Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục Trẻ Khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hướng nghiệp được xem là công tác hỗ trợ một cá nhân trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích, đồng thời cá nhân đó cũng được tư vấn, hỗ trợ để chọn ngành nghề theo nhu cầu của xã hội. Kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy, sự chọn nghề một cách tự phát của thanh thiếu niên thường không phù hợp với hướng phát triển sản xuất và ngành nghề trong xã hội. Vì vậy, tác động giáo dục trong quá trình hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng với HS nói chung và đặc biệt là với các em HSKT. Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có khoảng hơn 1,3 triệu trẻ khuyết tật. Việc hướng nghiệp cho HSKT là một trong những hoạt động nhằm giúp những trẻ em đặc biệt này có thể hòa nhập cộng đồng, bởi vì được làm việc, được tạo ra thành quả lao động thúc đẩy khả năng tự lập, hướng tới phát triển hài hòa, và khả năng đóng góp cho xã hội của NKT. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Trong những năm qua, việc GDHN cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam đã được chính phủ ngày càng quan tâm, thể hiện qua các văn bản quy định và chính sách. Cụ thể, Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 đã phê duyệt đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020. Đề án đã nhấn mạnh cần hỗ trợ NKT trong GD cũng như trong công tác hướng nghiệp và tạo việc làm. Trong đó công tác GDHN và tạo việc làm phù hợp với khả năng sau hướng nghiệp là công tác quan trọng nhất. Ngày 20/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành theo Quyết định số 899/QĐ-TTg “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020”. Trong đó “Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật” là một nội dung quan trọng trong Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm thuộc Chương trình này. Cũng theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 và khoảng 30 trường chuyên biệt đủ điều kiện để đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú và người khuyết tật.

Mặc dù công tác GDHN cho TKT được Đảng và Nhà nước quan tâm, thực trạng cho thấy công tác định hướng, dạy nghề cho TKT hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn và tính hiệu quả chưa cao. Rất nhiều em khi tốt nghiệp xong các lớp dạy nghề, lại không thể tìm được công việc ổn định. Có rất nhiều nguyên nhân, như chưa có sự ủng hộ về nguồn lực của các lực lượng xã hội nên các hoạt động hướng nghiệp cho trẻ em khuyết tật, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự tạo điều kiện cho tuyển dụng lao động khuyết tật; do những rào cản về ngôn ngữ, giao tiếp khiến các em không hòa nhập được với môi trường làm việc; các em thiếu sự đào tạo bài bản, không được cập nhật thông tin, không am hiểu về thị trường lao động; hoạt động GDHN mang nặng tính lí thuyết, thiếu trải nghiệm dẫn đến tình trạng làm trái ngành nghề được học cũng diễn ra phổ biến. Ngoài ra, chưa có nhiều đơn vị đứng ra trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các hoạt động dạy nghề cũng như làm cầu nối cho các em đến với các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động. Điều đó dẫn đến hoạt động GDHN cho TKT nhiều khi diễn ra không có kế hoạch cụ thể và định hướng lâu dài.

Tại tỉnh Bình Dương, số lượng NKT là trên 23.500 người theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Bình Dương – tháng 4/2012; trong đó có khoảng 340 học sinh khiếm thính từ các cấp lớp: can thiệp sớm, mẫu giáo, tiền lớp 1, cấp 1 và cấp 2 đang được nuôi dạy, đào tạo và GDHN tại TTGDTKT Thuận An. Các em HSKT tại trung tâm được học theo 2 hình thức bán trú và nội trú. Đối với các em HSKT từ lớp 6 đến lớp 9 sẽ học theo hình thức vừa học văn hóa kết hợp với GDHN. Thực tế công tác GDHN cho học sinh khuyết tật tại trung tâm cũng gặp rất nhiều khó khăn vì hiện nay xã hội vẫn chưa thoáng trong cách nhìn nhận khả năng của người khuyết tật và còn ngần ngại trong giao tiếp với họ. Khuynh hướng chung của NKT khiếm thính là sống, làm việc và sinh hoạt theo cộng đồng, vì mặc cảm nên các em cư xử hành vi theo cách mà các em muốn, nên chính điều đó làm rào cản mục tiêu phấn đấu và hòa nhập cộng đồng và ảnh hưởng đến năng lực làm việc của các em. Bên cạnh đó, số ngành nghề đào tạo cho TKT khiếm thính còn rất ít, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu lựa chọn phù hợp với khả năng học và việc làm của trẻ. Đồng thời việc GDHN và quản lý GDHN chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lý; còn thiếu chương trình đào tạo nghề, hướng nghiệp bài bản và công tác hướng nghiệp chưa đi sâu vào đặc điểm của đối tượng học nên hiệu quả đào tạo cho TKT khiếm thính chưa cao. Do vậy, một bộ phận trẻ khuyết tật khiếm thính khi vào làm tại các doanh nghiệp đôi khi phải đào tạo lại hoặc chuyển đổi doanh nghiệp khác.

Trong giai đoạn tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Thuận An nói riêng phấn đấu trở thành thành phố loại 2 cùng cả nước đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa nền kinh tế và xã hội, vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho NKT là khâu vô cùng quan trọng. Vì thế, công tác quản lý GDHN cho trẻ khuyết tật cần phải được đổi mới và quan tâm đúng mức. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN cho trẻ khuyết tật nhằm góp phần không những chỉ tạo điều kiện cho NKT hòa nhập với cộng đồng mà còn giúp Bình Dương giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội, chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh nhà, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” để nghiên cứu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2. Mục đích nghiên cứu Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QL hoạt động GDHN của HS tại TTGDTKT Thuận An, đề tài đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng QL hoạt động GDHN tại TTGDTKT Thuận An tỉnh Bình Dương, nhằm giúp HSKT hoà nhập với cộng đồng, tự chủ trong cuộc sống và trở thành những người có ích đóng góp cho xã hội.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Hệ thống hóa lý luận về QL hoạt động GDHN cho HSKT;

3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho học sinh khuyết tật tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương;

3.3. Đề xuất vào khảo nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng QL hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GD cho học sinh khuyết tật.

CBQL, GV, HSKT và phụ huynh có trẻ khuyết tật tại TTGDTKT Thuận An, Bình Dương, CBQL các Công ty có tuyển dụng HS tại Trung tâm.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

QL hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An Bình Dương.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Trong quá trình QL GDHN trẻ khuyết tật tại TTGDTKT Thuận An Bình Dương, bước đầu Giám đốc/ Ban giám đốc có thể đã thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai và kiểm tra, giám sát và đánh giá việc triển khai GDHN cho TKT trong thực tiễn. Tuy nhiên, công tác QL GDHN cho TKT có thể còn gặp nhiều khó khăn vì đội ngũ CBQL và GV chưa được đào tạo bài bản về hướng nghiệp cho TKT và Giám đốc/Ban giám đốc chưa xác định tốt nguồn lực thực hiện hoạt động GDHN cho TKT sát với đặc thù tại Trung tâm.

Nếu đề tài đề xuất các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế và nguồn lực của Trung tâm thì sẽ khả thi trong việc nâng cao hiệu quả QL chất lượng QL GDHN cho TKT, giúp trẻ tự tin hòa nhập với cộng đồng một cách thành công.

6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Giới hạn thời gian: Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát và đánh giá công tác quản lý GDHN trong 4 năm học từ năm 2016 – đến năm 2020, vì đây là những năm trung tâm đang chú trọng đến việc GDHN cho học sinh khuyết tật khối 6,7,8 và 9.

Giới hạn về nội dung: Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và khảo sát quá trình QL hoạt động GDHN của Giám đốc/Ban giám đốc Trung tâm thông qua các chức năng lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác QL hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Giới hạn về không gian và đối tượng khảo sát, phỏng vấn: chúng tôi khảo sát trên 60 CBQL và GV công tác tại TTGDTKT Thuận An; phỏng vấn CBQL, GV, HSKT (khối 6, 7, 8, 9), phụ huynh có con đang học tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương và CBQL của các Công ty tuyển dụng HSKT của Trung tâm.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Đề tài này sử dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc nhằm nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt và dựa vào việc phân tích đối tượng để xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Từ đó, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa QL hoạt động GD với QL GDHN cho HSKT và QL các hoạt động sư phạm khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác QL hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương.

7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic

Quan điểm này giúp người nghiên cứu tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác QL hoạt động GDHN cho HSKT trên thế giới, tại Việt Nam và tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đồng thời, qua việc xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Nghiên cứu này xuất phát từ thực tiễn QL hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý GDHN cho HSKT tại cơ sở giáo dục này. Người nghiên cứu cũng tiếp cận thị trường lao động để tìm hiểu thực trạng tiếp nhận và hỗ trợ việc làm cho TKT; nhu cầu của TKT về việc làm trong tương lai dựa trên những biến đổi của thị trường lao động, qua đó có thể đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động GDHN phù hợp với thực tiễn.

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Người nghiên cứu phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa những nội dung tài liệu có liên quan đến công tác QL GDHN cho trẻ khuyết tật để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: khảo sát thực trạng QL hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương và khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của hê thống các biện pháp được đề xuất.

Đối tượng khảo sát: CBQL và GV tại TTTGDTKT Thuận An

Nội dung: Khảo sát (a) nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc GD và quản lý họat động GDHN cho trẻ khuyết tật; (b) thực trạng GDHN và quản lý GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương; (c) các yếu tố ảnh hưởng dến thực trạng quản lý GDHN cho trẻ khuyết tật; (d) khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Công cụ: gồm 01 phiếu khảo sát dùng cho các đối tượng sau: (1) cán bộ quản lý (Giám đốc, cán bộ quản lý phòng); (2) giáo viên dạy GDHN, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích phỏng vấn: Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ cho đề tài. Phỏng vấn sâu CBQL, GV, HSKT, PHHS, CBQL các Công ty tuyển dụng HSKT của Trung tâm nhằm thu thập thêm thông tin liên quan bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho

Đối tượng phỏng vấn: CBQL, giáo viên, PHHS có con đang học tại Trung tâm, HSKT sau khi ra trường. Ngoài ra, người nghiên cứu phỏng vấn CBQL công ty Minh Long 1, CBQL công ty Yazaki, CBQL công ty may 3/2. Đây là 03 công ty đối tác của Trung tâm, sau khi học sinh khuyết tật học hết cấp 2 tại Trung tâm ra trường thì các em có thể lựa chọn 1 trong 3 công ty trên để đến làm việc.

Nội dung phỏng vấn: đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đồng thời tìm hiểu đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp, ý kiến và đề xuất một số biện pháp cụ thể cho công tác quản lý hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương.

  • Công cụ: phiếu phỏng vấn (phụ lục 1,2,3)
  •  Thời gian: mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra từ 20-30 phút

7.2.2.3. Phương pháp khảo nghiệm

  • Mục đích: Đây là PP nghiên cứu bổ trợ của đề tài. Thông qua khảo nghiệm nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất về công tác QL hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương, để từ đó hoàn thiện các biện pháp QL cho phù hợp với thực tiễn.
  • Đối tượng khảo nghiệm: Luận văn này khảo nghiệm trên 10 CBQL và GV; 10 HS cấp 2 đang học tại trung tâm
  • Nội dung và cách thức tiến hành: Người nghiên cứu xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 3 mức độ từ cao đến thấp và được lượng hoá bằng điểm số.

Tính cần thiết: Rất cần thiết (3 điểm); Cần thiết (2 điểm); Không cần thiết (1 điểm).

Tính khả thi: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

7.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Đây cũng là một phương pháp nghiên cứu bổ trợ của đề tài. Người nghiên cứu dựa trên những kiến thức học hỏi từ các chuyên gia trong lĩnh vực GDHN, từ các cơ sở GD TKT tại Việt Nam, và quá trình công tác của bản thân. Từ đó, có thể tổng kết và khái quát thành những hiểu biết và kinh nghiệm để phục vụ việc nghiên cứu đề tài được hiệu quả hơn. Những nội dung kinh nghiệm mà người nghiên cứu tổng kết và học hỏi liên quan đến:

  • Các con đường thực hiện có hiệu quả công tác GDHN cho HSKT;
  • Các sáng kiến của CBQL, GV trong việc GDHN cho trẻ khuyết tật tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương, cũng như các TTGDTKT tại Việt Nam.
  • Tổng kết những nguyên nhân có thể dẫn đến thành công hoặc thất bại trong hoạt động GDHN cho TKT.

7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Mục đích: phân tích và tổng hợp kết quả khảo sát và phỏng vấn một cách khoa học, phụ vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác QL hoạt động GDHN cho HSKT tại tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cách thức và công cụ tiến hành: Đối với các thông tin định lượng, kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS, sử dụng các phương pháp thống kế như tính tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình. Đối với các dữ liệu định tính, người nghiên cứu tổng hợp theo các chủ đề xác định liên quan đến nhận thức về tầm quan trọng của GDHN cho trẻ KT, thực trạng giáo dục và quản lý GDHN cho trẻ khuyết tật; những thuận lợi, khó khăn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý.

8. Ý nghĩa của đề tài Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Về lý luận

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về công tác QL GDHN cho HSKT trên thế giới và tại Việt Nam, người nghiên cứu xây dựng được khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu công tác QL GDHN cho học sinh khuyết tật tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương. Cơ sở lý thuyết này góp phần làm khung tham chiếu cho các đề tài nghiên cứu trong tương lai liên quan đến GDHN cho TKT tại Bình Dương.

8.2. Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể xem là một tư liệu giúp cán bộ quản lý của TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương nắm bắt một cách hệ thống thực trạng công tác quản lý GDHN tại Trung tâm. Từ đó, giúp nhà quản lý biết rõ hơn các tiến trình thực hiện phối hợp các chức năng quản lý các hoạt động GDHN cho

Kết quả nghiên cứu cũng giúp GV biết cách ứng dụng các biện pháp GDHN cho học sinh khuyết tật phù hợp để chuẩn bị cho các em đầy đủ năng lực tham gia vào thực tiễn nghề nghiệp đáp ứng yêu của nhà tuyển dụng.

Nghiên cứu này phần nào giúp PHHS và cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của GDHN cho HSKT, từ đó họ có thể phối hợp tốt với Trung tâm và các công ty để hỗ trợ tích cực hơn cho học sinh khuyết tật tham gia GDHN nhằm giúp trẻ có thể tự lập cho bản thân, và hòa nhập cộng đồng. Việc quản lý GDHN hiệu quả sẽ giúp cho TKT phát triển tối đa tiềm năng và khả năng của mình, biết lựa chọn công việc phù hợp với đặc điểm bản thân và sự đam mê từ đó giúp các em tự lập và tự nuôi sống bản thân và góp phần đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN cho Trẻ Khuyết tật.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDHN tại Trung tâm Giáo dục Trẻ Khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDHN tại Trung tâm Giáo dục Trẻ Khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Vấn đề GDHN và quản lý GDHN cho TKT trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học.

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

Nguồn gốc của hướng nghiệp hiện đại bắt đầu vào năm 1908 tại Mỹ khi nhà cải cách xã hội Frank Parsons đưa ra ý tưởng giúp giới trẻ lựa chọn nghề và nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người. Năm 1909, Parsons xuất bản cuốn sách “Lựa chọn nghề nghiệp – Choosing vocation.” Cuốn sách đã nêu các mô hình hiện đại cho hướng nghiệp và trình bày cơ sở tâm lý học của việc hướng nghiệp và chọn nghề, các tiêu chí về sự phù hợp nghề của mỗi cá nhân để từ đó có sự lựa chọn phù hợp. Theo Frank Parson, hoạt động hướng nghiệp phải dựa vào năng lực, năng khiếu và sở thích của cá nhân. Khi một nghề được lựa chọn không phù hợp với năng khiếu, năng lực của cá nhân là một nghề không có hiệu quả vì cá nhân không có động lực, không có sự thích thú khi làm việc. Trong khi một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở trường thì thường khuyến khích cá nhân thực hiện tốt yêu cầu công việc, làm tăng giá trị kinh tế, làm ra các sản phẩm có chất lượng, các dịch vụ có hiệu quả và thu nhập cao [24, tr.51].

Sau đó, lần lượt các học thuyết khoa học về hướng nghiệp đã được ra đời vào những năm 1950 và 1960, giúp đẩy mạnh quá trình GDHN cũng như củng cố cho hiệu quả của công tác GDHN trong trường học cũng như ngoài xã hội. Các học thuyết hướng nghiệp tiêu biểu gồm: học thuyết đặc tính cá nhân – đặc điểm nghề của John Holland (1959); lý thuyết mô hình phát triển nghề nghiệp “A Career Development Theory” của Bordin, Nachmann, và Segal (1963); lý thuyết điều chỉnh công việc “Work Adjustment Theory” của Lofquist và Dawis (1969); lý thuyết lý thuyết học tập xã hội “A Social Learning Theory” trong việc ra quyết định nghề nghiệp John Krumboltz (1979); lý thuyết phát triển khát vọng nghề nghiệp “Theory of Occupational Aspirations” của Gottfredson (1981); lý thuyết về phát triển NN dựa trên lý thuyết nhận thức và mô hình xử lý thông tin để giải thích các quá trình liên quan của Peterson, Sampson, Reardon (1991).

Trong các lý thuyết kể trên, phải nhấn mạnh điển hình là lý thuyết của John Holland. Năm 1959, John Holland đưa ra đặc điểm định hướng toàn diện giải thích về việc lựa chọn nghề. Ông nhấn mạnh việc “tìm kiếm” các khía cạnh phù hợp giữa con người và môi trường: “Khi con người có nhiều thông tin về môi trường NN sẽ có những lựa chọn công việc thích hợp hơn người có ít thông tin”. Năm 1973, ông xuất bản một phiên bản đầy đủ hơn về lý thuyết này. Lý thuyết John Holland là lý thuyết duy nhất sử dụng một hệ thống đánh giá toàn diện và tích hợp dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, thông qua việc kiểm tra và phân tích chặt chẽ. Do vậy, lý thuyết của Holland đã cung cấp động lực cho hàng trăm công trình nghiên cứu và là mô hình có ảnh hưởng nhất trong việc lựa chọn nghề của người lao động trong thời đại hiện nay [36].

Vào giữa thế kỉ XIX, ở Pháp xuất hiện cuốn sách “Hướng nghiệp chọn nghề”. Nội dung cuốn sách đề cập tới vấn đề phát triển đa dạng của nghề do sự phát triển công nghiệp. Ngay khi đó, người ta đã nhận thấy tính đa dạng, phức tạp của hệ thống nghề nghiệp, tính chuyên môn hoá vượt lên hẳn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, qua đó khẳng định tính cấp thiết phải giúp đỡ thanh thiếu niên học sinh đi vào “Thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng hiệu quả lao động trẻ tuổi [56].

Nhật Bản, công trình “Cải cách giáo dục Nhật Bản hướng tới thế kỉ 21” của Magumi Nishino (Viện nghiên cứu giáo dục Nhật Bản) đã nghiên cứu khá sâu sắc vấn đề bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết cho học sinh phổ thông. Theo tác giả, học sinh trung học phải được: Bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của những ngành nghề cần thiết trong xã hội, có thái độ tôn trọng đối với lao động và có khả năng lựa chọn nghề tương lai phù hợp với mỗi cá nhân. Từ lâu, GD Nhật Bản đã chú ý đến vấn đề hoàn thiện nội dung, hình thức dạy học kĩ thuật nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng lao động nghề nghiệp và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông [12]. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Tại Úc, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về GDHN như Allan Waller với công trình khoa học “Một số vấn đề quản lý giáo dục ở Australia”. Ông đã chỉ ra: “Nhà trường hiện nay không chỉ là nơi dạy lý thuyết, mà phải cung cấp cho HS một khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng giữa các HS, làm cho HS vừa có kỹ năng lao động, vừa có tri thức” [70, tr.17].

Tại các nước trong khu vực ASEAN trong những năm qua đã và đang tăng cường GDHN cho HSPT như:

Philippin: Một trong những mục tiêu GDPT là đào tạo nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cần thiết để có thể lựa chọn nghề. Chính vì thế mà ở cấp II đã thực hiện giáo dục nghề nghiệp, và chuẩn của học sinh là phải đạt được những kiến thức, kĩ năng, thông tin nghề nghiệp và tinh thần làm việc tối thiểu cần thiết để có thể chọn nghề. Đến cấp III tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như hướng nghiệp và dạy nghề.

Thái Lan: Ngay từ cấp Tiểu học đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, kĩ năng tối thiểu của một số công việc nội trợ, nông nghiệp và nghề thủ công. Đến cấp II đẩy mạnh công tác GDHN gắn với một nghề trên cơ sở phù hợp với độ tuổi, sở thích, nhu cầu của mỗi học sinh, đây là bước tiền đề cho học sinh vào cấp

Vì họ cho rằng giáo dục nghề nghiệp gắn liền với hướng nghiệp nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng nghề nghiệp, tất cả các trường phải dạy nghề theo quy định của Bộ, học sinh đạt chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ nghề.

Jacques Delors, chủ tịch Uỷ ban quốc tế độc lập về giáo dục của UNESCO khi phân tích những trụ cột của nền tảng giáo dục đã viết rằng: “Học tri thức, học làm việc, học cách chung sống và học cách tồn tại “. Theo tác giả vấn đề GDHN và học nghề của học sinh phổ thông là một căn bản không thể thiếu được trong giáo dục. Tác giả đã nhấn mạnh việc học sinh có cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạt động nghề nghiệp song song với việc học tập tri thức [5].

Liên quan đến giáo dục hướng nghiệp cho TKT, các tác giả Connop D, J McCaip, G. White đã đưa ra những khó khăn của TKT trong sinh hoạt, đời sống và đặt ra các yêu cầu đối với công tác chăm sóc, giáo dục và hướng nghiệp cho TKT. Nghiên cứu đã khẳng định rằng chăm sóc giáo dục phải am hiểu về những nguyên nhân gây ra khuyết tật, phải tạo điều kiện cho TKT vừa học vừa làm quen với thực tiễn nghề nghiệp. Các nghiên cứu của Hexander và Strain (1978), Dockington và Lucas (1951), Laxhan (1982) và nhiều nhà nghiên cứu khác về lĩnh vực GDHN học sinh khuyết tật đã xây dựng các cơ sở trong công tác quản lý hoạt động GDHN để các nhà hoạch định chính sách giáo dục đưa ra những văn bản, chính sách đúng đắn cho vấn dề chăm sóc giáo dục TKT. Các nghiên cứu này đặc biệt nhấn mạnh đến việc giáo viên đảm nhận công tác GDHN phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng cần thiết để không chỉ giảng dạy mà còn có khả năng tư vấn cho gia đình trẻ khuyết tật trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong đó, nghiên cứu của Dockington và Lucas (1951) về lĩnh GDHN và quản lý hoạt động GDHN HSKT đã khẳng định: Sự hiểu biết, lòng nhiệt tình, thái độ khuyến khích hay thờ ơ của giáo viên là những yếu tố có ảnh hưởng tới GDHN TKT. Nó có tác dụng là tạo sự dễ dàng hơn cho trẻ khuyết tật khi thực hiện các hoạt động trong nhà trường, nhưng cũng có thể tạo nên sự ức chế, hìm hãm trong môi trường này.

Cộng hòa liên bang Đức thì có hệ thống GD dành cho TKT rất hiện đại, và đồng thời họ rất chú ý đến vấn đề dạy nghề cho đối tượng này. Nếu như những trẻ khuyết tật ở nước Đức khi lớn lên gặp cảnh thất nghiệp hay kiếm việc làm thì chính sách an sinh xã hội với quỹ bảo hiểm thất nghiệp của họ sẽ đảm bảo cho NKT để họ hòa nhập với xã hội.

Như vậy, ở các quốc gia trên thế giới, vấn đề đào tạo, dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho NKT nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng đã được quan tâm từ rất lâu. Nhiều mô hình hỗ trợ TKT học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng tay nghề rất phù hợp với thực tế và tiên tiến. Bên cạnh hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội dành cho TKT, công tác xã hội tại các nước phát triển cũng song hành trong việc hỗ trợ TKT.

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Ở Việt Nam, công tác hướng nghiệp được chính thức đưa vào trường phổ thông từ 19/3/1981 theo quyết định số 126/CP của Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông từ THCS, THPT tốt nghiệp ra trường. Quyết định nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ trung ương đến địa phương có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lí và tiếp tục bồi dưỡng HS phổ thông sau khi ra trường. Theo đó, Thông tư 31-TT của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định nêu trên. Nội dung Thông tư nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và hình thức hướng nghiệp cho HS trong nhà trường phổ thông, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong các trường phổ thông, cho dù đang đảm nhận công tác nào đều phải hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác GDHN [68].

Đối với việc GD, chăm sóc, hướng nghiệp và dạy nghề cho TKT, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, thể hiện qua việc ban hành mới và điều chỉnh nhiều chính sách về người khuyết tật phù hợp thực tế, cũng như việc ưu tiên bố trí nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ NKT. Cụ thể, nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của mọi trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật thì Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên của Châu Á ký cam kết thực hiện Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Từ sau Công ước về Quyền của NKT của Liên Hiệp quốc (2006) [11], Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật định, chỉ đạo và triển khai trong công tác chăm sóc GD TKT được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là một nhiệm vụ của ngành và của toàn xã hội nhằm đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong giáo dục cho trẻ em khuyết tật nói riêng, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung.

Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước 159 của ILO về Tái thích ứng NN và Việc làm cho NKT, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm.Trong Công ước số 159, tại điều 1, mục 2 đã nêu rõ “…mọi Nước thành viên phải coi mục đích của tái thích ứng NN là làm cho người có khuyết tật có thể tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể tiến bộ được về mặt nghề nghiệp, và do đó được dễ dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội.” Việc phê chuẩn này cũng là một bước tiến trong việc cải thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam nhằm hỗ trợ NKT [6]. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Hiện nay, Việt Nam đã có Luật Người khuyết tật được thông qua vào năm 2010, Kế hoạch hành động quốc gia về NKT (2012) với mục tiêu đào tạo nghề và tạo việc làm cho 250.000 lao động khuyết tật cũng như đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của NKT vào năm 2014. Trong Điều 27 mục 1, Luật Người khuyết tật năm 2010 nhấn mạnh rằng: Nhà nước tạo điều kiện để NKT được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật. Luật Người khuyết tật cũng đặt ra những quyền lợi của NKT tại Việt Nam trong tiếp xúc bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng, phục hồi chức năng, GD, việc làm, dạy nghề, các dịch vụ văn hoá, thể thao và giải trí, giao thông, các nơi công cộng và công nghệ thông tin. Luật cũng cung cấp một khung pháp lý thiết yếu cho một xã hội hoà nhập, không rào cản và đem lạc mọi cơ hội bình đẳng cho NKT [30].

Theo đó, Quyết định số 711/QĐ-TTG ngày 13 tháng 06 năm 2012 phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” của Thủ Tướng Chính phủ đã nêu rõ: Đến năm 2020, các cơ sở GDNN có đủ khả năng tiếp nhận 30% số HS tốt nghiệp THCS; phát triển giáo dục từ xa, GDNN, mở rộng hệ thống dự bị đại học. Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho NKT, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và trẻ em lang thang đường phố, các đối tượng khó khăn khác; Tăng đầu tư cho GD đặc biệt; có chính sách đãi ngộ đối với GV GD đặc biệt và HSKT” [53].

Ngày 20 tháng 6 năm 2017, Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu GDNN, việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó Chính phủ quan tâm hỗ trợ đầu tư CSVC, trang thiết bị cho các trường nghề theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao, đến năm 2020 và khoảng 30 trường chuyên biệt đủ điều kiện đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, NKT [54].

Vấn đề TKT và GDHN cho cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong tài liệu nghiên cứu về “Những qui tắc phổ biến về cơ hội bình đẳng cho người tàn tật, do Liên Hợp Quốc thông qua năm 1994” (2002) đã nêu: Trẻ em khuyết tật vốn đa dạng với các đặc điểm về đời sống thể chất và tâm lý nên cần có những cách tiếp cận phù hợp khác nhau trong cuộc sống và trong GD. Tùy theo từng đối tượng trẻ khuyết tật mà cách tiếp cận cũng cần được vận dụng linh hoạt trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng. Tài liệu nghiên cứu cũng đã cho biết trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo triển khai nhiều loại hình trường lớp cũng như các mô hình giáo dục khác nhau và khuyến khích phát triển nhằm đảm bảo cho TKT được hưởng quyền được bảo vệ, chăm sóc, GD và dạy nghề.

“Báo cáo khảo sát về Đào tạo Nghề và Việc làm cho NKT tại Việt Nam” do Tổ chức lao động quốc tế thực hiện năm 2008 đã cung cấp cái nhìn tổng thể về các tổ chức của người khuyết tật và các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho NKT. Báo cáo đồng thời trình bày các vấn đề pháp lý và môi trường chính sách trong đào tạo nghề, việc làm cho NKT, các Công ước quốc tế, các Tổ chức và dịch vụ liên quan đến việc làm cho NKT tại Việt Nam. Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề hoà nhập và các dịch vụ việc làm dành riêng cho NKT nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng nhằm giúp NKT hoà nhập thành công vào đời sống xã hội [3].

Tác giả Nguyễn Xuân Hải (2009) trên cơ sở nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của mình đã trình bày những vấn đề chung của TKT, lý luận giáo dục TKT, lý luận dạy học TKT và quản lý giáo dục TKT ở bậc giáo dục mầm non và tiểu học trong cuốn sách “Giáo dục học trẻ khuyết tật”. Cuốn sách giúp những nhà nghiên cứu, giảng viên ở các trường đại học cao đẳng, giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục ở mầm non và phổ thông có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn GD TKT ở Việt Nam [40].

Trong Giáo trình “Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật” (2017), tác giả Trần Thị Bình, Vũ Hoàng Phong và Vũ Phương Thảo đã đề cập đến vấn đề làm sao để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh đến việc chăm sóc y tế, bảo hiểm và nhất là dạy nghề và tạo việc làm cho NKT để giúp họ vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Hơn nữa, tình hình NKT, phân loại và cách chăm sóc trợ giúp NKT, những khó khăn và nhu cầu của NKT, các mô hình hỗ trợ NKT tại cộng đồng, quản lý NKT và nâng cao nhận thức của xã hội về NKT, những hoạt động giúp NKT hoà nhập cộng đồng cũng đã được nghiên cứu và phân tích rõ trong tài liệu: “Công tác xã hội với NKT -Tài liệu hướng dẫn thực hành dành cho cán bộ cấp cơ sở” của Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2016) [23].

Tác giả Bùi Văn Hưng (2014) trong cuốn sách “Quản lý GDHN ở các trường dạy nghề trong bối cảnh mới” đã đề cập đến giải pháp triển khai GDHN trong các trường nghề, quy trình tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề cho HS, mô hình hướng nghiệp tuyển sinh ở cơ sở GDNN. Đây là một tài liệu rất hữu ích cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham khảo, vận dụng vào hướng nghiệp, tuyển sinh trong đào tạo đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động góp phần phát triển bền vững các trường dạy nghề [57]. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Vấn đề GDHN và quản lý GDHN cho TKT cũng được nghiên cứu và bàn luận qua các hội thảo. Cụ thể, trong Hội thảo khoa học bàn về việc hướng nghiệp, dạy nghề, phổ cập GD cho TKT tại Lào Cai (2007), Hà Tĩnh (2008), Thái Nguyên (2009) nhiều nhà khoa học và nhà GD đi sâu bàn luận các lĩnh vực lao động và việc làm cho trẻ câm điếc và lao động của trẻ mù. Hội thảo “Người khuyết tật hội nhập thị trường lao động” do Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH CHLB Đức tổ chức vào ngày 24/11/2010 tại Hà Nội đã chia sẽ kinh nghiệm và những câu chuyện thực tế về NKT nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng về những thách thức mà NKT gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm. Cũng trong Hội thảo, các đại biểu đều khẳng định trong những năm qua, NKT luôn được Đảng, nhà nước và xã hội quan tâm chăm sóc và giúp đỡ. Điều này đã và đang góp phần cải thiện đời sống của NKT, là thay đổi nhận thức xã hội về NKT, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho NKT hòa nhập với cộng đồng [26].

Công tác GDHN nói chung và GDHN cho TKT nói riêng cũng đã được nghiên cứu thông qua các luận văn. Cụ thể, trong đề tài: “Mặc cảm tự ti của NKT trong quá trình hòa nhập xã hội,” tác giả Đinh Thị Thủy (2013) đã nêu ra những yếu tố tác động ảnh hưởng của măc cảm tự ti đến cuộc sống của TKT giúp người khuyết tật xóa bỏ dần mặc cảm tự ti, phát huy tối đa năng lực còn lại của bản thân và hòa nhập công đồng [17]. Thiên về khía cạnh công tác xã hội, tác giả Đinh Thị Vân đã nghiên cứu “Hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tại Quất Động, Thường Tín, Hà Nội”. Luận văn đã nêu lên thực trạng dạy nghề và hiệu quả trong tạo việc làm cho NKT tại địa bàn [16]. Bên cạnh đó, đề tài “Xây dựng chương trình đào tạo nghề cho người khiếm thính tại các cơ sở đào tạo nghề NKT” của tác giả Trần Dũng đã nêu được khó khăn trong việc đào tạo dạng ngành nghề và chất lượng đào tạo cho người khuyết tật khiếm thính [66]. Tác giả Phạm Thái Đài cũng đã nghiên cứu về hỗ trợ việc làm đối với NKT từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa [48]. Có thể nói, các nghiên cứu trên đã khẳng định việc GDHN và đào tạo nghề là điều kiện tối ưu cho việc thực hiện quyền được bình đẳng, không phân biệt đối xử với TKT và giúp NKT có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn và sống hòa nhập với xã hội. Những nghiên cứu này đã cho thấy việc GDHN cho TKT có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD.

Tại tỉnh Bình Dương, công tác đào tạo nghề cho HSKT ở một số trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và tại thành phố Thuận An nói riêng đã được triển khai và thực hiện trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trường nào thực hiện công tác hướng nghiệp cho TKT khiếm thính song song với chương trình dạy văn hóa. Bên cạnh đó, chưa có tác giả hay công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và đầy đủ về lĩnh vực quản lý công tác GDHN cho TKT. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý hoạt động GDHN cho HSKT, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật khiếm thính, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” để nghiên cứu.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được phát biểu gắn với các loại hình quản lý cụ thể như sau:

Theo Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là người sáng lập ra thuyết quản lý theo khoa học, theo ông thì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [71, tr.89].

Henry Fayon (1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính cho rằng “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát” [28, tr.35].

Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí định nghĩa quản lý là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [41, tr.1].

Theo Lưu Xuân Mới, “Quản lý là một hệ thống tác động khoa học nghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống” [35, tr.1].

Mặc dù khái niệm QL được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau tùy theo cách tiếp cận, các tác giả trên đều nghiên cứu QL với tư cách là một quá trình, trong đó các chức năng QL được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau. Trong luận văn này, khái niệm QL được hiểu với bản chất là sự tác động liên tục có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể trong một tổ chức thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

1.2.2. Quản lý giáo dục Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Từ khi các tổ chức GD đầu tiên được hình thành thì đã có hoạt động quản lý giáo dục. Theo M. I. Kônđacốp, “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy tắc chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em” [39, tr.124].

Theo  Nguyễn Phúc Châu, quản lý giáo dục được chia ra các phần như sau:

QLGD ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục): Ở cấp độ này, quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh,… các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực và trí lực) để hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu phát triển giáo dục [42].

QLGD ở cấp độ vi mô (QL một cơ sở giáo dục): Ở cấp độ này, QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… đến tập thể GV, CNV, tập thể người học và các lực lượng tham gia GD khác trong và ngoài cơ sở GD đó, để thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học, nhằm làm cho cơ sở giáo dục luôn ổn định và phát triển để đạt tới mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đó. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Từ các định nghĩa trên có thể thấy QLGD là một dạng quản lý xã hội, đó là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể và đối tượng quản lý trong hoạt động giáo dục một cách có kế hoạch, có tổ chức dựa trên các nguồn lực xác định phù hợp với quy luận khách quan nhằm tạo ra sư thay đổi hay hiệu quả cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục. Hệ thống GD là một hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật chung và chịu sự quy định của điều kiện kinh tế – xã hội. Do vậy, hoạt động QLGD luôn luôn phải đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh, thích ứng của GD đối với sự vận động và phát triển chung.

Do tính đặc thù của GD mà những đặc điểm của QL có nội dung và hình thái thể hiện khác với những hình thái QL xã hội khác, cụ thể tính chất QL Nhà nước được thể hiện rõ trong QLGD và đối tượng QL là con người. Vì vậy, để tổ chức hoạt động QLGD trong một tổ chức có hiệu quả, trước hết cần xác định mục tiêu mà hoạt động cần hướng tới. Trên cơ sở đó, các nhà QL xây dựng những nội dung GD và cách thức thực hiện hay triển khai các nội dung giáo dục một cách phù hợp dựa trên các nguồn lực xác định để đạt kết quả mong muốn. Hơn nữa, GD là một hoạt động có tổ chức, vì vậy trong quá trình triển khai cần đảm bảo các tất cả các khâu (chức năng) của chu trình QL được phối hợp chặt chẽ. QLGD cần đảm bảo có đầy đủ 4 chức năng như sau: Lập kế hoạch; Tổ chức; Lãnh đạo; Kiểm tra/ Đánh giá. Các chức năng này luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bằng thông tin phản hồi đa chiều, có thể minh họa theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các chức năng trong quá trình quản lý giáo dục

1.2.3. Hướng nghiệp

Thuật ngữ hướng nghiệp được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Theo các nhà kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức thành thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động tuổi trẻ của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu, nâng cao năng suất lao động xã hội .

Hướng nghiệp trong GD là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội (Điều 3, Nghị định 75/2006/NĐCP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục).

Từ các định nghĩa trên, đề tài rút ra bản chất của việc hướng nghiệp là sự giáo dục lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm hỗ trợ các cá nhân chọn lựa nghành nghề phù hợp nhất với khả năng và sở thích của bản thân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực NN của thị trường lao động từ đó giúp cho các em hiểu rõ nhu cầu mà xã hội đang cần và trách nhiệm của các em đối với xã hội. Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà còn được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động và hỗ trợ của tất cả các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, do vậy hoạt động hướng nghiệp đòi hỏi tất cả mọi người phải có trách nhiệm tham gia.

Như vậy, hướng nghiệp không chỉ là lựa chọn một ngành nghề yêu thích, một môi trường đào tạo phù hợp mà là một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau và là sự kết hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: đánh giá NN đó có tương lai phát triển như thế nào, quản lý nghề nghiệp và phát triển NN.

1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Khái niệm giáo dục hướng nghiệp có nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo Đặng Danh Ánh, giáo dục hướng nghiệp là nhiệm vụ của tập thể sư phạm, của các cơ quan quản lý, các nhà máy nhằm giúp HS chọn nghề đúng đắn với năng lực, thể lực và tâm lí của cá nhân với nhu cầu kinh tế xã hội [15].

Tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩa giáo dục hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của người giáo viên cho học sinh để hỗ trợ, giúp các em chọn nghề phù hợp với năng lực sở trường, sở thích của cá nhân và yêu cầu của xã hội [50].

Riêng đối với một số tác giả khác thì cho rằng giáo dục hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lí học, sinh học, y học và nhiều môn khoa học khác nhau để giúp cho HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoã mãn tối đa nguyện vọng thích hợp với năng lực sở trường và điều kiện tâm lí cá nhân nhằm mục đích phân phối và sử dụng có hiệu quả nhất năng lực của lực lượng lao động có sẵn của đất nước . Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Từ các định nghĩa hướng nghiệp và GDHN có thể thấy GDHN là hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; trong đó nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất vì giúp cho HS chọn nghề trên cơ sở khoa học, bảo đảm nguyên tắc hình thành từ sự hứng thú, động cơ chọn nghề phù hợp với nguyện vọng của cá nhân và đáp ứng yêu cầu nhân lực của đất địa phương. Bởi vậy, giáo GDHN phải gắn liền với GD đạo đức, tư tưởng chính trị nhằm giúp HS giải quyết đúng mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực, giữa cái HS mong muốn với cái HS có thể làm và cần phải làm; và điều quan trọng nhất đó là giúp HS nhận thức được trách nhiệm của mình đề điều chỉnh hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội.

Có thể thấy, GDHN là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành phần, chịu sự tác động của nhiều yếu tố nằm trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân người được hướng nghiệp với môi trường sống, môi trường lao động, môi trường GD và cả thị trường lao động. Các hoạt động GDHN được thể hiện qua biểu đồ tam giác hướng nghiệp của K.K.Platonov như sau:

Sơ đồ 1.2. Tam giác hướng nghiệp (K.K.Platonov)

Theo sơ đồ tam giác hướng nghiệp này cho ta thấy mỗi hoạt động của GDHN thuộc các góc của tam giác hướng nghiệp đều được dựa trên hai yếu tố cơ bản đó là các nghề và yêu cầu của chúng và thị trường lao động. Như vậy, định hướng nghề nghiệp là việc cần thông tin cho học sinh về các đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghành nghề trong xã hội, nhất là các nghề mà các nơi đang cần nhiều lao động trẻ .

Trong công tác GDHN gồm có GDNN và tuyên truyền nghề nghiệp. Trong đó GDNN sẽ giúp HS biết một số nghề cơ bản, nghề phổ biến của địa phương và xã hội. Đồng thời giúp các em học sinh hiểu thêm về xu thế phát triển các ngành nghề và những yêu cầu của các ngành nghề đó đặt ra cho người lao động. Bên cạnh đó GDHN sẽ tạo điều kiện ban đầu để cho HS phát triển năng lực và hứng thú NN; GD HS có thái độ đúng đắn tránh lệch lạc trong dự định chọn nghề.

Khác với GDHN, tuyên truyền NN chủ yếu giúp HS biết đến những nghề đang phát triển và có nhu cầu cấp thiết, đồng thời giới thiệu những nhân vật thành công trong việc chọn NN, sáng tạo trong lao động sản xuất, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề của HS

Tư vấn nghề là một hệ thống những biện pháp tâm lý giáo dục nhằm đánh giá năng lực thể chất và trí tuệ của HS và trên cơ sở đó để đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động và cho họ những lời khuyên về chọn nghề, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn khi chọn nghề. Tư vấn nghề phải dựa trên hai yếu tố là “các nghề và yêu cầu của chúng” và “phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh cá nhân”.

1.2.5. Trẻ khuyết tật Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Có nhiều định nghĩa khác nhau về TKT. Trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm TKT được định nghĩa theo Luật Người khuyết tật năm 2010 như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [30].

Hiện nay, có nhiều cách phân loại TKT, theo Luật Người khuyết tật năm 2010, và Nghị định 28/2012/NĐ-CP, TKT có thể phân loại như sau:

  • Trẻ khiếm thính (children with hearing difficulty): Là trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau dẫn đến khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và các chức năng tâm lý khác. Như vậy, trẻ khiếm thính, do thiếu cảm giác nghe hoặc cảm giác giác nghe bị phá huỷ nên thị giác của trẻ khiếm thính trở thành chủ đạo và chủ yếu trong việc nhận thức thế giới xung quanh và trong việc tiếp nhận ngôn ngữ. Đồng thời ở trẻ khiếm thính, sự mất thính lực ảnh hưởng xấu đến sự vận động của bộ máy hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sự phối hợp các động tác của cơ thể. Vì vậy, trẻ thường vụng về không khéo léo, rất khó khăn với những kỹ năng lao động và thể thao đòi hỏi sự phối hợp tinh tế và sự thăng bằng của các động tác.
  • Trẻ khiếm thị (Children with seeing difficulty): Là trẻ có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt, trẻ khiếm thị những mức độ khác nhau về thị lực và thị trường của thị giác. Mỗi người trong việc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giao tiếp bằng mắt nên trẻ khiếm thị ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Giảm đáng kể khả năng tư duy trừu tượng, lượng thông tin tiếp nhận rời rạc, đơn điệu và nghèo nàn. Lời nói mang nặng tính hình thức, khó diễn đạt ý nghĩa của câu nói. Khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhất là những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di chuyển trong không gian. Bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách, số lượng người nghe trong không gian giao tiếp. Xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp. Mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét mặt cũng như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An
  • Trẻ khuyết tật trí tuệ (Chidren with intellectual disability): Là những trẻ có chức năng trí tuệ mức trung bình một cách đáng kể (IQ < 70); hạn chế ít nhất hai lĩnh vực hành vi thích ứng với môi trường và XH như giao tiếp hoặc tương tác cá nhân, tự phục vụ, sinh hoạt trong gia đình, sử dụng các tiện ích công cộng, các kỹ năng XH, tự định hướng, kỹ năng học đường, giải trí, lao động, sức khỏe, an toàn,… trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn có khả năng tri giác nhưng sự tri giác đó nghèo nàn, hạn chế trong phạm vi hẹp. Tất cả những điều đó đều gây khó khăn cho sự định hướng của trẻ trong hoàn cảnh mới, làm cho tốc độ học tập chậm hơn các trẻ khác. Đồng thời, quá trình tri giác thính giác của trẻ gặp khó khăn và có biểu hiện kém phát triển. Không nhạy bén trong việc phân biệt âm thanh là nguyên nhân gây ra sự kém phát triển về ngôn ngữ và ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy. Tri giác âm thanh không tốt đã gây trở ngại cho trẻ trong việc định hứơng môi trường xung quanh.
  • Trẻ có khó khăn về học tập (Children with learning difficulty): Là trẻ có rối nhiễu ở một trong các kỹ năng nhận thức như học đọc, học viết, tính toán, nhận biết màu sắc, lời nói, các giác quan hành vi…làm ảnh hưởng đến khả năng học tập.
  • Trẻ có khó khăn về vận động (Children with moving difficulty): Là trẻ có sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt, học tập,… Như vậy, trẻ khuyết tật vận động khó đạt được trình độ nhận thức cũng như những trải nghiệm như mọi trẻ bình thường khác. Chẳng hạn, trẻ không thể có cảm giác mỏi chân nếu trẻ bại liệt đôi chân không thể đi được, không thể leo trèo được thì khó có cảm giác về độ cao và kĩ năng lấy thăng bằng của cơ thể, không có cảm giác về sức đẩy của nước nếu không được ngâm mình trong nước…
  • Trẻ có khó khăn về ngôn ngữ (Children with language difficulty): Là trẻ có những biểu hiện lệc lạc về ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, không nói được (câm nhưng không điếc) mà không kèm theo bất cứ dạng khó khăn nào khác như chập phát triển trí tuệ (CPTTT), Down, bại não,…Trẻ thường gặp khó khăn ngay từ những quá trình tâm lí đầu tiên: cảm giác, tri giác… Vì vậy, mà những biểu tượng về sự vật, hiện tượng thường sai lệch hoặc không đầy đủ. Những thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu ở trẻ khuyết tật ngôn ngữ phát triển chậm, rất yếu ớt. Trẻ khuyết tật ngôn ngữ gặp khó khăn trong nhận thức bản chất của đối tượng, hiện tượng. Đặc biệt là những mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng.
  • Trẻ đa tật (Children with multiple disabilities): Là trẻ có từ 2 khuyết tật trở lên như vừa khiếm thị vừa khiếm thính, vừa khiếm thính vừa CPTTT,…

Nhóm trẻ khuyết tật kể trên khi tham gia vào học tập tại trường học thì trở thành học sinh khuyết tật, các em có mức độ khuyết tật nặng nhẹ khác nhau. Tùy theo mức độ khuyết tật của từng em học sinh có thể làm ảnh hưởng tới khả năng học tập cũng như các hoạt động khác. Trong luận văn này, thuật ngữ TKT hay HSKT đôi khi được dùng thay đổi cho nhau trong quá trình diễn đạt ở các chương.

1.2.6. Quản lý hoạt động GDHN cho TKT Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Qua phân tích khái niệm quản lý, QLGD, hướng nghiệp, GDHN, TKT đề tài xây dựng khái niệm quản lý GDHN và QL GDHN cho TKT như sau:

Quản lý hoạt động GDHN là một quá trình bao gồm hệ thống các biện pháp, tác động từ phía chủ thể QL đến khách thể một cách có định hướng, có mục đích rõ ràng thông qua các công cụ QL (các chủ trương, chính sách, cơ chế…), nguồn lực, hình thức, phương pháp và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu GDHN cho HS. Theo đó, nhà QL phải quản lý thường xuyên cập nhật tình hình xã hội, nắm bắt được nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, của địa phương để có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách tốt nhất. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, trên cơ sở này để tổng kết, rút kinh nghiệm cho hoạt động GDHN trong nhà trường ngày càng tốt hơn.

Hoạt động GDHN cho TKT phải giúp các em có hiểu biết tổng quát trong việc chọn nghề, đồng thời cho các em tham quan và thực hành trực tiếp trên nghề để các em có thể cảm nhận công việc thực tế của nghề, từ đó giúp các em tự quyết định NN tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Do vậy, quản lý hoạt động GDHN cho TKT là một quá trình bao gồm hệ thống các biện pháp, tác động từ phía chủ thể QL đến TKT một cách có định hướng, có mục đích rõ ràng thông qua các công cụ QL (các chủ trương, chính sách, cơ chế…), nguồn lực, hình thức, phương pháp và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu GDHN cho TKT hiệu quả.

1.3. Lý luận về hướng nghiệp và GDHN cho TKT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

1.3.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của GDHN đáp ứng yêu cầu đổi mới GD

Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành TW (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ÐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh việc đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD, đào tạo theo hướng coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, GDHN [45]. Trong đó, GDHN giúp cho các em HS bậc học cơ sở định hướng được khối ngành học, NN tương lai; giúp HS định hình được khả năng thực sự của mình dựa trên cơ sở đam mê, sở trường, sức khỏe và năng lực; và là bước đầu tiên để giúp HS hình dung cơ hội về việc làm sau này, đặc trưng từng nghề, cách chọn nghề phù hợp cũng như những gì cần phải chuẩn bị để có thể gắn bó với nghề đó. Thông qua hoạt động GDHN sẽ giúp HS điều chỉnh động cơ chọn nghề và HS sẽ định hướng đi vào lĩnh vực nghề mà xã hội đang có nhu cầu. Đối TKT, GDHN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giúp các em có thể học hỏi thêm các kỹ năng sống, kỹ năng NN để hòa nhập với cộng đồng, tự chủ hơn trong cuộc sống, tự nuôi sống được bản thân, trở thành người có ích để đóng góp cho xã hội. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang rất xem trọng mô hình giáo dục văn hóa song song với GDHN, vì mô hình GD này nhằm mục đích tìm kiếm sự phù hợp, khả năng thích ứng và phát triển tốt nhất cho mỗi cá nhân học sinh với ngành nghề mà các em sẽ chọn sau này. Đối với TKT, dạy văn hoá song song với GDHN, hỗ trợ về dạy nghề và tạo việc làm sẽ giúp các em tìm được công việc phù hợp với nguyện vọng, mong muốn, nâng cao thu nhập và khẳng định vị thế của bản thân trong gia đình và xã hội và đặc biệt, giúp họ hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.

Trong chương trình “đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học do Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản tháng 12/2013” đã khẳng định chương trình, nội dung GDHN trong các trường Trung học là cụ thể hóa mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo yêu cầu phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong giai đoạn mới và điều kiện GDHN ở nha trường, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Lực chọn chương trình GDHN phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và khả năng nhận thức của học sinh là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận với kiến thức nghề nghiệp một cách đầy đủ để các em có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Đồng thời, đổi mới chương trình GDHN nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ… để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả về năng lực và phẩm chất. Đổi mới nội dung GDHN tho hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng ngành nghề; tăng hoạt động thực hành, trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Với tầm quan trọng như vậy, Đề án GDHN và định hướng phân luồng HS trong GD phổ thông giai đoạn 2018-2025 theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ra ngày 14/5/2018 cũng đã đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp bao gồm: Nâng cao nhận thức về GDHN và định hướng phân luồng HS phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHN trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN trong GD phổ thông; bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về GDHN và định hướng phân luồng HSPT; huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia GDHN, định hướng phân luồng HS phổ thông; tăng cường QL đối với GDHN, định hướng phân luồng HS phổ thông [18].

1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và quy trình hướng nghiệp và GDHN Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

1.3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp

Mục tiêu GDHN là giúp HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; hiểu được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, về thế giới NN. Bên cạnh đó, hình thành cho HS khả năng tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện của gia đình trong việc định hướng NN tương lai; tìm kiếm được những thông tin về nghề, về thị trường lao động và cơ sở đào tạo cần thiết trong việc chọn nghề; và định hướng và lựa chọn được NN tương lai cho bản thân. Hơn nữa, GDHN giúp HS tự tin trong việc chọn nghề phù hợp, có hứng thú và hướng chọn nghề đúng đắn.

Theo tác giả Đặng Danh Ánh [15, tr.135], GDHN ở trường phổ thông có 5 nhiệm vụ: (1) Tổ chức cho HS làm quen với các ngành nghề của nền kinh tế, đặc biệt với các nghề phổ biến; (2) Tổ chức các hoạt động GD nghề cho HS nhằm giúp các em có ý thức chọn nghề; (3) Tiến hành tư vấn chọn nghề cho HS; (4) Giúp HS tìm hiểu nhân cách của mình để giúp các em chọn nghề phù hợp; (5) GD cho HS có thái độ lao động đúng với mọi ngành nghề.

Yêu cầu tổ chức công tác hướng nghiệp cần chú trọng vào hướng phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu thị trường lao động hiện tại, hệ thống đào tạo nghề, những thông tin cơ bản về nghề để giúp HS có những hiểu biết cần thiết về một số lĩnh vực lao động NN cụ thể, điều kiện làm việc và vệ sinh lao động và những phẩm chất do nghề đòi hỏi, những kiêng kị trong nghề. Ngoài ra, trong quá trình hướng nghiệp cần quan tâm đến sở thích, năng lực của người học và yêu cầu của ngành nghề vì mỗi ngành nghề lại có một yêu cầu riêng, về năng lực hay sức khỏe, ngoại hình.

1.3.2.2. Nội dung giáo dục hướng nghiệp Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Giáo dục hướng nghiệp cho học  sinh có 3 nội dung chủ yếu như sau:

  • Định hướng NN: Cung cấp cho HS những thông tin về tình hình phát triển kinh tế của địa phương, về nhu cầu sử dụng lao động, về thế giới NN nhằm giúp HS đánh giá bản thân và lựa chọn nghề có chủ định.
  • Tư vấn hướng nghiệp: nhằm giúp cho học sinh đánh giá những phẩm chất, năng lực thể chất và tinh thần của bản thân, biết được những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, cân nhắc đến nhu cầu lao động của nghề phù hợp. Trên cơ sở đó cho HS chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề và phù hợp với dạng tật trẻ đang có.
  • Tham quan và thực hành với nghề: nhằm giúp HS nắm bắt rõ và hiểu hơn về khả năng của bản thân.

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của nội dung giáo dục hướng nghiệp

Ba nội dung trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau. Thông thường khi thực hiện công tác định hướng NN chúng ta có thể tiến hành một trong hai cách sau: Trước tiên sẽ tư vấn nghề cho học sinh và kết hợp với việc quan sát và thực hành trên các nghề để cho HS có cái nhìn bao quát và từ đó HS sẽ cọn lựa nghề theo đam mê, sở thích và phù hợp với khả năng của bản thân. Thứ hai trong việc định hướng nghề thông qua việc quan sát và thực hành các nghề rồi từ đó sẽ tiến hành tư vấn nghề cho HS. Tùy theo đối tượng HS mà công tác định hướng nghề cần được thực hiện cho phù hợp.

1.3.2.3. Các con đường giáo dục hướng nghiệp

GDHN hiện nay ở trường phổ thông thực hiện thông qua dạy học môn văn hóa, tổ chức hoạt động GDHN, thực hành, dạy nghề phổ thông và thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các con đường này được thực hiện dựa trên thông tư 31/TT ngày 17/8/1981 của Bộ GD&ĐT [67]. Cụ thể là:

Tổ chức GDHN thông qua dạy học môn văn hóa

Công tác hướng nghiệp thông qua các môn học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập và thu hút HSvào thế giới NN để tìm hiểu nghề nghiệp trong tương lai. Đây là công tác tương đối khó khăn nhưng để có kết quả tốt thì trước hết phải dạy tốt kiến thức cơ bản và tuỳ đặc trưng của từng bộ môn người GV sẽ chỉ rõ cho HS những kỹ năng tri thức của từng bài và có thể vận dụng như thế nào vào từng đối tượng lao động, điều kiện lao động qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong NN cho HS.

Tổ chức hoạt động GDHN thông qua thực hành, dạy nghề phổ thông.

Công tác hướng nghiệp cho HS thông qua thực hành nghề nhằm tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt kết hợp giữa luận với thực tiễn. Hướng nghiệp thông qua thự hành nghề giúp học sinh hiểu rõ vai trò của con người trọng sự phát triển của xã hội tác dụng của khoa học kỹ thuật trong việc cải tạo tự nhiên.

Hướng nghiệp thông qua dạy nghề giúp HS có điều kiện hiểu một cách hệ thống về vai trò, tính chất, nhiệm vụ, đặc điểm của nghề, những đòi hỏi của nghề, trên cơ sở đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức NN, phát triển hứng thú nghề nghiệp.

Tổ chức công tác GDHN thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp

Hoạt động GDHN ngoài giờ lên lớp có nhiều nội dung rất phong phú và đa dạng như: tổ chức cho HS xem phim, xem kịch…tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cho công tác GDHN; tổ chức cho HS tham gia chơi các trò chơi hướng nghiệp nhằm giúp các em làm quen dần với hoạt động NN của xã hội; khuyến khích và động viên các em HS tích cực tham gia các hoạt động hướng nghiệp tại các cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục ở ngoài nhà trường tổ chức.

1.3.3. Giáo dục hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

1.3.3.1. Đặc điểm TKT nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng

Đặc điểm của TKT là gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, tâm lý… Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở NKT về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng học tập là khá khó khăn. Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm việc làm. Tâm lý của khá đông NKT là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được – chẳng hạn như khuyết chi – họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder), tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn.

Riêng đối với TKT khiếm thính, sẽ gặp nhiều khó khăn về cảm giác-tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy tưởng tượng. Đối với trẻ khiếm thính việc ghi nhận từ ngữ bắt đầu muộn hơn nhiều vì mất hẳn một khoảng thời gian dài ban đầu rất quan trọng để tiếp nhận từ ngữ. Trong quá trình ghi nhớ tư liệu, trẻ khiếm thính ít sử dụng thủ thuật so sánh. Nhưng bù lại, trẻ khiếm thính ghi nhớ tư liệu thị giác trực tiếp tốt hơn trẻ nghe được vì chúng có kinh nghiệm thị lực phong phú hơn.

Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng nhất hình thành các khái niệm, là phương tiện phát triển tư duy trừu tượng. Theo công trình nghiên cứu của L.X.Vưgôtkxi chỉ ra rằng: người bị mất ngôn ngữ rất khó nhắc lại một câu trong đó khẳng định điều gì đó trái với điều họ thấy, điều đó trong lĩnh vực tri giác trực tiếp của họ. Do đó, tưởng tượng ở trẻ khiếm thính có sự thiếu hụt là do sự hình thành ngôn ngữ chậm và tư duy trừu tượng hạn chế gây nên điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới.

Một ảnh hưởng khác cần xét đến là NKT thường có xu hướng trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người vì NKT lo sợ bị kỳ thị. Do vậy, NKT tất cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình.

1.3.3.2. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Trước đây các trung tâm chuyên biệt dạy người KT chỉ tập trung vào công tác can thiệp sớm và hỗ trợ học đường. Cả nước rất ít trung tâm hoặc trường học kết hợp dạy văn hóa và hướng nghiệp cho HS. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Bộ lao động, thương binh và xã hội, các trung tâm, trường học chuyên biệt dạy học sinh khuyết tật đã liên hệ và phối hợp với các cơ sở dạy nghề giúp các em học sinh có thể học nghề ngay tại trường, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp để học sinh khuyết tật sau khi ra trường có thể tìm được việc làm phù hợp với nghề của mình. Nhưng trên thực tế cho thấy, sau khi các em tốt nghiệp ra trường chỉ có một số lượng rất ít có được công việc ổn định. Bởi những doanh nghiệp chưa thực sự tạo điều kiện cho tuyển dụng lao động là khuyết tật. Vì những rào cản về ngôn ngữ, giao tiếp đã làm cho các em khó hòa nhập với môi trường làm việc và tình trạng làm trái nghành nghề được học cũng rất phổ biến.

Do vậy, trong quá trình GDHN, điều quan trọng nhất là lực lượng tham gia vào chương trình GDHN cần giúp cho học sinh khuyết tật định hướng đúng trong việc lựa chọn NN phù hợp với bản thân theo như quy trình hướng nghiệp đã đề ra như sau:

Bảng 1: Quy trình hướng nghiệp

Trong bảng 1 của quy trình hướng nghiệp trên gồm 3 bước: Em là ai? Em đang đi về đâu? Làm sao để đi đến nơi em muốn đến? Từ chỗ phải hiểu bản thân mình, nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết trong thị trường tuyển dụng để đối chiếu với bản thân cái mà mình đang có, để rồi tìm kiếm sự hướng dẫn giúp đỡ trong việc lập kế hoạch, xây dựng mục tiêu chọn

Tất cả các bước trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi bước có giá trị kiểm tra lẫn nhau đề điều chỉnh, bổ sung cho việc chọn NN đúng hướng. Như vậy, người quản lý và giáo viên dựa trên quy trình hướng nghiệp này sẽ giúp cho HS của mình có cái nhìn đúng hơn về hướng nghiệp trong tương lai.

1.4. Quản lý hoạt động GDHN cho HSKT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD

Quản lý hoạt động GDHN là nhiệm vụ của nhà QLGD trong các trường phổ thông. Người QL phải xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức GDHN. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN trong nhà trường. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm cho hoạt động GDHN trong nhà trường ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, người QL phải thường xuyên cập nhật tình hình xã hội, nắm bắt được nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, của địa phương để có thể định hướng nghề nghiệp cho HS một cách tốt nhất. Có thể nói, quản lý hoạt động GDHN cần phải dựa trên nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động, đặc điểm và nhu cầu năng lực của người lao động, chính sách, cơ sở vật chất cho GD và nhiều yếu tố khác nữa. Quy trình quản lý hoạt động GDHN cho HSKT được thể hiện thông qua 4 chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đánh giá để cải tiến.

1.4.1. Chức năng kế hoạch hóa Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Kế hoạch hóa là quá trình người CBQL, GV lập kế hoạch các hoạt động GDHN, thiết kế một cách khoa học, gắn với điều kiện thực tế đảm bảo kế hoạch được thực hiện có hiệu quả. Khi quản lý hướng nghiệp, CBQL cần xây dựng kế hoạch GDHN nhằm biết được mục tiêu phải đạt tới; xác định được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức bên trong và bên ngoài đối với công tác GDHN để từ đó có thể đề ra biện pháp thích hợp để đạt mục tiêu đã định. Lập kế hoạch tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng cho việc thực hiện các chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá đối với nội dung và chương trình GDHN.

Nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa mà CBQL cần thực hiện khi lập kế hoạch GDHN cho HS khuyết tật bao gồm: thiết lập các mục tiêu; xác định nội dung, nhận diện các nguồn lực để thực hiện mục tiêu; quyết định về cách thức, PP hoạt động cần tiến hành để đạt mục tiêu.

a) Thiết lập các mục tiêu

Trước khi thiết lập mục tiêu QL công tác GDHN, CBQL cần: (1) nghiên cứu để quán triệt kỹ lưỡng các văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến hoạt động GDHN nhằm bảo đảm mục tiêu kế hoạch QL hoạt động GDHN của Trung tâm phù hợp với định hướng chung của cả tỉnh, cả nước và thống nhất theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; (2) phân tích và đánh giá điều kiện của Trung tâm/nhà trường về các mặt như số lượng, chất lượng đội ngũ CB, GV, nhân viên, đặc điểm của HS, CSVC, thực trạng công tác QL và tổ chức hoạt động GDHN cho HS. Qua đó, CBQL thiết lập các mục tiêu phù hợp với thực tế và mang tính khả thi với các chỉ tiêu cụ thể, đo lường được, định hướng được kết quả và có giới hạn thời gian.

Xác định nội dung QL hoạt động GDHN cho học sinh khuyết tật

QL việc xây dựng kế hoạch GDHN cho học sinh khuyết tật

Theo nguyên tắc, phải có sự thống nhất giữa các cấp lập kế hoạch; kế hoạch GDHN của Trung tâm/trường, kế hoạch GDHN của tổ CM và kế hoạch GDHN của GV. Trên cơ sở kế hoạch GDHN của Trung tâm/nhà trường, Giám đốc hoặc Ban giám Hiệu yêu cầu tổ CM và GV xây dựng kế hoạch GDHN. Tổ CM cần thảo luận thống nhất để xây dựng kế hoạch GDHN chung cho cả tổ. Sau đó, dựa vào kế hoạch của tổ và tình hình thực tế của các lớp học được phân công, GV cụ thể hóa kế hoạch thực hiện để đảm bảo đúng quy chế, đúng yêu cầu.

Quản lý việc thực hiện nội dung GDHN.

Để làm tốt công tác GDHN cho các em học sinh khuyết tật thì CBQL và GV cần phải triển khai tốt các nội dung thông tin cụ thể đến HS bao gồm: vị trí, vai trò và triển vọng của nghề; đặc điểm và yêu cầu của nghề; thị trường lao động của nghề; các nơi đào tạo nghề; sự hứng thú và hoàn cảnh gia đình của HS để các em có thể lụa chọn nghề cho phù hợp.

Cấu trúc chương trình GDHN cần giúp các em tìm hiểu về các nhóm nghề cụ thể và sau đó cho các em học sinh thực hiện trực tiếp trên các nghề đã chọn để hướng đến mục tiêu sau khi tốt nghiệp THCS các HSKT có tay nghề và có thể về xin vào làm tại các công ty hoặc có thể học nâng cao trong các trường nghề khác.

  • Quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức và phương tiện GDHN.
  • Về nội dung: GV cần sử dụng đa dạng các phương pháp trong quá trình GDHN cho HSKT nói chung và đặc biệt là HSKT khiếm thính nói riêng, có thể bao gồm: Dạy học theo tình huống; Thảo luận; Dạy học dự án; Tổ chức trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp; dạy thông qua tập tranh ảnh sưu tầm, dạy thông qua chương trình hành động cụ thể. Ngoài ra, một phương pháp GDHN rất quan trọng đó là cho HS thực hành trên nghề. Đây là hình thức tổ chức dạy học mà trong đó HS trực tiếp thực hiện trên các sản phẩm cụ thể và kết quả là các sản phẩm theo từng nghành nghề khác nhau như: bài vẽ, khăn thêu, một cái quạt hoàn chỉnh…
  • Hình thức GDHN cho các em HSKT nên thường tổ chức thông qua môn môn công nghệ, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp hoặc sinh hoạt ngoại khóa, các buổi thực hành. Bên cạnh đó, Tổ chức các diễn đàn, đối thoại các hoạt động TVHN nhằm cung cấp thông tin cần thiết về hướng nghiệp một cách hệ thống. Đồng thời đảm bảo cho người học được tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và tạo điều kiện cho học sinh nhanh chóng tiếp cận với NN, đặc biệt các ngành nghề nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và đất nước
  • Các phương tiện GDHN gồm có: Tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo; băng hình, máy chiếu…; các phương tiện thông tin đại chúng; nhà xưởng của các công ty, phòng thí nghiệm, thực hành.

Quản lý các lực lượng GDHN.

  • Các lực lượng trong GDHN luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đó là chủ thể QL, GV, Ban tư vấn hướng nghiệp, hội PHHS, cựu HS, người thành đạt, các trường dạy nghề.
  • Ban giám hiệu là lực lượng QL chủ yếu hoạt động GDHN thông qua việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác GDHN.
  • GV chủ nhiệm, GV nghề, GV bộ môn là những người chịu sự QL của ban giám hiệu, họ là người trực tiếp tổ chức thực hiện công tác GDHN và đánh giá kết quả GDHN cho các em HSKT.
  • Ban tư vấn hướng nghiệp là lực lượng hết sức quan trọng trong vấn đề tìm hiểu thông tin, có khả năng thuyết phục HS.
  • Hội PHHS là lực lượng giúp đỡ, ủng hộ tinh thần cho con em mình trong vấn đề lựa chọn nghành nghề phù hợp.
  • Cựu HS là lực lượng có tầm ảnh hưởng cao trong việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp, các yêu cầu cần thiết của nghề cũng như có thể đưa ra các nghề phù hợp với đối tượng là HSKT. Đồng thời, sự thành công của các HS cũ ra trường sẽ là hình ảnh thiết thực nhất trong việc chọn nghề mà các em có thể học hỏi bởi vì đặc điểm của NKT khiếm thính là họ sống theo cộng đồng (cộng đồng người điếc) Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An
  • Người thành đạt, nhà quản lý doanh nghiệp là lực lượng cần thiết bởi họ là những người thành công trong việc lựa chọn NN, họ có nhiều kinh nghiệm chia sẽ thực tế đến các em HS mà không có trường lớp nào thực hiện được.
  • Các trường dạy nghề là lực lượng sẽ giúp đỡ, hỗ trợ TKT tìm hiểu thêm những thông tin về nghề và tổ chức các buổi thực hành trên nghề thực tế.

Quản lý việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực thực hiện GDHN cho CBQL và GV.

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ GDHN, Ban Giám hiệu có thể thực hiện thông qua các hoạt động như phổ biến cho CBQL, GV nội dung các văn bản pháp quy chỉ đạo và quy định về công tác GDHN cho TKT; cử CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu, nhiều ngày để bồi dưỡng nâng cao nhận thức, KN của CBQL, GV về công tác GDHN đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay; cử CBQL, GV tham gia các hội nghị, hội thảo về GDHN; tạo điều kiện cho CBQL, GV tham quan, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị thực hiện tốt hoạt động GDHN trong cả nước.

Quản lý việc các điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDHN

Các trang thiết bị, CSVC phục vụ cho công tác GDHN cho TKT gồm: tài liệu, giáo trình bằng chữ nỗi, sách nói, công cụ hỗ trợ học tập, các công cụ thực hành nghề, công cụ liên quan đến công nghệ thông tin, tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo; băng hình, máy chiếu; nhà xưởng của các công ty, phòng thí nghiệm, phòng thực hành.

Để quản lý tốt các điều kiện này, Ban giám Hiệu cần: (1) đảm bảo có đầy đủ các phương tiện, CSVC có chất lượng sử dụng tốt; (2) huy động thêm ngân sách từ đóng góp của xã hội để tăng cường mua sắm, tu sửa trang thiết bị, CSVC; (3) quản lý việc sử dụng, bảo quản và sửa chữa trang thiết bị, CSVC.

Xác định các phương pháp quản lý và theo dõi việc thực hiện GDHN cho học sinh khuyết tật

Ban giám Hiệu cần xác định các PP để tiến hành quản lý tốt việc thực hiện hoạt động GDHN của GV như: PP hành chính (ra mệnh lệnh bằng văn bản; thu thập thông tin từ phản hồi của phụ huynh, HS; kiểm tra các kế hoạch GDHN mà GV và tổ CM xây dựng); PP tâm lý (xây dựng tập thể đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, thuyết phục GV làm theo những giá trị cốt lõi mà Trung tâm/nhà trường theo đuổi); PP tổ chức (dự giờ, thăm lớp, tổ chức thao giảng, tổ chức giao lưu- tham quan để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để GV tự học- tự bồi dưỡng, cử GV đi bồi dưỡng).

Như vậy, kế hoạch hóa chương trình GDHN là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất, nó là tiền đề cho việc thực hiện các chức năng QL khác. Tất các CBQL đều phải bắt đầu chu trình QL của mình bằng việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa thông qua việc lập kế hoạch hoạt động GDHN theo từng cấp QL để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững của các hoạt động HN.

1.4.2. Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Chức năng tổ chức trong QL GDHN là thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận QL sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của QL như: quy chế, quy định, nội quy… đây là điều kiện để tổ chức hoạt động có hiệu quả và bình đẳng trong quan hệ. Do vậy, Ban giám đốc cần hoàn thiện được bộ máy QL và xác định được cơ chế vận hành, phối hợp giữa các bộ phận thực hiện nhiệm vụ một cách hợp lí, khoa học. Đồng thời tạo ra được sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, bộ phận, các nguồn lực vào việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình GDHN.

Các bước để thực hiện chức năng tổ chức GDHN đạt hiệu quả như sau:

Bước 1. Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

  • Nhiệm vụ 1: Thực hiện chương trình HĐGDHN ở các lớp cấp 2 (2 tiết/ tuần);
  • Nhiệm vụ 2: Tích hợp GDHN qua môn Công nghệ, HĐGDNGLL và các môn văn hóa;
  • Nhiệm vụ 3: Tổ chức ngoại khóa, tham quan để HN
  • Nhiệm vụ 4: Tổ chức thực hiện HĐGDHN theo chương trình và tổ chức LĐSX

Bước 2. Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức làm công tác GDHN

Căn cứ để xây dựng cơ cấu tổ chức cho chương trình GDHN: Giới hạn quản lí (cấp Sở, cấp Phòng hay cấp trường, cấp Trung tâm GD); Số lượng GV tham gia làm công tác GDHN cho hợp lí, tránh cồng kềnh nhưng cũng không đơn giản quá mức; Lực lượng tham gia GDHN trong trung tâm và ngoài xã hội.

Yêu cầu khi xây dựng cơ cấu tổ chức: phải Phù hợp với mục tiêu của chương trình GDHN; Cân đối và hợp lí về số lượng, chất lượng của các mối quan hệ trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình; Đảm bảo tính linh hoạt và có khả năng thích ứng cao với những biến đổi bên trong và bên ngoài môi trường GD; Đảm bảo tính hiệu quả, sử dụng chi phí thấp về kinh tế và nhân lực nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Cơ cấu tổ chức làm GDHN gồm: (1) Ban chỉ đạo tham gia hoạt động GDHN gồm một lãnh đạo, một chuyên viên; (2) Bộ phận làm công tác GDHN gồm có tư vấn HN, HĐ GDHN, tổ chức dạy nghề phổ thông. Mỗi bộ phận có một CB phụ trách và GV tham gia thực hiện. Trong bước này, CBQL công tác GDHN cần phối hợp giữa các bộ phận để huy động và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, các tổ chức trong việc thực hiện công tác GDHN.

Bước 3. Phân công người phụ trách các bộ phận và giao phó quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ.

Phân công công việc một cách hợp lí và khoa học là cách để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; giúp CBQL GDHN tiết kiệm được thời gian, nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và phát huy tối đa năng lực, tính tích cực của mọi người trong quá trình thực hiện công tác GDHN.

  • Căn cứ để phân công công việc: Mục tiêu chung và nhiệm vụ cụ thể của công tác GDHN; Công việc ở từng vị trí; Đặc điểm, năng lực của từng cá nhân.
  • Yêu cầu của việc xây dựng và phân công công việc: Xây dựng công việc phải hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch hoạt động GDHN; Phát huy được tính năng động, tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ; Tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, các bộ phận trong việc sử dụng nguồn nhân lực cho công tác QL hoạt động GDHN; Qui định rõ ràng, chính xác trách nhiệm và công việc của mỗi bộ phận, cá nhân; Cung cấp điều kiện vật chất và kĩ thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; Trao quyền cho những người phụ trách các bộ phận.
  • Nguyên tắc phân công công việc: Phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi người, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn để giúp họ có đủ kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao; Phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi cá nhân; Phù hợp với CSVC hiện có của cơ sở; Phát huy được tính độc lập, tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân trong công tác HĐ GDHN.

Bước 4. Hỗ trợ CB và GV thực hiện nhiệm vụ được giao

Biện pháp hỗ trợ hàng đầu là bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự nòng cốt để thực hiện công tác GDHN nhằm xây dựng được đội ngũ GV làm nhiệm vụ HN đảm bảo về chất lượng và hợp lí về cơ cấu. Công việc phát triển đội ngũ nòng cốt để thực hiện công tác GDHN gồm: (1) Tuyển chọn GV có khả năng phù hợp với từng nhiệm vụ và có tâm huyết với công tác GDHN; (2) Đặt ra yêu cầu cần có về kiến thức, kĩ năng và năng lực của GV; (3) Xác định kinh phí của cơ sở cho công tác bồi dưỡng GV; (4) Xác định nội dung bồi dưỡng cho GV như là PPDH, kiến thức HN, TVHN, tích hợp GDHN vào môn học…; (5) Xác định hình thức bồi dưỡng cho CB và GV; (6) Tìm các nguồn hỗ trợ để bồi dưỡng đội ngũ CB và GV trong công tác GDHN.

Bước 5. Giám sát và đánh giá hiệu quả công tác GDHN

Giám sát và đánh giá công tác GDHN nhằm giúp CBQL GDHN biết được cơ cấu tổ chức, việc phân công và sự hỗ trợ đối với công tác GDHN có hợp lí, khoa học và hiệu quả như thế nào; từ đó, sẽ điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho công tác GDHN đạt được mục tiêu đã đề ra và cũng là cơ sở để CBQL GDHN rút kinh nghiệm để thực hiện các bước quản lí tiếp theo hiệu quả hơn.

1.4.3. Chức năng chỉ đạo thực hiện Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người QL Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý chỉ đạo, điều khiển cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở đó, động viên và khích lệ mọi người tích cực, chủ động và tự giác phát huy tối đa khả năng để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ GDHN với hiệu quả cao.

Chức năng chỉ đạo có vai trò rất quan trọng trong việc QL công tác GDHN vì giúp duy trì được kỉ luật, kỉ cương của CB và GV ở cơ sở trong việc thực thi các nhiệm vụ của công tác GDHN. Bên cạnh đó, thuyết phục, khích lệ và động viên được CB, GV và các cá nhân hướng nghiệp khác nhằm phát huy hết khả năng của mình để đạt hiệu quả cao trong công tác GDHN. Đồng thời, phối hợp được tất cả các lực lượng tham gia công tác GDHN là quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích hệ thống vấn đề. Các quyết định được đưa ra rên cơ sở so sánh có căn cứ khoa học, hợp lý và có hiệu quả nhất. Ra quyết định QL được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Phát hiện vấn đề và đề ra nhiệm vụ;
  • Bước 2: Chọn cách thức giải quyết vấn đề;
  • Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin;
  • Bước 4: Đề ra phương án giải quyết vấn đề và dự kiến PA phát sinh;
  • Bước 5: So sánh và chọn lựa các phương án hiệu quả nhất;
  • Bước 6: Ra quyết định chính thức và tổ chức thực hiện theo qui trình sau:

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ thực hiện quyết định

Khi chỉ đạo công tác GDHN, cán bộ QLHN cần chú ý thực hiện nội quy, quy chế HĐ trong công tác GDHN phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước, điều kiện của địa phương và của cơ sở; Đảm bảo tính dân chủ; Động viên CB và GV phát huy hết năng lực của bản thân đối với nhiệm vụ GDHN được giao

Ngoài ra, để người QL thực hiện tốt công tác chỉ đạo, người quản lý cần có năng lực và phẩm chất phù hợp với nhiệm vụ được giao, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp QL, biết chọn lực và sử dụng phong cách, công cụ QL phù hợp và từng bước tạo lập và hoàn thiện nghệ thuật quản lý cho bản thân.

1.4.4. Chức năng kiểm tra, đánh giá Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Chức năng này đòi hỏi chủ thể QL phải thực hiện các hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát một cách chủ động đối với việc thực hiện GDHN của GV. Mục đích nhằm xem xét các HĐGDHN tại cơ sở của các bộ phận và cá nhân thực hiện công tác GDHN có phù hợp với KH GDHN không; xem xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình GDHN ở cơ sở để kịp thời điều chỉnh quyết định quản lí; và xem xét việc thực hiện KH HĐ GDHN có phù hợp với nguồn lực hiện có ở cơ sở không. Từ đó, điều chỉnh kịp thời đối với những quyết định quản lí chưa phù hợp hoặc chưa hiệu quả trong thực tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu QL đã xác định.

Trong quá trình QL hoạt động GDHN, CBQL có thể: (1) Kiểm tra đột xuất GV luôn có tinh thần sẵn sàng kiểm tra, có ý thức tự kiểm tra; (2) Kiểm tra có báo trước để GV tập trung chuẩn bị để họ có thể bộc lộ được tài năng nhằm giúp người CBQL GDHN đánh giá đúng khả năng và năng lực của GV, đồng thời tạo được không khí thi đua làm tốt công tác GDHN tại cơ sở; (3) Kiểm tra theo chuyên đề: Khi thấy có vấn đề nào nổi cộm trong việc thực hiện công tác GDHN có thể tiến hành kiểm tra để đánh giá lại vấn đề cho chính xác; (4) Kiểm tra bằng phương pháp quan sát; (5) Kiểm tra qua trao đổi với GV, trưởng nhóm.

Để hoạt động kiểm tra, giám sát, ĐG việc thực hiện công tác GDHN có hiệu quả, CBQL cần thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác GDHN theo các bước sau:

Xây dựng các chuẩn đánh giá của việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ công tác GDHN

Đo đạc việc thực hiện các nhiệm vụ công tác GDHN

Điều chỉnh các sai lệch để công tác GDHN đạt được mục tiêu đã đề ra

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp

Đồng thời, CBQL cần xác định rõ mục đích và có kế hoạch kiểm tra, đánh giá; kiểm tra phải đánh giá để điều chỉnh sai lệch, làm cho công tác GDHN đạt được mục tiêu đã đề ra. Phải đánh giá dựa trên chuẩn đo đạc và thông tin thu được qua kiểm tra để khen chê đúng, công bằng sẽ làm cho tập thể đoàn kết, nhất trí.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý GDHN cho trẻ khuyết tật Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

1.5.1. Định kiến xã hội

Thực tế hiện nay, đối với người khuyết tật học nghề đã khó, tiếp cận với việc làm còn khó hơn. Bên cạnh những người sử dụng lao động đã có những nhìn nhận tích cực đối với người khuyết tật, thì vẫn có không ít cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ chối tuyển dụng hoặc dè dặt khi xét hồ sơ xin việc của người khuyết tật. Định kiến của xã hội vẫn như “bức tường vô hình” ngăn chặn NKT tiếp cận với thị trường lao động. Không ít người khuyết tật đi xin việc làm, các nhà tuyển dụng vẫn đặt NKT lên bàn cân so sánh với người bình thường bởi mức độ nhanh nhẹn, linh hoạt trong công việc chưa kể đến trình độ, khả năng tiếp cận công việc.

Vì vậy, để cải thiện cơ hội việc làm cho NKT cần thúc đẩy cả hai phía. NKT cần năng động hơn nữa, tự tin khẳng định mình, cố gắng học nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động. Bên cạnh đó toàn xã hội phải nâng cao nhận thức, xóa bỏ những rào cản, kỳ thị xã hội, hưởng ứng, thực thi các chính sách, quy phạm pháp luật, tạo môi trường lành mạnh để NKT có thể tự tin tham gia vào mọi lĩnh vực xã hội và trở thành một lực lượng lao động có ích. NKT cần phải sở hữu đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và tự do cơ bản. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tháo bỏ những rào cản để đảm bảo quyền của người khuyết tật. Nghĩa là loại bỏ định kiến xem người khuyết tật là nạn nhân của khiếm khuyết, là đối tượng của tình thương, không thể sống độc lập và phát triền bình thường được. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Điều 24 trong công ước CRPD yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những điều chỉnh hợp lý đẩ đảm bảo một hệ thống GD hòa nhập, không phân biệt đối xử ở mọi cấp học và học tập suốt đời. Đồng thời điều 24 cũng nhấn mạnh phải xóa bỏ những rào cản phân biệt đối xử tiềm ẩn trong chính sách, pháp luật, trong môi trường xã hội, trong thái độ, định kiến để NKT có thể tiếp cận với bậc đại học hoặc cao đẳng, hệ dạy nghề, GD dành cho người lớn trên cơ sở tôn trọng nhân cách, phẩm giá và khôi dây tiềm năng của NKT, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

1.5.2. Điều kiện môi trường và cơ sở vật chất hỗ trợ GD cho TKT

Theo báo cáo giám sát thi hành luật GD của Ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng năm 2015 đã chỉ rõ: Tuy số lượng trẻ em khuyết tật đến trường có tăng hằng năm nhưng mục tiêu huy động 70% trẻ em khyết tật đến trường trong chiến lượt phát triền GD vẫn khó đạt được. Năm 2015 chỉ có hơn một nửa số trẻ em khuyết tật nặng chưa từng được đến trường. Như vậy vấn đề GD đối với cộng đồng người khuyết tật chiếm 7,8% dân số có thể bị bỏ lại phía sau. Cần phải chú trọng đến vấn đề thúc đẩy ngôn ngữ ký hiệu, ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển tài liệu, giáo trình bằng chữ nỗi, sách nói, công cụ hỗ trợ học tập, phát triển đội ngũ GV, thiết kế tiếp cận về CSVC đối với trường học, tạo điều kiện cho TKT tham gia vào môi trường xã hội để tránh gây các em vào sự mặc cảm và tự ti.

Nhưng thực tế hiện nay thực trạng công tác giáo dục đào tạo cho cộng đồng NKT còn nhiều bất cập như: hầu hết các trường phổ thông chưa đảm bảo điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy để GD hòa nhập, còn nhiều tỉnh chưa có trường chuyên biệt dành cho học sinh khuyết tật, số lượng NKT được dạy nghề thấp (chủ yếu là ở trình độ sơ cấp). Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần có sự điều chỉnh thêm cho hợp lý về môi trường và khả năng tiếp cận giáo dục nhằm mở ra cơ hội tốt hơn cho quyền bình đẳng và tham gia đầy đủ của NKT vào hệ thống giáo dục.

1.5.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Muốn hoạt động GDHN đạt hiệu quả tốt, trước tiên người cán bộ quản lý giáo dục cần phải có nhận thức đúng đắn về GDHN, coi GDHN là nhiệm vụ quan trọng song song với giáo dục văn hoá. Cần có sự đầu tư thoả đáng cho giáo dục hướng nghiệp. Cán bộ QLGD cần có sự liên hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương để phối hợp cùng nhau làm tốt công tác GDHN. Cần lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá nghiêm túc. Quản lý hợp lý về nội dung GDHN, quản lý CSVC, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động GDHN, quản lý đội ngũ GV bộ môn, GV làm công tác hướng nghiệp đủ về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy và TVHN, QL nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

Trong bất cứ hoạt động giáo dục nào, nhận thức, kỹ năng và nhiệt huyết của GV cũng đóng một vai trò quan trọng. Việc QL hoạt động GDHN không thể đạt được hiệu quả cao nếu nhà QL không có trong tay một đội ngũ GV hướng nghiệp có trình độ cao và có tâm huyết với nghề.

1.5.4. Phụ huynh và học sinh khuyết tật

PHHS có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em học sinh nhất là HSKT. Họ là là nhà tư vấn gần gũi nhất để giúp các em chọn lựa hướng đi phù hợp, tuy vậy cũng không ít PHHS buộc con em mình phải làm theo ý thích mà không phù hợp với khả năng và sở trường các em. Ngược lại có những phụ huynh đánh giá việc định hướng NN cho con cái một cách nghiêm túc. Vì chính phụ huynh mới biết rõ năng khiếu, sức học của con và hoàn cảnh kinh tế của gia đình, với những yếu tố đó mà tư vấn cho con chọn lựa cơ sở và quyết định hướng đi thích hợp nhất. Từ trách nhiệm và hiểu biết, các bậc PHHS không thờ ơ hay để con tùy tiện chọn hướng NN mà cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía HSKT và gia đình để có thể quyết định đúng đắn học ở trường nào, ngành nào phù hợp với nhu cầu xã hội và sở trường, hoàn cảnh của bản thân và gia đình.

Bên cạnh PHHS thì học sinh khuyết tật cũng có vai trò quan trọng trong việc định hướng NN của bản thân. Các em cần phải hiểu rõ bản thân mình có gì và mình cần gì, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác GDHN. Đa số HSKT sẽ chọn lựa NN thông qua quan sát bạn mình chọn nghề nào mình sẽ chọn nghề đó, vì TKT thường mặc cảm và thích sống theo cộng đồng nên cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc định hướng NN trong tương lai.

1.5.5. Các tổ chức xã hội Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

Tổ chức xã hội được xác định là một bộ phận, thành tố của cơ cấu xã hội trong hệ thống chính trị của nước ta. Mỗi loại tổ chức xã hội sẽ đóng vai trò trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Các tổ chức xã hội luôn quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn và NKT như: Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO); Hội chữ thập đỏ Việt nam; Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi; Hiệp hội sản xuất kinh doanh của NKT.…

Ngoài nhà trường và gia đình, hai yếu tố quan trọng chi phối đến GDHN đó là chính quyền địa phương và các xí nghiệp, CSSX có vai trò quan trọng. Chính quyền địa phương cần có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong việc xây nguồn lực, đặc biệt là phải quan tâm đến công tác đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển kinh tế địa phương. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cần tạo điều kiện cho học sinh tham quan, học tập, tư vấn cho các em chọn ngành nghề phù hợp với năng khiếu của mình nhằm giúp HSKT có điều kiện mở rộng thông tin về ngành nghề của xã hội và địa phương, yêu cầu của nghề đối với người lao động, quy trình đào tạo, những điều kiện tham gia lao động. Qua đó giúp HSKT hiểu biết các thông tin cần thiết về NN không chỉ về mặt lý thuyết mà ngay cả thực tiễn nữa. Sự liên kết giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN trong việc hình thành và phát triển năng khiếu NN của HSKT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này người nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề cơ bản của CSLL cho đề tài nghiên cứu, cụ thể:

  • Qua nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về GDHN cho HSKT người nghiên cứu đã xây dựng được các khái niệm công cụ cho đề tài như: hướng nghiệp, GDHN, TKT, GDHN cho HSKT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD; mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của GDHN; nội dung GDHN; các con đường GDHN.
  • Về QL hoạt động GDHN cho HSKT, người nghiên cứu đã xây dựng các khái niệm công cụ về QL bao gồm: Quản lý, quản lý giáo dục, QL GDHN, các chức năng của QL GDHN, QL nội dung và PP GDHN, QL hình thức và phương tiện GDHN, QL các lực lượng tham gia hoạt động GDHN. Người nghiên cứu tập trung phân tích các chức năng QL GDHN: Lập kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra.

Công tác QL hoạt động GDHN vừa có tính khoa học và tính nghệ thuật, do vậy, đòi hỏi CBQL phải linh hoạt và khéo léo để có thể thực hiện được mục tiêu GDHN đề ra. CBQL cần xây dựng mục tiêu và các con đường hướng nghiệp cho TKT theo qui định của Bộ và thực tiễn của địa phương; quản lý GDHN phải hướng đào tạo theo nhu cầu XH, giúp TKT làm quen và tiếp xúc với nghề, tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Quá trình quản lý GDHN được thực hiện theo một quy trình khép kín bắt đầu từ việc lập kế hoạch, đến việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc thực hiện các nội dung QL GDHN, cuối cùng là điều chỉnh những thiếu sót, tồn tại cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý GDHN.

Dựa vào CSLL ở chương 1 này, người nghiên cứu tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Nội dung khảo sát được trình bày ở chương 2 của luận văn. Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An

One thought on “Luận văn: Giáo dục cho học sinh khuyết tật tại Thuận An

  1. Pingback: Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HSKT tại Thuện An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464