Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hiện nay dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Một số khái quát về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Lịch sử hình thành trung tâm, một vài nét về tình hình phát triển của trung tâm đến giai đoạn hiện nay
Thực hiện Thông tư 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ LĐTBXH, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn được thành lập trên cơ sở sát nhập từ hai đơn vị là Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm và Trung tâm GDTX huyện Kim Sơn theo Quyết định số:1088/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Bình. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Kim Sơn, Ban Giám đốc Trung tâm đã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Chi ủy, Ban Giám đốc; tổ chức lại bộ máy chính quyền; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và đi vào hoạt động theo quy chế của đơn vị. Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn từ khi thành lập đến nay dù thời gian ngắn, nhưng với truyền thống hơn 25 năm xây dựng và phát triển của hai đơn vị trước sát khi sát nhập, cùng với sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo, tập thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên…. Trung tâm đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, là điểm sáng trong mô hình GDNN-GDTX trên toàn tỉnh, được UBND huyện tặng Giấy khen, Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH xếp loại xuất sắc…
2.1.2. Quy mô trường lớp, lãnh đạo chính quyền, chi bộ Đảng, cán bộ giáo viên nhân viên
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn từ khi thành lập đến nay, dù mới sát nhập những đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, là điểm sáng trong mô hình GDNN-GDTX trên toàn tỉnh, được UBND huyện công nhận Đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2018.
Số lượng học sinh học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT tính đến hết học kỳ I, năm học 2018 – 2019:
Sơ đồ 2.1. Số lượng học sinh học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT tính đến hết học kỳ I, năm học 2018 – 2019
Liên kết đào tạo nghề được mở ộng: hiện trung tâm có 15 lớp trung cấp nghề, 01 lớp Trung cấp Mầm non hệ chính quy, 01 lớp cao đẳng, 01 lớp đại học…
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và phối hợp tổ chức thi cấp chứng chỉ Tin học, ngoại ngữ, các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp ngắn hạn, sát hạch cấp giấy phép lái xe A1, B2…; các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và xuất khẩu lao động được chú trọng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện nay Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn
Tổng số cán bộ giáo viên: 42: Trong đó: Giáo viên: 24 chiếm tỷ lệ 57,1
Ban Giám đốc: 05 đồng chí. Nhân viên: 13 đồng chí. Tổ KHTN: 10 giáo viên. Tổ KHXH: 10 giáo viên. Tổ hành chính: 9 nhân viên. Tổ LK & HN:5. Tổ Dạy nghề: 03.
Về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
Trình độ tin học: 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học A,B
Trình độ ngoại ngữ: 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ B, B1.
Chi bộ đảng: 19 đảng viên/42 cán bộ, giáo viên, nhân viên (chiếm tỷ lệ 45,2 %). Chi Ủy gồm 05 đồng chí. Bí thư Chi bộ kiêm Giám đốc Trung tâm.
Những thuận lợi và khó khăn hiện nay.
Thuận lợi:
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Sơn được thành lập trên cơ sở sát nhập từ hai đơn vị là Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm và Trung tâm GDTX huyện Kim Sơn theo Quyết định số:1088/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Ninh Bình. Theo phân cấp quản lý nhà nước, trung tâm GDNN-GDTX Kim Sơn là trung tâm cấp huyện, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND huyện Kim Sơn, sau khi sát nhập Trung tâm đã xây dựng quy chế hoạt động do UBND cấp huyện ban hành quyết định. Bộ máy tổ chức và đội ngũ được củng cố và kiện toàn phù hợp với mô hình mới. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn được Sở GD&ĐT, Sở LĐTB & XH và các sở, ngành liên quan có sự phối hợp trong việc quản lý về chuyên môn và tổ chức các hoạt động của trung tâm.
Từ sau sát nhập, các điều kiện về cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp, phòng học, phòng làm việc, trang thiết bị của trung tâm được đổi mới, cơ bản đảm bảo đầy đủ phục vụ tốt cho giảng dạy, học tập.
Đội ngữ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường. Nhìn chung, năng lực hoạt động của trung tâm sau khi sáp nhập và đổi tên được nâng cao và có điều kiện tương đối tốt để thực hiện nhiệm vụ. Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn
Đối với chương trình GDTX cấp THPT, năm học 2018-2019 trung tâm đã tuyển sinh được 314 học sinh lớp 10, đạt 112,0 % kế hoạch. Trung tâm chủ động, tích cực phối hợp với các trường nghề tuyển sinh các lớp học văn hóa kết hợp học trung cấp nghề. Các lớp Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các hoạt động dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp được duy trì…
Khó khăn:
Mặc dù trong năm học 2018-2019, Trung tâm đã tuyển sinh được 08 lớp 10.Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong những năm gần đây của khối GDNN-GDTX nói chung và trung tâm GDNN-GDTX Kim Sơn nói riêng vẫn là là công tác tuyển sinh. Từ thực tiễn nhiều năm nay thì việc tuyển sinh ở các trung tâm gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó là, nhận thức của người học luôn coi nhẹ chuyện học nghề, làm thợ, chỉ muốn thi vào các trường THPT công lập, sau đó học đại học, cao đẳng dù biết rằng đầu ra sau này không hề đơn giản. Công tác phân luồng sau THCS đã được tích cực thực hiện song vẫn chưa đáp ứng đúng yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học, cao đẳng đang “nở rộ” đào tạo ngành nghề, có nhiều chính sách thu hút người học. Trong “cuộc đua” tuyển sinh này, cơ bản các trung tâm GDNN-GDTX đều yếu thế…
Đối tượng tuyển sinh của trung tâm ngoài những học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 tại bốn trường THPT trên địa bàn huyện không đậu mới xét vào trung tâm, ngoài ra những học sinh không đủ điều kiện thi vào 10 là đối tượng tuyển sinh chủ yếu. Chất lượng học sinh đầu vào rất thấp, không đồng đều khiến cho công tác quản lý và thực hiện các chương trình giáo dục gặp trở ngại
Bất cập trong cơ chế hoạt động hiện nay càng làm khó khăn của các trung tâm GDNN-GDTX thêm chồng chất. Cũng như các trung tâm GDNN-GDTX cả nước, Trung tâm GDNN-GDTX Kim Sơn chịu sự quản lý về chuyên môn ngành dọc của cả Sở LĐTH&XH và Sở GD&ĐT nên trong chỉ đạo chưa có sự tập trung thống nhất, trong khi về nhân sự và tài chính thì trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện Kim Sơn. Cán bộ quản lý, giáo viên mảng GDTX được nghỉ hai tháng hè, hưởng 35% phụ cấp đứng lớp theo quy định của ngành GD&ĐT. Trong khi giáo viên dạy nghề chỉ nghỉ một tháng và không được hưởng chế độ đứng lớp. Điều đó gây khó khăn cho việc chỉ đạo, giám sát và phân công nhiệm vụ cũng như xây dựng quy chế thi đua khen thưởng của đơn vị. Việc xếp hạng các trung tâm chưa được thực hiện, các văn bản pháp quy còn thiếu chặt chẽ…gây trở ngại cho việc xếp phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở trung tâm.
Mặc dù chương trình học văn hóa kết hợp học nghề được trung tâm tích cực triển khai, số lượng học viên đăng ký học với tỷ lệ khá cao, song sự phối hợp giữa trung tâm và các trường Trung cấp, cao đẳng, cao đẳng ngề còn chưa chặt chẽ; một số học viên chưa thật sự tích cực học tập trong khi cùng một lúc phải học hai chương trình nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn
2.2.1. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học của GDTX nói riêng nên Giám đốc trung tâm đã quan tâm cử giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng) dự các lớp tập huấn do Bộ, Sở GD – ĐT tổ chức. Bên cạnh đó còn tổ chức thường xuyên hoạt động dự giờ, thăm lớp, hội giảng để rút kinh nghiệm trong việc đổi mới PPDH.
Việc đổi mới PPDH của GDTX, trong đó bao gồm các hoạt động giảng dạy hệ GDTX cấp THPT, tin học, ngoại ngữ theo chương trình GDTX, giảng dạy nghề phổ thông… được thực hiện theo hướng tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, coi trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của người học và tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt các ứng dụng của công nghệ thông tin.
Giáo viên đã có ý thức đổi mới PPDH được thể hiện từ việc thiết kế bài giảng đến việc ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong giảng dạy trên lớp.
Tuy nhiên, do thiếu thốn về CSVC-TBDH; ý thức, trình độ của học viên còn hạn chế nên việc đổi mới PPDH của giáo viên các trung tâm GDTX chưa đạt kết quả mong muốn.
2.2.2. Thực trạng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn
Thực hiện quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, bước đầu các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên đã có nhận thức tốt và tự tin hơn trong việc đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá.Từ năm học 2017-2018 đến nay đã có rất nhiều lượt tổ/nhóm chuyên môn tham gia xây dựng và nộp chủ đề dạy học trên “Trường học kết nối”, qua đó thể hiện các nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại nội dung dạy học theo chủ đề thay cho dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa. Nhiều chủ đề đã bổ sung thêm những nội dung dạy học gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương. Thông qua các chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã bước đầu chủ động, tự tin hơn trong việc điều chỉnh nội dung dạy học, biết cách khắc phục những chỗ chồng chéo, chưa hợp lý để áp dụng thực chất hơn, có hiệu quả hơn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Nội dung trên cũng đã thể hiện được kết quả của việc đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học trong các nhà trường, từ việc đổi mới phương thức xây dựng bài học minh họa; mục tiêu và phương pháp quan sát khi dự giờ; nội dung và quy trình phân tích, rút kinh nghiệm bài học ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình:
Xây dựng bài học minh họa: Bước đầu các tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên đã biết căn cứ vào mục tiêu dạy học để xác định được vấn đề làm căn cứ lựa chọn nội dung để xây dựng chủ đề dạy học, đáp ứng được yêu cầu tổ chức cho học sinh không chỉ hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mà còn tạo được cơ hội cho học sinh hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó góp phần phát triển năng lực học sinh. Nhiều bài học minh họa theo chủ đề đã xây dựng được thể hiện giáo viên đã biết áp dụng hình thức, phương pháp dạy học tích cực một cách thực chất và hiệu quả hơn thông qua các hoạt động học của học sinh ở trên lớp và ở nhà, khắc phục được tình trạng giáo viên “trình diễn” phương pháp dạy học tích cực một cách hình thức do sức ép “cháy giáo án” hiện nay.
Tinh thần hợp tác dân chủ, cởi mở của các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn khi xây dựng bài học minh họa đã được thể hiện khá rõ nét thông qua việc trao đổi trên “Trường học kết nối” và trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Thực hiện bài học minh họa và dự giờ: Nhận thức về mục tiêu dự giờ của cán bộ quản lí, giáo viên bước đầu đã thay đổi. Thay vì theo dõi, ghi chép tiến trình bài học và quan sát hoạt động dạy của giáo viên là chính, giáo viên đã biết hướng sự chú ý vào hoạt động học của học sinh vềviệc tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; sản phẩm học tập; báo cáo kết quả và thảo luận. Bước đầu giáo viên đã quen với việc dự các tiết học tổ chức hoạt động học của học sinh trong tiến trình bài học, biết đặt hoạt.
- Phân tích, út kinh nghiệm giờ dạy: Quan điểm phân tích, út kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh đã bước đầu được thực hiện tốt trong các buổi sinh hoạt chuyên mônsau dự giờ. Quy trình thực hiện một buổi phân tích, út kinh nghiệm giờ dạy đã được phần lớn tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành có hiệu quả. Việc nhận xét, chia sẻ của người dạy và người dự giờ đã phân tích được những diễn biến và kết quả chính của mỗi hoạt động học được tổ chức cho học sinh, qua đó nêu được những mặt được/chưa được trong hoạt động dạy của giáo viên. Bước đầu khắc phục được tình trạng nhận xét theo tiến trình giờ dạy và đánh giá ưu điểm/hạn chế của người dạy một cách chủ quan.Nhận xét, út kinh nghiệm dựa trên minh chứng là hoạt động học của học sinh đã phát huy hiệu quả, tạo được môi trường sư phạm dân chủ, cởi mở, đoàn kết, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ.
2.2.3. Thực trạng sử dụng các thiết về sử dụng thiết bị dạy học Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn
Về diện tích: Trung tâm có diện tích ộng (24000 m2) nên thuận lợi trong việc tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục, như: Chào cờ đầu tuần; khai giảng, tổng kết năm học; tổ chức các buổi lễ kỷ niệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như các hoạt động khác.
Về phòng học: Trung tâm đã có nhà cao tầng, phòng học kiên cố đảm bảo tốt cho các hoạt động dạy học tại các phòng học này. Đặc biệt việc bố trí các thiết bị dạy học hiện đại, đắt tiền vì các phòng học này đảm bảo tốt cho việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị. Tuy nhiên vẫn còn một số phòng học, phòng làm việc và một số đang sử dụng nhà Cấp 4, chất lượng kém. Điều này hạn chế đến việc đảm bảo an toàn và thuận lợi cho các hoạt động được thực hiện tại các phòng này. Về phòng bộ môn và trang thiết bị cơ bản đảm bảo cho hoạt động dạy học. Có 02 phòng bộ môn tin học. Trung tâm có Bộ thiết bị tối thiểu của các khối lớp 10, 11, 12 do Sở GD – ĐT cấp. Song, vì không có phòng phòng thí nghiệm bộ môn để trưng bày nên việc phát huy tác dụng trong dạy học có nhiều hạn chế.
Các thiết bị dạy các môn nghề phổ thông như điện dân dụng, cắm hoa nghệ thuật chưa được Sở GD – ĐT cấp. Do đó, trung tâm phải thực hiện việc mua sắm, trang bị. Công tác này gặp nhiều khó khăn do kinh phí thu được hàng năm ccủa trung tâm eo hẹp. Đối với bộ môn làm vườn, do diện tích đất ccủa trung tâm chật hẹp, vì vậy trung tâm đã thực hiện việc hợp đồng thuê đất với các hộ dân trên địa bàn để đảm bảo điều kiện cho các tiết học thực hành. Thư viện, văn phòng, phòng y tế học đường được bố trí chung trong một phòng. Từ đó gây cản trở hoạt động lẫn nhau khi tất cả các hoạt động của các bộ phận cùng hoạt động.
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng các thiết về sử dụng thiết bị dạy học
Tóm lại, về cơ sở vật chất của trung tâm mới chỉ quan tâm đến xây dựng phòng học phục vụ HĐDH trên lớp. Trên thực tế còn phải ghép phòng làm việc với thư viện, hoặc phòng để đồ dùng dạy học. Trung tâm chưa được đầu tư đúng mức đối với các phòng chức năng. Phòng máy vi tính của trung tâm do nhiều năm không được cấp bổ sung, thay thế nên đa số máy tính hoạt động kém hiệu quả. Với điều kiện CSVC-TBDH như vậy thì trung tâm chưa đủ điều kiện để đổi mới PPDH theo yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Luận văn: Tổng quan về giáo dục nghề tại huyện Kim Sơn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động dạy học tại GDTX huyện Kim Sơn
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Hoạt động dạy học tại GDTX huyện Kim Sơn
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ