Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại cơ quan Sở Y tế Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Quan điểm, mục tiêu

3.1.1.Quan điểm

Để công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội  hoạt động một cách có hiệu quả nhằm thực hiện những mục tiêu chung của đơn vị theo xu hướng công cuộc cải cách hành chính, chúng ta cần quan tâm đúng mức đến công tác này để phát huy tối đa hiệu quả của nó. Để làm được điều này trước hết cần đổi mới nhận thức về vai trò của công tác quản lý văn bản đi, đến đối với hoạt động quản lý tại Sở Y tế Hà Nội.

3.1.2.Mục tiêu

Hướng tới xây dựng Sở Y tế Hà nội trở thành một cơ quan quản lý nhà nước hiện đại, theo kịp chủ chương chính sách cuả Đảng và Nhà nước ta. Quan trọng nhất là phải đảm bảo đầy đủ kịp thời nguồn thông tin phục vụ trước hết hàng ngày cho cán bộ lãnh đạo và chuyên môn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

3.2. Giải pháp

Để làm tốt công tác quản lý văn bản đi, đến  tại Sở Y tế Hà Nội chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể và toàn diện. Các giải pháp được nêu ra nhằm khắc phục những tồn tại, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội.

3.2.1.  Kiện toàn tổ chức Bộ phận Văn thư Sở Y tế Hà Nội

Trong mỗi cơ quan, tổ chức, để thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ nào đó có tính dài hạn cần phải có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc đó. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội cần tiến hành củng cố, kiện toàn bộ phận Văn thư Sở theo hướng thành lập Tổ văn thư để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hóa công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

Vấn đề cơ bản của mọi vấn đề đó chính là con người. Con người là nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của mọi công việc. Cùng với việc thành lập Tổ Văn thư thì bổ sung nhân sự phụ trách Tổ Văn thư cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Trước mắt, Văn phòng Sở cần tiến hành rà soát tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ phụ trách Tổ Văn thư, trên cơ sở đó có kế hoạch bố trí và tuyển dụng thêm biên chế cán bộ văn thư, tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ để cán bộ Văn thư có thể đáp ứng được yêu cầu công việc đạt hiệu quả.

Việc mạnh dạn đề đạt những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn tốt, có lòng yêu nghề, hăng say với công việc, có thời gian gắn bó lâu dài với công tác quản lý văn bản giữ chức vụ phụ trách Tổ văn thư cũng là một biện pháp hữu hiệu.

3.2.2. Nâng cao kiến thức, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật

Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chú trọng gắn liền lý luận với thực tiễn, cập nhật những nội dung mới.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Tiến tới đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực thi công việc, phát triển kỹ năng làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

Xây dựng kế hoạch hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được trao đổi, nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh nghiệm của các tỉnh trên cả nước.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ văn thư, lưu trữ một cách khoa học có hệ thống, đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc, từng bước đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc làm, nâng cao năng lực thực thi công vụ.

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp đáp ứng yêu cầu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Hàng năm, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng, tiến hành điều tra khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có hướng sắp xếp, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ.

Đổi mới hình thức kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ, đẩy mạnh công tác kiểm tra theo chuyên đề, theo một lĩnh vực, nội dung nhất định. Ví dụ: Lập hồ sơ công việc của cán bộ, công chức, viên chức; thu thập hồ sơ…tại các cơ quan, tổ chức…v..v

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

Kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước và nghiệp vụ chuyên ngành văn thư, lưu trữ cho từng chức danh cán bộ, công chức, viên chức phụ trách và trực tiếp làm công tác văn thư, lưu trữ các cấp thuộc Thành phố.

Đào tạo kỹ sư, thạc sỹ tin học, điện tử… phục vụ cho việc vận hành, quản lý, khai thác hồ sơ, tài liệu và các chương trình phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước ở Chi cục Văn thư – Lưu trữ và điều hành Trung tâm Lưu trữ lịch sử của Thành phố.

 3.2.3. Tổ chức lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức  Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

Công tác quản lý văn bản đi, đến là trách nhiệm của tất cả cán bộ công chức làm việc liên quan đến văn bản giấy tờ. Lực lượng này chiếm số lượng rất lớn tại Sở Y tế Hà Nội. Tuy nhiên, số lượng cán bộ có nhận thức đúng và đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý văn bản đi, đến cũng như trách nhiệm của họ trong việc phối hợp làm việc với bộ phận Văn thư còn khá khiêm tốn. Do vậy, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng thường niên nhằm nâng cao nhận thức cho các cán bộ về ý nghĩa, vai trò, các nội dung của công tác quản lý văn bản đi, đến là việc làm cần thiết. Thông qua đó sẽ giúp họ hiểu biết đúng hơn về vai trò của công tác quản lý văn bản đi, đến nói chung cũng như việc tuân thủ các quy định về quy trình quản lý văn bản, nắm được các yêu cầu về thể thức văn bản, để từ đó họ sẽ phối hợp với Bộ phận Văn thư ban hành ra các văn bản đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, chính xác về nội dung, thể thức.

3.2.4. Hoàn thiện quy trình xử lý văn bản

3.2.4.1. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội.

 Đặt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, các văn bản đi, đến Sở Y tế ngày một nhiều, công tác quản lý văn bản ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong cơ quan, tổ chức thì việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ là điều vô cùng quan trọng.

  Cán bộ làm công tác quản lý văn bản đi, đến phải là người nắm vững quy định của Nhà nước và thực tế công tác quản lý văn bản đi, đến của Sở Y tế Hà Nội, kết hợp dựa trên kinh nghiệm của bản thân để tham mưu, đề xuất đối với Lãnh đạo Sở nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn công tác văn thư nói chung và công tác quản lý văn bản đi, đến nói riêng như Quy chế công tác Văn thư; Quy trình quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 thay cho tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Hệ thống văn bản này là cơ sở để hoạt động quản lý văn bản đi, đến của Sở Y tế được thực hiện thống nhất và hiệu quả. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

3.2.4.2. Tăng cường kiểm tra, đánh giá về công tác quản lý văn bản đi, đến

Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt giúp các cơ quan, tổ chức nắm được tình hình thực hiện các quy định của nhà nước về một ngành, một lĩnh vực nhất định. Kiểm tra, đánh giá là bước cuối cùng của một quy trình công việc được xem xét trong một thời gian hoàn thành nhất định. Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá có thể tiến hành bằng nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra qua các báo cáo bằng văn bản.

Sở Y tế cần tiến hành kiểm tra, đánh giá việc hiện các nghiệp vụ quản lý văn bản đi, đến của các cán bộ Văn thư và cán bộ chuyên môn các phòng ban. Thông qua việc tiến hành kiểm tra, đánh giá, Văn phòng Sở Y tế có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để thực hiện công tác tốt hơn. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ thực hiện tốt công việc; nhắc nhở, phê bình, thậm chí đưa vào tiêu chí xét thi đua đối với những cá nhân vi phạm. Đây chính là động lực thúc đẩy các cá nhân, phòng ban có trách nhiệm và nghiêm túc hơn trong công tác chuyên môn nghiệp vụ cũng như phối hợp với bộ phận Văn thư từng bước đưa công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội đi vào nề nếp.

 3.2.4.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý văn bản đi, đến 

Chúng ta biết rằng khả năng tin học mang lại cho công tác quản lý văn bản đi, đến là rất lớn. Trong việc hoàn thiện công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính, thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm đầu tư thích đáng để công tác này thực sự phát huy được vai trò của nó.

Việc thực hiện những nội dung cụ thể của công tác quản lý văn bản gắn liền với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật văn phòng hiện đại theo yêu cầu hiện đại hoá công tác văn thư – lưu trữ  đã và đang trở thành một trong những tiền đề cho công tác quản lý và hoạt động chung của cơ quan Sở Y tế Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giữa các cơ quan thông qua mạng thông tin nội bộ và các mạng thông tin quốc gia.

3.2.5. Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác văn thư, lưu trữ

Để công tác quản lý văn bản đi, đến thực sự có hiệu quả, có được những tiền đề vững chắc để phát triển, bên cạnh những giải pháp về con người, chúng ta cần phải đặt ra các giải pháp về cơ sở vật chất sao cho đồng bộ.

 Lãnh đạo Sở Y tế cần ủng hộ việc đầu tư kinh phí để thực hiện công tác quản lý văn bản đi, đến. Văn phòng Sở cần có sự đầu tư nâng cấp các trang thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, máy scan, máy fax, máy photo coppy…, cải thiện tốc độ đường truyền internet, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản đang sử dụng… Để lập những dự toán kinh phí, cán bộ văn thư cần tham mưu cho lãnh đạo dựa trên những cơ sở pháp lý, những văn bản quy phạm pháp luật, thực trạng và nhu cầu trang thiết bị đối với công tác quản lý văn bản đi, đến. Khi có sự cung cấp đầy đủ về cơ sở vật chất, kinh phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý văn bản đi, đến được thực hiện một cách tốt nhất. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, kinh phí tuy không phải là giải pháp quyết định đến hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến nhưng được đánh giá là quan trọng, có vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý văn bản đi, đến đạt kết quả cao.

3.3. Kiến nghị Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

3.3.1. Bộ Nội vụ

  • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về hoạt động văn thư tại các đơn vị cấp Sở một cách thống nhất trên toàn quốc, phù hợp với đặc thù hoạt động của các đơn vị nói chung và Sở Y tế nói riêng.
  • Hướng dẫn kiểm tra, chỉ đạo, chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư tại các sở địa phương.
  • Quy định lại định biên cho đội ngũ văn thư tại các cơ quan cấp sở tại địa phương cho phù hợp với khối lượng công việc
  • Tổ chức thống nhất các lớp tập huấn về nghiệp vụ văn thư trên phạm vi cả nước
  • Đề xuất chính sách, phụ cấp tiền lương trình Chính phủ cho đội ngũ văn thư các sở tại địa phương nói chung cũng như sở y tế Hà Nội nói riêng – Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định về quản lý công tác văn thư, lưu trữ;
  • Thống nhất quản lý về thống kê văn thư, lưu trữ trên phạm vi cả nước. Lưu trữ thông tin số trong các cơ quan nhà nước. Hoàn thiện hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử đang được triển khai. Thống nhất với UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai sử dụng chung 1 hệ thống quản lý văn bản.

3.3.2. UBND Thành phố Hà Nội Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

3.3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ

Tăng cường, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật hiện hành và văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành về công tác văn thư, lưu trữ. Bố trí kinh phí để tổ chức đào tạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho toàn thể công thức, viên chức từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã.

3.3.2.1.Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác văn thư, lưu trữ

 Kiện toàn tổ chức, nhân sự của Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Chi cục Văn thư – Lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Yêu cầu các cơ quan, tổ chức bố trí nhân sự trong tổng số biên chế được giao đủ tiêu chuẩn để thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu  trữ theo quy định tại Thông tư số 13/2014/TT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ và Thông tư số 14/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

3.3.2.3. Xây dựng, ban hành văn bản quản lý, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ

Quán triệt, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức ban hành mới, rà soát những văn bản đã ban hành không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế như: Xây dựng Danh mục hồ sơ hàng năm; Quy chế công tác văn thư, lưu trữ; Quy định về tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của cơ quan…

3.3.2.4. Thanh tra, kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ

Thành phố Hà Nội cần phối hợp với Sở Y tế thực hiện rà soát, kiện toàn và chấn chỉnh lại tình hình thực hiên công tác văn thư, lưu trữ ở đơn vị trên các lĩnh vực sau để nâng cao hiệu quả hoạt động công việc, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo:

  • Công tác tổ chức, biên chế; Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.
  • Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác văn thư, lưu trữ;
  • Tình hình thực hiện công tác văn thư;
  • Tình hình thực hiện hoạt động lưu trữ.

3.3.2.5. Hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ

  • Triển khai thực hiện văn bản số 822/HD-VTLTNN ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng; văn bản số 169/HDCVTLTNN ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Hướng dẫn về xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ. [2]
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và khai thác sử dụng tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tỉnh.
  • Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về văn thư, lưu trữ.
  • Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản cho các cơ quan, đơn vị:

Cấp thêm hòm thư công vụ cho các đơn vị thường xuyên liên lạc: khối phòng y tế quận, huyện, thị xã và khối bệnh viện tư nhân(hiện tại UBNDTP  mới cấp hòm thư công vụ cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, các đơn vị bên ngoài phải gửi thư qua đường bưu điện không những tốn kém mà đôi khi còn không kịp thời, thất lạc thư).

Thống nhất triển khai ứng dụng hệ thống quản lý văn bản đi, đến cho các đơn vị trong ngành trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.

3.3.2.7.  Bố trí kinh phí để thực hiện công tác văn thư, hoạt động lưu trữ

Thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Lưu trữ.[5]

Bố trí kinh phí để tiếp tục giải quyết tài liệu tồn đọng tích đống, bó gói, đồng thời đề ra giải pháp để chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng tài liệu tồn đọng và tăng cường kiểm tra chất lượng tài liệu được chỉnh lý trên địa bàn của tỉnh.  Tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Kho lưu trữ chuyên dụng của tỉnh và xem xét để đưa dự án vào danh mục ưu tiên vốn trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

3.3.3. Sở Y tế Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

  • Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động quản lý và xử lý văn bản đi, đến. Rà soát lại các quy định, quy chế về công tác quản lý văn bản đi, đến, trên cơ sở đó ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội, đồng thời tổ chức phổ biến các quy định cho toàn bộ cán bộ công chức làm việc tại Sở Y tế Hà Nội hiểu và thực hiện theo đúng quy định.
  • Bố trí cải tạo sửa chữa phòng văn thư độc lập, hạn chế sự ra vào của các cá nhân khác.
  • Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc lập hồ sơ công việc của các cán bộ, công chức. Chấm dứt tình trạng không lập hồ sơ và có các biện pháp, giải pháp hành chính bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức phải lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan (đưa vào quy chế làm việc, có các chế tài thưởng phạt; bình xét thi đua cuối năm…).[1]
  • Nên bắt đầu học tập, nghiên cứu và triển khai ứng dụng quản lý văn bản đi, đến hoàn toàn trên môi trường mạng theo Hướng dẫn số 822/HDVTLTNN ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng như sau:

TIỂU KẾT

Dựa vào cơ sở lý luận tại chương 1 và thực trạng công tác quản lý văn bản đi, văn bản đến tại chương 2, tác giả nêu ra một số nhóm giải pháp  nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, văn bản đến tại Sở Y tế Hà Nội dựa trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu mà tác giả đề cập. Các nhóm giải pháp bao gồm giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự, tay nghề chuyên môn, quy trình xử lý văn bản cũng như hệ thống trạng thiết bị phục vụ, hỗ trợ. Từ đó tác giả nêu ra một số kiến nghị bao gồm kiến nghị về công tác quản lý chuyên môn chung của Bộ Nội vụ, công tác quản lý Nhà nước trên địa bản Thủ đô Hà Nội cũng như các kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp thuộc lĩnh vực chuyên môn đặc thù của Sở Y tế Hà Nội. Các giải pháp hướng đến cải thiện cả về chất lượng đội ngũ nhân sự cũng như kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho công việc.

KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn bản là vấn đề cần thiết của cơ quan Sở Y tế Hà Nội nói riêng và của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói chung. Thực hiện tốt công tác quản lý văn bản góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của Thủ đô.

Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy cũng như cơ chế hoạt động trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu của công việc. Luận văn đã làm rõ nguyên nhân làm cho năng lực thực thi công vụ của đơn vị văn thư trong Sở còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Luận văn đã đưa ra các quan điểm; các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho hệ thống quản lý và xử lý văn bản của Sở.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, có tác động sâu sắc tới xã hội, nên việc xây dựng hệ thống các giải pháp, nhóm giải pháp nêu trên với những lập luận, lý giải đảm bảo tính khoa học và hiện đại, phù hợp với thực tế khách quan là một việc phức tạp. Để hoàn thiện nhiệm vụ này, cần có những  nghiên cứu tiếp theo./. Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng

One thought on “Luận văn: Giải pháp công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội

  1. Pingback: Luận văn: Thực trạng công tác quản lý văn bản tại Sở Y tế Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464