Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát
2.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG NAM PHÁT
Tên tiếng Anh: HOANG NAM PHAT TRADING INVESTMENT CO.,LTD Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Địa chỉ trụ sở chính : Số 718 Lô 22 Lê Hồng Phong, Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng
Trong những năm gần dây, nước ta càng ngày càng phát triển, dời sống người dân được cải thiện, do vậy nhu cầu ngày càng cao, nắm bắt được thời cơ đó đầu năm 2014 bà Nguyễn Thị Minh Phượng đã quyết định thành lâp công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng.
2.1.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu mà công ty chọn là bán buôn bột giấy, hóa chất thông thường, phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại. Sau một thời gian kinh doanh có lãi công ty quết định mở rộng kinh doanh thêm một số lĩnh vực khác :
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy.
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương.
- Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, lò sưởi, điều hòa không khí và một số hệ thống xây dựng khác.
- Đại lý ô tô và xe có động cơ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Nhiệm vụ của công ty là cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao và đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên niềm tin cho các doanh nghiệp và cá nhân đồng hành cùng công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát.
Tầm nhìn của công ty là trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh sản phẩm kim loại.
Hướng tới sự phát triển bền vững, Công ty hiểu việc xây dựng và giữ gìn các giá trị cốt lõi là yếu tố cần thiết và niềm tin lâu dài của công ty. Hoàng Nam Phát chọn cho mình một lối đi riêng, chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà “Định hướng vào khách hàng” thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Trong công ty việc tổ chức quản lý luôn đóng vai trò quan trọng, viêc tổ chức một cách khoa học rất cần thiết, vì nó giúp cho việc kinh doanh của công ty đạt kết quả cao, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Hệ thống công ty gồm 4 phòng ban chính là phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh, bộ phận giao nhận vận tải.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
- Giám đốc: Người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giải quyết mọi vấn đề liên quan đên mục đích, quyền hạn của công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính:
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác Tổ chức – hành chính của công ty.
- Xây dựng phương pháp trả lương, tổ chức đào tạo, thi đua – khen thưởng, đề bạt thay đổi nhân sự của bộ phận.
- Xây dựng các văn bản về nội quy công ty, chính sách tuyển dụng nhân sự.
Phòng Kế toán Tài chính:
Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác tài chính;
- Công tác kế toán tài vụ;
- Công tác kiểm toán nội bộ;
- Công tác quản lý tài sản;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
Phòng Kinh Doanh:
Tham mưu, đề xuất cho Tổng Giám Đốc trong việc kinh doanh, tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Bộ phận giao nhận vận tải:
Tiếp nhận và chuyển giao hàng hóa cho các phòng ban.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Trong các doanh nghiệp thì hoạt động tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Tình hình tài chính của công ty có tốt thì công ty đó mới có khả năng phát triển tốt, vì hoạt động tài chính liên quan đến một loạt các vấn đề như: Vốn, tài sản, việc vay nợ, tình hình doanh thu, tốc độ thanh toán, lợi nhuận của công ty…Vì vậy, một doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động kinh doanh thì yếu tố trước tiên là cần phải có vốn, khi đó doanh nghiệp có thể thuê đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động. Ngoài ra việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động tài chính là cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản trị xác định được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các chiến lược thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn giúp cho các đối tượng khác thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Nội dung phân tích tài chính hiện nay tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát gồm các nhóm chỉ tiêu tài chính:
- Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp: Tài sản cố định và tài sản lưu động.
- Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp: 22
Vốn vay, vốn chủ sở hữu, vốn ngắn hạn, vốn trung hạn,…
Phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn, đánh giá việc phân bổ tài sản, nguồn vốn của Công ty đã hợp lý chưa, cơ cấu đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh đồng thời đánh giá được khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Công ty.
Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm 2015 và năm 2016, Công ty đã tính ra và so sánh giữa kì phân tích và kì gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản và tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn.
2.2.1.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Nhận xét:
Qua bảng phân tích cơ cấu sử dụng tài sản trên,ta có thể chỉ ra rằng tổng tài sản có xu hướng tăng năm 2015/2014 là 343.206.974 đồng tương ứng với tỷ lệ 19,34%, năm 2016/2015 tăng số tiền là 4.199.463.268 đồng tương ứng với tỷ lệ 199,90%. Đây là mức tăng lớn, tuy nhiên chưa thể đưa ra kết luận là việc tăng này tốt hay là xấu. Vì vậy chúng ta cần xem xét do đâu tài sản tăng và việc tăng này ảnh hưởng như thế nào đối với Công ty.
Về tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 352.310.583 đồng tương ứng với tỷ lệ 20,34%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 4.202.843.268 đồng tương ứng với tỷ lệ 201,66%. Nguyên nhân gây ra sự biến động tăng của tài sản ngắn hạn là do sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền,các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác; mặc dù hàng tồn kho giảm.
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 354.118.006 đồng tương ứng với tỷ lệ 20,83%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 818.776.292 đồng tương ứng với tỷ lệ 39,86%. Điều này là do chính sách tăng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty để cải thiện tình hình thanh toán, khả năng ứng phó với các khoản nợ đến hạn. Nhìn chung đây là một dấu hiệu tốt.
Mặt khác còn phải kể đến sự tăng lên đáng kể của các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 3.072.362.725 đồng tương ứng với tỷ lệ 100%. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ chưa hợp lý, Công ty đang bị chiếm dụng vốn rất nhiều. Trong quá trình kinh doanh, để khuyến khích người mua và gia tăng sự ràng buộc, lòng trung thành của các đại lý, các Công ty thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách hàng như chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro… Đổi lại Công ty cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Công ty cần xem xét đối tượng mà Công ty có thể cho nợ dựa vào những yếu tố sau:
- Khối lượng hàng hóa bán chịu cho khách hàng.
- Đối với Công ty là kinh doanh mặt hàng xây dựng mang tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
- Công ty có ít vốn, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền nên thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của Công ty phụ thuộc vào uy tín của đối tác trên thương trường.
Bên cạnh đó, các tài sản ngắn hạn khác năm 2016 so với năm 2015 tăng 311.704.251 đồng, tương đương với tỷ lệ là 1041,59% là do thuế GTGT được khấu trừ năm 2016 tăng so với năm 2015.
Trong khi tài sản ngắn hạn chiếm đến 99,53% trong tổng số tài sản thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 48,38%, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 45,48% năm 2016.
Điều này cho thấy sự biến động của tài sản ngắn hạn chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của các khoản mục này.
Về tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn cũng là một yếu tố quan trọng góp phần quan trọng tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài sản của Công ty. Năm 2015 so với năm 2014 giảm 9.103.636 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 21,43%. Năm 2016 so với năm 2015 giảm 3.380.000 đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 10,13%. Nguyên nhân sự giảm xuống trong hai năm đầu của tài sản dài hạn là do tài sản cố định của Công ty giảm.
Tài sản cố định của Công ty năm 2015 so với năm 2014 giảm 9.103.636 đồng tương đương với tỷ lệ giảm 21,43%, năm 2016 so với năm 2015 giảm 3.380.000 đồng tương đương với tỷ lệ giảm 10,13%. Có thể nói, tài sản dài hạn của Công ty hoàn toàn là tài sản cố định. Trên thực tế, Công ty vẫn tiếp tục đầu tư tài sản cố định qua các năm nhưng mức độ đầu tư tài sản cố định năm 2016 không lớn, nhưng do giá trị hao mòn lũy kế tăng nên tài sản cố định của công ty giảm. Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Trong tương lai, đi đôi với việc đầu tư, huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tài sản dài hạn hay cũng chính là tài sản cố định cũng phải được đầu tư tương ứng.
Việc phân tích tình hình tài sản theo chiều ngang chỉ cho ta thấy sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm mà chưa thấy được tỷ trọng tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu chiếm trong tổng tài sản. Do vây, để phân tích kỹ hơn về cơ cấu tài sản ta cần phải phân tích tài sản theo chiều dọc. Qua đó ta thấy được trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn. Cụ thể, năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm 97,61% và tài sản dài hạn chiếm 2,39%.
Năm 2015 tài sản ngắn hạn chiếm 98,42%, tài sản dài hạn chiếm 1,58% trong tổng tài sản. Đến năm 2016, tài sản ngắn hạn chiếm 99,53% và tài sản dài hạn chiếm 0,47%. Năm 2016 tài sản ngắn hạn tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tài sản.
2.2.1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn
Nhận xét:
Dựa vào bảng phân tích cơ cấu sử dụng nguồn vốn trên đây ta thấy được tổng nguồn vốn năm 2015 so với năm 2014 tăng 343.206.974 đồng ( tương đương với tỷ lệ là 19,34%) năm 2016 so với năm 2015 tăng 4.199.463.268 đồng ( tương đương với tỷ lệ 198,32%). Điều này chứng tỏ năm 2016 Công ty đã đầu tư thêm vốn vào hoạt động kinh doanh.
Về nợ phải trả:
Nợ phải trả của Công ty trong năm 2016 tăng 4.092.197.601 đồng tương ứng với 1123,20% so với năm 2015 chủ yếu la do nợ ngắn hạn tăng. Sở dĩ có mức tăng đột biến như vậy là do chủ trương của Công ty mạnh dạn huy động vốn vay để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Đây có thể coi là dấu hiệu tích cực do Công ty không chiếm dụng được các nguồn vốn khác và phải đi vay ngắn hạn là tăng chi phí tài chính.
Về nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2015 so với năm 2014 giảm 21.127.499 đồng tương ứng giảm 1,19%, năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 101.265.667 đồng tương ứng 6,12% chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2016 tăng.
Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn năm 2016 là 70,55% vốn vay và 29,45% vốn chủ sở hữu. Tuy tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2016 có giảm so với năm 2015 (82,79%) nhưng vẫn chứng tỏ rằng Công ty tự chủ và có tiềm lực về mặt tài chính.
2.2.2. Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Nhận xét:
Căn cứ vào bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có thể thấy rằng:
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng so với năm 2015 là 8.659.913.532 đồng tương ứng với tốc độ tăng 554,92%. Việc tăng này chủ yếu là do tăng doanh thu thuần trao đổi dịch vụ dẫn tới tăng doanh thu cung cấp dịch vụ, cụ thể doanh thu thuần của Công ty trong năm 2016 tăng 554,92%. Điều này thể hiện phần nào khả năng tiêu thụ của Công ty năm 2016 tăng lên đáng kể.
Giá vốn hàng bán năm 2016 tăng so với năm 2015, tăng số tuyệt đối là 8.247.793.898 đồng, tương đương với tốc độ tăng là 580,92%. Khối lượng tiêu thụ năm 2016 tăng lên làm giá vốn hàng bán tăng lên; tuy nhiên tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn tốc đọ tăng doanh thu thuần. Đồng thời so với năm 2015 tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2016 đã tăng từ 90,98% lên 94,59%.
Chi phí quản lý kinh doanh doanh năm 2016 tăng 820.823.387 đồng tương ứng với tốc độ tăng 506,97% do Công ty đã chú trọng đầu tư cho khâu tuyển dụng, đào tạo nhân sự và mua máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả của bộ phận quản lý. Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu thuần nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu bán hàng nên sự tăng lên của chúng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ tăng lợi nhuận.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng 112.954.586 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 534,63%. Như vậy năm 2016, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên.
2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, vì vậy các nhà tài chính còn sử dụng các hệ số tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính và coi hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của Công ty trong một thời kỳ nhất định.
2.2.3.1. Các hệ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của một công ty được đánh giá dựa trên quy mô và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 2.4: Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán
Nhìn vào bảng ta thấy:
- Khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong năm 2016 có giảm so với năm 2015, từ 5,81 lần năm 2015 giảm xuống 1,42 lần năm 2016. Điều này có nghĩa là một đồng vốn vay tại thời điểm năm 2015 được bảo đảm bằng 5,81 đồng tài sản, còn năm 2016 là 1,42 đồng. Ta thấy hệ số thanh toán như trên là tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số này năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 là do trong năm công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài với tốc độ tăng của vốn vay lớn hơn tốc độ tăng của tài sản. Cụ thể, nợ phải trả năm 2016 so với năm 2015 tăng 4.092.197.601 đồng tương ứng với tốc độ tăng 1123,20%, còn tài sản cũng tăng 4.202.843.268 đồng tương ứng với tốc độ tăng 201,66%. Điều này làm cho khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm đi. Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
- Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm đi. Năm 2015, cứ đi vay 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 5,72 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo, năm 2016 con số này giảm xuống còn 1,41 đồng. Như vậy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2016 đã giảm 4,31 đồng so với năm 2015, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn năm 2016 tăng 201,66% so với năm 2015 nhưng nợ ngắn hạn lại tăng 1123,20% so với năm 2015. Tuy vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn ở mức khá, đủ khả năng thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
- Hệ số thanh toán tức thời của công ty năm 2016 là 0,64 lần trong khi năm 2015 là 5,64 lần, giảm 5 lần so với năm 2015. Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của doanh nghiệp.
Qua phân tích, nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty khá tốt qua các năm chứng tỏ công ty ngày càng độc lập về mặt tài chính, tuy nhiên khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty có xu hướng giảm, vì vậy công ty cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.
2.2.3.2. Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư
Cấu trúc tài chính được các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng, tức là xem xét cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ tài sản – nguồn vốn.
Bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn , cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, còn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Bảng 2.5: Phân tích các hệ số về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và tình hình đầu tư
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Hệ số nợ (Hv) là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng mấy đồng vốn đi vay. Nếu như hệ số này càng cao thì tính độc lập về tài chính của doanh nghiệp sẽ càng kém. Ta nhận thấy rằng hệ số nợ của công ty trong hai năm qua có xu hướng tăng từ 0,17 lần lên 0,71 lần, tăng 0,54 lần. Số liệu này cho thấy năm 2015 cứ 1 đồng vốn công ty đang sử dụng thì có 0,17 đồng vay nợ, còn năm 2016 là 0,71 đồng vay nợ. Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Điều này cho thấy công ty còn phụ thuộc nhiều vào chủ nợ, chịu sức ép từ các khoản nợ vay và rủi ro tài chính tăng lên, nguyên nhân là do nợ phải trả tăng (1123,20%) với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn (198,32%).
Tỷ suất tự tài trợ (Hc) là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Trong năm 2015 cứ 1 đồng vốn công ty sử dụng thì có 0,83 đồng là vốn chủ sở hữu, sang năm 2016 thì giảm đi còn 0,29 đồng là vốn chủ sở hữu. Kết quả này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của công ty có xu hướng giảm, tuy nhiên cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty khá cao.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn (T1) sẽ cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của Công ty, phản ánh tình hình tang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tỷ suất này ở cả hai năm đều khá thấp, cụ thể năm 2015 cứ 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,02 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn, năm 2016 giảm đi còn 0 đồng. Điều này cho thấy Công ty chưa đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định mới.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn (T2) của công ty có xu hướng tăng. Năm 2015 trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,98 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, năm 2016 trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,99 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,01 đồng. Việc tăng chủ yếu là do năm 2016 công ty đã tăng thêm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tỷ suất đầu tư tài trợ tài sản dài hạn (T3) sẽ cung cấp thêm thông tin cho biết số vốn CSH của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu. Nhìn chung tỷ suất tự tài trợ của công ty rất lớn, năm 2015 là 52,52 lần còn năm 2016 là 62,01 lần, tăng 9,49 lần,chứng tỏ khả năng tài chính của Công ty rất vững vàng, lành mạnh.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn.
2.2.3.3. Phân tích các chỉ số hoạt động Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Bảng 2.6: Phân tích các chỉ số về hoạt động
Qua bảng phân tích các chỉ số về hoạt động ta thấy rằng:
- Vòng quay vốn lưu động của Công ty qua hai năm có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2015 vòng quay vốn lưu động bình quân là 4,28 vòng tức là cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động đưa và sản xuất kinh doanh thì thu về 4,28 đồng doanh thu thuần. Hệ số này năm 2016 là 4,24 vòng, giảm 0,04 vòng so với năm 2015, có nghĩa là cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động bỏ ra sản xuất kinh doanh thì thu về 4,24 đồng doanh thu thuần. Điều này là do tốc độ tăng doanh thu thuần (554,92%) cao hơn nhiều tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (561,60%). Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã tăng lên.
- Ta thấy năm 2015 trung bình cứ 84,05 ngày thì vốn lưu động của Công ty quay được một vòng, năm 2016 tăng lên còn 84,90 ngày. Việc này là do vòng quay vốn lưu động năm 2016 giảm 0,04 vòng so với năm 2015 làm cho số ngày 1 vòng quay vốn lưu động tăng lên 0,85 ngày. Nhưng đây là điều phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và việc tăng được số ngày 1 vòng quay vốn lưu động là điểm tốt cần phát huy.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty đã tăng lên. Năm 2015 hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty là 0,88 tức là cứ 1 đồng vốn cố định bình quân bỏ ra sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,88 đồng doanh thu thuần, năm 2016 hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng lên là 5,66 tức là cứ 1 đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 5,66 đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn cố định ngày càng hiệu quả hơn.
- Vòng quay toàn bộ vốn qua hai năm có xu hướng giảm. Năm 2015 cứ trung bình 1 đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thì thu được 0,80 đồng doanh thu thuần, đến năm 2016 thu được 2,42 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 554,92% trong khi vốn kinh doanh bình quân giảm tới 116,72%.
2.2.3.4. Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời
Các chỉ số về khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Bảng 2.7: Phân tích các chỉ số sinh lời
Ta nhận thấy:
- Hệ số lãi ròng (ROS) năm 2016 so với năm 2015 giảm 0,004 lần. Năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu giảm đi 1,4 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2016 thì cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt dần lên.
- Về tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) năm 2016 đã tăng so với năm 2015 là 0,014% do lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản đều tăng. Năm 2015 cứ 100 đồng giá trị tài sản bỏ ra sử dụng thì giảm đi 1,1 đồng lợi nhuận sau thuế, sang đến năm 2016 đã tăng lên 2,5 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty là có hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH (ROE) là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư. Trong hai năm 2015 và 2016, chỉ tiêu này có xu hướng tăng mạnh, năm 2015 là -0,012 và sang năm 2016 là 0,059. Trong năm 2015, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu giảm đi 1,2 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2016, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 5,9 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 4,7 đồng so với năm 2015. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu tăng lên 2,44% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 407,71%.
Ta thấy cả hai năm ROE đều lớn hơn ROA, điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay có hiệu quả trong việc gia tăng lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu.
2.2.4. Phương trình Dupont Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
2.2.4.1. Đẳng thức thứ nhất
Từ đẳng thức trên ta thấy ROA phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Trung bình trong năm 2015 cứ một đồng doanh thu sẽ giảm đi 0,011 đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ số này trong năm 2016 tăng lên 0,024.
- Trung bình trong năm 2015 cứ một đồng tài sản sẽ tạo ra 0,80 đồng doanh thu, chỉ số này năm 2016 là 2,42.
Có 2 cách để có thể làm tăng ROA đó là tăng ROS hoặc tăng vòng quay của tổng tài sản:
- Muốn tăng ROS thì ta cần phải phấn đấu làm tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán nếu có thể.
- Muốn tăng vòng quay tổng tài sản thì cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.
2.2.4.2. Đẳng thức thứ hai Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
Phương trình trên thể hiện sự phụ thuộc của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu vào tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và hệ số nợ. Sự phân tích các thành phần tọa ROE cho thấy khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng sẽ tăng lên cao hơn. Từ đây ta thấy việc sử dụng nợ có tác dụng khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu . Tuy nhiên nếu công ty đang bị lỗ thì việc sử dụng nợ sẽ làm tăng số lỗ.
Có 2 hướng để làm tăng ROE như tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng tài sản/
Vốn chủ sở hữu:
- Để tăng ROA thì ta làm theo đẳng thúc Dupont thứ nhất.
- Để tăng tỷ số Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu thì ta cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ của công ty (nếu công ty có triển vọng kinh doanh tốt và làm ăn có lãi).
Đẳng thức này đã cho ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao.
Bảng 2.8: Tổng hợp các chỉ số tài chính
Qua việc phân tích tài chính của công ty TNHH Đầu tư Thương mại Hoàng Nam Phát ta rút ra được một số nhận xét sau:
Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu tài sản. Song song với đó thì tài sản dài hạn liên tục giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Nó luôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Chứng tỏ công ty đã không chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Công ty cần có những biện pháp để tiến tới cân bằng cơ cấu tài sản phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự thay đổi rõ nét. Vốn chủ sở hữu tăng về giá trị nhưng lại giảm về tỷ trọng, chỉ chiếm 29,45% tổng nguồn vốn trong năm 2016. Việc gia tăng tỷ trọng nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty sẽ làm gia tăng chi phí tài chính của công ty, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng đồng thời nó cũng làm gia tăng đòn bảy tài chính cho công ty.
Khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm, thể hiện năng lực chi trả các khoản nợ vay của công ty đang yếu dần. Tuy nhiên hiện nay khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức cao, vẫn đủ khả năng đề chi trả hiện tại. Nhưng công ty vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến các chỉ tiêu này đề có thể đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai.
Chỉ số nợ ngày càng cao sẽ đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc gia tăng lợi nhuận đề có thể bù đắp các khoản lãi vay.
Tỷ số về hoạt động của công ty nhìn chung trong năm 2016 tốt, các chỉ số tăng, riêng chỉ có vòng quay tài sản lưu động là có chiều hướng đi xuống. Trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản cố định.
Tỷ suất sinh lợi của công ty cũng có sự thay đổi đáng kể. Các tỷ số sinh lợi đều có xu hướng tăng. Thể hiện hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của công ty ngày càng được nâng cao. Khóa luận: Thực trạng tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính tại Cty Hoàng Nam Phát
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Tình hình tài chính tại Công ty Hoàng Nam Phát