Báo cáo: Hoạt động trên thị trường chứng khoán Vệt Nam

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Báo cáo: Hoạt động trên thị trường chứng khoán Vệt Nam. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài báo cáo hay nhất. Sau đây là đề tài đầy đủ và cụ thể cho bài là Báo cáo: Cần sớm xây dựng khung pháp lý về hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán VIỆT NAM. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

LỜI MỞ ĐẦU 

Ở các nước phát triển định mức tín nhiệm đối các chứng khoan nợ là một hoạt động không thể thiếu được trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư là tổ chức khi quyết định lựa chọn một chứng khoán nợ để đầu tư thường tìm hiểu những thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng đầu tư nhằm xác định mức rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động đầu tư của mình. Chính vì vậy, nhu cầu xếp hạng tín nhiệm đối với các chứng khoán nợ đã trở nên bức thiết và có ý nghĩa lớn đối với nhà đầu tư, tổ chức phát hành và thị trường. Bởi lẽ, định mức tín nhiệm là việc định lượng các rủi ro về tài chính của các đợt phát hành chứng khoán nợ hoặc bản thân các tổ chức phát hành chúng, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về mức độ rủi ro tín dụng của các đợt phát hành cũng như khả năng hoàn vốn và thanh toán lãi suất của các tổ chức phát hành. Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động xếp hạng, định mức tín nhiệm góp phần rất lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch, công khai và lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào các chứng khoán nợ – một lượng hàng hóa đáng kể của thị trường chứng khoán.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê báo cáo Môn

Hiện nay, trên thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam các chứng khoán nợ được niêm yết giao dịch còn rất ít, chưa đa dạng chỉ gồm một số trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành đợt I và II năm 2000. Tuy nhiên, việc giao dịch của các loại hàng hoá này chỉ diễn ra lẻ tẻ do lãi suất chưa hấp dẫn. Chủ trương đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của Đảng và Nhà nước ta chắc chắn sẽ là động lực để các loại chứng khoán nợ phát triển. Từ đó nảy sinh nhu cầu hình thành những tổ chức chuyên xếp hạng các công cụ nợ này cũng như bản thân công ty phát hành chúng. Do đó, vấn đề xây dựng một môi trường pháp lý thông thoáng cho việc hình thành và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp bách. Một mặt nhằm tới mục tiêu thúc đẩy thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ phát triển, mặt khác là để bổ sung một chủ thể không thể thiếu được của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Việc sớm ban hành những văn bản điều chỉnh hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm còn xuất phát từ nhiệm vụ, vai trò và chức năng quan trọng của tổ chức này đối với thị trường tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng:

Thứ nhất, việc xếp hạng tín nhiệm cung cấp những thông tin liên quan đến tổ chức phát hành. Dựa vào thông tin đó nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro và lợi nhuận yêu cầu để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý; Báo cáo: Hoạt động trên thị trường chứng khoán Vệt Nam

Thứ hai, việc xác định hệ số tín nhiệm giúp tổ chức phát hành thuận lợi hơn trong vấn đề huy động vốn với chi phí thấp. Thông qua những chỉ số đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra, nhà đầu tư sẽ có điều kiện tiếp cận với những thông tin về tổ chức phát hành. Đặc biệt, khi những tổ chức phát hành được đánh giá là có uy tín có thể phát hành trái phiếu với lãi suất thấp hơn mà vẫn thu hút được nhà đầu tư. Nói một cách khác, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm sẽ góp phần làm tăng thêm lòng tin của nhà đầu tư và uy tín của tổ chức phát hành, điều mà thị trường chứng khoán Việt Nam rất cần trong giai đoạn hiện nay;

Thứ ba, việc xác định hệ số tín nhiệm thúc đẩy tổ chức phát hành có trách nhiệm hơn đối với nhà đầu tư. Đánh giá mức tín nhiệm luôn là công việc liên quan chặt chẽ với uy tín của tổ chức phát hành, điều đó thúc đẩy người phát hành thực hiện tốt hơn các cam kết thanh toán tiền lãi và gốc cho nhà đầu tư.

Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức định mức tín nhiệm với tư cách là một chủ thể độc lập trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trước tiên phải mang tính chất tiền đề, là những cơ sở pháp lý cơ bản nhất để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực định mức tín nhiệm, đồng thời định ra hướng đi đúng cho các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức liên quan trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Mặt khác, phải có sự dung hòa tính chất hấp dẫn về mặt kinh tế và tính an toàn pháp lý của hoạt động này. Có như vậy thì sự điều chỉnh của pháp luật mới có hiệu quả và thúc đẩy hoạt động định mức tín nhiệm nói riêng và hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung phát triển. Chiến lược xây dựng này vừa đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của thị trường, vừa phải thích hợp với sự phát triển lâu dài của hoạt động định mức tín nhiệm. Từ quan điểm này, chúng tôi đề nghị những nội dung cụ thể cần thực hiện khi triển khai xây dựng khung pháp lý cho hoạt động này như sau:

1. Ban hành Luật chứng khoán Việt Nam: Báo cáo: Hoạt động trên thị trường chứng khoán Vệt Nam

Thực tế cho thấy, những nước có thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới là những nước có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Các quan hệ phát sinh từ hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nước này đều được điều chỉnh bởi các luật liên quan. Đối với Việt Nam, do tính chất đặc thù của nền kinh tế và những điều kiện khác mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu với quy mô hạn chế nhằm mục đích thử nghiệm sự vận hành của thể chế tài chính bậc cao này trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Với quy mô và mục đích nêu trên, văn bản pháp quy có hiệu lực pháp lý cao nhất chi phối trực tiếp các hoạt động trên thị trường chứng khoán ở nước ta trong giai đoạn hiện thời chỉ dừng lại ở mức Nghị định. Hiện nay, khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động tại đây bao gồm Nghị định 48 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, một số các văn bản mang tính chất hướng dẫn khác trong các lĩnh vực thanh tra, giám sát, phát hành, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, niêm yết, và xử phạt phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán… Tuy nhiên, để thị trường nhanh chóng ổn định và phát triển, đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế, thì việc sớm tiến hành xây dựng và ban hành Luật chứng khoán là một điều tối cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Quốc hội Khóa X của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa Luật Chứng khoán vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội và Ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan được giao làm đầu mối để tiến hành xây dựng văn bản luật quan trọng này. Những quy định trong Luật Chứng khoán nên thể hiện sự khái quát, bao trùm về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, còn những quan hệ cụ thể phát sinh sẽ được điều chỉnh trực tiếp bởi các văn bản hướng dẫn dưới luật. Như vậy có thể thấy rằng, Luật Chứng khoán sẽ đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán, trong đó có hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm. Chúng tôi đề nghị, trong Luật này cần có một chương (hoặc phần) quy định về những vấn đề chung nhất trong hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm như: khái niệm, địa vị pháp lý, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm…

2. Ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm:

Bên cạnh việc quy định những điều khoản chung nhất cho hoạt động định mức tín nhiệm trong Luật Chứng khoán, Chính phủ cần ban hành Nghị định để điều chỉnh chi tiết các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này. Cùng với quá trình phát triển của thị trường chứng khoán, không loại trừ khả năng sẽ ban hành Luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm trên cơ sở tổng hợp, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế thi hành Nghị định này và nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán… Mặc dù hoạt động định mức tín nhiệm của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản… đều được chi phối bởi các luật liên quan, nhưng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, thì các quan hệ này nên được điều chỉnh bằng Nghị định là hợp lý. Quan điểm này xuất phát từ lý do chủ yếu là, quan hệ định mức tín nhiệm là một hoạt động hoàn toàn mới đối với nước ta, các nhà làm luật khó có thể dự liệu hết những quan hệ phát sinh cũng như tính chất phức tạp của nó. Vì vậy, nếu ban hành luật thì việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế trong quá trình thực thi sẽ khó khăn hơn do những thủ tục lập pháp phức tạp hơn. Trong khi đó, Nghị định do Chính phủ ban hành vừa đảm bảo hiệu lực pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến định mức tín nhiệm, vừa có thể được sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời do thủ tục lập pháp đơn giản hơn nhiều so với luật. Theo chúng tôi, trong Nghị định tương lai về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm cần có những quy định cụ thể đối với các vấn đề sau: Báo cáo: Hoạt động trên thị trường chứng khoán Vệt Nam

  • Loại hình tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Điều kiện, trình tự thành lập và thủ tục cấp phép hoạt động đối với tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp và các vấn đề liên quan đến giấy phép hành nghề đối với nhân viên nghiệp vụ của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Cơ cấu sở hữu của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Nguyên tắc hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Phạm vi hoạt động và đối tượng xếp hạng của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Quyền và nghĩa vụ của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Vấn đề công bố thông tin của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Chế độ tài chính, kế toán của tổ chức định mức tín nhiệm;
  • Việc thanh tra, giám sát các hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm;

Ngoài ra, trong Nghị định nói trên cần phải dành một chương (hoặc phần) để pháp điển hoá các khái niệm, các quy định về hoạt động định mức tín nhiệm. Cần chú ý rằng đây là lĩnh vực mới đối với các doanh nghiệp và công chúng Việt Nam, cho nên đòi hỏi việc giải thích các thuật ngữ, khái niệm phải ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ phù hợp với tư duy và trình độ hiểu biết của quảng đại công chúng, tránh cầu kỳ, rườm rà, khó hiểu. Việc ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định như Quy chế, Thông tư…cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể xem đây là những điều kiện cơ bản để các quy định của Nghị định đi vào cuộc sống.

3. Đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm: Báo cáo: Hoạt động trên thị trường chứng khoán Vệt Nam

Để tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam không thể chỉ giới hạn trong khuôn khổ xây dựng những văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực này, mà phải có sự đồng bộ hoá các quy định pháp luật liên quan đến chúng. Trước hết, đó là pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung. Chúng ta thấy rằng, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng như toàn bộ thị trường chứng khoán. Từ đó, cần dự liệu khả năng phát sinh các quan hệ và xung đột lợi ích để chỉnh sửa kịp thời những quy định về công bố thông tin, giao dịch nội gián, xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra, giám sát… Đối với pháp luật về tài chính, tiền tệ cần có những quy định để khuyến khích tạo ra nhiều loại giấy tờ có giá có thể trao đổi mua, bán trên thị trường, hình thành các quy định chuyên biệt về kế toán, kiểm toán áp dụng cho tổ chức định mức tín nhiệm, các quy định về thuế, đặc biệt là các quy định ưu đãi về thuế đối với hoạt động của doanh nghiệp được xếp hạng hoặc có chứng khoán được xếp hạng nói chung và đối với tổ chức định mức tín nhiệm nói riêng. Đối với pháp luật dân sự và kinh tế có thể xem xét bổ sung thêm trong các loại hình hợp đồng kinh tế, dân sự đang tồn tại những quy định về hợp đồng định mức tín nhiệm. Theo đó, quy định rõ chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên, trách nhiệm khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh. Song song đó, Pháp lệnh hiện hành về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cần bổ sung những quy định thừa nhận các tranh chấp phát sinh từ hoạt động định mức tín nhiệm là các tranh chấp về kinh tế và thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa kinh tế hoặc Trọng tài kinh tế.

Như vậy, qua trình bày trên, khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam sẽ bao gồm việc ban hành Luật về Chứng khoán, Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm kết hợp đồng thời với việc đồng bộ hoá các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động này. Hướng xây dựng như vậy, một mặt đáp ứng được những nhu cầu thực tế của việc hình thành một khung pháp lý hoạt động định mưc tín nhiệm, đảm bảo được tính đồng bộ với các ngành luật có liên quan, mặt khác vẫn tuân thủ đúng các nguyên tắc lập pháp để tạo điều kiện thực thi có hiệu quả. Báo cáo: Hoạt động trên thị trường chứng khoán Vệt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464