Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NHCSXH HUYỆN PHONG ĐIỀN

2.1.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH

2.1.1.1. Tình hình về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phong Điền Phong Điền là huyện phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố

Huế 30km. Toàn huyện được tổ chức thành 15 xã và một thị rấn với tổng diện tích tự nhiên 95375ha, dân số 107000 người. Địa hình khá đa dạng có vùng đồi núi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển. Nằm trong khu vực iệt đới gió mùa, Phong Điền chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nóng ẩm có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Sông ngòi có đặc điểm là ngắn và dốc, lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp. Điều đặc biệt là thiên nhiên đã ban tặng cho người dân và mảnh đất Phong Điền dòng suối nước nóng tự nhiên, hình thành nên khu du lịch nước nóng Thanh Tân. Ngoài ra còn có các khe suối tự nhiên như suối A Đon, Khe Me…

Mặc dù vẫn còn là một huyện nghèo của tỉnh nhưng trong những năm qua tình hình về kinh tế xã hội của huyện có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều nhà máy công nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện, nhiều ngành nghề được mở rộn , các ngành nghề truyền thống được quan tâm và dần khôi phục, trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi của nông dân đã nâng lên đáng kể, huyện đã kết hợp được nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự được giữ vững. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã gây không ít khó khăn dẫn đến mất mùa, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh cho bà con ở đây, đặc biệt là hộ nghèo. Nên nền kinh tế vẫn còn nghèo khó, đời sống của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn phải đồng sức, đồng lòng cùng nhau từng bước thực hiện mục tiêu quốc gia “xoá đói giảm nghèo”.

2.1. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành, bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án như: xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo, cấp thẻ BHYT, trợ cấp xã hội và một số trợ cấp khác…đặc biệt với chương trình cho vay hộ nghèo từ NHCSXH đã giúp các hộ nghèo từng bước vượt lên khó khăn, xóa đói giảm nghèo…Đây là những việc làm thiết thực và có hiệu quả cao.

Bảng 1- Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện

Qua bảng 1 ta thấy công tác XĐGN trên địa bàn huyện trong 3 năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, số hộ nghèo năm 2007 là 2441 hộ, chiếm 11,3% trong tổng số hộ, đây là một tỷ lệ cũng không phải là thấp. Tuy hiê , sa năm 2008 thì số hộ nghèo giảm xuống còn 1965 hộ, chiếm 8,61%, tươ g ứng giảm 476 hộ với tỷ lệ giảm là 19,5%. Đến năm 2009 số hộ nghèo tiếp tục giảm còn 1399 hộ, chiếm 6,04%, tương ứng giảm 566 hộ với tỷ lệ giảm là 28,8%. Đây được xem là thành công lớn của lãnh đạo và nhân dân toàn huyện. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, là sự nổ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, và một phần không nhỏ đó là sự góp sức của NHCSXH trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hộ nghèo để người nghèo có cơ hội đầu tư sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ chưa thoát được nghèo, nguyên nhân bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan như sau:

  • Về khách quan: do thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến việc chăn nuôi, trồng trọt của bà con nhân dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng.
  • Về chủ quan: một số mô hình đầu tư đang dàn trãi, việc phối hợp để chăm sóc, theo dõi các mô hình đầu tư thiếu thường xuyên và đang bỏ ngõ cho người dân. Một số người nghèo chưa chịu khó làm ăn, đang trông chờ ỷ lại, thiếu trách nhiệm, có nhiều trường hợp sau khi được đầu tư không nuôi, không trồng mà đem bán. Vì vậy vừa làm thất thoát kinh phí vừa làm ảnh hưởng đến sự đầu tư của các chương trình.

Như vậy, công cuộc XĐGN vẫn còn rất dài và rất cần sự hợp tác, phấn đấu của tất cả các bên, để thực hiện được mục tiêu XĐGN bền vững.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh 

2.1.2. Giới thiệu về NHCSXH huyện Phong Điền

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH

Sơ đồ 2- Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền

Đứng đầu bộ máy NHCSXH huyện Phong Điền là Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp đến các bộ phận là: bộ phận kế hoạch và bộ phận kế toán ngân quỹ, cụ thể như sau:

  • Ban lãnh đạo có nhiệm vụ truyền đạt những thông tin, văn bản chủ trương, những quy định, … của ngành cũng như của Nhà nước cho các cán bộ. Giám sát toàn bộ hoạt động, trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách nhất của phòng giao dịch. Từ năm 2010, ban lãnh đạo của ngân hàng được bổ nhiệm thêm 1 phó giám đốc, tạo nhiều thuận lợi cho việc chỉ đạo các nhiệm vụ, theo dõi các hoạt động của ngân hàng.
  • Bộ phận kế hoạch – nghiệp vụ có nhiệm vụ đề xuất các chiến lược huy động vốn, vay vốn của các tổ chức. Thực hiện việc thẩm định, xét duyệt cho vay đến khách hàng và tiến hành lập hồ sơ vay vốn. Hàng tháng cán bộ thuộc bộ phận này phải về các xã để trực tiếp giao dịch với khách hàng.
  • Bộ phận kế toán – ngân quỹ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán theo quy định của ngân hàng, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quyết toán các khoản tiền lương với cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, tuy n iên mỗi cán bộ đều được đào tạo các nghiệp vụ. Chính điều này giúp các cán bộ có thể làm công việc của nhau khi ai đó không có mặt. Với mô hì h tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức đoàn thể đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn.

2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và của NHCSXH huyện Phong Điền nói riêng. Qua 3 năm tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2007 đ t 60787 tr.đ, năm 2008 đạt 83951 tr.đ, tăng lên so với năm 2007 giá trị là 23164 tr.đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,12%. Đến năm 2009, tổng n uồn vốn tăng lên 101395 tr.đ, so với năm 2008 giá trị tăng thêm là 17444 tr.đ, với tỉ lệ tăng là 20,78%. Có được điều này là nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền. Với sự tăng lên về nguồn vốn đã tạo điều kiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách được nhiều hơn, hay mức cho vay cao hơn. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của NHCSXH huyện Phong Điền được huy động chủ yếu từ nguồn vốn của Trung ương, qua 3 năm nó luôn chiếm hơn 85 %, đây là nguồn vốn chủ lực của ngân hàng.

Bảng 2- Tình hình nguồn vốn

Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn – Vốn từ TW

Năm 2007 Giá trị % 62889 100,00 54250 86,26

Vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù – Vốn ngân sách địa phương

Ngoài nguồn vốn từ TW rót về, ngân hàng còn được sự hỗ trợ từ phía địa phương chính từ ngân sách của địa phương và vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù. Mặc dù giá trị của nó không nhiều, chỉ chiếm từ 1-3,5% trong tổng nguồn vốn nhưng thể hiện sự quan tâm, chung tay góp sức thực hiện mục tiêu XĐGN của chính quyền địa phương và nhiều tổ chức trong nước cũng như quốc tế như nguồn vốn từ ODA, WB3, DWF.

Qua bảng ta cũng thấy dư nợ tăng qua các năm, trong đó nợ quá hạn chiếm 1 tỉ lệ khá nhỏ, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thu hồi vốn để cho vay những khách hàng tiếp theo và khả năng được vay ti p của khách hàng đang vay. Theo như tìm hiểu thì nguyên nhân nợ quá hạn chủ yếu là do rủi ro về thiên tai, dịch bệnh…; ngoài ra một phần n ỏ là do sản xuất kinh doanh thua lỗ hay tổ trưởng tổ TK&VV (Chủ dự á ) chiếm dụng. Để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho hộ nghèo thì những guyên hân này cần phải được khắc phục.

2.1.2.3. Tình hình lao động Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH

Qua 3 năm ta thấy tình hình về án bộ công nhân viên của NHCSXH huyện Phong Điền không có sự t ay đổi lớn về số lượng, trình độ cũng như là cán bộ trong biên chế. Tổng số n ân viên của ngân hàng gồm 8 cán bộ công nhân viên (1 giám đốc, 3 cán bộ cho mỗi bộ phận và 1 bảo vệ làm việc hợp đồng). Đồng thời cũng không có sự thuyên chuyển lớn các cán bộ giữa các chi nhánh với nhau, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc của cán bộ và khách hàng, việc cho vay sẽ dễ dàng hơn nhiều khi cán bộ ngân hàng đã hiểu rõ về địa bàn mình phụ trách.

Tuy nhiên ta cũng thấy rằng, với số lượng cán bộ công nhân viên như hiện nay là khá ít. Điều này cũng gây không ít khó khăn, trở ngại trong quá trình làm việc, như khi lượng khách hàng nhiều thì phải kéo dài thời gian giải ngân, cán bộ tín dụng phải làm thêm giờ…

2.1.2.4. Địa bàn hoạt động

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Ban – ngành, các tổ chức đoàn thể, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phong Điền đã có những bước phát triển, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên được nâng lên, đối tượng, mức cho vay được mở rộng và nâng lên; hình thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức đoàn thể Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, với trên 500 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động có hiệu quả; công tác giám sát và kiểm tra của Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp được tăng cường; vốn tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư cho vay hộ nghèo và các chương trình tín dụng chính sách khác tăng lên qua các năm đã góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Hiện nay điểm giao dịch của ngân hàng đã được mở rộng trên cả 15 xã và 1 thị trấn, tạo điều kiện cho bà con vùng sâu vùng xa đến được với ngân hàng. Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464