Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Đánh giá chung tình hình tài chính tại Công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt

3.1.1. Ưu điểm Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

Doanh thu của công ty tăng rõ rệt qua các năm với tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên nhiều. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty có hiệu quả.

Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định, kịp thời sửa đổi và bổ sung theo những thông tư, chuẩn mực và luật kế toán mới.

Thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách và các quy định tài chính, thuế của Nhà nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Tốt Nghiệp Khóa Luận Tài Chính – Ngân Hàng

3.1.2. Nhược điểm

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, tình hình tài chính của công ty vẫn tồn tại những hạn chế sau:

  • Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng.
  • Khả năng thanh toán của công ty còn ở mức thấp, chưa đảm bảo.

3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình tài chính như vậy

Hàng tồn kho của công ty tăng dần qua các năm: năm 2016 là 29.641 triệu đồng, năm 2017 là 35.737 triệu đồng và năm 2018 là 44.428 triệu đồng dẫn đến vốn bị tồn đọng.

Phải thu của khách hàng tăng đột biến: năm 2016 là 20.514 triệu đồng, năm 2017 là 21.041 triệu đồng và năm 2018 là 32.145 triệu đồng.

Do chi phí quản lý bán hàng tăng nhanh: năm 2016 là 21.861 triệu đồng, năm 2017 là 25.861 triệu đồng và năm 2018 là 40.778 triệu đồng.

3.2. Định hướng nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt

3.2.1. Về đầu tư phát triển

Do tình hình tàu đã qua sử dụng rất rẻ so với nhiều năm gần đây (giảm 60% so với thời điểm quý 3 năm 2018), thì sẽ là cơ hội tốt để đầu tư, trẻ hoá và phát triển đội tàu. Do vậy công ty dự kiến sẽ mua thêm 2 tàu đã qua sử dụng.

3.1.2. Về nâng cao chất lượng lao động Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

Trong tình trạng sự phát triển của ngành hàng hải đang suy giảm, sức ép về lực lượng lao động trong ngành, đặc biệt là lực lượng thuyền viên ko còn căng thẳng như năm 2017, thậm chí có thể có dư thừa lao động. Đây chính là cơ hội tốt để công ty tuyển chọn lực lượng lao động có tay nghề cao phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài.

3.1.3. Về hoạt động kinh doanh

Hoạt động vận tải biển được coi là ngành kinh doanh chính của Công ty nên trong thời gian tới công ty tiếp tục khai thác các tuyến vận chuyển xuất nhập khẩu và chở thuê trong khu vực mà công ty đã có vị thế đồng thời mở rộng các tuyến vận chuyển

Với mục tiêu vừa khai thác kho bãi vừa làm dịch vụ kho vận giao nhận kết hợp với lực lượng nhân lực bốc xếp có kinh nghiệm, sẽ đưa ra một dịch vụ forwarding hoàn hảo nhằm phục vụ khách hàng chu đáo nhất.

Song hành với kinh doanh vận tải, đã tích cực phát triển dịch vụ logistics (Chức năng chính của logistics bao gồm việc quản lý việc mua bán, vận chuyển, lưu kho cùng với các hoạt động về tổ chức cũng như lập kế hoạch cho các hoạt động đó) và đại lý vận tải đa phương thức (phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng) để khai thác thế mạnh về kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ trên thị trường vận tải. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển

Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng tàu thuyền để ko xảy ra trục trặc sự cố khi tàu đang thực hiện hợp đồng chuyên chở (vì nếu xảy ra sự cố, sẽ làm chậm thời gian tàu chạy biển, thời gian làm hàng, dẫn đến chậm thời gian quay vòng cuả tàu, điều này sẽ làm giảm doanh thu)

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và hiểu biết của sỹ quan, thuyền viên về nghành hàng hải, tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao động của các lao động hiện có, sẽ có 2 nội dung được tiến hành đào tạo là đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn, và đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Đội tàu thực hiện chạy đúng hợp đồng, đảm bảo đúng tuyến, giao hàng đúng hẹn, bảo quản tốt hàng hoá, tránh mất mát, tổn thất cho chủ hàng.

Tăng cường công tác đôn đốc, giải phóng tàu để tăng vòng quay phương tiện, cải thiện doanh thu ;

Tập trung mua nhiên liệu tại các cảng nước ngoài nếu giá rẻ hơn ;

Tăng cường công tác bảo quản bảo dưỡng, quản lý kỹ thuật, giữ gìn tốt phương tiện và chỉ đạo thực hiện tốt quy trình quy phạm trong bảo quản, vận hành sản xuất, bảo đảm an toàn về phương tiện, hàng hoá, con người và môi trường. Nâng cao kỷ luật lao động ;

Đẩy mạnh công tác quản lý nhiên liệu vật tư và sửa chữa ;

Tăng cường công tác an toàn, ngăn ngừa tai nạn thất thoát ;

Duy trì, cải thiện tình trạng kỹ thuật đội tàu ;

Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực đại lý dịch vụ vận tải, dịch vụ bãi hàng và container, nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ; tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, sỹ quan thuyền viên, thực hiện tốt các chính sách, chế độ với người lao động, tạo điều kiện để nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao .

3.3. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt

3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao khả năng thanh toán Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

3.3.1.1. Quản lý các khoản phải thu

Muốn quản lý tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: tiêu chuẩn bán chịu, thời gian bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với chi phí đi kèm các khoản này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc giữu lợi nhuận mà công ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà công ty phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.

Ngoài ra, công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, quan tâm đến việc phân tích uy tín, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau.

Để có thể giảm bớt các khoản thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như sau: khi ký kết hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa ra một số ràng buộc trong điều kiện thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ cho công ty vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng với công ty.

Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các khoản phải thu như:

  • Khi khoản nợ chuẩn bị đến hạn trả công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết để khách hàng chuẩn bị tiền trả nợ.
  • Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán công ty co thể tùy vào tình hình thực tế của khách hàng để có thể gia hạn nợ, hoặc phạt chậm trả theo quy định của hợp đồng.
  • Đối với các khoản nợ khó đòi: một mặt công ty thực hiện trích quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính. Mặt khác công ty có biện pháp xử lý khoản nợ khó đòi này một cách phù hợp như: gia hạn nợ, hoặc giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất. Thậm chí công ty còn có thể sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa án theo luật định.

Việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đùn thực trạng của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính:

  • Xác định kỳ thu tiền bình quân.
  • Sắp xếp tuổi thọ các khoản phải thu: chia các khoản nợ phải thu thành nợ quá hạn và nợ trong thanh toán, sau đó dựa vào thời gian đến hạn thanh toán của các khoản phải thu để tiến hành sắp xếp, và so sánh tỷ lệ của các khoản nợ phải thu so với tổng cấp tín dụng.
  • Xác định số dư các khoản phải thu: chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được nự tồn đọng của từng khách hàng để co biện pháp thu hồi vốn, tránh tình trạng mở rộng mức bán chịu.

Thực hiện chính sách bao thanh toán nhằm giảm khoản phải thu:

Cơ sở của biện pháp

Trong hoạt động kinh doanh thường không thể tránh khỏi việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp. Qua báo cáo tài chính ta nhận thấy các khoản phải thu của công ty khá lớn, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty.

Việc này chứng tỏ công ty đang rơi vào tình trạng để khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, từ đó sẽ gây khó khăn trong việc quay vòng vốn khi cần thiết và có rủi ro trong thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo bảng 3.1 thì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản phải thu ngắn hạn là khoản phải thu của khách hàng với giá trị là 32.145 triệu đồng, trong đó khoản phải thu khó đòi chiếm tỷ trọng là 45% tương đương với 14.465 triệu đồng. Do tính chất của hoạt động thương mại dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh rất linh hoạt nên việc mua bán chịu, trả chậm trả sau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên các khoản phải thu dây dưa kéo dài và có giá trị lớn sẽ làm cho vốn của công ty bị ứ đọng, tốn kém các chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chính vì vậy công ty cần kiểm soát và xử lý các khoản phải thu bị đọng, khó đòi, chậm thu hồi.

Nội dung của biện pháp:

Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, công ty cần làm tốt công tác thu hồi nợ. Việc này sẽ giúp cho công ty thu về một khoản tiền nhất định để trang trải các khoản vay nợ của công ty. Công ty nên sử dụng một dịch vụ trong thu hồi công nợ hiện đại đó là “Bao thanh toán”. Bao thanh toán (factoring) là nghiệp vụ mà theo đó công ty có công nợ phải thu sẽ bán lại những khoản phải thu của khách hàng cho một công ty chuyên làm nghiệp vụ thu hồi nợ. Về phía công ty bán nợ, sau khi bán các khoản phải thu sẽ khỏi phải bận tâm sẽ khỏi phải bận tâm đến việc thu nợ mà chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh.

Để quyết định có sử dụng bao thanh toán hay không công ty phải so sánh giữa việc thu hồi nguyên một khoản phải thu trong tương lai có kèm theo rủi ro và tốn kém chi phí với việc thu ngay ở hiện tại một số tiền bằng khoản phải thu trừ đi một khoản bao thanh toán. Để quyết định chắc chắn có sử dụng dịch vụ “bao thanh toán” hay tự mình thu hồi các khoản nợ cần thực hiện tuần tự các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, bao gồm:

  • Lãi suất chiết khấu mà công ty chuyên mua bán nợ yêu cầu, giả sử là rCK %/tháng.
  • Phí bao thanh toán của công ty mua bán nợ, giả sử là rTT %/giá trị hợp đồng bao thanh toán.
  • Chi phí cơ hội vốn của doanh nghiệp, giả sử là rCH %.

Bước 2: Sử dụng các thông tin trên để tính toán trong 2 trường hợp

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bao thanh toán thì số tiền doanh nghiệp nhận được (VTH1) là: VTH1 = VPT – VPT × rCK × n – VPT × rTT = VPT (1 – n × rCK – rTT)

Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ “bao thanh toán”, thì sau tháng doanh nghiệp thu được (VPT) đồng. Nếu quy số tiền này về hiện tại thì thực chất doanh nghiệp chỉ thu được số tiền (VTH2) là:

VPT VTH2 = (1 + rCH)n

Bước 3: Tiến hành so sánh VTH1 và VTH2 để đưa ra quyết định:

  • Nếu VTH1 > VTH2 doanh nghiệp quyết định sử dụng
  • Nếu VTH1 < VTH2 doanh nghiệp sẽ chờ đến hạn thanh toán
  • Nếu VTH1 = VTH2 tùy theo tình hình thực tế để quyết định

Cụ thể công ty hiện tại có khoản phải thu là 32.145 triệu đồng, thời gian thanh toán đến hạn gần 4 tháng, và khoản phải thu này là khoản phải thu đảm bảo, chắc chắn thanh toán được khi đến hạn. Trong đó khoản phải thu khó đòi chiếm 45% tương đương với 14.465 triệu đồng. Công ty cần xem xét có nên sử dụng hình thức “bao thanh toán”:

Các thông tin liên quan thu thập được như sau: Lãi suất chiết khấu khi ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh toán bằng 0,98%/tháng; Phí bao thanh toán của ngân hàng 0,25% trên giá trị hợp đồng bao thanh toán; Chi phí cơ hội của vốn của Công ty, giả sử 2%/ tháng. Ta có bảng tính toán như sau: Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả của biện pháp

Kết quả tính toán cho thấy nếu sử dụng dịch vụ bao thanh toán công ty sẽ thu ngay được khoản tiền là 13.862 triệu đồng. Nếu không sử dụng dịch vụ bao thanh toán thì 4 tháng sau công ty sẽ thu được 14.465 triệu đồng. Như vậy, khi xem xét đến chi phí cơ hội của vốn thì số tiền 14.463 triệu đồng 4 tháng sau công ty mới thu được quy về hiện tại chỉ đáng giá 13.354 triệu đồng. Như vậy sử dụng dịch vụ bao thanh toán công ty sẽ tiết kiệm được thêm 498 triệu đồng.

Tình hình tài chính của công ty được cải thiện rõ rệt, tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao được ý thức nhân viên của công ty, sau đó còn làm tăng lợi nhuận sau thuế.

Các khoản phải thu đã giảm đi rõ rệt làm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng mạnh, từ đó làm cho các chỉ số sau cũng tăng: Khả năng thanh toán tức thời, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đều tăng lên.

Vòng quay khoản phải thu tăng sẽ dẫn đến thời gian thanh toán bình quân được giảm đi. Ta có:

Qua bảng phân tích trên ta thấy, sau khi thực hiện biện pháp bao thanh toán thì khoản phải thu giảm dẫn đến vòng quay khoản phải thu được tăng lên thành 50,9 vòng (tăng 22,9 vòng so với trước khi thực hiện biện pháp) và số ngày vòng quay khoản phải thu giảm còn 5,8 ngày, điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty tăng, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ vốn lưu động trong sản xuất. Ngoài ra khoản phải thu giảm còn ảnh hưởng đến cả chỉ số vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động sau khi thực hiện biện pháp có giá trị là 6,1 vòng (tăng 0,54 vòng) và số ngày vòng quay vốn lưu động cũng được giảm xuống còn 59,1 ngày; cho thấy công ty đang sử dụng hiệu quả vốn lưu động, khả năng luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn tăng nhanh.

3.3.1.2. Quản lý tiền mặt

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách mang lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ trả nợ. Bên cạnh đó, áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hạn vì nợ càng được thanh toán tốt thì tiền đưa vào quá trình kinh doanh càng nhanh.

Doanh nghiệp cũng cần hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức quỹ tồn tiền mặt hợp lý. Doanh nghiệp có thể đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.

3.3.2. Giải pháp 2: Sử dụng hợp lý chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận và khả năng sinh lời cho công ty

3.3.2.1. Cơ sở thực hiện biện pháp Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân… các khoản chi phí này là nhỏ nhất trong tổng giá thành nhưng càng tiết kiệm thì càng giảm giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được các loại chi phí và các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thể sử dụng hợp lý chi phí, sau cùng là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán và tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí. Do đó, kiểm soát và sử dụng hợp lý các khoản mục chi phí là một trong những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.

Chi phí tiền lương chiếm 30% chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty. Để hiểu rõ thêm về tình hình gia tăng các khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp, ta xét bảng tổng hợp chi phí sau:

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016 – 2018) Nhìn vào bảng ta thấy, nguyên nhân chính khiến chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng cao la do chi phí tiền lương và chi phí bằng tiền khác (gồm chi phí chào hàng, tiếp khách,…). Cụ thể, chi phí tiền lương năm 2017 tăng 1.200 triệu đồng so với năm 2016 (tương đương 18,3%), năm 2018 tăng 4.475 triệu đồng so với năm 2017 (tăng 57,7%); và chi phí bằng tiền khác năm 2017 so với năm 2016 tăng 2.800 triệu đồng (tương đương tăng 18,3%), năm 2018 tăng 10.442 triệu đồng (tương đương tăng 57,7%). Công ty cần tìm ra biện pháp giảm phù hợp để gia tăng lợi nhuận cho công ty.

3.3.2.2. Mục đích của biện pháp Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Nâng cao trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

3.3.2.3. Nội dung của biện pháp

Giảm chi phí dành cho người lao động:

Cho dù công ty không chọn giải pháp cắt giảm số lượng nhân viên thì cũng có nhiều cách để giảm chi phí nhân công trong giai đoạn kinh doanh khó khăn.

Thay vì trả lương ngoài giờ, công ty nên cố gắng sắp xếp lại bảng phân công công việc và tránh việc phải làm thêm giờ. Việc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ có nghĩa là công ty phải trả lương gấp đôi bình thường cho mỗi giờ làm thêm.

Áp dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu trực tuyến nhằm giảm bớt chi phí về thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian và giúp công ty kiểm soát và quản lý được thông tin về hầng hóa mọi lúc mọi nơi.

Khuyến khích nhân viên cắt giảm chi phí trong dài hạn. Điều này khuyến khích và thúc đẩy nhân viên tự làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và thiệt hại, góp phần trong việc giảm chi phí, hơn là đẩy toàn bộ việc đó lên vai nhà quản lý.

Với các khoản chi tiền mặt cho chi phí chào hàng, tiếp khách, giao dịch hội họp, chi phí đối ngoại, công tác phí, công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể theo từng thời lý. Các khoản chi phải có chứng từ hợp lệ tính theo tổng chi phí.

Công ty cũng cần kiên quyết xử lý, quy trách nhiệm rõ đối với những cá nhân không hoàn thành trách nhiệm quản lý, để xảy ra những bất hợp lý trong chi tiêu.

Ngoài ra công ty có những bến bãi và trung tâm vận tải.

Giảm chi phí kho bãi: Đầu tư xây dựng hệ thống cảng mở để giảm bớt các chi phí về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu.

Đối với trung tâm khai thác vận chuyển hàng hóa có thể giảm chi phí bằng các cách: giảm chi phí nhiên liệu; giảm thuế thu nhận thuyền viên; giảm chi phí bốc dỡ bằng cách đầu tư nâng cấp trang thiết bị công nghệ bốc dỡ, nâng cao năng lực bốc dỡ để giảm thời gian quay vòng của tàu, tiết kiệm chi phí lưu kho bãi và cảng phí.

3.3.2.4. Dự kiến kết quả Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

Sau khi thực hiện tốt biện pháp tiết kiệm chi phí, dự kiến:

  • Tiết kiệm được khoản chi phí bằng tiền khác trong chi phí quản lý doanh nghiệp: 28.545 × 15% = 4.282 (triệu đồng)
  • Lợi nhuận dự kiến tăng thêm: 899.511 + 4.282 = 100.860 (triệu đồng)

Qua bảng phân tích trên ta thấy sau khi thực hiện biện pháp tiết kiệm chi phí thì tác động của biện pháp đến tình hình tài chính là tích cực. Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) tăng từ 0,085 lần lên 0,089 lần (tương đương tăng 0,38%); Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA) tăng từ 0,109 lần lên 0,114 lần (tăng 0,49%) và Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng từ 0,253 lần lên 0,265 lần (tăng 1,14%).

Tiết kiệm được một khoản chi phí bằng tiền là 4.282 triệu đồng và khoản chi phí này có thể được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Công ty giảm một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp còn góp phần làm tăng lợi nhuận, giúp tình hình tài chính của công ty có được sự cải thiện trong năm 2018.

3.3.3. Giải pháp 3: Giảm số lượng hàng tồn kho

Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tồn kho quá nhiều làm doanh thu giảm vì làm công ty tốn chi phí lưu kho, lưu bãi, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, lỗi thời, chất lượng sản phẩm giảm dần nên tốn chi phí sửu chữa lại.

  • Tiết kiệm các chi phí trung gian như thực hiện bán hàng trực tiếp cho khách hàng, trả hoa hồng bán hàng… để hàng hóa được bán đi nhanh chóng, tránh tồn kho.
  • Công ty cần nâng cao năng suất lao động, tăng cường cải tiến máy móc thiết bị cho phù hợp với công nghệ hiện đại. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, sửa chữa máy móc như vậy là công ty tiết kiệm được chi phí thiệt hại.
  • Công ty giao hàng tại cảng. Như vậy, công ty tiết kiệm được chi phí bảo hiểm hàng hóa trên đường đi, độ rủi ro sẽ thuộc về khách hàng chịu trách nhiệm, tiết kiệm chi phí vận chuyển, để rút ngắn thời gian từ xưởng sản xuất đến tay khách hàng, tránh tình trạng hàng sản xuất nhiều và ứ đọng.

KẾT LUẬN

Công ty TNHH thương mại vận tải biển Thành Đạt là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, tuy mới thành lập nhưng công ty đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp một phần vào xu hướng phát triển chung của nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này đang có những thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn trong mỗi quy trình xuất nhập hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong vận tải nội địa cũng như của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thiếu nguồn vốn và việc chưa trang bị được đầy đủ phương tiện vận tải, hệ thống bốc xếp tại cảng để có thể chủ động trong toàn bộ quy trình xuất nhập hàng đã hạn chế một phần nào đối với sự phát triển. Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Một số cải thiện tài chính tại công ty Thành Đạt

One thought on “Khóa luận: Giải pháp cải thiện tài chính của doanh nghiệp

  1. Pingback: Khóa luận: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty Thành Đạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464