Tiểu Luận: Biểu tượng văn hóa của Việt Nam Hoa Sen

Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Biểu tượng văn hóa của Việt Nam Hoa Sen cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Biểu tượng văn hóa của Việt Nam Hoa Sen các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.

Tồn tại từ ngàn năm cùng với cây cỏ thiên nhiên đất nước, hoa sen không chỉ là người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu trưng văn hoá bén rễ sâu trong tâm thức người dân Việt.

Hoa sen có tên khoa học là Nelumbonaceae, thuộc loài túc thảo, môi trường sống tự nhiên của hoa sen ở vùng đầm lầy, ao, hồ nông hoặc ở vùng sâu ngập nước. Theo các nhà khoa học, sen đã có mặt trên trái đất khoảng từ gần 100 triệu năm trước. Hiện nay trên thề giới còn hai loại sen hoa vàng (Nelumbonaceae Pers) có ở miền Bắc và miền Trung Châu Mỹ và hoa sen đỏ ( Nelumbo Nucifera Gaertn) mọc phổ biến nhiều nước Châu Á và Châu Úc. Mùa hè là mua sen nở và hương sen dịu nhẹ có thể thoảng trong gió bay xa đến vài trăm mét. Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý ( 4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc.

Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười: “Tiểu Luận: Biểu tượng văn hóa của Việt Nam Hoa Sen”

  • Tháp Mười đẹp nhất bông sen
  • Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:

  • Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
  • Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ… “Tiểu Luận: Biểu tượng văn hóa của Việt Nam Hoa Sen”

Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, hương sen dùng để ướp chè, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464