xuất sơn
CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT SƠN
1. Hiện trạng môi trường của ngành sản xuất sơn Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
1.1. Hiện trạng môi trường nước [7]
a. Nước thải sản xuấ
Quá trình sản xuất sơn là một trong những ngành sản xuất hóa chất phát sinh nước thải rất khó xử lý, nồng độ của các thông số ô nhiễm rất cao, tỷ lệ BOD/COD khá thấp.
Nước thải quá trình sản xuất sơn phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh thiết bị phản ứng, bồn ủ, thiết bị khuấy trộn.
Thành phần ô nhiễm của nước thải sản xuất sơn phụ thuộc vào công nghệ vệ sinh thiết bị, số lần tái sử dụng nước để vệ sinh thiết bị. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sản xuất sơn là: COD, SS, BOD, pH.
Nước thải sản xuất sơn có nguồn gốc từ các công đoạn sản xuất như:
- Pha chế nước sơn.
- Nước rửa thiết bị khuấy trộn.
- Nước rửa thiết bị châm rót sơn.
- Nước thải rửa từ khâu đóng gói thành phẩm
Nước thải ngành sơn có chứa nhiều chất gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau và có độ độc cao, màu sắc, mùi đặc biệt. Chúng là các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia biến tính và hóa dẻo. Những hợp chất này có mặt trong nước thải là tác nhân tạo COD và SS.
Nước vệ sinh thiết bị: (Xử lý nước thải sản xuất sơn)
Trong sản xuất sơn, quá trình vệ sinh các thùng chứa sơn, các thiết bị sản xuất đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Tùy theo nguyên liệu sử dụng và loại sơn sản phẩm mà người ta sử dụng nước hay dung môi để vệ sinh thiết bị. Nước hay dung môi từ quá trình vệ sinh chứa các hóa chất, chất màu chứa kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường.lý nư
Nước làm mát: (Xử lý nước thải sản xuất sơn)
Trong quy trình công nghệ sản xuất sơn, khâu nghiền phải sử dụng nước làm mát để hỗn hợp paste sơn không bị bay hơi dung môi, đồng thời không làm ảnh hưởng tới tính chất của sơn sản phẩm.
Nước được đưa qua hệ thống làm lạnh để hạ nhiệt độ xuống khoảng 70C trước khi đưa vào làm mát thiết bị nghiền sơn. Nước ra khỏi thiết bị có nhiệt độ cao sẽ được làm nguội sau đó đưa trở lại làm lạnh cho mục đích làm mát khâu nghiền. Cần bổ sung một lượng nước do bay hơi, mất mát. Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thải ra từ khu vực văn phòng, bếp ăn tập thể, hay từ các khu nhà vệ sinh,… Đặc điểm của nước thải tại các khu vực này thường chứa nhiều thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và hàng loạt vi sinh gây bệnh.
Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước, bên cạnh đó còn có cả phân và các loại chất thải khác.
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt có thể làm tắc hệ thống thoát nước và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn tiếp nhận như làm đục nước, tăng độ cặn đáy,…
1.2. Hiện trạng môi trường không khí [6], [2]
Nguồn gốc phát sinh các khí độcDung môi hữu cơ hay còn gọi là VOC là thành phần được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng trong quá trình phun sơn.
Các nhóm dung môi thường được sử dụng bao gồm:
- Dung môi có chứa nhân thơm (toluene, xylen..) 30%
- Dung môi dạng mạch thẳng 27%
- Dung môi gốc xeton (methyl ethyl xeton-MEK, MIBK) 17%
- Dung môi gốc alcohol (butyl alcohol, ethyl alcohol..) 17%
- Dung môi loại khác 14% (n-butyl acetate)
Có hai loại dung môi gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường không khí là hơi dung môi toluene và xylen.
Bên cạnh đó còn có một số hóa chất được sử dụng trong quá trình làm chất lượng sơn và công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu thải ra môi trường độc chất như : Co, chì, cerium, zirconium, canxi và kẽm ,photphat, nhôm.
Bụi sơn là loại bụi hóa học tổng hợp, rất độc hại đối với cơ thể. Trong bụi sơn có nhiều thành phần độc hại như:
- Chì có chức năng chống gỉ, làm cho màu sắc tươi hơn (nhất là các màu đỏ, cam, vàng và trắng) và đẩy nhanh quá trình làm khô mặt sơn.
- Thủy ngân thì có tác dụng bảo quản, chống vi khuẩn và rêu mốc.Dung môi hữu cơ và một phần dung môi được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng bột màu có chứa các oxit kim loại trong đó có các kim loại nặng độc hại cũng sinh ra, phát thải ra môi trường dưới dạng bụi.
Quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy và các hoạt động giao thông khác sẽ thải ra bụi, khí thải như SO2, NOx, CO, VOCs và tiếng ồn.
1.3 Hiện trạng chất thải rắn và chất thải nguy hại Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Chất thải rắn xuất hiện ít hơn trong ngành công nghiệp sơn nước.
Chất thải rắn sinh hoạt : chủ yếu là giấy, hộp đựng thức ăn, vỏ trái cây, thức ăn thừa, ….
Chất thải rắn công nghiệp: chủ yếu là các bao bì không dính hóa chất sinh ra trong quá trình sản xuất.
Chất thải nguy hại trong ngành sản xuất sơn luôn là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng.
2. Tác động của ngành sản xuất sơn đối với môi trường và con người
2.1. Tác động đến môi trường nước [3]
- Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao: Nước thải sản xuất sơn có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
- Hàm lượng chất lơ lửng cao: làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.
- Hàm lượng chất dinh dưỡng cao: Nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng chất lượng nguồn nước cấp.
- Độ đục cao: nước thải sản xuất sơn có độ đục cao tác động đầu tiên là gây ảnh hưởng mỹ quan, giảm giá trị sư dụng nguồn nước. Bên cạnh đó, còn làm giảm khả năng tự làm sạch, khả năng sản xuất của nơi tiếp nhận nước thả. Còn đối với sinh vật, độ đục cao có khả năng làm khả năng quang hợp của vi sinh vật; các loài sinh vật khác có khả năng làm bị nghet hô hấp, bị thiếu thức ăn…
Nhận xét: nước thải từ quá trình sản xuất sơn có nồng độ chất hữu cơ cao, chủ yếu là các chất có khả năng phân hủy sinh học nên đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm nặng cho môi trường xung quanh nếu không được xử lý. Do đó, việc xử lý nước thải sản xuất sơn là một yếu tố rất quan trong và cần thiết đối với các nhà máy sản xuất sơn. Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Nước làm mát
- Nước sau khi làm mát thường có nhiệt độ khoảng 550C, cao hơn nhiệt độ thông thường từ 5-150 Nước thải này không chỉ có nhiệt độ cao mà còn chứa chất rắn lơ lửng (cặn nhôm, cặn gang), TSS. Đối với nước làm nguội khuôn đúc nhôm với hàm lượng dầu rất lớn
- TSS có thể làm tăng nhiệt độ nước khi chúng hấp thụ thêm nhiệt từ mặt trời. Nhiệt này sẽ tỏa ra làm nước nóng lên, nước nóng lên thì lượng oxy hòa tan sẽ ít đi và mức độ DO giảm xuống. DO thấp tạo ra tình trạng thiếu oxy, giảm khả năng XLNT của các vi sinh vật tự nhiên
- TSS làm đục nước, nhưng độ đục còn mang ô nhiễm tiềm ẩn, một số chất ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng gây hại và gây độc cho sinh vật dưới nước.
- Nước làm mát thải nhiễm dầu làm tăng độ nhớt, giảm nồng độ oxy hấp thụ vào nước, làm thay đổi tính chất lí hóa của môi trường nước dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường nước. Dầu trong nước có khả năng chuyển hóa thành các hóa chất độc hại khác đối với con người và thủy sinh như phenol, các dẫn xuất clo của phenol,…
Nước thải sinh hoạt
Cho ví dụ với số lượng công nhân viên hoạt động tại nhà máy là 5.460 người, tiêu chuẩn dùng nước là 120 lít/người/ngày, lượng nước thải sinh hoạt thải ra vào khoảng 524m3/ngày đêm. Vậy, theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO) để tính ra tải lượng ô nhiễm như trong các bảng sau: hiện qua những mùi hôi lạ thường. Mùi hôi ngày càng nồng nặc sẽ tăng lên khi thời tiết nóng bức. Điều này không những làm giảm năng suất lao động từ việc khó tập trung làm việc mà nó còn làm hao mòn sức khỏe, giảm tuổi thọ. Tỷ lệ mắc bệnh phổi, bệnh đường hô hấp cũng vì thế mà tăng lên đáng kể.
- Nếu nước thải không được xử lý thì sẽ được thải trực tiếp ra bên ngoài, môi trường đất là sự tiếp xúc đầu tiên. Nếu chúng ta dùng đất này để trồng trọt hay chăn nuôi thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm người dùng. Với mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất cũng bị ảnh hưởng. Thói quen dùng nước giếng khoan sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của nước thải sinh hoạt tạo ra.
- Bên cạnh đó, với các vùng gần sông, kênh rạch thì nước thải sẽ được mọi người thải trực tiếp ra đây. Tuy mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt được pha loãng, làm nhẹ bớt nhưng ít nhiều vẫn còn gây hại cho người dân.
Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh nước mặt trong khu vực dự án. Thông thường thì nước mưa khá sạch, hàm lượng các chất trong nước mưa được ước như sau:
- Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l
- Phospho : 0,004 – 0,03 mg/l
- Nhu cầu oxi hoá học (COD) : 10-20 mg/l
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) : 10-20 mg/l
So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn là khá sạch hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp của dự án thì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi chất thải từ hoạt động sản xuất, do vậy dự án cần phải có một số biện pháp để thu gom, tách nước mưa ra riêng, đồng thời cho qua hệ thống lắng cát và chất lơ lửng trước khi được tận dụng lại để tưới cây hoặc làm vệ sinh khu vực sản xuất.
2.2.Tác động đến môi trường không khí Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Bụi và khí vô cơ [2]
Bụi còn do quá trình vận chuyển, giao thông xuất phát từ các khu vực xuất nhập nguyên liệu … Khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển.
Thành phần khí thải chủ yếu là CO, NOx, SO2, VOCs, bụi. Nguồn ô nhiễm này phân tán nhanh nên rất khó mà khống chế được một cách tốt nhất.
Nếu thường xuyên hít thở nhiều bụi sơn, hệ thống phòng vệ của đường hô hấp bị quá tải. Bụi vô cơ, bụi rắn nhất là nhọn cạnh, có thể gây tổn thương đường hô hấp. Nếu tổn thương kéo dài, niêm mạc dày lên và lỗ mũi ở tầng dưới bị hẹp lại, nước mũi cũng bị tiết ra gây trở ngại cho chức năng hô hấp gây dị ứng ở phổi, gây hen suyễn, viêm thùy phổi, …
Bụi sơn được hình thành trong quá trình trộn, nghiền nhiên liệu. Đây là bụi tổng hợp gồm nhiều thành phần hóa học. Phát tán nhiều trong không khí, làm mất mỹ quan của xưởng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người làm việc tại xưởng.
Bụi sơn là loại bụi hóa học tổng hợp, có nhiều những hóa chất có trong sản xuất sơn:
Chì và thủy ngân (thủy ngân thì có tác dụng bảo quản, chống vi khuẩn và rêu mốc)
Bột chống gỉ
Bột màu vô cơ, màu sắc tươi nhất (là các màu đỏ, cam, vàng và trắng), tác động đến quá trình làm khô mặt sơn
Nếu hít thở nhiều bụi sơn thì ngoài tác hại của bụi nói chung chúng ta còn bị nhiễm độc hóa chất rất nặng.
Hơi dung môi hữu cơ ( VOCs) [2]
Hơi dung môi hữu cơ khi bị cháy chúng sẽ bay hơi và có khả năng kết hợp với chất hữu cơ vô hại khác hoặc các thành phần phân tử có trong không khí tạo ra những hợp chất mới làm ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng cho sức khỏe con người. Lượng VOC bên trong nhà có thể cao hơn 10 lần so với bên ngoài và có thể tăng cao đến hơn 1.000 lần sau khi sơn một lớp sơn mới lên tường.
VOC dễ dàng trở thành khí hoặc hơi, và phơi nhiễm có thể xuất hiện khi hít phải. Chúng cũng có thể đi vào cơ thể khi nuốt phải thức ăn hoặc nước nhiễm bẩn, hoặc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với da.
Tác hại của VOCs gây ra cho con người rất đa dạng, nặng nề, lâu dài và khó chữa trị
Hệ thần kinh trung ương: giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng phối hợp giữa mắt và tay, mắt và chân, giảm khả năng giữ thăng bằng.
Tâm lý: Trầm cảm, dễ cáu giận, mệt mỏi.
Hệ thần kinh ngoại vi: run tay chân, động tác vụng về.
Sinh lý: giảm chức năng gan thận, gây hiếm muộn, giảm lượng tinh hoàn, gây dị tật cho bào thai. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, hư hại về máu huyết
Hóc môn: Giảm testosteron, nội tiết tố LH ( Lutenizing hormone) -hóc môn quan trọng quyết định sinh lý ở nam.
Gây ung thư ở người và đã được chứng minh gây ung thư ở thú vật: các ảnh hưởng sức khỏe gây nên bởi VOCs tùy thuộc vào độ đậm đặc và thời gian tiếp xúc với hóa chất.
Đặc biệt: khi hàm lượng VOCs nhiều sẽ làm gia tăng mắc bệnh hen suyễn, sưng phổi mãn tính, nhất là đối với trẻ em.
Nhận xét: Ngành sản xuất sơn tiêu thụ nhiều dung môi hữu cơ nhất và một phần dung môi được thải vào môi trường dưới dạng khí và lỏng. Bên cạnh đó, việc sử dụng bột màu chứa các oxit kim loại trong đó có các kim loại nặng độc hại cũng sinh ra phát thải ra môi trường dưới dạng bụi. vì vậy ngành sản xuất sơn là ngành cần được xử lý triệt để nhất có thể về khí thải.
2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Chất thải rắn
- CTR sinh hoạt trong qúa trình sinh hoạt của công nhân tại các khi nhà ăn tập thể ( hộp xốp, vỏ trái cây, cơm canh thừa, ….) có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 – 63.8%, CO2 – 33.6%, và một số khí khác).
- CTR Gây khó chịu do mùi hôi thối từ các bãi rác sản sinh ra các khí NH3
- H2S, CH3 .
- Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH4 và CO2 .
Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại trong ngành sản xuất sơn rất nguy hiểm cần được quan tâm và chú trọng. Loại này ảnh hưởng đến môi trường và con người :
Dễ cháy nổ:
Chất thải lỏng ( sơn cặn, dung môi hữu cơ,.. ) có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60 độ C, chất rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thu độ ẩm, do thay đổi hóa học tự phát trong các điều kiện bình thường, khí nén có thể cháy. Đặc tính dễ cháy sẽ gây ra hỏa hoạn, bỏng, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng ôxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác. Có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. Gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn nước
Có độc tính:
Nếu ở mức độ độc tính cấp, các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng. Hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hay qua da.
Mức mãn tính, các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ và mãn tính. Do hít thở phải hoặc ngấm qua da. Sinh khí độc, các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đến con người và sinh vật . Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
Dễ lây nhiễm:
Chất thải nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm bảo an toàn như: thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau, lan truyền bệnh.
Nhận xét: Chất thải rắn phát sinh trong nhà máy sơn không nhiều bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn nguy hại của nhà máy sơn bao gồm: các bao bì dính hóa chất, sơn, dung môi, giẻ lau dính sơn, dung môi, bụi từ hệ thống xử lý bụi chứa kim loại nặng, bùn từ hệ thống xử lý nước thải.
2.4. Đánh giá những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
Sự cố hỏa hoạn
Nguyên nhiên liệu, chất thải ngành sản xuất sơn đều rất dễ cháy.…
Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất đều sử dụng điện năng để hoạt động, nên nguy cơ cháy nổ do sự cố chập điện rất dễ xảy ra nếu như Công ty không có hệ thống dẫn điện và quản lý tốt. Ngoài ra sự cố hoả hoạn còn xảy ra do sét vào mùa mưa bão. Ngoài ra bồn chứa nhiên liệu cũng là nơi dễ xảy ra sự cố cháy nổ..
Tai nạn lao động
Các tai nạn lao động có thể xảy ra do sự bất cẩn về điện, vận hành máy móc và rơi hàng hoá khi bốc dỡ.
Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy tắc an toàn trong lao động của công nhân trong quá trình làm việc. Mức độ tác động có thể gây thương tật hay thiệt hại tính mạng.
Nhận xét: Đối với ngành sản xuất sơn thì sự cố hỏa hoạn và tai nạn lao động khó xảy ra hơn các ngành khác. Tuy nhiên nếu không cẩn thận vẫn có khả năng xảy ra. Vì vậy cận phải thận trọng khi làm việc, nắm rõ quy định và chấp hành các quy tắc an toàn. Khóa luận: Hiện trạng tác động của nhà máy sơn với môi trường
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp giảm ô nhiễm nước thải trong ngành sơn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com