Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng – Thái Bình để phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội và sản phẩm lịch sử do con người tạo ra. Tín ngưỡng và tôn giáo gắn bó lâu dài với dân tộc và phục vụ lợi ích dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có rất nhiều bao gồm cả Đạo Phât, Công giáo, Đạo Tin Lành, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồng thực, và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sản phẩm của văn hóa của con người Việt trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội mà nền tảng là nền nông nghiệp lúa nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu (nói rộng ra là tín ngưỡng thờ Nữ Thần) chỉ có cộng đồng người Việt. Dân tộc Việt tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, coi người mẹ là đấng bảo trợ cho sự tồn tại, sinh tồn, phát triển của con người, tự nhiên. Qua đó, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hóa dân gian, tăng cường thức liên kết cộng đồng cũng như việc đề cao vai trò người phụ nữ… Trong suốt tiến trình hình thành, phát triển ngày càng hoàn thiện, tín ngưỡng thờ Mẫu đã chịu ảnh hưởng nhiều từ các tôn giáo ngoại nhập như Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo… Tuy vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những loại hình tín ngưỡng đặc trưng của người Việt Nam và ngày càng trở thành loại hình tâm linh không thể thiếu trong đó có đời sống của một bộ phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng châu thổ sông Hồng.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển có tài nguyên du lịch. Một trong những điểm di tích nổi bật đó là Đền Đồng Bằng, một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc, là sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách đến đây. Đền Đồng Bằng mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống trong văn hóa làm gia tăng vẻ đẹp mê hồn cho ngôi đền độc nhất vô nhị trên vùng đất này. Ngoài vẻ đẹp thì đền Đồng Bằng còn là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1986, là một ngôi đền vô cùng linh thiêng bậc nhất, nên thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến đây tham quan và dâng hương. Đặc biệt đến với đền Đồng Bằng không thể không nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu được tôn thờ từ xưa đến nay đối với 10 mỗi con người Việt Nam. Tín ngưỡng được người dân Việt Nam và hơn thế là người dân Thái Bình đã tôn kính và thờ phụng.
Chính vì vậy, mà em chọn đề tài: “Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng – Thái Bình để phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Không gian : đền Đồng Bằng tỉnh Thái Bình
Thời gian : nghiên cứu trong quá trình làm đề tài khóa luận từ tháng 3/2019 – 6/ 2019.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng của tỉnh Thái Bình. Từ đó thấy được tín ngưỡng thời Mẫu quan trọng như thế nào trong du lịch tâm linh không chỉ đối với cả nước nói chung mà còn đối với tỉnh Thái Bình nói riêng.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về hệ thống thờ tự, những hoạt động, hình ảnh, trang phục và giá trị của tín ngưỡng trong đạo Mẫu của Việt Nam và đặc biệt chú trọng về đền Đồng Bằng tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, và giải quyết các luận điểm của mình, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu và chọn lọc nhiều nguồn tư liệu tham khảo khác nhau khi tìm kiếm các thông tin cần thiết như: các bài báo trên tạp chí, báo Internet, các bài khóa luận và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan…
6. Kết cấu của khóa luận
Kết cấu bố cục của đề tài khóa luận bao gồm phần mở đầu, các chương chính, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ luc. Phần nội dung chính được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu
Chương 2: Thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng tỉnh Thái Bình
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đền Đồng Bằng
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
1. Khái niệm về tín ngưỡng và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
1.1. Khái niệm về tín ngưỡng
Có rất nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực, góc độ khác nhau đã đưa ra khái niệm về tín ngưỡng với những cách nghĩ khác nhau, thậm chí là đối nghịch nhau. Chủ nghĩa Mac-Lenin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Điều này đã được Angghen khẳng định: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người”. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: Tín ngưỡng, tôn giáo là một sức mạnh thần bí, thuộc lĩnh vực tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí, sức mạnh cho con người. Đại diện cho trường phái này là Platon, Heghen, …. Đối với các nhà thần học như Tomat Đacanh, … xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng liêng, cái huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người thoát khỏi khổ đau, có được hạnh phúc và sự bình yên. Việt Nam từ trước đến nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Trong Hán-Việt từ điển, Đào Duy Anh đã giải nghĩa: “Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa”. GS Đặng Nghiệm Vạn cho rằng: thuật ngữ “tín ngưỡng” có thể có 2 nghĩa. Khi nói đến tự do tín ngưỡng, người ta có thể hiểu là niềm tin nói chung hay niềm tin tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo. Nguyễn Chính cho tín ngưỡng là tâm linh, vì tín ngưỡng và tâm linh là hạt nhân của tín ngưỡng tôn giáo. Đây là niêm tin, sự trông cậy và yêu quý một thế lực siêu nhiên mà với tri thức của con người và kinh nghiệm chưa đủ để giải thích và lý giải được. Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Một số học giả khác xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng thể hiện qua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân tộc
Việt Nam. Như vậy, khái niệm tín ngưỡng được nhiều tác giả, nhiều ngành khoa học tiếp cận với nhiều quan điểm khác nhau. Vì thế tựu chung các quan điểm nêu trên về tín ngưỡng thể hiện nội dung sau: Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là 1 yếu tố thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, được hình thành bởi quá trình lịch sử văn hóa, là sựu biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống lễ nghi, thờ cúng của con người và cộng đồng người trong xã hội.
Thuật ngữ “tín ngưỡng” bao gồm tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian: Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên theo những nguên tắc thực hành tôn giáo nhất định. Tín ngưỡng dân gian phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người và của cả cộng đồng, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn liền với phong tục tập quán truyền thống. Theo GS.TS Phạm Ngọc Quang: Tín ngưỡng dân gian cũng có thể và cần được xem là một yếu tố, một bộ phận của văn hóa dân gian. Từ quan niệm đó, nếu văn hóa dân gian được hiểu là loại hình văn hóa ra đời nhờ sự sáng tạo của chính nhân dân, thì tín ngưỡng dân gian cũng có thể được xem là loại hình tín ngưỡng tôn giáo do chính nhân dân – trước hết là những người lao động – sáng tạo ra trên cơ sở những tri thức phản ánh sai lạc dưới dạng kinh nghiệm cảm tính từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình. Khi đề cập đến sự tương đồng và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo cũng cần làm rõ sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín, mê tín với mê tín dị đoan. Thực chất, tín ngưỡng và tôn giáo là mê tín vì tin vào những điều không có thực, nhưng bản chất của tín ngưỡng và tôn giáo là không có dị đoan. Dị đoan là những điều quái lạ huyễn hoặc do tin vào những điều nhảm nhí mà có. Dị đoan là hệ quả của mê tín, làm theo những điều quái dị không thật, không hợp lẽ phải. Dị đoan là mức cao hơn của mê tín.
Mê tín dị đoan là niềm tin của con người và các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội, cuồng tín với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa. Mê tín dị đoan thường gây ra những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Hiện tượng mê tín dị đoan thường gắn liền với các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
1.1.2 Từ thờ Nữ thần đến Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
Tục thờ Mẫu thần, Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam Tòa Thánh Mẫu) có quan hệ mật thiết với tục thờ Nữ thần. Tuy nhiên chúng không phải là đồng nhất. Nói cách khác Mẫu đều là Nữ thần nhưng không phải tất cả những thần đều là Mẫu thần. Tương tự như vậy ta có thể nói về tục thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Rõ ràng là đạo Mẫu gắn liền với tục thờ Mẫu dân gian, nhưng như thế không có nghĩa mọi Mẫu thần đều thuộc điện thần của đạo Mẫu. Mẫu Tam phủ, Tứ phủ tức Tam Tòa Thánh Mẫu là một bước phát triển, một quá trình nâng cao từ một số hành vi tôn thờ rời rạc đến một thứ tín ngưỡng có tính hệ thống hơn. Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Danh xưng Mẫu là gốc từ Hán Việt, còn thuần Việt là Mẹ, Mụ (thổ ngữ miền Trung). Nghĩa ban đầu, Mẫu hay mẹ đều để chỉ một người phụ nữ đã sinh ra một người nào đố, là tiếng xưng hô của con đối với người sinh ra mình. Ngoài nghĩa xưng hô thông thường, từ Mẫu và Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ.
Tuy chưa được thống kê đầy đủ, nhưng cách tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu, đều liên quan tới các trường hợp sau:
- Các vị Thánh đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Thánh Mẫu Thiên Ya Na đều được xưng tôn là Thánh Mẫu.
- Các Thái Hậu (mẹ vua), Hoàng Hậu (vợ vua), Công Chúa (con vua) có tài năng, đức độ, có công lao lớn, hiển linh thì được tôn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương Mẫu. Đó là các trường hợp Hoàng hậu và 3 công chía Vua Tống (Tống Hậu), Thái Hậu họ Đỗ (?) thờ làm Thành hoàng ở làng Dịch Vọng, Từ Liên, Hà Nội, tương truyền bà là mẹ vua Lý Thần Tông, Quốc Mẫu (có nơi gọi là Thánh Mẫu), Ỷ Lan ở Quán Đồng Thiên, phố Đồng Thiên, ở đền Bà Tấm, Gia Lâm, Hà Nội. Con gái vua Hùng Nghị Vương, tôn là Thánh Mẫu thờ ở đền Cao Mại, huyên Phong Chây, Phú Thọ, vợ vua Hùng cũng được phong là Tây Thiên Quốc Mẫu, đền thờ ở đỉnh núi Tây Thiên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ việc thờ Nữ thần, Mẫu thần đến các Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ là một bước phát triển về nhiều mặt. Tác nhân của sự phát triển ấy không chỉ có nhân tố nội sinh mà cả ngoại sinh nữa, trong đó trước nhất phải kể tới ảnh hưởng Đạo giáo Trung Quốc.
Đạo Mẫu Tứ Phủ so với tín ngưỡng thờ Thần đã có bước phát triển đáng kể về tính hệ thống của nó. Trước nhất, một tín ngưỡng vốn tán mạn, rời rạc, nay bước đầu có một hệ thống tương đối nhất quán về điện thần với các phủ, các hàng tương đối rõ rệt. Một điện thần với hàng mấy chục vị đã dần quy về một vị thần cao nhất là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân gian bước đầu đã chứa đựng những nhân tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia làm bốn miền do hóa thân bốn vị thánh Mẫu cai quản. Đó là miền trời (Mẫu Thiên), miền đất (Mẫu Địa), miền sông biển (Mẫu Thoải) và miền núi rừng (Mẫu Thượng Ngàn). Một tín ngưỡng bước đầu thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức về Phúc, Lộc, Thọ, ý thức cội nguồn, dân tộc, lòng yêu nước, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiên hóa mà Mẫu chính là biểu tượng cao nhất.
Một tín ngưỡng dân gian đã bước đầu hình thành môt hệ thống thờ cúng trong các đền phủ, những nghi lễ đã được chuẩn hóa, trong đó Hầu bóng (Lên đồng) và lễ hội “tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ” là một điển hình.
Như vậy, Đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ hình thành và phát triển trên nền tảng thờ Nữ thần và Mẫu thần, nhưng sau khi đã hình thành rồi thì Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ lại tác động ảnh hưởng theo xu hướng “Tam Phủ, Tứ Phủ hóa” tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần. Điều này chúng ta thường thấy khá phổ biến ở các đền, miếu thờ Nữ thần và Mẫu thần, thể hiện cách phối thờ, các hình thức trang trí, tranh tượng, các lễ vật, tục hát chầu văn …
1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ ngàn đời xưa, nó ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Cho đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt thì việc tôn thờ Nữ thần, thờ Mẫu là một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống văn hoá, bắt nguồn từ lịch sử xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam thể hiện sự ngưỡng mộ chân thành của con người về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như: trong xã hội, trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Mẫu là một từ gốc Hán Việt được hiểu là Mẹ, hay Mụ, Mạ, Mế, dùng để chỉ người phụ nữ nói chung, người mà đã có công sinh thành, nuôi dưỡng những đứa con nên người. Ngoài ra, Mẫu còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh, tôn xưng một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không có thật) như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Nghi Thiên hạ,…Trong tâm thức của người Việt, Mẫu cũng có nghĩa là sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật trong vũ trụ. Cho dù hiểu như thế nào thì vị trí của Mẫu trong tiềm thức của người Việt Nam luôn là sự thành kính, sự tôn trọng trong đời sống của họ. Việt Nam là nước đa tôn giáo, đa tín ngưỡng với đặc điểm nổi bật là sự bao dung, sự hoà hợp lẫn nhau của các tôn giáo trong cùng một quốc gia, vì thế trên khắp đất nước ta trải dài từ Bắc đến Nam có khoảng 1000 di tích văn hoá trong đó có 250 các di tích thờ cúng các vị thần hay danh nhân là Nữ. Chính vì thế trong kho tàng văn hoá dân gian về truyền thuyết hay thần thoại có nhiều những câu chuyện về các nữ thần như: Nữ thần Mặt Trời, Nữ thần Mặt Trăng người đã soi sáng xuống trái đất tạo lập nên đất trời, hay sự tích về “Nữ Oa đội đá vá trời”. Còn các nữ thần Tứ Pháp như: pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện tạo ra các hiện tượng Mây, Mưa, Sấm, Chớp. Đây chính là những yếu tố mang tính bản thể của vũ trụ cũng được dân gian nữ tính hoá, hay những yếu tố được xem là bản nguyên đầu tiên của thế giới như: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ cũng được nhân dân ta gọi là Bà. Trong quan niệm của người Việt thì Mẹ đầu tiên nuôi sống và che chở cho con người là Mẹ Cây. Không chỉ là nơi che chở cho con người mà còn mang lại hoa thơm quả ngọt nuôi sống cho con người, là nơi mà con người trú ngụ và tránh thú dữ. Chính vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam xuất hiện từ rất xa xưa, từ lúc mà con người còn sinh sống trong rừng xanh, hang hẻm, cho nên hình ảnh đầu tiên mà con người tôn thờ là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm. Người dân luôn tôn thờ Mẫu Thượng Ngàn cho đến khi mở rộng địa bàn cư trú xuống đồng bằng, lênh đênh sông nước xuống miền xuôi, lúc này Mẹ cây không còn nâng đỡ được họ nữa mà người che chở cho họ là Mẹ nước thế nên ý thức về Mẫu Thoải dần dần được hình thành. Cuộc sống sinh sôi và nhu cầu của con người ngày càng nhiều thì con người không chỉ trú ngụ ở sông núi mà còn phải khai phá đất đai để sinh sống. Lúc này hình ảnh Mẹ Đất được hình thành với sự tôn vinh là Mẫu Địa cùng với Mẫu thoải, Mẫu Thượng Ngàn phù hộ cho cuộc sống bình an, mưa thuận, gió hoà của con người.
Cho đến thế kỷ XVI, tín ngưỡng thờ Mẫu được làm phong phú hơn với hình tượng công chúa Liễu Hạnh được tôn là Thánh Mẫu. Khác với Mẫ u Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa đều có nguồn gốc từ tự nhiên thì Mẫu Liễu là hình tượng con người trần thế có thật được người Việt Nam sáng tạo ra hội tụ đầy đủ các yếu tố và đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam. Chính vì thế người Việt Nam tôn vinh Liễu Hạnh là Tiên, là Thánh, là một trong tứ bất tử của mình. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam, nhân dân ta còn tôn thờ những bà mẹ có công sinh thành ra dân tộc, những người phụ nữ có tài giữ nước và dựng nước trong lịch sử. Như vật ta có thể hiểu rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần (nhưng không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu), là một bộ phận của ý thức xã hội, được hình thành từ chế độ thị tộc mẫu hệ, để tôn vinh nhữnh người phụ nữ có công với nước, với cộng đồng tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội làm Thánh Mẫu, Vương Mẫu… và qua đó người ta gửi gắm niềm tin vào sự che chở, giúp đỡ của các lực lượng siêu nhiên thuộc nữ thần.
1.2.1 Sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ rất là lâu đời và được truyền cho đến tận bây giờ, khó có thể xác định được thời điểm ra đời của tín ngưỡng này. Nó xuất phát từ tục thờ nữ thần, từ sự tôn kính tôn trọng dành cho những người phụ nữ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh – văn hóa của người Việt. Nói về tục thờ nữ thần, các công trình nghiên cứu đã đặt ra và giải đáp các câu hỏi tại sao nữ thần được thờ và thống kê số lượng các nữ thần trên khắp đất nước Việt Nam. Theo thống kê của tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc trong cuốn sách “ Các nữ thần ở Việt Nam” hiện nay ở Việt Nam có khoảng 75 vị nữ thần được người dân Việt Nam thờ phụng. Những vị thần đó đại diện cho nét văn hóa trọng tính âm, tôn vinh những giá trị của người phụ nữ từ xa xưa. Chính những dấu hiệu đó cho ta thấy tín ngưỡng thờ Mẫu đã hình thành từ lâu đời và phát triển in sâu vào tín ngưỡng văn hóa của con người Việt Nam cho đến tận ngày nay. Trong tâm linh của người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu là một nét văn hóa đẹp của người Việt. Thờ Mẫu chính là thờ những vị thần đại diện cho sức mạnh của thiên nhiên, con người, đươc cả cộng đồng tôn vinh, có công với đất nước, thỏa mãn trong ước mơ của người dân cầu mong sự may mắn, hạnh phúc và che chở cho con người những lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ lòng tôn kính của người dân Việt, tôn vinh những giá trị vẻ đẹp của người phụ nữ. Là những người giữ vai trò quan trọng không chỉ trong xã hội mà còn cả về trong gia đình đời sống của người dân. Về kinh tế, người phụ nữ nắm giữ nhiều công đoạn quan trọng trong đời sống sản suất, đặc biệt là việc trồng lúa nước – một trong những ngành nghề mang đậm dấu ấn Việt, người phụ nữ còn được ngợi ca và tôn thờ ví với Mẹ Lúa. Đồng thời, họ là người phát hiện, lưu truyền ngành nghề thủ công truyền thống. Trong trồng trọt cũng như chăn nuôi, người phụ nữ luôn chiến vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu. Cùng với đó, họ chính là những người truyền lửa, giữ nhiệt cho gia đình, nuôi dạy con cái. Trong xã hội Việt Nam, người phụ nữ giúp điều hòa những mối quan hệ xã hội bằng sự khéo léo của mình. Tuy nhiên, dưới những ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, người phụ nữ bị rằng buộc bởi những tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, những bất công và quy chuẩn của xã hội. Họ hầu như không có tiếng nói. Thờ Mẫu thể hiện sự tôn vinh coi trọng những giá trị của người phụ nữ, giải phóng những bất công, trói buộc dành cho những người phụ nữ. Người ta thấy trong các đình, đền, chùa thờ Mẫu hầu hết là những vị thần được tôn kính, có công với đất nước, truyền nghề và giúp dân qua những vất vả những họa nạn, nguy khốn. Chính vì thế, thờ Mẫu là tín ngưỡng điểm hình cho sự coi trọng phụ nữ.
Thứ hai, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ quan niệm tâm linh của con người. Bản chất của mỗi con người đề có rất nhiều nỗi sợ hãi những nỗi nguy hiểm đến với chính mình. Chính vì thế, con người có tâm lý sợ hãi trước những thế lực siêu nhiên mà họ quan niệm luôn tồn tại trong cuộc sống. Họ cần cái gì đó, những vị thần có thể chở che và bảo vệ được cho họ trước những hiểm nguy khó khăn trong cuộc sống. Đó là những vị thần linh có sức mạnh đủ để trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho họ. Ta có thể thấy rằng tín ngưỡng thờ Mẫu này xuất phát từ chính quan niệm của người Việt. Trong từ điển “Mẫu” tức là mẹ, là những người phụ nữ, là giống cái, đặc trưng cho tính âm. Tính âm đem lại sự hài hòa và trường tồn, bảo vệ và che chở, giống như một người mẹ đang che chở cho những đứa con của mình trước những khó khăn, thiên tai, dịch bệnh. Vị thầm có thể đem đến cho họ sự may mắn và hạnh phúc. Vì vậy tín ngưỡng thờ Mẫu đã đem lại niềm tin cho người Việt về sự bảo vệ, phù hộ của thầy linh trong cuộc sống. Người ta đến với Mẫu như là đến với người mẹ có thể giúp mình giải hạn, tránh được những điều không may mắn,tìm được những niềm vui và niềm hạnh phúc dành cho mình, thậm chí cả tình duyên.
Thứ ba, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ văn hóa nông nghiệp lúa nước. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, ta thấy rằng xuất hiện những vị thần đại diện cho thiên nhiên. Tín ngưỡng này đã bước đầu chứa đựng những yếu tố, nhân tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất bốn miền: miền trời (Mẫu Thiên), miền đất (Mẫu Địa), miền song biển (Mẫu Thoải), miền rừng núi (Mẫu Thượng Ngàn) đó là những vị thần đại diện cho tự nhiên, đại diện cho những miền quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến con người và đến đời sống sinh hoạt hoạt động sản suất của con người. Và những vị thần sẽ có sức sạnh, quyền lực để giúp cho con người mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu tươi tốt. Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu hình thành lên tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Cho đến nay, tín ngưỡng này đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành, phát triển, đi sâu vào tâm linh người Việt như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa. Sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ sự tôn vinh của con người dành cho người phụ nữ. Sự hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu là một cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triến sau này của việc thờ Mẫu.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng cũng ra đời từ nguồn gốc kinh tế-xã hội, nhận thức và tâm lý tình cảm. Theo quan điểm Mác-xít thì tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, là một bộ phận của ý thức xã hội. Cho nên nó có quy luật hình thành, tồn tại và phát triển riêng, được nảy sinh trên cơ sở kinh tế – xã hội nhất định, chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Điều kiện địa lý tự nhiên chính là môi trường sinh thái mà trong đó con người sinh sống và tồn tại. Đặc biệt môi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, phong tục tập quán canh tác của con người. Cũng chính từ môi trường tự nhiên mà con người có được những tư liệu sản xuất cần thiết cho sự tồn tại của bản thân mình và nuôi sống gia đình để duy trì sự phát triển của xã hội. Kể từ đó con người hình thành mối quan hệ với tự nhiên. Vì thế môi trường tự nhiên thuận lợi hay khó khăn đều tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần hay vật chất của con người trên tất cả các lĩnh vực như: phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, lễ hội…
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á có địa hình phong phú và đa dạng, với những đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc, bên cạnh đó còn có địa hình rừng núi hiểm trở, vùng biển rộng với bờ biển dài và có nhiều bãi biển đẹp. Hơn thế nữa, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên những sắc thái riêng biệt trong tập tục sản xuất, canh tác của cư dân nông nghiệp cũng như những nét sinh hoạt trong đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có tôn giáo, tín ngưỡng. Việt Nam là một nước thuần nông, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Thời gian đầu khi công cụ sản xuất chưa phát triển, phương thức canh tác còn lạc hậu nên con người sống còn phụ thuộc vào tụ nhiên. Chính trong cuộc sống sản xuất nông nghiệp của nhân dân luôn thể hiện khao khát, mong chờ sự che chở của một thế lực bên ngoài, từ đó dẫn đến việc con người thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và vô hình chung gắn cho các hiện tượng tự nhiên một sức mạnh siêu nhiên và tôn thờ nó. Vì thế trong đời sống tâm linh của người Việt xuất hiện tín nưỡng thờ thần trong đó thần thánh hóa các vị nữ thần, vì theo quan niệm của họ sản xuất nông nghiệp gắn liền với các yếu tố như đất nước (là yếu tố âm) hay những yếu tố của tự nhiên khác như mặt trăng, mặt trời, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện).
Cũng như các loại hình tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu là sự phản ánh đời sống xã hội của con người. Đời sống xã hội là yếu tố mang tính khách quan, có vai trò quyết định ảnh hưởng tới quá trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Điều kiện địa lí tự nhiên ảnh hưởng tới quá tình hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam:
Điều kiện tự nhiên chính là môi trường sinh thái trong đó con người sống và tồn tại. Môi trường sinh thái là nơi cung cấp tư liệu lao động cần thiết cho con người. Con người tồn tại trong môi trường sinh thái, do đó quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng là một mặt của đời sống xã hội, là yếu tố quan trọng của tồn tại xã hội. Môi trường tự nhiên khó khăn hay thuận lợi có ảnh hưởng to lớn tới cách thức sản xuất và do đó ảnh hưởng tới đời sống, cách ứng xử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo. Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á, có địa hình đồng bằng, rừng núi, ven biển và hải đảo. Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, lắm nắng nhiều mưa với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong đó có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Điều đó góp phần tạo nên sắc thái riêng biệt của nơi cư trú, các thiết chế xã hội, thói quen, tâm lí và các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy trong nền “văn minh lúa nước” có nhiều tập tục gắn với quy trình canh tác đặc thù của cây lúa. Với tập tục đó xuất hiện nhiều tín ngưỡng hay nghi thức liên quan đến các yếu tố đất, nước, cây lúa. Theo kinh nghiệm của cư dân nông nghiệp thì yếu tố đất và nước là yếu tố quan trọng hàng đầu liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Thế nên dân gian ta thường truyền nhau Kinh nghiệm trong canh tác: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vì thế người xưa tôn thờ những yếu tố đất, nước, cây lúa và coi nó như là thần linh từ đó hình thành tín ngưỡng thờ thần như: Thần đất, Thần nước, Thần lúa, … vì những yếu tố đó gắn liền với việc sinh sản ra lúa, gạo để nuôi sống con người nên theo quan niệm dân gian các vị thần ấy thường là các Nữ Thần.
1.2.2 Quá trình phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành và phát triển mạnh mẽ ở khắp đất nước Việt Nam. Từ tục thờ nữ thần ban đầu, những nữ thần đem lại sự may mắn và có công lao với Tổ quốc được nhân dân đặc biệt tôn kính sẽ trở thành những vị thánh Mẫu. Trải qua những thăm trầm của lịch sử, biến cố thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu đã thể hiện sự phát triển mở rộng về đia bàn và số lượng người tham gia, phải nói đến sự du nhập, tiếp đến các giá trị văn hóa để làm chúng ta có một tín ngưỡng thờ Mẫu phong phú vẫn đậm bản sắc Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam có kết hợp cùng với một số tín ngưỡng khác. Đầu tiên là tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng. Đó chính là những người có công đặt những viên gạch nền móng đầu tiên để hình thành làng đó hoặc có công truyền nghề cho ngồi làng. Trong đạo Mẫu, ta thấy xuất hiện một số Mẫu cũng chính là Thành Hoàng của ngôi làng. Xét cho cùng, tín ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong đó những giá trị đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và mang nhiều dấu ấn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tiếp theo, trong tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện dấu ấn của Phật giáo. Khi phật giáo du nhập vào Việt Nam, ta thấy xuất hiện trong các ngôi chùa vốn thờ phật là những gian thờ Mẫu. Những gian thờ này nằm sau gian thờ Phật. Nhưng tóm lại, khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo cùng với lại tín ngưỡng của đạo Mẫu đã dung hòa với nhau một cách nhuần nhuyễn và cùng tồn tại, cùng phát triển song song để thỏa mãn nhu cầu của người dân Việt. Ngoài ra, một nghìn năm tồn tại và phát triển dưới chế độ phong kiến thì tín ngưỡng thờ đạo Mẫu đã ảnh hưởng rất nhiều với tín ngưỡng Đạo giáo. Đó là trong tín ngưỡng thờ Mẫu ta thấy được rõ tính chất thờ Thần tiên. Ở đây, các vị thánh Mẫu hầu hết là những vị thần tiên được nhân dân tôn kính. Bên cạnh thờ Mẫu còn thờ Ngọc Hoàng – Vốn là một vị thần đặc trưng của đạo giáo. Chính vì vậy, Ta nhìn thấy trong tín ngưỡng thờ Mẫu yếu tố của thần linh, thần thánh.
Như vậy, trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu không ngường phát triển trên khắp đất nước Việt Nam, Trên khắp ba miền đất nước. Đặc biệt và thể hiện rõ nhất ở miền bắc của Việt Nam. Ở miền bắc những nơi như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Đồng Bằng được thu hút đông đảo người dân đến cúng bái. Hằng năm, những lễ hội được tổ chức thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham gia. Tại những nơi này, hoạt động Lên đồng diễn ra thường xuyên, liên tục. Các buổi lễ Lên Đồng ngày càng diễn ra phổ biến tại các địa phương. Các nghi thức Lên Đồng phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự phong phú, đa dạng trên từng vùng miền đất nước.
1.2.3 Nghi thức tiêu biểu biểu hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu
Tại mỗi nơi thờ Mẫu đều có những nghi thức thờ cúng Thánh Mẫu. Để cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở, cho làm ăn phát đạt, mong cho làm sao có thể mạnh khỏe… Chính vì vậy các nghi thức thờ cúng hết sức độc đáo và đa dạng mà không biết có nó từ bao giờ. Hầu bóng một nghi thức không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Đây là một nghi thức tiêu biểu, nó còn được hay gọi là đồng bóng hay là hiện tượng lên đồng… Đó là hiện tượng người ngồi làm giá để bóng của thánh mẫu giáng nhập cũng như các vị quan cô, cậu giáng nhập. Nên người ta gọi ngồi đồng là một giá đồng. Thời gian dài hay ngắn do phụ thuộc vào buổi lễ nhiều hay ít giá đồng. Đồng ở đây có nghĩa là cùng, người cùng cái bóng của mẫu hòa nhập làm một. Trong quãng thời gian đó người ngồi đồng sẽ biểu diễn, thể hiện mọi cử chỉ của thánh mẫu cũng như lời nới của Thánh Mẫu. Và điều đó cũng hiện ra với các giá đồng khác. Nên người ta gọi là đồng bóng hay hầu bóng. Hiện tượng này diễn ra nhiều dịp trong năm như: Hầu bóng xông đền. rất nhiều bộ quần áo với nhiều loại khác nhau. Vì mỗi giá đồng thể hiện nhiều sắc thái khác nhau. Không thể cùng hầu chầu Bà đồng nhất với chầu Ông được. Mỗi người giáng nhập vào người hầu có biểu hiện khác nhau như: Nếu là chầu Ông thì có ông là quan Văn có ông quan Võ. Lẽ đó ông quân văn có tư thế đi khác và cách ăn mặc khác so với quan võ. Hay ngay cả các chầu bà cũng vậy. Ví dụ như khi Thánh Mẫu Thượng Ngàn giáng nhập thì phải thay bộ quần áo miền núi chứ không dùng được quần áo đồng bằng được, hay khi ông hoàng Chín Lê Sát giáng nhập thì phải thay bộ quần áo quan võ có ngựa, kiếm chứ không thể mặc quần áo quan văn… Trong tư thế biểu hiện của cử chỉ người hầu cũng vậy tùy theo người giáng nhập mà thể hiện, không lung tung được. Người ngồi đồng phải che kín mặt mũi còn gọi là phủ diện tay cầm ba nén nhang đang cháy hướng lên điện thờ, khua vòng hương trước mặt, miệng lẩm bẩm khấn xin thánh mẫu giáng nhập. Mà khi ra tay báo hiệu thì đó là thánh nữ nhập, nếu hiệu tay trái là thánh nam nhập và giơ tay phải là hiệu cho biết thánh nữ nhập. Khi thực hiện nghi thức này thường đi kèm với các bài văn nói lại những thần tích lịch sử ra Mẫu. Từ lịch sử ra đời, đến công lao của Mẫu đốivới dân chúng. Chính vì vậy trong quá trình đó người ta đã sáng tạo ra các điệu hát, câu hát, người ta gọi đó là hát chầu văn, là một loại hình sân khấu đăc sắc, mang nét đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu.
1.2.4. Vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Trong cuộc sống của người, là cái thiêng liêng cao cả, niềm tin vào cái thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm. Có thể nhận thấy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” luôn được dân tộc ta tôn thờ từ ngàn đời nay. Đó là sự tôn thờ của nhân dân đối với những người có công với đất nước, với dân tộc. Đây là đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nét văn hóa đó được thể hiện ở ba cấp độ văn hóa: Gia đình, làng xã, quốc gia dân tộc. Tôn vinh những danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc, hay các đối tượng thờ tự của các tôn giáo tín ngưỡng. Dù ở mọi hình thức nào nó cũng là những sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh, khoa học và thẩm mỹ, thỏa mãn nhu cầu tâm linh của quần chúng nhân dân. Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng thờ cúng điển hình trong các đối tượng thờ cúng tại Việt Nam. Thờ Mẫu ở đây có thể là thờ các nữ thần, các Mẫu trong huyền thoại hay các Mẫu có thực được con người tôn vinh. Tất cả đó đều được hình tượng hoa, linh thiêng hóa, dân chúng thờ vọng để ghi nhớ công ơn các việc mà các Mẫu đã làm. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân ta từ buổi đầu dựng nước. Đó là một hiện tượng sống, một truyền thống tích cực của văn hóa. Và có thể thấy nó ăn sâu vào tâm linh của nhân dân ta hết sức sâu đậm cho đến hiện nay.
Có thể nói, trong tâm thức người nhân dân ta tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí quan trọng trong tâm thức. Nó thể hiện trên việc số lượng di tích thờ Mẫu ở nước ta hết sức phong phú và đa dạng. Nó được phân bố trên hầu khắp cả cho đến Đền bà Chúa Xứ ở miền trong… Với một số lượng lớn như vậy nhưng không phải là độc nhất một đối tương thờ tự mà với nhiều Mẫu khác nhau như; Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh của người Việt, Mẫu Thiên Yana của người Chăm… Việc lập các đền thờ Mẫu không phải chỉ để đó mà việc lập các đền thờ, phủ thờ rõ ràng là cầu mong, muốn có sự chở che của các Mẫu đối với dân chúng. Tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân ta không chỉ thể hiện trên số lượng các di tích được thờ tự. Mà thông qua các nghi thức, lễ nghi của những hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tiêu biểu, đặc trưng cho loại hình đạo Mẫu này. Trong những nghi lễ, nghi thức đó không chỉ là để cho có mà nó thể hiện cho sự mong muốn của con người muốn bày tỏ lên Thánh Mẫu những thứ mà họ cần. Ví như trong nghi thức hầu bóng trên vừa nêu thì thông qua mỗi giá đông con người lại có thể trực tiếp cầu xin thánh Mẫu, các ông hoàng, bà cô. Đặc biệt hơn trong các trò chơi của lễ hội tại các đền Mẫu được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân nó càng chứng minh cho vị trí của tín ngưỡng này trong đời sống nhân dân. Tuy mỗi một dân tộc lại có những vị mẫu khác nhau. Chính vì vậy, mà cách bày trí, các nghi thức cũng không hẳn giống nhau. Nhưng có một điều nhận thấy đó là các vị mẫu đều chiếm một lòng tin đối vơi cư dân. Đó không chỉ là người Việt mà người Chăm, Khơme, Hoa. Đều có một vị trí quan trọng đối với đời sống cư dân. Cho dù mẫu đó là người bắt nguồn ngay ở Việt Nam hay từ đâu đến. Từ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần ra đời. Và trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu cũng đã ra đời. Và có những lúc người ta coi đó như là một tôn giáo. Nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu đâu phải là một tôn giáo. Nếu ta nhìn nhận từ một góc độ tôn giáo thì một tôn giáo ra đời phải dựa trên những tiêu chí của nó đó là: Có người sáng lập, có nơi hành lễ, có giáo lý, giáo luật quy định các lễ nghi của nguồn từ tín ngưỡng dân gian không ai sáng tạo ra hay đúng hơn là không biết nó từ đâu ra, mà ra từ lúc nào. Nó cũng không có thánh đường chung như Kitô giáo. Và nó cũng không có giáo lý giáo luật nào cả. Nhưng nghi lễ, nghi thức của nó bắt nguồn từ dân gian do quá trình lâu dài được đúc kết. Nghĩa là nó chưa phải là một tôn giáo, nhưng được nhân dân ta tôn sùng, tin theo gọi đó là Đạo Mẫu. Nhưng vậy tại sao nó lại có sự ảnh hưởng sâu rộng như vậy trong đời sống tâm linh của người dân. Đó là do ý thức về cội nguồn, lòng biết ơn đối với người mẹ. Nó không phải là tôn giáo nó chỉ là một tín ngưỡng mang niềm tin đối với mọi người thôi nhưng là một niềm tin khó thể thay thế và phát triển như đúng những gì nó có. Trong quá trình du nhập của nhiều loại hình tôn giáo vào nước ta. Các tôn giáo này không thể đơn độc truyền đạo, mà phải kết hợp với các loại hình tín ngưỡn bản địa, Nó càng cho thấy vị trí quan trong của tục thờ Mẫu trong Nam trong đó có đạo Mẫu. đời sống cư dân Việt Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
1.2.5 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác
Việt Nam là nước đa tôn giáo, tín ngưỡng. Một đặc điểm nổi bật của tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam là sự đan xen, dung hoà của các tôn giáo. Điểm này cũng xuất phát từ bản thân tính cách của người Việt đó là tính nhân ái, bao dung cho nên bất cứ một tín ngưỡng, tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam chúng ta đều tiếp nhận trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những yếu tố phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt, hay nói cách khác khi các tôn giáo du nhập vào Việt Nam thì nó đã bị “bản địa hoá”. Giữa các tôn giáo và tín ngưỡng không có sự phân biệt rạch ròi mà giữa chúng có sự đan xen hoà quyện lẫn nhau, tạo nên nét đặc sắc trong văn hoá Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam được xem là tín ngưỡng bản địa nhưng cũng chịu ảnh hưởng của một số tín ngưỡng, tôn giáo khác như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng Thành Hoàng làng, Đạo giáo, Nho giáo, Kitô giáo…
Tín ngưỡng thờ Mẫu được xem là thoát thai từ đạo thờ thần và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạo giáo ở Trung Quốc, “Đạo Mẫu” với tư cách là một biến thể ở Việt Nam đã và đang có sự thâm nhập vào các tín ngưỡng, tôn giáo khác. • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ mẫu cũng tiếp thu những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong đời sống tinh thần người Việt. Trong điện thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính gia tộc, có vua Cha, có thánh Mẫu, có phong tục “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tín ngưỡng thờ Mẫu lấy hình ảnh người Mẹ làm hình tượng, bên cạnh Mẹ còn có cha.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” một đạo lý bất diệt muôn đời của người Việt.
Tín ngưỡng thơ thần và tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng thờ thần là một loại tín ngưỡng nguyên thuỷ nó ra đời thể hiện sự bất lực của con người trước tự nhiên. Vì thế họ tôn thờ các vị thần có nguồn gốc từ tự nhiên như Thờ Tứ Pháp (pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện), Thờ Thần Mặt Trời, Thờ Thần Mặt Trăng… và đều có liên quan đến Nữ Thần. Người Việt không chỉ thờ Thần có công sáng tạo ra vũ trụ như: Nữ Oa, Thần Lửa, Thần Mộc,… mà còn thờ các vị thần có công giúp dân trong việc dựng nước và giữ nước, lập bản, lập làng, mở mang nghề nghiệp, gương sáng trung hiếu nghĩa tình như: Đức Thánh Trần, Các Vua Hùng, Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Mẫu Thượng Ngàn,… Do đó, có thể nói rằng những anh hùng dân tộc, những người có công, những nhà văn hoá,…được nhân dân ta tôn thờ hầu hết là có nguồn gốc từ Nữ Thần. Vì thế tín ngưỡng thờ Thần cũng có những ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ Mẫu và ngược lại tín ngưỡng thờ Mẫu cũng ảnh hưởng trở lại tín ngưỡng thờ Thần ở Việt Nam. Tín ngưỡng phồn thực biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở để tạo ra sự sống của muôn loài. Người xưa tôn thờ tín ngưỡng này với mơ ước mong cho cuộc sống con người luôn trường tồn, cuộc sống sinh sôi, no đủ. Chính sự sinh sôi đó bao hàm yếu tố âm gắn liền với hình tượng người phụ nữ – chủ thể của sự sinh sôi, nảy nở, theo người xưa quan niệm từ người mẹ mà sự sinh sôi, nảy nở diễn ra không ngừng. Cũng chính vì ý nghĩa đó mà người ta tôn thờ tín ngưỡng phồn thực và coi nó như một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá dân gian của người Việt, nó được bảo tồn cho đến ngày nay và là cơ sở nền tảng để các tín ngưỡng ngoại lai khi du nhập vào Việt Nam đều bị “bản địa hoá”. Trong đó hình tượng người Mẹ của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng ảnh hưởng và quy định trở lại tín ngưỡng phồn thực được xem là đặc nét văn hoá đặc sắc của người Việt từ bao đời nay. • Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Thờ Thành Hoàng là một tín ngưỡng phổ biến của người Việt Nam. Cơ sở tâm lý và xã hội của tín ngưỡng này chính là sự tin tưởng vào một vị thần nào đó để bảo vệ cho cuộc sống nhân dân được bình yên, phồn thịnh, phát triển. Ở Việt
Nam tín ngưỡng này phát triển khá rộng rãi ở bất kỳ một bản, một làng nào của người Việt cũng tôn thờ một vị thần được nhân dân tôn vinh là Thành Hoàng và lập đình thờ. Tất cả các vị Thành Hoàng ở khắp Bắc – Trung – Nam đều có nguồn gốc lịch sử rõ ràng. Mặc dù có nguồn gốc khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều có tấm lòng bao dung và mang tính linh thiêng. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng đều khơi dậy ở mỗi con người ý thức về dân tộc, về nguồn gốc tổ tiên của mình: Chim có tổ, người có tông”. Tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng đều là tín ngưỡng bản địa, giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Chúng đều có điểm xuất phát từ đạo thờ thần, trong đó thì nhiều Thành Hoàng làng có nguồn gốc từ Nữ Thần và đều mang đặc trưng là hướng tới tổ tiên, nhớ về cội nguồn với mơ ước cuộc sống muôn đời của nhân dân được phúc lộc, bình an.
Đạo giáo
Đạo giáo là một thứ tôn giáo ra đời ở Trung Quốc, tư tưởng cơ bản của Đạo Giáo là sống tuân theo lẽ tự nhiên và luôn đề cao tự nhiên, hướng con người đến với cuộc sống của thế giới thần tiên, có được cuộc sống vui vẻ, trường sinh. Hệ thống các vị thần trong Đạo giáo hết sức phong phú và mang tính đa thần. Đạo Giáo vào Việt Nam khá sớm và ăn sâu, bám rễ vào trong cuộc sống của cư dân người Việt cổ. Có thể thấy rằng trong số các tôn giáo du nhập vào Việt Nam thì Đạo giáo là tôn giáo gần gũi có quan hệ chặt chẽ với các tín ngưỡng dân gian bản địa trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tiếp thu và cải biến một số nội dung của Đạo Giáo phù hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam như các hình thức lên đồng, các hình thức phù thuỷ, hệ thống điện, thờ… những nội dung xuyên suốt và cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là tôn thờ Mẹ. Cho dù là có sự tiếp biến nhưng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam không thể đồng nhất với Đạo Giáo mà ở Việt Nam tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm bản sắc dân tộc.
Phật giáo
Trong quá trình Đạo Phật du nhập vào nước ta thì dần dần cũng được dân gian hoá. Giữa Đạo Phật và Đạo Mẫu có sự tiếp thu và thâm nhập lẫn nhau khá sâu sắc. Điều mà chúng ta dễ nhận biết là hầu hết trong các ngôi chùa hiện nay đều có điện thờ Mẫu. Cần phải thấy rằng Quan Âm trong Phật Giáo Ấn Độ vốn là nam thần nhưng khi qua Trung Quốc vào nước ta đã bị “Nữ Thần hoá” thậm chí “Mẫu hoá” để trở thành quan thánh của Đạo Mẫu ở Việt Nam. Trong các ngày giỗ Mẫu, giỗ Mẹ đều có nghi thức rước Mẫu lên chùa để đón Phật về phủ. Trong xã hội nông thôn Việt Nam thì có sự thâm nhập của hai thứ tôn giáo, hay tín ngưỡng này cũng là điều dễ hiểu. Tất cả đều hướng con người tới cái từ bi, bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện, trừ ác và hai thứ tôn giáo tín ngưỡng này bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân. Theo Phật để tu nhân, tích đức cho đời sau để lên cõi Niết Bàn cực lạc, còn theo Đạo Mẫu mong được phù hộ độ trì cho sức khoẻ, tài lộc, may mắn trong cuộc sống thường ngày.
Thiên chúa giáo
Đối với Thiên Chúa Giáo thì Đạo Mẫu cũng không tạo thành bức tường rào ngăn cách. Truyền thống tôn thờ Mẫu ở Việt Nam cũng có cái gì gần gũi gắn bóvới hình ảnh Đức Mẹ Maria của Thiên Chúa Giáo. Do vậy, khi du nhập vào nước ta Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam vẫn đề cao vai trò của người Mẹ – Đức Mẹ Maria. Ở những trung tâm Thiên Chúa Giáo của Việt Nam, bên cạnh hình tượng Đức Chúa Giêsu thì vẫn tôn thờ Đức Mẹ Maria như: Nhà Thờ Phát Diệm, Nhà Thờ Lớn (Hà Nội), … Như vậy, khi Thiên Chúa Giáo vào Việt Nam cũng dần dần bị “bản địa hoá” và ảnh hưởng tác động trở lại các tín ngưỡng, tôn giáo khác trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã có sự tiếp biến, giao thoa với các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cũng như ngoại nhập tạo nên tính đặc sắc của tín ngưỡng mang tính bao dung, ôn hoà giữa các tôn giáo, tín ngưỡng đều hướng con người tới cuộc sống bình yên, no đủ, hạnh phúc.
1.2.6 Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại những giá trị đặc sắc đối với văn hóa Việt Nam. Đó là những giá trị được truyền lại từ đời này sang đời khác và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó, tín ngưỡng này góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa Việt Nam trong đó có hội nhập và phát triển. Giá trị đó thể hiện trên nhiều mặt mà điển hình nhất là trên ba phương diện: giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa tổ chức đời sống.
Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu là động lực tinh thần trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ cư dân. Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng những quan niệm về con người và tự nhiên, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội, ở đó hình tượng Mẫu giữ vai trò chủ đạo. Với niềm tin rằng các Thánh Mẫu có sự yêu thương, che chở và bảo vệ, phù hộ cho những đứa con của mình tránh được những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống, người ta tìm thấy được sự cân bằng trong tâm hồn của mình sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật. Họ tin rằng, người mẹ tinh thần ấy cũng sẵn sàng quở phạt những ai xúc phạm, có hành vi bất kính với Người. Vì vậy, người ta đến với Mẫu, đứng trước Mẫu để xin quyền năng của Người bằng cả lòng thành, sự chân thật và mang tính trang nghiêm. Các Thánh Mẫu là chỗ dựa tinh thần cho họ. Họ gửi gắm cuộc đời, số phận và sự nghiệp của mình đến các Mẫu để tìm kiếm sự bình yên và tạo lại sự cân bằng trong tâm lý khi phải đương đầu với những khó khăn. Điều quan trọng là, tín ngưỡng thờ Mẫu hướng con người vào cuộc sống thực tại chứ không phải vào cuộc sống sau khi chết. Với sự thực tâm, cầu xin, họ dễ được ban phát, đạt được ước mong ở hiện tại.
Thứ nhất, giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa tinh thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu làm sống lại những giá trị văn hóa truyền thống thông qua lễ hội, các hoạt động và nghi lễ thờ Mẫu. Lễ hội là một trong những hoạt động thể hiện rõ nhất những nét đặc sắc của một tín ngưỡng, của một tôn giáo. Các truyền thuyết dân gian còn lưu truyền đang góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa tâm linh. Người ta còn thấy được rằng trong các lễ hội tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Mẫu là hình ảnh của những phong tục, tập quán trong các lễ hội cổ xưa. Tất cả đều được giữ gìn và phát huy lưu truyền theo thời gian.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân. Con người luôn tìm đến thần linh mỗi khi họ có những niềm vui, buồn, những bế tắc, những khó khăn trong cuộc sống… Mọi trạng thái tinh thần của con người đền khiến họ nghĩ đến Thánh Mẫu – Vị Thánh có thể bảo hộ che chở và làm cuộc sống tốt hơn. Chính vì thế, người dân tìm đến Thánh Mẫu như tìm đến người mẹ của mình để che chở yêu thương. Đó là khát vọng của mỗi con người khi họ được hào mình vào thế giới tâm linh, thỏa mãn được nhu cầu tinh thần và khát khao hạnh phúc. Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Xét về giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng thờ Mẫu đã được lưu giữ giá trị một số loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc. Những điệu hát văn và các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc. Những câu hát văn và các điệu múa lần lượt được lưu truyền trong các buổi Lên Đồng. Thông qua đó, các buổi Lên Đồng đó, con người được nghe những làn điệu hát văn đậm chất dân gian. Âm nhạc không chỉ làm cho những người trong buổi lễ được thăng hoa mà còn giúp họ quên đi cuộc sống âu lo, căng thẳng của cuộc sống hàng ngày để cùng hòa nhập vào thế giới thần linh. Những câu hát, câu dân ca cũng được bảo tồn và duy trì.
Thứ hai, giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa vật chất. Tín ngưỡng thờ Mẫu để lại những dấu ấn không thể mờ theo năm tháng ở những công trình tín ngưỡng tôn giáo. Người ta thấy các đình, đền, chùa thờ Mẫu được xây dựng lối kiến trúc văn hóa tinh xảo, đẹp mắt. Nhìn vào công trình đó, ta thấy nét đặc sắc trong kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật tạc tượng. Những hiện vật còn lưu trữ ở các nơi thờ Mẫu mang giá trị lịch sử, khoa học khuôn mặt phúc hậu, hiên từ. Tất cả những hiện vật đó sẽ được bảo lưu theo thời gian và truyền từ đời này sang đời khác và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tiếp theo, đó là những bộ trang phục thể hiện cho văn hóa độc đáo của các tộc người thiểu số cũng được lưu giữ thông qua tín ngưỡng thờ Mẫu. Những bộ trang phục ấy được sử dụng trong những buổi lên đồng. Những bộ trang phục này được mặc không chỉ mang tính trình diễn, bảo tồn những trang phục truyền thống mà góp phần quảng bá, giúp mọi người biết đến và hiểu thêm về văn hóa của các tộc người thiểu số thông qua màu sắc, hoa văn… trên những trang phục dân tộc.
Thứ ba, những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu xét về phương diện văn hóa tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần gìn giữ những nét sinh hoạt cộng đồng truyền thống của người Việt. Nhìn vào các lễ hội, ta thấy trong đó là hình ảnh của làng xã Việt Nam với tính kết nối cộng đồng. Người dân làng cùng nhau tham gia lễ hội. Ngoài ra, tại các đình, đền, chùa thờ Mẫu là những điểm đến cho khách có thể đến lễ bái và đặc biệt là hình ảnh của người dân bản địa đi lễ thánh Mẫu vào những ngày Rằm, mùng Một, ngày lễ Tết. Những ngày lễ đó, những người dân tụ họp lại không chỉ là người dân bản địa và cả người dân ngoại tỉnh cũng sẽ tập trung lại và đến để dâng lên những lễ vật với lòng thành tâm của mình dâng kính lên với thánh Mẫu, mong được những sự bình an, hạnh phúc và những điều tốt lành cho mình. Từ đó tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng được con người biết đến và hiểu biết nhiều hơn, giữ gìn được bản sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian.
Bên cạnh những giá trị tích cực, thì hiện nay tín ngưỡng thờ Mẫu đang bộc lộ những hạn chế. Nếu trước đây thờ Mẫu là sự thần thánh hóa những người phụ nữ đẹp với ý nghĩa sản sinh ra giống nòi, mang tính thuần túy về tâm linh, thì hiện nay, môt số người lợi dụng niềm tin của người khác để “buôn thần, bán thánh”. Một số người đến với Mẫu không phải để cầu mong sức khỏe, bình an,mà để cầu mong làm giàu, xin lộc, vay mượn. Nhiều hoạt động mê tín, dị đoan lợi dụng lòng tin, sự nhẹ dạ của con người đã thâm nhập vào các lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu. Những kẻ “buôn thần bán thánh” đã biến những vị thần thánh, những người có công đức, thành đối tượng để trục lợi. Nhiều tín đồ đến với các
Mẫu không phải đến với cái tâm trong sáng mà với mục đích rửa sạch tội lỗi, được các thần Mẫu che chở cho những hành động sai trái của mình trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, bên cạnh những giá trị to lớn, hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.
Tiểu kết chương 1
Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời và phát triển trong lòng dân tộc, có nhiều giá trị tốt đẹp, nói lên được vai trò của người phụ nữ Việt Nam, khẳng định và tôn vinh người phụ nữ. Trải qua biến thiên của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu không ngừng khẳng định vai trò của mình trong đời sống tâm linh của người Việt, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong thế giới thực tại. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tự biến đổi mình bằng cách dung hợp và tiếp biến.những giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác (như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo…). Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện ước mơ của người dân về sự sinh sôi nảy nở đem lại cuộc sống ấm no. Đồng thời, nó cũng chính là lòng tin của con người vào sự linh thiêng của các vị Thánh Mẫu và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trong tâm thức của người Việt. Đây cũng chính là giá trị nhân văn và đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Tổng quan về đền thờ Đồng Bằng ở Thái Bình
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng