Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát giáo dục giao thông cho HS tại xã Bến Cát hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về tình hình Kinh tế, Văn hóa, Xã hội tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
2.1.1. Khái quát về tình hình Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, cơ sở hạ tầng phuc vụ an toàn giao thông
Thị xã Bến Cát được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 19km, phía Bắc giáp huyện Dầu Tiếng và huyện Bàu Bàng, phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một, phía Đông giáp thị xã Tân Uyên và huyện Bàu Bàng, phía Tây giáp huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã có tổng diện tích tự nhiện 23.442,24 ha, gồm 8 đơn vị hành chích cấp xã, trong đó có 5 phường (Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa), và 03 xã (An Điền, An Tây, Phú An) với 44 khu, ấp). Tính đến cuối năm 2018 có tống dân số là 269.988 người. Với vị trí địa lý gần hai con sông Sài Gòn và Thị Tính chảy qua, thị xã có trữ lượng lớn khoáng sản phi kim loại như cao lanh, đất sét, đất làm gạch ngói, sỏi đỏ, nước ngầm phong phú. Hệ thống đường thủy, đường bộ đáp ứng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là hệ thống đường bộ. Với tổng chiều dài các tuyến đường chính trong khu vực thị xã tính đến nay loại đường có chiều rộng phần xe chạy lớn hơn 7.5 m là 527.15km, tạo được sự liên kết với các phường, các khu dân cư, các cụm dân cư trên địa bàn thị xã Bên Cát. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân trên địa bàn thị xã, tất cả các trục đường trong khu dân cư, đô thị mới được hoàn thiện đồng bộ về mặt đường, vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, an toàn. Bên cạnh đó, hệ thống đường sông đã đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn trái phát triển. Ngoài ra, trên địa bàn hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng đang xây dựng và phát triển. Trong đó, một số khu đô thị mới đang hình thành như: khu đô thị Bến Cát Golden Land, khu đô thị Đông Bình Dương, Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3, Mỹ Phước 4 và nhiều khu đô thị khác. Luận văn: Khái quát giáo dục giao thông cho HS tại xã Bến Cát
Tình hình Kinh tế – Xã hội trên địa bàn thị xã Bên Cát, trong năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã là 23.5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa – Dịch vụ – Nông nghiệp. Ngoài ra, để thu hút đầu tư các dự án trong và ngoài nước, Bên Cát tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi, cải cách hành chính, tổ chức đối thoại doanh nghiệp, giải đáp kiến nghị của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn
Về tình hình ATGT trên địa bàn thị xã Bến Cát thì theo báo cáo gần đây nhất của Ban ATGT thì trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn thị xã xảy ra 40 vụ tai nạn GT, làm chết 19 người, bị thương 58 người, hư hỏng 81 phương tiện (ôtô 28, môtô 52, xe đạp 01). So với cùng kỳ số vụ giảm 01 vụ (40/41= 2,439%), số người chết không tăng giảm, số người bị thương tăng 10 người (58/48= 20,83%) số phương tiện hư hỏng tăng 02 phương tiện (81/79=2,53%). [Trích nguồn báo cáoTình hình và kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2019]
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Khái quát về tình hình Giáo dục và Đào tạo
Thị xã Bến Cát là nơi có người lao động ở khắp nơi tìm về sinh sống lập nghiệp, nhu cầu học tập của con em người lao động tăng cao. Theo đó, trong những năm qua ngành GD- ĐT tích cực trong việc tham mưu UBND thị xã cho phép cải tạo và sửa chữa nâng cấp mở rộng thêm nhiều công trình trường mới. Tính đến nay, thị xã Bến Cát có 5/9 trường mầm non – mẫu giáo, 9/15 trường tiểu học. 7/8 trường THCS được đầu tư xây dựng cũng như trang bị thêm thiết bị dạy học gắn liền với thực tiễn. Các trường trên địa bàn thị xã được phân bố hợp lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị và trường lớp được chú trọng đầu tư theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đầy đủ số lượng, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Trong năm học 2017 – 2018 số học sinh hoàn thành chương trình học tiểu học đạt 99,99%, số lượng giải thưởng của các em HS THCS cũng tăng lên, trong năm học 2017 – 2018 có 31 em đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh, 3 giải nhì, 4 giải ba. Đồng thời, tại các trường đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ khá cao. Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo ngày càng được củng cố và từng bước phát triển. Năm học 2018 -2019, ngành GD-ĐT thị xã Bến Cát tiếp tục thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” với khẩu hiệu hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu” Tuy nhiên, để giáo dục phát triển xứng tầm là thị xã công nghiệp tương lai 2018 -2020, ngoàiviệc đầu tư về các thiết bị dạy học, quản lý việc sử dung, công tác mua mới, thay thế, các trường cần phải phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học. Đặc biệt, ngành cần có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa bộ môn, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt câu lạc bộ, chuyên đề. (http://baobinhduong.vn/tx-ben-cat-chat-luong-giao-duc-duoc-nang-cao-a187638.html)
2.2. Khái quát các trường tiểu học được khảo sát Luận văn: Khái quát giáo dục giao thông cho HS tại xã Bến Cát
2.2.1. Giới thiệu chung các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát
Trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương, hiện có 15 trường tiểu học công lập, các trường được xây dựng khá kiên cố, phòng học khang trang, đầy đủ cơ sở vật chất và cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phù hợp, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Giới thiệu chung các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát
Trong 15 trường tiểu học học trên địa bàn thị xã Bên Cát, trường TH Mỹ Phước có quy mô về số lượng lớp học cũng như số lượng học sinh và đội ngũ giáo viên cao nhất trong các trường với 101 giáo viên và cán bộ quản lý và hơn 3057 học sinh bậc tiểu học. Đồng thời, trong năm học 2016 – 2017, trường được UBND tỉnh tặng Bằng khen tập thể Lao động xuất sắc, đạt cờ thi đua “Đơn vị dẫn dầu khối thi đua các trường Tiểu học phia Nam tỉnh Bình Dương”, bên cạnh đó cá nhân và tập thể giáo viên của trường cũng được nhận nhiều bằng khăn, giấy khen, danh hiệu chiến sĩ thi đua của UBND thị xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo vì đạt thành tích xuất sắc trong năm học. Theo đó, các trường khác cũng được UBND tỉnh tặng giấy khen tập thể lao động như trường tiểu học An Điền, Trần Quốc Tuấn.
2.2.2. Giới thiệu các trường được lựa chọn khảo sát
Để tổ chức nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học, người nghiên cứu đã chọn ra 8 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, bao gồm: Trường TH An Điền, Trường TH Duy Tân, Trường TH Trần Quốc Tuấn, Trường TH Võ Thị Sáu, Trường TH Mỹ Phước, Trường TH Chánh Phú Hòa, Trường TH An Tây A, Trường TH Tây B.
2.2.3. Đặc điểm giao thông khu vực các trường được khảo sát
Các trường tiểu học nằm trên vị trí địa lý có hai con sông lớn: Sông Sài Gòn và sông Thị Tính, hệ thống giáo thông đường thủy và bộ phát triển, tuy Ban An toàn giao thông đã tổ chức nhiều cuộc họp báo, tìm những giải pháp để đảm bảo trật tự đô thị và an toàn giao thông, nhưng số vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn còn xảy ra, số người chết và bị thương tăng. Chính vì vậy, tại các trường trên địa bàn thị xã Bến Cát được cơ quan, chính quyền địa phương tuyên truyền bằng nhiều hình thức kết hợp tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm, cụ thể trên 1.700 phụ huynh học sinh được tuyên truyền với chủ đề “An toàn giao thông cho hành khách và người đi xe mô tô, xe máy”. Ngoài ra trên hệ thống truyền thanh thị xã được trên 1.000 phút, vận động người dân không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, treo 62 băng rôn tuyên truyền trên các trục đường chính; lắp đặt 14 mắt camera tại các chợ, ngã ba, ngã tư. Đặc biệt, trong thời gian tới, sự phối hợp giữa Ủy ban an toàn giáo thông quốc gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục ATGT học đường, gắn thực hiện ATGT với thi đua khen thưởng trong trường học trên các địa phương.
2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng Luận văn: Khái quát giáo dục giao thông cho HS tại xã Bến Cát
2.3.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát thực trạng là nhằm phân tích, đánh giá đúng đắn và khách quan, để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện hoạt động giáo dục cũng như trong công tác quản lý hoạt động giáo dục an toàn giáo thông cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là cơ sở khoa học giúp người nghiên cứu xây dựng những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đặc biệt là hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát.
2.3.2. Khách thể khảo sát
Người nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 8/15 trường tiểu học với 309 giáo viên và cán bộ quản lý, khảo sát 200 phụ huynh và 200 học sinh cuối cấp được phân bổ như sau:
Bảng 2.2. Các đối tượng tham gia khảo sát
Sau khi lập danh sách các trường tham gia khảo sát, người nghiên cứu gửi các phiếu khảo sát đến các đối tượng tham gia khảo sát tại 8 trường tiểu học, trong đó trường TH Mỹ Phước có 64 GV và CBQL tham gia chiếm 20.7% cao nhất trong các trường khảo sát, đây là cơ sở giáo dục có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, cũng như số lượng đội ngũ giáo viên và học sinh lớn nhất trên địa bàn thị xã Bến Cát. Theo đó là trường TH Duy Tân chiếm 16.8% trong tổng lượng khách thể khảo sát, trường TH Trần Quốc Tuấn có 50 GV và CBQL tham gia chiếm 16.2%. Các trường còn lại như: An Điền, Võ Thị Sáu, Chánh Phú Hòa, An Tây A, Tây B có số lượng GV và CBQL tham gia dao động từ 13 đến 40 người, trong đó trường TH Tây B có số lượng thấp nhất chiếm 4.2%.
Bảng 2.3. Thông tin về các đối tượng tham gia khảo sát thực trạng cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát
Theo kết quả thống kê từ bảng 2.3 cho thấy, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường tham gia đầy đủ. Trong đó, Hiệu trưởng là 8/8 trường tiểu học tham gia khảo sát, phó hiệu trưởng là 14 người chiếm 4.5%. Bởi lẽ khi tiến hành khảo sát tại các trường người nghiên cứu liên hệ với Ban Giám hiệu nhà trường cũng như được sự giúp đỡ hướng dẫn của lãnh đạo các trường nên các đối tượng cán bộ quản lý là Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng tham gia đầy đủ. Bên cạnh đó, Trình độ chuyên môn của các đối tượng tham gia khảo sát cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã có tỷ lệ cao ở trình độ cử nhân chiếm 150 (48.5%), cao đẳng 148 (47.9%), trong khi thạc sĩ là 4 (1.3%), cho thấy đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục nhà trường.
Về thâm niên công tác, từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 46% cao nhất, theo đó là từ 10 đến dưới 15 năm (chiếm 26.5%), đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dưới 5 năm là 25.6%. Như vậy, giáo viên và cán bộ quản lý cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương tuy thời gian làm việc chưa nhiều những là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề đây là điều kiện thuận lợi giúp nhà trường trong tổ chức thực hiện hiệu quả trong các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
2.3.3. Nội dung khảo sát Luận văn: Khái quát giáo dục giao thông cho HS tại xã Bến Cát
Luận văn tiến hành khảo sát, lấy ý kiến qua phiếu hỏi và phỏng vấn đối với giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát với các nội dung bao gồm:
- Nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh về nghĩa của hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học;
- Thực hiện nội dung về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học;
- Hình thức tổ chức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học;
- Công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học;
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học;
- Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học;
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.
Qua đó, để thực hiện các nội dung trên luận văn tiến hành khảo sát tại các trường: cứu đã chọn ra 8 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Bên Cát, tỉnh Bình Dương, bao gồm: Trường TH An Điền, Trường TH Duy Tân, Trường TH Trần Quốc Tuấn, Trường TH Võ Thị Sáu, Trường TH Mỹ Phước, Trường TH Chánh Phú Hòa, Trường TH An Tây A, Trường TH Tây B.
2.3.4. Phương pháp khảo sát
2.3.4.1. Điều tra bằng bảng hỏi
Để thực hiện nghiên cứu thực trạng đề tài, người nghiên cứu thực hiện theo các bước như sau: Thiết kế bảng khảo sát, sử dụng phương pháp điều tra giáo dục để khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan bằng phiếu hỏi là chủ đạo.
Trong đó, bảng hỏi khảo sát được xây dựng từ kết quả nghiên cứu lý luận, sau khi thiết kế bảng hỏi khảo sát xong theo phụ lục 1.1, 1.2 và 1.3, người nghiên cứu tiến hành gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng liên quan, bao gồm giáo viên, cán bộ quản lý của các trường tiểu học trên thị xã Bến Cát. Các phiếu hỏi được gửi đến giáo viên và cán bộ quản lý theo cách ngẫu nhiên trong tháng 5 năm 2019.
2.3.4.2. Phỏng vấn Luận văn: Khái quát giáo dục giao thông cho HS tại xã Bến Cát
Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu phập thêm dữ liệu định tính mang tính chất làm rõ thêm về kết quả nghiên cứu.
Mục tiêu phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh là dữ liệu định tính giúp tìm hiểu thêm và đánh giá đúng đắn về thực trạng trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương
Nội dung phỏng vấn
Người nghiên cứu chuẩn bị một số câu hỏi trọng tâm về nội dung, hình thức, phương pháp và quá trình thực hiện công tác quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.
Cách thực hiện
Để không bị ảnh hưởng đến việc học của các em, việc làm của giáo viên cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Bến Cát, Bình Dương khi đóng góp ý kiến, người nghiên cứu chọn thời gian nghỉ giữa giờ để tiến hành phỏng vấn trò chuyện với học sinh, và hẹn trước các giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường theo thời gian cụ thể, dự kiến thời gian phỏng vấn: Trong tháng 5/2019.
2.3.5. Xử lý kết quả khảo sát
Theo đó, từ tháng 6 năm 2019, người nghiên cứu thu thập thông tin bảng khảo sát và sử dụng phần mềm SPSS 25.0 thực hiện phân tích và xử lý dữ liệu, tính % cũng như xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn từ các phiếu khảo sát hợp lệ thu được theo mỗi mức độ được tính điểm như sau:
Bảng 2.4. Các mức độ quy ước của thang đo đánh giá kết quả khảo sát thực trạng
Bảng quy ước trên được sử dụng trong quá trình phân tích các số liệu thống kê thực trạng chương 2, và khảo nghiệm biện pháp chương 3. Luận văn: Khái quát giáo dục giao thông cho HS tại xã Bến Cát
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng giáo dục ATGT cho HS tiểu học xã Bến Cát

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com