Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn về vấn đề viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận, liên quan đến kinh doanh dịch vụ môi giới bất đọng sản. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để đưa ra các bài tiểu luận hay nhất cho các bạn tham khảo. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.
Chương I: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản: Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014: “Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.”
Khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014: “Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.”
Từ 2 điều khoản trên, kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản được hiểu là 1 hình thức kinh doanh bất động sản và làm “trung gian” giữa các bên trong việc mua bán, trao đổi, cho thuê, cho thuê lại, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Môi giới bất động sản là một dịch vụ được đầu tư kinh doanh khá nhiều hiện nay bởi điều kiện, trách nhiệm cũng như thù lao của ngành dịch vụ này thật sự hấp dẫn. Chủ thể kinh doanh dịch vụ này không cần thiết phải có quá nhiều vốn, không chịu nhiều trách nhiệm đối với hoạt động của mình mà thù lao mang lại quá lớn. Tuy nhiên để kinh doanh được dịch vụ này thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chủ thể có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản bao gồm cá nhân và tổ chức. Điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản bao gồm:
Căn cứ Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:
- Điều kiện chung: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
- Tránh trường hợp các chủ thể mua bán bất động sản thực hiện kiêm nhiệm môi giới để thu lợi từ việc mua bán và cả việc môi giới => Hạn chế thị trường môi giới bất động sản và gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.
Điều kiện riêng:
2.1 Đối với cá nhân: Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
TH1: Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không độc lập:
Phải thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
TH2: Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập:
Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2.2 Đối với tổ chức:
Phải thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. ( tương tự cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không độc lập ).
Phân biệt chủ thể môi giới bất động sản chuyên nghiệp với “cò đất” góp phần xây dựng thị trường bất động sản chuyên nghiệp, lành mạnh. Đánh vào tâm lí chung của XH khách hàng có xu hướng đặt niềm tin vào các chủ thể môi giới có chuyên môn, chứng chỉ, đăng kí hành nghề, có trụ sở, hoạt động bài bản.. khi tham gia giao dịch => Đáp ứng các điều kiện kinh doanh đồng nghĩa với có được lòng tin của khách hàng => Yếu tố then chốt quyết định thành công trong mọi ngành nghề. Ngoài ra, việc cấp chứng chỉ, thành lập DN, đăng kí thuế còn giúp Nhà nước quản lí thuế và quản lí các chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản dễ dành xử lí theo qui định pháp luật khi có vi phạm.
Lưu ý: Dịch vụ môi giới bất động sản vừa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản 2014, vừa có điều kiện về chứng chỉ hành nghề. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ này đều có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp cho cá nhân khi cá nhân có đủ các điều kiện tại Điều 68 Luật kinh doanh bất động sản 2014: Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật dân sự;
- Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
- Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.
KẾT LUẬN:
Nhìn chung các điều kiện của ngành nghề này được qui định chưa thật sự chặt chẽ. Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định về điều kiện hành nghề môi giới bất động sản tại Điều 62 kèm theo những chế tài. Điều 58 NĐ 139/2017/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: “Kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định. Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kinh doanh môi giới bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định, không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng”.Tuy nhiên, các chế tài chưa dc áp dụng triệt để dẫn đến thị trường dịch vụ môi giới bất động sản vẫn phát triển theo hướng còn nhiều “méo mó”; xã hội vẫn kỳ thị gọi các nhà môi giới bất động sản là “cò đất”, bởi tính chụp giật, làm ăn bất chấp đạo lý và quy định của pháp luật nhằm trục lợi cá nhân, lừa đảo người mua của nhiều nhà môi giới đã ảnh hưởng chung đến thị trường này. Theo số liệu báo cáo từ Hội Môi giới bất động sảN Việt Nam, đến tháng 6/2019 có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động độc lập, nhưng chỉ có khoảng 30.000 người có chứng chỉ hành nghề, chiếm khoảng 10%.
Một tỷ lệ rất thấp. Đội ngũ môi giới chủ yếu tập trung ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM. Riêng đội ngũ môi giới ở Hà Nội chỉ có khoảng 50% là nhà môi giới chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên tại các sàn giao dịch. Phần còn lại hầu hết là nghiệp dư, trong đó có những người “tay ngang” chuyển nghề, khi thị trường bất động sản tăng nóng, không được đào tạo, không được kiểm soát và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bên mua và bên bán.. Điều này cho thấy, phần lớn lực lượng môi giới hiện nay thiếu kiến thức căn bản để hành nghề. Đặc biệt là kiến thức về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bất động sảN. Môi giới phần lớn hoạt động không khác gì người “dẫn mối” hoặc sale bán hàng; Không ít môi giới bắt tay với nhà đầu cơ tạo nên những cơn sốt đất ở khắp các địa phương, gây náo loạn thị trường, đồn thổi giá để trục lợi…Họ là tác nhân chính khiến giá nhà đất lên cao vượt quá khả năng chi trả của người dân…Không ít khách hàng là nạn nhân bị “cò đất” lừa đảo, mất trắng tài sản tích cóp cả một đời người. Hệ lụy để lại cho xã hội là vô cùng to lớn. Ngoài ra, còn có các hệ lụy khác như:
a) Thị trường dịch vụ môi giới bất động sản phát triển không kiểm soát, cạnh tranh không lành mạnh: Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Bất động sản là ngành nghề gần như không có rào cản gia nhập và rút lui. Mọi người, mọi chủ thể, mọi cá nhân đều dễ dàng tham gia. Thông thường, đến thời điểm sốt nóng, lao động từ các ngành nghề khác gia nhập vào làm môi giới với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Việc phát triển quá nhanh khiến cho việc cạnh tranh khá gay gắt, cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng bị chủ đầu tư chèn ép hoặc các sàn tư “cắt máu” diễn ra khá phổ biến, dẫn tới chất lượng dịch vụ suy giảm, lừa đảo phát sinh, gây nên nhiều tiếng xấu trong xã hội.
b) Vai trò của nhà môi giới mờ nhạt, địa vị pháp lý không rõ ràng:
Với các quy định của pháp luật hiện hành, không cần có môi giới giao dịch vẫn dễ dàng hoàn thành. Hai bên bán và mua có thể tự thỏa thuận, tự ký kết và hoàn thành giao dịch mà không cần sự tham gia của nhà môi giới. Các chủ đầu tư, tự do thành lập bộ phận bán hàng, bán trực tiếp đến người mua mà không cần phải lập sàn hay bán hàng thông qua nhà môi giới. Nhà nước hoàn toàn chưa có cơ chế để khuyến khích, tạo điều kiện cho nhà môi giới tham gia sâu hơn vào các giao dịch bất động sản hoặc ràng buộc bằng các cơ chế pháp lý buộc giao dịch phải có sự tham gia của nhà môi giới.
c) Môi giới không trực tiếp đóng góp nhiều vào nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Đối với các nhà môi giới cá nhân, pháp luật cho phép hoạt động môi giới độc lập và yêu cầu tự đăng ký kê khai thuế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất hiếm có trường hợp tự kê khai và nộp các khoản nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
1. số đề xuất giải quyết cho tình trạng nói trên: Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Cần nâng cao vai trò, địa vị pháp lý của nhà môi giới trong các giao dịch
Cân nhắc bắt buộc giao dịch qua sàn đối với 1 số loại hình bất động sản, đặc biệt là bất động sản hình thành trong tương lai và tại một số đô thị đặc biệt. Trong các văn bản như trong Hợp đồng đặt cọc, cần có xác nhận của Môi giới với mã số hành nghề riêng. Sau đó đến bước Ký hợp đồng sang nhượng, cho thuê…
Chấn chỉnh lại công tác đào tạo, sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề môi giới
Điều chỉnh lại bộ khung chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế hiện nay. Trong đó tập trung vào việc truyền thụ kiến thức về Pháp luật Kinh doanh bất động sản, đạo đức hành nghề môi giới. Quy định bắt buộc phải hoàn thành chương trình đào tạo của đơn vị được cấp phép mới được dự thi sát hạch lấy Chứng chỉ. Tại Mỹ, các nhà môi giới phải qua khóa đào tạo 180 giờ sau đó thi lấy Chứng chỉ làm việc tại các văn phòng giao dịch từ 2 năm trở lên mới được dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề môi giới.
Hiện nay công tác thanh kiểm tra hoạt động môi giới, đặc biệt là môi giới tự do đang bị bỏ ngỏ. Đây là nguyên nhân chính làm nên thị trường bất động sản đầy méo mó và nhiều tiêu cực. Xem xét, giao cho Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chủ trì việc Cấp, quản lý mã số định danh và tham gia vào việc khuyến cáo, giám sát Hội viên thực hiện đúng pháp luật.
Quy định cơ chế báo cáo đối với các đơn vị môi giới không phải là sàn giao dịch. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để xây dựng chính sách và điều tiết thị trường. Đồng thời, tạo sự công bằng cho tất cả các tổ chức tham gia hoạt động môi giới bất động sản. Tiểu luận: Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận Môn