Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng – Thái Bình để phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Ý nghĩa trong việc bảo tồn gìn giữ nét văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng tỉnh Thái Bình
Thờ Mẫu là tín ngưỡng tốt đẹp nhất của dân tộc ta. Tại đền Đồng Bằng, tín ngưỡng này có giá trị văn hóa đặc sắc làm phong phú cho văn hóa tỉnh Thái Bình nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Trên phương diện đó, ta thấy rằng công tác bảo tồn là rất quan trọng giúp để làm sống lại lịch sử, khơi dậy lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của việc bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng thể hiện ở những điểm sau: Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
Thứ nhất, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu là bảo tồn nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân Thái Bình. Tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu đã đi vào trong đời sống tâm linh của người dân. Cư dân bản địa đến lễ thánh Mẫu như tìm về sự bình yên, cầu may mắn, tài lộc và che chở cho con người lúc họ gặp khó khăn. Đi lễ đền, phủ, chùa thờ Mẫu đã chở thành một nét văn hóa của người Thái Bình. Vào mỗi dịp Rằm, mồng Một, những ngày lễ lớn trong năm, người dân cùng nhau đến nơi thờ Mẫu để cầu mong cho gia đình, những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với họ trong cuộc sống, Tại các ngôi đền, chùa, phủ thờ Mẫu ta không la khi bắt gặp những hình ảnh của các Bà, các cô đi từng đoàn cùng nhau đến bái thánh Mẫu, coi thánh Mẫu là một vị thánh linh thiêng, là người Mẹ che chở, bảo vệ cho con người. Nét đẹp ấy đã hình thành từ lâu ở Thái Bình, truyền từ đời này sang đời khác như một sinh hoạt văn hóa đã trở thành truyền thống đối với mỗi người dân Thái Bình.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã khơi dạy văn hóa tổ chức cộng đồng cho người dân địa phương. Các hoạt động thờ Mẫu diễn ra sôi nổi hàng năm đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu chính là Lên Đồng và lễ hội. Trong đó, ta thấy ở đền Đồng Bằng những buổi lễ Lên Đồng là một không gian thiêng đồng thời cũng là không gian văn hóa nhằm khơi gợi nét đẹp văn hóa cộng đồng bản địa. Những người đi xem hầu đồng ở đền Đồng Bằng – Thái Bình thường là phụ nữ, họ chiếm một số lượng đông đảo khi đến cúng Mẫu và xem Lên Đồng. Tại những buổi Lên Đồng, họ tập trung lại với nhau cùng dâng lên thánh Mẫu những lễ vật thể hiện lòng thành kính, cùng hòa nhập với thế giới thần linh thông qua các ông Đồng, bà Đồng. Họ quy tụ hợp nhau lại thành một nhóm lễ thánh Mẫu và xem Lên đồng. Đó là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Thái Bình.
Trong quá trình Hầu đồng, những người phụ nữ đó vừa đến nhằm cầu cúng cho gia đình mình mặt khác cũng để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của mình. Những điệu múa của các ông Đồng, bà Đồng được thăng hòa cùng làn điệu chầu văn mượt mà, trầm bổng, giúp người phụ nữ giải tỏa hết những phiền muộn trong cuộc sống, thoát khỏi cảm giác giác khó chịu để hòa nhập đến mọt thế giới không phân biệt giàu – nghèo, nam – nữ và địa vị xã hội. Xét theo khía cạnh này, tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Đồng Bằng điều tiết mối quan hệ xã hội trong một cộng đồng hay một nhóm nào đó. Nói khác, trong thế giới của thánh Mẫu không có sự bất công, chỉ có sự công bằng, tôn vinh đề cao và trân trọng giá trị của con người. Mọi người được thoải máu, tự do xem Lên đồng trong suốt quá trình nghi lễ được diễn ra trong trạng thái trang nghiêm, thành kính.
Trong các lễ hội thờ thánh Mẫu, nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng được thể hiện rõ ràng thông qua các hoạt động của người dân địa phương. Mọi người cùng nhau chuẩn bị lễ hội, sắm nghi lễ, cùng rước thánh Mẫu để thể hiện lòng thành kính. Lễ hội thờ Mẫu đền Đồng Bằng tại Thái Bình còn tổ chức nhiều trò chơi văn hóa truyền thống, thu hút nhiều người tham gia đặc biệt là giới trẻ. Trong không gian thiêng thành kính người dân cùng nhau dâng lễ lên thánh Mẫu, trong khoảng không gian tổ chức các trò chơi, người dân cùng nhau tham gia nhiệt tình. Nó đã tạo thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân cư Thái Bình cần phải , giữ gìn và bảo tồn, phát huy.. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
Thứ hai, bảo tồn tín ngưỡng thời Mẫu ở đền Đồng bằng góp phần tại nên nhiều giá trị cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Trước hết, tín ngường thờ Mẫu ở đền Đồng Bằng thể hiện là một trong những nơi thờ Mẫu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Cùng có những đặc điểm chung như các nơi khác ở miền Bắc, nhưng đền Đồng Bằng ở Thái Bình tín ngưỡng thờ Mẫu cũng mang đậm chất bản địa. Điều đó đã tạo nên dấu ấn đặc sấc cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Những công trình tôn giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Đồng Bằng còn đem lại những giá trị văn hóa đặc sắc góp phần làm phong phú hơn những công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Những công trình ấy mang đậm dấu ấn của người Việt những cũng thể hiện sự giao lưu với nét kiến trúc của các nước khác trên thế giới.
Thứ ba, bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu ở đề Đồng Bằng góp phần phát triển du lịch địa phương. Du lịch là một trong những ngành quan trọng góp phần phát triển kinh tế đất nước. Thái Bình là một vùng đất đồng bằng, không có địa hình đồi núi, để phát triển du lịch tự nhiên, nhưng trái lại Thái Bình có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Trong đó, đền Đồng Bằng cũng là một địa điểm rất tiềm năng để phát triển du lịch. Nằm ở thành phố – nơi có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi như khách sạn, nhà hàng, bưu điện… Đền Đồng Bằng có có vị trí thuận lợi về mặt giao thông đi lại. Với hệ thống đền, miếu, phủ thờ Mẫu có nhiều giá trị lịch, kiến trú, hội họa, điêu khắc…, tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Đồng Bằng thực sự là một di sản quý giá đem vào khai thác du lịch. Những nhân tố thuận lợi đó, tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng là một di sản quan trọng để phát triển du lịch ở tỉnh Thái Bình. Vì vậy, việc bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Đồng Bằng sẽ góp phàn phát triển du lịch địa phương, đem lại thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng và sự phát triển của du lịch tỉnh Thái Bình nói chung.
Tóm lại, những ý nghĩa văn hóa trên của tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng cần được bảo tồn. Trước sự phát triển của kinh tế thị trường, trước sự thay đổi của những giá trị xã hội thì việc cần thiết phải làm chính là lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, cổ xưa trước sự xâm lăng của những điều không tốt làm thay đổi giá trị cũ theo hướng tiêu cực. Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng cần phải được bảo tồn và giữ gìn cho những thế hệ sau biết về văn hóa truyền thống của dân tộc.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.2 Các giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Đồng Bằng Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
Sau quá trình phân tích những mục đích và đánh giá, cảm nhận của du khách về hoạt động du lịch tâm linh tại đền Đồng Bằng, có thể thấy rằng đền Đồng Bằng là một điểm đến rất có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh. Và để đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình hiện tại, trước tiên ta cần phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của điểm đến này trong phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
3.2.1 Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại đền Đồng Bằng
Phân tích ma trận SWOT trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh của đền Đồng Bằng lịch quốc tế và trong nước lựa chọn. O3. Việc phát triển loại hình du lịch tâm linh rất được sựu ủng hộ của các cấp, các nghành liên quan trong tỉnh. O4. Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh có thể kết hợp với các hoạt động thuộc các loại hình du lịch khác ở khắp cả nước.
Địa bàn Tỉnh.
T3. Sự cạnh tranh về điểm đến tâm linh đối với những điểm đến tâm linh khác trên địa bàn tỉnh và với các Tỉnh thành khác trên cả nước.
T4. Sự cạnh tranh về tính hấp dẫn trong lễ hội tôn giáo tại đền Đồng Bằng với các lễ hội tôn giáo khác tại các điểm đến tâm linh khác trên địa bàn tỉnh và khắp cả nước.
T5. Quá trình hư hại và mai một của các công trinh kiến trúc do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và tác động của con người theo thời gian.
T6. Sự phát triển của du lịch không tránh khỏi những tác động không tốt ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của di tích do những hành vi không đúng đắn trong ăn mặc, nói năng thiếu lịch sự của một số du khách.
3.2.2. Giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại đền Đồng Bằng
3.2.2.1 Tuyên truyền quảng bá Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
3.2.2.2. Phát triển đa dạng các hoạt động văn hóa tâm linh
Thường xuyên tổ chức các hoạt động tâm linh như cầu nguyện quốc thái dân an, thả đèn hoa đăng, phóng sanh nhiều hơn nữa, không chỉ ở các lễ hội mà có thể tổ chức trong các ngày rằm hay mồng một Âm lịch.
Xây dựng các chương trình du lịch về văn hóa tâm linh, liên kết với các điểm du lịch tâm linh khác, các ngôi chùa trong địa bàn Tỉnh để xây dựng các chương trình du lịch văn hóa tâm linh đặc trưng.
Phối hợp với các cơ quan ban ngành tổ chức các cuộc hội thảo liên quan đến du lịch tâm linh tại các điểm du lịch tâm linh tại đền Đồng Bằng; vai trò của các lễ hội với sự phát triển du lịch, với sự tham dự của các hãng lữ hành, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đại diện của các cơ quan ban ngành liên quan đến du lịch, cùng bàn luận và đưa ra các ý kiến xây dựng một mô hình phát triển bền vững.
- Cần xây dựng những nội quy, quy định dành cho du khách đến với di tích nhằm bảo vệ tính trang nghiêm cho không gian tôn nghiêm tại di tích.
3.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch là một trong những yếu tố quan trọng của một điểm đến du lịch, đặc biệt đối với một điểm du lịch tâm linh thì càng đóng vai trò quan trọng hơn và có những yêu cầu cao hơn về tác phong, trình độ hiểu biết. Cho nên cần phải củng cố và xây dựng đội ngũ nhân viên đáp ứng được những yêu cầu cho việc phát triển du lịch tâm linh: tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về trang phục, tác phong, rèn luyện và bổ sung những kiến thức cần thiết về lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc để giới thiệu cho du khách nhất là đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm.
Đào tạo thêm hướng dẫn viên tại điểm nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu hướng dẫn, thuyết minh của du khách trong những mùa cao điểm.
3.2.2.4. Phát triển cơ sở VCKT phục vụ du lịch Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
Đầu tư tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, tâm linh tại điểm di tích đang có nguy cơ bị hư hại.
Xây dựng thêm nhiều chỗ nghỉ chân cho do khách để du khách có thể nghỉ ngơi trong quá trình tham quan vãn cảnh, leo núi.
Trồng thêm nhiều cây xanh có thể tạo bóng mát xung quanh khuôn viên di tích, ở các lối đi và các điểm dừng chân vừa để du khách có thể nghỉ mát trong những ngày nắng nóng vừa tạo cảnh quan đẹp cho khuôn viên di tích.
Đầu tư xây dựng kiên cố các bãi giữ xe có cổng và mái che để đảm bảo an toàn cho tài sản của du khách và tránh mưa, tránh nắng.
Làm mới các bảng chỉ dẫn lớn hơn, vị trí thuận tiện hơn để du khách có thể dễ dàng nhìn thấy và dễ dàng tham quan khám phá hơn.
Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường đi vào di tích.
3.2.2.5. Quản lý và tổ chức các lễ hội
Từ công tác chuẩn bị đến quảng bá. Đảm bảo lễ hội diễn ra thành công, trang nghiêm, đề phòng các rủi ro cúp điện, thời tiết xấu.
Cần lưu ý đến thời gian và kinh phí để tổ chức lễ hội. Thời gian tổ chức lễ hội cần linh hoạt nhưng phù hợp với tình hình của di tích và các điều kiện khách quan khác. Cần đưa ra nguồn kinh phí hợp lý để đảm báo tính kinh tế tránh lãng phí.
Cần thông báo cho du khách về thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội, những thay đổi nếu có để đảm bảo tất cả du khách có thể tham gia lễ hội trọn vẹn.
Xây dựng chương trình lễ hội mới lạ, độc đáo, hấp dẫn nhưng vẫn giữ được nét văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống và tính trang nghiêm cần có của chốn linh thiêng.
Cần có sự phối hợp giúp đỡ của các lực lượng chức năng để đảm bảo tính an ninh, trật tự, giúp cho lễ hội diễn ra thành công, tránh nạn trộm cắp, ăn xin, làm cho du khách yên tâm tham gia lễ hội.
Đảm bảo vệ sinh môi trường tốt trước, trong và sau khi diễn ra lễ hội.
Kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để thành lập quỹ hỗ trợ bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa lễ hội tại di tích, để công tác tổ chức lễ hội được duy trì và ngày càng phát triển hơn.
3.2.2.6. Vấn đề xã hội Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về các di sản của di tích và kêu gọi cộng đồng tham gia đồng hành vào việc bảo tồn, tôn tạo các di sản và các giá trị lễ hội truyền thống.
Kêu gọi cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch tâm linh tại di tích, tích cực tuyên truyền quảng bá về di tích, có thái độ thân thiện với du khách tạo ấn tượng tốt cho du khách về con người và di tích nơi đây.
Các hộ kinh doanh hàng quán xung quanh di tích cần đa dạng hóa thức ăn, nước uống phục vụ du khách nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.
Tiểu kết chương 3:
Du lịch văn hóa tâm linh hiện đang trở thành xu hướng du lịch mới cho sự phát triển của du lịch tỉnh Thái Bình nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Trên quá trình phát triển loại hình du lịch này sẽ rất cần thiết đến sự chung tay góp sức của toàn thể lực lượng của ngành du lịch cũng như sự chung tay góp sức của toàn thể lực lượng của ngành du lịch cũng như sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
Đền Đồng Bằng và lễ hội Đền đền Đồng Bằng từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa đa dạng và phong phú trong di sản văn hóa tâm linh Thái Bình. Đây là một điểm di tích có rất nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh. Nó chứa đựng trong mình những giá trị to lớn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước; nơi đây còn là một vùng đất thiêng chứa đựng những giá trị tâm linh Phật giáo sâu sắc; cùng với một không gian cảnh quan đẹp hùng vĩ, kết hợp với các công trình kiến trúc đồ sộ. Tất cả tạo nên một tổng thể văn hóa – lịch sử tâm linh đa dạng về giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc. Bên cạnh đó, lễ hội Đền Đồng Bằng diễn ra hàng năm cũng là một nét di sản văn hóa độc đáo đối với đời sống tâm linh của người dân địa phương và có ý nghĩa trong việc phát triển du lịch.
Việc tổ chức tốt các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại đền Đồng Bằng không chỉ tăng thu nhập cho ngành du lịch tỉnh nhà, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nói chung mà còn phát huy được giá trị tinh thần, khơi dậy những giá trị nhân văn tốt đẹp trong lòng mỗi người dân, mỗi du khách khi đến đây.
Vì vậy đền Đồng Bằng cần được chú trọng, quan tâm và đầu tư nhiều hơn, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng sâu sắc của người dân địa phương, đồng thời quảng bá, khai thác nó dưới nhiều góc độ khác nhau trong chiến lược phát triển ngành du lịch, để Thái Bình trở thành một thành phố du lịch.
Với những ưu thế, tiềm năng vốn có, cùng với xu thế phát triển du lịch bền vững, việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại đền Đồng Bằng sẽ góp phần làm cho du lịch Thái Bình ngày càng phát triển, thu hút đông đảo du khách.. Đồng thời, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tâm linh Thái Bình nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung.
KẾT LUẬN
Thái Bình đã từng một thời là một trong những thành phố phát triển rực rỡ của nên kinh tế – văn hóa. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử và những biến cố thời gian những đền Đồng Bằng vẫn giữ nguyên được giá trị và văn hóa tiêu biểu ở đền Đồng Bằng đó chính là tín ngưỡng thờ Mẫu.
Thờ Mẫu là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt thể hiện tình cảm trân trọng và tôn vinh giá trị của người phụ nữ. Tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng là tín ngưỡng đậm chất bản địa, thể hiện quá trình giao lưu và tiếp nhận với các tín ngưỡng tôn giáo khác. Được sự đông đảo cư dân bản địa và du khách tới tham gia sôi nổi. Với những dấu ấn đặc trưng của tin ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng, ta có thể thấy được giá trị văn hóa mà tín ngưỡng này đóng góp cho văn hóa Thái Bình nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Từ đó, sẽ phát triển được du lịch tâm linh không chỉ trong nước mà còn đối với du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam. Hiểu sâu sắc, quảng bá về tín ngưỡng thờ Mẫu, để không mất đi được sự thiêng liêng cao đẹp trong tục thờ Mẫu của Việt Nam. Bên cạnh đó cần các ban chính quyền địa phương, những người có thẩm quyền trong việc lựa chọn và đưa ra những phương án quản lý chặt chẽ không để những người có hành vi xấu lợi dụng tín ngưỡng thờ Mẫu để chuộc lợi cho chính bản than mình, mất đi lòng tin của người dân Việt và bạn bè quốc tế mỗi khi tìm đến du lịch tâm linh. Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch tại đền Đồng Bằng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Tìm hiểu tín ngưỡng thờ mẫu tại đền Đồng Bằng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Thực trạng về nghi lễ hầu đồng trong thờ Mẫu