Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong cho các bạn đang chuẩn bị làm bài khóa luận cùng nhau tham khảo nhé. khóa luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài khóa luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dụ như đề tài Khóa luận: Một số giải pháp giữ gìn và khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa tộc người H’mong ở Sapa các bạn cùng tham khảo đề tài khóa luận dưới đây nhé.
Chương 3: Một số giải pháp giữ gìn và khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, Lào Cai để phục vụ hoạt động du lịch.
3.1 Định hướng phát triển du lịch ở Sapa đến năm 2020, tầm nhìn2030 Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn Sapa, Lào Cai, gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030 cho thấy du lịch Sapa, Lào Cai đang phát triển theo đúng định hướng, bảo đảm bền vững, có hiệu quả, phù hợp và đóng góp mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam.
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá được đặc biệt quan tâm, tỉnh Lào Cai đã ban hành Đề án chuyên đề về phát triển du lịch qua các giai đoạn. Công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch được tỉnh Lào Cai đẩy mạnh: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030; phê duyệt và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định 1845/QĐ-TTg, ngày 26/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ),… là những định hướng quan trọng để phát triển du lịch Lào Cai. Hiện tại, các cấp, các ngành của tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch đã được phê duyệt, phấn đấu đến hết năm 2018, Sa Pa được công nhận là Khu Du lịch quốc gia. Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai đang quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch một số huyện, thành phố có tiềm năng phát triển du lịch, như: Thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Bắc Hà…Đây là những căn cứ quan trọng để hoạch định phát triển du lịch Sapa và thu thút đầu tư trong giai đoạn tới.
Trong thời gian ngắn, Sapa đã có thêm nhiều điểm đến mới, có nhiều sản phẩm mang tính đặc thù và không ngừng tạo ra các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững. Trước hết phải kể đến loại hình du lịch cộng đồng cũng phát triển mạnh tại H’mong Sapa, tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo gắn với đặc trưng văn hóa của tỉnh. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công nhận chính thức 28 điểm du lịch, 20 tuyến du lịch, 16 điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và Bát Xát, Sa Pa với gần 200 hộ gia đình có đủ điều kiện được kinh doanh loại hình lưu trú tại gia (homestay). Trong năm 2016 và 2017, nhóm hộ dân có nhà cho khách du lịch thuê (Homestay) tại Tả Van Giáy – Sa Pa được trao giải thưởng Homestay Asean.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.2 Phát triển sản phẩm du lịch của Sapa
Sản phẩm du lịch chính của Sa Pa hướng tới là: sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch tham quan, du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng. Trong đó, Sa Pa đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù để tận hưởng khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên và bản sắc văn hóa của người dân bản địa theo các chương trình du lịch “Sa Pa – xứ sở của các chương trình du lịch đi bộ dã ngoại hấp dẫn” và “Sa Pa – Vùng đất của sự trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa truyền thống”; sản phẩm du lịch “Chinh phục đỉnh cao” gắn với đỉnh Fansipan, nóc nhà Đông Dương (huyện Sapa), đỉnh Ky Quan San và đỉnh Nhìu Cù San, thiên đường săn mây của giới trẻ (huyện Bát Xát); du lịch nghỉ dưỡng ngắm tuyết rơi vào mùa đông.
Sản phẩm du lịch bổ trợ gồm: du lịch tâm linh gắn với hệ thống đền, chùa trong tổ hợp vui chơi giải trí cáp treo Fansipan; các điểm di tích tâm linh trong khu vực; từng bước kết nối với các điểm di tích ở khu vực lân cận; du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống; du lịch thương mại gắn với tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống; du lịch gắn với các hoạt động thương mại vùng biên hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của tỉnh Lào Cai; du lịch nghiên cứu, tìm hiểu sinh thái gắn với giáo dục môi trường; du lịch thể thao mạo hiểm…
Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phấn đấu đến năm 2020, Khu du lịch Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch quốc gia. Trước năm 2030, Khu du lịch quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu, và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Khu du lịch Sa Pa phấn đấu năm 2020 đón khoảng 2,0 triệu lượt khách; đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu lượt khách.
3.1 Giải pháp trực tiếp đén sự phát triển du lịch văn hóa ở Sapa
3.3.1 Phương pháp tuyên truyền Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Những năm gần đây, Sapađang được xác định là một trong những địa chỉ du lịch độc đáo và hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế, với Sa Pa – tiểu An-pơ của miền nhiệt đới, “cao nguyên trắng” Bắc Hà nổi tiếng với phiên chợ văn hóa. Ngoài ra, bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng 25 dân tộc anh em được đánh giá là nguồn tiềm năng phong phú để Sapaphát triển du lịch. Đó là lý do mà liên tục trong 4 nhiệm kỳ Đại hội gần đây, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đều xác định du lịch là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương, từ đó ban hành nhiều chính sách, tập trung các nguồn lực để phát triển ngành kinh tế quan trọng này.
Theo định hướng đến 2020, Sapasẽ trở thành trọng điểm du lịch của vùng Tây Bắc và phát triển Sa Pa thành khu du lịch quốc gia. Ngoài ra, du lịch cũng được ưu tiên đầu tư, phát triển ở những địa phương khác của Lào Cai, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế đột phá, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Tính đến hết quý I năm 2018, Lào Cai đón 1,2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 3.493 tỷ đồng. Nhiều điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh Sapaluôn được bình chọn với những thứ hạng cao trên bản đồ du lịch của Việt Nam và Khu vực như: Sa Pa luôn nằm trong Top 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Đặc biệt trong nhiều năm qua, bằng nhiều hành động và biện pháp thiết thực, các homestay và du lịch cộng đồng của Sapađã trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, năm 2017 mô hình du lịch cộng đồng ở Sa Pa đã được giải thưởng ASEAN. Những kết quả trên cho thấy du lịch đã thực sự góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và đưa hình ảnh Sapađến gần hơn nữa với đông đảo du khách trong và ngoài nước, thời gian tới, ngành VHTTDL Lào Cai sẽ đẩy mạnh tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch. Cụ thể, Lào Cai sẽ ban hành kế hoạch truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch đến năm 2020. Hoạt động truyền thông, quảng bá sẽ đẩy mạnh, tăng cường qua nhiều phương pháp đa đạng như: quảng bá trên đài truyền hình, trên báo trung ương, trên website; Phát triển các tiện ích quảng bá du lịch trên các thiết bị cầm tay: Điện thoại di động, máy tính bảng; Tuyên truyền, quảng bá trên hệ thống biển quảng cáo tấm lớn; tổ chức đoàn xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, đoàn cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước đến Sapakhảo sát điểm đến, dịch vụ và sản phẩm du lịch; Tổ chức xúc tiến du lịch và giới thiệu điểm đến, tổ chức các gian hàng hội chợ trong và ngoài nước… Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm trọng điểm, hiệu quả thiết thực, xác định rõ đối tượng truyền thông, nhằm thu hút khách du lịch từ các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới tiềm năng, chú trọng thị trường quốc tế và nội địa có khả năng chi trả cao.
Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch mang tính đồng bộ, thống nhất, thường xuyên, hấp dẫn với đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch, khuyến khích sử dụng mạng xã hội và các trang thông tin điện tử (website): dulichlaocai.vn; sapa-tourism.com.
Xây dựng chiến lược, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Lào Cai- Fansipan – Sa Pa. Tăng cường liên kết, khai thác tối đa lợi thế tuyến hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh để kết nối du lịch núi với du lịch biển; mở rộng liên kết với các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam để khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng núi cao cấp, du lịch biển; tiếp tục chương trình hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ – Hà Giang – Lai Châu – Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình để phát triển các sản phẩm du lịch chuyên biệt, phát triển tuyến du lịch ruộng bậc thang
3.3.2 Tập trung đào tạo và đầu tư nguồn nhân lực
- Hết năm 2012, toàn tỉnh có 36 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa với 161 hướng dẫn viên; 263 thuyết minh viên du lịch được cấp giấy chứng nhận. So với các tỉnh trong khu vực thì con số này không nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn số lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp, chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch và làm việc theo hợp đồng thời vụ. Lợi thế của du lịch Lào Cai là có lượng hướng dẫn viên du lịch là người địa phương khá đông. Theo một số công ty lữ hành, khách du lịch nước ngoài rất thích hướng dẫn viên là những người địa phương, bởi họ rất nhiệt tình và am hiểu văn hoá truyền thống của địa phương… Đây là nguồn nhân lực chính của ngành du lịch Lào Cai, tạo nét riêng biệt đối với du khách khi tới đây. Tuy nhiên, hướng dẫn viên du lịch địa phương chưa qua đào tạo nghiệp vụ, đa phần mới có giấy chứng nhận thuyết minh viên do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp, chưa có nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống, nên tính chuyên nghiệp chưa cao. Ngoài ra, trình độ văn hóa của thuyết minh viên du lịch còn hạn chế. Thực tế, nhiều thuyết minh viên du lịch của tỉnh chưa “nói thông, viết thạo” tiếng, chữ phổ thông. Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
- Vì thế, ngành du lịch tỉnh sẽ tạo việc làm cho khoảng 8.500 lao động, trong đó 2.500 lao động trực tiếp, chiếm 78% tổng số lao động trực tiếp trong các cơ sở. Để đạt được kết quả này, ngoài việc tuyển thêm các lao động tỉnh ngoài có chất lượng, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong tỉnh phải chú trọng nâng cao chất lượng gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; cần thống kê chính xác cung – cầu tổng thể và các ngành, lĩnh vực cụ thể, yêu cầu về trình độ…để việc đào tạo nhân lực bảo đảm vừa đủ, tránh tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”.
- Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tỉnh đã tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực với các tổ chức SNV, EU, ILO, vùng Aquitaine (Cộng hòa Pháp) triển khai nhiều chương trình đào tạo chuyên ngành khách sạn, lữ hành, tiếng Anh, tiếng Pháp. Qua chương trình liên kết đào tạo với tổ chức SNV tại Việt Nam, 186 học viên là người dân tộc thiểu số thuộc huyện Bắc Hà, Sa Pa đã được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng thuyết minh du lịch và kinh doanh lưu trú tại gia; đào tạo tiếng Pháp cho 35 học viên và tiếng Anh cho 30 học viên là cán bộ đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa; tổ chức lớp tập huấn về du lịch cộng đồng tại xã A Mú Sung (Bát Xát) và Thanh Kim (Sa Pa). Hai cơ sở đào tạo của tỉnh là Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch và Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai đã đào tạo được 140 học viên trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã chủ động mời các trường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động làm việc tại các đơn vị. Năm 2013, có 80 hướng dẫn viên được bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, 256 lượt lao động tại các cơ sở đã được đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng phục vụ.
- Để du lịch Sapa hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch lớn của miền Bắc và của cả nước, ngành du lịch tỉnh còn rất nhiều việc phải làm, trong đó, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển du lịch đang là yếu tố quan trọng và cần thiết nhằm phát huy hiệu quả ngày càng cao và đa dạng của du khách, tạo đà thúc đẩy du lịch Sapa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Gắn với đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại chỗ của địa phương với thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao từ các địa phương khác về làm việc tại Sapa.
3.3.3 Cơ chế chính sách phát triển du lịch Sapa Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Sapa có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch ở cả ba loại hình: du lịch văn hóa – lịch sử; du lịch sinh thái, mạo hiểm và du lịch cộng đồng tập trung ở các địa bàn có lợi thế về du lịch,Sa Pavới khí hậu ôn đới, cảnh quan hùng vĩ và đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số .
Do đó, Sapa đã quy hoạch các tuyến, điểm du lịch và ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tại các địa bàn có lợi thế về du lịch. Du lịch Sapa đang được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan Trung ương cũng như sự ủng hộ, liên kết của tỉnh, thành phố trong cả nước, với mong muốn đưa du lịch dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.Công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng các tuyến phố tự quản, tuyến phố văn minh, các tiêu chí văn minh đô thị, hạ tầng đô thị được triển khai thực hiện, góp phần để lại ấn tượng đẹp cho du khách trong nước và quốc tế khi đến với Sapa.
Để tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Sapa “cất cánh”, Phó Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau: Làm tốt công tác quy hoạch, đầu tư về du lịch, tập trung vào qui hoạch tổng thể, vùng, ngành. Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và phát triển sản nhân lực và sản phẩm du lịch.Thực hiện một số chiến dịch quảng bá và xúc tiến du lịch, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch.
Theo đó, thời gian tới, thành phố Lào Cai sẽ xây dựng quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch, liên kết với các huyện phát triển các tuyến du lịch thành phố Lào Cai – Hà khẩu; thành phố Lào Cai – Sa Pa, thành phố Lào Cai – Bắc Hà; thành phố Lào Cai- Bảo Yên. Cùng với đó, thành phố phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; xây dựng tuyến phố chuyên kinh doanh gắn với hoạt động chợ đêm; đầu tư xây dựng các khu vệ sinh công cộng, các ki-ốt thông tin điện tử tra cứu thông tin phục vụ du khách; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, công ty du lịch phát triển….
Trong phát triển sản phẩm du lịch, Sapa chú trọng xây dựng các điểm du lịch cộng đồng kiểu mẫu và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối hoạt động du lịch khu vực với các tỉnh vùng Đông Bắc, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc và Lào. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sapa giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Sapa phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những điểm đến du lịch bậc nhất của vùng Tây Bắc, với lượng khách du lịch tới đây lên tới 4,5 triệu lượt khách/năm, nguồn thu từ khách du lịch đạt 18.000 tỷ đồng và là một trung tâm du lịch thiên nhiên và văn hóa miền núi lớn nhất Việt Nam trong tương lai
3.2 Một số giải pháp đề xuất khai thác hiệu quả văn hóa tộc người H’mong phục vụ du lịch
3.4.1 Khôi phục làng nghề truyền thống tộc người h’mong ở sapa Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Bản Cát Cát (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là bản lâu đời của tộc người H’mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Qua những khung dệt, tộc người H’mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, với các hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú… Nơi đây còn có nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo, gồm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn… Các sản phẩm nghề thủ công của bản Cát Cát được khách du lịch yêu thích và thường mua về làm kỷ niệm.
Trong khi có nhiều nghề thủ công truyền thống của các dân tộc vẫn được trao truyền đến ngày nay, cũng có rất nhiều làng nghề bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, do không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất hàng loạt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sapa là một trong những địa phương có những chính sách khá tốt trong việc bảo tồn và giữ gìn nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong khuôn khổ dự án “Đầu tư bảo tồn làng truyền thống tộc người H’mông” làng Cát Cát, xã San Sả Hồ (Sa Pa), Sa Pa đã tiến hành bảo tồn 4 nghề thủ công truyền thống là: Nghề dệt thổ cẩm, nghề chạm khắc bạc, nghề rèn đúc, nghề mộc, đan lát mây – tre – rơm, giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội lớn cho sự phát triển của địa phương, đặc biệt là trong việc thu hút khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu các sản phẩm làng nghề. Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống: Nghề dệt lanh thổ cẩm nghề chế tác khènH’mông, ghề rèn, đúc, nghề đan quẩy tấu ở Mèo Vạc, việc đầu tư phát triển các làng nghề vừa bảo tồn văn hóa vừa tạo ra sinh kế cho người dân. Các đề án về nâng cao hiệu quả công tác quản lý chợ, phát triển kinh tế biên mậu vừa để phát triển thương mại, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, đồng thời cũng là để bả o tồn văn hóa; bởi chợ phiên được ví như “Bảo tàng sống” về sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tộc người H’mông. Một số chợ phiên đặc trưng thu hút nhiều sự quan tâm, tìm hiểu của du khách như: Chợ trung tâm. Bên cạnh đó, việc phát huy vai trò của Hội Nghệ nhân dân gian và mở các lớp truyền dạy khèn H’mông cho thế hệ trẻ được xem là cách để “gửi gắm” văn hóa dân tộc mình cho thế hệ mai sau. Việc bảo tồn văn hóa bằng cách khôi phục và phát triển các lễ hội đặc sắc mang đậm nét văn hóa riêng của tộc người H’mông cũng mang lại hiệu quả rõ nét như: Lễ hội vỗ mông ở Mèo Vạc, Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Chợ tình Khau Vai, Lễ hội khèn H’mông, Ngày hội Văn hóa dân tộc H’mông, Lễ hội hoa Tam giác mạch… gắn với nhiều hoạt động văn hoá độc đáo tại lễ hội như: Thi dệt vải lanh, múa khèn, các trò chơi gian gian, hát dân ca, dân vũ, thi người đẹp tộc người H’mông trình diễn trang phục dân tộc đẹp; giới thiệu về lễ nghi ăn hỏi, ma chay, kỹ thuật “Cày trên nương đá”, thổ canh hốc đá, xếp tường rào đá; đan quẩy tấu, kỹ thuật đúc lưỡi cày; ý nghĩa về cây lanh, cây khèn H’mông trong đời sống sinh hoạt, tâm linh và quy trình dệt thành tấm vải lanh hoàn chỉnh, hay chế tác khèn H’mông; đặc biệt là giao lưu ẩm thực với chảo thắng cố nghi ngút khói, chén rượu ngô chếnh choáng và bát mèn mén ấm lòng. Việc tổ chức các hoạt động trong các lễ hội không chỉ góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tộc người H’mông mà còn giáo dục tinh thần đoàn kết, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời là dịp để các Nghệ nhân, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống với du khách. Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Việc khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống các dân tộc thiểu số là cần thiết và cần có cơ chế chính sách hợp lý. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, việc phát triển các sản phẩm nghề và làng nghề phải phù hợp với đời sống xã hội, sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ, phải có chính sách hỗ trợ gắn liền với tuyên truyền quảng bá sản phẩm, thương hiệu, gắn làng nghề với những địa danh, địa chỉ văn hóa du lịch… giới thiệu rộng rãi và đưa sản phẩm thủ công truyền thống đến khách hàng, du khách trong và ngoài nước, để những nghề và làng nghề trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ được gìn giữ và phát triển, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của đồng bào các dân tộc.
3.4.2 Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch
Trong năm 2017, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã phát hành tập gấp, đăng tải video đẩy mạnh tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh Sapa, Lào Cai. Phối hợp với Chi nhánh Viettel Lào Cai triển khai 8 điểm camera giám sát tại các điểm du lịch; phối hợp với huyện Sa Pa thí điểm hệ thống app-store du lịch (thông tin hướng dẫn du lịch) và phối hợp với VNPT xây dựng Cổng thông tin du lịch… nhằm tạo thuận lợi cho du khách cũng như quản lý tốt hơn các hoạt động du lịch – dịch vụ. Đặc biệt, ngành Văn hóa-Thể thao &DL chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định trong công tác thẩm định, cấp phép hoạt động du lịch; quản lý lữ hành, hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Thực hiện xếp hạng khách sạn theo tiêu chuẩn TCVN 4391:2015. Trong năm 2017, đã thẩm định mới và thẩm định lại trên 100 cơ sở lưu trú; quản lý trên 960 cơ sở lưu trú của toàn tỉnh (gồm các loại hình khách sạn từ 1 sao đến 5 sao cùng hệ thống nhà nghỉ du lịch và loại hình Homestay). Bên cạnh đó là quản lý hoạt động của 39 doanh nghiệp lữ hành; định kỳ tổ chức sát hạch, cấp giấy chứng nhận cho các thuyết minh viên, cấp thẻ hướng dẫn viên. Tính đến hết năm, đã cấp mới 97 thẻ hướng dẫn viên nội địa và quốc tế; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng, thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, đặc biệt là dịp diễn ra các sự kiện, lễ hội lớn trên địa bàn.
3.4.3 Đa dạng hóa loại hình du lịch tộc người H’mong ở Sapa Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Du lịch trekking
Du lịch trekking chính là đi bộ khám phá, loại hình du lịch này đang phát triển và phổ biến từ rất lâu ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì đây được xem là loại hình du lịch khá mới mẻ và độc đáo. Và địa điểm du lịch Sa Pa là nơi rất thích hợp cho lọai hình du lịch này. Điều đặc biệt của loại hình hoạt động trekking này chính là du khách phải tự mang đồ đạc và đi bộ vào những khu rừng, núi hay bản làng xa. Loại hình này tạo cho con người cảm giác thích chinh phục chính mình.
Du lịch trekking khi đi du lịch ở tộc người H’mong ở Sapa cần tính toán khoảng cách sao cho về đêm có thể đến một bản làng để ngủ nhờ hoặc nhờ người dân trong bản nấu bữa tối.
Việc đi du lịch bằng hình thức trekking là loại hình du lịch bụi khá mạo hiểm vì vậy trên đường di chuyển cần phải quan sát những người xung quanh, tránh để lạc và giữ cự ly nhất định để có thể hỗ trợ nhau dễ dàng nhất là những khúc qua sông, suối và những khu vực đường nguy hiểm.
Nếu muốn hạ lều trong rừng thì phải hạ lúc trời còn sớm, ở bãi đất khô, bằng phẳng và gần nguồn nước để thuận lợi cho việc nấu nướng, trước trại luôn luôn đốt một đống lửa lớn duy trì suốt đêm.Mỗi lần đến địa phương cần phải nói chuyện với dân bản địa để tìm hiều về đặc điểm địa hình, thời tiết và một số điều cấm kị trong bản làng.
Vào các bản làng như Cát Cát của tộc người H’mông đen ở địa điểm du lịch Sapa thì du khách không được ngồi gian giữa và vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Theo phong tục của tộc người H’mông, ghế đầu bàn luôn dành cho cha mẹ mặc dù họ đã mất nhưng khách vẫn không được ngồi vào đó.
Nếu muốn ngủ nhờ qua đêm ở bản Cát Cát của tộc người H’mong nhưng nếu bản đang bận cúng thần hay đuổi tà ma, họ không muốn cho người lạ tham dự. Lúc đó trước cổng bản của địa điểm du lịch Sa Pa thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng có thể nhìn thấy.
Du lịch tự túc trong bản không cười đùa huyên náo phải từ tốn, tôn trọng cảnh quan tĩnh lặng vốn có của bản làng. Với những đứa trẻ nhỏ dù yêu trẻ đến đâu cũng không được xoa đầu bởi theo quan niệm của các đồng bào ở đó cho rằng xoa đầu, hôn đầu trẻ làm cho chúng sợ hãi hay trẻ dễ bị đau ốm.
Một điều đặc biệt tối kỵ nhất đó là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản làng. Bởi tiếng huýt sáo theo bà con nơi đây cho rằng đó là âm thanh gọi ma quỷ về bản làng. Trong nhà tộc người H’mông xây dựng có cây cột to chôn sau xuống đất, cao đụng đến nóc nhà được xem là cây cột cái là nơi con ma trú ngụ và du khách không nên treo áo quần hay ngồi dựa vào cây cột “linh hồn” đó.Trong bản làng luôn có một khu vực chung thờ cúng rất linh thiêng: một khu rừng câm, một gốc cây cổ thụ sum xuê cành lá nhiều năm tuổi, một hòn đá kỹ vĩ thờ thần thánh. Đó là những nơi sạch, đẹp, mát mẻ, song du khách chớ đến đó để dừng chân nghỉ ngơi, tâm tình, ăn uống, nằm ngả hay vứt rác bừa bãi.
Điểm đến của tộc người H’mong Sapa là nơi hội tụ của đất trời, thiên nhiên và khí hậu, là nơi “tụ hội” nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ và thơ mộng , vì vậy du lịch trekking ở vùng đây là địa điểm du lịch Sa Pa lý tưởng cho những ai muốn khám phá thiên nhiên cũng như những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào tộc người H’mong.
Du lịch sinh thái:
Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa mây ngàn gió núi, bản Cát Cát của tộc người H’mong là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc.
Tới đầu bản Cát Cát của tộc người H’mong, bước theo những bậc đá dẫn xuống thung lũng, cảnh sắc làng quê yên bình hiện ra với những mái nhà chấm phá trên những thửa ruộng bậc thang, điểm xuyết những bụi giang, trúc, vầu xanh tốt…
Bắt gặp những chiếc cối giã gạo không dùng sức người – nước suối chảy đầy máng một đầu chài thì đầu kia bật lên cao, khi nước tràn ra ngoài, đầu chài kia lại hạ xuống, giã vào cối thóc cho ra những hạt gạo trắng tinh.
Điểm nổi bật của tộc người H’mong ở bản Cát Cát là đến đây vào bất kỳ tháng nào trong năm, du khách cũng được hòa mình vào những cánh đồng hoa, hoa hướng dương, hoa hồng ri, hoa cánh bướm… xen lẫn màu xanh của ruộng bậc thang tạo nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng.
Bản Cát Cát của tộc người H’mong không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào tộc người H’mông nơi đây và thực sự thích thú khi cùng hòa mình vào điệu múa dịu dàng của những cô gái H’mông xinh đẹp, điệu khèn, tiếng đàn say đắm lòng người hay cùng giao lưu nhảy sạp với những chàng trai, cô gái người H’mông. Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Ngoài trồng lúa, tộc người H’mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Đến bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào tộc người H’mong.Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, tộc người H’mong lâu nay đã trở thành điểm đến du lịch ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa.
Nhờ phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, đời sống của đồng bào dân tộc địa phương được cải thiện đáng kể, đem lại cho tộc người H’mong một diện mạo mới nhưng không làm mất đi những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay.
Du lịch văn hóa:
Đời sống của cộng đồng các dân tộc được phản ánh sinh động thông qua các nghi lễ về tín ngưỡng, về tâm linh như cầu mong Trời yên, Đất lành; mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe cho con người… và đặc biệt với phần Hội vô cùng phong phú. Vì thế mà khách du lịch luôn thích thú đến với Sapa vào những dịp đầu xuân để được hòa đồng trong mùa lễ hội hội Sải Sán của đồng bào tộc người H’mông ở Cán Cấu (Si Ma Cai). Những vũ điệu độc đáo và huyền bí; những làn điệu dân ca mê đắm lòng người cùng những trò chơi dân gian mang tính nhân văn
Đời sống văn hóa tinh thần phong phú của đồng bào còn được thể hiện ở nghề thủ công, mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống của đồng bào đã đạt đến độ tinh xảo và cuốn hút đến diệu kỳ. Phụ nữ H’mông rất giỏi trong cảm thụ màu sắc, những tấm thổ cẩm của họ bao giờ cũng hội đủ sắc màu của thiên nhiên từ cây thông, đồi núi, hạt ngô, hạt lúa… Tất cả được biểu đạt như chính bức tranh sống động của đời sống đồng bào. Vẻ đẹp vĩnh hằng thì luôn trường tồn với thời gian. Giờ đây những sản phâm này đã trở thành quà lưu niệm quen thuộc đối với khách du lịch Sapa.
Thấp thoáng sau triền núi triền đồi những ngôi nhà mái chảy, lợp ngói nung hoặc gỗ ván, dựa theo sườn núi vẫn thu hút được sự quan tâm của du khách. Đó là những ngôi nhà mang đậm chất văn hoá riêng ở những bản tộc người H’mông. Những giá trị văn hóa còn được lưu giữ ngay trong đời sống sinh hoạt của từng gia đình nơi đây.
3.3 Xây dựng một số chương trình du lịch có khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa, Lào Cai
Lịch trình tour bản Cát Cát của tộc người H’mong ở Sapa 1 đêm bằng ô tô
6h30: Hướng dẫn viên sẽ đón bạn tại khách sạn của bạn và bắt đầu đi bộ xuống làng Cát Cát là bản làng của tộc người H’mông, nơi còn lưu giữ nguyên vẹn những phong tục độc đáo của người dân tộc, tiêu biểu như tục kéo vợ.
Hướng dẫn địa phương sẽ chỉ cho bạn những hoạt động đời sống hàng ngày của người dân địa phương, đi thăm thác thuỷ điện được người Pháp xây dựng năm 1925.
Quãng đường đi bộ khoảng 5 km trong khoảng thời gian 3 giờ
11.45: Đoàn trở về thị trấn Sapa hoặc tại khách sạn của bạn. Kết thúc chương trình
Đã bao gồm:
- Hướng dẫn viên địa phương nói tiếng anh
- Phí vào cửa
- Thuế
Không bao gồm:
- Nhà nghỉ
- Phương tiên đi lại
- Các chi phí cá nhân khác
Lịch trình tour Sapa 2 ngày 1 đêm bằng ô tô
Ngày 01: Hải Phòng- Sapa -Hàm Rồng (Ăn trưa,Tối)
06h30 – 07h00 HDV đón quý khách tại khách sạn lên xe khởi hành đi Sapa theo tuyến cao tốc Hải Phòng đi Lào Cai.
12h30 Quý khách có mặt tại Sapa, HDV đưa quý khách về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi, ăn trưa
14h00: HDV đưa quý khách đến thăm khu du lịch Hàm Rồng, Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Tối: sau bữa tối du kách tự do dạo chơi thị trấn sapa, khám phá chợ đêm vào các ngày cuối tuần ,hoặc thưởng thức các món nướng tại khu phố đồ nướng,nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 02: Du lịch Sapa – bản Cát Cát (Ăn sáng, trưa)
Sáng: sau bữa sáng HDV đưa Quý khách đến với bản Cát cát của đồng bào tộc người H’ mông, nơi quý khách có thể hòa mình vào với thiên nhiên, thăm những danh lam thắng cảnh như Nhà Máy Thủy Điện do người pháp xây dựng và những năm 1929, ngắm nhìn con suối Mường Hoa và những thửa ruộng bậc thang , ghé thăm những ngôi nhà trình tường lợp bằng gỗ Pơ mu của tộc người H’mông, chụp hình lưu niệm tại thác Tiên Sa.
Trưa: Sau khi khám phá bản du lịch Cát Cát quý khách về khách sạn, trả phòng, ăn trưa, sau ăn trưa quý khách nghỉ ngơi.
Chiều: Quý khách xuống chợ Sapa mua quà lưu niệm cho chuyến du lịch Sapa,
16h00 Quý khách lên xe trở về Hải Phòng, quý khách nghỉ ngơi ăn tối trên đường.
21h00 Xe đưa Quý khách về đến Hải Phòng, kết thúc hành trình du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm bằng ô tô
Giá tour Sapa 2 ngày 1 đêm bằng ô tô:
Khách sạn 2 sao:
- Giá Du lịch Sapa 2 ngày bao gồm:
- Xe đưa đón Hải Phòng – Sapa – Hải Phòng
- Phòng nghỉ khách sạn 02 khách / 01 phòng (Trường hợp lẻ khách nghỉ 3 khách /
- phòng 3 giường)
- Ăn các bữa theo chi tiết đã ghi trong chương trình
- Vé thắng cảnh vào cửa một lần tại các điểm du lịch trong chương trình
- HDV theo chương trình tour ghép hàng ngày
- Bảo hiểm du lịch trọn gói 20.000.000đ
- Nước chai: 01 chai 500ml / 01 khách / 01 ngày
Giá tour đi Sapa 2 ngày 1 đêm không bao gồm:
Nghỉ phòng đơn, thuế VAT, Chi phí đồ uống, điện thoại, giặt là và các chi phí cá nhân khác, tiền típ cho HDV và lái xe
Giá trẻ em:
- Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí (điều kiện phải dùng chung dịch vụ cùng người đi kèm, cha mẹ…)
- Trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 11 tuổi tính 75% chi phí tour người lớn
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên bằng giá tour người lớn.
- Du Lịch Sapa – Cát Cát – Phan Xi Păng – 2 Ngày 1 Đêm
Lịch trình tour
Ngày 01: Hải Phòng – Sapa – Cát Cát ( Ăn bữa: Trưa + Tối )
Sáng: 06h00 ôtô và HDV đón quý khách tại điểm hẹn trong nội thành, TP. Hải Phòng. Sau đó bắt đầu hành trình khởi hành đi Sapa – Một thị trấn vùng cao của tỉnh Lào Cai nơi tập chung sinh sống của của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống…
Trên đường đi (theo đường cao tốc Hải Phòng – Lào Cai khoảng 06 tiếng). Quý khách tự do nghỉ ngơi hoặc ngắm cảnh hùng vĩ của núi rừng phía bắc. 10h00 đoàn đến Yên Bái, quý khách nghỉ dừng chân đôi chút, sau đó tiếp tục hành trình đi Sapa, trên đường đi quý khách có cơ hội ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang lấp lánh trong ánh nắng ban mai hay mịt mờ trong sương phủ. Chiều: Hướng dẫn viên sẽ đưa quý khách đi bộ bắt đầu hành trình khám phá bản làng Cát Cát – Shin Chải của tộc người H’Mông – do người Pháp phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức từ đầu thế kỷ XX. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán độc đáo của người dân nơi đây với nghề truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc, rèn nông cụ, tục kéo vợ,… thăm quan trạm thủy điện Cát Cát, thác nước Cát Cát, thưởng thức các tiết mục ca mua nhạc dân tộc, vui chơi và chụp hình lưu niệm sau đó quay trở về khách sạn. Tối: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng. Sau bữa tối, Quý khách tự do khám phá dạo chơi khám phá vẻ quyến rũ của Sapa trong đêm, thưởng thức ngô nướng, trứng nướng trong sương gió núi rừng bên bếp than hồng. Tự do mua sắm đồ lưu niệm. Đặc biệt vào tối thứ bảy Quý khách có thể tham dự phiên Chợ Tình Sapa – một nét văn hóa truyền thống của đồng bào các tộc người H’mông, Dao ở vùng cao Lào
Sáng: Quý khách dậy sớm, ngắm cảnh bình minh trên dãy Hoàng Liên Sơn và cảm nhận không khi trong lành và mát mẻ… 07h00 quý khách dùng bữa điểm tâm sáng tại nhà hàng. Xe đón đoàn và đưa quý khách đi nhà Ga cáp treo để làm thủ tục lên cáp treo và làm thủ tục lên cáp treo trên đường đi quý khách ngắm cảnh cảnh núi rừng Sapa hùng vĩ … Sau khi kết thúc đi cap treo đoàn tiếp tục leo bộ thêm 400 bậc thang nữa sẽ đến đỉnh Phanxipang – nóc nhà Đông Dương với độ cao 4.143 mét … từ đây quý khách ngắm nhìn toàn cảnh ngoạn mục của núi rừng Tầy Bắc… Trưa: Đoàn khởi hành về khách sạn làm thủ tục trả phòng và dùng bữa trưa tại nhà hàng của khách sạn. 16h00 ôtô đón đoàn và đưa về lại Hải phòng, trên đường về, quý khách tiếp tục có cơ hội ngắm cảnh đẹp huyền diệu của núi rừng tây bắc buổi chiều tà với những đám mây hững hờ trôi… Đoàn tự do nghỉ ngơi trên xe. 22h00 ôtô đưa đoàn về đến Hà Nội, kết thúc hành trình và hẹn gặp lại quý khách. Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Giá tour bao gồm
Ôtô đời mới – máy lạnh đưa đón đoàn theo hành trình Trà, café, kẹo tiếp đón tại văn phòng.
Miễn phí trên xe: wifi, nước, trà, khăn ướt,..
01 đêm nghỉ tại khách sạn tại trung tâm thị trấn Sapa Khách sạn tiêu chuẩn 3* – Ăn sáng Buffet
02 người/01 phòng nếu lẻ nam hoặc nữ thì ghép 3 người Ăn các bữa theo hành trình ( mức ăn: theo tiêu chuẩn ) Vé cáp treo khứ hồi đỉnh Phanxipang (600.000 vnd) Hướng dẫn viên suốt tuyến, nhiệt tình, kinh nghiệm. Vé thăm quan bản Cát Cát – Shin Chải
Bảo hiểm du lịch với mức bồi thường tối đa 30.000.000VND/trường hợp.
Giá tour không bao gồm
Bữa tối ngày cuối cùng ( Quý khách tự túc )
Thuế VAT (10%)
Các chi phí cá nhân khác (điện thoại, giặt là, đồ uống trong bữa ăn,…)
Tiền tip cho nhà xe và hướng dẫn (tùy ý khách sau khi đi tour)
Ghi chú
Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí giá tour, bố mẹ tự lo cho bé, trẻ em 5 – 9 tuổi tính 50% giá tour (ngủ chung phòng với bố mẹ), trẻ em 10 tuổi trở lên tính như người lớn. Bữa tối ngày cuối cùng không bao gồm ( chi phí quý khách tự túc )
Chương trình có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Tour ghép Hải Phòng – Sapa – Cát Cát – Hàm Rồng ( 3 ngày 3 đêm)
Lịch trình tuor
Ngày 01: Lào Cai- Sapa- Cát Cát
05h30: Tới Lào Cai, xe đón quý khách tại ga Lào Cai đi Sapa. Trên đường quý khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, ngắm nhìn vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang trên các sườn núi – vẻ đẹp đặc trung của miền núi Tây Bắc Việt Nam.
07h00: Quý khách gửi đồ tại quầy lễ tân và ăn sáng tại khách sạn. Sau đó Quý khách tự do tham quan và chụp ảnh tại thị trấn.
12h00: Nhận phòng nghỉ ngơi ăn trưa tại khách sạn.
Buổi chiều: Quý khách đi thăm bản Cát Cát của tộc người H’mông, Thác thuỷ điện được người Pháp xây dựng năm 1925. Ăn tối và nghỉ đêm tại Sa Pa. Đặc biệt vào tối thứ bảy Quý khách có thể tham dự phiên Chợ Tình– một trong những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc vùng cao phía bắc Việt Nam.
Ngày 02: Hàm Rồng – Hà Nội
Ăn sáng tại khách sạn.
Quý khách thăm quan đỉnh Hàm Rồng gồm có: Vườn Lan 1 – 2, vườn Lê, vườn Táo Mèo, Vườn hoa Trung Tâm, Hòn Đá Gãy, Cổng Trời, Đầu Rồng, Hòn Cá Sấu, Khu Thiên Thạch Lâm, Hòn Phật Bà, Sân Mây, tháp truyền hình…, Quý khách tham quan khu du lịch Hàm Rồng ngắm nhìn toàn cảnh Sa Pa từ trên cao, thăm tháp truyền hình. Quay trở về khách sạn ăn trưa.
12h00: Trả phòng khách sạn và tự do mua sắm đặc sản Sapa cho đến giờ về (táo mèo, mứt hoa quả các loại, rượu San Lùng, rượu Bắc Hà, các loại thảo dược miền núi…)
Xe đưa Quý khách trở lại Lào Cai.
Ăn tối tại nhà hàng.
19h00: Rời Lào Cai về Hà Nội, Quý khách ngủ đêm trên tàu.
Ngày 03: Hà Nội- Hải Phòng Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
05h30: Về đến Hà Nội, Quý khách chuyển tàu sớm về Hải Phòng.
09h30: Về đến Hải Phòng, kết thúc chương trình toru ghép Hải Phòng – Sapa – Cát Cát – Hàm Rồng (Tour ghép khách lẻ 3 ngày 3 đêm).
Tour du lịch Hải Phòng – Sapa(3 Ngày 2 Đêm) Lịch trình tuor
Ngày 1: Hải Phòng – Sapa
Sáng: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi SaPa. Ăn sáng và trưa trên đường đi. Trên đường ghé thăm và làm lễ viếng tại đền ông Hoàng Bảy. Tới SaPa nhận phòng nghỉ ngơi, ăn tối.
Tối: quý khách tự do tham quan chợ Tình của người dân tộc thiểu số ( chỉ có vào tối thứ bảy).
Ngày 2: Tham quan Sapa
Sau bữa sáng xe đưa quý khách thăm quan khu du lịch hàm Rồng với: Sân Mây, Cổng Trời, các Vườn Lan, vườn Hoa Sapa, đỉnh Hàm Rồng, thưởng thức các chương trình văn nghệ tại khu du lịch…Ăn trưa tại khách sạn.
Chiều đoàn thăm quan bản Cát Cát của tộc người H’mong tìm hiểu về phong tục tập quán và các nghề thủ công truyền thống của người bản địa, lễ hội, thăm thác Cát Cát… Ăn tối nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 3: SaPa – Hải Phòng
Sáng: Dùng bữa sáng, trả phòng khách sạn. Quý khách thăm quan Thác Bạc, tự do mua sắm đồ lưu niệm.
Xe đưa đoàn về Hải Phòng. Dùng bữa trưa trên đường đi. Kết thúc chương trình tour du lịch SaPa khởi hành từ Hải Phòng.
Giá chương trình du lịch SaPa đã bao gồm:
- Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới, lái xe kinh nghiệm, vui vẻ suốt hành trình từ Hải Phòng đến SaPa
- Ăn chính 05 bữa x 180.000đ/suất. Ăn phụ 03bữa x 40.000đ/suất
- Vé vào cửa theo chương trình.
- Nghỉ 02 đêm (nghỉ 04 người phòng 02 giường 1,2m. K/s tiêu chuẩn 2** 3***).
- Bảo hiểm du lịch, nước uống trên xe (01chai/ngày/khách), hướng dẫn viên nhiệt tình, vui vẻ suốt hành trình.
Giá chương trình du lịch SaPa không bao gồm:
- Hoá đơn VAT, điện thoại, phòng nghỉ đơn, giặt là, chi phí cá nhân khách tự sử dụng,…
Tiểu kết chương 3 Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Với nguồn tài nguyên và du lịch phong phú như cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, văn hóa của các dân tộc thiểu số Sapa đã tạo lên các sản phẩm du lịch có khả năng thu hút khách du lịch cao. Trong đó nổi bật là giá trị văn hóa tộc người H’mong, đã và đang được khai thác nhưng vẫn chưa khai thác được tối đa cái giá trị văn hóa để phục vụ du lịch.
Chính vì thế, cần có những biện pháp khai thác hiệu quả các yếu tố văn hóa tộc người H’mong để phục vụ hoạt động du lịch. Từ đó em đã đề xuất một số giải pháp khai thác như: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở tộc người H’mong, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xúc tiến hoạt động quảng bá tuyên truyền…và đưa ra một số chương trình du lịch trong đó có khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa nhằm phát triển du lịch.
Kết luận
Văn hóa du lịch, là những yếu tố văn hóa truyền thống là mục tiêu và là điều kiện để khăng định rằng văn hóa chính là nội dung bản sắc để du lịch Việt Nam để có thể tạo nên nhưng nét văn hóa và đa dạng các sản phẩm du lich mang tính độc đáo và đặc sắc để thu hút khách du lịch tới Việt Nam.
Hiện nay các văn hóa ở Sapa nói chung và tộc người H’mong ở Sapa nói riêng đã được khai thác các tiềm năng về văn hóa nhưng chưa thực sự khai thác hết được các tiềm năng. Qua đó, đề tài: “ Khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa để phục vụ hoạt động du lịch” đã đưa ra được các vấn đề:
Đưa ra khái niệm về văn hóa và văn hóa tộc người, đặc trưng cơ bản về tộc người.
Khóa luận nêu ra khái quát về Sapa, vai trò của văn hóa tộc người và vấn đề phát triển du lịch, các bài học kinh nghiệm trong khai thác văn hóa tộc người trên thế giới và Việt Nam.
Quan trọng hơn khóa luận đã khai thác Văn hóa tộc người H’mong ở Lài Cai Sapa nhằm phát triển hoạt động du lịch.Lịch sử hình thành tộc người H’mong ở Sapa Lào Cai, điều kiện kinh tế xã hội. Thực trạng về kinh tế tộc người H’mong, thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch, thực trạng văn hóa, xã hội tộc người H’mong. Khai thác những nét độc đáo trong văn hóa tộc người H’mong ở Sapa: văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, ngôn ngữ- Chữ viết, phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công, các loại hình du lịch
Bên canh đó, để khai thác được tất cả các văn hóa tộc người H’mong ở Sapa khóa luậ có đưa ra một số giải pháp giữ gìn và khai thác nét văn hóa tộc người H’mong để phục vụ hoạt động du lịch: định hướng phát triển du lịch ở Sapa đến năm 2020, tầm nhìn2030, giải phát trực tiếp đến việc phát triển du lịch văn hóa ở Sapa. Biện pháp khai thác các yếu tố văn hóa tộc người H’mong ở Sapa và đưa ra một số chương trình du lịch có khai thác văn hóa tộc người H’mong Sapa
Khóa luận của em được thực hiên với mong muốn đóng góp ý kiến của mình trong việc khai thác văn hóa tộc người H’mong ở Sapa phục vụ hoạt động du lịch. Bài làm của em dựa trên cơ sở kiến thức đã được học ở trường. Các tài liệu thu thập được qua sách báo và các kiến thức quan sát thực tế. Với những kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế lên em mong bài khóa luận của em có được những đóng góp thực tế của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com