Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục

Theo điều 22, Luật giáo dục 2005, quá trình giáo dục trẻ mầm non nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Chính vì vậy mà việc xây dựng các biện pháp quản lý và sử dụng các biện pháp quản lý được đề xuất phải có tác dụng đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ mầm non.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc chỉ đạo của hiệu trưởng đối với hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thông qua cấp quản lý cao nhất là hiệu trưởng và cấp trung gian là các tổ trưởng bộ môn. Việc đề xuất các biện pháp cần phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non. Sự đồng bộ trong biện pháp chỉ đạo cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên tham gia vào quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc miền núi thành phố Cẩm Phả. Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn

Các biện pháp đề xuất phải tính đến yêu cầu quá trình tổ chức cho trẻ chơi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đảm bảo về thời gian, cân đối giữa hoạt động động và tĩnh, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi, đảm bảo về không gian, địa điểm tổ chức cho trẻ chơi, đảm bảo về nội dung và hình thức tổ chức cho trẻ chơi; tạo môi trường tâm lý tích cực cho trẻ để qua đó giúp trẻ phát triển về thể chất, tâm lý qua hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi

Các biện pháp quản lý được đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn tổ chức các hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm của công tác tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ điều kiện chính sách phát triển giáo dục miền núi, đặc điểm kinh tế xã hội và văn hóa, đặc điểm gia đình trong công tác xã hội hóa giáo dục, điều kiện gia đình phối hợp với nhà trường; đặc điểm phát triển của trẻ tại địa bàn các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh với những nét đặc trưng, riêng biệt.

Quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đề xuất tức là các biện pháp được đưa ra ngoài phù hợp với tình hình thực tế cần phải có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Khi áp dụng và tích cực thực hiện các biện pháp với sự nhất trí của CBQL và tập thể nhà trường thì chắc chắn phải mang lại hiệu quả cao giúp cho công tác quản lý nói chung, công tác quản lý việc tổ chức HĐVC của trẻ tại trường mầm non ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Bồi dưỡng cho GVMN và CBQL tổ chuyên môn về năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

3.2.1.1. Mục tiêu

Chất lượng đội ngũ GV có vai trò quyết định chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, trong đó yếu tố ảnh hưởng trự tiếp đến hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ chính là yếu tố năng lực của GV. Do đặc thù là các trường mầm non miền núi nên khi GV tham gia bồi dưỡng phải đảm bảo nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp. Chính vì vậy, biện pháp này được đưa ra nhằm tăng cường năng lực tổ chức HĐVC cho đội ngũ GV và CBQL tổ chuyên môn để thúc đẩy chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

  • Đối với Hiệu trưởng:

(1). Tổ chức bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn năng lực quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, gồm: tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề phát sinh, gắn với thực tiễn địa phương, vùng miền và nhu cầu phát sinh của trẻ.

(2). Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho GV năng lực tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, gồm: Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

  • Năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi.
  • Năng lực cập nhật kiến thức chuyên môn về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi;
  • Năng lực đánh giá phân loại đối tượng học sinh để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ hiệu quả.
  • Năng lực xử lý tình huống sư phạm trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
  • Năng lực tổ chức HĐVC.

Đối với tổ trưởng chuyên môn

  • Bồi dưỡng năng lực thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề phát sinh, gắn với thực tiễn địa phương, vùng miền và nhu cầu phát sinh của trẻ;
  • Bồi dưỡng năng lực thiết kế và sử dụng hiệu quả môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo ở trong và ngoài lớp học, gắn với hoạt động vui chơi ở các góc hoạt động và trò chơi trong các thời điểm, các hoạt động có chủ đích khác theo chế độ sinh hoạt hàng ngày gắn đặc thù miền núi.

Đối với giáo viên:

  • Mỗi GV cũng chủ động tự bồi dưỡng để không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn nâng cao kỹ năng tổ chức các HĐVC.
  • Bồi dưỡng năng lực thiết kế, tổ chức, đánh giá kết quả HĐVC cho trẻ mẫu giáo theo chủ đề trong chương trình giáo dục.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Đối với Hiệu trưởng:

  • Đánh giá xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng;
  • Tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, trong đó xác định mục tiêu, nội dung, cách thức/hình thức bồi dưỡng (trực tiếp, gián tiếp; ngắn hạn, dài hạn; tập trung, không tập trung; Tham quan học tập kinh nghiệm…);
  • Cân đối và bố trí nguồn kinh phí cho GV tham gia bồi dưỡng;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo về số lượng, yêu cầu kết quả sau bồi dưỡng.
  • Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng về năng lực tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng các biện pháp giúp GV và CBQL tổ chuyên môn vận dụng các năng lực được bồi dưỡng trong thực hiện công tác tổ chức HĐVC và quản lý tổ chức HĐVC cho trẻ. Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Đối với tổ chuyên môn:

  • TTCM cần thực hiện đánh giá xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng cho GVMN địa bàn miền núi trong tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc thù miền núi;
  • Lựa chọn GV tham gia bồi dưỡng từng đợt, bố trí GV thay phiên luân chuyển để tham gia bồi dưỡng HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
  • Báo cáo tới Hiệu trưởng kết quả hoạt động bồi dưỡng của GV về tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với giáo viên:

  • Chủ động tích cực xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho bản thân, đăng ký với tổ chuyên môn, trường về nội dung, nguyện vọng về nhu cầu bồi dưỡng trong tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của bản thân.
  • Đề xuất chủ động các phương án mời chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nội dung bồi dưỡng tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhưng phải theo đặc thù miền núi.
  • Tham gia xây dựng nội dung bồi dưỡng cụ thể cho GV, tổ chuyên môn theo các nội dung kế hoạch mà hiệu trưởng đã xác định bao gồm: Mô tả nhu cầu bồi dưỡng của bản thân; Xác định mục đích, mục tiêu cụ thể hoạt động bồi dưỡng cho bản thân; Tham gia đề xuất chuyên đề, nội dung muốn tập huấn; Lập tiến độ thời gian, kết quả đạt được sau bồi dưỡng;
  • Mỗi GV cũng chủ động tự bồi dưỡng để không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn nâng cao kỹ năng tổ chức các HĐVC.

Hiệu trưởng nhà trường tổ chức đánh giá trình độ năng lực của GV, rà soát, xác định nội dung năng lực cần bồi dưỡng phát triển cho GV;

Tổ chức các phương pháp và hình thức bồi dưỡng đa dạng: Hội thảo chuyên gia, tập huấn về phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi và phương pháp xây dựng và sử dụng môi trường hoạt động vui chơi dưới sự hướng dẫn của chuyên gia;

Tham mưu với lãnh đạo các cấp; phối hợp với hiệu trưởng các trường mầm non trong huyện tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các trường mầm non theo cụm trường về năng lực tổ chức HĐVC cho giá viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Đối với Hiệu trưởng Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

  • Hiệu trưởng làm tốt chức năng tư, tham vấn cho lãnh đạo Phòng giáo dục về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động vui chơi và năng lực xây dựng, sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non;
  • Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn theo tổ chuyên môn, cụm trường, xây dựng môi trường nhà trường tích cực để GV tích cực, chủ động trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn.

Đối với tổ trưởng chuyên môn

  • Tham gia tất cả các chương trình họp, thực hiện bám sát yêu cầu của Hiệu trưởng trường mầm non theo đặc thù miền núi.
  • Tổ trường chuyên môn phải nghiêm túc lựa chọn GV tham gia bồi dưỡng HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc thù miền núi.

Đối với giáo viên

GV trong nhà trường nhận thức rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ nói chung và chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ nói riêng; từ đó, có nhu cầu, ý thức tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tích cực tự bồi dưỡng để phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo đặc thù miền núi.

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

3.2.2.1. Mục tiêu

Yêu cầu của phương pháp tổ chức HĐVC của trẻ là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, rèn kỹ năng chơi, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú tích cực tham gia hoạt động vui chơi của trẻ.

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ nhằm biến quá trình vui chơi thành quá trình tự vui chơi, tự rèn luyện của trẻ trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức theo đặc thù miền núi.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

  • Đối với Hiệu trưởng: Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Xây dựng sử dụng các phương pháp tổ chức HĐVC thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, địa phương miền núi và đảm bảo tính hiệu quả. Phương pháp tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, đa dạng, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phương pháp và đã quá quen thuộc với trẻ, gây ra nhàm chán, tẻ nhạt với trẻ.

Qua thực tế khảo sát các phương pháp tổ chức HĐVC mà CBQL, GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cẩm Phả thường sử dụng nhất là phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu gương…các phương pháp trên đã có tác dụng nhất định trong việc giáo dục, hình thành nhân cách trẻ. Bên cạnh đó một số phương pháp như phương pháp xử lý tình huống, phương pháp trò chơi khi được sử dụng đã thu hút được sự chú ý của trẻ vào HĐVC thì ít được CBQL, GV vận dụng. Đây là những phương pháp giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tổ chức, tham gia vào các HĐVC. Chúng tôi cho rằng, những phương pháp trên nếu được nghiên cứu vận dụng một cách khoa học thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

  • Đối với tổ chuyên môn

Xây dựng hình thức tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Ở các trường mầm non hiện nay HĐVC được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các giờ chơi tự do, giờ đón trả trẻ, thông qua các tiết học và các hoạt động ngoại khóa…Hình thức được sử dụng nhiều nhất là thông qua hoạt động ngoài trời.

Do đó cần tìm ra những hình thức tổ chức mới, thu hút được trẻ tham gia và quan trọng là phải tạo hứng thú cho trẻ.

  • Phân tích đánh giá các phương pháp và các hình thức đã và đang thực hiện để kịp thời phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế của chúng.
  • Xây dựng các phương pháp tổ chức đặc thù gắn với nhiệm vụ tổ chức HĐVC đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện kỹ năng chơi của trẻ và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Đối với giáo viên:

Chủ động áp dụng phương pháp, hình thức thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Áp dụng linh hoạt hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc thù miền núi.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Đối với Hiệu trưởng:

  • Hiệu trưởng xây dựng, triển khai kế hoạch chỉ đạo nhà trường tổ chức tốt các HĐVC nhằm hình thành và phát triển cho học sinh theo mục tiêu GDMN. Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
  • Hiệu trưởng xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác này. Có kế hoạch hỗ trợ phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV nhằm làm tốt công tác tổ chức HĐVC cho trẻ theo đặc thù miền núi.
  • Đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ như: Tổ chức các HĐVC thông qua các tiết học trong nhà trường: tăng cường tổ chức theo hướng tích hợp; Tổ chức các HĐVC thông qua giờ chơi tự do, qua giờ đón và trả trẻ;

Tổ chức các HĐVC thông qua các ngày hội, ngày lễ, thông qua các buổi ngoại khóa VD. Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian…

Đối với tổ chuyên môn:

  • Thực hiện triển khai kế hoạch chỉ đạo của hiệu trưởng về việc tổ chức tốt các HĐVC nhằm hình thành và phát triển cho học sinh theo mục tiêu GDMN.
  • Tham gia xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác tổ chức các HĐVC theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
  • Tổ chức họp, hội thảo trường hoặc tham mưu hiệu trưởng tổ chức liên trường trong đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với GV

  • GV tích cực tham gia sinh hoạt chuyên đề cho GV theo từng trường hoặc cụm trường mầm non
  • GV đăng ký hoạt động tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị khác, tổ chức tham quan tại các trường có mô hình HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hoạt động hiệu quả, tự rút ra kinh nghiệm, từ đó có thể học hỏi để áp dụng vào HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà GV đang công tác.
  • GV chủ động tích cực trong quá trình giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, từ đó làm sâu kiến thức, học hỏi rèn luyện kĩ năng, hình thức tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc thù miền núi.
  • GV chủ động tự nguyện đăng kí tham gia các khóa đào tạo, tập huấn do các ban ngành, đơn vị chuyên môn tổ chức, tự nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách báo, các tài liệu tham khảo khác nhau để từ đó nâng cao sự hiểu biết về các tổ chức HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho bản thân.
  • GV đăng ký tham gia các cuộc thi cho GV với chủ đề liên quan đến HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thông qua đó được cọ sát và xử lý vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
  • Phối hợp với phụ huynh HS và các tổ chức giáo dục tại địa phương về kế hoạch HĐVC theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc thù miền núi.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Đối với Hiệu trưởng Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

  • Hiệu trưởng cần có văn bản chỉ đạo việc đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ theo đặc thù miền núi.
  • Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động được xây dựng và tổ chức cho trẻ phải đảm bảo tính mục đích của HĐVC, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo tính đa dạng phong phú của các phương pháp và hình thức thể hiện, thu hút được đông đảo học sinh tham gia, đồng thời đảm bảo được tính khả thi trong điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí.

Đối với tổ chuyên môn:

  • Thường xuyên triển khai văn bản chỉ đạo của Hiệu trưởng việc đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ tới GV,
  • Rà soát, đánh giá lại nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang áp dụng tại nhà trường.

Đối với giáo viên:

  • GV có năng lực tổ chức các HĐVC đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng.

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

3.2.3.1. Mục tiêu

  • Hiệu trưởng đầu tư nâng cấp sử chữa phòng nhóm đã xuống cấp, mở rộng khuôn viên nhà trường đảm bảo đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
  • Xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp, thân thiện để tạo cơ hội tốt nhất cho trẻ hoạt động học tập và vui chơi một cách tích cực.
  • Đầu tư ngân sách cũng như làm tốt công tác XHHGD để mua sắm các trang thiết bị phù hợp, hiện đại, đảm bảo an toàn, tiện lợi, vệ sinh, thẩm mỹ.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Đối với Hiệu trưởng:

  • Chỉ đạo nhà trường đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của nhà trường.
  • Đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trong lớp học cũng như ngoài trời phục vụ cho HĐVC của trẻ.

Đối với tổ chuyên môn: Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

  • Xây dựng, đánh giá, thiết kế sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc thù miền núi.

Đối với giáo viên:

  • Chủ động sắp xếp các góc chơi khu vực chơi cho trẻ HĐ và được bố trí thuận tiện hợp lí, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú HĐ vui chơi của trẻ.

3.2.3.2. Cách thức tiến hành

Đối với Hiệu trưởng:

  • Tăng cường việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý về sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách trong đầu tư xây mới, sửa chữa, mua sắm.
  • Xây dựng kế hoạch hàng năm cụ thể trong từng nguồn kinh phí, phát huy tinh thần trách nhiệm, tinh thần chủ động của đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.
  • Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng đồ chơi và thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố.
  • Thay dần và đổi mới trang thiết bị giáo dục phù hợp môi trường sư phạm, đảm bảo an toàn cho trẻ. Khuyến khích trang bị đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
  • Chọn lọc và đưa các loại nguyên vật liệu trong tự nhiên đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Đối với tổ chuyên môn:

  • Đánh giá và rà soát lại các điều kiện về cơ sở vật chất tại trường phục vục hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
  • Thiết kế và xây dựng kế hoạch về bố trí các góc chơi, khu vực chơi trên cơ sở thảo luận cùng giáo viên trong tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
  • Quán triệt GV trong tổ tận dụng các nguyên vật liệu trong tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với GV:

  • GV chủ động sắp xếp và xin ý kiến CBQL về bố trí phòng nhóm sắp xếp gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, thể hiện các nét văn hoá riêng của cộng đồng và địa phương; Tranh ảnh, biểu bảng treo/dán ngang tầm mắt trẻ, màu sắc hài hòa không quá rực rỡ; Có sử dụng tranh, ảnh là sản phẩm của cô và trẻ trong quá trình triển khai các chủ đề…
  • Các góc/khu vực chơi cho trẻ HĐ và được bố trí thuận tiện hợp lí, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú HĐ vui chơi của trẻ: Các góc hoạt động phù hợp; Các góc hoạt động được bố trí hợp lí, thuận tiện, linh hoạt; Các góc hoạt động trong lớp được xác định rõ ràng; Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
  • Sưu tầm, chuẩn bị các đồ chơi, đồ dùng mang bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương (trang phục, đồ dùng, đồ chơi, nhạc cụ,…); Đồ chơi làm từ các vật liệu không độc hại, không có cạnh sắc, nhọn, độ lớn phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Môi trường vật chất ngoài trời đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi
  • Tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú HĐ của trẻ: tạo không khí giao tiếp tích cực, vui tươi mối quan hệ gần gũi, yêu thương qua hành vi cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và người khác.
  • GV tôn trọng tình cảm và ý kiến riêng của trẻ, kiên nhẫn với trẻ,..

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Đối với Hiệu trưởng:

  • Nhà trường cần nhận thức được vai trò của việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để tổ chức HĐVC cho trẻ.
  • Khi xây dựng kế hoạch cho việc cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi thì hiệu trưởng cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, xuất phát từ khả năng các nguồn kinh phí và đặc điểm của trường mình, tránh việc chạy theo hình thức.

Đối với tổ chuyên môn:

  • Tăng cường kiểm tra điêu kiện môi trường trong thực hiện tổ chức HĐVC cho trẻ the quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với giáo viên:

  • Tích cực nhận thức tầm quan trọng môi trường trong thực hiện tổ chức HĐVC cho trẻ the quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3.2.4. Tăng cường phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

3.2.4.1. Mục tiêu

Việc tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội (XH) phức tạp. Vì thế, tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng XH và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình, cộng đồng và các tổ chức trong xã hội phù hợp với văn hóa, đặc thù địa phương miền núi.

3.2.4.2. Nội dung Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Đối với hiệu trưởng

  • Thông tin bằng văn bản cho tổ chuyên môn, GV để GV có căn cứ phối hợp với cha mẹ và cộng đồng;
  • Tổ chức và cơ cấu lại bộ máy hoạt động của hội cha mẹ phụ huynh với nhà trường với chức trách, nhiệm vụ được phân quyền rõ ràng.
  • Triển khai thường xuyên đến GV trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ trẻ về HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với tổ chuyên môn:

  • Nhận thông tin bằng văn bản từ hiệu trưởng, phổ biến tới GV để GV có căn cứ phối hợp với cha mẹ và cộng đồng;
  • Tham mưu về tổ chức và cơ cấu lại bộ máy hoạt động của hội cha mẹ phụ huynh với nhà trường.
  • Triển khai thường xuyên đến GV trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ trẻ về HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với GV:

  • Thông qua bảng thông báo của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm mỗi lớp, thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các ý kiến về tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với GV trong việc thực hiện tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc thù miền núi;
  • Trao đổi thường xuyên với GĐ hàng ngày trong các giờ đón, trả trẻ;
  • Tổ chức họp phụ huynh đầu năm để thông báo cho gia đình những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa GĐ và NT hoặc kết hợp phổ biến kiến thức tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
  • Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Đối với cha mẹ:

  • Phụ huynh tham quan các hoạt động tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
  • Phối hợp cùng với nhà trường, GV về HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Đối với hiệu trưởng Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Thông qua bảng thông báo của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm mỗi lớp, thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các ý kiến về tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với GV trong việc thực hiện tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Đối với tổ chuyên môn:

  • Chỉ đạo giáo viên trong tổ tuyên truyền tới phụ huynh các ý kiến về tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
  • Phối hợp với phụ huynh trong quá trình tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với giáo viên:

  • Trao đổi thường xuyên với GĐ hàng ngày trong các giờ đón, trả trẻ;
  • Tổ chức họp phụ huynh đầu năm để thông báo cho gia đình những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa GĐ và NT hoặc kết hợp phổ biến kiến thức tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đặc trưng khu vực miền núi;
  • Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Đối với cha mẹ:

  • Tham quan các hoạt động tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
  • Phản hồi ý kiến về tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Đối với hiệu trưởng: Thông qua các cuộc họp, hội nghị của các tổ chức XH nhằm lấy ý kiến về tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Đối với tổ chuyên môn: Thông qua các buổi họp phụ huynh của NT về tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

Đối với giáo viên: Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: đài phát thanh,…; Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ các cháu ở lớp.

Đối với cha mẹ: Tích cực phối hợp với nhà trường, giáo viên trong tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Để đạt được mục tiêu của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thì các giải pháp phải được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý.

Biện pháp Bồi dưỡng cho GVMN và CBQL tổ chuyên môn về năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vai trò quyết định trong phát triển năng lực dạy học của GV. Tạo cơ hội để GV phát triển kỹ năng tay nghề, củng cố và gia tăng tình yêu nghề nghiệp và triển khai đảm bảo chương trình GDMN.

Biện pháp chỉ đạo xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Tăng cường phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là nền tảng, bệ phóng cho hoạt động tổ chức vui cho trẻ phát triển.

Tất cả các mối quan hệ trên được thực hiện trong môi trường tổng hòa của các mối quan hệ: sự lãnh đạo của tổ chức Đảng (đường lối, quan điểm, định hướng chiến lược,…), sự quản lý của nhà nước (đó là việc tổ chức, chỉ đạo, tạo điều kiện môi trường cho các hoạt động bồi dưỡng,…) và sự tham gia tích cực của lực lượng GV các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả.

Các CBQL các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp các biện pháp quản lý đối với hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thì các hoạt động vui chơi của trẻ không những được thực hiện thống nhất theo kế hoạch của ngành, của trường mà còn giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả tổ chức quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3.3.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Về nội dung: Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và không cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và tính khả thi của những biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

  • Về cách thức:
  • Xây dựng phiếu hỏi.
  • Tổ chức xin ý kiến: trưng cầu ý kiến của 8 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) và 20 GV các trường mầm non miền núi thành phố Cẩm Phả về những biện pháp quản lý mà đề tài đã xây dựng.

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

  • Về tính cần thiết

Qua các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: các biện pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà chúng tôi xây dựng đều được CBQL, GV đánh giá mức rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao. Trong đó:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng cho GVMN và CBQL tổ chuyên môn về năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (100% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 1).

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 75% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 2).

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (67,86% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 3).

Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (64,29% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 4).

Không có CBQL, GV nào đánh giá những biện pháp này không cần thiết.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

  • Về tính khả thi Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Qua các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: các biện pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà chúng tôi xây dựng đều được CBQL, GV đánh giá mức rất khả thi chiếm tỷ lệ cao. Trong đó:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng cho GVMN và CBQL tổ chuyên môn về năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (85,71% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 1).

Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 82,14% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 2).

Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (71,43% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 3).

Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (67,86% ý kiến cho là cần thiết xếp thứ 4).

Không có CBQL, GV nào đánh giá những biện pháp này không có tính khả thi.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non thuộc địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Như vậy, qua khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có thể thấy rằng các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có một vai trò riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mình. Trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải vận dung phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường sẽ đạt hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

1. Kết luận

Tổ chức HĐVC cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Tổ chức HĐVC cho trẻ là thực hiện mục tiêu trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng chơi, giúp trẻ nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các trò chơi. Trên cơ sở đó, có thái độ, động cơ, hành động tích cực trong khi chơi. Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã được phân tích và đạt được các kết quả chủ yếu sau:

Một là, phân tích hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bao gồm nhận thức vai trò, nội dung, hình thức, phương pháp.

Hai là, phân tích thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bao gồm các hoạt động: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và từ đó, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Ba là, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non địa bàn miền núi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đó là: Bồi dưỡng cho GVMN và CBQL tổ chuyên môn về năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Chỉ đạo xây dựng và sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Tăng cường phối hợp với cha mẹ và cộng đồng trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

2. Khuyến nghị Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Chỉ đạo chương trình GDMN đồng bộ, tập trung sâu sát việc thực hiện chương trình ở các trường mầm non.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ của GV và nâng cao năng lực quản lý hoạt động vui chơi của cán bộ quản lý cấp trường (tổ trưởng chuyên môn, hiệu phó phụ trách chuyên môn và hiệu trưởng trường mầm non).

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để giúp GV tổ chức tốt các HĐVC cho trẻ.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phối hợp giữa nhà trường mầm non, Phòng giáo dục và địa phương để tăng cường các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

2.2. Đối với các trường mầm non

Quán triệt chủ trương, thực hiện các văn bản cấp trên chỉ đạo, các văn bản có liên quan đến chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Không ngừng nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ CBQL, GV đảm bảo điều kiện tốt về năng lực, phát triển tốt về nhận thức, có tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức HĐVC cho trẻ ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho việc mua đồ dùng đồ chơi để tổ chức hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả. Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

Nâng cao vai trò công tác tự kiểm tra đánh giá. Việc đánh giá đúng thực chất năng lực của GV để phân công bố trí và sử dụng đội ngũ hợp lý, phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Xây dựng môi trường hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thân thiện, an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia vui chơi. Sử dụng cách động viên khuyến khích và khen trẻ phù hợp với những tình huống và tính các của trẻ, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành vui chơi, tìm tòi, khám phá.

2.3. Đối với giáo viên mầm non

  • Làm tốt công tác tham mưu với nhà trường và phụ huynh đầu tư cơ sở vật chất mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang trí tạo môi trường cho trẻ chơi.
  • GV cần tăng cường công tác tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để tổ chức tốt hoạt động vui chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

2.4. Đối với phụ huynh và gia đình

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đặc biệt là với GV để có thể nắm được thông tin về sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Có sự ủng hộ với nhà trường, lớp học trong việc hỗ trợ xã hội hóa giáo dục để mua sắm, sưu tầm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi. Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
  • Quan tâm giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vui chơi một cách tự nhiên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

One thought on “Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

  1. Pingback: Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464