Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

Lời nói đầu

Quyền con người ra đời gắn liền với phát triển lâu dài của lịch sử, là thành quả chung của các dân tộc, là một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất của nền văn minh nhân loại trong thời đại ngày nay. Những giá trị nền tảng của quyền con người vốn có ở tất cả mọi nền văn hóa không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ xã hội cũng như trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên chỉ đến khi Liên Hợp Quốc được thành lập, cùng với sự ra đời của Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và hai công ước: Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trịCông ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Quyền con người mới thực sự được quốc tế hóa, trở thành một bộ phận quan trọng của pháp luật quốc tế.

Nói đến sự phát triển của luật nhân quyền, chúng ta không thể không kể đến vai trò cuả các văn kiện pháp lý về nhân quyền. Xã hội càng văn minh, phát triển thì nhu cầu có những cơ chế giám sát để đảm bảo việc thực thi quyền con người càng trở nên cấp bách. Sự ra đời của các văn kiện này nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Các văn kiện pháp lý quốc tế và các công ước quốc tế về quyền con người phần lớn đều phản ánh các nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế hiện đại và hiến chương Liên Hợp Quốc. Sự công nhận giá trị vốn có cũng như các quyền bình đẳng của con người trong cộng đồng nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới. Tuy nhiên bên cạnh sự ra đời của các văn kiện quốc tế chúng ta cần nhắc đến là các văn kiện khu vực liên quan đến quyền con người. Dù là văn kiện ở phạm vi quốc tế hay khu vực thì chúng đều góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về quyền con người.

Trong khuôn khổ giới hạn của bài thuyết trình, nhóm trình bày xin đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về vai trò của các văn kiện luật quốc tế trong lĩnh vực quyền con người ở cấp độ toàn cầu và cấp độ khu vực. Bài thuyết trình chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các bạn. Nhóm trình bày xin chân thành cảm ơn!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận Môn

I. Vai trò một số văn kiện mang tính toàn cầu ( Hiến chương Liên Hợp Quốc và một số văn kiện ra đời dưới cơ chế Liên Hợp Quốc)

1.Hiến chương Liên Hợp Quốc Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Hiến chương quy định các quốc gia phải tôn trọng và bảo vệ nhân quyền

Sự ra đời của Liên Hợp Quốc cùng Hiến chương Liên Hợp Quốc đã đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của luật nhân quyền quốc tế. Trong Hiến chương, vấn đề nhân quyền đã chiếm một vị trí không nhỏ.

Ngay trong lời mở đầu của Hiến chương, vấn đề tôn trọng quyền con người đã được nhắc tới “tuyên bố một lần nữa nhắc đến niềm tin vào các quyền cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị con người vào quyền bình đẳng nam và nữ, vào quyền bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ”.

Tiếp đó, mục tiêu ra đời của Tổ chức Liên Hợp Quốc được liệt kê ngay tại điều khoản đầu tiên của bản Hiến chương, và một phần không thể không nhắc tới trong đó là “thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về …nhân đạo, khuyến khích phát triển sự tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.

Điều 55, 56 và một số điều khoản khác của Hiến chương cũng nhắc cụ thể hơn tới quyền này.

Điều 55 khoản c :

“Liên Hợp Quốc sẽ khuyến khích … sự tôn trọng một cách phổ biến và triệt để nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.”

Điều 56:

“Để đạt những mục đích nói ở điều 55, các thành viên của Liên Hợp Quốc cam kết, bằng hành động chung và riêng, cộng tác với Liên Hợp Quốc”

Nhìn chung, các điều khoản quy định về bảo vệ nhân quyền còn khá mơ hồ và chung chung. Quyền con người không được định nghĩa rõ ràng bao gồm những quyền gì và cơ chế bảo vệ chúng sẽ được thực hiện cụ thể ra sao. Dẫu vậy, Hiến chương Liên Hợp Quốc là một văn kiện có ý nghĩa pháp lý, ràng buộc các quốc gia kí kết phê chuẩn. Do vậy, nhờ có Hiến chương, vấn đề nhân quyền xét ở chừng mực nào đó cũng đã đạt tới sự tôn trọng nhất định trong nhận thức của các quốc gia, tạo điều kiện cho vấn đề nhân quyền ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay. Hơn nữa, văn kiện này mang tính chính trị khá lớn. Nhân quyền là một vấn đề khá nhạy cảm đối với mỗi quốc gia, nó được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và do đó cách hiểu về quyền con người cũng hết sức đa dạng, phong phú. Việc quá cụ thể nó trong một văn kiện như Hiến chương sẽ phần nào hạn chế số lượng các quốc gia ra nhập. Vì vậy, quy định về nhân quyền trong Hiến chương chỉ đơn thuần là những gì chung nhất. Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

1.Hiến chương quy định trách nhiệm, quyền hạn của một số cơ quan có liên quan tới nhân quyền

Những quy định của Hiến chương về quyền hạn và chức năng của các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc là nền tảng và cơ sở pháp lí mà dựa trên đó các bộ phận này có thể tiến hành thực thi nghĩa vụ, đảm bảo và thúc đấy nhân quyền trên thế giới.

Đại hội đồng.

Theo như quy định tại điều 13 khoản 1 điểm b của Hiến chương “ Đại hội đồng tổ chức nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm mục đích:

… Phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và giúp đỡ việc thực hiện các quyền con người và các tự do cơ bản cho con người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.

Những kiến nghị hay khuyến nghị này không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của những khuyến nghị này lại có hiệu lực nhất định, đặc biệt là các văn bản được thông qua bởi sự thống nhất biểu quyết của các thành viên. Chẳng hạn, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng thông qua năm 1948 dù không có tính pháp lí ràng buộc nhưng nó vẫn được xem là nền tảng cho các văn kiện quốc tế khác về quyền con người.

Hội đồng bảo an

Nhiệm vụ chính của Hội đồng bảo an là giữ gìn và duy trì hòa bình thế giới. Bảo vệ quyền con người dường như không phải nhiệm vụ của Hội đông bảo an. Tuy nhiên, theo như điều 34 Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng bảo an có thể can thiệp nếu như xét thấy sự vi phạm nhân quyền ở mức độ lớn có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Hội đồng kinh tế xã hội

Chức năng và quyền hạn của hội đồng kinh tế xã hội được quy định từ điều 62 đến điều 66 Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó tại điều 62 khoản 2 có ghi rõ “ Hội đồng kinh tế và xã hội có thể đưa ra những kiến nghị, nhằm đảm bảo sự tôn trọng thật sự nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của con người”.

Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc được thành lập dựa trên điều 68 Hiến chương Liên Hợp Quốc, cơ quan này có nghĩa vụ trình lên Hội đồng kinh tế xã hội các báo cáo khuyến nghị, đề xuất. Ủy ban đã ra tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948, năm 1966 đệ trình và được Đại hội đồng thông qua là công ước về các quyền dân sự chính trị và quyền kinh tế văn hóa xã hội.

Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Đây là cơ quan nằm dưới sự chỉ đạo và thẩm quyền của Tổng thư kí, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động về quyền con người của Liên Hợp Quốc.2. Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu

Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu là một nghị quyết được Đại hội đồng thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Các quyền mà tuyên ngôn này bảo vệ được chia thành 2 nhóm quyền dân sự chính trị và nhóm quyền kinh tế xã hội văn hóa. Tuyên ngôn này không quy định trách nhiệm pháp lí ràng buộc các quốc gia tuy nhiên nó vẫn có những vai trò nhất định.

2.Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Trước hết, Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu là cơ sở nền tảng về tư tưởng nhân quyền và nhận được sự nhất trí rất lớn từ cộng đồng quốc tế. Tuyên ngôn đã “cung cấp một khuôn khổ những chuẩn mực pháp lí cơ bản cho các văn kiện khác”1, nói cách khác nó được xem là nguồn của luật nhân quyền quốc tế. Trong hội nghị LHQ về nhân quyền tại Teheran năm 1968, một nghị quyết đã được thông qua với tuyên bố rằng” tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu đã tạo nên một nghĩa vụ pháp lí cho các thành viên của cộng đồng quốc tế” “ the Universal Declaration of Human Rights … constitutes an obligation for the member of the international community”2. Văn kiện này là cơ sở dẫn tới sự ra đời của cơ chế giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn như Thủ tục 1503.

Bên cạnh đó, Tuyên ngôn còn thể hiện vai trò chính trị của mình. Văn kiện được xem như công cụ chính trị quan trọng góp phần giải quyết những sự khác biệt trong mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế bằng việc hướng tới mục tiêu vì một nền hòa bình trên cơ sở tôn trọng quyền con người.

3.Hai công ước về nhân quyền năm 1966: Công ước về quyền dân sự chính trị; và Công ước về quyền kinh tế xã hội văn hóa.

Cả 2 công ước này đều là sự ghi nhận lại các nguyên tắc của Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu; nó chỉ khác bản tuyên ngôn ở chỗ được đưa trở thành văn bản pháp lí có tính chất ràng buộc các bên tham gia. Cả 2 công ước đều bắt đầu có hiệu lực vào năm 1976.

Công ước về quyền dân sự chính trị: dựa trên Công ước về các quyền dân sự chính trị, một ủy ban về nhân quyền được thành lập với tên gọi Human Rights Committee. Phần I của Công ước được dành riêng để quy đinh những điều Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

  • S. Cao Đức Thái và G.S. David Kinley, Luật quốc tế về quyền con người, Nhà xuất bản lí luận chính trị – 2005, trang 80.
  • Peter Malanczuk, Modern Introduction to International Law – Seventh revised edition, Routledge – Taylor and Francis Group, p. 213.

khoản liên quan tới quyền dân tộc tự quyết. Đây là lần đầu tiên quyền này được ghi nhận như quyền con người. Sự ra đời của Công ước về quyền dân sự chính trị kéo theo sự ra đời của 2 Nghị định thư không bắt buộc. Một bản nghị định thư cho phép các cá nhân có quyền khởi kiện và một bản hướng tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình. Những Nghị định thư này là sự bổ sung Công ước cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như sự phát triển của luật quốc tế.

Ông ước về các quyền kinh tế văn hóa xã hội ra đời kéo theo sự ra đời một nhóm gồm các chuyên gia được hình thành nên từ Hội Đồng kinh tế kinh tế văn hóa xã hội. Năm 1987, nhóm này được thay thế bởi một ủy ban về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Khác với công ước về các quyền dân sự chính trị, các điều khoản trong công ước này không mang tính cưỡng chế thi hành nhiều như công ước dân sự chính trị. Nó phụ thuộc vào từng hoàn cảnh khả năng của quốc gia cũng như sự sẵn sàng, sự thiện chí thi hành những điều khoản này. Điều 2 Công ước quy định “ each state party should undertake to take steps to the maximum of its available resources with a view to achieving progressively the full realisation of the rights recognized in the present Convenant

Cả hai nhóm quyền dân sự chính trị và quyền kinh tế văn hóa xã hội có giữ vai trò và vị trí quan trọng ngang nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau, không thể chia cắt và cùng cấu thành nên những nội dung cơ bản của quyền con người.

Từ chỗ còn là quy định không mang tính cưỡng chế trong Tuyên ngôn về nhân quyền toàn cầu, hai Công ước về quyền dân sự chính trị và kinh tế văn hóa xã hội ra đời đã biến những quy phạm về nhân quyền này trở thành một nghĩa vụ pháp lí mà các quốc gia phải tuân thủ, dù rằng nó vẫn còn có mặt hạn chế. Từ đây ta có thể thấy sự phát triển của luật nhân quyền cũng như giá trị nhân quyền ngày càng được đảm bảo. Chính sự phát triển này đã tạo điều kiện rất lớn để cơ chế nhân quyền hoạt động có hiệu quả hơn.

4.Một số các công ước khác Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Các công ước ra đời quy định ngày càng cụ thể và rõ ràng hơn về các phạm trù của nhân quyền, không những vậy, kéo theo đó còn là sự ra đời của các ủy ban chuyên trách cho từng công ước có nhiệm vụ giám sát các quốc gia thành viên trong việc thực thi nhân quyền. Điều này góp phần rất lớn cho tính hiệu quả của cơ chế cũng như sự hoàn thiện của luật nhân quyền.

  • Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ: dẫn tới sự ra đời của ủy ban Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt với phụ nữ năm 1979 dựa trên điều 22 của công ước. Công ước tạo cơ hội để phụ nữ có thể hưởng các quyền của mình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, dân sự.
  • Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc ra đời năm 1965. Theo như phần II của công ước này, một ủy ban về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc làm nhiệm vụ giám sát. Xóa bỏ những rào cản về sắc tộc nhằm thúc đẩy, đảm bảo sự bình đẳng hòa hợp giữa các nhóm dân tộc, sắc tộc và chủng tộc là mục tiêu của Công ước.
  • Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng được thông qua tháng 12 năm 1948. Công ước được coi là văn kiện mang tính cốt yếu nhằm lên án, trừng trị tội diệt chủng. Bên cạnh đó, Công ước cũng hướng tới việc kêu gọi sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này.
  • Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người năm 1984 hình thành nên Ủy ban chống tra tấn theo phần 2 của Công ước. Công ước ra đời là lời khẳng định các quốc gia cần xóa bỏ những hình thức tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc hạ nhục.
  • Công ước về quyền trẻ em được thông qua vào 20 tháng 11 năm 1989 hình thành nên ủy ban chuyên trách theo điều 43 Công ước. Công ước ra đời đánh dấu một bước ngoặt trong sự thay đổi nhận thức về địa vị của trẻ em. Theo đó, trẻ em là chủ thể của quyền chứ không còn là đối tượng thụ động cần sự bảo trợ hoặc thương hại của người lớn.
  • Căn cứ trên phần VII Công ước Bảo vệ người lao động di cư và các thành viên trong gia đình họ, Ủy ban chuyên trách về vấn đề này được ra đời. Công ước góp phần ngăn ngừa và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt hay bóc lột người lao động di cư.
  • Công ước về địa vị của người tị nạn được thông qua 1951 không chỉ là sự pháp điển hóa một cách đầy đủ các quyền của người tị nạn mà còn là sự hướng các quốc gia tới hợp tác quốc tế và chia sẻ lẫn nhau nhằm giải quyết các vấn đề liên quan.

Tóm lại, có thể thấy Hiến chương Liên Hợp quốc là văn kiện nền tảng trong cơ chế nhân quyền toàn cầu. Từ bản Hiến chương này, nhiều cơ quan phụ trách về nhân quyền được thành lập, từ mỗi một bộ phận này nhiều văn kiện khác lại có cơ sở để ra đời. Những văn kiện ra đời sau là sự bổ sung, cụ thể hóa hóa các văn kiện trước đó. Chúng giúp cho cơ chế thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn cũng như góp phần phát triển nâng cao giá trị nhân quyền toàn cầu.

II. Vai trò của các văn kiện khu vực:

Các văn kiện châu Âu về quyền con người:

  • Công ước về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản (1950) và 14 Nghị định thư bổ sung.
  • Hiến chương Xã hội châu Âu (1961) sửa đổi năm 1991 và 1996 và các Nghị định thư bổ sung năm 1988 và 1995.
  • Công ước châu Âu về ngăn ngừa tra tấn và các hình thức đối xử hạ nhục và phi nhân tính khác (1987).
  • Đạo luật cuối cùng của Helsinki (1975) và chu trình tiếp theo của CSCE/OSCE với Hiến chương Paris về châu Âu mới (1990).
  • Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số (1992).
  • Công ước Khung về bảo vệ các quốc gia thiểu số (1994).

Các văn kiện Châu Mỹ về quyền con người:

  • Tuyên ngôn châu Mỹ về quyền và nghĩa vụ của con người (1948). Hiến chương của tổ chức các quốc gia châu Mỹ (1948).
  • Công ước châu Mỹ về quyền con người (1969/1978).
  • Nghị định thư bổ sung về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (1988).
  • Nghị định thư bổ sung về xoá bỏ án tử hình (1990).
  • Công ước châu Mỹ về việc ngăn ngừa, trừng phạt và xoá bỏ các vi phạm đối với phụ nữ (1994).

Các văn kiện châu Phi về quyền con người

  • Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc (1981, có hiệu lực năm 1986).
  • Nghị định thư thành lập Toà án quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi (1997, có hiệu lực năm 2003).
  • Nghị định thư về Quyền phụ nữ (2003, có hiệu lực năm 2005).
  • Hiến chương châu Phi về các quyền và trợ cấp cho trẻ em (1990, có hiệu lực năm 1999).

1.Vai trò của các văn kiện Châu Âu, châu Mỹ, Châu Phi Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Đại diện cho tính đặc thù khu vực:

Châu Âu

Hệ thống bảo vệ nhân quyền của châu Âu là hệ thống mang tính khu vực phức tạp nhất. Nó được phát triển do phản ứng lại với việc vi phạm quyền con người sâu sắc diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Quyền con người, quy tắc luật pháp và nền dân chủ đa nguyên là đặc điểm nhận dạng của hệ thống pháp luật châu Âu.

Văn kiện nhân quyền quan trọng nhất của Châu Âu là Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 và 13 nghị định thư bổ sung trong đó quan trọng nhất là Nghị định thư số 6 và 13 (chưa có hiệu lực) về việc bãi bỏ án tử hình. Đây chính là điểm khác biệt giữa cách tiếp cận quyền con người của châu Âu và cách tiếp cận của Mỹ và Nghị định thư số 11, với Nghị định thư này, Uỷ ban châu Âu về quyền con người và Tòa án châu Âu về quyền con người đã được thay thế bằng Tòa án thường trực châu Âu về quyền con người (ECHR). ECHR là cơ quan đại diện cao nhất cho hệ thống nhân quyền Châu Âu và chủ yếu bao gồm các quyền dân sự và chính trị. Những văn kiện nhân quyền ra đời sau này đã bổ sung và hoàn thiện dần hệ thống nhân quyền Châu Âu – hệ thống nhân quyền được coi là hiệu quả nhất với những quy định khá chặt chẽ và mang tính thực tiễn cao.

Châu Mỹ

Hệ thống liên Mỹ về quyền con người được bắt đầu từ Tuyên ngôn châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người được thông qua năm 1948 cùng với Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS). Uỷ ban liên Mỹ về quyền con người do OAS sáng lập năm 1959 với 7 thành viên là cơ quan chính của hệ thống.

Công ước châu Mỹ về quyền con người được thông qua năm 1969, đến năm 1978 chính thức có hiệu lực, sau đó được bổ sung bằng hai nghị định thư bổ sung, một về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và một về xoá bỏ án tử hình. Là văn kiện nhân quyền quan trọng nhất, Công ước cũng đưa ra quy định về Toà án liên Mỹ về quyền con người. Toà án này được thành lập năm 1979, đặt trụ sở tại Costa Rica cùng với “Viện liên Mỹ về quyền con người”.

Cũng giống các văn kiện của Liên Hợp Quốc và khu vực Châu Âu, Công ước này quy định một cách cụ thể về các quyền dân sự, chính trị cơ bản như: Quyền được sống, quyền được xét xử công bằng, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền tự do….

Tuy nhiên, Công ước đã đề cập đến một số nội dung mà các văn kiện của LHQ chưa nhắc đến bao gồm: Quyền sở hữu tài sản ( Rights to property); quyền không bị đầy ải (Freedom from exile); cấm trục xuất tập thể người nước ngoài (prohibition of the collective expulsion of aliens); Quyền được phép phản hồi (the right of reply); the rights of asylum.

Ngoài ra, Công ước nhân quyền Châu Mỹ đã đề cập một số các quyền cơ bản mà CƯ nhân quyền châu Âu và các nghị định thư đi kèm của nó chưa quy định như: Quyền được phản hồi, Quyền trẻ em, Quyền được đặt tên và có quốc tịch, quyền có nơi trú ẩn an toàn. Ngược lại, Công ước này chưa có điều khoản quy định về “quyền được giáo dục” trong khi đó đây là quyền được bảo vệ ở Châu Âu theo Nghị định thư số 1.

Có thể thấy các văn kiện nhân quyền của Châu Mỹ rất đa dạng, phong phú, bao trùm lên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị…thể hiện tính năng động của khu vực này. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với sự phức tạp và thiếu tính thống nhất giữa các văn kiện, khả năng ứng dụng vào thực tiễn chưa cao.

Châu Phi

Vai trò đầu tiên có thể thấy rõ ở tất cả các văn kiện nhân quyền tại Châu Phi đó là tính đại diện của nó cho khu vực Châu Phi. Đây cũng là vai trò mang tính hình thức của những văn kiện này. Trong số các văn kiện nhân quyền quan trọng của Châu Phi thì Hiến chương về quyền con người và quyền các dân tộc Châu Phi là văn kiện trung tâm, thể hiện rõ nhất tính đặc thù của hệ thống nhân quyền của Châu Phi. Hiến chương là sự tiếp bước hướng tiếp cận của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, thống nhất tất cả các nhóm quyền trong một văn kiện và là cơ sở để hình thành các văn kiện quan trọng sau này. Lời nói đầu của Hiến chương đề cập đến “Giá trị của nền văn minh Châu Phi với mục đích chỉ ra quan niệm về quyền con người và quyền của các dân tộc Châu Phi. Ngoài ra, trong Hiến chương còn có những điều khoản quy định trách nhiệm của các cá nhân như là trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Vì vậy, có thể thấy những văn kiện của Châu Phi mang nặng tính hình thức và thiếu tính thực tế. Đó là một trong những lý do khiến hệ thống nhân quyền Châu Phi dù ra đời khá sớm nhưng hoạt động lại kém hiệu quả và chỉ là một bản sao không hoàn thiện của hệ thống nhân quyền Châu Âu và Châu Mỹ. Khiến Châu Phi trở thành một trong những khu vực nóng trên thế giới về vi phạm nhân quyền. Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Tóm lại, Sự khác biệt giữa các hệ thống nhân quyền trên phần lớn là do những đặc điểm riêng về điều kiện chính trị văn hóa, xã hội… của các châu lục. Những văn kiện nhân quyền thường mang tính chất đại diện cho tính đặc thù của từng khu vực và là một công cụ hữu hiệu góp phần vào việc bảo vệ nhân quyền trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Tạo hiệu lực pháp lý và thúc đẩy cơ chế thực thi quyền con người.

Nhìn chung, các văn kiện nhân quyền là một bộ phận không thể thiếu trong các khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền con người, mỗi văn kiện đều có giá trị nhất định về mặt pháp lý. Một mặt, ngoài các Công ước với những điều khoản được quy định chặt chẽ và có giá trị ràng buộc về mặt pháp lí cao đối với các quốc gia thành viên, còn có những nghị định thư bổ sung cũng như các tuyên bố về quyền con người góp phần tạo nên một hệ thống luật nhân quyền hoàn chỉnh, thống nhất. Mặt khác, các văn kiện này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ chế thực thi quyền con người.

  • Đối với châu Âu, để có công cụ bảo quyền con người hiệu quả hơn Công ước nhân quyền châu Âu 1950 đã lập ra Toà án châu Âu về quyền con người. Theo đó, thẩm quyền của Toà cũng được xác định rõ ràng theo điều 32, Toà sẽ có thẩm quyền trong việc giải thích và áp dụng công ước có liên quan đến các điều 33, 34, 37 của công ước này và nếu có tranh cãi về thẩm quyền của Toà thì Toà sẽ có quyền quyết định xem mình có thẩm quyền hay không. Đặc biệt, theo điều 34: Toà án nhân quyền châu Âu sẽ tiếp nhận đơn kiện của mọi cá nhân, tổ chức phi chính phủ hoặc một nhóm người tuyên bố là nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền do quốc gia là thành viên công ước gây ra.3 Điều khoản này đã góp phần tăng cường tính dân chủ về bảo vệ nhân quyền đối với công dân các nước thành viên công ước, thúc đẩy cơ chế nhân quyền nơi đây ngày càng hoàn thiện hơn.
  • Tương tự như ở châu Âu, châu Mỹ cũng có Công ước về quyền con người 1969. Công ước này ra đời đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống bảo vệ quyền con người ở Châu Mỹ thông qua việc tạo ra một uỷ ban và một Toà án làm việc hiệu quả hơn. Ngay trong lời mở đầu Công ước đã khẳng định mục đích của công ước là: “ nhằm tạo ra một hệ thống đảm bảo tự do dân chủ và công bằng xã hội dựa trên các quyền cơ bản của con người”.4 Phần I của công ước nêu ra yêu cầu các nước thành viên phải tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của con người. Tiếp theo Công ước còn chỉ ra các quyền con người được công ước bảo vệ chủ yếu tập chung vào các quyền dân sự và chính trị cơ bản. Phần II của Công ước đã thiết lập nên 2 công cụ để bảo vệ quyền con người đó là, uỷ ban nhân
  • Công ước bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản của châu Âu 1950, Đ34
  • Công ước về quyền con người châu Mỹ 1969 quyền liên Mỹ và Toà án nhân quyền liên Mỹ. Hai cơ quan này có thẩm quyền đối với những vấn đề liên quan đến việc hoàn thành các cam kết mà các quốc gia thành viên công ước đưa ra. Thẩm quyền của Uỷ ban được quy định trong công ước từ điều 41 đến điều 43. Còn cơ cấu và tổ chức của Toà án quy định ở điều 52. Toà chỉ có thẩm quyền tư vấn và thẩm quyền đối với những trường hợp cụ thể mà quốc gia thành viên công ước tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của toà.

Như vậy, thẩm quyền của Toà án nhân quyền châu Mỹ hạn chế hơn so với châu Âu và trên thực tế Toà án nhân quyền châu Mỹ hoạt động cũng kém hiệu quả so với châu Âu.

Đối với châu Phi, Hiến chương về quyền con người và quyền các dân tộc tại Châu Phi được thông qua tại phiên họp thường kỳ thứ 18 của Hội đồng nhà lãnh đạo và chính phủ vào 6/1981 tại Nairobi, Kenya, Hiến chương có hiệu lực từ năm 1986. Ngày nay, tất cả 53 quốc gia hành viên của Liên minh Châu Phi (AU) – tổ chức thay thế cho OAU từ năm 2001 đều đã phê chuẩn Hiến chương. Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất, đóng vai trò làm cơ sở để thành lập Ủy ban châu Phi về quyền con người, Nghị định thư về thành lập Tòa án nhân quyền và quyền các dân tộc Châu Phi, Công ước về quyền và phúc lợi trẻ em, Nghị định thư về quyền phụ nữ Châu Phi. Mặc dù Toà án nhân quyền và quyền các dân tộc ở châu Phi được thành lập dựa trên nghị định thư được thông qua năm 1997 và có hiệu lực năm 2003, với những quy định rõ ràng về thẩm quyền của Toà án ở điều 3 đó là: Toà án có quyền giải quyết tất cả những vụ tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Hiến chương, nghị định thư này hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan đến quyền con người của những quốc gia thành viên đã phê chuẩn nghị định thư này; thêm vào đó Toà án có quyền quyết định thẩm quyền của mình trong từng vụ việc cụ thể,5 tuy nhiên Toà án nhân quyền ở châu Phi cho đến nay hoạt động vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Bên cạnh những Công ước với giá trị ràng buộc về mặt pháp lí cao còn có những nghị định thư bổ sung cũng như các tuyên bố có liên quan đến quyền con ra

Nghị định thư thành lập Toà án nhân quyền và quyền các dân tộc châu Phi 1997 đời. Tuy những Tuyên bố, Nghị định thư, Hiến chương về nhân quyền có hiệu lực pháp lý không cao như công ước nhưng chúng cũng góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn chỉnh hệ thống pháp lý cũng như phát triển nhân quyền trong từng khu vực. Ví dụ: Ở châu Âu, Công ước về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản được thông qua năm 1950 và có hiệu lực năm 1953, tiếp sau đó lại có các nghị định thư đi kèm bổ sung thêm nội dung cho công ước, đến 1961 Hiến chương xã hội châu Âu ra đời bổ sung thêm các quyền về kinh tế xã hội nhưng vẫn không đạt được tầm quan trọng như Công ước nhân quyền châu Âu. Đối với châu Mỹ, Công ước châu Mỹ về quyền con người ra đời năm 1969 và có hiệu lực năm 1978, tiếp sau công ước này có thêm nghị định thư bổ sung về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1988 và đến năm 1990 thì có thêm nghị định thư bổ sung về xoá bỏ án tử hình. Ở châu phi, có Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc được thông qua năm 1981 và có hiệu lực năm 1986, tiếp theo là Nghị định thư thành lập Toà án nhân quyền châu Phi được thông qua năm 1997 và có hiệu lực năm 2003 nhằm hoàn thiện cơ chế nhân quyền ở châu lục này.6

Như vậy, với vai trò tạo hiệu lực pháp lý và thúc đẩy các cơ chế thực thi quyền con người, các văn kiện nhân quyền đã chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong các cơ chế nhân quyền khu vực. Do đó, muốn có một hệ thống bảo vệ nhân quyền hoàn chỉnh và có hiệu quả trước tiên cần phải có những văn kiện nhân quyền hoàn thiện và phù hợp với đặc thù của từng khu vực.

c. Vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế

Bên cạnh xu thế hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…. một lần nữa các quốc gia tiếp tục nỗ lực tham gia vào cơ chế hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền nói riêng cũng như lĩnh vực luật pháp nói chung. Một văn kiện được ra đời thậm chí được đề xuất đã thể hiện một nỗ lực không nhỏ giữa các quốc gia trong việc thúc đẩy hợp tác về nhân quyền. Trong khi đó hiện nay rất

  • Tìm hiểu về quyền con người – NXB Tư pháp – Hà nội 2008 nhiều văn kiện nhân quyền lần lượt ra đời, điều đó chứng tỏ lĩnh vực nhân quyền đã và đang trở thành chủ đề được nhiều quốc gia quan tâm đến.
  • Trong công ước nhân quyền Châu Âu 1950, vai trò này thể hiện ngay trong lời nói đầu:

“… Tạo nên một cộng đồng châu Âu thống nhất hơn nữa giữa các nước thành viên và nó cũng là một công cụ duy trì và công nhận rộng rãi về quyền con người;

Khẳng định niềm tin tưởng sâu sắc vào những quyền tự do cơ bản là nền tảng của hòa bình và công lí trên thế giới. Một mặt nó một trong những cách tốt nhất để duy trì việc thực hiện quyền dân chủ về chính trị một cách hiệu quả. Mặt khác, nó nâng cao việc giám sát và hiểu biết chung về quyền con người”.

Các văn kiện nhân quyền của Châu Mỹ cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế

Trong phần lời mở đầu của nghị định thư bổ sung về các quyền kinh tế, xã hội văn hóa 1988 các quốc gia là thành viên của CƯ Châu Mỹ về quyền con người có đề cập đến: “ …nhận thấy lợi ích xuất phát từ thúc đẩy và phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế”.

Cũng như Châu Âu và Châu Mỹ, vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế được thể hiện khá rõ nét trong lời mở đầu của các văn kiện nhân quyền của châu Phi. Điều này cho thấy tầm quan trọng không thể thiếu của các văn kiện nhân quyền trong việc thúc đẩy quá trình hợp tác, nhằm tiến tới sự nỗ lực trong việc đạt được đồng thuận cũng như cơ chế đảm bảo thực thi về quyền con người trong các văn kiện khu vực.

2.Khu vực Châu Á: Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Khu vực Tây Nam Á (Trung Đông)

Đây là một khu vực nằm ở vùng đệm giữa Châu Á và Châu Âu và Châu Phi, nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ hết sức to lớn. Hơn thế nữa, thành phần dân cư phức tạp với một sự đan xen văn hoá và tôn giáo giữa Đạo Hồi, Do Thái và Thiên Chúa giáo. Đồng thời, đây cũng là một trong những điểm nóng của quan hệ quốc tế bởi tại đây có sự xung đột giữa các quốc gia và các tộc người (giữa người Israel và Palestine, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Sudan, giữa Ả Rập Saudi và Yemen…); vấn đề hạt nhân Iran hay được xem như quê hương của Chủ nghĩa khủng ngôn. Những yếu tố về địa tự nhiên và địa chính trị như vậy cũng có thể xem như lí do để vấn đề quyền con người rất được chú ý tại khu vực này.

Tại khu vực này, hai Tổ chức có tầm ảnh hưởng khá lớn, đó là Liên hiệp các quốc gia Ả Rập (1945) và Tổ chức Hồi giáo trực thuộc Liên hợp quốc. Mặc dù, thành viên của Tổ chức Hồi giáo không chỉ bao gồm các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Tây Nam Á, nhưng sự có mặt của những nước Hồi giáo lớn và có vai trò đặc biệt trong quan hệ quốc tế đã tăng thêm sức ảnh hưởng của Tổ chức này tại khu vực. Với các văn kiện quyền con người tại khu vực này, đáng chú ý nhất là 3 văn kiện chính sau đây: Tuyên ngôn Cairo về quyền con người theo Đạo Hồi, Hiến chương Nhân quyền Ả Rập năm 1994 và Hiến chương Nhân quyền Ả Rập năm 2008.

Tuyên ngôn Cairo về quyền con người

Tuyên ngôn này được đưa ra ngày 5/8/1990 nhằm mục đích định hướng cho các quốc gia thành viên trong các vấn đề nhân quyền. Đây được coi như một sự hưởng ứng với Tuyên ngôn toàn cầu về quyền con người của Liên Hợp quốc năm 1948. Về nội dung, các điều khoản của Tuyên ngôn này cũng bảo vệ những quyền cơ bản của con người bao gồm các quyền dân sự chính trị và các quyền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do được xây dựng dựa trên cơ sở Đạo Hồi, các điều khoản hầu như bị giới hạn không được vi phạm những nguyên tắc của đạo Hồi. Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Dưới con mắt của các học giả phương Tây, văn kiện này có những tính chất sau:

  • Tuyên ngôn Cairo là một văn kiện mang tính trung lập khu vực.
  • Tuyên ngôn này liệt kê các quyền cho đàn ông và phụ nữ hơn là chủ trương bình đẳng giới.
  • Tất cả các hành động gây nguy hại đến con người đều bị ngăn chặn trừ những điều được cho phép theo Sharia (luật của đạo Hồi).
  • Khái niệm “Tự do” trong Tuyên ngôn này cũng bị hạn chế bởi cách tiếp cận của đạo Hồi. Tất cả những điều khoản đều được nhìn nhận dưới cách nhìn của Luật Hồi giáo.

Tóm lại, Tuyên ngôn Cairo là một văn kiện mang tính chất tôn giáo. Văn kiện này không quy định các quyền cá nhân cần được bảo vệ mà nhằm phục vụ cho lợi ích của cộng đồng Hồi giáo. Nó đã cho thấy sự phân biệt giữa thế giới Hồi giáo và những cộng đồng khác và có sự phân biệt về giới. Nó cho phép hình phạt tử hình với cả tội báng bổ.

Chưa thể cho rằng văn kiện này là một văn kiện nhân quyền.

Trên thực tế, xem xét một cách khách quan, có thể thấy rằng:

Về vai trò ràng buộc pháp lý: Tuyên ngôn này có tính chất ràng buộc pháp lý bởi mặc dù chỉ là một Tuyên ngôn nhưng 45 quốc gia thành viên của Tổ chức Hồi giáo đã thông qua và có ý định ràng buộc với văn kiện này. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn này đã xác lập được vị trí quan trọng trong hệ thống các văn kiện nhân quyền trên thế giới tại Hội nghị toàn cầu về nhân quyền năm 1993, và đến năm 1997,

Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc về nhân quyền đã công nhận Tuyên ngôn này là văn kiện nhân quyền8.

  • Với vai trò thúc đẩy sự phát triển của nhân quyền:
  • Có thể thấy rằng, mặc dù nền móng cơ bản của văn kiện này là đạo Hồi và Luật Hồi giáo do đó không thể tránh khỏi những ràng buộc về mặt tôn giáo dường như đã được coi như những điều bắt buộc với cộng đồng Hồi giáo, nhưng Tuyên ngôn này cũng đưa ra những điều khoản cơ bản nhất của quyền con người, bao gồm cả các quyền dân sự – chính trị và các quyền kinh tế – xã hội. Như vậy, một cách tích cực, Tuyên ngôn này đã cho thấy các quốc gia Hồi giáo cũng hết sức quan tâm đến nhân quyền, đặc biệt tại một cộng đồng phức tạp, nhiều sự xung đột và gây chú ý của cộng đồng thế giới ngay cả trong chiến tranh lạnh và trong thời kỳ hiện nay.
  • Thứ hai, Tuyên ngôn này là nền tảng cho Hiến chương nhân quyền của các quốc gia Ả Rập, được đưa ra bởi Liên hiệp các quốc gia Ả Rập. Ngay trong Lời mở đầu của Hiến chương này, Tuyên ngôn Cairo đã được khẳng định lại. Đồng thời, xem xét và so sánh Tuyên ngôn Cairo và Hiến chương nhân quyền Ả Rập, hầu hết các điều khoản đều có sự tương đồng và đều nhằm đề bảo vệ những quyền cơ bản của con người nói chung và đặc biệt là những người dân sinh sống tại các quốc gia này nói riêng.

Hiến chương nhân quyền Ả Rập Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Hiến chương Ả Rập về vấn đề nhân quyền (Arab Charter on Human Rights) được đưa ra bởi Liên hiệp các quốc gia Ả Rập. Bản đầu tiên của Hiến chương này đã được thông qua ngày 15/9/1994 nhưng không có một quốc gia nào phê chuẩn. Bản Hiến chương vừa mới có hiệu lực vào ngày 15/3/2008 là bản Hiến chương được thông qua ngày 22/5/2004 bởi Liên hiệp các quốc gia Ả Rập. Hiến chương này là sự khẳng định những nguyên tắc trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, Hiệp ước quốc tế về quyền con người và Tuyên ngôn Cairo về quyền con người theo Đạo Hồi. Hiến chương nhân quyền Ả Rập gồm 53 diều khoản, trong đó bao gồm cả các quyền dân sự – chính trị và các quyền kinh tế – xã hội.

Với sự phê chuẩn của các quốc gia thành viên cho một Hiến chương mới, trong khi Hiến chương cũ không được quốc gia nào chấp nhận ràng buộc, đã cho thấy Hiến chương nhân quyền Ả Rập đóng góp một phần quan trọng vào việc thúc đẩy nhân quyền tại khu vực này. Có thể thấy rằng, vai trò chính của văn kiện này là: cơ sở cho việc xây dựng một cơ chế nhân quyền hiệu quả hơn tại khu vực. Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Như chúng ta đã biết, khu vực này đã có một Ủy ban nhân quyền thường trực Ả Rập. Ở cấp độ quốc gia, một trong những hoạt động của Uỷ ban là thiết lập các Ủy ban nhân quyền quốc gia, tiếp nhận báo cáo từ các quốc gia thành viên và đưa ra các khuyến nghị, đồng thời chuẩn bị soạn thảo Hiến chương Nhân quyền. Ở phạm vi quốc tế, Uỷ ban chủ yếu tập trung tham dự các hội nghị nhân quyền và gửi báo cáo cho Uỷ ban Liên hợp quốc về quyền con người. Tuy nhiên, Uỷ ban này ra đời không dựa trên một Văn kiện nào về nhân quyền cho khu vực Ả Rập, do đó hiệu quả hoạt động của Uỷ ban này không cao, chủ yếu tập trung vào tình hình tại các lãnh thổ bị chiếm đóng nhưng sự tái chiếm vẫn tiếp tục diễn ra. Uỷ ban mới chỉ thúc đẩy nhân quyền chứ chưa có các biện pháp bảo vệ nhân quyền. Điều này có thể thấy rõ trong thực tiễn tình hình nhân quyền tại khu vực này. Do đó, với sự ra đời của Hiến chương nhân quyền khu vực và hiệu lực của văn kiện này đã cho ra đời một Uỷ ban nhân quyền Ả Rập mới, thay thế cho Uỷ ban thường trực về nhân quyền. Tuy nhiên, hoạt động của Uỷ ban này mới chỉ được quy định rõ ở phần thủ tục hoạt động; chức năng của nó vẫn chỉ giới hạn trong việc đưa ra các khuyến nghị và gửi các báo cáo thường niên. Hiến chương này vẫn chưa đưa ra được một cơ chế đảm bảo thực thi và xét xử các tội phạm liên quan đến vi phạm quyền con người9.

Khu vực Đông Nam Á

Đây là một khu vực mà các quốc gia hầu hết là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển của thế giới. Khu vực này trong những năm 70 của thế kỷ XX đã phải chứng kiến một trong những chế độ dã man nhất trong lịch sử nhân loại – Polpot và hiện nay vẫn phải đối mặt với một vấn đề nhân quyền tại Myanmar. Trong sự phát triển chung của khu vực và sự phát triển nhân quyền khu vực nói riêng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN đã đóng góp một phần rất quan trọng. Tháng 11 năm 2007, Hiến chương ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN lần thứ 13. Hiến chương này không phải là một Hiến chương nhân quyền, do đó, vấn đề nhân quyền chỉ được nhắc tới trong một phạm vi có hạn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của vấn đề này trong một văn kiện có tính chất tối cao như một bản Hiến pháp của khu vực đã cho thấy sự quan tâm của các quốc gia thành viên và tầm quan trọng của nhân quyền với khu vực này.

Đồng thời, Hiến chương đánh dấu việc ASEAN chuẩn bị có một Uỷ ban nhân quyền ASEAN. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Uỷ ban này vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Với Điều khoản tham chiếu vừa được các Ngoại trưởng các quốc gia thành viên thông qua ngày 20/7/2009, chúng ta có thể thấy rằng, ASEAN đang thúc đẩy hơn bao giờ hết sự hoàn chỉnh của một Uỷ ban nhân quyền thực sự cho khu vực. Tuy nhiên, nó cũng vấp phải không ít các chỉ trích. Theo quan điểm của các nước phương Tây, Uỷ ban này không có thực quyền và chỉ mang tính chất “trang trí” bởi “Điều khoản tham chiếu của Ủy ban Nhân quyền Asean không cho phép các chuyến thăm tìm hiểu thực tế tại quốc gia có tiếng vi phạm nhân quyền. Cơ quan này không được phép nhận thư khiếu nại, mở điều tra, hay thực hiện các báo cáo mang tính duyệt xét về tình hình nhân quyền tại quốc gia thành viên”10. Hơn thế nữa, ASEAN hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận, trong khi nhân quyền là một vấn đề hết sức nhạy cảm, liệu rằng các quốc gia có đồng tình với việc trao cho cơ quan này quyền lực thực sự để bảo vệ nhân quyền, để tại đó, nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân quyền có thể được kêu cứu và được xét xử, chứ không chỉ là một cơ quan tuyên truyền cho quyền con người và tổ chức các buổi hội thảo. Tuy nhiên, việc cơ chế Nhân quyền đầu tiên xuất hiện ở Châu Á – Thái Bình Dương, được nhiều tổ chức phi chính phủ xem là một bước tiến tích cực. Ông David Mathieson thuộc Human Rights Watch cho rằng: ‘‘Đây là bước khởi đầu và một bước đầu còn nhiều thiếu sót’’. Theo Debbie Stothard, thuộc Alternative ASEAN Network, cơ chế này phản ảnh sự đồng thuận thấp nhất trong khối ASEAN về Nhân quyền và đáp ứng yêu cầu các chế độ khắc nghiệt nhất như Miến Điện11.

Trước những ý kiến như vậy, liệu Hiến chương ASEAN và Điều khoản tham chiếu đã là đủ cho một nhân quyền thực chất tại khu vực này. Có thể thấy rằng, Hiến chương này chưa được coi là một văn kiện nhân quyền, đồng thời, chức năng và nhiệm vụ của Uỷ ban nhân quyền này vẫn còn chưa hoàn thiện và chưa giành được một quyền lực thực sự để có thể bảo đảm không đưa vấn đề nhân quyền đi quá xa, trở thành cái cớ để phá bỏ nguyên tắc không can thiệp nội bộ nhưng vẫn có thể bảo vệ được những quyền lợi của con người. Do đó, theo ý kiến của nhóm, một Hiến chương Nhân quyền ASEAN là cần thiết. Hiến chương này có thể được xây dựng dựa trên những điều khoản của Uỷ ban nhân quyền Châu Âu với những sự tích cực của nó, nhưng hoàn toàn không thể là sự sao chép. Bởi xét trên khía cạnh cơ sở kinh tế – chính trị và văn hoá, khu vực của chúng ta có những điểm khác biệt rõ ràng và không thể áp đặt. Tuy nhiên, văn kiện nhân quyền của ASEAN phải là một văn kiện có thể trao quyền lực thực chất cho 1 cơ quan để đảm bảo cho nhân quyền của khu vực không bị đe doạ và đó phải là một cơ quan cho những người dân ASEAN có thể trông cậy khi những quyền cơ bản của họ bị xâm phạm nhưng không trở thành “một nỗi sợ hãi” với chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Nhưng không vì lẽ đó mà chỉ xây dựng cơ quan nhân quyền khu vực chỉ để làm hình thức. Bởi nếu chỉ xây dựng nhằm mục đích thúc đẩy nhân quyền mà không bảo vệ được nhân quyền thì không thể đảm bảo được những quyền lợi cơ bản cho những con người đang và sẽ sinh sống tại khu vực này. Hơn thế nữa, do Uỷ ban nhân quyền đã được thành lập nhưng chưa có những quy định rõ ràng nên văn kiện nhân quyền khu vực có thể xây dựng và trao quyền cho cơ quan này bên cạnh những điều khoản cơ bản về các quyền của con người, bao gồm các quyền dân sự – chính trị và kinh tế – xã hội. Đồng thời với mục đích phổ biến nhân quyền, một Hiến chương nhân quyền sẽ giúp cho các nước ASEAN dễ dàng hơn trong việc phổ biến những nội dung gì và phổ biến như thế nào các vấn đề nhân quyền. Xét trên bình diện quốc tế, có được một văn kiện nhân quyền thực chất và một Uỷ ban nhân quyền có hiệu quả, các vấn đề nhân quyền khu vực sẽ được giải quyết trong nội bộ khu vực với hiệu quả cao nhất có thể và hạn chế sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài, đặc biệt là các đối tượng có ý định gây chia rẽ nội bộ khối nói chung và bản thân các nước thành viên nói riêng. Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Nhìn chung, các văn kiện khu vực mang những đặc thù riêng, điều này dễ hiểu bởi lí do nó đại diện cho văn hóa, điều kiện kinh tế, chính trị và trình độ dân trí khác nhau. Đó cũng là nhân tố lí giải sự phát triển ở những trình độ khác nhau trong lĩnh vực nhân quyền giữa các châu lục. Nếu Châu Âu đứng với hệ thống pháp luật nhân quyền hoạt động hiệu quả tiếp đến là sự phát triển đáng kể của Châu Mỹ trong những năm gần đây, thì Châu Phi đang còn hết sức khó khăn trong việc thực hiện cơ chế giám sát nhân quyền của nó và Châu Á lại đang chập chững những bước đầu tiên trên bước đường xây dựng một cơ chế giám sát khu vực. Tuy nhiên các không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong việc đảm bảo thực thi và giám sát nỗ lực từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật khu vực.

Tổng kết

Thông qua những nội dung trên ta thấy, nếu các văn kiện khu vực với mức độ chuyên sâu và cơ chế đảm bảo thực thi nghiêm ngặt thì các văn kiện quốc tế lại thể hiện tính bao quát và dung hòa những đặc thù giữa các quốc gia. Tuy nhiên, dù là ở mức độ khu vực hay ở mức độ quốc tế đi nữa thì chúng đều góp phần xây dựng nền tảng pháp lý liên quan đến quyền lợi của loài người. Điều đó cho thấy hệ thống luật nhân quyền càng ngày càng tiến tới hoàn thiện đi đến sự thống nhất cao nhằm phục vụ lợi ích cuả nhân loại.

Hệ thống bảo vệ quyền con người mang tính khu vực thường cung cấp các tiêu chuẩn về quyền lợi và việc thi hành các quyền này cao hơn. Lợi thế của các hệ thống địa phương là khả năng xác định các đơn kiện một cách hữu hiệu hơn. Chúng có thể mang đến không chỉ “những vụ việc dẫn đầu” cho việc giải thích và làm rõ các điều khoản bảo vệ quyền con người, mà còn có trách nhiệm trong các luật thuộc quốc gia nhằm làm cho nó phù hợp với các quy định về quyền con người quốc tế. Ngoài ra, các hệ thống khu vực có xu hướng gần gũi hơn với các quan niệm về văn hóa và tín ngưỡng nếu như có những lí do thích hợp dành cho chúng. Trong khi đó các văn kiện quốc tế lại hướng tới một sự đồng thuận rộng rãi, ở phạm vi toàn cầu. Điều đó là yếu tố quan trọng góp phần giúp các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn không chỉ trong lĩnh vực nhân quyền mà còn trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống quốc tế.

Thông qua các văn kiện này, các quốc gia sẽ gia tăng việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau không chỉ trong cùng khu vực mà trên toàn thế giới. Việc trao đổi, thảo luận, tham gia ký kết vào các công ước đã đóng góp vào sự phát triển của luật pháp quốc tế nói chung và luật nhân quyền nói riêng. Tính hợp tác này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay Tiểu luận: Vai trò các văn kiện trong cơ chế nhân quyền

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464