Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục Trẻ Khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về địa bàn và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội tại thành phố Thuận An
Thuận An là một trong ba thành phố của tỉnh Bình Dương. Thành phố Thuận An là trung tâm kinh tế của tỉnh, có diện tích 83,71 km2 và dân số khoảng 603.539 người (2019). Phía đông giáp thành phố Dĩ An, phía tây giáp Quận 12 và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Sài Gòn, phía nam giáp Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và phía bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên. Thành phố Thuận An có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 9 phường: An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và xã An Sơn.
Những năm qua, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Thuận An diễn ra nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn thiện đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, thành lập mới và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp trên địa bàn thích nghi tốt với cơ chế thị trường, nhanh nhạy trong điều hành sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, linh hoạt tiếp cận các nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Cho đến nay, toàn thành phố Thuận An có 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Thuận An gồm: VSIP 1 (Việt Nam – Singapore 1), Việt Hương, Đồng An.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Sơ lược về Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An
2.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của Trung tâm
Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An, trước đây là Trường Câm Điếc Lái Thiêu, được linh mục chính xứ họ đạo Lái Thiêu tên Azema thành lập năm 1886, đến nay đã được 135 năm. Trung tâm được xây dựng trên một khu đất rộng khoảng 16.000m² tại thị trấn Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25km về phía Bắc. Lịch sử phát triển của Trung tâm đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể: năm 1903, Trung tâm được giao cho các nữ tu dòng Thánh Phaolô tiếp tục quản lí; đến năm 1975, Trung tâm được công lập hóa, đặt dưới sự quản lí của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tháng 11 năm 1995, Trung tâm được đặt dưới sự quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đến tháng 7 năm 1997, Trung tâm trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Trung tâm được chuyển giao về Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An vào tháng 11 năm 1999 cho đến nay.
Trong những ngày đầu mới thành lập, Trung tâm có 5 học sinh, sau đó số học sinh tăng dần lên. Năm học 1972 – 1973 là năm có số lượng học sinh nhiều nhất là 600 em. Những năm gần đây số lượng học sinh dao động trong khoảng 350 – 400 em vì hiện nay hầu như tại các tỉnh thành đã thành lập các Trung tâm và các trường giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng. Tổng số cán bộ viên chức và người lao động tại Trung tâm hiện nay là 75 người làm công tác giáo dục, hướng nghiệp, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh và các trại viên mồ côi. Trung tâm chuyên chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục văn hóa cho TKT khiếm thính theo 2 hình thức nội trú và bán trú. Đồng thời Trung tâm cũng là cơ sở huấn luyện giáo viên chuyên ngành Khiếm thính.
Hoạt động của của Trung tâm hiện nay tập trung vào 3 lĩnh vực sau:
- Dạy văn hóa: Hiện nay, Trung tâm dạy trẻ theo một chương trình giáo dục cơ bản, chương trình khung của Viện giáo dục để trẻ có thể giao tiếp và hòa nhập trong cộng đồng xã hội. Các cấp học tại trung tâm gồm có: Can thiệp sớm, Mẫu giáo, Tiền lớp 1, cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên, độ tuổi đến trường của học sinh khác nhau, tùy thuộc vào từng gia đình đưa con em đến đi học đúng độ tuổi hay muộn. Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An
- Hướng nghiệp: Khi học sinh bắt đầu lên cấp 2 các em được theo học chương trình văn hóa trong các lớp buổi sáng và được phân chia vào các lớp hướng nghiệp để tìm hiểu một số nghề có tại Trung tâm như: thêu, may, vẽ, mộc, điện, đan,…
Đồng thời các em cũng sẽ được học các kĩ năng cơ bản của các nghề trên.
Đào tạo: Từ năm 1994, được sự hỗ trợ của tổ chức Caritas Thụy Sĩ, Trung tâm hợp tác với Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo GV Trung học hoặc Cao đẳng Sư phạm chuyên ngành Khiếm thính cho các trường chuyên biệt và hòa nhập thuộc các tỉnh, thành của miền Trung và miền Nam. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng xem như là một khoa Giáo dục đặc biệt cho sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về thực tập. Hiện nay, Trung tâm áp dụng phương pháp GD tổng hợp dành cho các đối tượng HS lớn hoặc các HS đến trường trễ và phương pháp nghe nói dành cho các đối tượng HS tham dự chương trình can thiệp sớm hoặc các HS đến trường sớm (trước 4 tuổi).
2.1.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình GD TKT của Trung tâm
a) Thuận lợi
Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An là một Trung tâm có truyền thống, văn hóa giáo dục lâu đời và được các cấp lãnh đạo quan tâm. Trong thời gian gần đây, Trung tâm đã có những thành tựu đổi mới nhất định, bao gồm: (1) Quy mô các cấp học phát triển toàn diện và vững chắc; (2) Chất lượng giáo dục TKT tương đối ổn định và theo đúng xu thế hiện nay; (3) Trang thiết bị cho công tác giảng dạy được đẩy mạnh và phù hợp trong từng cấp lớp và đối tượng học tập; (4) Trung tâm có nhiều đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, thi đua và khen thưởng cho CBQL và GV.
b) Khó khăn
Hiện nay, số lượng học sinh càng ngày càng tăng so với chỉ tiêu được giao nên sự đáp ứng về CSVC cũng gặp khó khăn. Hơn nữa, số lượng học sinh học nội trú đông, khoảng 200/360 em, nên Trung tâm khó khăn trong việc bố trí người quản lý cũng như số lượng học sinh phân bổ vào các lớp hơn chuẩn và việc trao đổi học tập giữa phụ huynh và gia đình cũng gặp khó khăn. Do vậy, hầu như giáo dục học sinh từ việc sinh hoạt, vui chơi và học tập đều giao hẳn cho Trung tâm. Mặc khác, Trung tâm đã được xây dựng từ rất lâu mà không được thường xuyên tu bổ nên CSVC cũng dần xuống cấp.
Mặc dù có nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương vẫn giữ vững tư thế ổn định và từng bước phát triển. Trong thời gian vừa qua, Trung tâm vẫn đạt được nhiều thành tựu và được Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng quản lý công tác GDHN tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An, tỉnh Bình Dương Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An
2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật Thuận An tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng QL hoạt động GDHN cho TKT tại Trung tâm.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chọn mẫu nghiên cứu
Để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp HSKT tại TTGDTKT Thuận An, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành chọn mẫu khảo sát bao gồm 60 CBQL và GV tại Trung tâm GDTKT Thuận An.
Mẫu khảo sát được chọn theo kỹ thuật lấy mẫu phi ngẫu nhiên (non-probability sampling) với phương pháp lấy mẫu có mục đích (purposive sampling). Phương pháp lấy mẫu này dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ chọn ra các khách thể tại Trung tâm GDTKT Thuận An để khảo sát.
Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của mẫu khảo sát
Hình II.1. Đối tượng chọn mẫu khảo sát thực trạng
Thông tin về mẫu khảo sát bằng bảng hỏi
Sau khi tiến hành khảo sát, người nghiên cứu thu về 60 phiếu trả lời hợp lệ, thông tin cụ thể về mẫu khảo sát như sau:
Bảng 2.2. Thông tin cá nhân mẫu khảo sát là CBQL và GV
Hình II.2. Giới tính
Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy sự phân bố khách thể giáo viên về giới tính là không đều nhau (16,7 % nam và 83,3% nữ). Điều này có thể là do đặc thù công việc giảng dạy và giáo dục hướng nghiệp HSKT tại Trung tâm là những công việc cần sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng và phù hợp với nữ giới.
Hình II.3. Độ tuổi
Về độ tuổi, chủ yếu CBQL và GV tham gia khảo sát nằm trong độ tuổi dưới tuổi (35%). Đây là lực lượng GV trẻ, có sức khỏe tốt, tràn đầy sự nhiệt tình và tình yêu thương cho HS nói chung và cho HSKT nói riêng. Đây cũng là đội ngũ GV có khả năng tiếp thu cái mới, nhạy bén với việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Số lượng giáo viên có độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm tỉ lệ 25%; số lượng giáo viên có độ tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ 16,7%. Đây là những lực lượng giáo viên đa số đã có kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm thực tế, khéo léo xử lý và giải quyết các tình huống sư phạm. Họ là lực lượng nòng cốt trong việc đổi mới và điều chỉnh phương pháp dạy học cho HSKT.
Hình II.4. Học vấn
Về trình độ học vấn, chủ yếu CBQL và GV tham gia giáo dục hướng nghiệp HSKT có trình độ đại học (65%); Cao đẳng chiếm 33,3%; Thạc sĩ chiếm tỉ lệ 1,7 %.
Về kinh nghiệm giảng dạy, đa số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy dưới năm (16,7%). Số giáo viên này chủ yếu là các giáo viên trẻ hoặc mới ra trường, ít kinh nghiệm nhưng rất nhiệt tình, tận tụy với công việc. Số lượng giáo viên có từ đến 20 năm kinh nghiệm chiếm tỉ lệ 58,3%; Số lượng giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trên 20 năm chiếm tỉ lệ 25%. Đây là những lực lượng giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhưng cũng có số ít đã lớn tuổi ngại tham gia hội giảng, ngại học tập để nâng cao chuyên môn, nên chưa theo kịp tình hình đổi mới GD hiện nay. Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An
Thiết kế bảng hỏi
Công cụ khảo sát thực trạng là Phiếu hỏi ý kiến dành cho CBQL và GV đang công tác tại trung tâm (phụ lục 1). Để tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp tại TTGD TKT Thuận An, Bình Dương, chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở lý luận về GDHN và quản lý GDHN đã được xây dựng ở chương 1 và thông qua phỏng vấn sơ khởi một số CBQL và GV.
Bảng hỏi dành cho CBQL và GV gồm 12 câu hỏi, bao gồm 2 phần:
Phần I. Thực trạng về hoạt động GDHN cho TKT gồm 05 câu hỏi liên quan về: tầm quan trọng, mục đích, nội dung, phương pháp và những khó khăn trong quá trình GDHN cho TKT.
Phần II. Thực trạng QL công tác giáo dục hướng nghiệp cho TKT gồm 7 câu hỏi liên quan về các hoạt động QL GDHN (công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, KT giám sát việc thực hiện GDHN cho TKT) và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý GDHN cho TKT.
Quy ước xử lý thang đo và quy đổi điểm trung bình
Phiếu khảo sát sử dụng thang đo thứ bậc (Ordinal scale) gồm 4 mức độ sắp theo mức độ tăng dần. Điểm số được quy đổi theo thang bậc 4. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4, theo đó ta có cách cho điểm như sau:
- 1 điểm: Không cần thiết/ Không quan trọng/Không thường xuyên
- 2 điểm: Bình thường
- 3 điểm: Cần thiết/Quan trọng/Thường xuyên
- 4 điểm: Rất cần thiết/Rất quan trọng/Rất thường xuyên
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (4-1)/4 = 0.75 Ý nghĩa các mức như sau:
1.0 – 1.75: Không cần thiết/ Không quan trọng/ Không thường xuyên
1.76 – 2.51: Bình thường
2.52 – 3.26 : Cần thiết/Quan trọng/ Thường xuyên
3.26 – 4.0: Rất cần thiết/Rất quan trọng/ Rất thường xuyên * Xử lý số liệu bảng hỏi
Trình tự xử lý: Sau khi thu phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành đánh số thứ tự các phiếu và sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu.
Các chỉ số thống kê được sử dụng chính bao gồm: tỷ lệ phần trăm, TTB (Mean) và xếp thứ bậc.
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An
Mẫu phỏng vấn
Tương tự với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, mẫu phỏng vấn cũng được chọn theo kỹ thuật lấy mẫu phi ngẫu nhiên (non-probability sampling) với phương pháp lấy mẫu có mục đích (purposive sampling). Người nghiên cứu thực hiện phỏng vấn chuyên sâu trên nhóm đối tượng sau:
- CBQL (01 Phó Giám đốc và 01 Trưởng Phòng );
- GV (2 GV chủ nhiệm);
- CBQL của 03 Công ty tuyển dụng HS của Trung tâm (mỗi Công ty gồm 01 trưởng nhân sự và 01 trưởng nhóm);
- PHHS có con học các lớp 6, 7, 8 và 9 (4 PHHS);
- HS đã ra trường (03 HS).
Trong đó, CBQL của 03 Công ty tuyển dụng HS của Trung tâm; PHHS có con học các lớp 6, 7, 8, 9 và HS đã ra trường là đối tượng thụ hưởng việc triển khai quản lý GDHN, do vậy ý kiến của họ cũng cần được quan tâm. Ý kiến bổ sung của họ sẽ giúp tìm hiểu rõ nét hơn thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp tại Trung tâm Giáo dục TKT Thuận An, Bình Dương.
Trình tự thực hiện phương pháp phỏng vấn: sau khi chọn mẫu, người nghiên cứu đến đến gặp trực tiếp và/hoặc gọi điện thoại mời CBQL của Trung tâm, GV, CBQL của 03 Công ty tuyển dụng HS của Trung tâm, PHHS và học sinh đã ra trường để tham gia và thực hiện phỏng vấn. Mỗi phỏng vấn diễn ra khoảng 20-30 phút; trong quá trình phỏng vấn, người nghiên cứu ghi chép các nội dung để làm cơ sở phân tích dữ liệu.
- Bộ câu hỏi phỏng vấn: (phụ lục 2)
- Xử lý dữ liệu phỏng vấn: Tất cả những người tham gia phỏng vấn đều được ẩn danh bằng cách thay đổi họ và tên Luận văn: Tổng quan giáo dục trẻ khuyết tật tại Thuận An
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng công tác giáo dục cho HSKT tại Thuận

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com