Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Cẩm Phả là thành phố công nghiệp trực thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km. Phía Đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía Nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, và phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Cẩm Phả là cửa ngõ kết nối giao thông với Đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn.
Trong những năm gần đây cùng với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN và sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quy mô, mạng lưới trường lớp mầm non trên địa bàn thành phố Cẩm Phả được đầu tư, phát triển, trong đó có các cơ sở GDMN ngoài công lập được quan tâm, định hướng phát triển đúng đắn góp phần giải tỏa áp lực cho các trường mầm non công lập, tạo việc làm cho đội ngũ GVMN, tăng tỷ lệ huy động trẻ, đồng thời góp phần vào kết quả giáo dục chung của toàn thành phố.
Tính đến tháng 10/2019: Quy mô mạng lưới trường, lớp mầm non (bao gồm các trường MN và các nhóm trẻ, lớp MG độc lập tư thục) như sau:
Bảng 2.1. Một số thông tin về các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Các nhóm, lớp độc lập tư thục hiện có ở 12/14 phường, xã (phường Cẩm Tây và 3 xã miền núi không có loại hình này)
Bảng 2.2. Quy mô lớp, học sinh các trường miền núi địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh năm học 2019-2020
Tổng số lớp của các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi là 21 (trong đó có 02 lớp ghép mẫu giáo 3 độ tuổi) với 510 học sinh. Nhìn chung, quy mô trường lớp hẹp, việc huy động trẻ đến lớp còn gặp rất nhiều khó khăn. Do các trường phân bố trên địa bàn rộng, khoảng cách giữa các phân hiệu cách xa nhau, người dân đa phần là người dân tộc thiểu số, tình hình kinh tế khó khăn, dân trí thấp, sống phân tán, khoảng cách địa lý từ nhà đến trường còn xa, nhiều cha mẹ học sinh còn ngại đưa đón con đi học. Tỷ lệ học sinh đến lớp: Trẻ nhà trẻ 23.3%; Mẫu giáo 81,8%.
- Về quy mô giáo viên Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Tổng số cán bộ quản lý của các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi là 8 người; GV là 48 người, đội ngũ cán bộ quản lý và GV cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn.
Hình 2.1. Quy mô CBQL và GV các trường miền núi địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh năm học 2019-2020
Được sự quan tâm của phòng GD& ĐT thành phố Cẩm Phả, đến năm 2020 có 100% cán bộ GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 100% các nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ đúng qui định, khoa học, các hoạt động thi đua Hai tốt đã nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo ra phong trào thi đua trong toàn ngành.
- Về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
- 100% cơ sở GDMN tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường, lớp, mức ăn từ 18.000 – 23.000đ/ngày, số lượng bữa ăn, tỉ lệ các chất dinh dưỡng, số lượng Calo trong ngày cho trẻ đảm bảo quy định của từng độ tuổi;
- 100% trẻ đến trường được chăm sóc đảm bảo cả về thể chất và tinh thần.
- 100% các cơ sở GDMN có đủ hồ sơ quản lý ăn bán trú và triển khai đảm bảo các nội dung yêu cầu theo quy định. 100% cơ sở GDMN công lập và một số nhóm, lớp độc lập tư thục có hợp đồng mua bán thực phẩm với các công ty cung ứng đảm bảo an toàn.
- Các cơ sở GDMN trên địa bàn đã triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và chuyên đề trọng tâm “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” đạt hiệu quả cao, chất lượng giáo dục trẻ được duy trì và nâng cao hơn so với năm học trước. 100% các cơ sở GDMN đã thực hiện Chương trình giáo dục đúng tiến độ, tổ chức đánh giá trẻ đúng quy định. Trong năm học các cơ sở GDMN đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục trong và ngoài trường tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá.
Nhìn chung, sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả đã triển khai chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo đúng định hướng chương trình của bộ giáo dục & Đào tạo tới các nhà trường phù hợp với bối cảnh chung trong hoạt động giáo dục chung và tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Đánh giá thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, các nguyên nhân của thực trạng.
2.2.2. Khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát 58 người, gồm: 15 CBQL (phòng giáo dục, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trường chuyên môn) và 43 GV tại Trường mầm non Cộng Hòa, Trường mầm non Cẩm Hải, Trường mầm non Dương Huy thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non.
- Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
2.2.4.1. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Cẩm Phả, phỏng vấn cán bộ quản lý, GV làm sáng tỏ biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu, khảo sát thử nhằm mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.
2.2.4.2. Cách xử lý số liệu
Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp khảo sát:
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương phápnghiên cứu như:quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi… Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.
Chúng tôi thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý (phụ lục 1); giáo viên (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).
- Phương thức xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành nhập dữ liệu 305 phiếu (trong đó 15 phiếu của CBQL và 43 phiếu GV).
Công cụ để xử lý số liệu trong nghiên cứu thực trạng của luận văn này là phương pháp tính phân trăm theo công thức:
Trong đó:
- a là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá.
- b tổng số phiếu được phát ra.
Và phương pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo công thức:
Trong đó:
- j là tiêu chí cần đánh giá;
- x1, x2,…, xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có n mức độ được đánh giá, trong trường hợp này n = 3); Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
- f1, f2,…,fn là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,…, xn ); X j là giá trị trung bình.
Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm tương ứng:
Rất quan trọng/Rất cần thiết/ rất phù hợp/ rất thường xuyên = 3 điểm Quan trọng/Cần thiết/ Phù hợp/ Đôi khi = 2 điểm
Không quan trọng/không cần thiết/ không phù hợp/không bao giờ = 1 điểm Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa như sau:
- 1 ≤ ≤ 1,67: mức đánh giá thấp.
- 1,68 ≤ ≤ 2,34: mức đánh giá trung bình.
- 2,35 ≤ ≤ 3,00: mức đánh giá cao.
2.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm
Nhận thức đúng đắn của CBQL, GV về khái niệm là cơ sở để GV, CBQL giáo dục tổ chức, quản lý hiệu quả HĐVC cho trẻ. Chúng tôi đã xây dựng phiếu hỏi để khảo sát nhận thức của các khách thể về khái niệm: hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo; quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo; quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non và biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non. Với câu hỏi 1 (phụ lục 1) chúng tôi nêu ra các khái niệm cơ bản:
- Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động trẻ mô phỏng, tái tạo lại các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người trong xã hội bằng việc nhập vai hay đóng vai một nhân vật nào đó.
- Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhà trường đến các yếu tố của hệ thống sư phạm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch tổ chức HĐVC để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ theo mục tiêu của HĐVC nói riêng, mục tiêu giáo dục mầm non nói chung.
- Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhà trường đến quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm của từng đứa trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi trong phát triển toàn diện nhân cách trẻ, đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non.
- Biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là cách làm, cách thức tổ chức, quản lý của hiệu trưởng đối với HĐVC của trẻ mẫu giáo theo hướng xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, hiểu biết, kinh nghiệm của từng đứa trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi trong phát triển toàn diện nhân cách trẻ, đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhận thức của 15 CBQL, 43 GV tại các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả về các khái niệm trên với 3 mức độ: đồng ý, phân vân, không đồng ý, kết quả thể hiện ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm công cụ Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Kết quả đánh giá cho thấy điểm trung bình chung chỉ đạt 2,88 điểm, điều này cho thấy việc nhận thức của CBQL, GV về các khái niệm công cụ ở mức cao. Kết quả cho thấy không có CBQL, GV nào không đồng ý với các khái niệm mà chúng tôi nêu ra. Tỷ lệ CBQL, GV khẳng định đồng ý rất cao. Có 91,38% CBQL, GV đồng ý với khái niệm quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên khái niệm về quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo có nội hàm rất rộng, vì thế mà có 8,62% CBQL,GV còn chọn phương án phân vân với khái niệm này.
Đối với các khái niệm “HĐVC của trẻ mẫu giáo”, “Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non”, “Biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non” có từ 82,76% đến 89,66% CBQL, GV chọn đồng ý, chỉ có số ít là phân vân. Như vậy có thể thấy cả GV, CBQL đều có nhận thức cao về các khái niệm công cụ mà chúng tôi đưa ra.
2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy: hầu hết các CBQL, GV đều có nhận thức đúng về: bản chất HĐVC của trẻ mẫu giáo, đặc điểm HĐVC, các loại trò chơi HĐVC với sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây là một trong những điều cần thiết để tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non đi đúng hướng, đáp ứng mục tiêu chung của GDMN. Cụ thể:
- Nhận thức về bản chất HĐVC của trẻ mẫu giáo được đánh giá ở mức cao đạt 2,95 điểm, trong đó có 94,83% ý kiến đồng ý, chỉ có 5,17% ý kiến phân vân, nguyên nhân là do một số GV còn trẻ mới ra trường còn chưa hiểu hết bản chất HĐVC nên có ý kiến như vậy, không có ý kiến không đồng ý.
- Nhận thức về đặc điểm HĐVC của trẻ mẫu giáo được đánh giá ở mức cao đạt 2,91 điểm, trong đó có 91,38% ý kiến đồng ý, chỉ có 8,62% ý kiến phân vân, không có ý kiến không đồng ý.
- Nhận thức về các loại trò chơi trong HĐVC của trẻ mẫu giáo đạt điểm đánh giá mức cao với điểm trung bình chung là 2,55 điểm. Trò chơi đóng vai theo chủ đề với nhận thức cao nhất là 70,69%, tiếp theo là trò chơi đóng kịch với nhận thức cao nhất 68,97%, trò chơi học tập nhận thức ở mức đồng ý chiếm 67,24%; trò chơi vận động nhận thức ở mức đồng ý chiếm 65,52%; trò chơi học tập dân gian ở mức đồng ý chiếm 67,24%. Còn một bộ phận CBQL, GV còn đánh giá mức độ phân vân và không đồng ý, nguyên nhân là do các trường địa bàn miền núi lựa chọn các loại trò chơi theo đặc điểm địa phương, vùng miền, nên đánh giá nhận thức còn hạn chế ở một số loại trò chơi.
- Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển trẻ ở trường mầm non cho thấy điểm trung bình chung được đánh giá ở mức cao với 2,84 điểm, hầu hết CBQL, GV có nhận thức cao (đánh giá mức đồng ý từ 81,03% đến 86,21%). Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
- Nhận thức về hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo có nhận thức mức đồng ý cao với điểm trung bình chung đạt 2,85 điểm, cao nhất là hình thức “Căn cứ số lượng trò chơi ở cùng một thời điểm, có các hình thức: Chơi một trò chơi đơn nhất; Chơi nhiều trò chơi cùng một lúc“ (chiếm 81,03%); hình thức „Căn cứ vào vai trò chủ thể của trẻ trong quá trình chơi, có các hình thức: Chơi do trẻ khởi xướng và chơi do GV khởi xướng và được hướng dẫn trực tiếp“ và „Căn cứ vào thời điểm, mục đích của sử dụng trò chơi trong giáo dục trẻ gắn với chế độ sinh hoạt hàng ngày, có các hình thức: Chơi trong giờ đón trẻ; Chơi trong hoạt động học; Chơi và hoạt động ở các góc“ (chiếm 75,86%); hình thức “Căn cứ vào địa điểm tổ chức có hình thức tổ chức hoạt động chơi trong lớp và chơi ngoài trời”. Chiếm 72,81% và hình thức “Căn cứ vào số lượng trẻ tham gia vào trò chơi có chơi cá nhân, chơi theo nhóm, chơi toàn lớp” chiếm 68,97%.
Bên cạnh đó, còn một bộ phận CBQL, GV còn phân vân với các nội dung về bản chất, đặc điểm HĐVC, các loại trò chơi của trẻ và ý nghĩa HĐVC với sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
2.2.3. Nhận thức về nội dung quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Để HĐVC của trẻ được tổ chức một cách hiệu quả, thường xuyên không thể thiếu yếu tố lãnh đạo quản lý của nhà trường. Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về nội dung quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV về nội dung quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Kết quả khảo sát nhận thức về nội dung quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt điểm trung bình là 2,96 điểm, đây là mức điểm được đánh giá ở mức độ cao. Điều này cho thấy, CBQL, GV nhận thức khá tốt về nội dung quản lý HĐVC nói chung. Kết quả chi tiết như sau:
Ý kiến của CBQL, GV cho thấy 100% CBQL, GV nhận thức đúng về những nội dung cần quản lý trong quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm (điểm trung bình nội dung này đạt 3,00 điểm, mức đánh giá cao). Tuy nhiên tỷ lệ CBQL, GV đánh giá ở đồng ý ở từng nội dung quản lý có sự khác nhau 100% CBQL, GV đánh giá đồng ý với các nội dung: Quản lý mục tiêu tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ; Quản lý nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ; Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Chứng tỏ đây là những nội dung quản lý được CBQL, GV quan tâm nhiều nhất trong công tác quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Tiếp đến là 93,1% CBQL, GV đồng ý chọn nội dung: Quản lý đánh giá kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (Điểm trung bình đạt 2,93 điểm); 91,38% CBQL, GV đồng ý chọn nội dung: Quản lý GV và trẻ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (Điểm trung bình đạt 2,91 điểm); 89,66 % CBQL, GV đồng ý chọn nội dung: Quản lý môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (Điểm trung bình đạt 2,93 điểm). Như vậy có thể thấy vẫn còn bộ phận CBQL các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả chưa sát sao trong quá trình quản lý, nhất là quản lý môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ theo bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường có ý nghĩa quyết định đền HĐVC do đó mà nội dung còn bộc lộ hạn chế khi triển khai. Nguyên nhân của tình trạng này là do CBQL còn chưa sát sao trong các HĐVC của trẻ, đặc biệt là nhận thức về môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ ở địa bàn miền núi khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí nên công tác quản lý còn khó khăn. Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung và yêu cầu trong thực hiện nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu thực trạng thực hiện nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng nội dung và yêu cầu trong thực hiện nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.5 cho thấy nội dung thực hiện tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đạt điểm trun bình chung là 2,66 điểm, được nhận thức ở mức cao, tuy nhiên mỗi nội dung tổ chức khác nhau lại có điểm đánh giá cũng khác nhau: Nội dung chơi do trẻ khởi xướng theo nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm cá nhân đạt 2,71 điểm (xếp thứ 1); Nội dung chơi do GV khởi xướng dựa trên chương trình giáo dục, điều kiện giáo dục của nhà trường, năng lực GV và đặc điểm của trẻ đạt 2,67 điểm (xếp thứ 2); Nội dung hoạt động vui chơi xuất phát từ thực tiễn cuộc sống của trẻ tại gia đình, các mối quan hệ và điều kiện xã hội gần gũi và đặc thù chương trình giáo dục nhà trường của trường mầm non địa bàn miền núi đạt 2,66 điểm (xếp thứ 3); Nội dung hoạt động vui chơi theo yêu cầu thực tiễn của chương trình giáo dục mầm non do Sở GD&ĐT Quảng Ninh triển khai qua các chủ đề giáo dục đạt 2,64 điểm (xếp thứ 4); Giáo dục trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh về thế giới tự nhiên, các quan hệ xã hội giữa con người với con người và bản thân trẻ qua trò chơi (theo Chương trình giáo dục mầm non quốc gia) đạt 2,75 điểm (xếp thứ 5)
Qua kết quả khảo sát về yêu cầu tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm đạt điểm trung bình chung là 2,80, được đánh giá mức cao, tuy nhiên ở mỗi yêu cầu khác nhau thì điểm đánh giá cũng khác nhau: Dựa trên kinh nghiệm, nhu cầu, khả năng của trẻ trong lớp để lựa chọn, xây dựng nội dung cho tập thể trẻ đạt 2,88 điểm (xếp thứ 1); Dựa trên kinh nghiệm, nhu cầu, khả năng của cá nhân trẻ để thực hiện nội dung cho cá nhân trẻ đạt 2,86 điểm (xếp thứ 2); Dựa trên điều kiện, môi trường sống tại địa phương, gia đình và nhà trường để xây dựng và thực hiện nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ đạt 2,79 điểm (xếp thứ 3); Dựa vào nguồn học liệu, đồ dùng, đồ chơi hiện có để xây dựng và thực hiện nội dung hoạt động vui chơi cho trẻ đạt 2,76 điểm (xếp thứ 4) và Dựa vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, năng lực sư phạm của GV đạt 2,71 (xếp thứ 5).
Với mong muốn có thông tin về các loại trò chơi được GV tổ chức cho trẻ từ những nội dung trên chúng tôi xây dựng phương án mở tại câu hỏi 4 có nội dung: “Đồng chí hãy kể tên các trò chơi quen thuộc mà trường đồng chí đã tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi trong các chủ đề giáo dục:…?” và “Ngoài những trò chơi quen thuộc trên, Trường đồng chí đã tổ chức cho trẻ thực hiện những trò chơi nào có tính đặc thù địa bàn miền núi?”. Các phiếu khảo sát chúng tôi thu nhận được với các ý kiến trao đổi như sau:
Về Nội dung 1 – Trò chơi quen thuộc các nhà trường đã tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi trong các chủ đề giáo dục. Có tổng số 58 ý kiến trả lời câu hỏi này, khẳng định các nhà trường đã tổ chức cho trẻ mẫu giáo chơi các trò chơi: đóng vai, đóng kịch, học tập,… Hầu hết các ý kiến đã khẳng định nội dung giáo dục trẻ trong tổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với chương trình giáo dục mầm non quốc gia, chương trình giáo dục do Sở Giáo dục Quảng Ninh triển khai đã được các GV thực hiện trong chủ đề: trường mầm non, bản thân, gia đình, động vật, thực vật, nghề nghiệp, tết và mùa xuân, quê hương đất nước Bác Hồ, nước và các hiện tượng tự nhiên, giao thông, trường tiểu học… Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Về Nội dung 2 – Những trò chơi có tính đặc thù địa bàn miền núi đã được tổ chức cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Theo ý kiến tổng hợp từ phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy, so với các trò chơi gắn với nội dung giáo dục chung, chưa có nhiều trò chơi theo đực thù đại phương miền núi được GV thiết kế và tổ chức cho trẻ trải nghiệm. Một số ít GV cho rằng, bước đầu đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ tham gia một số trò chơi song tập trung chủ yếu vào trò chơi dân gian (như trò chơi thả đỉa ba ba, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột,…) – Ý kiến của cô giáo Trần Thị T, Trường MN Cẩm Hòa; trò chơi học tập (như trò chơi ô cửa bí mật, trò chơi tìm đúng nhà, trò chơi thi ai đếm đúng, trò chơi ô ăn quan,…); trò chơi đóng vai theo chủ đề (như trò chơi bán hàng, trò chơi bác sĩ thuộc chủ đề nghề nghiệp; trò chơi gia đình – chủ đề gia đình; trò chơi tổ chức sinh nhật-chủ đề sinh nhật; trò chơi cửa hàng giải khát – chủ đề mùa hè và các mùa trong năm….) – Ý kiến của cô giáo Hoàng Thanh N, Trường MN Dương Huy.
Một số ý kiến của các GV khác cũng khẳng định, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công tác quản lý chuyên môn và công tác giáo dục trẻ, nhà trường chưa có điều kiện quan tâm, thực hiện các trò chơi mang tính địa phương, vùng miền trong tổ chức hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ – Ý kiến của cô giáo Nguyễn Thị Thanh H, Là CBQL Trường MN Dương Huy; ý kiến của GV Lương Thị L, GV trường mầm non Cộng Hòa.
Đây cũng là hạn chế trong phát triển chương trình hoạt động vui chơi cho trẻ trong định hướng chương trình giáo dục nhà trường hiện nay.
2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Để tìm hiểu thực tế sử dụng những phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhà trường, chúng tôi nêu câu hỏi 5 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Qua bảng 2.7 chúng tôi nhận thấy: Trong quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, CBQL, GV đã sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp giáo dục nói chung đó là: Phương pháp trực quan-minh họa; Phương pháp dùng lời nói; Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ trẻ; Phương pháp nêu gương, đánh giá. Chúng tôi tính tổng điểm mức độ sử dụng và xếp thứ bậc.
- Về mức độ sử dụng: Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Với phương pháp chung: Kết quả các phương pháp được CBQL, GV đánh giá điểm trung bình chung là 2,69 mức đánh giá này ở mức cao, trong đó sử dụng thường xuyên là nhất là phương pháp dùng lời (2,76 điểm, xếp thứ 1); phương pháp nêu gương đánh giá (2,71 điểm, xếp thứ 2); phương pháp trực quan – minh họa (2,67 điểm, xếp thứ 3); phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ trẻ (2,64 điểm, xếp thứ 4).
Với phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi theo quy trình tổ chức hoạt động: GV thực hiện các bước của quá trình tổ chức HĐVC như sau: Một là chú trọng bước 1 chuẩn bị (đạt 2,83 điểm, xếp thứ 1); Hai là, quan tâm đến thỏa thuận trước khi chơi xếp điểm thưc hiện thường xuyên nhất khi tổ chức HĐVC (đạt 2,81 điểm, cao nhất bước 2, xếp thứ hai); thứ ba, hoạt động đánh giá (đạt 2,74 điểm, xếp thứ 3)
- Về hiệu quả sử dụng các phương pháp có sự khác nhau:
Với phương pháp chung: Kết quả các phương pháp được CBQL, GV hiệu quả nhất là phương pháp nêu gương, đánh giá (2,59 điểm, xếp thứ 1); phương pháp trực quan minh họa (2,50 điểm, xếp thứ 2); phương pháp dùng lời nói (2,38 điểm, xếp thứ 3); phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ trẻ (2,34 điểm, xếp thứ 4).
Với phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi theo quy trình tổ chức hoạt động: GV thực hiện chú trọng hiệu quả đánh giá các bước của quá trình tổ chức HĐVC như sau: Một là chú trọng bước 1 chuẩn bị (đạt 2,79 điểm, xếp thứ 1); Hai là, GV đánh giá hiệu quả nhất là tổ chức HĐVC (đạt 2,74 điểm, cao nhất bước 2, xếp thứ hai); thứ ba, hoạt động đánh giá (đạt 2,68 điểm, xếp thứ 3).
Nguyên nhân là do sau mỗi lần áp dụng phương pháp CBQL thường yêu cầu tổ chuyên môn báo cáo bằng văn bản, chưa kiểm tra trực tiếp GV trong đánh giá HĐVC của trẻ.
Khi thực hiện phỏng vấn GVMN tại trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả chúng tôi được biết thêm: “Hiệu trưởng đã chỉ đạo GVMN sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp trong tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên hiệu quả với mỗi phương pháp khác nhau là do trẻ ở khu vực miền núi thành phố có điều kiện về vật chất, phương tiện đồ dùng còn hạn chế hơn so với trẻ ở trung tâm, nên hiệu quả sử dụng phương pháp khác nhau, cụ thể chúng tôi đánh giá hiệu quả nhất là phương pháp nêu gương, đánh giá, có tính lan tỏa cho các con nhanh, hiệu quả, các con bắt chước và tiếp thu HĐVC tốt hơn”, (Đồng chí Nguyễn Thu T – CBQL trường mầm non Cộng Hòa).
Bên cạnh đó chúng tôi phỏng vấn thêm GV, được biết “GV đã được áp dụng các phương pháp đan xen nhau trong quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi đề cao các phương pháp này, tuy nhiên do đặc điểm trẻ ở lứa tuổi 3-4, 4-5 và 5-6 mà áp dụng linh hoạt, trong quá trình tổ chức chơi GV được chỉ đạo bước chuẩn bị là quan trọng nhất, GV phải chuẩn bị giáo án, các vật dụng, nguyên liệu đa dạng, bố trí các góc chơ/khu vực chơi; đối với trẻ chuẩn bị trang phục gọn gàng, đồ dùng chơi để chơi, tâm thế và hứng thú chuẩn bị chơi” (Ý kiến cô giáo Trần Bích H, trường MN Dương Huy). Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ. Điều này đòi hỏi CBQL, GV không những chỉ cần có nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, nội dung tổ chức HĐVC cho trẻ mà còn phải biết sử dụng những hình thức tổ chức HĐVC cho phù hợp, thu hút được trẻ tham gia. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chúng tôi nêu câu hỏi 6 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV (phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Từ bảng số liệu trên, chúng tôi thấy rằng, mức độ tổ chức các hình thức được GV sử dụng ở mức độ trung bình, với điểm TBC đạt 2,15 điểm, trong đó mức độ tổ chức nhiều nhất là hình thức tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là chơi một trò chơi đơn nhất (2,33 điểm), đứng thứ 2 là chơi theo nhóm (2,31 điểm), đứng thứ 3 là chơi cá nhân (2,24 điểm), đứng thứ 4 là chơi trong lớp (2,19 điểm), thứ 5 là chơi ngoài trời (2,19 điểm), đứng thứ 6 là hình thức chơi nhiều trò chơi một lúc (đạt 2,16điểm); thứ 7 là hình thức chơi do trẻ khởi xướng (2,09 điểm); thứ 8 là hình thức chơi toàn lớp (2,09 điểm); thứ 9 là hinhd thức chơi do GV khởi xướng (1,98 điểm); thứ 10 là hinh thức chơi trong hoạt động học (2,07 điểm) và thứ 11 là hình thức chơi trong giờ đón trẻ (2,02 điểm).
Về hiệu quả giáo dục hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đạt mức cao với điểm TBC đạt 2,65 như sau: Hiệu quả nhất là hình thức chơi nhiều trò chơi cùng một lúc (đạt 2,67 điểm); hiệu quả thứ 2 là hình thức chơi do trẻ khởi xướng (đạt 2,66 điểm), thứ 3 là hiệu quả hình thức chơi trong giờ đón trẻ (đạt 2,64 điểm); thứ 4 là hiệu quả hình thức chơi do GV khởi xướng (đạt 2,62 điểm); hiệu quả thứ 5 là hình thức chơi trong giờ đón trẻ (đạt 2,50 điểm), thứ 6 là hiệu quả hình thức chơi trong lớp (đạt 2,53 điểm); thứ 7 là hiệu quả hình thức chơi ngoài trời (đạt 2,52 điểm); hiệu quả thứ 8 là hiệu quả hình thức chơi trong hoạt động học (đạt 2,50 điểm); hiệu quả thứ 9 là hình thức chơi cá nhân (đạt 2,48 điểm), thứ 10 là hiệu quả hình thức chơi theo nhóm (đạt 2,41 điểm); thứ 11 là hiệu quả hình thức chơi toàn lớp (đạt 2,38 điểm).
Như vậy, qua kết quả đánh giá cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ tổ chức và hiệu quả giáo dục trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Do đặc thù là các trường mầm non miền núi, văn hóa địa phương mà hình thức tổ chức HĐVC có điểm khác, GV quan tâm tổ chức chơi nhiều trò chơi một lúc để trẻ có hướng đến chủ đề quê hương, đất nước, nghề nghiệp, …tạo sự sinh động trong hoạt động chơi, từ kết quả này là một gợi ý quan trọng để các trường mầm non miền núi Cẩm Phả đánh giá và điều chỉnh hình thức chơi cho trẻ. Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Để có thông tin về thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, với câu hỏi 7 (phụ lục 1), chúng tôi nêu ra 6 nội dung quản lý, gồm:
- Quản lý mục tiêu tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
- Quản lý nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
- Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
- Quản lý GV và trẻ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
- Quản lý môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
- Quản lý đánh giá kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
Khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung này, chúng tôi thu được số liệu ở bảng sau:
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Qua số liệu khảo sát chúng tôi nhận thấy CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý chỉ đạt mức đánh giá trung bình, với điểm TBC đạt 2,07 điểm, trong đó các nội dung quản lý khác nhau đánh giá mức điểm khác nhau: Quản lý mục tiêu tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 2,53 điểm, xếp thứ 1); Quản lý nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 2,36 điểm, xếp thứ 2); Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 2,10 điểm, xếp thứ 3); Quản lý đánh giá kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 1,91 điểm, xếp thứ 4); Quản lý môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 1,81 điểm, xếp thứ 5); Quản lý GV và trẻ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 1,72 điểm, xếp thứ 6).
Cùng trên bảng số liệu 2.8, chúng tôi đánh kết quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chỉ đạt mức trung bình với điểm TBC đạt 2,11 điểm, trong đó các nội dung quản lý khác nhau đánh giá mức điểm khác nhau: Quản lý mục tiêu tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 2,53 điểm, xếp thứ 1, mức đánh giá cao); Quản lý nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 2,28 điểm, xếp thứ 2); Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 2,02 điểm, xếp thứ 3); Quản lý môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 2,0 điểm, xếp thứ 4); Quản lý đánh giá kết quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 1,95 điểm, xếp thứ 5); Quản lý GV và trẻ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (đạt 1,9 điểm, xếp thứ 6). Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Khi phỏng vấn thêm các CBQL (câu hỏi 4-Phụ lục 2), chúng tôi nhận được ý kiến: “Nhà trường đã cố gắng đầu tư thêm để tạo môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ đảm bảo theo yêu cầu chương trình của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh, khi thiết kế môi trường đảm bảo các yêu cầu như: Môi trường vật chất trong phòng lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ; Môi trường vật chất ngoài trời đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ; Môi trường xã hội hỗ trợ, kích thích hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Tuy nhiên, các trường miền núi còn eo hẹp kinh phí, huy động các lực lượng trong và ngoài trường còn chưa tích cực, ngân sách địa phương thực hiện chi giáo dục thường xuyên cần cân đối nhiều trường trên địa bàn nên kinh phí còn dàn trải,..“ (Cô Nguyễn T M, CBQL trường mầm non Cẩm Hải)
Như vậy qua phân tích nhận thấy, việc thực hiện nội dung quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả được quan tâm, giữa mức độ và kết quả thực hiện khá tương đồng với nhau, có được kết quả này do CBQL các trường mầm non luôn quan tâm sát sao chỉ đạo thực hiện giáo dục trẻ theo chức trách, nhiệm vụ của một người quản lý nhà trường; CBQL tâm huyết chỉ đạo triển khai mọi hoạt động theo văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh về tổ chức HĐVC theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó, do đặc thù các trường miền núi còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí, huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường chưa được tăng cường nên mức độ thực hiện công tác quản lý về môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ còn hạn chế, điều này cần định hướng khắc phục bởi tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm rất coi trọng môi trường, phụ thuộc vào môi trường.
2.4.2. Thực trạng thực hiện các phương pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Phương pháp quản lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nói chung, hiệu quả quản lý HĐ vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng phương pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi đưa ra 3 phương pháp:
- Phương pháp tổ chức – hành chính
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp tâm lý – xã hội
Tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các phương pháp quản lý trên qua câu hỏi số 8 (phụ lục 1), số liệu tổng hợp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện phương pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Thông qua số liệu ở bảng 2.10 cho thấy: Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Căn cứ tổng điểm mức độ thực hiện các phương pháp quản lý của hiệu trưởng cho thấy mức độ thực hiện đạt mức trung bình, điểm TBC đạt 2,23 điểm: phương pháp tâm lý xã hội (đạt 2,33 điểm, xếp thứ 1, xếp mức trung bình); phương pháp tổ chức – hành chính (đạt 2,21 điểm, xếp thứ 2, xếp mức trung bình); phương pháp kinh tế (đạt 2,15 điểm, xếp thứ 3, xếp mức trung bình).
Cũng trên bảng khảo sát trên chúng tôi đánh giá kết quả thực hiện của các phương pháp và thu được điểm trung bình là 2,36 điểm, đạt mức kết qua cao, cụ thể: phương pháp tâm lý xã hội (đạt 2,41 điểm, xếp thứ 1, xếp mức cao); phương pháp tổ chức – hành chính (đạt 2,38 điểm, xếp thứ 2, xếp mức cao); phương pháp kinh tế (đạt 2,28 điểm, xếp thứ 3, xếp mức trung bình).
Như vậy, qua kết quả đánh giá cho thấy, CBQL các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả đã linh hoạt trong quản lý tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng mà CBQL có thể vận dụng trong tình huống khác nhau để công tác quản lý trở nên dễ dàng, thuận lợi, tạo hiệu quả trong tổ chức HĐVC cho trẻ, đồng thời GV thực hiện tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cảm thấy thoải mái, không áp lực. Với đặc thù các trường miền núi, kinh phí eo hẹp nên phương pháp quản lý bằng kinh tế còn chưa được áp dụng phổ biến trong các trường mầm non miền núi của địa bàn.
2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Công tác quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan.
Để tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi 9 (Phụ lục 1) trong phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của CBQL, GV. Kết quả thể hiện ở bảng 2.11:
Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy trong 9 yếu tố ảnh hưởng đưa ra khảo sát thì ý kiến của CBQL, GV đánh giá đều ở mức cao, cụ thể mỗi yếu tố khác nhau được đánh giá ở các mức ảnh hưởng khác nhau: yếu tố Năng lực quản lý của hiệu trưởng là yếu tố ảnh hưởng cao nhất – (đạt 2,79 điểm, xếp thứ 1); Yếu tố Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp QLGD trong quản lý HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (đạt 2,74 điểm, xếp thứ 2); Yếu tố Đặc điểm và sự phát triển cho trẻ mẫu giáo (đạt 2,62 điểm, xếp thứ 3); Yếu tố Nội dung chương trình, phương pháp, hình thức trong quản lý HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (đạt 2,59 điểm, xếp thứ 4); Yếu tố Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (đạt 2,53 điểm, xếp thứ 5); Yếu tố Môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (đạt 2,52 điểm, xếp thứ 6); Yếu tố Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quản lý HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (đạt 2,48 điểm, xếp thứ 7); Yếu tố Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí (đạt 2,41 điểm, xếp thứ 8) và yếu tố Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương (đạt 2,36 điểm, xếp thứ 9).
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
2.5.1. Những ưu điểm
Về nhận thức: Nhìn chung đa số CBQL, GV các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác tổ chức, quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâmở trường mầm non trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng – tình cảm xã hội, thẩm mỹ.
- Về thực trạng tổ chức và quản lý:
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã được tổ chức với nội dung phong phú, đa dạng.
Nhìn chung CBQL, GV các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm đến công tác tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Về cơ bản trẻ rất tích cực tham gia vào các HĐVC, các kỹ năng chơi của trẻ cũng thuần thục hơn rất nhiều. Hiệu trưởng các trường đã chú ý việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV trong công tác tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo, tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng
- Hạn chế:
- Về nhận thức:
Một số CBQL, GV chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
CBQL tuy có quan tâm đến công tác tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhưng chưa thường xuyên. Một số GV còn coi nhẹ việc tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Nhiều hoạt động được tổ chức mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
- Về thực trạng tổ chức và quản lý: Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Một số CBQL, GV ở các trường có năng lực chuyên môn tốt nhưng còn hạn chế về năng lực tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Những năm gần đây, đội ngũ CBQL trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được trẻ hóa rất nhiều. Họ có ưu điểm là nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm quản lý giáo dục nói chung, quản lý HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng.
Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực hiện chưa hiệu quả.
Về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí: Kinh phí dành cho HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn ít, một số trường đồ dùng, đồ chơi còn ít.
- Nguyên nhân:
Nguyên nhân cơ bản trước tiên phải kể đến con người, đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của cấp mình công tác, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMN, từ đó năng lực quản lý, chỉ đạo triển khai của một bộ phận cán bộ quản lý cấp phòng GD&ĐT, trường mầm non chưa phát huy hết khả năng, về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ thực hiện chương trình tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa đáp ứng yêu cầu, về trình độ, năng lực theo chuẩn nghề của đội ngũ cán bộ quản lý và GV mầm non vẫn còn hạn chế. Chính vì thế nên còn hạn chế trong việc tổ chức HĐVC và quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Kết luận chương 2
Quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn CBQL, GV ở các trường mầm non thuộc địa ban miền núi thành phố Cẩm Phả đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Các nhà trường đã tổ chức một số HĐVC phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thu hút được sự tham gia của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường, bước đầu có tác dụng tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp quản lý hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com