Luận văn: Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đồng Xoài Tỉnh Bình Phước dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục đào tạo thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

2.1.1. Khái quát về thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sông Bé (tỉnh Sông bé tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Bình Phước là một tỉnh miền đông nam bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,433km. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

Thành phố Đồng Xoài là tỉnh lị của tỉnh Bình Phước. Đồng Xoài nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 101km, nằm trên giao lộ giữa quốc lộ 14 và tỉnh lộ 741, nối liền với các tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, …. Thành phố có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống.

Thành phố Đồng Xoài có diện tích tự nhiên 168,4km2 chiếm khoảng 2,44 % diện tích Bình Phước, thành phố Đồng Xoài nằm ở độ cao trung bình 88,63m so với mặt nước biển, có thể xếp Đồng Xoài vào vùng cao nguyên dạng địa hình đồi, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Thành phố có 8 xã, phường (xã Tiến Hưng, xã Tân Thành, phường Tân Phú, Tân Xuân, Tân Bình, Tân Đồng, Tân Thiện, Tiến Thành).

Dân số tự tăng nhanh cả tăng tự nhiên, tăng cơ học; năm 2000 thành phố có 52.600 người, năm 2018: 100.171 người có hộ khẩu tại thành phố, 50.000 tạm trú.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng, tăng tỷ trong Thương mại-dịch vụ, công nghiệp-xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2000 tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, Thương mại-Dịch vụ 39,4%; Công nghiệp-Xây dựng 36,78%; Nông nghiệp 23,82%, đến năm 2017 tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, Thương mại-dịch vụ 53,07%; Công nghiệp-xây dựng 40,03%; Nông nghiệp 6,9%.

2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo

2.1.3.1. Về quy mô trường lớp:

2.1.3.2. Thuận lợi: Luận văn: Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật.

Có sự quan tâm chỉ đạo của UBND thành phố. Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình. Địa bàn thành phố điều kiện đi lại thuận lợi cho học sinh.

Tất cả các xã phường đều có mạng lưới trường lớp đáp ứng đủ nhu cầu của người học. Đội ngũ giáo viên nhìn chung có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học.

Đội ngũ quản lý giáo dục từ phòng GD&ĐT đến các trường đa phần có uy tín, có kinh nghiệm trong quản lý.

2.1.3.3. Khó khăn:

Cơ chế quản lý giáo dục thường xuyên thay đổi, quản lý giáo dục tại địa phương chưa giao nhiều quyền chủ động cho ngành giáo dục và đào tạo.

Dân số thành phố tăng nhanh gây áp lực cho quá trình tuyển sinh đầu cấp của các trường nhất là các trường trung tâm luôn chịu cảnh quá tải.

Biên chế giảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến GD&ĐT.

2.1.3.4. Các thành tựu đã đạt được của GD&ĐT thành phố Đồng Xoài

Học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm thường xếp đầu so với các địa phương khác. Thi tuyển sinh 10 hàng năm, học sinh thành phố đều có điểm bình quân các môn thi cao nhất tỉnh.

Số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi đa phần dẫn đầu các huyện thị trong tỉnh. Thi đua hàng năm các cấp học MN, TH, THCS đều có trường dẫn đầu toàn tỉnh.

Tình hình giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại thành thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

Nhận xét chung về tình hình giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật MN, TH, THCS các kết quả đã đạt được, ưu điểm, nhược điểm.

2.1.4. Tình hình giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại thành thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước Luận văn: Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật.

2.1.4.1. Tình hình học sinh khuyết tật

Tình trạng trẻ khuyết tật ngày càng tăng cao ở các cấp học từ MN đến THCS, các dạng khuyết tật ở trẻ ngày càng đa dạng hơn từ khuyết tật vận động đến khuyết tật trí tuệ, từ nhẹ đến nặng, nhiều dạng khuyết tật trước đây ít gặt nhưng hiện nay gặp nhiểu hơn như khuyết tật trí tuệ, trẻ thiểu năng trí tuệ, khuyết tật vận động (đi lại khó khăn ..).

Cùng với giáo dục thông thường, trong các năm học các cấp học MN, TH, THCS thực hiện giáo dục hòa nhập khuyết tật, 100% trẻ khuyết tật trên địa bàn được giáo dục hòa nhập. Một số học sinh khuyết tật nặng được gia đình chuyển đến các trường chuyên biệt để giáo dục hòa nhập. Công tác giáo dục hòa nhập đựơc chú ý hơn trong một vài năm học trở lại đây.

2.1.4.2. Ưu điểm

Công tác giáo dục hòa nhập trẻ đã được các cấp các ngành quan tâm hơn trong các năm học gần đây. Sở GDĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý phòng GD&ĐT, ban giám hiện các trường và và một số giáo viên.

Chất lượng giáo dục hòa nhập HSKT THCS nhìn chung ngang bằng với chất lượng học sinh thông thường.

Nhận thức của cha mẹ học sinh, ban giám hiệu và giáo viên, xã hội về giáo dục hòa nhập khuyết tật có chuyển biến tích cực. Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục khuyết tật.

2.1.4.3. Nhược điểm và khó khăn

Rào cản nhận thức của các cấp quản lý về giáo dục giáo viên, cha mẹ học sinh về công tác giáo dục hào nhập, ban giám hiệu và giáo viên tuy đã được tập huấn về công tác giáo dục hòa nhập nhưng chỉ qua 3 buổi tập huấn nên kiến thức, kỹ năng giáo dục hòa nhập chưa cao chỉ là các kiến thức kỹ năng cơ bản nhất.

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên chưa coi GDHN là một nhiệm nhiệm vụ trọng tâm của năm học, kế hoạch GDHN của các trường, tổ chuyên môn, giáo viên còn rất sơ sài.

Một số cha mẹ học sinh giấu tình trạng khuyết tật của con em mình do đó trẻ không làm hồ sơ để được công nhận là trẻ khuyết tật, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục không có cơ sở để xét, ứng xử học sinh khuyết tật.

Chính sách đối với học sinh khuyết tật đã có nhưng nhà nước không cấp kinh phí cho hoạt động này. Cơ sở vật chất, phòng học cho đối tượng học sinh khuyết tật chưa được trang bị riêng cho bất kỳ lớp học nào mà phải sử dụng cơ sở vật chất dành cho lớp học bình thường.

2.2. Khát quát quá trình khảo sát Luận văn: Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật.

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS, quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước để làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

2.2.3.  Địa bàn khảo sát

Tiến hành khảo sát ở 05 trường THCS thuộc địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước: Trường THCS Tân Đồng; THCS Tân Thiện; THCS Tân Phú; THCS Tiến Hưng, THCS Tân Thành.

2.2.4. Thời gian khảo sát:

Thực hiện khảo sát từ tháng 03/2018 đến tháng 07/2019.

2.2.5. Nội dung khảo sát Luận văn: Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật.

Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước bao gồm các nội dung sau: Nhận thức mức độ tầm quan trọng của HĐGD hòa nhập TKT; Mục tiêu của HĐGD hòa nhập TKT; Nội dung của HĐGD hòa nhập TKT; Hình thức của HĐGD hòa nhập TKT; Sự tham gia của cộng đồng xã hội tham gia HĐGD hòa nhập TKT; Mức độ phù hợp về các điều kiện hỗ trợ công tác HĐGD hòa nhập TKT.

Khảo sát các nội dung quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước gồm các nội dung sau:

  • Quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS
  • Quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS
  • Quản lý công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS
  • Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS
  • Quản lý đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS
  • Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS
  • Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp THCS
  • Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS

Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, làm cơ sở căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hợp khoa học quản lý.

2.2.6. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Để thu thập thông tin, tác giả xây dựng bộ công cụ điều tra khảo sát là các bộ phiếu điều tra gồm hệ thống các câu hỏi xung quanh các vấn đề về thực trạng giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS và quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập TKT cấp THCS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

2.3. Xử lý và đánh giá kết quả điều tra, khảo sát

2.3.1. Quy trình khảo sát

  • Bước 1: Tiến hành xây dựng phiếu điều tra, khảo sát.
  • Bước 2: Gửi phiếu điều tra, khảo sát đến các đối tượng được khảo sát.
  • Bước 3: Thu mẫu điều tra, khảo sát.
  • Bước 4: Xử lý kết quả.

2.3.2. Các chỉ số thống kê 

Bảng phân bố tần số (Frequencies), tỉ lệ phần trăm (%); trị trung bình (Mean); độ lệch chuẩn (Std. Deviation); số trung vị (Median); số yếu vị (Mode).

2.3.3. Cách tính trị trung bình và ý nghĩa của trị trung bình

  • Giá trị khoảng cách: (Maximum-Minimun)/n = (4-1)/4=0.75.
  • Đối với thang đo Likert 4 bậc sắp theo mức độ tăng dần: Điểm số được quy đổi theo thang bậc 4. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4 (Bảng 2.3). Luận văn: Thực trạng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464