Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội
Quản Bạ là huyện vùng cao biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Hà Giang 44km, là huyện cửa ngõ của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Nơi đây được biết đến với danh thắng nổi tiếng cùng với khí hậu quanh năm mát mẻ.
Quản Bạ có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 22057’ đến 23010’ vĩ độ Bắc và 1040 40’30” đến 1050 kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Minh; phía Nam giáp huyện Vị Xuyên.
Địa hình của huyện Quản Bạ có độ cao trung bình từ 1.000m – 1.600m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi được phân thành 4 loại địa hình: Địa hình núi cao, địa hình núi thấp, dịa hình thung lũng, địa hình Castơ.
Theo niên giám thống kê năm 2010, dân số của toàn huyện là 45.426 người, mật độ dân số: 85 người/km2. Là nơi cư trú của 14 dân tộc, trong đó gần 60% là dân tộc Mông, khoảng 14% là dân tộc Dao, dân tộc Tày chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt Quản Bạ là địa phương duy nhất có dân tộc Bố Y (hiện chỉ còn 881 người và hầu hết sống tập trung ở xã Quyết Tiến). Các dân tộc có đời sống văn hóa, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và các lễ hội lớn như: Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao, Lễ hội gầu tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng Tồng dân tộc Tày…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Hiện nay trong toàn huyện có 08 trường PTDT bán trú THCS với đội ngũ CBQL,GV như sau:
Bảng 2.1. Tình hình CBQL, GV ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ năm học 2019-2020
Nhìn chung các trường cơ bản đủ về số lượng CBQL và GV theo định mức biên chế trường PTDT bán trú THCS. Cơ cấu theo bộ môn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giáo dục.
100% số CBQL, GV đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo. Số CBGV đạt trình độ trên chuẩn là 0,6%, hiện nay có thêm 01 giáo viên được cử đi đào tạo thạc sĩ. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Về quy mô trường lớp và cơ cấu thành phần dân tộc của các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ:
Bảng 2.2. Tình hình học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ năm học 2019-2020
Hầu hết HS của các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là DTTS chiếm gần 100% tổng số HS. Trong đó dân tộc Mông chiếm (52%), Dao (29%) dân tộc Tày (12%), dân tộc khác chiếm (7%) số học sinh.
Về kết quả xếp loại hai mặt giáo dục học sinh Bảng 2.3a. Năm học 2018-2019
Bảng 2.3b. Năm học 2019-2020
Nhìn chung chất lượng hai mặt giáo dục của các em học sinh trong hệ thống trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020 khá đồng đều. Tỷ lệ HS khá giỏi, HS trung bình giữa các trường tương đối đều nhau. Điều này cho thấy mặt bằng giáo dục trên địa bàn huyện Quản Bạ giữa các trường là tương đồng nhau.
Kết quả học tập của HS có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Số HS có học lực khá giỏi năm 2019-2020 tăng thêm 2,6% so với năm học 2018-2019. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, học sinh phải nghỉ học ở nhà (học online) kéo dài, một số em không có điều kiện để học online nên bị ảnh hưởng khá nhiều về chất lượng giáo dục dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu kém năm học 2019-2020 có tăng so với năm học 2018-2019.
Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm Tốt, khá trong hai năm học đều đạt trên 90%, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm kém. Điều đó chứng tỏ HS các trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có đạo đức lối sống tốt, hiền lành, ngoan ngoãn.
Khái quát về trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang: Trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có 08 trường PTDT bán trú THCS với tổng số 195 cán bộ, giáo viên và nhân viên trong đó có: 24 người là CBQL, 150 giáo viên trực tiếp giảng dạy và 21 nhân viên (y tế học đường, cán bộ thiết bị, thư viện, kế toán).
Với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo bồi dưỡng, trình độ cho đội ngũ GV đến nay 100% CBQL,GV,NV trong các trường PTDT bán trú đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (trong đó 01 thạc sĩ, 01 đang học thạc sĩ, 140 ĐH).
100% CBQL – GV, nhân viên trong các nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác dân chủ hóa trong trường học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ CBQL,GV, nhân viên liên tục được nâng lên. 100% GV xếp loại chuyên môn khá, giỏi trong đó có 42 thầy cô đạt GV dạy giỏi các cấp.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng giáo dục BSVH cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS và quản lí hoạt động này ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BSVH cho HS.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của CBQL, GV, học sinh, về giáo dục bản sắc văn hóa cho HS.
- Thực trạng giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giáo dục BSVH cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
- Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên
- Điều tra bằng phiếu hỏi: Chúng tôi xây dựng 03 phiếu (phiếu số 1 khảo sát 24 CBQL, phiếu 02 khảo sát 150 GV, phiếu 03 khảo sát 200 HS) để tìm hiểu về thực trạng giáo dục BSVH cho học sinh các trường THPT huyện Quản Bạ tỉnh, Hà Giang và 01 phiếu điều tra tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BSVH cho HS mà đề tài đưa ra trên đối tượng là CBQL, GV.
Phương pháp xử lý số liệu khảo sát
Từ thông tin thu được trên phiếu khảo sát (Likert với 5 mức) được chúng tôi tiến hành xử lý theo hình thức tính điểm trung bình bằng phần mềm Excel như sau:
Xử lý bằng cách tính điểm trung bình như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
- +/ Ứng với mỗi ý kiến chọn vào mức Hoàn toàn không đồng ý/ Chưa bao giờ/ Không hiệu quả = 1 điểm;
- +/ Ứng với mỗi ý kiến chọn vào mức Không đồng ý/Hiếm khi/Hiệu quả ít 2 điểm;
- +/ Ứng với mỗi ý kiến chọn vào mức Ít đồng ý/ Thỉnh thoảng/Hiệu quả tương đối = 3 điểm;
- +/ Ứng với mỗi ý kiến chọn vào mức: Cơ bản đồng ý/Thường xuyên/ Cơ bản hiệu quả = 4 điểm;
- +/ Ứng với mỗi ý kiến chọn vào mức Hoàn toàn đồng ý – Rất thường xuyên – Hoàn toàn hiệu quả = 5 điểm;
Dựa trên số liệu thu được, tính điểm trung bình (ĐTB) theo công thức: ĐTB = Tổng điểm các mức độ/ Số lượng đối tượng tham gia khảo sát:
- Mức 1 (mức rất thấp): ĐTB từ 1,0 đến 1,8 điểm.
- Mức 2 (mức thấp): ĐTB từ 1,81 đến 2,6 điểm.
- Mức 3 (mức trung bình): ĐTB từ 2,6 đến 3,4 điểm
- Mức 4 (mức cao): ĐTB từ 3,4 đến 4,2 điểm
- Mức 5 (mức rất cao): ĐTB từ 4,2 đến 5,0
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
2.3.1. 1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh
- Nhận thức về ý nghĩa của GDBSVH cho HS
Để tìm hiểu về nhận thức của CBQL, GV các trường PTDT bán trú trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang về ý nghĩa của GDBSVH cho học sinh chúng tôi sử dụng (câu hỏi số 1 phụ lục 1 và phụ lục 2) để khảo sát 24 CBQL và 150 giáo viên của 08 trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện. Kết quả khảo sát qua xử lý thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa giáo dục bản sắc văn hóa cho HS
Từ bảng 2.4 cho thấy cả 5 ý nghĩa của việc GDBSVH cho học sinh mà đề tài đưa ra đều được các thầy cô đánh giá ở mức điểm trung bình từ 3,78 đến 4,27. Điều này chứng tỏ tất cả CBQL và GV các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ cho rằng GDBSVH có ý nghĩa: góp phần phát triển cho học sinh nhân cách văn hóa dân tộc; giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong các em học sinh; giúp học sinh tự hào về truyền thống và nguồn gốc tộc người; giới thiệu được nét văn hóa này đến với những HS khác không cùng tộc người; bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh người DTTS.
Phỏng vấn thầy N.T.B – Phó Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Bát Đại Sơn được biết “Trong hoạt động giáo dục nhà trường thì hoạt động GDBSVH cho học sinh có ý nghĩa quan trọng, nhờ có hoạt động GDBSVH mà các em hiểu biết sâu sắc hơn về các nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ đó có thức giữ gìn, phát huy BSVH của dân tộc mình cũng như thêm yêu quê hương, đất nước con người Việt Nam”. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Tựu trung lại, các CBQL, GV các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã có nhận thức cao về ý nghĩa của hoạt động GDBSVH cho HS đây là tiền đề quan trọng giúp quá trình tổ chức các hoạt động GDBSVH cho học sinh trong các nhà trường đạt hiểu quả.
2.3.1.2. Nhận thức về nội dung giáo dục giá trị văn hoá dân tộc cho học sinh
Chúng tôi sử dụng (câu hỏi số 1 phụ lục 1 và phụ lục 2) để khảo sát 24 CBQL và 150 giáo viên của 08 trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ về nội dung giáo dục BSVH cho học sinh. Kết qủa cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Nhận thức về nội dung giáo dục BSVH cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Tất cả 6 items về nội dung giáo dục BSVH cho học mà đề tài khảo sát đều được CBQL và GV đánh giá đạt từ số điểm 3,71 đến 4,02 (mức 4). Điều đó cho thấy CBQL và GV đều đồng tình ở mức cao rằng nội dung giáo dục BSVH cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là nội dung: Giáo dục học sinh nét văn hóa trong ẩm thực của từng dân tộc; Giáo dục học sinh giá trị văn hóa tộc người qua trang phục; Giáo dục học sinh nét văn hóa trong nghệ thuật dân tộc như: trong các làn điệu dân ca, câu hát của người dân tộc như: hát sli, hát lượn, then, múa khèn…; Giáo dục cho học sinh những giá trị văn hóa về phong tục, truyền thống của tộc người đang sinh sống tại địa phương; Giáo dục học sinh về những nét văn hóa trong sinh hoạt, tín ngưỡng của tộc người; Giáo dục học sinh những nề nếp, quan niệm về giáo dục con cái của một số tộc người.
Phỏng vấn thầy N.T.S (Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Bát Đại Sơn) được biết “Để công tác GDBSVH cho học sinh các trường bán trú đạt hiệu quả cao thì cần đa dạng các nội dung GDBSVH cho học sinh bởi vì BSVH không chỉ thể hiện qua trang phục, ẩm thực mà còn thể hiện qua nếp sống hằng ngày của các đồng bào dân tộc, qua các làn điệu dân ca, câu hát truyền thống,…
CBQL, GV được hỏi đều nhất trí cao các nội dung GDBSVH cho học sinh mà đề tài đưa ra.
- Nhận thức về hình thức giáo dục giá trị văn hoá dân tộc cho học sinh
Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang về các hình thức GDBSVH cho học sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 ở phụ lục số 1 và số 2 để khảo sát. Kết qủa thu được thể hiện ở bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6. Nhận thức về hình thức giáo dục BSVH cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Tất cả CBQL,GV được hỏi đều thống nhất ở mức cao về nhận thức về các hình thức tổ chức giáo dục BSVH cho học sinh (ĐTB từ 3,44, đến 4,3). Đặc biệt hình thức “Tổ chức hoạt động trải nghiệm để GDBSVH cho học sinh” được các thầy cô đánh giá ở mức rất cao (mức 5 với điểm ĐTB = 4,3). Điều này cho thấy các CBQL cũng như GV đều khẳng định rằng đó là những hình thức thích hợp để giáo dục BSVH dân tộc cho học sinh.
Phỏng vấn thầy L.T.A Hiệu trưởng trường PTDT bán trú Cán Tỷ, thầy cho biết “Có rất nhiều hình thức tổ chức GDBSVH cho học sinh như: GDBSVH qua trang phục, ẩm thực, qua phong tục tập quán,…tuy nhiên trước sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay thì nhiều giá trị bản sắc văn hóa ngày càng mai một nên để giáo dục BSVH cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm là rất thiết thực. Các em vừa được học tập vừa được trải nghiệm những nét VH đặc sắc của dân tộc mình”.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu về định lượng, kết quả phỏng vấn cho phép chúng tôi khẳng định: CBQL, GV tại 8 trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang mà đề tài lựa chọn khảo sát đều khẳng định rằng 11 hình thức nêu trên là những hình thức thích hợp để GDBSVH cho học sinh trong nhà trường.
2.3.1.2. Thực trạng nội dung giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh
Để tìm hiểu thực trạng các nội dung giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 ở phụ lục số 1 và số 2 để tiến hành khảo sát trên 24 CBQL và GV tại 08 trường PTDTBT THCS huyện Quản Bạ. Kết qủa thu được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng các nội dung giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Có 4 nội dung GDBSVH cho học sinh khi khảo sát được các CBQL,GV đánh giá ở mức cao đó là các nội dung: Giáo dục học sinh nét văn hóa trong ẩm thực của từng dân tộc; Giáo dục học sinh giá trị văn hóa tộc người qua trang phục; Giáo dục cho học sinh những giá trị văn hóa về phong tục, truyền thống của tộc người đang sinh sống tại địa phương; Giáo dục học sinh về những nét văn hóa trong sinh hoạt, tín ngưỡng của tộc người (ĐTB từ 3,58 đến 4,06). Điều này chứng tỏ các nội dung trên đã thường xuyên được các nhà trường tổ chức để giáo dục BSVH cho các em học sinh.
Có một nội dung được các thầy cô đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,82) đó là nội dung “Giáo dục học sinh nét văn hóa trong nghệ thuật dân tộc như: trong các làn điệu dân ca, câu hát của người dân tộc như: hát sli, hát lượn, then, múa khèn…” chứng tỏ ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Quản Bạ mới chỉ thỉnh thoảng tổ chức nội dung giáo dục BSVH này cho các em. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Đặc biệt có một nội dung được đánh giá là hiếm khi tổ chức cho các em đó là “Giáo dục học sinh những nề nếp, quan niệm về giáo dục con cái của một số tộc người” (ĐTB = 2,43 điểm).
Phỏng vấn thầy N.S.N (Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Thái An) cho biết: “trong công tác GDBSVH cho học sinh nhà trường đã chỉ đạo các thầy cô cần phải đa dạng hóa các nội dung cũng như hình thức tổ chức các hoạt động GDBSVH cho các em. Tuy nhiên, có một số nội dung chưa được các thầy cô thực hiện tốt đặc biệt như: giáo dục học sinh nét văn hóa trong nghệ thuật dân tộc, Giáo dục học sinh những nề nếp, quan niệm về giáo dục con cái của một số dân tộc,… điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do sự hiểu biết của đội ngũ GV về những nét văn hóa trong nghệ thuật dân tộc, sự hiểu biết về nề nếp, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc còn hạn chế; Xuất phát từ chính sự chỉ đạo chưa sát sao của đội ngũ CBQL nhà trường.
Tựu trung lại, hoạt động GDBSVH cho các em học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà giang đã được các nhà trường tổ chức với nhiều nội dung khác nhau tuy nhiên trên thực tế không phải tất cả những nội dung đề cập đến trên bảng 2.7 đều được đưa vào giáo dục trong phạm vi nhà trường.
- Khảo sát trên học sinh:
Bảng 2.8. Thực trạng các nội dung giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Kết quả khảo sát trên học sinh cho thấy: Đại đa số các em học sinh cũng cho rằng các nội dung: Giáo dục học sinh nét văn hóa trong ẩm thực của từng dân tộc; Giáo dục học sinh giá trị văn hóa tộc người qua trang phục; Giáo dục cho học sinh những giá trị văn hóa về phong tục, truyền thống của tộc người đang sinh sống tại địa phương; Giáo dục học sinh về những nét văn hóa trong sinh hoạt, tín ngưỡng của tộc người (ĐTB từ 3,58 đến 4,06) Thường xuyên được các thầy cô giáo tổ chức cho các em tham gia. Tuy nhiên nội dung “Giáo dục học sinh những nề nếp, quan niệm về giáo dục con cái của một số tộc người” hiếm khi được các thầy cô tổ chức cho các em tham gia.
Các em học sinh trường PTDT bản trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang khi đánh giá các nội dung GDBSVH đã đồng nhất với ý kiến đánh giá như các CBQL,GV. Điều này cho thấy các nội dung GDBSVH cho học sinh khi được triển khai đã thu hút được sự quan tâm của các em.
2.3.1.3. Thực trạng hình thức giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi (Câu 2 phụ lục số 1 và số phụ lục số 2) đối với 24 CBQL và 150 GV tại 08 trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Kết quả cụ thể như sau:
(i) Kết quả khảo sát trên CBQL, GV: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Bảng 2.9. Thực trạng hình thức giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hình thức “Giáo dục BSVH cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm” được hầu hết các thầy cô giáo cũng như cán bộ quản lý ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ lựa chọn đánh giá ở mức rất cao (đạt mức 5 với ĐTB = 4,3). Điều đó cho thấy CBQL cũng như GV rất quan tâm đồng thời rất thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục BSVH cho học sinh.
Tuy nhiên hình thức “Tổ chức dự án nghiên cứu tìm hiểu về nét đẹp trong VH tộc người” để giáo dục BSVH cho học sinh là hình thức hạn chế tổ chức trong phạm vi nhà trường hơn cả, điểm TB qua khảo sát trên GV và CBQL chỉ ở mức 2 (ĐTB=2,42 điểm), thực tế đây cũng là một nội dung giáo dục được đưa vào trong nhà trường để triển khai giáo dục nhưng triển khai dưới hình thức nghiên cứu dự án về văn hóa lại chưa phải là hình thức ưu thế trong thực tiễn các nhà trường PTDT bán trú cấp THCS, chủ yếu mới tiếp cận sử dụng hình thức này trong dạy học nhưng cũng không nhiều.
Dựa trên những kết quả về định lượng và định tính, tác giả luận văn có thể khẳng định: những hình thức giáo dục BSVH cho học sinh đều đã được triển khai trong thực tiễn các nhà trường PTDT bán trú cấp THCS tuy nhiên mức độ cao thấp cũng như sử dụng nhiều hay ít sử dụng thì ở mỗi đơn vị có khác nhau, về cơ bản là đã được tổ chức và ở mức trung bình và tương đối cao với ĐTB từ 3,28 đến 4,09.
(ii). Kết quả khảo sát trên học sinh:
Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 của phụ lục số 3 để khảo sát 200 học sinh tại 08 trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ. Kết quả cụ thể như bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thực trạng hình thức giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Qua khảo sát các em học sinh chúng tôi nhận thấy đa số các em cho rằng các hình thức GDVH như: “Lồng ghép trong dạy học phần kiến thức giáo dục địa phương qua trang phục; Tổ chức thi hát các làn điệu các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy,… giữa các khối lớp trong nhà trường; Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về văn hóa, BSVH các tộc người ở địa phương; Giáo dục kiến thức về bản sắc văn hóa qua các pano, poster trong nhà trường để giới thiệu và quảng bá giá trị văn hóa; Tổ chức cuộc thi ẩm thực có liên quan đén chủ để ẩm thực các dân tộc Việt Nam (tộc người tại địa phương); Giáo dục giá trị văn hóa tộc người qua trang bị tủ sách văn hóa trong các nhà trường” thường xuyên được các thầy cô giáo ở trường PTDT bán trú huyện Quản Bạ tổ chức giáo dục BSVH cho các em (ĐTB từ 3,45 đến 3,71). Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Hình thức “Tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục bản sắc văn hóa cho HS” được các em đánh giá là rất thường xuyên được tham gia (ĐTB =4,34). Điều đó chứng tỏ các thầy cô giáo ở các trường PTDT bán trú huyện Quản Bạ rất quan tâm đến hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm để GDBSVH cho các em.
Tuy nhiên hình thức “Tổ chức dự án nghiên cứu tìm hiểu về nét đẹp trong VH tộc người” các em đánh giá là hiếm khi thấy giáo viên tổ chức cho các em (ĐTB = 2,2). Đây cũng là một nội dung giáo dục BSVH cho HS được đưa vào trong nhà trường để triển khai tuy nhiên việc tổ chức các dự án nghiên cứu về văn hóa tộc người lại chưa phải là thế mạnh đối với các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
2.3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở
Để tìm hiểu về thực trạng lập kế hoạch giáo dục BSVH cho học sinh ở các trường PTDT bán trú cấp THCS tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi (Câu 3 phụ lục số 1 và số phụ lục số 2) đối với 24 CBQL và 150 GV tại 08 trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Kết quả qua xử lý thể hiện ở bảng như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường PTDT BT cấp THCS
Nhìn chung thực trạng lập kế hoạch GDBSVH cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã được các thầy cô giáo thực hiện cùng với việc xây kế hoạch năm học (ĐTB từ 3,47 đến 3,74). Chỉ có việc “Xây dựng KHGD giá trị văn hóa gắn với từng nội dung cụ thể: về ẩm thực dân tộc, về trang phục dân tộc và cách nhận biết, ý nghĩa; về phong tục và tập quán của tộc người, về tín ngưỡng tộc người, về văn hóa nghệ thuật của tộc người… được các thầy cô đánh giá ở mức trung bình (ĐTB = 2,95).
Phỏng vấn thầy N.V.Q (Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Cao Mã Pờ) cho biết “Các trường PTDT bán trú thì việc giáo dục BSVH cũng chính là thực hiện nhiệm vụ năm học nên ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt công tác xây dựng kế hoạch GDVH cho học sinh. Đồng thời đây cũng chính là thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc đưa giáo dục văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong nhà trường”.
Dựa trên kết quả khảo sát về mặt định tính và định lượng cho thấy: thực trạng công tác xây kế hoạch GDBSVH cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã được các CBQL triển khai, và được đánh giá ở mức là đạt hiệu quả tương đối. Điều này cho thấy có chỉ đạo nhưng trong thực tế lập kế hoạch vẫn còn những bất cập nhất định như chưa đồng bộ và toàn diện. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
2.3.3. Thực trạng tổ chức triển khai giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi (Câu 3 phụ lục số 1 và số phụ lục số 2) đối với 24 CBQL và 150 GV tại 08 trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh trường PTDTBT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các nội dung tổ chức GDBSVH cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang mà tác giả đề xuất đã được các thầy cô giáo triển khai thực hiện và được các CBQL, GV đánh giá là cơ bản hiệu quả (ĐTB từ 3,46 đến 4,03). Chỉ có nội dung “Tổ chức triển khai xây dựng tủ sách văn hóa (nơi lưu giữ các đặc điểm văn hóa tộc người ở địa phương)” được các CBQL, GV đánh giá ở mức trung bình (ĐTB = 3,2) tức là nội dung đó khi tổ chức thực hiện chỉ tương đối hiệu quả.
Phỏng vấn thầy N.V.H (Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Tả Ván) cho biết “Học sinh các trường PTDT bán trú đều là con em các đồng bào dân tộc thiểu số nên nhà trường rất chú trọng công tác GDBSVH cho các em, BGH luôn chỉ đạo sát sao các thầy cô giáo trong công tác triển khai các nội dung GDBSVH cho các em như: tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu văn hóa dân tộc, tổ chức các cuộc thi làm trang phục dân tộc, thi ẩm thực của đồng bào dân tộc,…”.
Qua số liệu khảo sát tại 8 trường PTDT bán trú cấp THCS ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho thấy: CBQL nhà trường đã có sự quan tâm chỉ đạo trong triển khai các hoạt động GDBSVH cho các em học sinh, với 10 hoạt động đưa ra khảo sát (bảng 2.12) đều được khẳng định là nhà trường đã tổ chức và mức độ hiệu quả tập trung ở 2 mức là hiệu quả ít và hiệu quả tương đối. Qua trao đổi với các CBQL nhà trường chúng tôi được biết, tuy những hoạt động này đã được triển khai nhưng tính hiệu quả không cao do nhà trường còn hạn chế trong khâu lên kế hoạch giáo dục BSVH theo hướng thiết kế theo mạch nội dung giá trị văn hóa mà chủ yếu quá trình tổ chức mang tính chất hoạt động bổ trợ được triển khai qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chủ yếu.
2.3.4. Thực trạng chỉ đạo giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Chúng tôi sử dụng câu 3 phụ lục số 1 và phụ lục số 2 để tiến hành khảo sát đối với 24 CBQL và 150 GV tại 08 trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trường PTDT BT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Nhìn chung hầu hết các CBQL,GV đều nhất trí cho rằng các nội dung chỉ đạo của CBQL trong việc GDBSVH cho học sinh khi triển khai thực hiện đều cơ bản hiệu quả (ĐTB từ 3,44 đến 3,62). Tuy nhiên nội dung “Chỉ đạo phối hợp với cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương trong thiết kế và tổ chức các hoạt động GDBSVH cho HS” là nội dung ít nhận được sự chỉ đạo của CBQL nhất (ĐTB = 3,12).
Thầy N.T.B – Phó Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Bát Đại Sơn cho biết : “Để việc giáo dục BSVH cho học sinh đạt hiệu quả như mong muốn thì BGH nhà trường cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, chỉ đạo sát sao các nội dung GDBSVH cho các em đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện rất cần sự phối hợp với các cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương. Tuy nhiên trên thực tế tại nhà trường thì công tác chỉ đạo phối hợp với các cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương là chưa tốt”.
Qua số liệu nghiên cứu định lượng và kết quả phỏng vấn, có thể khẳng định: CBQL trường PTDT bán trú THCS ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo giáo dục BSVH trong các nhà trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS, kết quả khảo sát cũng cho thấy những nội dung chỉ đạo này được đánh giá ở mức cơ bản hiệu quả. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để công tác giáo dục BSVH cho HS phát huy hiệu quả, tránh được việc tổ chức một cách chiếu lệ, hình thức.
2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS
Chúng tôi sử câu hỏi số 3 trong phụ lục 1 và phụ lục số 2 để tiến hành khảo sát 24 CBQL, 150 GV tại 08 trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang về thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác GDBSVH cho HS. Kết quả cụ thể như bảng 2.14.
Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trường PTDT BT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Hầu hết các nội dung kiểm tra đánh giá việc quản lý tổ chức giáo dục BSVH cho HS được các CBQL, GV đánh giá ở mức 4 ( ĐTB từ 3,4 đến 3,76 điểm) tức đa số thầy cô cho rằng: công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý tổ chức giáo dục BSVH cho HS là cơ bản hiệu quả, chỉ có một nội dung “Xây dựng tiêu chí đánh giá về các yếu tố điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động GDBSVH: con người, cơ sở vật chất, hình thức tổ chức,…” được các thầy cô đánh giá ở mức 2 (ĐTB = 3,3 điểm). Điều này cho thấy việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về các điều kiện ảnh hưởng đến GDBSVH còn chưa được sự đầu tư đúng mức của các nhà trường.
Dựa trên kết quả khảo sát thu được, có thể khẳng định: thực trạng tổ chức giáo dục BSVH cho học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện quả Bạ tỉnh Hà Giang đã được CBQL quan tâm chỉ đạo, những hoạt động giáo dục BSVH dân tộc cụ thể cũng đã được các GV quan tâm tổ chức trong nhà trường. Tuy nhiên cũng có những hình thức, nội dung khi tổ chức còn gặp nhiều hạn chế chưa phát huy hết hiệu quả giáo dục như mong muốn, việc xây dựng một số tiêu trí đánh giá hoạt động GDBSVH cho học sinh còn chưa được chi tiết cụ thể.
Hình 2.1. Biểu đồ kết quả khảo sát thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh các trường PTDT BT cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Để tìm hiểu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh tại các trường PTDT bán trú cấp THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục số 1 và phụ lục số 2) để khảo sát trên CBQL và GV. Kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.15 như sau:
Bảng 2.15. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hoá cho học sinh các trường PTDT bán trú cấp THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, Hà Giang
Hình 2.2. Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tổ chức giáo dục BSVH cho học sinh
Nhìn chung các CBQL,GV các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đều thống nhất cho rằng các yếu tố: “Năng lực của cán bộ quản lý; Năng lực của GV; chương trình, kế hoạch nhà trường; đặc điểm môi trường, văn hóa tộc người địa phương; Sự phối hợp giữa gia đình nhà trường” ảnh hưởng nhiều đến hoạt động GDBSVH cho học sinh (ĐTB từ 3,43 đến 3,71).
Có 3 yếu tố “Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị; Đặc điểm thành phần dân tộc học sinh đang học tại nhà trường; Sự quan tâm của chính quyền địa phương” được các thầy cô đánh giá là ít ảnh hưởng đến hoạt động GDBSVH cho học sinh các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Tóm lại, trong hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh tại các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: năng lực của CBQL; Năng lực của giáo viên; Chương trình, kế hoạch nhà trường; đặc điểm môi trường, văn hóa tộc người địa phương; sự phối hợp giữa gia đình nhà trường; cơ sở vật chất,… Do đó để làm tốt hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh thì dồi hỏi các nhà quản lý cần tính toán, kết hợp hài hòa các yếu tố để đạt đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi.
2.5. Đánh giá chung Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
2.5.1. Những điểm mạnh
Các trường PTDT bán trú huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đã có sự quan tâm không nhỏ trong công tác quản lý hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh, với quy mô các nhà trường không lớn, song các trường đã thực hiện rất tốt việc tuyên truyền nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giữ gìn và phát huy BSVH cho HS. Qua khảo sát tại 8 trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang chúng tôi nhận thấy:
CBQL và GV ở cả 8 trường PTDT bán trú đã có nhận thức cao về ý nghĩa, nội dung cũng như các hình thức tổ chức các hoạt động GDBSVH cho học sinh trong nhà trường. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp CBQL,GV có định hướng trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GDBSVH cho các em học sinh trong nhà trường.
Hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh đã được Chi bộ, Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo thường xuyên liên tục từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện. Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BGH đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động GDBSVH cho học sinh.
Các thầy cô cũng đã nhận thấy trong quá trình tổ chức giáo dục BSVH cho học sinh chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Năng lực của đội ngũ CBQL, năng lực của chính đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn học đường, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương,…
Tựu trung lại, quản lý hoạt động giáo dục BSVH cho HS ở trường PTDT bán trú THCS trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã được các nhà trường quan tâm và đã có những thành công bước đầu. Có được các ưu điểm trên là do:
Các nhà trường thường xuyên tổ chức học tập và quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về mục tiêu giáo dục phổ thông, định hướng phát triển giáo dục và phát triển con người. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Tập thể sư phạm đã xác định “Giáo dục cho HS của trường PTDT bán trú biết giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nhà trường rất quan tâm xây dựng, tổ chức các nội dung ngoại khóa, trải nghiệm về công tác giáo dục BSVH cho HS. Đồng thời nâng cao trách nhiệm, đổi mới cách quản lý trong đội ngũ CBQL, có biện pháp chỉ đạo phù hợp để giáo dục BSVH cho HS đạt hiệu quả cao.
2.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công thì hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh tại các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cũng có những hạn chế nhất định:
Một số ít cán bộ quản lý, giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến việc quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh trong nhà trường, việc thực hiện còn chiếu lệ.
Việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động GDBSVH cho học sinh chưa đồng bộ, chưa cụ thể. Một số tiêu chí kiểm tra, đánh giá chưa được quan tâm xây dựng.
Số ít nội dung giáo dục BSVH cho học sinh thực hiện chưa thường xuyên. Một số hình thức giáo dục BSVH cho học sinh còn ít được thực hiện như: Lồng ghép giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong các buổi sinh hoạt lớp. Thiếu sự phối hợp với gia đình học sinh, các cơ quan quản lý văn hóa địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh.
Nguyên nhân của những hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan:
Để tìm hiểu các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến quá trình GDBSVH cho học sinh, chúng tôi phỏng vấn thầy N.T.S (Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Bát Đại Sơn) cho biết: “Trong quá trình triển khai GDBSVH cho học sinh, tôi thấy: Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành về hoạt động GDBSVH cho học sinh chưa cụ thể, chưa đồng bộ từ cấp trên xuống cơ sở; Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành ở địa phương về giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức; Các nhà trường chưa dành nhiều thời gian cho công tác tổ chức các hoạt động GDBSVH cho học sinh”.
- Nguyên nhân chủ quan:
Để tìm hiểu các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến quá trình GDBSVH cho học sinh, chúng tôi phỏng vấn cô N.T.H (Phó Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Nghĩa Thuận) cho biết: “Về phía CBQL, GV chưa quan tâm đầu tư thời gian để tổ hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh; Đa số các CBQL, GV không được đào tạo về mặt lý luận, chuyên môn, cũng như không được bồi dưỡng các kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục BSVH, công tác tập huấn chưa quan tâm đến việc giáo dục BSVH cho GV nên việc tổ chức hoạt động này chỉ trông chờ vào hứng thú bản thân, một số GV chưa có đầy đủ kiến thức cũng như thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-tuýp sẵn có làm cho các em dễ nhàm chán dẫn đến hiệu quả của hoạt động GDBSVH cho HS chưa cao; HS chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này nên chưa tích cực tham gia vào các hoạt động GDBSVH do các thầy cô giáo tổ chức. Bên cạnh đó do tác động của mặt trái kinh tế thị trường nên một bộ phận học sinh sùng bái văn hóa phương Tây làm lu mờ bản sắc VHDT. Ảnh hưởng của chế độ thi cử là thi gì học đấy nên các trường chỉ tập trung vào đầu tư giảng dạy các môn văn hóa, xem nhẹ các môn tự chọn, các hoạt động tập thể trong đó có hoạt động giáo dục bản sắc VH”. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
Kết luận chương 2
Qua khảo sát thực trạng GDBSVH cho học sinh tại các trường PTDT bán trú THCS huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chúng tôi nhận thấy:
Hiệu trưởng các trường đã chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục BSVH cho học sinh. Việc tổ chức GDBSVH cho học sinh tập trung chủ yếu ở các nội dung: “Tổ chức xây dựng mạch nội dung giáo dục bản sắc VH tổng thể cho học sinh theo khóa học/năm học; Tổ chức hoạt động thi, tìm hiểu các giá trị văn hóa tộc người cho học sinh tham gia; Tổ chức triển khai hoạt động văn hóa, văn nghệ để giáo dục BSVH cho học sinh trong nhà trường; Tổ chức xác đinh nội dung GDBSVH/ tộc người cụ thể để giáo dục cho học sinh; Tổ chức giáo dục lồng ghép BSVH trong giảng dạy kiến thức giáo dục địa phương; Tổ chức giáo dục các nội dung văn hóa: ẩm thực, về phong tục tập quán, về tín ngưỡng, về nghệ thuật, … trong tổ chức các hoạt động giáo dục; Tổ chức hoạt động trải nghiệm GDVH cho học sinh: chợ phiên vùng cao, trải nghiệm không gian văn hóa các dân tộc khu vực đông Bắc Việt Nam; Tổ chức bồi dưỡng cho GV những kiến thức về văn hóa địa phương, văn hóa tộc người tại địa phương; Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDBSVH cho học sinh”.
Công tác quản lý hoạt động GDBSVH cho học sinh cũng được CBQL các nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện. Cụ thể:
Xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động GDBSVH cho học sinh đã được Hiệu trưởng các trường chỉ đạo xây dựng cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường. Tuy nhiên trong thực tế lập kế hoạch vẫn còn những bất cập nhất định như chưa đồng bộ và toàn diện.
Tổ chức hoạt động giáo dục BSVH cho học sinh đã được CBQL nhà trường quan tâm chỉ đạo trong triển khai các hoạt động GDBSVH cho các em học sinh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì mức độ hiệu quả tập trung ở 2 mức là hiệu quả ít và hiệu quả tương đối.
CBQL trường PTDT bán trú THCS ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo giáo dục BSVH trong các nhà trường, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy những nội dung chỉ đạo này được đánh giá ở mức cơ bản hiệu quả. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để công tác giáo dục BSVH cho HS phát huy hiệu quả, tránh được việc tổ chức một cách chiếu lệ, hình thức.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc quản lý tổ chức giáo dục BSVH cho HS là cơ bản hiệu quả, tuy nhiên việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về các điều kiện ảnh hưởng đến GDBSVH còn chưa được sự quan tâm đúng mức của các nhà trường.
Trong quá trình triển khai còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDBSVH cho HS như: Năng lực của CBQL và GV; cơ sở vật chất; đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội địa phương; sự phối hợp với các cấp chính quyền… Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục bản sắc văn hóa học sinh

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com