Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Chính quyền cấp cơ sở (hay còn gọi là chính quyền cấp xã) luôn có vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính quyền của nước ta và được ghi trong điều 118 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật. Trên thực tế, cán bộ, công chức cấp xã phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở. Do đó, nếu đội ngũ cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là nhân tố then chốt trong xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” [15, tr371]. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nội dung trọng tâm, then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở. Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Đây là nhân tố then chốt để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện thành công chương trình cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định hệ thống chính trị và chất lượng bộ máy nhà nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý”. Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước đến năm 2020 cũng xác định, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong bảy chương trình hành động chiến lược góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức hành chính vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máy hành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xuất phát từ vị trí quan trọng của chính quyền cơ sở cấp xã, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm là vấn đề năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, trong đó có công chức Văn phòng – Thống kê.

Nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê được thể hiện trong nhiệm vụ của UBND cấp xã tại Điều 31 của Luật Thống kê ban hành năm 2004 “Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của xã, phường, thị trấn; thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước”.

Cụ thể hơn, Thông tư số 06/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức cấp xã. Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

Đối với công chức Văn phòng – Thống kê, tại Khoản a, Điều 5 có quy định: “Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật”.

Cũng trong Thông tư số 06/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ tại Khoản d, Điều 5 có quy định:“Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã”. Như vậy công chức Văn phòng – Thống kê có nhiệm vụ bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau trong hoạt động quản lý nhà nước cấp xã.

Nhiệm vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là vô cùng quan trọng, để thực hiện tốt những nhiệm vụ ấy đòi hỏi công chức Văn phòng – Thống kê phải có năng lực tương ứng, tuy nhiên trên thực tế, không ít công chức Văn phòng – Thống kê còn yếu kém cả về phẩm chất và năng lực trình độ làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ nhân dân, ảnh hưởng tới hoạt động của chính quyền cơ sở.

Hiện nay, xu hướng cải cách hành chính trên thế giới là xây dựng một nền hành chính hiện đại, chuyển từ một nền hành chính “cai trị” theo cơ chế “xin cho” sang nền hành chính phục vụ. Cùng với xu thế khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng, những thành tựu của khoa học xã hội, đang là điều kiện thuận lợi để chúng ta đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính. Công chức Văn phòng – Thống kê là một mắt xích quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính ở cấp xã. Nhưng mắt xích này chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân là về mặt nhận thức ở một số nơi, một số người còn xem nhẹ công chức Văn phòng – Thống kê.

Quận Hoàng Mai có 14 phường, về cơ bản công chức Văn phòng – Thống kê các phường đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn công chức Văn phòng – Thống kê có thái độ, trách nhiệm thực hiện công việc chưa cao, chưa khoa học, chưa chủ động. Xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Chính vì thế, nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội là nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu cải cách hành chính. Với lý do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

Vấn đề năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã hiện nay là vấn đề nghiên cứu khá mới vì nó đi vào nghiên cứu sâu một chức danh và phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp.

Cho đến nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn đề cập đến vấn đề chất lượng đội ngũ và năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên như sau:

  • Sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Đề tài đã luận giải những căn cứ lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đánh giá thực trạng chất lượng các loại cán bộ, công tác cán bộ, phân tích nguyên nhân, kinh nghiệm, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới.
  • Sách “Công vụ, công chức”, GS.TS Phạm Hồng Thái (2004), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Công trình này đã giới thiệu các khái niệm khác nhau về công vụ, xác định công vụ phải gắn với quyền lực nhà nước; bình luận các quy định pháp luật về công chức; đưa ra quan niệm về công chức; có những nhận xét đánh giá khái quát pháp luật về công vụ, công chức ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2004.
  • Sách chuyên khảo“Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Minh Sản (2009), Nhà xuất bản Chính trị – Hành chính, Hà Nội. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam, từ đó đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã.
  • “Một số vấn đề về phát triển năng lực của cán bộ, công chức”, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 09/2011. Tác giả lý giải năng lực của cán bộ, công chức là “tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, thái độ cho phép một cá nhân thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ của mình ở một cấp độ hiệu suất nhất định”, đồng thời tác giả cũng lý giải một số vấn đề về phát triển năng lực cho cán bộ, công chức và đưa ra một số biện pháp phát triển năng lực phù hợp với môi trường hành chính nhà nước.

Các luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài này: Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

Lý Thị Kim Bình (2011), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Tuyên Quang; Nguyễn Mạnh Hà (2012), Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, các luận văn đã đưa ra ưu điểm, hạn chế của cán bộ, công chức cấp xã ở địa phương, đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã.

Những công trình nghiên cứu trên đã xem xét cơ sở lý luận, các quan điểm, phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể, làm rõ đặc điểm và năng lực riêng của mỗi chức danh cán bộ, công chức. Chính vì vậy, luận văn “Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” trên cơ sở của những cơ sở lý luận chung sẽ tiếp tục nghiên cứu làm rõ những đặc điểm và năng lực riêng đối với chức danh Văn phòng – Thống kê không phải trên bình diện chung mà ở địa bàn đô thị lớn, nhằm góp phần xác định chính xác hơn, cụ thể hơn năng lực thực sự của đối tượng này, cũng như góp phần vào việc hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đối tượng cụ thể công chức cấp xã khác trong thời gian tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

  • Mục đích:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã và khảo sát thực tiễn năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, đưa ra những quan điểm, giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức Văn phòng – Thống kê các phường, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

  • Nhiệm vụ:

Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và pháp lý về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.

Đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê (thông qua khảo sát thực tế tại các phường của quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).

Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê ở phường.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.  

Phạm vi về thời gian: Đề tài luận văn chỉ khảo sát năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 03 năm từ năm 2014 đến năm 2016.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp luận:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cán bộ, công chức và năng lực thực thi công vụ của công chức.

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, nghiên cứu sinh sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học quản lý. Qua đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn việc nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức.

  • Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập số liệu thông qua khảo sát thực tế bằng phiếu khảo sát với 104 phiếu gồm 3 mẫu phiếu:
  • Mẫu phiếu 1: Điều tra dành cho công chức Văn phòng – Thống kê các phường: 35 người.
  • Mẫu phiếu 2: Điều tra dành cho lãnh đạo Đảng ủy, UBND các phường và các cơ quan có liên quan ở quận: 41 người.
  • Mẫu phiếu 3: Điều tra dành cho người dân: 28 người.

Số liệu thu thập được phân loại theo nhóm nội dung, phân tích và so sánh thống kê, sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

  • Ý nghĩa lý luận: Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

Luận văn lý giải một số vấn đề liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tạo cơ sở lý luận trong việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

  • Ý nghĩa thực tiễn:

Qua kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ là khuyến nghị hữu ích giúp cho lãnh đạo, nhà quản lý đề ra những chính sách, giải pháp phù hợp không chỉ nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội mà còn cho công chức Văn phòng – Thống kê các phường trong các thành phố nói chung.

Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các lãnh đạo, nhà quản lý, giảng viên, cán bộ, công chức… khi nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường nói chung.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

  • Chương 1: Cơ sở pháp lý về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã.
  • Chương 2: Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
  • Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng – Thống kê các phường ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 

Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ

1.1. Công chức cấp xã và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã

1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã

Thuật ngữ “công chức” thường được hiểu một cách khái quát là để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước. Công chức là một bộ phận quan trọng của nền hành chính nhà nước đảm bảo cho nền hành chính hoạt động thông suốt, thống nhất và có hiệu quả. Khái niệm về công chức được hiểu không hoàn toàn giống nhau ở các quốc gia, thậm chí ngay trong phạm vi quốc gia thì quan niệm về công chức cũng khác nhau qua các thời kỳ.

Ở Việt Nam, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010) là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước đến nay và đưa ra khái niệm về công chức, công chức cấp xã được rõ ràng hơn.

Tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân  chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Tại khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [17, tr.2].

Tại khoản 2, Điều 3 Chương II của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, quy định công chức cấp xã gồm các chức danh sau: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng – Thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – Kế toán; Tư pháp – Hộ tịch; Văn hóa – Xã hội.

Cấp xã là đơn vị cơ sở của hệ thống chính quyền nhà nước. Công chức Văn phòng – Thống kê là một trong những chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, có đặc điểm riêng và được hiểu như sau:

Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều hành các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện đúng các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức danh, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban Huyện Ứng Hoà

One thought on “Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng

  1. Pingback: Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464