Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng GD kĩ năng sống và quản lý hoạt động GDKNS cho HS tại Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về địa phương Huyện Thanh Sơn và Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Khái quát về địa phương Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thanh Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, dân số là 133.132 người (số liệu tính đến 31/12/2019), với 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan,… Phần lớn diện tích đất tự nhiên của Thanh Sơn là núi, gò đồi, núi thấp. Toàn bộ phía Nam và Tây Nam là vùng núi cao chạy thấp dần về phía Bắc, Đông Bắc, xen k các vùng đồi, núi thấp là thung lũng, đất phù sa bồi của sông Đà, sông Bứa. Với điều kiện tự nhiên như vậy nên địa hình Thanh Sơn khá phong phú, có nhiều tài nguyên, khoáng sản và tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng, công nghiệp khai thác chế biến lâm sản, kinh tế đồi rừng và du lịch sinh thái, Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Những năm qua, kinh tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, khai thác khoáng sản…, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, huyện cũng là cửa ngõ quan trọng của miền Tây Bắc nối liền với đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nên giao thông của huyện khá thuận lợi với nhiều tuyến đường như Quốc lộ 32A (Hà Nội – Sơn La – Lai Châu); quốc lộ 70B (Yên Lập – Thanh Sơn – Hòa Bình), tỉnh lộ 317 (Thanh Thủy, Tinh Nhuệ, Hòa Bình). Với những thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên, khoáng sản Thanh Sơn có điều kiện để phát triển toàn diện kinh tế – xã hội, trở thành vùng động lực trung tâm tiểu vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh Phú Thọ. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, kinh tế- xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Khái quát về Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường phổ thông Dân tộc nội trú Thanh Sơn được thành lập theo Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 03/7/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh, thuộc hệ thống trường công lập của tỉnh, có vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc. Trường có nhiệm vụ nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện đối với học sinh (cấp THCS) là con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa phương vùng cao, vùng sâu, nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực, tạo nguồn đội ngũ cán bộ kế cận là người dân tộc thiểu số ở địa phương.

Tháng 10 – 1992 đi vào hoạt động, ngày 06/02/1993 trường tổ chức lễ khai giảng năm học 1992-1993 với 50 học sinh lớp 6 con em các dân tộc thiểu số thuộc 5 xã vùng cao và 27 bản động hẻo lánh của huyện Thanh Sơn (cũ). Sau 4 năm, trường đã tuyển sinh hoàn chỉnh cấp học có 8 lớp với 200 học sinh.

Trong những ngày đầu thành lập, trường lớp sơ sài, trang thiết bị dạy học chưa có, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được điều động từ nhiều nơi về, vừa thừa vừa thiếu. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vừa lao động xây dựng trường, vừa giảng dạy và nuôi dưỡng, ngày 2 buổi, dạy thông cả 2 tháng hè để kết thúc năm học đầu tiên vào tháng 8 -1993 và kịp tuyển sinh năm học mới. Cuối năm 1993 trường được Bộ Giáo dục – Đào tạo đầu tư xây dựng một nhà học 2 tầng, một nhà ở học sinh và một nhà ăn tập thể khang trang, sạch đẹp. Năm học 1997-1998 trường được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tuyển sinh thêm học sinh ở 2 xã Phượng Mao, Yến Mao thuộc huyện Thanh Thuỷ nên số học sinh của trường hàng năm là 220 học sinh. Từ năm học 2002 – 2003 trường được mở rộng quy mô, toàn cấp có 12 lớp với tổng số 360 học sinh. Đến năm 2007 sau khi tách huyện Thanh Sơn để thành lập huyện mới Tân Sơn, nên quy mô của trưởng giảm đi so với trước. Từ năm học 2011- 2012, UBND tỉnh giao cho trường mỗi năm tuyển sinh 3 lớp, quy mô của trường là 12 lớp.

Năm học 2016 – 2017 Trường PT DTNT Thanh Sơn được Sở GD&ĐT Phú Thọ bàn giao về Huyện Thanh Sơn quản lý và đổi tên là Trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn, Hội đồng TĐG của nhà trường tiến hành TĐG theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT- BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD&ĐT.

Trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn hiện nay đã phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục toàn diện, trở thành địa chỉ tin cậy của con em đồng bào dân tộc thiểu số ở hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thuỷ. Thi đua “dạy tốt, học tốt”, Trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn đã triển khai và tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua đổi mới hiệu quả giáo dục, công tác kiểm tra, đánh giá, phương pháp giảng dạy, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, kiên trì đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, trong kiểm tra đánh giá, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, đẩy mạnh tính chủ động, tích cực và tự giác học tập trong học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Trải qua 28 năm xây dựng và phát triển, Trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã vinh dự 3 lần nhận Bằng khen của UBND tỉnh, 5 lần nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Năm 2006 trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; năm 2011 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba; trường được Tổng LĐLĐ Việt Nam cấp bằng công nhận “Cơ quan văn hoá”, tổ chức Công đoàn trường được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc; Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên đã nhiều năm nhận Bằng khen của Tỉnh đoàn và của Trung ương Đoàn. Những thành tích đó chính là điểm tựa vững chắc, là động lực để trường tiếp tục vươn lên, trở thành điểm trường tiên tiến về giáo dục miền núi, giáo dục dân tộc thiểu số trên quê hương đất Tổ – Phú Thọ.

2.1.2.2. Đội ngũ giáo viên và công nhân viên nhà trường

Năm học 2019-2020 toàn trường có 48 CBQL – GV, nhân viên trong đó có 03 là CBQL, 28 GV trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp và 17 nhân viên. Với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo bồi dưỡng, trình độ cho đội ngũ GV đến nay có 25/28 GV trong nhà trường có trình độ đại học (trong đó có 09 GV đang theo học cao học); 100% CBQL – GV, nhân viên trong nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác dân chủ hóa trong trường học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ CBQL- GV, nhân viên liên tục được nâng lên. 100% GV xếp loại chuyên môn khá, giỏi trong đó có 18 thầy cô đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh. Chi bộ bộ có 35 đảng viên, sinh hoạt ở 04 tổ đảng; 01 tổ chức công đoàn cơ sở với 48 đoàn viên và lao động; 01 tổ chức Đội thiếu niên tiền phong với 284 đội viên, 01 tổ chức Đoàn thanh niên với 70 đoàn viên.

Với vai trò vừa là thầy, cô vừa là cha, mẹ của học sinh chính vì thế ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì mỗi thầy cô còn phải tìm hiểu thật cặn k từng cách sống, phong tục tập quán, văn hóa của mỗi một dân tộc để có thể hiểu được, gần gũi quan tâm các em, thật sự là chỗ dựa tin cậy cho các em khi các em sinh sống và học tập trong môi trường nội trú. Bên cạnh đó nhà trường còn có các đồng chí ở tổ nuôi dưỡng, tổ hành chính, y tế đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu các chuyên môn, chăm lo nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh đảm bảo theo yêu cầu đặt ra.

2.1.2.3. Tình hình học sinh

Tính đến thời điển hiện nay, nhà trường có 354 em học sinh của 06 dân tộc với 97% là người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán của các em trong nếp sống, sinh hoạt rất khác. Nhiều em chăm ngoan, ý thức tốt. Song vẫn có nhiều em năng lực nhận thức không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế. Một số ít các em HS chưa thực sự chăm chỉ học tập, chưa xác định động cơ học tập, đặc biệt là các em học sinh thuộc nhóm dân tộc ít người như: dân tộc Sán Dìu, Sán Chay, Giáy, Cờ Lao.

Bảng 2.1. Số lượng lớp, học sinh PT DTNT THCS năm học 2019-2020 của trường (Quy mô, mạng lưới trường, lớp, HS)

Các phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nền nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chưa nhanh nhẹ, giao tiếp kém, uống rượu, hút thuốc lá, yêu đương và kết hôn sớm. Với chức năng là đào tạo học sinh dân tộc trong huyện vì vậy nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Để khắc phục những khó khăn này, nhà trường luôn đẩy mạnh sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức với giáo dục bảo vệ văn hóa dân tộc (VHDT) thông qua giờ học chính khoá và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các hoạt động theo các ngày chủ điểm trong năm học do trường và đoàn thanh niên phối hợp tổ chức; là sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, với các đoàn thể ở các trường khác cùng khu vực, với các đoàn thể trong và ngoài huyện. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

2.1.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường

Trường đóng trên địa bàn thị trấn Thanh Sơn, có diện tích là 17.271 m2. Nhà trường được xây dựng kiên cố đầy đủ các hạng mục công trình với hệ thống phòng học, phòng chức năng (có đầy đủ các phòng làm việc cho ban lãnh đạo, các tổ chuyên môn, các đoàn thể), nhà hoạt động đa năng, khu nội trú của học sinh. Hiện nay trường đã có 15 phòng học thông thường, 4 phòng học bộ môn, 1 phòng tin học, một thư viện thân thiện, các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập tương đối đầy đủ và đồng bộ, phòng học đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng, có đủ bàn ghế cho 35 đến 40 học sinh/lớp. Trường có 46 phòng ở khép kín cho học sinh, một nhà ăn tập thể, có sân chơi, bãi tập, hệ thống cung cấp điện, nước và các trang thiết bị phục vụ đầy đủ cho tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Để phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy nhà trường đã đầu tư xây dựng 07 phòng học bộ môn cụ thể: 02 phòng thực hành thí nghiệm thuộc các môn (Vật lí + Công nghệ), (Hóa học + Sinh học), 01 phòng Lab cho môn tiếng Anh, 01 phòng học tin với tổng số máy tính 50 máy. Hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng ban đầu yêu cầu quản lý và dạy học, có Website hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho công tác dạy học, nghiên cứu và quản lí nhà trường. Có 18 phòng được trang bị máy chiếu Projecter phục vụ cho các tiết giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin. Thư viện có 01 phòng đọc với hơn 12000 bản sách giáo khoa và sách tham khảo… Cơ sở vật chất về cơ bản đáp ứng được một phần yêu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.2. Giới thiệu khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm xác định được cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS cho HS nhà trường.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do đặc thù cha mẹ HS DTTS đã trình bày ở chương 1, nên đề tài không tiến hành khảo sát cha mẹ HS.

2.2.3. Nội dung khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

2.2.3.1. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục KNS của học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. với các nội dung:

  • Mức độ nhận thức, sự hiểu biết của học sinh về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động giáo dục KNS.
  • Thực trạng về KNS của học sinh, các hoạt động giáo dục KNS và nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
  • Thực trạng giáo dục kĩ năng sống tại trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.2.3.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS về xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng nội dung, chương trình, đội ngũ và sự phối hợp giữa các lực lượng tại trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.2.4. Phương pháp, mẫu khảo sát

Dùng phiếu hỏi, luận văn xây dựng bộ phiếu hỏi cho CB QL và GV, bộ câu hỏi cho HS. Khảo sát 03 CBQL, 45 cán bộ và giáo viên (trong đó có 12 GVCN), ban đại diện cha mẹ học sinh và 150 HS; Thời gian khảo sát từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020.

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.3.1. Thực trạng về kỹ năng sống của học sinh trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thực sự được quan tâm từ khi có chỉ thị 40/2008 CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, trong đó có nội dung “ Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Giúp học sinh có kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội…” [10]. Ngay từ đầu năm học hàng năm, nhà trường đã chủ động phối kết hợp với hội CMHS để tổ chức cho HS tham gia cam kết thực hiện “5 không”:

  • Không hút thuốc.
  • Không nói tục.
  • Không đánh nhau và chửi nhau.
  • Không vi phạm các quy chế trong học tập và thi cử.
  • Không vi phạm vào các tệ nạn XH: rượu, chè, cờ bạc, ma tuý. v.v…

Năm học 2019-2020, nhà trường tiếp tục thực hiện mô hình “Trường học bán trú chính quy – an toàn – kỷ cương – nề nếp và tự quản”. Tổ chức cho HS học tập nội quy, Điều lệ trường phổ thông, những quy định của nhà trường đối với HS trường PT DTNT, trách nhiệm của người học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chế độ ưu tiên của Đảng và Nhà Nước, giáo dục ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, phẩm chất lối sống cho học sinh, bằng các biện pháp, như: Tăng cường sắp xếp đội ngũ GVCN phù hợp, duy trì đều đặn các hoạt động tập thể, sinh hoạt nội trú, giờ sinh hoạt tiết 5 thứ 7, họp giao ban giáo viên chủ nhiệm tiết 4 ngày thứ 6, từ đó giúp cho BGH nắm bắt kịp thời những diễn biến trong học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt để có những biện pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Để đánh giá khách quan về mức độ sử dụng các KNS của HS nhà trường, tác giả đã đưa ra bảng đánh giá về 7 kỹ năng sống theo 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình và Chưa tốt. Kết quả thu được được ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Ý kiến của các em học sinh về một số KNS của HS trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Phân tích số liệu khảo sát cho thấy: với các Kĩ năng sống, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, kết quả hơn 50% học sinh được khảo sát cho rằng KNS của các em mới ở mức trung bình hoặc chưa tốt. Cụ thể hơn kĩ năng giao tiếp, ứng xử có đến 60% tự đánh giá ở mức chưa tốt. Kết quả điều tra cho thấy các em còn tự ti, e ngại trong tiếp xúc, giao lưu trong môi trường sống mới. Có tới 44% học sinh thừa nhận khả năng quản lý cảm xúc còn chưa thực hiện tốt. Nếu các em không biết cách kiềm chế thì s dễ dẫn đến các xích mích nhỏ, rồi nảy sinh mâu thuẫn và đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực học đường. Khi gặp các tình huống khó khăn thì các em thường chưa tìm được cách giải quyết hợp lý. Các em chưa có nhiều sự chia sẻ với bạn bè cùng lớp hoặc thầy cô cho nên thường dẫn đến sự bế tắc trong giải quyết hoặc có thể s phát sinh những hậu quả khó lường. Chính vì các em HS chưa thực hiện tốt các kĩ năng nêu trên nên các em nhút nhát, kém tự tin trước đông người; chưa biết cách lập kế hoạch làm việc nhóm, chưa chủ động thực hiện các công việc thầy cô giáo nhà trường giao cho; thiếu sự kìm nén cảm xúc nên HS dễ cãi lộn với nhau; việc phòng tránh các thói hư, tật xấu ở các em còn chưa tốt, các em chưa có ý thức bảo vệ bản thân (chỉ có 24.7% các em HS được khảo sát tự nhận là làm tốt kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân) nên các em học sinh dân tộc nội trú dễ gặp rủi ro… và gây lo lắng cho cha mẹ và thầy cô

Kết quả khảo sát trên đặt ra một vấn đề quan trọng cho trường PTDTNT THCS Thanh Sơn: Cùng với nhiệm vụ giảng dạy kiến thức giáo dục phổ thông, nhà trường cần phải quan tâm và dạy dỗ các em những kĩ năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Từ các xã vùng cao, vùng sâu, là con em các dân tộc của huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, quan tâm được về học tập và sinh sống bán trú ở KTX nhà trường trong thời gian 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9) tại trường PTDTNT THCS, các em không tránh khỏi nhiều khó khăn. Đầu tiên là việc tham gia hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, học sử dụng các thiết bị phục vụ học tập, đời sống đến học làm người bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như biết cách kiềm chế, biết làm việc phối hợp nhóm hay có sự tự tin cần thiết trước đông người… Các em rèn luyện và học được những KNS cần thiết như vậy s giúp chính các em tiếp thu hiệu quả các môn học văn hóa, nâng cao chất lượng học các môn văn hoá, điều đó s tạo nên môi trường học tập thân thiện cho tất cả học sinh, góp phần vào chất lượng giáo dục của nhà trường.

Qua trao đổi với giáo viên, qua kết quả phiếu điều tra và quan sát thực tế hành vi của học sinh dân tộc thiểu số, tác giả nghiên cứu rút ra một số kết luận như sau:

Học sinh dân tộc thiểu số yếu kém về KNS là các em thường hay có biểu hiện không muốn giao tiếp nhiều trong quan hệ với cộng đồng, với người khác. Đôi khi, còn có một số em học sinh có những biểu hiện nhận thức lệch lạc về xã hội, thiếu niềm tin và hoài nghi cuộc sống.Trong các mối quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, các em ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những chuyện tích cực. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Một số em ý chí kém, không kiềm chế được hành vi tiêu cực của cá nhân, lười lao động, không thích tham gia vào các hoạt động chung của trường của lớp, nên là hay bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các tệ nạn xã hội.

Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay trường PTDTNT THCS Thanh Sơn phải tiếp tục tăng cường giáo dục đạo đức, giúp các em nâng cao ý thức sống trong cộng đồng nhà trường, xác định động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn, giáo dục tình bạn – tình yêu trong sáng, tình đoàn kết thân ái chan hòa, bao dung, hòa hợp, để HS hiểu biết, chia sẻ, thông cảm, gắn bó giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là những nội dung về giáo dục KNS cho các em học sinh của nhà trường.

2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục KNS của học sinh trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.2.1. Thực trạng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Đánh giá khách quan về mức độ nhận thức quan trọng của các nội dung hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của nhà trường biểu hiện thông qua hiểu biết, thái độ, hành vi của HS, tác giả đã đưa ra bảng đánh giá về 9 KNS cơ bản của HS THCS DTNT, HS lựa chọn sự đánh giá theo 3 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, không quan trọng. Kết quả thu được ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ nhận thức quan trọng của một số KNS đối với HS trường PTDTNT THCS Thanh Sơn.

Với việc khảo sát đánh giá của các em HS về sự nhận thức các nội dung GD KNS biểu hiện thông qua hiểu biết, thái độ, hành vi của HS, chúng ta nhận thấy phần lớn các em đều nhận thức được 9 giá trị nền tảng của KNS, đó là những nội dung cần thiết phải giáo dục cho các em. Trong số các nội dung GD KNS cần giáo dục cho học sinh THCS thì có những nội dung cho kết quả khá cao như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử (90% ý kiến cho rằng rất quan trọng); Kĩ năng xác định mục tiêu và tạo động lực cho bản thân (83,3 % ý kiến cho rằng quan trọng); Kĩ năng giải quyết vấn đề (73,3% ý kiến cho rằng rất quan trọng); Kĩ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân (63,3% ý kiến cho rằng rất quan trọng).

Như vậy, các nội dung KNS trên được đánh giá là rất quan trọng để giáo dục cho học sinh THCS. Đó là những kĩ năng quan trọng không thể thiếu để góp phần giáo dục học sinh mà các thầy cô giáo phải thường xuyên giúp đỡ, nhắc nhở các em thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức, thực hiện nội quy học sinh, trau dồi các KNS. Để trở thành học sinh chăm ngoan, trưởng thành và s là chủ nhân của đất nước trong tương lai.

Tuy nhiên, qua khảo sát, tác giả nhận thấy: việc thực hiện các nội dung GD kỹ năng sống đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào trong chỉ thị việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường phổ thông từ năm học 2012 – 2013 đến nay, nhưng việc triển khai giáo dục KNS ở hầu hết các trường học mới chỉ thực hiện các nội dung giáo dục KNS dưới dạng lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và trong chương trình một số môn học. Ngay như ở trường PTDTNT THCS Thanh Sơn cũng vậy, có một số nội dung GD KNS không được thực hiện thường xuyên trong trường nên sự lựa chọn của HS về “rất quan trọng” đạt kết quả không cao như Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng (chiếm 43,3%), Kĩ năng kiên định (chiếm 50%)…Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, trường PTDTNT THCS Thanh Sơn cần tiếp tục đổi mới nội dung GD KNS, lồng ghép KNS vào một số môn học văn hóa để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, trong quá trình giảng dạy lồng ghép với các hoạt động khác, cần có sự phối hợp chặt ch để thầy cô giáo, nhà trường và gia đình giáo dục, định hướng cho các em đạt kết quả cao trong học tập, vì chính các em cũng s là chủ thể của quá trình giáo dục xã hội, là “công dân toàn cầu” trong tương lai.

2.3.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Để xác định nhận thức của CBQL, GV, nhân viên về trách nhiệm giáo dục KNS cho HS, tác giả đưa câu hỏi ở phiếu điều tra cho 48 CBQL, GV nhân viên của trường, về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh với 3 mức độ nhận thức: Đồng ý, Không đồng ý và Phân vân. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL và giáo viên, nhân viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn

Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL và giáo viên, nhân viên nhà trường đều nhận thức rõ về vai trò và trách nhiệm giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số trường PT DTNT THCS huyện Thanh Sơn. 93.9% giáo viên cho rằng giáo dục KNS có thể triển khai thực hiện trong tất cả các môn học và 100% giáo viên khẳng định giáo dục KNS cần có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác và hoạt động này s mang hiệu quả rất lớn khi học sinh tham gia các hoạt động tập thể,hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, có tới 96,7% CBQL và GV nhà trường không đồng tình với ý kiến cho rằng giáo dục KNS không phải là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Chúng tôi đã trao đổi với thầy Lò Văn Sáng là giáo viên chủ nhiệm suất sắc của nhà trường, có gần 20 năm gắn bó với công tác chủ nhiệm và nhiều năm sinh hoạt cùng các em trong KTX nhà trường

Thầy Sáng cho biết: “Các em hầu hết là con em các DTTS, trong đó có nhiều em từ các bản xa đến học tập và ở bán trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, thiếu kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề, đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Đến trường ngoài việc học kiến thức, các em cũng được rèn luyện thêm các kỹ năng, góp phần làm cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn. Vì thế, nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với GVCN lớp tổ chức diễn tập cho HS bán trú nhằm duy trì nền nếp hoạt động, đồng thời rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản, nếp ăn, ở. Những hoạt động trong buổi diễn tập đều diễn ra theo hiệu lệnh kẻng. Hàng tháng vào thứ Năm của tuần thứ hai, nhà trường tổ chức diễn tập cho các em. Hoạt động diễn tập đã trở nên quen thuộc. Do đó, ngoài việc trang bị kiến thức cho các em ra thì việc rèn luyện các kĩ năng sống mang ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển GD vùng cao; để sau khi rời khỏi ghế nhà trường, tiếp tục học lên cao hay trở về địa phương tham gia lao động sản xuất thì các em cũng đã có đủ những kiến thức cũng như kĩ năng sống…”. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Khi tác giả trao đổi với CBQL, GV trong trường và một số PHHS, cán bộ địa phương, các ý kiến đều khẳng định rằng việc giáo dục rèn luyện KNS cho HS trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn là rất cần thiết vì ở gia đình, một số các em HS chưa được quan tâm, ít được GD về lao động, về ý thức trách nhiệm; việc rèn nền nếp, tác phong trong sinh hoạt, ứng xử trong cuộc sống.

Chia sẻ về phương hướng của nhà trường trong năm học 2019 – 2020 và những năm tiếp theo, cô giáo HTNL – Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; tăng cường rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, phấn đấu đạt mục tiêu dạy cho học sinh: Học để biết, học để làm người, học để hoà nhập và chung sống, phấn đấu không để học sinh dân tộc thiểu số thiếu kiến thức văn hóa, thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức khi ra trường. Nâng cao chất lượng văn hóa, tăng số lượng và chất lượng thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tích cực tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần giúp các em xác định đúng năng lực và có sự lựa chọn đúng đắn sau khi tốt nghiệp THCS. Đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở vật vật chất phục vụ điều kiện giảng dạy của giáo viên và học tập, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong trường ngày càng tốt hơn”.

Như vậy, qua những số liệu của kết quả khảo sát phân tích và phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết các CBQL, GV của nhà trường đều nhận thức được sự cần thiết phải giáo dục GTS, KNS cho HS trong nhà trường (97.1%) và theo họ để thực hiện tốt giáo dục GTS, KNS thì rất cần phải có sự phối hợp của các lực lượng GD, thực hiện đồng bộ và gắn kết giữa 3 môi trường: Nhà trường – Gia đình – Xã hội (100%). Theo tác giả nghiên cứu, đây là một tín hiệu tích cực đáng mừng trong GDKNS, bởi khi nhà giáo dục đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS thì bản thân họ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động GDKNS và điều đó s tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GDKNS diễn ra tốt nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục KNS

Để đánh giá thực trạng việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của Ban lãnh đạo nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo sát 18 cán bộ quản lý gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng – tổ phó chuyên môn, công đoàn, Tổng phụ trách Đội, Bí thư đoàn thanh niên. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Kết quả được khảo sát ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Kết quả xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS của BLĐ nhà trường

Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy, việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS của BLĐ nhà trường chưa tốt, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để quản lý hoạt động này. Hầu hết các nội dung điều tra khảo sát đối với CBQL đánh giá ở mức độ chưa tốt và không thực hiện. Cụ thể có 72.2% ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động giáo dục KNS, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS, quy chế khen thưởng, phê bình trong thực hiện kế hoạch giáo dục KNS chưa tốt; 55.5% cho rằng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác giáo dục KNS cho CB-GV chưa tốt. Có 50% ý kiến cho rằng việc xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS không thực hiện… Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường trong những năm vừa qua chưa cao.

2.3.3.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng sống cho HS trong việc tích hợp vào các môn học của GV

Nội dung giáo dục KNS cho học sinh được thực hiện tích hợp vào các bộ môn văn hóa như: Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý…

Để hình thành những kiến thức và rèn luyện KNS cho học sinh qua các môn học văn hóa, người giáo viên cần phải biết vận dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: Thực hành trong giao tiếp, thực hành trong hoạt động trò chơi thông qua các phương pháp và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động học nhóm,phương pháp đàm thoại, phương pháp hỏi đáp, tranh luận…Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được phát huy trải nghiệm, rèn luyện những kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai.. học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều KNS thiết thực. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy, hầu hết giáo viên bộ môn chưa có kế hoạch và xác định mục tiêu cụ thể giáo dục KNS trong việc dạy học trên lớp. Việc tổ chức dạy học tích hợp KNS vào trong các môn học văn hóa của nhà trường cũng không đồng đều ở đội ngũ giáo viên.

Để có cơ sở đánh giá việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống của GV vào các môn học văn hóa, tác giả đã tiến hành khảo sát 28 giáo viên của nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tích hợp vào các môn học của giáo viên

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy: đa số giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các môn học văn hóa, chỉ có 39% được hỏi là tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch tích hợp GDKNS ở mức khá và trung bình.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do một số GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những KNS cần thiết và phù hợp để tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài học. Phương tiện tài liệu của nhà trường để cung cấp cho giáo viên tham khảo và thực hành lại rất nghèo nàn, hầu hết GV phải tự sưu tầm để đưa vào nội dung giảng dạy của mình, cho nên hầu hết GV chưa tích cực. Mặt khác chưa có văn bản pháp quy của cấp trên quy định bắt buộc GV bộ môn phải thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào các môn học văn hóa.

Thực hiện theo sự chỉ đạo chung, trường PTDTNT THCS Thanh sơn đã thực hiện phổ biến yêu cầu tích hợp các nội dung giáo dục KNS vào các bộ môn văn hóa trong đó quan tâm đến môn Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục công dân, Lịch sử…; yêu cầu giáo viên thực hiện một số bài tập tình huống để học sinh được rèn các kỹ năng giải quyết vấn đề, hiểu biết về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; biết chăm sóc sức khoẻ, giữ vệ sinh cá nhân… Thực tế, việc triển khai thực hiện tích hợp của nhà trường còn nặng tính hình thức, văn bản giấy tờ, chỉ phổ biến mà chưa có biện pháp cụ thể yêu cầu giáo viên thực hiện và chưa có triển khai thực hiện việc kiểm tra.

Công tác dự giờ thăm lớp của các CBQL, của tổ, nhóm chuyên môn, cũng chỉ tập trung vào các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo góc độ chuyên môn là chủ yếu, chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá giáo dục KNS vào giờ dạy tích hợp, vì vậy GV có tâm lý “làm cũng được, không làm cũng chẳng sao” nên kết quả còn có phần hạn chế.

2.3.3.3. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho HS của đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS

  • Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS trong công tác chủ nhiệm của giáo viên

Bảng 2.7: Đánh giá của GVCN về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.7 với 12 GVCN, tác giả thấy rằng:

  • Công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường đối với giáo viên chủ nhiệm hầu hết ở mức độ trung bình và yếu: 66.7% GVCN đánh giá việc quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS chưa thực hiện
  • Việc bồi dưỡng nội dung, phương pháp, cách thức giáo dục KNS cho đội ngũ GVCN: 75% đánh giá chưa tốt.
  • Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường về việc thực hiện hoạt động GD KNS của GVCN: 75% giáo viên đánh giá chưa thực hiện.
  • Công tác tổ chức chỉ đạo tích hợp GD KNS vào hoạt động GDNGLL được đánh giá ở mức cao nhất chỉ đạt 50% ở mức khá và tốt. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Trường PTDTNT THCS Thanh Sơn hàng năm, vào đầu năm học phân công 01 đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chủ nhiệm lớp của các GV. Với nhà trường, xác định GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thông qua công tác chủ nhiệm, việc giáo dục KNS góp phần định hình, định hướng tính cách của HS. Cho nên, các nội dung kế hoạch, chương trình hoạt động của giáo viên chủ nhiệm đều được phê duyệt và thông qua hội nghị cha mẹ học sinh. Nhưng trên thực tế, công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường chưa thực sự được quan tâm sâu sát, hầu như GVCN chưa được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về GD KNS cho học sinh. Trong khi đó, là trường chuyên biệt, GVCN là người quản lý lớp học giúp Hiệu trưởng giám sát lớp học, thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS.

Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp và từng HS đến phụ huynh. Như vậy, trong số tất cả các GV tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường, GVCN lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với HS nhất, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời khi các em sống nội trú xa cha mẹ và người thân. Do vậy một vấn đề đặt ra cho trường PTDTNT THCS Thanh Sơn là để việc thực hiện giáo dục giá trị KNS được thành công mang lại hiệu quả thiết thực đòi hỏi người cán bộ LĐQL nhà trường cần có quan điểm đúng đắn, tầm nhìn chiến lược xây dựng đội ngũ GVCN có năng lực có kinh nghiệm về công tác giáo dục giá trị KNS, có bản lĩnh trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén trong công việc, người lãnh đạo phải biết khơi dậy tiềm năng sẵn có tại nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tế, đội ngũ GVCN của nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng, các thầy cô luôn xác định được trách nhiệm của mình trong công tác chủ nhiệm. Một số GVCN đã bám lớp, bám trường, tổ chức kỷ luật lớp học hiệu quả, trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN kết hợp tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề về giáo dục KNS. Nội dung gần gũi, thiết thực, đảm bảo gắn với thực tiễn hoạt động của trường, địa phương, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS. Chuyên đề phải vừa sức, phát huy được năng lực của HS, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống,… tổ chức các trò chơi, xem phim, đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để các em sắm vai và khám phá cách giải quyết vấn đề … Qua đó, các em được rèn luyện những KNS như phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, hiểu biết về sức khỏe sinh sản, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các loại bệnh tật, tai nạn giao thông và văn hóa trong trường học… Bên cạnh những giờ dạy trên lớp, có GVCN còn phối hợp với GV bộ môn và hoạt động các tổ chức đoàn thể góp phần giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động giao lưu, tham quan về nguồn; thông qua những bài học lịch sử, những buổi đi thực tế thăm các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. GV CN giúp HS hiểu và thấm nhuần những truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc, tinh thần đoàn kết… Từ đó, HS thấy được trách nhiệm của mình với đất nước, gia đình, xã hội và bản thân, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, hình thành cho HS những phương cách ứng xử nhân văn, nhân ái, phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường.

Luận văn đã thực hiện khảo sát 12 giáo viên chủ nhiệm lớp về mức độ thực hiện trong các hình thức tổ chức giáo dục KNS. Kết quả thu được phản ánh trong bảng 2.8 dưới đây. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Bảng 2.8: Mức độ thực hiện các hình thức GD KNS của giáo viên chủ nhiệm

Kết quả cho thấy: Các hình thức chủ yếu, thường xuyên mà giáo viên chủ nhiệm thực hiện tích hợp hoạt động giáo dục KNS là trong các hoạt động giáo dục NGLL (66.7%), trong giờ sinh hoạt lớp (50%); hoạt động văn hoá văn nghệ, văn hóa truyền thống và các hoạt động phong trào khác (25%). Còn các hình thức khác thì việc chưa thực hiện còn nhiều như hoạt động xã hội và thăm quan dã ngoại vì các hoạt động này chiếm nhiều thời gian và kinh phí. Tuy nhiên, việc tổ chức tích hợp hoạt động giáo dục KNS vào giờ sinh hoạt lớp chưa đạt hiệu quả như mong muốn và số GVCN chiếm tới 50% chưa thực hiện hoặc thỉnh thoảng. Đây là vấn đề cần tiếp tục cần quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong thời gian tới để thực hiện tốt công tác GD KNS cho HS.

Tác giả tiến hành khảo sát 12 giáo viên chủ nhiệm về hiệu quả thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho các em học sinh thông qua bảng 2.9.

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện hoạt động giáo dục KNS qua ý kiến của đội ngũ GVCN

Kết quả điều tra nội dung thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh của GVCN cho thấy:

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS và thực hiện triển khai kế hoạch GDKNS đến các em học sinh trong lớp của GVCN còn chưa hiệu quả.

GVCN đã phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh trong lớp chủ nhiệm, nhưng công tác này chưa thực hiện tốt và không được tiến hành thường xuyên, các em học sinh làm cán bộ lớp cũng hầu như chưa được bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDKNS theo nhóm.

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho các em HS trong các giờ sinh hoạt lớp của GVCN chưa thực sự được tốt, hầu hết GVCN chủ yếu vẫn sử dụng giờ sinh hoạt lớp là để kiểm thảo, phê bình, nhắc nhở học sinh mắc khuyết điểm.

Qua điều tra các em HS là đội ngũ cán bộ lớp tác giả thấy rằng: đa số GVCN không triển khai kế hoạch GDKNS trước tập thể lớp học mà chủ yếu gặp riêng một số cán bộ lớp để trao đổi công việc. Khi tổ chức các hoạt động xong, GVCN rất ít khi rút kinh nghiệm và đánh giá hoạt động theo các tiêu chí đánh giá của nhà trường, GVCN hiếm khi cho các tổ nhóm HS tự đánh giá kết quả, nếu có cho thì cũng không công bố các kết quả đánh giá, vì vậy hiệu quả thực hiện kế hoạch GDKNS của GVCN chưa hiệu quả.

Việc phối hợp giáo dục giữa GVCN với GV bộ môn và với cha mẹ của học sinh cũng thực hiện chưa hiệu quả, chủ yếu tập chung nắm bắt tình hình thực hiện nội quy học đường trong các giờ học, chưa quan tâm đến việc lựa chọn tích hợp KNS vào giáo dục cho học sinh lớp mình. Đối với PHHS, GVCN cũng chỉ phản ánh tình hình học tập các môn văn hóa và việc rèn luyện ý thức đạo đức, việc chấp hành giờ giấc trong KTX như thế nào? Mà chưa gợi mở với PHHS để cùng chia sẻ sự giúp đỡ để tổ chức hoạt động GDKNS hiệu quả cho các em học sinh, lý do mà GVCN đưa ra là phân vân không muốn làm phiền đến cha mẹ học sinh, nhưng cũng có một phần là PHHS chưa thực sự nhiệt tình với hoạt động GDKNS, bận rộn, và có một bộ phận không nhỏ PHHS còn chưa hiểu biết… Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng vào vấn đề là nhận thức của một số GVCN còn chưa đúng, đa số GVCN chưa thực sự tâm huyết với việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường. Một nguyên nhân có thể kể tới là do công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về hoạt động giáo dục KNS cho HS trong nhà trường chưa sâu sát, chưa ban hành các quy định, các tiêu chí cụ thể, chặt ch , chưa có kế hoạch thống nhất nội dung tiết sinh hoạt lớp cho GVCN trong từng tuần, từng tháng cho từng khối lớp của nhà trường. Vì vậy việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT của GVCN đạt hiệu quả chưa cao như mong muốn.

Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS trường PTDTNT THCS Thanh Sơn thông qua hình thức hoạt động Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trong những năm trở lại đây, phong trào Đoàn, Đội của nhà trường đã được triển khai thực hiện tốt, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh con em các dân tộc. Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Huyện Đoàn, phong trào Đoàn, Đội của nhà trường luôn đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS, phát huy được sức sáng tạo, nghị lực của tuổi trẻ học đường; tạo sân chơi an toàn, bổ ích, góp phần giáo dục KNS, trang bị cho đoàn viên thanh niên, đội viên nền tảng kiến thức vững vàng; giúp cho các em tự tin, chủ động trong học tập và rèn luyện. Tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường đã phát huy vai trò xung kích và tự quản trong các hoạt động tham gia theo dõi, đôn đốc các em học sinh trong các giờ tự học, các hoạt động trong khu KTX nhà trường…

Với sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện Đoàn thanh niên, trong 4 năm học 2016 – 2017 đến 2019 – 2020, tổ chức Đoàn, Đội nhà trường đã tổ chức khá nhiều hoạt động giáo dục KNS cho đội viên, đoàn viên thanh niên là các em học sinh nhà trường. Tổng hợp số liệu và nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn Đội thanh niên cụ thể như sau:

Bảng 2.10: Tổng hợp các hoạt động giáo dục KNS của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường từ năm học 2016 – 2017 đến 2019 – 2020

Theo số liệu thống kê, tác giả nhận thấy: Phong trào Đoàn, Đội của trường đã góp phần giáo dục, rèn luyện toàn diện HS, giúp các em nâng cao KNS, đồng thời có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tự nhiên, xã hội; đặc biệt là trang bị cho các em những kiến thức cũng như cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. Qua đó, giúp các em hiểu biết về pháp luật, ý thức công dân, tính kỷ luật, tinh thần “tương thân tương ái”, giúp đỡ bạn bè, biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, yêu trường và bè bạn; tự hào về truyền thống quê hương đất nước; đồng thời định hướng cho học sinh sống trung thực, biết yêu quý, trân trọng cái đẹp, phê phán cái xấu, tránh xa các tệ nạn xã hội, vươn lên trong học tập và tu dưỡng, góp phần hoàn thiện nhân cách.

Năm học 2018-2019 nhà trường chọn 2 dự án tham gia dự thi HSG KHKT cấp huyện, Đó là Trống Đất của Dân tộc Mường và Lễ Lập Tĩnh của Người Dao huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Cả 2 dự án đều được chọn dự thi cấp tỉnh và kết quả Dự án: Lễ Lập Tĩnh của Người Dao huyện Thanh Sơn, Phú Thọ đạt giải Ba. Hiện nay, nhà trường tiếp tục duy trì CLB VH dân tộc Mường theo Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc VH dân tộc Mường giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Hiện tại CLB đang hoạt động có hiệu quả. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Tuy nhiên hoạt động mang tính thường xuyên được tổ chức nhiều nhất của tổ chức Đoàn Đội chủ yếu là các hoạt động bề nổi mang tính phong trào như: hoạt động văn hoá văn nghệ (thu hút 3.980 học sinh tham gia), các trò chơi vận động và hoạt động thể thao (có 2.750 học sinh tham gia). Tổng phụ trách Đội chưa xây dựng được các chương trình chiều sâu như các diễn đàn về giáo dục KNS, các chương trình giáo dục mang tính chuyên biệt để đoàn viên thanh niên, thiếu niên nhà trường được trải nghiệm. Các chương trình chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi, bởi vậy hiệu quả chưa có chiều sâu.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là Tổng phụ trách Đội và các cộng sự còn chưa được tập huấn nhiều về việc tổ chức hoạt động GD KNS cho các em HS dân tộc nội trú; Công tác GD KNS được Phòng giáo dục, huyện Đoàn xây dựng và đề ra nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Kinh phí chi cho các hoạt động của Đoàn, Đội của nhà trường còn chưa có nhiều, chủ yếu từ các nguồn xã hội hóa, vì vậy, đây cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống của tổ chức Đoàn, Đội chưa đạt kết quả như mong muốn.

Bảng 2.11: Thống kê các hoạt động GD kĩ năng sống cho HS thông qua HĐ GD ngoài giờ lên lớp do tổ chức Đoàn, Đội phối hợp với các lực lượng đã thực hiện từ năm 2016 đến nay

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy: 15 hoạt động trên đã thu hút được đông đảo HS tham gia. Sau mỗi chương trình tổ chức các hoạt động GDKNS, các em học sinh thấy vui vẻ, hòa đồng với thầy cô và bạn bè; tự tin nhanh nhẹn và nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật. Sông có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng và các em có thêm rất nhiều kiến thức về cách bảo vệ và chăm lo sức khỏe cá nhân, bảo vệ an toàn cho bản thân, biết cách chuẩn bị sắp xếp các đồ dùng cá nhân và tập thể cho những chuyến đi thực tế vài ngày, và một điều cực kỳ quan trọng là các em thêm hiểu biết về các giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương của tổ quốc, biết cách ứng xử khi tham gia vào các hoạt động đó.

Em Đinh Thị Lan, học sinh lớp 7A khi được phỏng vấn đã chia sẻ: “Khi mới vào lớp 6, em còn rất bỡ ngỡ và lạ lẫm, bởi môi trường học tập cũng như môi trường sống đều thay đổi. Vì vậy, ngoài giờ lên lớp em rất ít tiếp xúc, giao lưu với mọi người. Sau khi tham gia Câu lạc bộ Khéo tay hay làm của trường, em được các anh chị lớp trên cũng như thầy cô tận tình chỉ bảo, hướng dẫn. Sau mỗi buổi tham gia các hoạt động của câu lạc bộ đã giúp em gần gũi hơn với các bạn; em có cơ hội được thể hiện mình, được rèn luyện thường xuyên sở trường của bản thân giúp em tự tin hơn”.

Hiện nay, nhà trường có 9 Câu lạc bộ trải nghiệm thu hút sự tham gia của gần 300 học sinh như: Khéo tay hay làm, dân ca dân vũ, truyền thông, tiếng Anh, văn học, hiphop, thể thao… Những hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành cho học sinh các giá trị sống, kỹ năng sống tích cực và hoàn thiện nhân cách.

Đánh giá chung về hiệu quả GDKNS của công tác Đoàn, Đội cho HS đã có những thành công đáng khích lệ, tuy nhiên việc tổ chức các HĐ trên chưa thật sự thường xuyên, tính tổ chức các hoạt động chuyên nghiệp chưa cao, vì vậy hiệu quả còn đạt ở mức bình thường, chưa cao. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Tóm lại: Việc quản lý chương trình, nội dung hoạt động giáo dục KNS của BGH nhà trường có một số hạn chế. Việc quản lý các nội dung, chương trình hoạt động giáo dục KNS qua hoạt động GD NGLL đã được chú ý hơn; Việc quản lý một số nội dung, chương trình giáo dục KNS dạy tích hợp vào các môn học văn hóa và GD KNS thông qua công tác chủ nhiệm lớp của BGH nhà trường bị đánh giá ở mức độ tương đối thấp. Với đặc thù riêng ở trường PTDTNT THCS là GVCN ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, giáo viên trường PTDTNT có nhiệm vụ quy định riêng theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú [13]. Thêm vào nữa việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho HS qua công tác chủ nhiệm lớp cũng làm GVCN gặp nhiều khó khăn, đôi khi ngại thực hiện.

2.3.3.4. Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS

Qua khảo sát, phỏng vấn các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh trong và ngoài nhà trường, tác giả nhận thấy công tác quản lý sự phối hợp của các lực lượng thực hiện khá hiệu quả. Các đoàn thể như Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, tổng phụ trách Đội có sự chỉ đạo và phối hợp để tổ chức các hoạt động lớn cho HS được an toàn và thành công.

Hàng năm nhà trường phối hợp với Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản huyện tổ chức tuyên truyền về ma tuý, HIV/AIDS, về sức khỏe sinh sản, về an toàn giao thông, mua bán người trái phép. Số học sinh tham dự mỗi năm học được ít nhất 1 lần/ 1 nội dung. Việc phối hợp triển khai các nội dung giáo dục KNS cho học sinh phổ thông DTNT

THCS Thanh Sơn bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và các KNS cơ bản. Các em học sinh THCS đã nắm được một số nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ chẳng hạn như các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông; biết được ý nghĩa của một số loại báo hiệu đường bộ; một số quy tắc giao thông đường bộ; một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; chấp hành theo các báo hiệu đường bộ, tham gia giao thông đảm bảo an toàn, đúng pháp luật. Nắm được các nguyên tắc an toàn khi đi bơi, cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị đuối nước. Có kĩ năng phòng chống một số loại thiên tai, tai nạn tại địa phương. Nhận biết một số loại ma túy thường gặp, các thủ đoạn của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy; các thủ đoạn của tội phạm bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, đưa trẻ em qua biên giới…

Trong 4 năm học 2016 – 2017 đến 2019 – 2020 nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đơn vị tổ chức tuyên truyền giáo dục KNS cho học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Số liệu cụ thể được phản ánh trong bảng 2.11 dưới đây.

Bảng 2.12: Thống kê hoạt động của các tổ chức, cơ quan tham gia GDKNS

Theo số liệu thống kê ở bảng 2.12, mọi năm trường PTDTNT THCS đều tổ chức phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia GDKNS cho các em học sinh như: Trung tâm y tế, Công an huyện, hội Chữ thập đỏ….cùng nhau phối hợp tổ chức các chuyên đề nói chuyện, hướng dẫn các kỹ năng cơ bản thực hiện các hoạt động GDKNS cho đông đảo học sinh nhà trường tham gia. Tuy nhiên, một số nội dung của các chương trình phối hợp này chủ yếu mang tính chất tuyên truyền với hình thức thuyết trình là chủ yếu, vì dụ như chương trình về tác hại của ma túy và căn bệnh thể kỷ HIV/AIDS, về Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, về phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị thương… các sử dụng thuốc sát khuẩn và đeo khẩu trang đúng cách phòng chống vi rút…

Trong các hoạt động giáo dục KNS của nhà trường, chưa có sự tham gia của cha mẹ các em học sinh, mà chỉ có sự tham gia đại diện của hội cha mẹ học sinh. Học sinh người dân tộc thiểu số chiến tới 97% trong trường, cha mẹ các em trình độ văn hoá thấp, một số cha mẹ các em còn không thông thạo tiếng phổ thông nên việc giao tiếp xã hội còn hạn chế. Địa bàn cư trú của các gia đình trên phạm vi rất rộng, rải rác khắp các bản vùng cao trong các xã, thị trấn của huyện. Nhiều học sinh nhà cách xa trường gần 100 km, giao thông đi lại khó khăn nên trong năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh 02 lần/1 năm, nhưng tỷ lệ phụ huynh có mặt tham gia họp còn chưa cao. Nhiều phụ huynh không biết con em mình được sinh sống, học tập và giáo dục như thế nào ở trường Nội trú . Điều quan tâm hàng đầu của cha mẹ học sinh vẫn là kết quả học tập thông qua điểm số và ý thức học chuyên cần của học sinh. Cho nên các hoạt động giáo dục KNS của trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn chưa thực sự nhận được sự quan tâm sâu sát của cha mẹ HS.

Nhìn vào bảng thống kê 2.12 cho thấy: các chương trình phối hợp được thực hiện khá đều đặn hàng năm với số lượng học sinh tham gia đông đảo. Nghiên cứu sâu về các hoạt động này thì thấy một thực tế là các nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện đều do các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường chủ động xây dựng và chỉ thống nhất với nhà trường về chủ đề và thời gian thực hiện. Một số nội dung khác như đánh giá chất lượng, hiệu quả của buổi phối hợp tuyên truyền GDKNS chưa được chú ý. Một số cơ quan chuyên môn chưa được đào tạo về kỹ năng sư phạm về tâm lý học sinh nên hoạt động tuyên truyền thường mang tính chất nói nhiều lý thuyết, chưa có thực hành cụ thể và thiếu sự hấp dẫn, sinh động. Một số nội dung giáo dục KNS chưa biến thành các hoạt động mang tính trải nghiệm cho học sinh nên hiệu quả của các chương trình này cũng chưa cao.

2.3.3.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống của BGH nhà trường, tác giả đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá để tiến hành khảo sát 18 CBQL, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn của nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo bốn mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Chưa tốt. Kết quả thu được ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS của BGH nhà trường

Kết quả điều tra ở bảng 2.13 cho thấy công tác xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường còn chung chung, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung của nhà trường, công tác kiểm tra đánh giá của

BGH nhà trường cũng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đánh giá ở mức độ thấp (44.6%), việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của BGH nhà trường được đánh giá chưa tốt ở mức độ cao (22.2% – 34.4%), đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động GDKNS, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, chưa phát huy được tính tích cực tham gia của các em học sinh.

Ý kiến của nhiều giáo viên và cả cán bộ quản lý cho thấy: hầu hết các hoạt động kiểm tra đánh giá KNS của học sinh vẫn áp dụng theo hình thức cũ: kiểm tra kiến thức trên giấy, sổ sách. Các hoạt động GD KNS được tổ chức nhưng không có tiêu chí đánh giá rõ ràng về mức độ đạt được của học sinh khi rèn KNS. Đây cũng là một khó khăn khiến cho việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả GD KNS thiếu hiệu quả. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy cán bộ quản lý nhà trường đều mạnh dạn cho rằng: Chưa có tiêu chí cụ thể đối với quản lý việc kiểm tra đánh giá kết qủa GD KNS cho học sinh thông qua kế hoạch nên nhà trường còn lúng túng và chưa thực sự áp dụng đồng nhất.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn

2.4.1. Một số kết quả nổi bật

Ngay từ năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo, nhà trường đều đã xác định ngay từ đầu với 5 mục tiêu giáo dục đề ra: “Tiếp tục hoàn thiện nhà trường phổ thông tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, hội nhập khu vực và thế giới”. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học, trong đó dự kiến các chủ đề, phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề, từng khối lớp (lứa tuổi) và phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho giáo viên trong trường thực hiện trong đó có hoạt động GD KNS, qua cuộc họp đầu năm và qua các văn bản chỉ đạo của nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ giáo dục -Đào tạo ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở các trường phổ thông.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường là những người nhiệt tình, sáng tạo, có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà trường thường xuyên chú ý bồi dưỡng chuyên môn cũng như tư tưởng chính trị, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều giáo viên chủ động tự nguyện theo học các hệ đào tạo tại chức, vừa học vừa làm, liên thông để tự nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ.

Các em học sinh dân tộc thiểu số của trường đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ. Từng bước hiểu rõ và thực hiện tương đối tốt các kỹ năng đã được học như: Không phá cây xanh trong sân trường và nơi công cộng; sử dụng điện năng trong KTX an toàn, tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, học sinh không hút thuốc lá… Đặc biệt các em đã chủ động hơn trong bày tỏ quan điểm, tự tin thể hiện khả năng của bản thân… Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Từ năm 2017-2018, CB, GV nhà trường đã tham gia một số lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ thực hiện hoạt động GDKNS như phòng chống tai nạn thương tích (tai nạn đuối nước), công tác tư vấn tâm lý học đường, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên…: Một số giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các tiết dạy. Công tác giáo dục kĩ năng sống được chú trọng và triển khai có hiệu quả qua từng năm học. Một số đồng chí giáo viên chủ nhiệm đã chủ động tham gia các khóa học KNS … để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho chính mình.

Ông LTN Phó Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn cho biết: “Học sinh đang theo học tại nhà trường hầu hết là các em đều từ các thôn, bản xa đến học tập và ở bán trú tại trường, ban đầu thiếu kỹ năng thực hành, giao tiếp, giải quyết vấn đề, đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Ðể giúp các em học sinh vượt qua những tự ti, mặc cảm, ngại nói, ngại tiếp xúc và hơn hết là hoàn thiện những kỹ năng sống cơ bản, Ban Giám hiệu nhà trường đã xây dựng nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Từ những việc nhỏ như mắc màn trước khi ngủ, thể dục buổi sáng, vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, tắm và giặt quần áo mỗi ngày đến những kỹ năng về giao tiếp, tư duy sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề, hợp tác, thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, ứng phó khi bị bắt nạt… Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường tích hợp vào nội dung bài học ở tất cả các môn học, trong đó chủ yếu ở các môn: văn học, giáo dục công dân, sinh học, lịch sử, địa lý; lồng ghép trong giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp. Kết quả chất lượng giáo dục học sinh năm học 2019 – 2020 của nhà trường có: 14,5% đạt học sinh giỏi; 55,4% đạt học lực khá; 91,5% đạt hạnh kiểm tốt. Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường PTDTNT THCS Thanh Sơn là các em học sinh đã tạo được mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò, tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, thích nghi với cuộc sống mới”.

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế

Hiện nay, hiệu quả đạt được về giáo dục KNS của nhà trường vẫn còn chưa cao, vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh vẫn là vấn đề mới mẻ, nên cán bộ quản lý nhà trường vẫn chưa tìm ra phương pháp giáo dục hợp lý để xây dựng nội dung giáo dục KNS cho học sinh. Việc giáo dục KNS trong các nhà trường còn một số hạn chế, như: đa phần là lồng ghép, tích hợp các môn học, chưa được xây dựng thành môn học riêng trong chương trình phổ thông nên việc thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Học sinh là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, con em hộ nghèo chiếm 26%; nhiều học sinh nhận thức còn hạn chế. Cha mẹ học sinh hầu hết ở xa trường ít có điều kiện quan tâm đến con em mình. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh dời địa phương đi làm ăn xa cả năm không về giao con cho nhà trường. Mỗi khi cần phối hợp với gia đình, nhà trường gặp phải rất nhiều khó khăn, phụ huynh phó mặc hoàn toàn công tác giáo dục học sinh cho nhà trường. Bên cạnh đó nhiều học sinh có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước mà không có sự cố gắng vươn lên. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục KNS nói riêng và các mặt công tác khác của học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Nhà trường chưa có Nhà đa năng để tổ chức các hoạt động đối với loại hình trường chuyên biệt như: ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt đội, sinh hoạt nội trú. Mỗi khi gặp thời tiết không thuận lợi (những tháng mùa mưa cũng như những tháng mùa đông giá lạnh) đều phải duy trì hoạt động trong bối cảnh như vậy. Nhà trường chưa có nhà công vụ nên một số giáo viên, nhân viên phải đi thuê nhà để ở, phần nào cũng ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ giáo viên nhân viên. Vùng tuyển sinh ngày càng thu hẹp chất lượng đầu vào lớp 6 ngày càng hạn chế.

2.4.3. Nguyên nhân

Trường PTDTNT THCS hiện nay thiếu các hướng dẫn cụ thể cũng như các định hướng mang tính bắt buộc của ngành Giáo dục về giáo dục KNS. Các văn bản chủ yếu đều có lưu ý “khuyến khích các hoạt động giáo dục KNS” song chưa có yêu cầu cụ thể và tài liệu đối với từng bộ môn, từng kĩ năng sống cần phải giáo dục, đào tạo cho học sinh như thế nào.

Việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hiệu quả công tác GD KNS cũng chưa thường xuyên, chưa đánh giá được theo giai đoạn của quá trình giáo dục.

Đối với đội ngũ giáo viên, mặc dù đã thực hiện hình thức dạy học lồng ghép GD KNS cho học sinh song chưa thường xuyên, chưa mang tính thực tiễn cao, hiệu quả còn hạn chế. Do áp lực của các kỳ thi, quỹ thời gian có hạn nên GV chú trọng nhiều đến việc dạy kiến thức cho HS để đáp ứng các kỳ thi Toán, Tiếng Anh trên internet, thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi toán, tiếng Việt…nên chưa trang bị được cho các em học sinh các kĩ năng tự bảo vệ mình tránh khỏi những mối nguy hiểm đến bản thân.

Việc đánh giá về công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh thông qua các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, … đôi khi còn hời hợt, còn mang tính chủ quan.

Việc tổ chức các hoạt động lớn GD KNS thông qua GD HĐ NGLL của hoạt động Đoàn, Đội chưa được liên tục, công tác khen thưởng ít vì kinh phí chi cho các hoạt động không đủ đáp ứng nhu cầu.

Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở trường PTDTNT THCS huyện Thanh Sơn, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, nhà trường đã đưa hoạt động giáo dục KNS vào nhà trường, đã có sự phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, Tổng phụ trách Đội, phối hợp với công đoàn, Đoàn TN, hội CMHS và các ban ngành ở địa phương như: Phòng Giáo dục, Công an, Ban chỉ huy quân sự, trung tâm y tế, Hội chữ thập đỏ, Ban an toàn giao thông… huyện Thanh Sơn và các đoàn thể của huyện như hội cựu chiến binh, huyện Đoàn, huyện hội phụ nữ… tham ra giáo dục KNS cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục KNS cho học sinh, tuy nhiên nhà trường chưa thực sự tổ chức quản lý có hiệu quả việc giáo dục KNS cho học sinh, vì vậy kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế.

Nhận thức của một bộ phận nhỏ giáo viên và GVCN về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh chưa thật sự thấu đáo. Năng lực của đội ngũ CBQL, GV tham gia thực hiện giáo dục KNS cho học sinh còn hạn chế.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS thông qua các hoạt động tích hợp trong các môn học văn hóa, thông qua hoạt động của GVCN… vẫn còn lúng túng, chưa được thực hiện tốt. Hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục KNS chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện.

Cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục KNS cho học sinh chưa phù hợp.

Với thực trạng nói trên, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp tổ chức QL giáo dục KNS phù hợp, mang tính khả thi để tăng hiệu quả tổ chức cũng như hiệu quả quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường PTDT Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

One thought on “Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

  1. Pingback: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464