Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách được đổi mới, nên nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm.

Nói đến đói nghèo – đây là một vấn đề xã hội mang tính oàn cầu, không chỉ có Việt Nam mà hiện hữu trên khắp thế giới. Nói đến người nghèo là nói đến sự thiếu thốn mọi thứ, đôi khi cả về mặt tinh thần – đó là sự tự ti, mất niềm tin… Vậy làm sao có thể giúp người nghèo thoát ghèo? Đó không phải là số tiền để cho họ dùng trong ngày một, ngày hai rồi thôi, mà phải làm sao để có thể duy trì đảm bảo được cuộc sống hàng ngày, bởi vì cái người nghèo cần không phải là con cá mà chính là cái ần âu. Cái cần câu ở đây đó chính là nguồn vốn. Vốn đóng vai trò rất quan tr ng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, đặc b ệt là các ộ nghèo. Bởi có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó nguyên nhân quan trọng là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy vấn đề ở đây là cần phải tạo điều kiện để người nghèo được vay vốn làm ăn. Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Từ thực tế đó, nhiều tổ chức hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã ra đời để iúp các hộ nghèo có được nguồn vốn cần thiết. Giờ đây, người nghèo có thể tiếp cận tín dụng thông qua nhiều tổ chức mà điển hình đó là từ ngân hàng chính sách xã hội, điều này đã giúp cho các hộ nghèo có điều kiện để tiến hành sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phong Điền là một huyện nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế, thu nhập của đa số người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lại nằm trong dải đất miền Trung chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thời tiết nên đời sống của người dân ở đây khá bấp bênh, nhất là đối với các hộ nghèo. Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự ra đời của chi nhánh NHCSXH huyện Phong Điền đã góp phần giúp người nghèo ở đây từng bước xoá đói giảm nghèo nhờ được vay vốn ưu đãi. Chính từ nguồn vốn này các hộ nghèo có cơ hội đầu tư vào các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh, điều quan trọng là hạn chế được tình trạng vay tư nhân với lãi suất cao.

Được vay vốn của NHCSXH là niềm mong mỏi của nhiều hộ nghèo thế nhưng thực tế vẫn còn những hộ không có nhu cầu vay, hay hoạt động của ngân hàng là nhằm phục vụ người nghèo, nhưng không phải tất cả người nghèo đều được vay vốn, hay ngân hàng có đáp ứng đúng số tiền vay theo yêu cầu của người nghèo không?

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ Ngâ hà g CSXH huyện Phong Điền”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền, tức là xem xét người nghèo đã thực sự được tạo mọi điều kiện để có được nguồn vốn hay chưa, được vay theo mức yêu cầu không. Biết được nguyên n ân của các vấn đề trên, nguyện vọng của các hộ nghèo để từ đó đưa ra giải pháp thích đáng.

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:

  • Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tín dụng và nghèo đói.
  • Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền thông qua đánh giá từ hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2007-2009, đánh giá từ phía hộ điều tra.
  • Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ nghèo.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: để biết được tình hình tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ ngân hàng qua 3 năm 2007-2009.

  • Phương pháp điều tra chọn mẫu: mẫu điều tra gồm 60 hộ nghèo từ 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn.
  • Phương pháp kiểm định thống kê: Sử dụng kiểm định One-Sample T test để khẳng định xem ý kiến thu thập được từ các hộ có ý nghĩa thống kê hay không.

Giả thiết cần kiểm định là Ho: µ = Test value, H1: µ ≠ Test value.

α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ Ho khi Ho đúng, α = 0,05. Nếu sig > 0,05 giả thiết Ho được chấp nhận, nếu sig < 0,05 giả thiết o bị bác bỏ.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các hộ nghèo trên địa bàn  uyện P ong Điền.

Phạm vi nghiên cứu: tình hình cho vay các hộ g èo từ ngân hàng chính sách huyện Phong Điền qua 3 năm 2007-2009 và tình hình vay vốn của các hộ điều tra của 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói

1.1.1.1. Khái niệm

Nghèo được xác định dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc i p cận các dịch vụ như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không c ỉ t iếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu t ể c ế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao độ g cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.

Việt Nam đã thừa nhận định ng ĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Các nhu cầu cơ bản của con người được nói ở đây là nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành”.

Có hai khái niệm được đưa ra là:

  • Nghèo đói tuyệt đối: xảy ra khi thu nhập hoặc mức tiêu dùng của một người hoặc một hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói (tiêu chí nghèo đói) được định nghĩa là: “Một điều kiện sống đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật đến nỗi thấp hơn mức được cho là hợp lý của một con người” (Theo ngân hàng thế giới).
  • Nghèo đói tương đối: tức là cảm giác bị thua thiệt khi so sánh cuộc sống với những người xung quanh (về mức sống, về hưởng thụ). Nghèo đói tương đối mang tính chất tâm lý.

Đánh giá nghèo đói phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và giải pháp của từng nơi. Ngày nay nghèo đói tương đối được chú trọng nhiều hơn để có giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa giàu và nghèo.

Do vậy, từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã bốn lần nâng mức chuẩn nghèo. Ngày 27/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”, những hộ gia đình có hu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và ải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuố g là ộ ng èo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bì h quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban ành c uẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

1.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Đối với đất nước Việt Nam chúng ta, nguyên nhân gây ra đói nghèo có nhiều, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

  • Nguyên nhân khách quan: đất nước trải qua cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt, khu vực nhiều thiên tai, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiếu việc làm do ít hoặc không đất sản xuất, sự phát triển không cân đối giữa các vùng, dân số tăng nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế…
  • Nguyên nhân chủ quan như: trình độ học vấn thấp, lười lao động, ham cờ bạc, nghiện hút, không biết tính toán làm ăn, không biết tiết kiệm chi tiêu, sinh nhiều con (đẻ nhiều hơn 2 con – việc này thường đi liền với tư tưởng trọng nam khinh nữ, “phải có con trai” và đông con cho vui cửa vui nhà). Những điều này thường xảy ra ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Như vậy, có thể khái quát nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thành các nhóm nguyên nhân cơ bản sau:

  • Do điều kiện địa lý, nơi sinh sống và lao động sản xuất: như là hậu q ả của chiến tranh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh…
  • Do chính bản thân của những hộ nghèo: trình độ thấp, thi u ki n thức, đông con, hay thái độ ỷ lại, lười lao động…
  • Do hệ thống cơ chế chính sách vẫn còn thiếu đồng bộ.

1.1.1.3. Đặc điểm của hộ nghèo

Nhắc đến người nghèo ta không chỉ nghĩ đến họ có mức thu nhập thấp mà họ còn thiếu thốn cả trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống. Nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. Người nghèo c ủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xét một cách chung nhất thì hộ nghèo có những đặc điểm sau:

  • Hộ nghèo thường có thu nhập thấp, không ổn định, không có việc làm thường xuyên.
  • Hộ nghèo thường có ít lao động chính và nhiều người ăn theo.
  • Hộ nghèo thường thiếu tài sản lẫn thu nhập phụ.
  • Hộ nghèo thường có trình độ học vấn thấp hơn đại bộ phận dân cư.
  • Hộ nghèo đói thường thiếu khả năng để phát triển kinh tế.
  • Cuộc sống của những hộ nghèo đói thường phụ thuộc vào người khác, thường phải vay vốn với lãi suất cao chỉ để thoã mãn những nhu cầu tối thiểu.
  • Hộ nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ và những biến động bất thường xảy ra đối với gia đình hay cộng đồng, các hộ nghèo có thể bị cách biệt về địa lý và xã hội.
  • Hộ nghèo dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bệnh tật, …

1.1.2. Một số vấn đề về tín dụng

1.1.2.1. Khái niệm Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba nguyên tắc: có hoàn trả, có thời hạn và có đền bù.

Có hoàn trả: người đi vay phải hoàn trả vốn cam kết trong hợp đồng tín dụng, mượn gì trả đó.

Có thời hạn: sau một thời gian sử dụng vốn cam kết trong hợp đồng tín dụng, nguồn vốn sau một chu kỳ sản xuất phải được hoàn trả lại cho người đi vay.

Có đền bù: người vay phải trả một khoản lãi đền bù c o sự sụt giảm sức mua của đồng tiền, hoặc sự hy sinh của bên cho vay về việc tạm thời mất quyền sử dụng tài sản hoặc là việc trả giá cho v ệc vay vốn thiện chí về việc sẵn lòng chấp nhận rủi ro tín dụng phát sinh từ việc vay vốn.

Đối tượng tín dụng là vốn vay, chủ thể tham gia tín dụng bao gồm các cá nhân và tổ chức hợp pháp đóng vai trò bên đi vay hoặc bên cho vay.

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Nhờ có nguồn vốn tín dụng, người nghèo có được cơ hội đầu tư sản xuất vào những lĩnh vực có h ệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong gia đình cũng như buôn bán tạo nguồn thu ban đầu, tích luỹ vốn đầu tư cho những năm tiếp theo.

Đối với những vùng đất nghèo khó khăn và ít tiềm năng, thu nhập chính từ sản xuất ô nghiệp thấp, thiếu vốn sản xuất, nguồn vốn tích luỹ chưa có hoặc mong manh, việc thực hiện chủ trương đường lối XĐGN của Đảng và nhà nước thực sự gặp nhiều khó khăn. Hoạt động và mở rộng hoạt động tín dụng t ong nông nghiệp nông thôn chính là một giải pháp hữu hiệu để đáp ứng việc thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vốn để mở rộng sản xuất và kinh doanh của các hộ nghèo.

Tạo điều kiện khai thác tiềm năng về lao động và đất đai một cách hợp lý, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình XĐGN một cách có hiệu quả.

Như vậy, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và nó quan trọng hơn đối với người nghèo trong việc đảm bảo và nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống.

1.1.2.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo

Đa số những hộ nghèo đều không có ruộng đất canh tác, thiếu vốn sản xuất và con đông…Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo do thiếu vốn đầu tư sản xuất chiếm cao nhất. Thực tế cho thấy, đã có nhiều gia đình thoát nghèo chỉ nhờ vào vài triệu đồng hỗ trợ đã giúp họ có vốn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, mở mang ngành nghề dịch vụ…

Tuy nhiên, nếu chỉ được hỗ trợ vốn thôi thì vẫn chưa đủ nếu không có sự phấn đấu tự vươn lên của chính bản thân người nghèo thì rất khó thoát khỏi cảnh nghèo. Sự chịu khó, cần cù của người nghèo mới là yếu tố quan trọng.

Thực tế cho thấy, đại bộ phận những gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều có khả năng và c ăm chỉ lao động sản xuất. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, một số ộ sống tại các vùng khó khăn, chậm được tiếp cận KHKT… nên hiệu quả k nh tế từ sản xuất nông nghiệp chưa cao.

Chính vì vậy, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với các hộ nghèo. Nó giúp người nghèo có điều kiện để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập, đồng thời cũng tạo cho họ niềm tin vào cuộc sống, không ngừng phấn đấu vươn lên thoát hèo, điều này được minh chứng thông qua hàng ngàn gia đình nghèo được thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn.

1.1.3. Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

1.1.3.1. Sự ra đời của ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng CSXH là một hệ quả của cuộc cải cách hệ thống ngân hàng cho phù hợp với tiến độ hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như ngân hàng nói riêng với mục đích khắc phục những nhược điểm của ngân hàng người nghèo, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại và tập trung tín dụng ưu đãi vào một tổ chức tín dụng đó là ngân hàng chính sách xã hội, gồm ngân hàng người nghèo và chương trình tín dụng cho vay theo quyết định số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ (gọi là chương trình cho vay giải quyết việc làm); chương trình phát triển các vùng đặc biệt, khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gọi là chương trình 135 và các đối tượng chính sách khác tại kho bạc nhà nước Việt Nam. Ngân hàng chính sách xã hội ra đời đã đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Sau một thời gian hoạt động với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, NHCSXH bước đầu đã tạo dựng được cho mình nền tảng vững chắc với hệ thống mạng lưới trải đều từ Trung ương đến cơ sở, thu hút được sức mạnh về nhân tài, vật lực trong xã hội để từng bước xã hội hoá kênh tín dụng chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sác , kế t ừa những thành quả từ ngân hàng phục vụ người nghèo.

1.1.3.2. Một số nghiệp vụ cho vay hộ nghèo Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

a. Nguyên tắc cho vay

Cho vay vốn để phát triển kinh doanh đến các hộ nghèo là phù hợp với tất yếu lịch sử trong giai đoạn iện nay. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt, bảo đảm bảo toàn nguồn vốn cũng như tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn thì yêu cầu cho vay đến hộ nghèo phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc thứ nhất: Cho vay phải đảm bảo sự hài hoà giữa phương hướng mục tiêu kế hoạch sản xuất của người vay với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nguyên tắc thứ hai: Cho vay phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản tiền cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phải hoàn trả cho ngân hàng theo đúng hạn quy định cộng thêm một khoản lợi tức nhất định (lãi suất).

Nguyên tắc thứ ba: Cho vay phải đề phòng và có biện pháp tránh rủi ro.

Đây là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng.

Mục đích cho vay và đối tượng áp dụng

Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và tạo việc làm ổn định xã hội.

Đối tượng áp dụng: Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và các tổ chức nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH (sau đây viết tắt là bên cho vay). Khách hàng vay vốn là hộ nghèo. c. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn

Nguyên tắc vay vốn: Hộ nghèo vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

  • Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.
  • Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận. Điều kiện vay vốn:
  • Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đă g ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.
  • Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.
  • Hộ nghèo vay vốn không p ải t ế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.
  • Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với ngân hàng chính sách xã hội, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng chính sách xã hội

Thời hạn cho vay và mức cho vay

Thời hạn cho vay gồm có:

  • Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).
  • Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).
  • Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.

Mức cho vay:

Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay tối đa đối với một hộ do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện mức vay tối đa đối với một hộ nghèo như sau:

  • Cho vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Tối đa không quá 30 triệu đồng.
  • Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và chi phí học tập, gồm:
  • Cho vay sửa nhà ở: Tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ.
  • Cho vay điện thắp sáng: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ.
  • Cho vay NS&VSMTNT: Tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ.
  • Cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp phổ thông: Tổng giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở 4 khoản chi bao gồm: Tiền học phí, tiền xây dựng trường, tiền sách giáo khoa và tiền quần áo đồ g phục.

Bên cho vay và hộ vay có thoả thuận về thời hạn và mức cho vay căn cứ vào:

  • Mục đích sử dụng vốn vay
  • Chu kỳ sản xuất kinh doanh
  • Khả năng trả nợ của hộ vay
  • Nguồn vốn cho vay của NHCSXH

Lãi suất cho vay

  • Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH.
  • Ngoài lãi suất và nợ gốc, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm một khoản chi phí nào khác.
  • Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất trong hạn. Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Quy trình thủ tục vay vốn

Bước 1:

  • Người vay tự nguyện gia nhập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại nơi sinh sống.
  • Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV.

Bước 2:

  • Tổ TK&VV nhận Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã.
  • UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những ộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD).
  • Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ T &VV có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

Bước 3:

  • NHCSXH nhận bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay.
  • Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) tới UBND cấp xã.

Bước 4:

UBND cấp xã thông báo đến tổ Hội nhận uỷ thác cấp xã để thông báo tới Tổ TK&VV và Tổ thông báo đến người vay kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.

Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới từng hộ vay vốn. Những hộ nghèo không được vay vốn

Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.

Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.

Sơ đồ 1- Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo

Chú thích:

  • Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV
  • Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi da h sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xoá đói giảm nghèo và UBND xã.
  • Ban Xoá đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng.
  • Ngân hàng xét duyệt và t ông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
  • UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị – xã hội.
  • Tổ chức chính trị – xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.
  • Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thô g báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
  • Ngân hàng cùng Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.

1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Khả năng tiếp cận tín dụng đó chính là khả năng mà các hộ nghèo được vay vốn, mức vốn được vay so với yêu cầu. Như trên đã nói thì nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với các hộ nghèo, và từ nhiều năm qua cũng đã chứng minh được rằng nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo nhờ vào nguồn vốn nhỏ. Như vậy, có được nguồn vốn hay là tiếp cận được với tín dụng có ý nghĩa rất lớn.

Với mục tiêu là đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH, hay nói cách khác là xem xét tình hình vay vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH như có phải tất cả các hộ nghèo trên địa bàn hoạt động của ngân hàng đều được vay hay không, hay họ có được đáp ứng đúng mức vốn như yêu cầu không, tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

Tỉ lệ hộ được vay vốn: được tính theo 2 công thức

Công thức 1:

Tổng số hộ nghèo

Tỉ số này cho biết số hộ được vay vốn chiếm bao hiêu % so với tổng số hộ nghèo, hay số hộ được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo là nhiều hay ít.

Công thức 2:

Tổng số hộ đăng ký và nộp đơn xin vay

Công thức này thể hiện số hộ được bình chọn và phê duyệt cho vay từ tổ TK&VV và NHCSXH. Khi tỉ số này bằng 1 là một điều rất tốt chứng tỏ tất cả các hộ đều đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng. Nhưng thực tế thì nó luôn hỏ hơn 1 vì năng lực của hộ nghèo còn nhiều hạn chế và khó khăn về nguồn vốn nên rất khó đáp ứng được cho tất cả.

Quy mô món vay là kết quả của doanh số cho vay trên số hộ nghèo được vay. Quy mô món vay cho biết số tiền mà hộ nghèo nhận được tính bình quân 1 hộ được vay, hay nói cách khác bình quân 1 hộ được vay bao nhiêu, nhiều hay ít.

Doanh số cho vay hộ nghèo

Quy mô món vay = Số hộ nghèo được vay

Với doanh số cho vay phản ánh số lượng tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, thể hiện mức độ tiếp cận vốn vay của hộ nghèo.

Tỉ lệ vốn so với nhu cầu là tỉ số của tổng số tiền vay nhận được và tổng số tiền mà hộ nghèo yêu cầu, nó cho biết bao nhiêu % số tiền hộ nghèo yêu cầu vay được đáp ứng.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

1.2.1. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam 

Đói nghèo mang tính chất vùng rõ rệt. Ở các vù g úi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện, dịch vụ còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, điều kiện thiên nhiên k ắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên.

Tuy nhiên, được sự quan tâm c ỉ đạo của của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức ban ngành, đặc biệt là sự nổ lực cố gắng vươn lên của chính các hộ nghèo nên tiến trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Tuy nhiên nếu xét một cách toàn diện thì Việt Nam vẫn đang là một trong nhiều nước nghèo trên thế giới.

Bên cạ h hữ kết quả đạt được, chương trình xóa đói giảm nghèo có những hạn chế, bất cập như một bộ phận không nhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Một số địa phương đã khống chế tỷ lệ đói nghèo thấp hơn so với thực tế dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa được tiếp cận các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tính dễ bị tổn thương rất lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. Nguồn lực huy động cho chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Đội ngũ xóa đói, giảm nghèo thiếu và yếu về năng lực…

Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%… Đáng kể trong chương trình XĐGN là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.

Sự thay đổi ở những khu vực xã nghèo khá toàn diện: cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá…) được đầu tư làm mới hoặc nâng cấp; các hoạt động phát triển sản xuất có hiệu quả; đời sống của số đông người dân được nâng cao hơn hẳn so với trước đó (cả về học hành, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa…). Có thể nói, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến chiến lược XĐGN và phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua nhiều chương trình với số vốn đầu tư khá lớn của Nhà nước, như chương trình 135, chương trình 130, chương trình 661, chương trình 134, chương trình 186… Các chương trình này đã, đang hoạt động có hiệu quả, đi đúng hướng và có sự tham g a của người dân. Thông qua các chương trình này, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở những vùng, miền khó khăn được nâng lên. Người dân từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển…, hòa nhập vào sự đổi thay đi lên của đất nước. Những khu vực được đầu tư theo chương trình XĐGN đã bước đầu hình thành thị trường hàng hóa.

Việc xây dựng chuẩn nghèo qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế-xã hội đã được thay đổi nâng lên. Chuẩn nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 là 200.000đ/người/tháng đối với vùng nông thôn; 260.000đ/người/tháng đối với vùng thành thị. Theo chuẩn này, Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Tỷ lệ nghèo giữa các vùng, miền có sự chênh lệch đáng kể…

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm gần đây, chương trình này đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mặt bằng thu nhập trong xã hội không ngừng tăng lên và Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mức chuẩn nghèo dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi hiện nay. Và do vậy “cuộc chiến” XĐGN ở Việt Nam vẫn tiếp tục là mục tiêu tiến công mạnh mẽ.

Phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức không thể một sớm một chiều tháo gỡ được ngay. Nhưng với sự tập trung đầu tư, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách; khuyến khích cộng đồng tham gia các chương rình, dự án tất cả vì người nghèo; thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực c o Chương trình giảm nghèo; tăng cường đào tạo cán bộ, nâng cao trì h độ ận t ức cho người nghèo, giúp đỡ họ cách làm ăn, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo… sẽ cho chúng ta tin tưởng, hy vọng “cuộc chiến” giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ thu được nhiều thành công và “về đích” vững chắc.

1.2.2. Tình hình về hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

Thấy được nguyên nhân quan tr ng dẫn tới đói nghèo là thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.

Xuất phát từ yêu cầu này, ngày 4 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương t ình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”.

Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

Từ khi thành lập, chỉ có 3 chương trình tín dụng, nay đã được Chính phủ giao 17 chương trình tín dụng, mà chương trình nào cũng thiết thực, ý nghĩa. Trong đó có 13 chương trình trong nước và 4 chương trình nhận ủy thác nước ngoài. Đây thật sự là niềm vui đối với các đối tượng chính sách vì họ tiếp tục có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi chính thức của Nhà nước, nhất là dựa trên tiền đề thành công của 7 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo. Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hoá, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ Trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt chẽ với các ội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn T a niên), thực hiện nhiệm vụ uỷ thác cho vay vốn thông qua trên 200 gàn Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn, bản trong cả nước, với hàng trăm ngàn cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng ngân hàng trong công cuộc “xóa đói giảm nghèo” Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước. Số khách hàng có dư nợ với NHCSXH là hơn 7 triệu khách àng, tăng 4,5 triệu khách hàng so với 7 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/hộ (năm 2002) lên trên 7 triệu đồng/hộ (năm 2009).

Vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần giúp trên 1,2 triệu hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo, thu hút được gần 2 triệu lao động có việc làm mới, xây dựng được gần 1 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cải thiện đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư tại các vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số; nợ xấu (nợ quá hạn và nợ khoanh) giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao (theo kết quả kiểm kê nợ), xuống còn 1,6% vào giữa năm 2009.

Hiện nay, NHCSXH đã có quan hệ, hợp tác với nhiều tổ chức tài chính và phát triển quốc tế (Chính phủ, phi Chính phủ) trên thế giới như: UNICEF, OPEC, IFAD, WB…thu hút vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Kết quả về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 16% vào năm 2010, NHCSXH phối hợp với các cấp, các ngành và các hội, đoàn thể, từng bước xã hội hoá hoạt động của NHCSXH, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về “xóa đói giảm nghèo” và tạo việc làm giai đoạn 2006 – 2010, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực sự trở thành lực lượng kinh tế hữu hiệu nhằm ổn định chính trị, xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện vai trò của mình còn hạn chế, chỉ làm đầu mối cho các thành viên trong tổ vay vốn, chưa thật sự làm đầu mối hướng dẫn tổ viên cách làm ăn (SXKD), sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả và đôn đốc trả nợ đúng hạn; còn số ít hộ nghèo có khả năng trả như g cố tì h dây dưa không trả nợ khi đến hạn; cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức đoàn thể với quy mô lớn về nguồn vốn và số lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn nhưng chậm sơ tổng kết mô hình để rút kinh nghiệm và sự kết hợp ủa Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các tổ chức đoàn thể ở một số địa phương chưa được chặt chẽ; một số thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp chưa thật sự quan tâm đến thực h ện chức năng, nhiệm vụ được giao. Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH

One thought on “Khóa luận: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo từ NHCSXH

  1. Pingback: Khóa luận: Giải pháp nâng cao tiếp cận nguồn vốn tại hộ nghèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464