Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong cho các bạn đang chuẩn bị làm bài khóa luận cùng nhau tham khảo nhé. khóa luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài khóa luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dụ như đề tài Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong các bạn cùng tham khảo đề tài khóa luận dưới đây nhé.
2.3. Văn hóa tộc người H’mong ở Sapa
2.3.1. Văn Hóa vật thể Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Kiến trúc:
Người H’Mông là một trong những tộc người thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt dân cư cư trú tại Sapa là đông nhất.
Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, khắc nghiệt…thì ngôi nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh của người H’mông có ưu điểm mát mẻ về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chống thú dữ.
Người H’mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn.
Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người H’mông. Địa hình cư trú của người dân tộc H’mông, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của dân tộc này. Nhà của người H’mông dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu, nhà ba gian và hai cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên.
Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo
Nhà của người H’mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngô lúa khi mang từ nương về bao giờ cũng được cất lên gác , ngoài ra, sàn gác có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách. Khói bếp sẽ làm khô và giữ cho không bị sâu mọt. Phong tục người H’mông không cho con gái, đàn bà được ngủ trên gác. Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên gác. Nhà của người H’mông không bao giờ làm dính sát vào nhau, cho dù là anh em ruột thịt.
Khi chọn đất làm nhà, người H’mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác.
Sau khi chọn được đất tốt người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác, cứ như thế khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi ngôi nhà hoàn thành. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Trình tường xong, người H’Mông vào rừng chọn cây cột cái đem thẳng từ rừng về, không đặt xuống đất mà đưa lên nóc ngay. Họ coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà thể hiện sự ngay thẳng cứng cáp vững vàng của chủ nhà, nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu hay cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của họ.
Cửa chính nhà của ngưòi H’mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người H’mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người H’mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người H’mông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính.
Nhà người H’mông thường được xếp đá xung quanh làm hàng rào che chắn. hàng rào đá xếp xung quanh một nhà hoặc 2,3 nhà có quan hệ anh em nội tộc với nhau, làm thành một khu riêng biệt.Người H’mông cũng làm nhà dựa lưng vào núi, kiêng làm nhà quay lưng ra khe, vực sâu. Bản của người H’mông có từ vài ba nóc nhà trở lên, có bản chỉ có một dòng họ, nhưng không nhiều, còn lại đa số là một bản có nhiều dòng họ sống cùng nhau.Trải qua bao đời, sinh sống bên những sườn núi cao, những ngôi nhà trình tường của người H’mông vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, luôn hấp dẫn khách du lịch đến và tìm hiểu phong tục tập quán của một dân tộc vùng cao ở Sapa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người H’mông, do vậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành.
Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người H’mông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người H’mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
Trang phục:
Trang phục của các đồng bào dân tộc H’Mông rất sặc sỡ, đa dạng và hội tụ đầy đủ các nét tiêu biểu đặc trưng của họ. Quần áo của người Mông chủ yếu được may bằng vải lanh mà họ tự dệt với những họa tiết và hoa văn đa dạng. Trang phục của người H’mông độc đáo hơn so với nhiều tộc người khác trong khu vực bởi phong cách tạo dáng và trang trí rất công phu, kết hợp với các kĩ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, ghép, thêu, dệt hoa với kiểu váy rộng và rất đẹp.
Trang phục nam: Người H’mông thường mặc áo ngắn cánh tay hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam của người H’mông có 2 loại: Một loại bố thân xẻ ngực có 2 túi trên 2 túi dưới và một loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại 4 thân thường không được trang trí còn loại 5 thân lại được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại quần què ống rộng hơn so với các tộc khác ở trong khu vực. Đầu của nam giới thường hay chit khăn còn có nhóm lại đội mũ ở xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, và cổ thì có khi mang vòng bạc có khi lại không mang.
Trang phục phụ nữ H’mông cũng có nhiều nhóm khác nhau , giữa các nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung trang phục của họ thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực và không cài nút, gấu áo không khâu hoặc được cho vào trong váy. Ống tay áo thường được trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường viền ở cổ và nẹp 2 thân trước thường được trang trí bằng viền vải màu khác màu thường là màu đỏ và hoa văn trên nền chàm. Ngoài ra phụ nữ H’mông ở Sapa còn mặc loại áo xẻ nách phải trang trí cỏ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo còn ở phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng những đường chỉ ngũ sắc. Váy của phụ nữ nơi đây là loại váy kín có nhiều nếp gấp và khi xòe ra thì có hình tròn. Người ta thường dựa vào kiểu váy để phân biệt các nhóm H’mông xanh, đen, trắng hay hóa.. Phụ nữ H’mông thường để tóc dài quấn quanh đầu và có 1 số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu còn đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng tay, vòng cổ, nhẫn và vòng chân. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Áo của người H’mông có cố phía trước hình chữ V được nẹp thêm vải màu tùy thích ở phía sau là một bức thêu hình chữ nhật có trang trí rất hài hòa, trang nhã và gắn với đồng bạc, tạo ra những âm thanh vui nhộn cho bộ trang phục. Hai ống tay thường được thêu hoa văn là những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay, đây cũng chính là điểm tập trung nhiều hoa văn làm nổi bật chiếc áo của người H’mông.
Còn váy của phụ nữ H’mông là loại váy mở có nhiều nếp gấp và rộng khi xòe ra thì trông như những cánh hoa. Phần cạp của váy được khâu xếp lại cho vừa một vòng bụng và có hai dây để buộc. Trên nền váy chàm các hoa văn được thêu, in và ghép từng tấm rất ấn tượng và độc đáo. Hoa văn trong trang phục của người H’mông chủ yếu là những hoa văn hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, hình xoáy ốc và thỉnh thoảng có những mô típ hoa văn được hình thành trên cơ sở sợi ngang của kĩ thuật dệt trên khung cửi và có màu chủ đạo là màu xanh, đen, đỏ, vàng.
Thắt lưng một phần không thể không kể đến khi nhắc đến trang phục của người Mông, trong bộ trang phục của các đồng bào người H’mông thì còn có xé và khử lau, họ quan niệm rằng đeo xế và quấn xà cạp là thể hiện sự ý tứ và kín đáo của người phụ nữ. Phụ nữ người H’mông để tóc dài và quấn vòng quanh đầu rồi đội khăn tạo nên một nét rất riêng và khó nhầm lẫn với các dân tộc khác.
Cả trang phục của nam và nữ của dân tộc H’mông đều được tạo ra dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ H’mông. Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú của những người phụ nữ H’mông đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm lòng người, tạo nên những nét độc đáo riêng của người H’mông luôn cuốn hút sự tò mò của du khách.
2.3.2 Văn hóa phi vật thể:
2.3.2.1. Ngôn ngữ – chữ viết: Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Ngôn ngữ:
- Tiếng H’Mông là một ngôn ngữ nằm trong hệ ngôn ngữ H’Mông-Miền (hay Miêu-Dao). Trên thực tế vấn đề phân loại theo quan hệ họ hàng của ngôn ngữ này đã từng có nhiều ý kiến khá khác nhau. Một số nhà ngôn ngữ học xếp tiếng H’mông thuộc nhánh Miêu-Dao trong ngữ hệ Hán-Tạng.
- Hệ ngôn ngữ (language family): H’mông-Miền (Hmong-Mien)
- Nhóm ngôn ngữ: H’Mông (Hmongic)
- Nhánh: thuộc các phương ngôn Tứ Xuyên – Quý Châu – Vân Nam, còn gọi là nhánh H’Mông phía Tây (West Hmongic branch)
- Tiểu nhánh: Tứ Xuyên – Quý Châu – Vân Nam
- Phương ngữ: H’mông trắng (White Hmong)
- Trong cuốn từ điển Bách khoa thư ngôn ngữ đã phân các ngôn ngữ H’mông-Miền thành hai nhánh chính:
- H’mông – gồm có: Dananshan Hmong, Hmong Đông, Hmong Bắc, H’mong Tây, Hmong Daw, Hmong Njua, Miao Đỏ, Pa Heng, Punu
- Miền (hay Dao) – gồm có: Ba Pai, Mien, Biao Mien, Iu mien, Mun, She Tại đây H’mông Leng (H’Mông Lềnh) được xác định như một tên gọi khác của ngành H’mông Njua (H’Mông Xanh) nằm trong nhánh H’mông.
- Tiếng H’mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H’mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H’mông khác, gồm 59 phụ âm 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ H’mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người H’mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.
Chữ viết:
Tại Việt Nam năm 1961 phương án chữ H’mông theo ký tự Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H’Mông Lềnh Sa Pa – Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H’Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành H’mông Đơư và H’Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ H’mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người H’mông sinh sống.
Đổi Bản mẫu:Cần chú thích. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ H’mông đã không còn phát triển như trước kia.
2.3.2.2. Phong tục tập quán Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Thờ cúng:
- Thờ cúng tổ tiên, đó là thờ cúng ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã chết. Người ta tin rằng tổ tiên đã chết, che chở cho con cháu đang sống làm những nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc hay gia đình và tiến hành những nghi thức nhằm thờ phụng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường đặt ở vị trí gian giữa, nhiều dòng họ H’mông không lập bàn thờ tổ tiên riêng. Nơi thờ cúng tổ tiên chỉ là một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20- 30cm. Nơi đặt bàn thờ là linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, chỉ có con trai mới được đến gần bàn thờ. Người H’mông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh… đối với hồn cụ, ông, cha ở thế giới bên kia.
- Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, người H’mông còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những lễ thức cúng bái riêng biệt: “Xử Cả” là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống các ma nhà người H’mông, gắn liền với sự giàu có, nhất là tiền bạc. Nơi thờ “Xử Cả” ở tấm ván hậu gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán hai miếng giấy bản màu vàng và bạc cắm 3 hoặc 9 lông gà, bôi ít máu gà. Mỗi năm cúng xử cả một lần vào đêm 30 tết, đồ cúng là một con gà trống màu đỏ.
- “Bùa Đáng” (ma lợn) được thờ ở cột chính trong nhà, cột tượng trưng cho sự hưng thịnh và vận mệnh của gia đình. Ma lợn chỉ có chủ gia đình mới được cúng, vật cúng là lợn nái đã đẻ một lứa. Trong đời một người con trai phải làm lễ cúng cột chính 1 hoặc 2 lần, nhằm tưởng nhớ và làm tròn đạo hiếu giữa người còn sống đối với người đã chết. Cúng ma cột chính, theo quan niệm của người H’mông còn nhằm tạ ơn những người xưa kia đã giúp người Hmông qua hoạn nạn, để tìm chữ viết đã mất.
- “Xìa Mình”(ma cửa), có nhiệm vụ ngăn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các hồn, ngăn không cho hồn các thành viên gia đình bỏ đi. Theo quan niệm của đồng bào, ma cửa thường ngự ở miếng vải đỏ dán trước cửa chính. Ma cửa thường được cúng vào dịp tết, khi có người ốm đau hoặc mất tài sản. Lễ vật cúng là con gà trống, khi có điềm xấu chủ nhà phải cúng ma cửa bằng lợn- gọi là lễ cúng lớn.
- “Hú Sinh” (ma bếp) có liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ và phù hộ cho việc chăn nuôi gia súc. Do đó kiêng giẫm chân lên bếp lò, kiêng làm hư hại lòng lò bằng đất, không được gõ và đánh vào bếp cám lợn, lúc lợn chửa kiêng không lấy tro trong bếp lò. Muốn nhấc chảo cám ra phải để một hòn đá vào giữa bếp, nếu không làm như vậy, gia súc dễ bị dịch bệnh chết, phụ nữ khó đẻ hoặc đẻ ra quái thai, dị hình.
- “Nhìu Đáng” (ma trâu), trong đời người con trai phải cúng báo hiếu bố mẹ, một lần. Vật cúng là trâu to, lớn, khoẻ mạnh. Lễ cúng tuỳ từng gia đình, dòng họ qui định, cúng ở trong nhà hay ở vị trí nào đó ngoài trời. Người cúng phải hiểu lai lịch dòng họ.
- Như vậy, thờ cúng tổ tiên ở người H’mông đã được hình thành, quan niệm tổ tiên đã mở rộng đến ba đời- quan niệm này gần gũi với tâm thức thờ cúng tổ tiên của người Tày, người Dao, người Kinh.
- Người H’mông thờ cúng thần cộng đồng “Giao” (thần thổ địa). Thần thổ địa được thờ ở một gốc cây to, hoặc hòn đá lớn trong một khu rừng cấm. Đồng bào quan niệm thần của “Giao” chi phối cuộc sống của cộng đồng “Giao”. Người dân trong “Giao” khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc nhiều, dân số tăng là nhờ thần phù hộ. Hàng năm vào ngày Thìn của tháng hai (hoặc ngày mồng 2 tháng 2) đại diện các gia đình các gia đình trong “Giao” đến khu rừng cấm, nơi thờ thần làm lễ cúng thần, lễ vật cúng là gà, hoặc lợn và rượu. Người đứng đầu “Giao” trịnh trọng cầu khấn thần linh phù hộ. Nội dung bài cúng thần tỏ rõ lòng tôn kính nhưng vẫn thân mật và bình đẳng với thần. Quan hệ người dân với thần như trong cộng đồng “Giao” bình đẳng, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây thần cũng bình đẳng như một thành viên của cộng đồng. Thần chưa có sức mạnh siêu phàm tuyệt đối, chưa đứng trên cộng đồng. Do đó, cộng đồng dâng lễ vật cho thần thì thần phải có nghĩa vụ phù hộ, bảo vệ cộng đồng “Giao”. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
- Ngoài ra, người H’mông còn có những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng khác như: hồn xác con người (người có ba hồn ở đỉnh đầu, ngực và rốn), một số kiêng cữ không ăn vật tổ, ma thuật (ma ngũ hải), kiêng kị trong sinh đẻ, trong cưới xin, nghi thức tang ma, lễ Nào xồng, lễ hội Gầu Tào, lễ cầu tự và còn rất nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang tính chất huyền bí khác.
Tôn giáo – Tín ngưỡng:
Ngoài những yếu tố tinh thần truyền thống, người H’mông còn tiếp thu yếu tố văn hoá mới Kitô giáo (đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành). Từ năm 1888, thực dân Pháp chiếm đóng Sa Pa đã có ý định xây dựng các cơ sở truyền giáo. Nhưng mãi tới năm 1921, mới có 5 gia đình H’mông theo đạo và đến những năm 40 của thế kỷ XX, chỉ có 33 hộ gia đình người H’mông ở 11 làng theo đạo. Người H’mông ở Sa Pa theo đạo không chỉ do yêu cầu tín ngưỡng khao khát một niềm tin mà chủ yếu là do sự thúc đẩy của tâm lí thực dụng. Họ cần đi theo chúa không chỉ vì hạnh phúc trên thiên đàng mà vì những vấn đề thiết thân trong cuộc sống đang đặt ra (được cấp ruộng nương, có chỗ dựa mới, bỏ lễ cúng ma đầy tốn kém… Người H’mông coi tôn giáo chỉ là phương tiện nhằm giải quyết những nhu cầu bức xúc của đời sống chứ không quan tâm nhiều về triết lí, về hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia.
Như vậy, đời sống sinh hoạt tinh thần của người H’mông đã được pha trộn giữa đạo lí Gia tô vào đạo lí người H’mông, như một yếu tố văn hoá mới gá lắp vào đời sống sinh hoạt tinh thần của họ.
Các dòng họ của người H’mong:
Người H’mông có nhiều dòng họ: Giàng, Thào, Lù, Vù, Sùng, Mã, Lùng, Hầu, Ly, Vàng, Tẩu, Tráng, Hản, Thèn, Cù. Tên của các dòng họ được đặt theo tên con vật, màu sắc, cây cối, đồ vật và một số họ có tính chất chung chung không xác định được nội hàm tên gọi. Các họ lấy tên con vật; Sùng (gấu), Hầu (khỉ, Lồ (lừa), Má (ngựa), Giàng (dê), Lùng (rồng); họ lấy tên màu sắc; Hoàng (màu vàng), Lù (màu xanh), Hùng (màu đỏ); họ lấy tên cây: Thào (đào), Lý (mận); họ lấy tên đồ vật: Cư (trống), Thèn (thùng) và một số không xác định được tên họ: Mùa, Châu, Phàng, Tẩn, Tráng, Vàng, Lầu, Vừ… Mỗi họ có những điều kiêng kị và những lễ nghi cúng bái riêng biệt: họ Giàng kiêng ăn quả tim con vật, họ Hờ kiêng ăn thịt khỉ, họ Lý kiêng ăn lá lách con vật, con dâu dòng họ Lầu kiêng quét dọn bếp. Sự khác nhau giữa các dòng họ trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, ma chay, cúng ma… là ở số lượng bát cúng, cách bày bát, địa điểm cúng, bài cúng, cách thức ăn uống và chia thịt; họ Sùng bày 13 bát và chia thịt từ trái sang phải, họ Giàng bày 33 bát theo đường vòng tròn từ phải qua trái, họ Má bày 19 bát theo đường thẳng. Những người trong cùng một họ là cùng tổ tiên sinh ra phải có nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống như ma chay, cưới xin, làm nhà mới, ốm đau bệnh tật, sinh đẻ, theo đuổi các vụ kiện cáo. Cho dù ở xa cách nhau bao nhiêu những người cùng họ có thể sinh đẻ và chết trong nhà của nhau mà không sợ tổ tiên trách cứ. Đứng đầu mỗi dòng họ là trưởng tộc, người có đạo đức, uy tín và am hiểu sâu sắc phong tục tập quán của dòng họ, giàu kinh nghiệm tổ chức sản xuất, gánh vác hướng dẫn các gia đình khi có ma chay, cưới xin, giải quyết mâu thuẫn xích mích giữa các thành viên. Người trưởng tộc là người đại diện cho dòng họ giao thiệp với chính quyền và các dòng họ khác, đồng thời còn là người tổ chức các vụ kiện, đi đòi nợ máu xưa kia. Có người tộc trưởng do các thành viên dòng họ bầu ra nhưng cũng có nơi lại do người tộc trưởng cũ tìm chọn và bồi dưỡng. Như vậy, đặc trưng dòng họ người H’mông là sự thống nhất về tư tưởng, thông qua tín ngưỡng với những điều kiêng kị lễ nghi riêng của dòng họ, đã tạo nên sự cố kết lâu bền trong quan hệ giữa các thành viên, còn về mặt xã hội và nhất là kinh tế càng trở nên mờ nhạt. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Tổ chức gia đình của người H’mong:
- Tổ chức gia đình của người H’mông là gia đình nhỏ phụ hệ (gồm hai thế hệ bố mẹ và con cái sống với nhau). Đứng đầu gia đình là người đàn ông, người đó có nghĩa vụ gánh vác công việc gia đình: đi làm nương rẫy, khấn tổ tiên, đón thầy cúng, thay mặt gia đình tham gia công việc Giao, mà bất cứ phụ nữ nào cũng không có quyền làm thay, làm hộ. Trong gia đình người Hmông người ta quí trọng con trai hơn con gái, vì thế gia đình nào có nhiều con trai là niềm kiêu hãnh trong thôn xóm, bản làng. Nếu trong gia đình có mối bất hoà giữa vợ và chồng, thì con dâu chỉ được lánh nạn sang hàng xóm, không được phép trở về nhà bố mẹ đẻ. Nếu con dâu muốn về thăm bố mẹ đẻ phải xin phép nhà chồng và được chồng đưa về tận nhà mới hợp lệ. Khi vợ chồng li dị, người đàn bà không được trở về sống với bố mẹ đẻ mà đến ở nhờ nhà chức dịch cho tới khi tái giá. Người đàn bà goá không muốn lấy em chồng mà lại lấy người khác thì toàn bộ tài sản phải để lại nhà chồng. Trong gia đình, người con gái tự cho mình là người khách, tự do đi lại và ăn uống không phải kiêng khem như con dâu trong nhà. Phân chia tài sản, con trai được chia đều nhau, bố mẹ giữ một phần tài sản bằng các con trai, con gái đi lấy chồng được bố mẹ đẻ chia cho của hồi môn. Nhìn chung, cuộc sống gia đình người Hmông tương đối hoà thuận, vợ chồng gắn bó với nhau như hình với bóng, khi đi chợ cũng như đi làm nương rẫy và thăm thân họ hàng bên nội, ngoại, chồng đi trước vợ đi sau. Trong mối quan hệ gia đình, ông cậu và bà cô có vai trò vô cùng quan trọng.
- Người H’mông rất coi trọng dòng họ, họ quan niệm: người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau, cưu mang nhau. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.
Ngành nghề:
- Có câu “lửa cháy đến đâu người H’mông theo đến đó” hay “người chạy theo nương” để nói về cuộc sống du canh nương rẫy của người H’mông. Sản phẩm nông nghiệp chính là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ý dĩ, lạc, vừng, đậu và các loại rau… ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Các loại quả táo, đào, mận, lê cũng rất nổi tiếng và người H’mông còn trồng cả các loại cây thuốc như tam thất, xuyên khung…
- Người H’mông phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của họ. Các thợ thủ công H’mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp, nhưng có thể làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, dao, cuốc, xẻng, nòng súng đạt trình độ kỹ thuật cao. Đặc biệt, nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của người H’mông.
Phong tục cưới xin:
- Vào mùa xuân, khắp các cung đường Tây Bắc rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ tay trong tay rủ nhau xuống chợ, đi chơi xuân hay tham gia vào lễ cưới ở bản. Người H’mông thường tổ chức lễ cưới hỏi vào dịp này bởi quan niệm mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất.
- Để có những cuộc gặp gỡ, giao duyên và nên vợ nên chồng như vậy, cứ mỗi dịp chợ phiên, nhất là dịp Tết của người H’mông, con trai con gái ở độ tuổi 13-15 lại rủ nhau xuống chợ. Các thiếu nữ thay những bộ quần áo mới, trang điểm cho mình thêm xinh xắn rồi hòa vào không khí tấp nập của chợ phiên để hẹn hò.
- Những chàng trai H’mông ở Lào Cai, hay Hà Giang… thường chọn cô gái to khỏe, bắp chân săn vồng, cặp mông mẩy nhún nhảy trong làn váy theo mỗi bước đi. Theo quan niệm của họ, những người con gái đó vừa biết làm nương, se sợi, đẻ mắn và khéo nuôi con. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
- Theo phong tục của người H’mông, hôn nhân phải đủ nghi lễ như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu, tất cả đều được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu.
- Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình chú rể sẽ mời những người trong dòng họ về cùng bàn bạc và chuẩn bị sắm đồ sính lễ. Ngoài thịt lợn, thịt gà, tiền mặt và một số vật dụng, thuốc lào và rượu ngô là hai thứ không thể thiếu khi mở đầu câu chuyện. Mâm cỗ cúng gia tiên không thể thiếu xôi ngũ sắc và thịt lợn, thường được chính mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị.
- Vào ngày trọng đại, người thân và những người tham dự lễ cưới thường mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do chính người phụ nữ H’mông thêu và may. Khi họ hàng chú rể đã tụ tập đông đủ, trưởng họ bàn giao đồ lễ cho ông mối và cùng nhau kiểm tra đồ lễ thật chu đáo, phân công công việc, họ cùng nhau uống rượu.
- Đám cưới người H’mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, trưởng đoàn (ông mối) sẽ hướng dẫn chú rể cùng phù rể vái lạy tổ tiên trời đất (2 lạy tổ tiên, 2 lạy phía ngoài lạy trời đất) rồi đi một vòng quanh bàn để xin phép. Sau đó, họ chuẩn bị lên đường đi đón dâu.
- Sau khi ông mối hát bài “Xin chiếc ô đen” và nhận từ tay trưởng họ túi vải, ô, đoàn đón dâu sẽ đến cửa nhà gái. Người ta quan niệm ô để che mưa nắng trên đường rước râu, còn túi để dựng những vật dụng cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng.
- Khi đến nhà gái, nếu thấy cửa đóng, ông mối sẽ phải hát bài “Xin mở cửa”. Thường thì gia đình cô dâu đã mở cửa sẵn sàng đón khách. Sau đó, họ mời nhau hút thuốc. Lời hát bài “Xin bàn ghế” của ông mối vừa dứt thì bàn rượu được bày ra và gia đình 2 bên cùng nhau uống rượu. Ông mối bàn giao đồ lễ cho nhà gái gồm thịt lợn, thịt gà, rượu ngô, mèn mén, cơm xôi, tiền mặt…
- Cô dâu lúc này cũng đã chuẩn bị xong bộ trang phục truyền thống do chính tay mình may, ở trong phòng riêng, được mẹ đẻ căn dặn kỹ càng trước khi về nhà chồng. Sau khi nhà trai xin phép, phù dâu sẽ vào buồng và dắt cô dâu ra ngoài.
- Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên, vái lạy cha mẹ nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được 2 anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón đâu. Đoàn rước dâu sẽ phải đi khắp bản làng để mọi người cùng chứng kiến.
- Theo phong tục, khi cô dâu, chú rể đã ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu nữa. Đoàn đón dâu đi đến nửa đường phải dừng chân nghỉ lại, bày đồ ăn thức uống ra để ông mối làm lễ mời các vị thần.
- Trước khi vào nhà trai, cả đoàn phải dừng lại trước cửa để bố của chú rể đón cặp vợ chồng. Trên tay ông cầm sẵn một con gà trống để làm phép, đưa sang trái và phải 3 cái để xua đuổi những điềm không may, đón những điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới.
- Lúc này, người làm mối sẽ trao cô dâu cho họ nhà trai. Sau khi báo cáo việc đưa đoàn dẫn dâu thành công, họ lại cùng nhau nâng những chén rượu ngô nồng ấm, chúc tụng những lời tốt đẹp, cầu chúc cho đôi trẻ hạnh phúc bền lâu. Cỗ tiệc ở nhà trai lúc này cũng đã được bày sẵn, trưởng họ nhà trai mời tất cả mọi người trong bản, gia đình nhà gái ở lại phá cỗ mừng dâu mới
Ma chay:
- Khi con người từ bỏ cõi trần gian để về với tổ tiên, người H’mông gọi là “tùa” hay “ninh tùa” (người chết) là thuận theo quy luật của tự nhiên. Dựa trên đối tượng và nguyên nhân của người chết mà người Mông có những nghi lễ tổ chức tang ma khác nhau. Đối với những đứa trẻ chết dưới ba tháng tuổi thì gia đình không tổ chức lễ tang và khi đưa đi chôn cũng phải đưa qua vách nhà, không được đưa qua cửa nhà. Bố mẹ có thương con đến mấy cũng không được khóc sợ ma nhà, ma cửa biết sẽ quở trách gia đình. Còn những trường hợp chết ngoài nhà như: do tai nạn, tự tử, ngã sông, ngã suối… thì người Mông kiêng không bao giờ mang vào trong nhà tổ chức lễ tang. Gia đình sẽ dựng một chiếc lán ở ngoài bãi làm địa điểm tổ chức lễ tang, vì người Mông quan niệm rằng, những người chết ngoài nhà, phần lớn là do các loại ma ác làm hại, nên khi mang vào nhà sợ con ma này lại theo vào nhà để làm hại những người khác trong gia đình. Những người chết trẻ, chết ngoài nhà, chết do tai nạn đều được coi là những cái chết không bình thường, bởi vậy mà lễ tang cũng được tổ chức gọn nhẹ hơn các lễ tang của người chết già. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
- Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người H’mông bao gồm rất nhiều nghi lễ khác nhau. Khi gia đình có người thân qua đời, việc đầu tiên là con cháu sẽ mang súng kíp ra ngoài nhà bắn ba phát để báo hiệu với bà con trong bản biết là gia đình có người qua đời. Con cháu, bà con thôn, bản nghe thấy tiếng súng ở khu vực nào sẽ đổ về gia đình đó để chia buồn, đồng thời xem có việc gì cùng giúp đỡ. Người chết được con cháu lau mặt, mũi, chân tay, thay quần áo mới cho sạch sẽ trước khi về với tổ tiên. Theo tập tục của người H’mông, khi rửa mặt xong, nước rửa mặt cho người chết được đem đổ vào gầm giường nằm của người chết, còn mảnh vải rửa mặt được đem phơi khô để đốt. Sau khi tắm rửa cho người chết xong, họ dùng một chiếc ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người con trai trưởng nhanh chóng đi mời Dở mủ (thầy cúng chỉ đường) về làm lễ “khai kế” đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người h’mông. Gia đình sẽ chuẩn bị một cây nỏ “nỉnh”, một con dao và một con gà để làm lễ với ý nghĩa con dao là dụng cụ phát đường, cây nỏ là vũ khí để bảo người chết trên đường đi, con gà là người chỉ đường. Thầy Dờ mủ làm lễ xong, tiếng trống, tiếng khèn lại tiếp tục th ổi các bài khèn “khai kế” (chỉ đường) để chỉ đường đưa người chết về với tổ tiên.
- Trước đây, người H’mông thường đưa thi thể người chết lên treo ở gian giữa nhà, hay còn được gọi là đưa lên ngựa “nỉnh đăng” để thồ linh hồn người chết về với tổ tiên. Ngày nay, phần lớn các dòng họ đã đưa thi thể người chết vào áo quan. Sau khi làm lễ nhập quan, họ hàng anh em, con cháu đến làm lễ phúng viếng. Theo lý của người H’mông, khi bố mẹ qua đời, mỗi người con trai, con gái đều phải cho bố mẹ một bộ quần áo mới, một con lợn làm của cải mang về dưới âm để làm ăn. Người con trai cả bao giờ cũng là người giao lợn cho bố mẹ đầu tiên, tiếp đó là đến các con thứ trong gia đình, rồi sau đó đến lễ phúng viếng lần lượt của những người thân thiết trong gia đình và bà con trong bản. Trong lễ tang của người H’mông, ông cậu và ông anh rể là hai người quan trọng nhất, bởi vậy mà trước khi về chịu tang, ông cậu và anh rể bao giờ cũng phải thuê một người làm chủ hát “chí sùng sình” để thay mặt gia đình bên ngoại cùng gia đình tổ chức lễ tang cho người chết theo đúng truyền thống. Ngoài ra, phái đoàn nhà cậu còn mang theo một con lợn, một thồ thóc, 10 lít rượu, 3 quả trứng luộc, một cây tiền để làm lễ phúng viếng cho người chết mang đi. Còn bà con làng xóm mỗi người đều mang sang một thồ thóc, một chai rượu, một bó hương để làm lễ phúng viếng cho người chết. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà họ tổ chức lễ tang cho người chết to hay nhỏ.
- Những lễ tang làm to có mổ trâu thường kéo dài từ 3 – 4 ngày với rất nhiều nghi lễ khác nhau như: lễ “treo sáng đù” (giao lễ vật), “Nùng chàn gì” (lễ hỏi đáp), “Tiu rìa kềnh”, “Gẩu trùng”… mọi người thổi khèn, đánh trống hát thâu đêm để tiễn biệt người chết. Đến khi trời gần sáng, con cháu làm lễ đưa người chết ra khỏi nhà và khiêng ra ngoài bãi làm lễ mổ trâu. Trước khi mang thi thể người chết ra khỏi nhà, gia đình phải nhờ một người thầy cúng làm lễ đuổi ma ngựa ra khỏi nhà, với ý nghĩa người chết rồi phải đuổi hồn ra khỏi nhà để sau này con cháu yên ổn làm ăn. Ngoài thầy cúng, gia đình còn phải nhờ hai người thanh niên cầm cành đào, cành mận đập xung quanh nhà với ý nghĩa đuổi ma ra khỏi nhà. Thi thể người chết được khiêng ra ngoài bãi mổ trâu, người con trai cả bao giờ cũng là người dắt trâu ra giao cho người chết.
- Với cái chết của người già, người thân được giữ xác từ 3 đến 5 ngày tùy theo gia đình giàu hay nghèo. Người chết được thay quần áo và bỏ xác vào quan tài trước khi chôn. Đối với những người trẻ khi chết đi, người ta không cho thi thể vào quan tài ngay, mà để nguyên xác chết giữa nhà rồi tổ chức đám tang. Sau đó khiêng ra ngoài rừng, mới bắt đầu đào huyệt và ghép quan tài. Với người không may chết ngoài đường, ngoài rừng người H’mông đen sẽ dựng lán ngoài sân, ngoài vườn để làm đám tang, tuyệt đối không đem xác vào nhà.
- Mỗi người trong bản đến viếng đám ma đều mang trên lưng một gùi lớn đựng từ 10 đến 20 kg thóc, một bình rượu trắng khoảng 5 đến 10 lít và 50 nghìn tiền mặt đưa cho gia chủ. Nếu đưa 100 nghìn, nhà chủ sẽ trả lại cho khách 50 nghìn chứ không lấy thêm.
- Những người thân, bạn bè đến tiễn đưa người chết, họ bước vào nhà đem theo chai rượu đến trước mặt người chết để làm lễ. Họ rót rượu từ trong bình của mình mời người chết, bằng cách đặt sát vào môi, rồi xoay chén rượu 3 vòng trên mặt. Sau đó họ tung hai tấm thẻ tre nhỏ để biết người chết nhận lễ hay không, tới khi hai mặt tấm thẻ cùng sấp hay cùng ngửa có nghĩa là đã đồng ý, rồi đổ rượu vào chiếc thùng gỗ.
- Trong đám ma của người H’mông đen ở Sa Pa những người thân vui vẻ nói chuyện và uống rượu suốt những ngày làm đám. Bên cạnh đó là những thợ khèn, thợ trống nhảy múa suốt ngày đêm. Họ liên tục mời nhau uống rượu theo vòng, cứ người này mời người kia cho tới khi mệt và say.
2.3.2.3. Lễ hội Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng và đặc sắc của người H’mông. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp tết giữa tiết xuân tươi thắm cùng hoa đào, hoa mận nở rộ. Lễ hội mở ta nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh.
Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con – đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào – đó là hội cầu mệnh.
Ngay từ cuối tháng Chạp, khi được thầy cúng bói xin mở hội, gia đình mở hội cầu phúc phải nhờ anh trai, chị dâu (những người có con cả trai, cả gái) chặt cây mai cao to, không cụt ngọn, ngọn dài có lá về dựng nêu. Riêng gia chủ cầu mệnh, mong mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, xin đuổi hết bệnh tật ốm đau, làm ăn tấn tới thì phải cử hai thanh niên khoẻ mạnh trong dòng họ chặt cây mai về dựng nêu. Lễ dựng nêu được tổ chức từ ngày 26 đến 29 tết. Địa điểm trồng cây nêu (cũng là địa điểm mở hội) là một quả đồi gần đường đi, tương đối bằng phẳng, đánh bớt gốc cây, dọn sạch các bụi cây lúp xúp. Cây nêu được chôn ngay trên đỉnh đồi. Nếu lễ hội được chia làm ba năm (tổ chức suốt ba năm liền) thì mỗi năm chỉ dựng một cây nêu bằng cây mai. Nhưng nếu lễ hội chỉ tổ chức gộp một lần thì phải chôn dựng ba cây nêu theo hình tam giác cân ở giữa đỉnh đồi. Trên gần ngọn nêu treo ba miếng vải lanh màu đen. Ở Sa Pa lại chỉ treo một dải vải đỏ. Phía dưới sợi vải, treo lủng lẳng bầu rượu ngon và một dây tiền giấy bằng giấy bản. Khi dựng xong cây nêu mời tổ tiên các thần phù hộ cho có con, mọi thành viên đều khoẻ mạnh, bình an kế tục việc làm ăn, làm mặc theo dòng họ.
Khi cây nêu được dựng lên, các làng gần, làng xa biết rằng tết năm nay sẽ mở hội Gầu Tào. Mọi người nô nức chuẩn bị dự hội. Thời gian mở hội thường từ ngày mùng một đến ngày mười lăm tháng giêng. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức ba ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức chín ngày. Ở Sa Pa, sáng ngày mồng một tết làm lễ mở hội. Ở Mường Khương mở hội vào ngày mồng ba tết. Sau phần cúng khai hội của thầy cúng, mọi người cùng tham gia các cuộc thi trò chơi.
Sáng sớm ngày khai hội, mọi người tụ tập đến bãi mở hội. Khắp bãi đã dựng thêm nhiều lều lợp lá cây cho người già ăn uống chúc tụng. Bãi bằng nhất được dọn ra cho trẻ em đánh quay. Những dây ống hát được chăng lên khắp triền đồi. Nơi bắn nỏ, bắn cung, sân múa khèn, đường đua ngựa cũng được quy định và bài trí đơn giản. Những trò chơi truyền thống còn phải kể đến đu quay, đu dây, đẩy gậy, vặn gậy, uốn dẻo, trồng cây chuối, nhảy xa không lấy đà, đi bằng tay, trò húc nhau, thi vật cánh tay, thi vật ngón tay, đấu vật, v.v… Mỗi sân bãi đều cắt cử người quán xử (chủ sự). Gia chủ là người có quyền tối cao thống lĩnh toàn hội. Bên cạnh gia chủ sẽ có hai đến ba trung niên hay ông già thạo đường ăn nói thay mặt cho gia chủ giải quyết mọi sự. Ngoài ra cần có xừ quan (quản lý) chăm lo việc ăn uống, có hấu pầu tờ (quản củi đuốc), hấu pầu giê (trông nom xay giã dần sàng) cùng với xử quan… Xừ quan, quán xử cùng gia chủ và các bậc triết nhân thánh hiền, thầy mo chữ sau những cuộc đón khách trọng thể, họ công bố mở hội bằng một lễ nhẹ nhàng, rồi đến khai mạc từng đám chơi. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Đám bắn thi cung nỏ quy định tiêu điểm bằng một lá nhỏ, hiện một hột ngô, trước là tĩnh, sau là động, di chuyển nhanh như chim bay hay sóc lặn bụi. Người thiện xạ thắng cuộc sẽ được ban tổ chức thưởng một bầu rượu ngon.
Đám chơi quay thu hút các em nhỏ và cả những người vào tuổi thanh niên… Ở các làng Hmông phía tây sông Hồng (Sa Pa, Bát Xát) các bạn trẻ thường dùng con quay đẽo tròn, phần trên gọt tròn, nhẵn và có núm, phần dưới hơi nhọn, ngay đỉnh nhọn có đóng một chiếc đinh. Chiếc quay nặng từ 0,2 đến 0,5kg. Ở miền Đông sông Hồng, lại dùng quay to, nặng hơn tuỳ sức lực và ý thích từng người.
Đánh quay có hai hình thức chủ yếu: Thi quay tít và chọi quay. Đầu tiên các bạn trẻ thường thi quay tít.
Đám múa khèn thật là trịnh trọng, được coi như môn tài tử cao sang nhất. Mọi người quây quanh người múa, buông tay, nghiêng mình kính cẩn chiêm ngưỡng những tài hoa xuất chúng. Người múa đi những đường lượn, đường vòng, nước đi, nước lùi, khi thì như con nai in trên thảm cỏ, khi thì như cơn gió mát lướt nhẹ qua rừng cây, khi thì như con công đứng chụm chân, xoè cánh, khi lăn tròn, khi lộn nhào, khi quay tít trên ngón chân cái, chân vỗ nhau hoặc tay nọ vỗ chân kia…Những điệu nhảy mang rõ nét võ thuật, những tiếng khèn vẫn không ngừng vang vọng. Kết thúc bài, người múa lại thổi bài mời mọc rồi người khác bước ra sân, ra bái chào, không để cho tiếng khèn bị đứt quãng. Người vừa biểu diễn xong, bước ra khỏi sân bao giờ cũng được đón bằng những chén rượu với một sự trịnh trọng, khâm phục đặc biệt.
Đám hát Gầu plềnh, hát tình ca, đối đáp, trao duyên, hát vui hội hè thường có mặt những thanh niên trai gái đang độ thanh xuân. Họ hát để thi thố tài nghệ và cũng nhân thể tìm hiểu nhau. Những bài hát thường là sáng tác tức thì (Gầu chứ zỉ). Đám hát không thiếu những người đã định nơi chốn bởi vì đã được luật hội cho phép và cấm kỵ không được ghen tuông, ích kỷ; hơn nữa đám hát luôn có người kiểm soát nên ai có vô ý sát lại gần nhau sẽ có ngay chiếc gậy trúc của người kiểm soát trỏ vào giữa nhắc luật, và hai người phải giãn cách. Song nhiều chiếc gậy mải xem thổi khèn hoặc lử đử lừ đừ với bầu rượu nên có quên nhiệm vụ là điều dễ hiểu. Trong đám hát, những người đã định nơi chốn thường lui tới bên những ống hát. Từ ống mai đầu này tới ống mai đầu kia cách nhau khoảng 100 – 200m là một sợi tơ tằm vàng óng nối liền, mỗi ống bắc trên một cây cao vừa tầm người đứng. Khi người đầu này hát thì người đầu kia áp tai lắng nghe, giọng hát truyền qua nguyên vẹn trên sợi dây.
Những người chơi nhị thổi sáo bịt và sáo lưỡi đồng, gẩy đàn môi thì tuỳ thích nhập đám hoặc chơi riêng một mình. Trên khắp các triền núi, tiếng kèn lá bay bổng vang trời gọi mời nhau. Các cụ bà cũng kéo nhau ra hội, móm mém kể chuyện này chuyện nọ hoặc chăm chút lời ăn tiếng nói, bước đi đứng, nếp váy áo cho con cháu. Các cụ ông rạng rỡ mặt mày bên những mâm rượu và chủ trì cho những cuộc lễ một cách cung kính.
Tại bãi hội, những đống lửa được đốt lên, mọi người tiếp tục cuộc vui. Ngày đầu tiên, sau khi làm lễ khai hội, nếu nhà thầy mo ở gần thì mọi người kéo vào nhà thầy làm lễ nhảy (đha thàng). Đám nhảy đồng cũng sẽ tiếp diễn cho đến hết hội. Hình thức, động tác nhảy rất đơn giản, một tốp nam hoặc một tốp nữ, thường là thanh thiếu niên, đứng thành một hàng ngang trước bàn thờ. Cuộc nhảy mở đầu do thầy mo đánh chiêng. Chiêng đánh sau lưng tốp nhảy.
Nhảy đồng mang đặc tính sa man giáo đường như vô nghĩa song thực chất ý nghĩa của nó là cầu mong sức khoẻ, sinh sản, cầu mong được mùa màng tươi tốt, cầu mong đất trời thuận hoà, cầu mong thần linh, ma quái không gây ra những điều oan trắc. Nhảy đồng còn tựa như được thôi miên, hồn lìa khỏi xác khiến người ta bay bổng vào cõi mơ.
Hết thời gian hội, gia chủ làm lễ kết thúc, cây nêu được hạ xuống. Thầy mo đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thầy lại hớp một ngụm nước phun ra xung quanh. Gia chủ cầm bầu rượu hạ từ trên cây nêu đi theo sau thầy mo, cũng hẩy rượu ra khắp nơi. Mảnh vải đỏ mang về treo trong nhà cầu, mong hồng phúc đời đời. Nếu là hội cầu phúc, ông chủ hội chọn một đôi trai gái, một đôi nam nữ đứng tuổi đông con và họ hàng rước nêu về. Gia chủ gác nêu ở đằng sau nhà hoặc làm giát giường mong sớm có con. Nếu mở hội cầu mệnh thì rước cây nêu đến gác ở chỗ vách đá khô ráo. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Thông thường, chủ nhà tổ chức lễ hội liền trong ba năm, mỗi năm tổ chức từ ba đến năm ngày. Nếu muốn làm gộp lại một năm thì phải kéo dài ngày hội ra mười, mười hai ngày. Phần lễ, chủ nhà cúng tại bàn thờ tổ tiên (xỉ căn pù giở) vào chiều ngày 30 Tết và kết thúc vào ngày mồng 3 hoặc 4 Tết. Để tổ chức hội chu đáo, từ ngày 25, 26 Tết (Tết H’mông, tức 25-26 tháng 11 âm lịch), chủ nhà chọn các chàng trai khỏe mạnh, chặt cây tre to cao làm cây nêu. Cây nêu được trồng ở một quả đồi thoai thoải hay ở một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi mà gia chủ chọn làm trung tâm lễ hội. Trên ngọn cây nêu treo một bầu rượu, một miếng vải đỏ để kính báo với thần linh. Sự xuất hiện của cây nêu báo hiệu cho cả bản biết năm nay sẽ có gia đình tổ chức lễ hội Gầu Tào. Lễ hội Gầu Tào dù tổ chức ở một gia đình hay ở một số gia đình đều trở thành ngày vui chơi, thu hút sự tham gia của cả bản.
Từ mồng 3-5 Tết, thầy cúng cùng gia đình chọn ngày tốt, giờ tốt để mở hội Sau vài lời tuyên bố lý do mở hội của gia chủ, trai gái Mông trong các bộ y phục dân tộc rực rỡ sắc màu, vòng tay, vòng cổ lấp lánh cùng nhau hát những bài hát chúc tụng, ngợi ca bản mường, những bài hát vui, bài hát giao duyên tình cảm. Tiếp theo đó, hàng trăm người cùng nhau toả đi khắp các núi đồi, đường đi, những đồng ruộng cạn.Họ vui đùa, trò chuyện, chơi các loại nhạc cụ dân tộc như thổi kèn lá, sáo, khèn môi, kéo nhị, múa khèn…; các trò chơi dân gian như đánh quay, đẩy gậy…tạo nên không khí ngày hội hấp dẫn.
Lãng mạn và thơ mộng nhất chính là những đám hát giao duyên của những đôi nam thanh nữ tú trong bản. Giữa bồng bềnh mây ngàn gió núi, các chàng trai áo chàm quấn quít bên những cô gái váy áo rực rỡ sắc màu. Họ vừa hát vừa thi thố tài nghệ, vừa ước mong được tìm hiểu nhau để nên vợ nên chồng sau những đêm hội đầu xuân.
Từ giờ phút này cho đến hết vài ba ngày sau tùy theo kế hoạch của gia chủ, các trò vui chơi diễn ra thật sôi nổi dưới sự điều hành của vị cáng xỉ và các chí táo tạo nên không khí ngày hội vui khỏe hấp dẫn.
Sau ba ngày hoặc năm ngày, chủ nhà làm lễ kết thúc, ông thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin quý nhân phù trợ. Thầy mo đốt giấy bản, cây nêu hạ xuống, rượu trong bầu được gia chủ tưới khắp đồi. Mảnh vải đỏ được đưa về nhà treo trên cột chính trong nhà hay cửa ra vào nơi trú ngụ của xta mềnh (thần cửa). Nếu là cầu phúc, gia chủ chọn đôi trai gái đông con, con khỏe, khiêng cây nêu về gác lên sàn nhà, nếu là cầu mệnh, cây nêu gác phía sau nhà với hàm ý ngăn cản quỷ ác.
2.3.2.4 Văn hóa ẩm thực Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Thắng cố ở Sapa là món ăn truyền thống của người H’mông Đen, dân tộc sống tập trung tại huyện Sapa của tỉnh Lào Cai. Theo thời gian, món ăn này dần được ưa chuộng bởi toàn bộ những người dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc và người Kinh lên đây khai phá. Người Hà Nội tự hào về phở, người Sài Gòn tự hào về cơm tấm bao nhiêu thì người H’mông cũng tự hào bấy nhiêu về món Thắng cố Sapa của mình.
Trước kia, Thắng cố ở Sapa được làm từ tất cả các nguyên liệu của một con ngựa, không bỏ đi bất cứ thứ gì nếu ăn được. Sau này, Thắng cố được thay đổi nguyên liệu: Người ta có thể dùng thịt ngựa, thịt bò, thịt trâu, thịt dê… và tất cả các lục phủ ngũ tạng còn lại. Nhưng Thắng cố làm từ thịt ngựa vẫn được ưa chuộng nhất.
Thịt và nội tạng con vật được rửa sạch, luộc chín, ướp trước gia vị. Nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết cùng các gia vị truyền thống bao gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác. Đun sôi nước dùng rồi thả thịt và nội tạng được tẩm ướp vào, cứ thế ninh hàng tiếng đồng hồ cho nhừ và ngấm đẫm gia vị. Khi thưởng thức Thắng cố Sapa, thực khác có thể thêm một chút ớt, tiêu hoặc muối. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Thắng cố có mùi vị đặc trưng, chỉ những người thực sự thích ăn và thấy thú vị mới có thể thưởng thức được nó. Theo lời người H’mông – mẹ đẻ của món thắng cố thì người ăn được thắng cố là những người khéo léo và sành ăn nhất.
Nồi Thắng Cố ở Sapa nói chung và ở miền núi phía Bắc nói riêng thường rất lớn, đủ cho vài chục người ăn. Những bát Thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, giòn giòn, quyện với mùi cay nồng của các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu… chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương. Món ăn nguyên bản này của người dân tộc ở các phiên chợ thường hơi khó ăn. Còn trong các nhà hàng, Thắng cố đã được cải biên đi nhiều để phù hợp với khẩu vị người Kinh.
Trong các quán Thắng cố ở Sapa, bạn có thể thưởng thức đặc sản này cùng với mèn mén, bánh ngô nướng và đặc biệt, đừng bỏ qua rượu ngô thơm lừng. Ăn Thắng cố phải nhâm nhi với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết tinh từ tinh hoa của núi rừng, từ bàn tay tần tảo của những người phụ nữ vùng cao. Trong không khí se lạnh của Sapa, thực khách sẽ vừa xuýt xoa trước nồi lẩu Thắng cố đậm tình dân tộc, vừa tận hưởng vị cay tê nơi đầu lưỡi của rượu vùng cao để mà thấy yêu hơn vùng núi rừng Tây Bắc thơ mộng. Bạn sẽ nhớ mãi hương vị món Thắng cố ở Sapa khi đã được một lần ăn thử như tâm sự của nhiều du khách khi có dịp quay lại Thành Phố Trong Mây.
Địa chỉ của các quán Thắng cố ở Sa Pa:
Có nhiều quán Thắng cố trong chợ ẩm thực Sapa, ngay trung tâm thị trấn, đối diện với nhà thờ. Bạn đừng giữ trong mình định kiến là món Thắng cố ‘’mất vệ sinh’’. Hãy đến đó, gọi cho mình một nồi Thắng cố Sa Pa được đun trên bếp từ hoặc bếp ga thơm lừng không khác gì nồi lẩu của người Kinh nhưng với hương vị hoàn toàn đặc biệt.
Giữa không gian ẩm thực, bên nồi lẩu Thắng cố Sa Pa, bạn sẽ được đắm chìm trong hương sắc của núi rừng, trong làn sương mờ ảo, trong giai điệu man mác của tiếng kèn môi, trong sắc màu rực rỡ của những bộ váy áo, trong nụ cười bẹn lẽn của các cô gái dân tộc…Đừng quên nhâm nhi vài ly táo mèo, San Lùng, rượu ngô Bản Phố nhé! Thực vậy, chuyến hành trình của bạn ở xứ sở Sương Mù sẽ hoàn thiện hơn khi được thưởng thức Thắng cố Sa Pa!
Nếu bạn thích không gian riêng, yên tĩnh…nhà hàng Thắng cố Sa Pa – Nhà Hàng Khám Phá Việt tại địa chỉ: 15 Thạch Sơn, tt. Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai, điện thoại: 020 3871 555 là một sự lựa chọn đáng nhớ. Nhà hàng này cũng được biết đến với tên: Thắng cố A Quỳnh.
2.3.2.5 Nghề thủ công: Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
- Có câu “lửa cháy đến đâu người H’mông theo đến đó” hay “người chạy theo nương” để nói về cuộc sống du canh nương rẫy của người H’mông. Sản phẩm nông nghiệp chính là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ý dĩ, lạc, vừng, đậu và các loại rau… ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Các loại quả táo, đào, mận, lê cũng rất nổi tiếng và người H’mông còn trồng cả các loại cây thuốc như tam thất, xuyên khung, đảm xâm…
- Người H’mông phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của họ. Các thợ thủ công H’mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp, nhưng có thể làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, dao, cuốc, xẻng, nòng súng đạt trình độ kỹ thuật cao. Đặc biệt, nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của người H’mông.
2.4 Các loại hình du lịch khai thác văn hóa tộc người H’mong
Du lịch cộng đồng:
Cùng với khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên, tộc người H’mong đang hướng đến việc phát triển du lịch cộng đồng, nhằm phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc.
H’mong được coi là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, bởi nơi đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn ẩn chứa kho tàng văn hoá truyền thống đặc trưng. Đây được coi là điểm đột phá trong phát triển du lịch của huyện và của tỉnh.
Với mục tiêu đào tạo, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở H’mong trong việc kinh doanh du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Tại 2 thôn Cát Cát và Sín Chải (xã San Sả Hồ) có sự tham gia của 4 hộ dân, đến nay đã nhân rộng ra nhiều xã trong huyện như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn, Nậm Cang, với sự tham gia của hàng trăm hộ dân làm du lịch. Tiêu biểu như thôn Cát Cát, chỉ từ 3 hộ ban đầu tham gia dự án, đến nay đã có trên 30 hộ kinh doanh du lịch theo hình thức cộng đồng, đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ, tham quan của khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Điều đặc biệt, dự án được thực hiện đã tạo động lực cho du lịch ở H’mong phát triển bền vững. Không chỉ hướng dẫn đồng bào các hoạt động đón tiếp, bố trí nơi nghỉ cho du khách có nhu cầu tham quan, du lịch khám phá thiên nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt, lao động, sản xuất của những hộ đồng bào dân tộc H’mông ở địa phương, mà dự án còn hướng dẫn người dân làm du lịch một cách bài bản như: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đón khách, kĩ năng giao tiếp, thành lập các đội văn nghệ ngay tại thôn bản biểu diễn phục vụ khi khách có nhu cầu. Bên cạnh đó, dự án cũng đã khuyến khích các hộ dân trong thôn bảo tồn và phát triển một số ngành nghề truyền thống, như: thêu, dệt thổ cẩm, rèn, đúc, chạm khắc đồ thủ công mỹ nghệ, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc. Tại những địa phương này, người dân đã đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống, nhiều ngôi nhà sàn đã trở thành nơi nghỉ lý tưởng của khách du lịch. Mỗi hộ dân như một điểm nhà nghỉ với sắc thái và đặc trưng riêng, tạo cảm hứng mới lạ cho khách du lịch khi nghỉ qua đêm. Một trong những địa chỉ làm du lịch cộng đồng gây ấn tượng phải kể đến đồng bào thôn Bản Hồ (xã Bản Hồ), ở đây với sự giúp đỡ và hướng dẫn của chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đã có 32 hộ đồng bào người Tày trong xã cải tạo nhà sàn rộng rãi, thoáng mát với đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách. Theo đó, các nét đẹp truyền thống, như: dệt vải, hát then, đàn tính của đồng bào cũng được khôi phục, thoả mãn nhu cầu tìm hiểu phong tục, tập quán của du khách tham quan. Từ mô hình kinh doanh du lịch cộng đồng, nhiều hộ đã có thêm nguồn thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/năm, góp phần nâng cao đời sống, xoá đói, giảm nghèo.
So với các loại hình du lịch thì du lịch cộng đồng được coi là thế mạnh tại tộc người H’mong ở Sa Pa, bởi không chỉ khách trong nước mà hầu hết du khách nước ngoài mỗi khi đến Sa Pa đều lựa chọn loại hình du lịch này. Du khách quốc tế đến Sa Pa có nhu cầu đi du lịch đến các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cộng đồng tại các bản làng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh, chưa kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, do các hoạt động du lịch còn nghèo nàn cả về mặt nội dung và hình thức, cũng như việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo mang tính vùng miền. Vì vậy, để khai thác tiềm năng lĩnh vực này, chính quyền người H’mong cần chỉ đạo các xã, các cơ quan chuyên môn, ngoài việc hướng dẫn người dân làm du lịch, tiếp tục tập trung vào bảo tồn, phục dựng những nét đẹp văn hoá truyền thống các dân tộc vùng cao, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính đặc trưng, thu hút ngày càng đông du khách tham quan. Bên cạnh đó, đầu tư mở rộng các tua, tuyến du lịch sinh thái, bản làng mới và tập trung vào một số khu vực hạ huyện, như: Thanh Phú, Nậm Sài, Thanh Kim là những khu vực tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều nét văn hóa đặc sắc vùng cao. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
Phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên là hướng đi bền vững của du lịch H’mong. Với tiềm năng, thế mạnh của mình, tộc người H’mong có triển vọng phát triển nhiều loại hình du lịch văn hoá chất lượng cao, kết hợp du lịch cộng đồng, sinh thái, nghỉ dưỡng. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi đến SaPa, với nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và độc đáo tại địa phương.
Du lịch homestay:
Du lịch Homestay hiểu một cách đơn giản đây là một loại hình du lịch mà du khách sẽ đến ở trong nhà của người dân bản địa, cùng ăn, cùng sống và sinh hoạt với người dân nơi đây. Du khách sẽ được là một thành viên trong gia đình, được tạo điều kiện để gần gũi cũng như để tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của của tộc người H’mong ở Sapa. Đây là trải nghiệm hết sức phong phú vì họ có những nét văn hóa, truyền thống rất đa dạng.
Khi du lịch homestay ở H’mong cần hòa nhập với lối sống của gia chủ như ngôn ngữ, thói quen sinh hoạt, đồ ăn,… Ngoài ra nên chủ động tham gia vào các công việc hằng ngày của gia đình như nấu ăn, làm vườn, trồng lúa, lên nương,… Luôn giữ một thái độ tôn trọng với phong tục của từng dân tộc. Khi du lịch homestay ở H’mong sẽ có cơ hội chứng kiến nhiều phong tục, tập quán các dân tộc mà có thể bạn cho là không còn phù hợp với hiện đại. Như tục “vỗ mông kén vợ” của người H’mông, hay người Mường thì có tục “ngủ thăm”. Với du lịch homestay
H’mong, cần sinh hoạt theo thói quen của những người trong gia đình gia chủ. Ví dụ như nếu họ có thói quen dậy sớm cũng không nên ngủ quá nhiều.
Du lịch homestay ở H’mong Sapa tuy không phải là một loại hình du lịch mới nhưng nó vẫn mang sức hút với rất nhiều du khách. Vì với loại hình du lịch này, du khách sẽ có những trải nghiệm độc nhất vô nhị mà không noi nào có thể mang đến trừ Sapa.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Nước ta có nguồn Tài nguyên phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, là nền tảng cho việc phát triển du lịch và có khả năng thu hút khách du lịch cao.
Ở Chương 2 đã tìm hiểu, và phân tích một số khía canh văn hóa của tộc người H’mong. Tuy vậy văn hóa tộc người H’mong ở Sapa phong phú đa dạng nhưng vẫ chưa được khai thác tối đa để phục vụ cho du lịch. Tộc người H’mong có nhiều nét văn hóa đặc sắc: như trang phục, văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán. Trong chương 2 e đã nêu nên nhưng nét văn hóa của người H’mong từ đó đê khai thác phục vụ hoạt động du lịch của nước nhà. Khóa luận: Phong tục tập quán về người dân H’mong
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp giữ gìn giá trị văn hóa người H’mong
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com