Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty cổ phần thương mại Quế Phòng  dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán thanh toán với người mua người bán tại công ty cổ phần thương mại Quế Phòng

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa cũng chính là nền kinh té ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà các doanh nghiệp còn vươn tới thế giới, chính vì thế công ty Cổ phần thương mại Quế Phòng luôn đặt mình trong tâm thế tốt nhất để tạo được các mối quan hệ gần gữi với các công ty khách hàng. Một trong những biện pháp để công ty luôn có chỗ đứng trong thị trường cũng như là đối tác đáng tin cậy đối với các công ty khác chính là chất lượng sản phẩm, ưu đãi cho các công ty, và cũng không thể bỏ qua công tác thanh toán rõ ràng, kịp thời đáp ứng đúng thời gian khách hàng yêu cầu.

Có thể thấy, công tác kế toán thanh toán là một khâu vô cùng quan trọng trong chuỗi kế toán, cũng như gây dựng được uy tín cho công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thanh toán với người mua người bán nói riêng có những ưu điểm và hạn chế sau đây:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Kế Toán – Kiểm Toán 

3.1.1. Ưu điểm Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Về tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty được xây dựng theo mô hình tập trung, bố trí hợp lý, chặt chẽ, đơn giản nhưng hoạt động có hiệu quả kết hợp với những nhân viên kế toán trẻ năng động có năng lực, nhiệt tình trong công việc, trình độ nghiệp vụ cao và luôn cầu toàn học hỏi trong công việc.

Về hình thức sổ kế toán:

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật Ký Chung là một hình thức đơn giản, đẽ áp dụng nhưng phù hợp với bản chất hoạt động của công ty. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được theo dõi thường xuyên liên tục trên sổ Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết theo trình tự thời gian.

Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ:

Công ty sử dụng đầy đủ các chứng từ, mẫu sổ sách theo quy định của Nhà nước cũng như việc thực hiện đầy đủ, đúng quy trình quá trình luân chuyển, ghi chép chứng từ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc kiểm tra, đối chiếu bất kì thời diểm nào. Việc tổ chức bảo quản, lưu giữ chứng từ cũng được thực hiện 1 cách khoa học, dễ kiểm tra, kiểm soát.

Về hệ thống tài khoản:

Công ty sử dụng đúng hệ thống tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ tài chính giành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về hạch toán công tác thanh toán:

Phương pháp chủ yếu công ty sử dụng để theo dõi công nợ đối với từng đối tượng đó là sửa dụng sổ chi tiết. biện pháp này đảm bảo được tính kịp thời cũng như rõ ràng đối với từng đối tượng. đồng thời giám đốc cũng nắm bắt được tình hình tài chính của công ty, qua đó đưa ra những hoạch định phù hợp trong tương lai.

3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công ty CPTM Quế Phòng vẫn còn những hạn chế nhất định đối với việc thực hiện công tác kế toán thanh toán đối với người mua, người bán.

  • Công ty chưa có nhiều biện pháp quản lý công nợ đối với đối tác, chỉ dựa vào việc theo dõi qua sổ chi tiết, điều này làm việc quản lý chưa được sát sao và vẫn xảy ra tình trạng bỏ quên các khoản phải thu, phải trả nên công ty cần tăng cường khâu theo dõi cập nhật tình hình thanh toán để có hành động kịp thời
  • Công ty chưa áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi, chiết khấu cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn, hay là thanh toán sớm nên chưa khuyến khích được khách hàng thanh toán sớm cho công ty làm ảnh hưởng đến vòng lưu động vốn của công ty.
  • Công ty chưa tìm hiểu về các khoản tích lập dự phòng phải thu khó đòi để khắc phục theo hướng có lợi nhất cho công ty đối với các khoản khó có khả năng thu hồi. công ty nên tham khảo tại TT48/2019/TT-BTC.
  • Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán mà chỉ dùng Excel theo dõi thủ công các nghiệp vụ kế toán. Đó cũng là một phần gây nên hạn chế trong việc theo dõi công nợ, phương pháp theo dõi chưa được khoa học, còn xảy ra sai sót.

3.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua người bán Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Trước hết, ta hiểu đơn giản công nợ là số tiền nợ còn lại của kỳ trước. Số tiền này là số tiền phát sinh bởi:

  • Các nghiệp vụ mua, bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ…
  • Các phát sinh thanh toán tiền trong kỳ với các cá nhân hay tổ chức
  • Các khoản công nợ đối với nhà nước
  • Một số khoản công nợ khác
  • Có 2 loại công nợ cần đặc biệt LƯU Ý: loại công nợ chính đảm bảo dòng tiền cho doanh nghiệp
  • Công nợ phải thu: Gồm những khoản chưa thu được từ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay các khoản đầu tư tài chính.
  • Công nợ phải trả: Gồm những khoản chưa thanh toán cho các nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…

Hai loại công nợ trên bản chất chính là phần hành kế toán thanh toán với người mua người bán.

Đối với một doanh nghiệp, việc không quản lý và cân đối được các khoản công nợ sẽ là ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động kinh doanh. Một số vấn đề có thể gặp như:

  • Bị chiếm dụng nguồn vốn
  • Bị chiếm dụng nguồn lực
  • Quá nhiều khoản phải thu trả chậm làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh
  • Thất thoát tiền công ty một thời gian dài do các khoản quá hạn, khó đòi không được báo kịp thời
  • Sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả

Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, doanh nghiệp phải có cơ chế quản lý cũng như các chính sách đúng đắn để cống tác quản lý công nợ đạt hiệu quả cao nhất. Và điều không thể bỏ qua đó chính là công tác kế toán thanh toán của doanh nghiệp cần được hoàn thiện để là một công cụ đắc lực hỗ trợ quản lý tài chính, cung cấp thông tin, số liệu chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

3.3. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán thanh toán với người mua, người bán

Việc hoàn thiện công tác kế toán thanh toán phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán tài chính, lấy các nghị định thông tư hướng dẫn thi hành làm trọng tâm, từ đó xây dựng hệ thống kế toán cho công ty tránh trường hợp trái pháp luật.

Hoàn thiện công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng của kế toán và yêu cầu của ban quản lý.

Việc hoàn thiện công tác kế toán thanh toán phải hướng tới việc tối đa những tiện ích mà máy vi tính và phần mềm kế toán đem lại để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.

Hoàn thiện công tác kế toán phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp thêm thông tin kịp thời chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý, đồng thời dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính khoa học.

3.4. Nội dung và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán thanh toán với người mua , người bán tại công ty CPTM Quế Phòng

3.4.1. Phương pháp quản lý công nợ đối với khoản phải thu Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Giải pháp 1: Xây dựng chính sách bán hàng rõ ràng

Cần xây dựng ngay từ đầu cho từng cấp phân phối, cho từng đối tượng khách hàng.

Chính sách nên áp dụng nhiều ở đây đó là chính sách chiết khấu thanh toán để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu hồi vốn nhanh.

Tỷ lệ chiết khấu thanh toán chưa có quy định của Bộ tài chính. Chính vì vậy, mức chiết khấu thanh toán có thể được công ty dựa trên tình hình tài chính, quy mô nợ, lãi suất ngân hàng hay các doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh.

Tỷ lệ chiết khấu thanh toán cần được thể hiện rõ trong hợp đồng kinh tế, đây là điều kiện cần và đủ để làm căn cứ chiết khấu thanh toán đối với khách hàng.

  • Tài khoản sử dụng: TK 635: Chi phí tài chính
  • Trình tự hạch toán chiết khấu thanh toán
  • Phương pháp hạch toán chiết khấu thanh toán:
  • Khi áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 131,111,112,…

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911:

  • Nợ TK 91: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 635: Chi phí tài chính

Cách tính khoản chiết khấu thương mại:

Tỷ lệ chiết khấu thanh toán là khác nhau đối với mỗi công ty, nhưng để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm thì doanh nghiệp nên chọn tỷ lệ chiết khấu cao hơn mức lãi suất tiết kiệm, nhưng không được vượt quá mức lãi suất cho vay của ngân hàng.

Hiện tại, công ty đang mở tài khoản tại ngân hàng Techcombank và mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm năm 2019 dao động từ 7% đến 7,5% và lãi suất cho vay từ 10,5% đến 12%/năm. Vì thế, doanh nghiệp nên chọn tỷ lệ chiết khấu thanh toán khoảng 9,5%/năm.

Số tiền chiết khấu thanh toán cho khách hàng hưởng

Tổng số tiền thanh toán X Tỷ lệ chiết khấu X Số ngày thanh toán trước hạn

Ví dụ: Giả sử ngày 7/7/2019, công ty CPTM Quế Phòng bán hàn cho công ty TNHH Dương Hải tổng số tiền là 900.000.000 đã bao gồm cả thuế VAT 10%. Thời hạn thanh toán là 10/8/2019, đến ngày 20/7/2019 công ty Dương Hải đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản. Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Vậy công ty TNHH Dương Hải đã thanh toán sớm 20 ngày nên được hưởng mức chiết khấu là 0,026%/ngày thanh toán sớm (nếu áp dụng tỉ lệ chiết khấu thanh toán là 9,5%/năm)

Tiền chiết khấu = 0,026% x 20 x 900.000.000 = 4.680.000

Giải pháp 2:Ký kết, thỏa thuận hợp đồng rõ ràng

Đảm bảo thực hiện thanh toán đúng thời hạn, nếu vi phạm sẽ có mức phạt đã được quy định trong thỏa thuận. Thêm vào đó, mọi giao dịch với khách hàng qua các kênh như email, thư, cuộc gọi…cũng cần phải lưu trữ lại dưới dạng tài liệu để đề phòng trường hợp tranh chấp, kiện tụng xảy ra.

Giải pháp 3: Thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả các khoản phải thu

Giúp người quản lý doanh nghiệp có thể quan sát và phân tích được hiệu quả hoạt động của các khoản phải thu. Hiện nay, có ba chỉ số được các doanh nghiệp chú ý nhất, đó là: vòng quay các khoản phải thu, tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu, sắp xếp tuổi nợ các khoản phải thu.

Vòng quay các khoản phải thu

Hệ số vòng quay khoản phải thu là một cách tính trong kế toán để kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng. Tỉ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của họ và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn.

Công thức và cách tính hệ số vòng quay khoản phải thu Hệ số vòng quay khoản phải thu ( Doanh thu bán chịu ròng ) / ( Trung bình khoản phải thu )

Trong đó:

Trung bình khoản phải thu được tính bằng cách tính trung bình cộng của khoản phải thu đầu kì và khoản phải thu cuối kì.

Doanh thu bán chịu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu bán chịu trong kì trừ đi khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt

Ý nghĩa của hệ số vòng quay khoản phải thu

Công ty có nhiều khoản phải thu cũng giống như cho khách hàng vay tiền mà không lấy lợi nhuận. Thường khi một công ty bán hàng cho một khách hàng, có thể kèm theo một điều khoản yêu cầu khách hàng thanh toán trong vòng 30 đến 60 ngày.

Hệ số vòng quay khoản phải thu giúp đánh giá khả năng thu hồi khoản phải thu của một công ty hay hiệu quả của việc cấp tín dụng hiện tại của công ty đó. Hệ số này cũng cho thấy số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt của một công ty. Hệ số khoản phải thu có thể được tính hàng năm, hàng quý hay hàng tháng.

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cho thấy khả năng thu hồi hiệu quả khoản phải thu và nợ từ khách hàng. Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng có thể là dấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu dựa vào tiền mặt.

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng cho thấy công ty đang thận trọng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Một chính sách tín dụng thận

trọng có thể đem lại lợi ích vì nó giúp công ty phần nào ngăn ngừa rủi ro nợ khó đòi. Tuy nhiên, nếu quá thận trọng, công ty có thể khiến cho khách hàng tiềm năng rơi vào tay các công ty cạnh tranh có chính sách tín dụng mềm mỏng hơn.

Hệ số vòng quay khoản phải thu thấp cho thấy công ty có quy trình thu hồi kém, chính sách tín dụng không tốt hay những khách hàng của họ không có khả năng chi trả.

Thường thì một công ty có hệ số vòng quay khoản phải thu thấp nên sửa đổi lại chính sách tín dụng của mình để đảm bảo thời gian thu hồi tiền. Tuy nhiên, nếu một công ty đang có hệ số vòng quay khoản phải thu thấp chỉnh sửa hiệu quả lại quy trình thu hồi của mình, thì có thể sẽ xuất hiện dòng tiền lớn trong báo cáo tài chính từ việc thu hồi những khoản nợ tồn đọng cũ.

Tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu = Tổng các khoản phải thu / doanh thu thuần

Được sử dụng để đánh giá xu hướng hiệu quả các khoản phải thu. tỷ lệ này càng cao, công ty càng bị chiếm dụng vốn nhiều. Khi tỷ lệ này vượt quá định mức do công ty đặt ra, Ban Giám đốc cần có những qui định siết chặt, tránh tình trạng thiếu vốn lưu động.

Sắp xếp tuổi nợ các khoản phải thu:  

Báo cáo tuổi nợ là một trong các loại báo cáo công nợ, được sử dụng cho mục đích theo dõi toàn bộ công nợ của từng khách hàng theo thời gian nợ.

Báo cáo tuổi nợ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được về thời hạn nợ của từng khoản nợ cho từng đối tượng. Từ đó có biện pháp thu hồi nợ hợp lý cho từng khách hàng cụ thể. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt nổi bật của báo cáo tuổi nợ so với các báo cáo công nợ khác.

Báo cáo tuổi nợ sẽ thống kê tất cả các khách hàng đang còn nợ doanh nghiệp và sắp xếp công nợ của các khách hàng đó thông thường là theo ngày quá hạn thanh toán. Cụ thể, công nợ thường được chia nhóm theo phạm vi ngày quá hạn như sau:

  • Hiện tại: những công nợ chưa đến hạn thanh toán sẽ được cho vào nhóm này.
  • 1-30: là nhóm gồm các công nợ phải thu đã quá hạn từ 1-30 ngày.
  • 31-60: những công nợ quá hạn từ 31-60 ngày sẽ được cho vào nhóm này.
  • 61-90: đây là nhóm công nợ quá hạn từ 61-90 ngày.
  • Hơn 90: nhóm này là nhóm công nợ quá hạn hơn 90 ngày, đây là nhóm có mức báo động cao nhất.

Như vậy, có thể thấy báo cáo tuổi nợ là báo cáo chi tiết của báo cáo công nợ. Báo cáo này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được số nợ của từng khách hàng mà còn biết được mức độ báo động, nguy cấp của từng khoản nợ. Từ đó có kế hoạch và phương án thu hồi, xử lý cho từng khoản nợ. Đồng thời, nắm bắt được tình trạng và thời gian của từng khoản nợ sẽ giúp doanh nghiệp biết được cần ưu tiên tập trung thu hồi khách hàng nào và có chính sách làm việc với khách hàng đó cho hợp lý.

Giải pháp 4: Trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi

Hiện nay, chiếu theo điều kiện của việc lập dự phòng phải thu khó đòi, công ty cổ phần thương mại Quế Phòng chưa trích lập dự phòng. Nhưng để kiểm soát được nguồn tài chính của công ty tránh được tổn thất do các khoản nợ khó đòi có thể xảy ra trong tương lai nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, sau đây em xin đưa ra các điều kiện cũng như phương hướng lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của nhà nước.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Tác dụng dự phòng phải thu khó đòi: việc lập dự phòng phải thu khó đòi giúp công ty có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất về khoản nợ khó đòi có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, bảo đảm cho công ty phản ánh đúng giá trị các khoản nợ phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Về cơ sở pháp lý của việc lập dự phòng: kế toán căn cứ vào thông tư TT48/2019/TT-BTC ban hành 08/08/2019 về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Điều kiện lập dự phòng:

Doanh nghiệp có thể lập dự phòng phải thu khó đòi khi các khoản nợ có điều kiện như sau:

  • Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản nợ không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

  • Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
  • Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
  • Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

  • 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng tới dưới 1 năm
  • 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm tới dưới 2 năm
  • 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm tới dưới 3 năm
  • 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên
  • Đối với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể: người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự tính mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng: TK 2293: Dự phòng phải thu khó đòi

Kết cấu tài khoản

Căn cứ vào bảng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán định khoản:

Nợ TK 6422 : 65.500.000 Có TK 2293: 65.500.000

3.4.2. Phương pháp quản lý công nợ đối với khoản phải trả

Quản lý theo từng hóa đơn và hạn thanh toán: Doanh nghiệp cần đảm bảo có đầy đủ các biểu mẫu sau: Báo cáo tuổi nợ của các hóa đơn, bảng kê các hóa đơn đến hạn thanh toán, bảng kê các hóa đơn quá hạn, bảng kê hóa đơn còn nợ của một nhà cung cấp.

Quản lý theo từng hợp đồng mua: Vì mỗi hợp đồng lại có nhiều kỳ hạn thanh toán nên để quản lý nhiều hợp đồng, cần phải có chính sách mua hàng, bán hàng hợp lý. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng nên có sự chuẩn bị, đào tạo kỹ lưỡng về mặt nhân sự để thực hiện tốt công việc đàm phán với khách hàng.

Quản lý theo từng nhà cung cấp: Công nợ phải trả sẽ được phân chia theo từng nhà cung cấp và kế toán công nợ dựa trên sổ chi tiết công nợ của nhà cung cấp, bảng đối chiếu công nợ, hoặc bảng xác nhận công nợ để theo dõi tình hình công nợ đối với từn chủ nợ để từ đó lên kế hoạch trả nợ hợp lý cho doanh nghiệp.

Để việc theo dõi thuận tiện, em xin đề xuất một số mẫu sổ doanh nghiệp nên sử dụng để việc giám sát công nợ phải trả diễn ra thuận tiện:

3.4.3. Phương pháp chung Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Đối với việc quản lý công nợ, kế toán phải ghi chép đầy đủ, chính xác, phản ánh kịp thời, rõ ràng các nghiệp vụ phải thu, phải trả theo từng đối tượng và khoản thanh toán. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều dùng đến phần mềm để hỗ trợ kế toán trong nghiệp vụ này. Phần mềm kế toán tích hợp cả chức năng kế toán cho phép lập phiếu thu chi tiền mặt, báo nợ có ngân hàng, theo dõi công nợ khách hàng theo ngày, công nợ khách hàng theo nhân viên bán hàng, công nợ nhà cung cấp, công nợ dịch vụ trả góp, công nợ theo đầu tài khoản,… chắc chắn sẽ giúp kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung quản lý công nợ hiệu quả hơn.

Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng phần mềm kế toán đó là không phải tốn quá nhiều thời gian giống như sử dụng hệ thống kế toán cũ. Kế toán là cả một quá trình hạch toán tổng hợp chi tiết liên quan đến quy định, luật lệ và cần phải sử dụng nhiều bút toán phức tạp cho nên sử dụng 1 phần mềm được thiết kế đáp ứng tất cả các yêu cầu trên sẽ là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ chính xác và kịp thời nhất. doanh nghiệp chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào và phần mềm sẽ cho ta những kết quả cần thiết nhanh chóng.

Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm kế toán còn có nhiều ưu điểm như sau:

  • Độ chính xác cao, ít sai sót
  • Dễ sử dụng, dễ hiểu
  • Tổng hợp được báo cáo theo ý muốn, nhất là Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
  • Quản lý công nợ rõ ràng, chính xác: dễ dàng theo dõi được hạn mức công nợ đối với từng khách hàng, hỗ trợ quản lý báo cáo công nợ trên từng khách hàng, tổng công nợ đã thu, còn phải thu, đã trả và còn phải trả. Người quản lý cũng có thể dễ dàng tìm kiếm lịch sử giao dịch, mức nợ, thời hạn nợ, ngay tháng ghi nợ, sản phẩm… của từng khách hàng. Từ đó, ta dễ thấy được công nợ đối với khách hàng/người bán này đến từ đơn hàng, hóa đơn nào.
  • Phần mềm còn hỗ trợ tải xuống báo cáo công nợ dạng excel khi người quản lý muốn in tài liệu hoặc nhập file dữ liệu vào phần mềm kế toán để quản lý.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán phù hợp với nhiều loại hình công ty cũng như mục đích sử dụng với giá cả phải chăng như: MISA, BRAVO, FAST, EFFECT,… Đối với công ty CP thương mại Quế Phòng, là công ty có quy mô vừa và nhỏ cho nên công ty nên xem xét để quyết định mua phần mềm kế toán phù hợp để hỗ trợ công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng. Qua tìm hiểu, em đề xuất 2 phần mềm mà doanh nghiệp nên sử dụng đó là :

Phần mềm kế toán Misa

Nhắc đến các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay hẳn rất nhiều người nghĩ đến thương hiệu Misa – một trong những công ty có quy mô lớn tại Việt Nam trong việc cung cấp phần mềm kế toán dành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một trong những yếu tố

quan trọng tạo nên mức độ phổ biến của phần mềm MISA là việc các tính năng của phần mềm đáp ứng được tốt nhu cầu của người làm kế toán. Ngoài ra, yếu tố giá cũng góp phần quyết định đến tính phổ biến này. Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 dao động mức từ 2.950.000 VNĐ đến 12.950.000 VNĐ tùy theo từng gói sản phẩm tương ứng với từng mức quyền lợi mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiệp vụ kế toán đơn giản, số lượng chứng từ cần xử lý ít thì MISA là một lựa chọn tốt và phù hợp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn lớn hay có nhiều công ty con, chuỗi hệ thống… số lượng nghiệp vụ, chứng từ cần xử lý rất nhiều. Và đặc biệt bạn muốn một phần mềm kế toán có khả năng tùy chỉnh để phù hợp với những hoạt động đặc thù của doanh nghiệp cùng với khả năng kết nối với dữ liệu với các bộ phận khác thành một hệ thống quản trị doanh nghiệp tối ưu thì bạn cần cân nhắc đến những sản phẩm khác.

Phần mềm kế toán Fast Acounting

Giới thiệu nhà cung cấp

Công ty Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp (FAST) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh: Phát triển, tư vấn và triển khai ứng dụng phần mềm và giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng CNTT.

Hiện tại, Fast đã cung cấp các phần mềm, giải pháp quản trị tác nghiệp và điều hành trên nền tảng CNTT cho hơn 22.500 doanh nghiệp trên toàn quốc.

Giá sản phẩm, quy trình triển khai cài đặt

Dưới đây là bảng giá phần mềm và dịch vụ đào tạo, tư vấn của phần mềm kế toán Fast Accounting, áp dụng từ 1-1-2017. Đây là mức chi phí mang tính chất tham khảo dành cho bạn đọc, nó có thể đã được thay đổi theo chính sách giá hiện hành của công ty. Vì vậy để có được thông tin chính xác, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp để nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ phía doanh nghiệp. Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Các lưu ý:

  • “Giá phần mềm” là giá cho riêng bản quyền phần mềm đóng gói (bản chuẩn), chưa có chỉnh sửa theo yêu cầu (mẫu chứng từ, mẫu báo cáo, nhập liệu, tính toán).
  • “Giá dịch vụ cài đặt, đào tạo, tư vấn” không bao gồm dịch vụ chuyển đổi/convert danh mục, số dư, số liệu ban đầu và không bao gồm chi phí đi lại, lưu trú và có thể tính thêm chi phí đi lại và lưu trú tùy theo từng trường hợp cụ thể.
  • Phân hệ “Kế toán dự án, công trình xây lắp” đối với phiên bản Dịch vụ và Thương mại thì không có phần dự toán và các báo cáo liên quan đến nguyên vật liệu, còn đối với phiên bản Xây lắp và Sản xuất thì có đầy đủ các chức năng có trong phần mềm.

Dịch vụ bảo hành, cập nhật sản phẩm và hỗ trợ, tư vấn trong quá trình sử dụng được miễn phí trong vòng 1 năm. Các năm tiếp theo sẽ tính phí theo thỏa thuận.

Một số đặc điểm của phần mềm kế toán Fast Accounting

  • Giao diện dễ sử dụng, sổ sách chứng từ kế toán mang tính cập nhật và bám sát chế độ kế toán hiện hành;
  • Hệ thống báo cáo đa dạng, người dùng có thể yên tâm về yêu cầu quản lý của mình với các báo cáo cần thiết;

Tốc độ xử lý nhanh;

Có thể kết xuất báo cáo ra Excel với mẫu biểu sắp xếp đẹp;

  • Cho phép người dùng làm việc mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị không cần cài đặt phần mềm trên máy chủ cũng như các phần mềm hỗ trợ khác;
  • Dễ dàng truy xuất thông tin, đảm bảo tính chính xác.
  • Một số thao tác thường xảy ra lỗi nhỏ (không đáng kể);
  • Dung lượng lớn, người dùng khó phân biệt được data…

KẾT LUẬN

Hiện nay việc quản lí công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán là vấn đề quan trọng nhất và cũng là vấn đề gây nhiều khó khăn cho những chủ doanh nghiệp bởi công tác thanh toán với người mua người bán luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong khi đó vẫn muốn giữu mối làm ăn hòa hảo với các doanh nghiệp khác. Do đó, việc hoàn thiện tổ chức kế toán thanh toán với người mua, người bán luôn là một mối quan tâm lớn của doanh nghiệp.

Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty cổ phần thương mại Quế Phòng” đã hệ thống hóa lý luận chung về kế toán thanh toán trong các doanh nghiệp, mô tả được thực trạng tổ chức kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty cổ phần thương mại Quế phòng và đưa ra được một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức kế toán thanh toán. Tăng cường quản lý công nợ,áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán, trích lập dự phòng phải thu khó đòi và đưa các phần mềm kế toán vào sử dụng.

Bằng những nỗ lực không ngừng trong suốt thời gian qua, Công ty Cổ phần thương mại Quế Phòng đã chứng tỏ được năng lực và bản lĩnh của mình khi vẫn đứng vững và phát triển trong nghành kinh doanh thương mại ở Việt Nam. Đối với em thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thương mại Quế Phòng rất bổ ích tuy thời gian thực tập không lâu. Em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế để sau này có thể phát huy hết khả năng của mình trong nghề nghiệp.Để có được kết quả này là nhờ ban giám đốc Công ty Cổ phần Quế Phòng, các anh chị, cô chú trong công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp cho em số liệu để em hoàn thành bài khóa luận này. Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua

One thought on “Khóa luận: Giải pháp kế toán thanh toán với người mua người bán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464