Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài báo cáo hay nhất. Sau đây là đề tài đầy đủ và cụ thể cho bài là Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của tòa án nhân dân cấp huyện. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.
LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã và đang được tiến hành một cách toàn diện, sâu sắc. Những thành tựu to lớn do quá trình đổi mới mang lại đã tạo ra những tiền đề cần thiết đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới. Hiến pháp 1992 được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp luật quan trọng cho hoạt động của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Nhà nước ta đã và đang tiến hành cải cách đổi mới hệ thống pháp luật cho phù hợp với Hiến pháp, với sự phát triển của xã hội, trong đó có việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 1988 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1989. Sau hơn 10 năm thi hành đến nay, Bộ luật tố tụng hình sự đã ba lần sửa đổi, bổ sung. Tuy vậy, Bộ luật tố tụng hình sự vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định . Quá trình tổng kết năm thi hành luật của ngành Kiểm sát, Tòa án, Nội vụ, Tư pháp có khoảng 50% số điều luật được đề nghị sửa đổi. Nhiều quy định về phân cấp thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự chưa phù hợp, đặc biệt là phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp. Xác định được tầm quan trọng của cuộc cải cách tư pháp, Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó nghiên cứu mở rộng thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, cụ thể là “Nghiên cứu tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, quận theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này. Tòa án tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử thống nhất theo pháp luật. Hạn chế việc xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Nghiên cứu thành lập Tòa án chuyên môn”. Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
Như vậy nghiên cứu mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện là một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, xác định sự cần thiết khách quan của việc sửa đổi, làm rõ các cơ sở để xác định mức thẩm quyền phù hợp là việc làm hết sức cần thiết.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẩn trương bắt tay xây dựng củng cố bộ máy Nhà nước để bảo vệ thành quả Cách mạng, xây dựng một Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh thành lập Tòa án quân sự ở các địa phận khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên vì yêu cầu Cách mạng lúc bấy giờ, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới chỉ thiết lập các tòa án quân sự mà chưa tổ chức hệ thống Tòa án các cấp và các Tòa án quân sự cũng chỉ xét xử các vụ án hình sự mà không xét xử các vụ án dân sự.
Ngày 24/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 13 về tổ chức Tòa án và ngạch thẩm phán. Sắc lệnh này đã phân chia Tòa án xét xử thành hai cấp sơ cấp và đệ nhị cấp. Tòa án cấp sơ cấp gồm các Tòa án của phủ, huyện, châu. Tòa án đệ nhị cấp là gồm các Tòa án tỉnh. Nhưng để phân biệt thẩm quyền của các Tòa án, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 ấn định thẩm quyền xét xử của các Tòa án. Theo quy định của Sắc lệnh này thì thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ cấp về hình sự có quyền xét xử chung thẩm: những án phạt bạc từ 0,50 đồng đến 9,00 đồng; những án xử bồi thường từ 150 đồng trở xuống do nguyên cáo bị thiệt hại trong một vụ vi cảnh thỉnh cầu trong đơn khiếu kiện hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra Tòa xử và sơ thẩm những vụ án phạt giam từ 1 đến 5 ngày. Việc phân định thẩm quyền xét xử về hình sự trong Sắc lệnh này tồn tại một thời gian khá dài, cho đến ngày 14/07/1960 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa II đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Trên cơ sở của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 23/6/1967 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân địa phương. Pháp lệnh này quy định Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên Tòa; sơ thẩm những vụ án hình sự có thể bị phạt tù từ 2 năm trở xuống. Năm 1980, khi Hiến pháp 1980 ban hành, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 04/7/1981 theo quy định tại Điều 36 Luật này thì các
Tòa án nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự trừ những loại việc sau đây: Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
- Những tội xâm phạm an ninh quốc gia
- Những tội xâm phạm khác có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc gây hậu quả quá lớn
Ngày 28/8/1988 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung luật Tòa án nhân dân và Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự. Theo quy định tại hai văn bản pháp quy này thì thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định cụ thể hơn…Theo Khoản 1 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án nhân dân huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống trừ các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và trừ các tội quy định tại các Điều 89, 90, 91, 92, Khoản 3 Điều 101, các Điều 102, 179, 231, và 232 Bộ luật hình sự. Quy định trên về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp tập trung vào Tòa án nhân dân huyện. Khi quy định và hướng dẫn này đã đầy đủ thì việc thực hiện thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân tỉnh sẽ giảm đi nhiều vướng mắc. Vì vậy, sau khi Bộ luật tố tụng hình sự ban hành, để thi hành một số quy định của Bộ luật này về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn như Thông tư liên ngành số 02 ngày 12/1/1989 và Thông tư liên ngành số 02 ngày 15/2/1990. Ngày 9/6/2000 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định: “ Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống trừ những tội sau đây: Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
- Các tội xâm phạm an ninh quốc qia.
- Các tội quy định tại các Điều 95, 96, khoản 1 Điều 172 và các Điều 222, 223, 263, 293, 294, 295, 296, Bộ luật hình sự.
Như vậy, về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nhưng đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về thẩm quyền xét xử của Tòa án này trong lĩnh vực xét xử hình sự. Trên cơ sở Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã có hai loại ý kiến khác nhau về việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng bước đầu chỉ nên tăng thẩm quyền xét xử cho một số Tòa án nhân dân cấp này mà không nên tăng thẩm quyền theo kiểu đồng loạt với lý do là về cơ sở vật chất, tổ chức con người ở Tòa án cấp này hiện tại không đồng đều nhau. Mặt khác, ở một số Tòa án nhân dân tỉnh (phần lớn miền núi) thì số lượng vụ án hình sự xét xử hàng năm không nhiều. Nếu tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện thì số lượng vụ án mà Tòa án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm sẽ giảm xuống và do đó sợ rằng Tòa án cấp tỉnh sẽ không có việc làm. Vì vậy, theo quan điểm này thì chỉ nên tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện cho một số Tòa án như các Tòa án nhân dân quận của thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta dễ thấy rằng, loại kiến này xuất phát từ mục đích giảm bớt sự quá tải, san bớt gánh nặng mà không xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước, không xuất phát từ nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và sẽ quy định như thế nào về vấn đề này để có sự thống nhất trong nhân dân. Bên cạnh đó, sẽ giải thích như thế nào về chế độ chính sách đối với các Tòa án cấp này được tăng thẩm quyền; đối với Thẩm phán, cán bộ các Tòa án này, chưa nói đến yêu cầu, tiêu chuẩn đối với Thẩm phán các Tòa án được tăng thẩm quyền có khác với yêu cầu, tiêu chuẩn của Thẩm phán các Tòa án không được tăng thẩm quyền hay không? Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Loại ý kiến thứ hai là nên tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho tất cả các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Tòa án quân sự khu vực với lý do bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức bộ máy Nhà nước, bảo đảm sự thống nhất trong pháp luật. Đặc biệt đảm bảo thực hiện thống nhất đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc từng bước tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện là Tòa án xét xử sơ thẩm đại đa số các vụ án hình sự. Mặc dù ở các Tòa án nhân dân huyện hiện nay cơ sở vật chất, tổ chức, con người ở Tòa án này không đồng đều, ở một số Tòa án cấp tỉnh số lượng các vụ án hình sự xét xử sơ thẩm hàng năm không nhiều. Thế nhưng việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cho Tòa án cấp huyện không chỉ phụ thuộc vào số lượng vụ án hình sự mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử hàng năm nhiều hay ít mà còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất, tổ chức, con người, vào nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm… mà đây là những vấn đề mang tính tạm thời và có khả năng khắcc phục được. Vì vậy chúng tôi ủng hộ loại ý kiến thứ hai này. Tuy nhiên tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho tất cả các Tòa án nhân dân cấp huyện đến bao nhiêu và tăng như thế nào thì trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự vẫn còn nhiều phương án khác nhau chưa thống nhất, cụ thể là:
Phương án 1: Căn cứ vào việc phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự mới, quy định cho Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng trừ các tội xâm phạm an ninh quốc qia, những tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; các tội khác quy định tại các điều của Bộ luật hình sự như giết người, ma túy, buôn lậu qua biên giới…
Phương án 2: Có thể quy định liệt kê trong Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) những điều luật và khung hình phạt cụ thể của Bộ luật hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện theo hướng được áp dụng tất cả các khung 1, khung 2 và khung 3 trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Phương án 3: Mở rộng thẩm quyền cho Tòa án quận, huyện được xét xử những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tới 10 năm hoặc 12 năm, 15 năm tù trừ các tội xâm hạm an ninh quốc gia, những tội do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và một số tội khác. Chúng tôi ủng hộ phương án này, vì đây là cách tăng hợp với việc quy định thẩm quyền xét xử cho Tòa án huyện có tính truyền thống từ trước đến nay, cụ thể là từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án (các huyện) một cách phù hợp với tình hình thực tiễn về trình độ, số lượng Thẩm phán và cơ sở vật chất kỹ thuật của Tòa án huyện. Với điều kiện hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân huyện đến 10 năm tù trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia (tại chương XI Bộ luật hình sự 1999 trừ những tội do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam). Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Theo chúng tôi việc tăng thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện được xét xử những tội phạm mà Bộ luật hình sự qui định hình phạt đến 10 năm tù là một đòi hỏi tất yếu khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển chung và có tính khả thi với những lý do sau:
- Hệ thống pháp luật hiện nay đã được cơ bản hoàn thiện. Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự cùng các luật và văn bản dưới luật khác trong hệ thống pháp luật là cơ sở thuận lợi cho việc điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
- Việc xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện bao giờ cũng thuận lợi hơn cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa. Đó là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc xét xử khách quan, chính xác đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo và các đương sự. Vì phạm vi lãnh thổ của tỉnh quá rộng nên tình trạng xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng ở các Tòa án cấp tỉnh xảy ra phổ biến hơn ở các Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Xét ở góc độ kinh tế, việc xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện tiết kiệm hơn nhiều so với xét xử ở cấp tỉnh. Từ việc chi phí cho các hoạt động điều tra, xét xử đến chi phí đi lại, sinh hoạt của những người tham gia tố tụng, tổ chức xã hội tham gia phiên tòa khi phải xét xử ở Tòa án nhân dân tỉnh thì luôn dẫn đến sự hao tốn nhiều về thời gian, tiền của, nhân lực.
- Việc xét xử ở Tòa án nhân dân huyện có nhiều điều kiện thuận lợi như về phương tiện đi lại, thời gian… nên ít có trường hợp phải hoãn phiên tòa vì vắng mặt người tham gia tố tụng, vì vậy thời hạn xét xử không bị kéo dài, số án tồn đọng ít hơn so với việc xét xử ở Tòa án nhân dân tỉnh.
- Thực trạng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân hiện nay: đội ngũ cán bộ Tòa án nói chung, Tòa án nhân dân huyện nói riêng hình thành sau chiến tranh. Lúc này do thiếu cán bộ nên chủ yếu cán bộ ở Tòa án là từ quân đội hoặc từ các cơ quan đoàn thể khác chuyển sang. Số cán bộ này hầu như không qua đào tạo cơ bản chuyên ngành. Trong nước, các trường Đại học Luật thành lập muộn hơn so với các trường Đại học khác. Những điểm này đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cán bộ Tòa án nói chung và Tòa án huyện nói riêng. Mặc khác, chế độ bầu cử Thẩm phán lúc ấy chưa quy định tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn của Thẩm phán, thủ tục tuyển chọn Thẩm phán có phần thiếu chặt chẽ so với hiện nay. Từ khi có Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm phán nhân dân ngày 14/5/1993, Thẩm phán Tòa án các cấp được chủ tịch nước bổ nhiệm, tiêu chuẩn được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định khá chặt chẽ. Hiện nay, Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện ngoài những tiêu chuẩn quy định tại Điều pháp lệnh thì họ phải có trình độ cao đẳng Tòa án, hoặc đại học Luật, có thời gian làm công tác pháp luật từ 4 năm trở lên, có năng lực xét xử các vụ án theo thẩm quyền. Với qui định như hiện nay, thực trạng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện và trình độ chuyên môn như thế nào? Theo báo cáo số 124CP-PCM ngày 28/10/1997 của Chính phủ trước Quốc hội thì từ đầu nhiệm kỳ đến nay Chủ tịch nước đã bổ nhiệm 908 Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 2199 Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; 108 Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và khu vực. Nhìn chung đội ngũ Thẩm phán Tòa án địa phương đã được tăng cường về số lượng. Tuy nhiên so với số lượng Thẩm phán mà ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cho Tòa án nhân dân huyện thì số Thẩm phán hiện có của Tòa án nhân dân huyện còn thiếu 1316 người (tỉnh thiếu 210 người, Tòa án quân sự thiếu 32 người) số lượng thẩm phán thiếu chủ yếu tập trung vào phía Nam, một số huyện mới chia tách và các địa phương ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tư pháp đã có phương án giải quyết là các địa phương có kế hoạch chuẩn bị nguồn bổ sung. Nguồn này chủ yếu là đội ngũ thư ký, chuyên viên các Tòa án ở địa phương với hơn 1000 người có trình độ Đại học và tham gia công tác tại cơ quan Tòa án từ 2 đến 3 năm trở lên. Mặc khác, trong nước đã có trường đào tạo chức danh tư pháp đã mở lớp đào tạo tư pháp khóa 2, số này ra trường có thể tuyển chọn để bổ nhiệm Thẩm phán cấp huyện. Bộ Tư pháp có phương án phối hợp với Tòa án tối cao để điều động thuyên chuyển nhằm đảm bảo số Thẩm phán thiếu hụt cho các tỉnh phía Nam.
- Khảo sát trình độ chuyên môn của Thẩm phán Tòa án huyện qua hai nhiệm kỳ đã cho thấy sự phát triển đội ngũ Thẩm phán cả về số lượng và chất lượng. Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Thẩm phán huyện đã từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và đạt tiêu chuẩn cần thiết theo quy định của pháp luật. Cụ thể theo nhiệm kỳ trước năm 1993, Thẩm phán (huyện) có trình độ đại học chỉ có 250 người, chiếm tỉ lệ 18,2%. Từ nhiệm kỳ 1994 – 1999 đã có 1282 Thẩm phán (huyện) có trình độ đại học, chiếm tỉ lệ 58,3%. Mặc khác, chất lượng xét xử của Tòa án huyện ngày càng được nâng cao thể hiện ở kết quả xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, năm 1997 có 5922 vụ trong đó y án 90,18%, hủy án 3,07%, sửa án 6,75%; năm 1998 có 5211 vụ trong đó y án 63,92%, hủy án 7,53%, sửa án 28,54%; 3 tháng cuối năm 1998 và 3 tháng đầu năm 1999 có 3095 vụ trong đó 61,83% y án, hủy án 6,09%, và sửa án 32,04%. Nhìn chung trong những năm qua Tòa án nhân dân huyện trong cả nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên chất lượng xét xử không đồng đều qua các năm, tỉ lệ sửa án và hủy án tương đối cao.
Vấn đề Hội thẩm nhân dân, cơ sở vật chất củaTòa án huyện cũng là một vấn đề cần quan tâm khi mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án huyện. Theo pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 1993 thì tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn của Hội thẩm nhân dân chưa được quy định, do đó chất lượng Hội thẩm nhân dân là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra đa số đều không được đào tạo và không có chuyên môn về xét xử, việc quản lý Hội thẩm nhân dân, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân cấp huyện là khâu yếu hiện nay. Trong khi đó, khi xét xử, Tòa án xét xử theo nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số, mà Hội thẩm nhân dân trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm cấp huyện lại chiếm đa số, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng án hình sự của Tòa án cấp huyện. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân huyện cũng cần phải kiện toàn mới có khả năng đáp ứng yêu cầu khi tăng thẩm quyền cho Tòa án huyện. Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Nghiên cứu hệ thống khung hình phạt trong Bộ luật hình sự mới (có hiệu lực từ ngày 1/7/2000) cho thấy có tổng số 626 khung hình phạt trong đó tăng số khung có mức cao nhất dưới và từ 7 năm tù trở xuống có 343 khung, chiếm 54,79%; tổng số khung có mức cao nhất dưới và từ 10 năm tù trở xuống có 405 khung, chiếm 64,69%; tổng số khung có mức cao nhất dưới và từ 12 năm tù trở xuống có 432 khung, chiếm 69%; tổng số khung có mức cao nhất dưới và từ 15 năm tù trở xuống có 504 khung, chiếm 80,5%. Theo Bộ luật hình sự hiện hành có 431 khung, nếu tính theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ được xét xử 229 khung, chiếm tỉ lệ 39,67%. Như vậy, nếu mở rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện được xét xử những tội mà khung hình phạt quy định đến 10 năm tù theo Bộ luật hình sự mới, Tòa án huyện sẽ được xét xử 405 khung, chiếm tỉ lệ 64,69% và so với thẩm quyền xét xử hiện hành thì Tòa án nhân dân huyện đã được xét xử tăng thêm 176 khung.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, việc tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện trong giai đoạn này là hoàn toàn hợp lý và là một nhu cầu cấp thiết. Việc mở rộng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện như thế sẽ giảm bớt gánh nặng xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các Tòa án nhân dân tỉnh tập trung chủ yếu vào việc xét xử phúc thẩm, và đồng thời cũng giảm bớt việc xét xử phúc thẩm cho Tòa án nhân dân tối cao, để Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào giám đốc xét xử và tổng kết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật cho các Tòa án địa phương, và đây là sự mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện một cách hợp lý và có tính khả thi cao. Báo cáo: Vấn đề mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com