Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài báo cáo hay nhất. Sau đây là đề tài đầy đủ và cụ thể cho bài là Báo cáo: Các biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.
I. VÀI NÉT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM
1. Vài nét về các chủ thể kinh doanh bảo hiểm tại Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Việt Nam, ngày 17/12/1964, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho ra đời Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, tên viết tắt là Bảo Việt. Bảo Việt chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/1965 và là công ty bảo hiểm nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Trong thời gian đầu từ ngày thành lập đến trước năm 1975, do nằm trong điều kiện giải phóng dân tộc, hoạt động của Bảo Việt ở miền Bắc chưa phát triển. Với hai chi nhánh ở Hà Nội và Hải Phòng, Bảo Việt thực hiện chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, tuy nhiên tái lại cho Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Ba Lan với tỷ lệ khá cao.
Sau khi giải phóng miền Nam, việc quốc hữu hóa các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam đã dẫn đến việc thành lập Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (Bavina). Bavina tiếp tục thực hiện trách nhiệm của các công ty cũ với người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng bảo hiểm. Đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài, Bavina có trách nhiệm đòi nợ và thanh toán theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng. Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Bavina được chuyển thành chi nhánh của Công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh gọi tắt là Bảo Việt TP. HCM.
Như vậy, kể từ năm 1976 đến năm 1993, Bảo Việt là công ty bảo hiểm duy nhất thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam theo chế độ hạch toán kinh tế thống nhất toàn ngành (1980). Bảo Việt trực thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và trực tiếp tiến hành nhiệm vụ bảo hiểm trong cả nước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
Ngày 18/3/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Với quy định này, thế độc quyền nhà nước của Bảo Việt đã bị phá vỡ, các tổ chức bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp bảo hiểm mới đã ra đời như: Vinare, Bảo Minh, PVIC (Công ty Dầu khí Việt Nam), Bảo Long, PJICO (Công ty Bảo hiểm cổ phần), Petrolimex, Alianz (Công ty 100% vốn nước ngoài)… Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra động lực cạnh tranh, tạo điều kiện để cho các mạng lưới phân phối sản phẩm bảo hiểm như các chi nhánh, các đại lý và môi giới bảo hiểm ra đời một cách rộng khắp. Người được bảo hiểm đã có thể lựa chọn cho mình doanh nghiệp bảo hiểm phục vụ tốt nhất thay vì chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm như trước đây.
Khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm được mở rộng cho nhiều thành phần kinh tế, để tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có các chiến lược cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, hoạt động cạnh tranh chỉ thực sự xảy ra khi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ra đời sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP ngày 18/03/1993. Sự xuất hiện, hình thành các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra các đối tượng để quy luật cạnh tranh điều tiết. Sau khi Quốc hội ban hành luật kinh doanh bảo hiểm (ngày 9/12/2000), các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ có cơ hội phát huy được khả năng kinh doanh cũng như nhu cầu bảo hiểm của mình trong môi trường pháp lý tương đối vững chắc. Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tồn tại 16 công ty bảo hiểm gốc. Trong đó có 11 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 5 công ty bảo hiểm nhân thọ và một công ty tái bảo hiểm. Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Những công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, Công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex (Pjico), Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVIC), Công ty bảo hiểm cổ phần bưu điện (PTI). Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ liên doanh gồm VIA (công ty bảo hiểm quốc tế Việt Nam), UIC (công ty liên doanh giữa Bảo Việt và 2 công ty của Nhật Yasuda và Mitsui), BIDU – QBE (liên doanh giữa ngân hàng đầu tư và phát triển và Công ty bảo hiểm QBE của Úc). Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài có Alianz – Abcf (liên doanh giữa Công ty bảo hiểm Alianz của Đức và Công ty bảo hiểm AGF của Pháp). Và gần đây nhất (tháng 6/2001) là sự ra đời của Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài Groupama của Pháp, đây là công ty bảo hiểm nước ngoài đầu tiên được phép cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp cho khách hàng Việt Nam. Các công ty bảo hiểm nhân thọ gồm: Công ty Bảo Việt miền Nam, Công ty Bảo Minh-CMG (là công ty bảo hiểm liên doanh giữa Bảo Minh và Công ty bảo hiểm CMG của Úc). Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ(AIA), Công ty Chinfong – Manuelife (là công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài liên doanh giữa Công ty Chifong của Đài Loan và Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife của Canada), Công ty bảo hiểm Prudential là công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài của Anh, Công ty AIG (là công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài của Mỹ) và một công ty tái bảo hiểm Vinare.
2. Phân chia thị phần bảo hiểm phi nhân thọ từ năm 1996 đến năm 2001:
Sự xuất hiện cùng lúc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã làm cho hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua việc doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm của người mua bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm và tiến hành chi trả cho những trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Chính vì tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tạo lập quỹ bảo hiểm từ phí bảo hiểm và sử dụng quỹ bảo hiểm này để tiến hành chi trả nên việc thu hút được nhiều khách hàng mua bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam còn rất non trẻ nên khi thực hiện hoạt động này, các doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn xây dựng chiến lược cạnh tranh cho riêng mình. Chiến lược cạnh tranh là tổng thể các biện pháp cạnh tranh được các chủ thể kinh doanh áp dụng một cách linh hoạt để mở rộng thị phần. Mỗi chủ thể đều có những biện pháp cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở tận dụng tối đa các lợi thế so sánh trong cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, chung quy lại, các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng các biện pháp cạnh tranh như giảm phí bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng mức bảo hiểm, quảng cáo tiếp thị.
II. CÁC BIỆN PHÁP CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM
1. Sự tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm thế giới đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam: Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Xét về lịch sử, ngành bảo hiểm thương mại của Việt Nam ra đời vốn rất muộn, lại tồn tại một thời gian dài trong cơ chế độc quyền. Hơn nữa, trước năm 1987, Nhà nước ta chưa mở cửa nền kinh tế nên lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam ít chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm thế giới. Sau ngày 01/01/1994 (ngày có hiệu lực pháp lý của Nghị định 100 CP), các chính sách kinh tế của nhà nước ta đã phần nào tạo được môi trường tự do cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm. Nhận thức rõ những mặt hạn chế rất lớn về tài chính cũng như kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam,
Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để bảo hộ các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Song đây chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tự khẳng định mình, từng bước hòa nhập vào thị trường bảo hiểm thế giới. Trước xu thế hội nhập, chúng ta không thể duy trì mãi các biện pháp bảo hộ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước một cách tuyệt đối mà phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Vì vậy, đầu năm 1999, Nhà nước ta đã cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Mặc dù Nhà nước đã thực hiện chính sách bảo hộ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam luôn chịu sự tác động bởi quy luật cạnh tranh của thị trường bảo hiểm thế giới thông qua các hình thức cơ bản sau đây:
Theo số liệu thống kê những năm gần đây, doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao từ 15% đến 25%, song từ năm 1998 đến nay, sự tăng trưởng về doanh thu bảo hiểm gốc có phần chững lại. Doanh thu phí bảo hiểm bị chững lại là do chúng ta bị tác động bởi quy luật cạnh tranh của thị trường bảo hiểm thế giới. Cụ thể, mặc dù tốc độ tăng trưởng về xuất nhập khẩu và GDP của nước ta là khá cao, thị trường bảo hiểm của Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chỉ khai thác được một tỷ lệ còn rất khiêm tốn trong tiềm năng đó, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Như vậy, phần lớn tiềm năng bảo hiểm của Việt Nam đã bị các công ty bảo hiểm nước ngoài khai thác một cách triệt để. Đồng nghĩa với kết luận trên là ngoại tệ từ các doanh nghiệp mua bảo hiểm được giữ lại ở nước ngoài và như vậy, chúng ta bị chảy ngoại tệ ra nước ngoài thông qua việc hàng hóa xuất nhập khẩu của chúng ta được mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm ở nước ngoài.
Chúng ta cũng biết rằng, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường thực hiện phương thức bán FOB và nhập CIF nên khi xuất hàng theo điều kiện FOB, phí bảo hiểm được giữ lại ở nước ngoài, còn khi nhập theo điều kiện CIF, phí bảo hiểm bị các doanh nghiệp nhập khẩu chuyển ra nước ngoài. Trên thực tế, tình trạng trên xảy ra là do những nguyên nhân sau đây: + Nguyên nhân chủ quan:
Các công ty bảo hiểm Việt Nam có nguồn vốn rất khiêm tốn, mới thành lập, kinh nghiệm chưa nhiều vì vậy mà chưa có uy tín trên thị trường bảo hiểm thế giới nên rất khó thuyết phục các đối tác nước ngoài tham gia bảo hiểm tại Việt Nam. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu mua bảo hiểm, thông thường họ sẽ tìm đến những công ty có vốn lớn, có bề dày kinh nghiệm và uy tín trên thị trường bảo hiểm thế giới. Với phương thức nhập CIF bán FOB phổ biến như hiện nay thì các doanh nghiệp chọn hình thức mua bảo hiểm ở nước ngoài là việc đương nhiên.
Nguyên nhân khách quan:
Một mặt, do cạnh tranh trong buôn bán ngoại thương và mặt khác do chúng ta còn hạn chế về ngoại thương đặc biệt là vận tải nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường sử dụng phương thức xuất FOB và nhập CIF để hạn chế các nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi xuất FOB có nghĩa rằng bên bán không chịu cước phí và bảo hiểm, hay nói khác đi là trách nhiệm của bên bán chấm dứt khi hàng đã được giao lên tàu. Còn nhập CIF tức giá này đã bao gồm cước phí và bảo hiểm, mà phần cước phí và phần bảo hiểm này bên nước ngoài trả. Chính vì vậy khi doanh nghiệp nước ngoài bán CIF cho phía doanh nghiệp Việt Nam thì họ là người mua bảo hiểm và đương nhiên là họ sẽ chọn mua tại các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài bởi vì các doanh nghiệp này có số vốn lớn, uy tín cao trên thị trường bảo hiểm nước ngoài, hơn nữa phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thấp hơn ở Việt Nam.
Nguyên nhân từ phía Nhà nước: Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm của nước ta chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập đặc biệt là sự bất cập với các điều khoản bảo hiểm đã được quốc tế hoá. Chính sự bất cập này là một trong những nguyên nhân làm cho quyền lợi của người được bảo hiểm chưa được bảo vệ chắc chắn, các điều khoản quy định còn mù mờ nên việc quy trách nhiệm cho các bên còn chưa rõ ràng.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết các doanh nghiệp bảo hiểm phải từng bước tự khẳng định mình, nâng cao uy tín của mình trên cơ sở khai thác triệt để các tiềm năng bảo hiểm của Việt Nam. Có như vậy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam mới có thể tồn tại và phát triển khi Nhà nước ta cho phép nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm trên thị trường Việt Nam.
Trên thực tế, tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm thế giới không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm gốc mà còn tác động lên hoạt động tái bảo hiểm. Do khả năng tài chính rất hạn chế của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nên khi nhận bảo hiểm các dịch vụ có giá trị lớn, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đều phải tái bảo hiểm ra nước ngoài và đồng nghĩa với nó là ngoại tệ phải chuyển ra nước ngoài từ chính các công ty bảo hiểm. Để hạn chế nguồn ngoại tệ chuyển ra nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 1235-TC/QĐ/TCNH ngày 09/12/1995 về việc tái bảo hiểm bắc buộc. Theo văn bản này, tỷ lệ tái bảo hiểm cho Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là 20% giá trị đơn bảo hiểm gốc và theo hợp đồng số thành. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời vì mức tái bảo hiểm là 20% và mang tính bắt buộc nên các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc tái bảo hiểm một cách rất miễn cưỡng.
Như vậy, trong hoạt động tái bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đã vượt qua rào cản của Nhà nước ta để cạnh tranh với nhau tại Việt Nam. Việc cho ra đời Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mà còn gián tiếp tác động lên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong hoạt động bảo hiểm gốc bằng các mệnh lệnh hành chinh. Tình trạng này chủ yếu xảy ra trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm thì tổ chức, cá nhân chỉ được phép giao kết hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng phương thức chấp nhận tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhưng việc tái bảo hiểm dịch vụ này, họ sẽ chỉ định tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm. Thực trạng trên đã dẫn đếnhệ quả là phần phí bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam bán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như được tái bảo hiểm lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và vô hình chung các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam làm trung gian bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Vì vậy, có thể nói hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam bị “thua ngay trên sân nhà”.
2. Các biện pháp cạnh tranh nổi bật trên thị trường bảo hiểm Việt Nam: Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, để tồn tại và kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải chọn cho mình những biện pháp cạnh tranh xem đây như là “cẩm nang” nhằm lôi kéo khách hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp mình. Những biện pháp cạnh tranh mà các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh. Ở đây, khi tìm hiểu về thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, chúng tôi không xắp xếp thành những biện pháp cạnh tranh lành mạnh hay không lành mạnh mà phân tích nhìn nhận nó theo từng biện pháp. Các biện pháp cạnh tranh nổi bật mà các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sử dụng gồm:
- Giảm phí bảo hiểm;
- Tăng hoa hồng;
- Tăng mức bồi thường;
- Sử dụng mệnh lệnh mang tính chất hành chính;
- Quảng cáo tiếp thị;
- Thông qua các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất, quản lý rủi ro.
2.1. Biện pháp giảm phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là số tiền mà người mua bảo hiểm đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm. Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, phí bảo hiểm được xác định theo phương pháp thống kê. Nghĩa là, để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm cho một loại sản phẩm bảo hiểm nào đó người ta căn cứ vào tình hình tổn thất của loại sản phẩm bảo hiểm đó trong thời gian 5 năm trước đó để tính toán mức độ tổn thất bình quân trên một đơn vị bảo hiểm. Tỷ lệ cho phép này thường từ 50% – 60%.
Việc xác định tỷ lệ phí bảo hiểm phải đảm bảo tính hợp lý cho từng đối tượng cụ thể vừa để bảo đảm công bằng cho người tham gia xây dựng nên quỹ bảo hiểm vừa đảm bảo nguồn quỹ đó đủ lớn để thực hiện tốt việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Tức là phải căn cứ vào:
- Mức độ rủi ro đối với từng đối tượng cụ thể;
- Trách nhiệm bảo hiểm trước đối tượng đó.
Như vậy, mức độ rủi ro càng lớn, trách nhiệm bảo hiểm càng cao thì mức phí bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng càng lớn.
Từ sự phân tích trên cho thấy mức phí bảo hiểm không phải dựa vào sự thống kê cục bộ của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm mà phải thống kê trên toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên một vấn đề cần phải xem xét để cân đối là tình hình tổn thất của sản phẩm bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Sau khi thống kê mức độ tổn thất và tham khảo với mức phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm cùng loại trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp bảo hiểm thường chọn cho mình một mức phí thích hợp cho từng loại sản phẩm bảo hiểm.
Mức phí này của các doanh nghiệp bảo hiểm nhìn chung là gần như bằng nhau bởi vì nó đều được lấy từ kết quả thống kê chung. Như vậy, trên thực tế, việc giảm phí bảo hiểm sẽ tăng tỷ lệ bồi thường cho phép và đương nhiên sẽ làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu tình hình tổn thất biến động không đáng kể.
Nhìn tổng thể thị trường bảo hiểm Việt Nam, tình hình tổn thất đang có chiều hướng gia tăng, trong khi đó các doanh nghiệp đua nhau giảm phí bảo hiểm là “gậy ông đập lưng ông”. Bởi vì giảm phí bảo hiểm thì tổng thu phí trên toàn thị trường sẽ giảm, mặt khác tình hình tổn thất gia tăng nên tỷ lệ bồi thường tổn thất so với tổng thu phí bảo hiểm sẽ tăng cao, khi đó lợi nhuận kinh doanh sẽ giảm. Chính vì vậy nếu càng giảm phí thì sẽ khó tránh khỏi thua lỗ trong kinh doanh. Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có nhận thức được hậu quả này hay không? Chắc chắn là có vì nội dung cơ bản của kinh doanh bảo hiểm là lấy số đông bù đắp cho số ít có nghĩa rằng phí bảo hiểm được bán cho nhiều người nhưng chỉ chi trả bảo hiểm cho số ít người thuộc trường hợp bảo hiểm. Chính vì phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm là lập quỹ bảo hiểm từ phí bảo hiểm để tiến hành chi trả bảo hiểm nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải lôi kéo khách hàng về mình để tăng doanh thu phí bảo hiểm. Xuất phát từ lợi ích trước mắt của công ty mình, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã sử dụng biện pháp này một cách thường xuyên và khá phổ biến để lôi kéo khách hàng. Tính cạnh tranh không lành mạnh ở đây thể hiện: doanh nghiệp chỉ có thể tăng doanh thu phí bảo hiểm mà không mang lại hiệu quả kinh doanh, thậm chí phải bù lỗ vì mức phí bảo hiểm thấp. Biện pháp này được các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng vì những lý do sau:
- Mặc dù xét trên toàn thị trường Việt Nam, biện pháp giảm phí là không hiệu quả về kinh doanh song một số công ty áp dụng biện pháp này lại có lợi nhuận cao do tổn thất ít, nhưng ngược lại có một số công ty khác lại bị thua lỗ ngay cả khi không áp dụng biện pháp này. Như vậy, lợi nhuận có được là do may mắn và chỉ mang tính nhất thời.
- Khi người được bảo hiểm đang tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, nếu uy tín trên thương trường được coi là ngang nhau thì các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng biện pháp giảm phí để lôi kéo khách hàng, kể cả các khách hàng đang mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp bảo hiểm tranh giành khách hàng của nhau thông qua biện pháp giảm phí. Biện pháp này đôi khi dẫn đến một hậu quả không hay cho các doanh nghiệp bảo hiểm là có nhiều trường hợp người được bảo hiểm muốn chấm dứt bảo hiểm với doanh nghiệp này để tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp khác, người được bảo hiểm thường ép doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí.
- Các hình thức biểu hiện của việc giảm phí: Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
- Giảm tỷ lệ phí bảo hiểm đơn thuần: đây là trường hợp được áp dụng với những điều kiện bảo hiểm giống nhau cho cùng một đối tượng bảo hiểm nhưng tỷ lệ phí bảo hiểm là cao thấp khác nhau. Ở đây người được bảo hiểm sẽ bỏ chi phí mua bảo hiểm ít hơn nhưng các quyền lợi về bảo hiểm nếu phát sinh sẽ không thay đổi.
- Giảm mức miễn thường: mức miễn thường là mức độ thiệt hại đối với hàng hóa được bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải tự chịu. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường phần chênh lệch giữa mức độ thiệt hại thực tế và mức miễn thường.
Có hai loại mức miễn thường :
- Mức miễn thường có khấu trừ là trường hợp người được bảo hiểm phải tự chịu phần thiệt hại đối với hàng hóa được bảo hiểm theo tỷ lệ miễn thường mà hai bên đã thỏa thuận.
- Mức miễn thường không khấu trừ là trường hợp người được bảo hiểm chỉ phải chịu phần thiệt hại đối với hàng hóa được bảo hiểm khi mức độ thiệt hại nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ miễn thường mà hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên khi mức độ thiệt hại vượt quá tỷ lệ trên thì người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại mà không được khấu trừ theo tỷ lệ miễn thường. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thường áp dụng một trong hai phương thức sau:
- Giảm tỷ lệ mức miễn thường: đối với một số mặt hàng thường xảy ra tình trạng hao hụt như hàng chở rời hoặc việc xác định khối lượng hàng theo phương thức đo mức nước khi nhận bảo hiểm thường phải thỏa thuận theo một tỷ lệ miễn thường nhằm ràng buộc trách nhiệm của người được bảo hiểm và cũng phù hợp với điều kiện giao hàng quốc tế. Để cạnh tranh có doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận tỷ lệ miễn thường thấp mà theo đó trách nhiệm bồi thường sẽ rất cao.
- Thay đổi mức miễn thường từ miễn thường có khấu trừ sang mức miễn thường không khấu trừ: hình thức này càng thu hẹp trách nhiệm của người được bảo hiểm và đồng nghĩa với nó là tăng cao trách nhiệm của người bảo hiểm. Chẳng hạn, mức miễn thường là 0,50% số tiền bảo hiểm khi tổn thất cho hoạt động bảo hiểm là 0,51% thì người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ 0,51% số tiền bảo hiểm mà không được khấu trừ 0,50% như trường hợp mức miễn thường có khấu trừ. Tính hai mặt của giảm phí bảo hiểm vừa là cạnh tranh không lành mạnh vừa là cạnh tranh lành mạnh. Bởi vì:
- Giảm phí bảo hiểm xét trên trị trường bảo hiểm
Việt Nam là không đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngành bảo hiểm Việt Nam nhưng nếu xét chung toàn thị trường bảo hiểm thế giới thì việc giảm phí đó vẫn mang hiệu quả. Tỷ lệ phí bảo hiểm ở Việt Nam là cao hơn so với thị trường bảo hiểm thế giới do tình hình tổn thất của Việt Nam cao hơn so với toàn thị trường bảo hiểm thế giới. Do đó, để cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thì xu thế giảm phí là tất yếu. Để thực hiện được mục đích này các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải có các biện pháp quản lý rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất hữu hiệu. Như vậy, nếu sử dụng biện pháp cạnh tranh này, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể phải gặp khó khăn do phải giảm phí quá nhiều dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có lợi nhuận. Nhưng ngược lại, đối với thị trường bảo hiểm thế giới thì biện pháp cạnh tranh này là một yếu tố để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thể lựa chọn thị trường bảo hiểm trong nước thay vì thị trường bảo hiểm nước ngoài vì lý do phí bảo hiểm của hai bên là ngang nhau.
Giảm phí bảo hiểm sẽ thể hiện việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm là một chiến lược cạnh tranh đặc biệt quan trọng và hiệu quả của mọi loại hình kinh doanh. Theo chiến lược này, áp dụng vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại thì quyền lợi của người mua bảo hiểm được đảm bảo cao hơn trong khi đó chi phí lại thấp hơn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thì việc giảm phí này đôi khi dẫn đến hệ quả là chi phí bỏ ra để bồi thường lớn trong khi đó doanh thu bảo hiểm thu được lại thấp (do phí bảo hiểm hạ) vì vậy có thể có một số doanh nghiệp bảo hiểm bị thua lỗ dẫn đến phá sản. Về thực chất, nếu các doanh nghiệp bảo hiểm không có biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ mà chỉ chạy theo việc giảm phí để cạnh tranh sẽ dẫn đến các doanh nghiệp bảo hiểm tiêu diệt lẫn nhau. Chính vì vậy, khi áp dụng biện pháp này, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thận trọng và cần có sự thống nhất chung về mức phí bảo hiểm được giảm. Trên thực tế, các doanh nghiệp bảo hiểm đã cạnh tranh bằng việc hạ phí quá thấp, nâng mức hoa hồng từ 2% (theo quy định của Bộ Tài chính) lên 4%, 5% và thậm chí là 10% nhằm lôi kéo khách hàng.
Hiện nay, theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài, Nhà nước không cho phép các chủ đầu tư được trực tiếp mua bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm ở ngoài Việt Nam. Do mặt bằng phí trung bình ở nước ngoài thấp hơn mặt bằng phí bảo hiểm tại Việt Nam, nên các chủ đầu tư có yêu cầu các công ty bảo hiểm tại Việt Nam phải giảm giá phí. Yêu cầu từ bên ngoài đã trở thành một áp lực mạnh mẽ hơn cộng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm trong nước đã dẫn đến tình trạng, nếu một công ty bảo hiểm đưa ra trước một giá phí bảo hiểm lập tức có hàng loạt công ty bảo hiểm khác sẵn sàng chào mời với một giá phí bảo hiểm thấp hơn. Theo thống kê, trước năm 1998 tỷ lệ phí bảo hiểm được giảm trung bình hàng năm khoảng 5%. Nhưng từ năm 1998 đến nay phí bảo hiểm đã giảm từ 20% đến 30%. Sở dĩ có sự giảm phí bảo hiểm với tỷ lệ cao như trên chủ yếu xuất phát từ 3 nguyên nhân:
Thứ nhất: Do Nhà nước cho phép nhiều công ty bảo hiểm được hoạt động, kể cả việc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm. Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Thứ hai: Do Nhà nước không kiểm soát được văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Các văn phòng này chào phí bảo hiểm rất thấp, do vậy các doanh nghiệp tại Việt Nam dễ dàng chấp nhận mua bảo hiểm của các công ty này.
Thứ ba: Nhà nước không quản lý được các văn phòng đại diện của các công ty môi giới bảo hiểm nên những văn phòng này dù không được phép kinh doanh bảo hiểm họ vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các văn phòng này chào phí bảo hiểm rất rẻ (dựa theo mức phí trung bình ở nước ngoài) rồi sau đó tái lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.
Ví dụ: năm 1998, Habour vierx mua bảo hiểm ở một công ty bảo hiểm với tỷ lệ phí bảo hiểm về cháy là 0,12%; năm sau, khi sắp mãn hạn bảo hiểm một công ty bảo hiểm khác đã ngang nhiên bước qua thỏa thuận chung về mức phí tối thiểu để “giật phăng” dịch vụ này với tỷ lệ phí chỉ là 0,085% thấp hơn 30% so với giá phí tối thiểu nói trên.
Việc hạ giá phí bảo hiểm như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cả hai bên quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Tỷ lệ bồi thường căn cứ trên tỷ lệ phí “tiền nào của ấy”, tiền bồi thường sẽ không đủ bù đắp thiệt hại xảy ra. Nếu tỷ lệ bồi thường không giảm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu một trách nhiệm quá lớn, doanh thu phí bảo hiểm không đủ bù đắp cho chi phí của mình. Theo thống kê trong lĩnh vực bảo hiểm hành khách hàng không Việt Nam, mức phí được giảm theo tỷ lệ: năm 1995 giảm 28% so với 1994, năm 1996 giảm 37% so với năm 1995 và năm 1998 giảm 10,21% so với năm 1997. Việc giảm phí bảo hiểm quá lớn cũng có thể dẫn đến tình trạng phá sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.
Về phí bảo hiểm, ở thị trường Việt Nam hiện nay xảy ra tình trạng các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã họp bàn thống nhất áp dụng mức phí bảo hiểm chung cho mọi công ty bảo hiểm, cho cùng một đối tượng bảo hiểm với những điều kiện giống nhau. Sở dĩ có sự thỏa thuận này là do các doanh nghiệp bảo hiểm đua nhau giảm phí trong khi đó tổn thất lại quá lớn.
Song đây chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế mà thôi, bởi lẽ làm như vậy, vô hình chung các công ty bảo hiểm Việt Nam tạo ra sự độc quyền về phí bảo hiểm. Sự độc quyền này làm yếu đi tính chất cạnh tranh và làm suy yếu chính các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam khi hội nhập với thị trường bảo hiểm thế giới.
2.2. Hoa hồng bảo hiểm:
Theo quy định tại Thông tư số 76/TC/TCNH ngày 25/10/1995 của Bộ Tài chính quy định chế độ hoa hồng bảo hiểm và thông tư số 02/TC/TCNH của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung việc thực hiện hoa hồng bảo hiểm (trước đây) và Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm và Thông tư 71/BTC ngày 28/8/2001 hướng dẫn thi hành NĐ 42/CP thì đối tượng được chi hoa hồng bảo hiểm là: Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
- Đại lý bảo hiểm;
- Cộng tác viên bảo hiểm;
- Tổ chức môi giới bảo hiểm. Và doanh nghiệp bảo hiểm không được chi hoa hồng cho các đối tượng sau:
- Các tổ chức, cá nhân mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không được pháp luật Việt Nam cho phép hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam;
- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp mua bảo hiểm;
- Cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm.
Sở dĩ pháp luật quy định như trên nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vì nếu chi trả hoa hồng cho tổ chức, cá nhân trực tiếp mua bảo hiểm hoặc các cán bộ nhân viên của chính doanh nghiệp bảo hiểm thì sẽ dẫn đến tình trạng tiền hoa hồng sẽ vào tay của một số ít cá nhân nào đó như người đại diện của doanh nghiệp đứng ra mua bảo hiểm. Hơn nữa để tạo sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại thì chỉ có những tổ chức trung gian trong mua bán bảo hiểm được pháp luật thừa nhận mới được chi trả hoa hồng. Tuy nhiên trong thực tiễn cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm đã vận dụng linh hoạt việc chi trả hoa hồng bảo hiểm để cạnh tranh. Mặc dù pháp luật đã nghiêm cấm việc chi trả hoa hồng cho một số đối tượng nhưng do cạnh tranh, phần lớn hoa hồng bảo hiểm được gián tiếp chuyển tới các đối tượng không được nhận hoa hồng như đã viện dẫn trên đây, đặc biệt là các tổ chức cá nhân trực tiếp mua bảo hiểm. Có rất nhiều hình thức để chi trả hoa hồng cho các đối tượng đó như:
- Chi trả thông qua các đối tượng được phép chi hoa hồng. Tức là trên thực tế chi trả trực tiếp cho đối tượng không được phép chi nhưng thủ tục chi lại thông qua các đối tượng được phép chi trả.
- Thông qua các hình thức: quà tặng các ngày lễ, tết, đi du lịch,…
Việc chi hoa hồng sẽ thiết lập được mối quan hệ khá bền vững giữa người đại diện của người được bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm bởi vì hoặc chính người trực tiếp đi mua bảo hiểm hoặc người đứng đầu doanh nghiệp mua bảo hiểm có nhiều quyền lợi trong khoản tiền hoa hồng bảo hiểm.
Thực tiễn ở thị trường bảo hiểm Việt Nam, việc chi hoa hồng không những không đúng đối tượng mà còn không đúng về tỷ lệ hoa hồng cho phép. Theo quy định của Bộ Tài chính mức chi hoa hồng tối thiểu là 0,3% và tối đa là 10%, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi hoa hồng vượt quá tỷ lệ tối đa cho phép của Bộ Tài chính. Cách chi này đã dẫn đến hệ quả là tiền hoa hồng lại vào tay một số người đại diện cho doanh nghiệp mua bảo hiểm hoặc người đứng đầu các doanh nghiệp đó. Tính cạnh tranh không lành mạnh của biện pháp này thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp bảo hiểm đã vi phạm pháp luật khi chi hoa hồng không đúng đối tượng, không đúng tỷ lệ theo quy định của pháp luật. Hơn nữa việc chi hoa hồng này giống như một hình thức “thỏa thuận ngầm” giữa người đại diện bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm về các quan hệ bảo hiểm sau này. Chính vì vậy biện pháp lôi kéo khách hàng này đã làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp bảo hiểm không áp dụng biện pháp này. Ngay cả đối với các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng biện pháp này cũng tạo ra những tiêu cực rất lớn khi biếu xén quà cáp, mời đi tham quan, nghỉ mát, … Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
2.3. Tăng mức bồi thường:
Mức bồi thường là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm khi đối tượng mua bảo hiểm gặp rủi ro dẫn đến tổn thất.
Tăng mức bồi thường là trường hợp bồi thường tổn thất lớn hơn thiệt hại thực tế. Hình thức của việc tăng bồi thường thể hiện qua các trường hợp cụ thể sau:
- Tăng các chi phí được coi là hợp lý và cần thiết để thực hiện các biện pháp ngăn chặn, hạn chế tổn thất phát sinh.
- Tăng tỷ lệ giảm giá trị thương mại cho phần đối tượng bảo hiểm bị tổn thất một phần.
Đây là biện pháp cạnh tranh rất tiêu cực bởi vì khoản tiền chênh lệch giữa số tiền bồi thường và thiệt hại thực tế trên giấy tờ là thuộc về người được bảo hiểm nhưng trên thực tế không hoàn toàn như vậy mà có thể thuộc về một cá nhân nào đó. Sự tiêu cực trong biện pháp cạnh tranh này được che đậy bằng một chứng từ có giá trị pháp lý cao đó là chứng thư giám định do chính công ty bảo hiểm phát hành hoặc do một công ty giám định độc lập phát hành. Đối với biện pháp này, trên thực tế chúng ta thấy rằng việc tăng mức bồi thường này chỉ áp dụng cho một số đối tượng mua bảo hiểm mà thôi, bởi vì nếu áp dụng cho chung tất cả các trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì nguy cơ thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là chắc chắn. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường áp dụng biện pháp này đối với những đối tượng mua bảo hiểm với số lượng lớn, có khả năng duy trì quan hệ bảo hiểm trong tương lai và thường đó là những “khách hàng sộp”. Như vậy, vô hình chung các doanh nghiệp bảo hiểm đã có sự phân biệt đối xử giữa các khách hàng mua bảo hiểm với nhau, tạo ra sự bất bình đẳng cho chính các khách hàng của mình. Hơn nữa, để thực hiện được biện pháp này cần phải có sự hỗ trợ đắc lực của cơ quan giám định cho nên đã tạo ra một mối quan hệ không trung thực giữa doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan giám định. Trên thực tế hậu quả của biện pháp này còn thể hiện ở chỗ sự thiếu trung thực của cơ quan giám định sẽ phá vỡ kỷ cương pháp luật của Nhà nước trong công tác giám định. Đồng nghĩa với nó là người mua bảo hiểm sẽ tìm mọi cách nhằm tăng giá trị tổn thất, tăng chi phí trong phòng ngừa tổn thất… như vậy xét về phương diện nào đó các doanh nghiệp bảo hiểm đã tự lấy gậy đập vào lưng mình và hệ quả của nó là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ bị thua lỗ. Đây là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nên cần phải ngăn ngừa bằng các biện pháp hành chính từ phía Nhà nước.
2.4. Sử dụng các mệnh lệnh hành chính: Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Theo hướng dẫn tại mục 1.2 Thông tư số 27/1998/TT-BTC ngày 04/03/1998 của Bộ Tài chính về các quy định cụ thể về khai thác bảo hiểm quy định: “Nghiêm cấm các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua các tổ chức, cá nhân ép buộc mua bảo hiểm dưới mọi hình thức làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Nghiêm cấm các công ty cổ phần ép buộc các cổ đông phải mua bảo hiểm tại chính công ty mình”.
Thực tế tại thị trường Việt Nam, một số các doanh nghiệp bảo hiểm dựa vào thế mạnh của cơ quan chủ quản đối với mình để gây sức ép đối với các đơn vị, công ty tham gia bảo hiểm ở đơn vị mình bằng các văn bản mang tính mệnh lệnh hành chính.
Khi công ty cổ phần ra đời thì ngay lập tức các cổ đông của công ty đó không được mua bảo hiểm ở công ty khác mà buộc phải mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm mà họ đóng góp cổ phần. Chẳng hạn trước kia Bảo Việt bảo hiểm cho toàn bộ hành khách đi xe lửa, thế nhưng từ khi Liên hiệp đường sắt Việt Nam mua cổ phần bảo hiểm Pjico thì ngay lập tức việc bảo hiểm hành khách được chuyển hết sang Pjico. Thậm chí Bộ Thương mại cho rằng Công ty cổ phần bảo hiểm Pjico là thuộc Bộ Thương mại nên đã có công văn số 405 TM/VP ngày 04/09/1996 yêu cầu các công ty xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm của Pjico.
Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện cũng có tình trạng hỗ trợ kinh doanh bằng “mệnh lệnh hành chính” theo kiểu ép buộc như trên. Hoặc Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVIC khi thành lập đã kiến nghị với Bộ Tài Chính để ban hành văn bản quy định các công ty trực thuộc tổng công ty dầu khí Việt Nam và các công ty liên doanh giữa tổng công ty dầu khí và doanh nghiệp khác phải mua bảo hiểm tại PVIC
Ngoài ra, một số doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành cạnh tranh bằng hình thức dựa vào thế lực của một số cơ quan Nhà nước để gây áp lực đối với bên mua bảo hiểm như làm quen với cơ quan thuế, yêu cầu những cá nhân đứng đầu cơ quan này viết thư tay cho những doanh nghiệp mà mình quản lý thuế mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm địa phương. Mặc dù thư tay không phải là một văn bản pháp luật nhưng người viết thư tay cho các doanh nghiệp lại có những ảnh hưởng nhất định đối với những doanh nghiệp này nên vì cả nể, các doanh nghiệp này phải mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm mà cán bộ thuế giới thiệu. Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Trên thực tế, mục đích của cơ quan thuế khi gợi ý các doanh nghiệp mua bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm địa phương là nhằm tăng thu ngân sách cho địa phương mình (thông qua việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm) nhưng lại vô hình chung tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, hơn nữa có thể coi đây là sự vi phạm quyền tự do trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.5. Quảng cáo, tiếp thị:
Để giới thiệu về công ty mình, nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng, thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm phải quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, mạng Website, Internet… Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm còn quảng cáo biểu tượng của công ty mình trên các áp phích dán ở những nơi công cộng. Với hình thức này, mục đích của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm giới thiệu cho khách hàng làm quen dần với biểu tượng của công ty. Nhìn chung hình thức cạnh tranh thông qua việc tuyên truyền về công ty và hoạt động của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những biện pháp cạnh tranh khá lành mạnh. Tuy nhiên biện pháp này tốn kém và đây chỉ là hình thức thu hút khách hàng gián tiếp mà thôi.
Thông thường để biện pháp cạnh tranh này mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp hổ trợ như tài trợ cho các cuộc thi thể thao, tài trợ học bổng cho sinh viên… Chẳng hạn, trong những năm gần đây, Bảo Minh đã tiến hành tài trợ cho các cuộc thi tiếng hát truyền hình, cúp xe đạp truyền hình….. Còn Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài Alianz đã bỏ ra 10.000 USD để xây dựng “Open house” ở Cần Giờ dành cho những trẻ em có bố mẹ làm việc xa nhà trong các rừng đước, hoặc Công ty bảo hiểm nhân thọ Prunetal đã tặng quà nhân dịp tết nguyên đán cho những sinh viên ăn tết xa nhà…
Trên thực tế, để duy trì những phương án cạnh tranh của mình các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí mà trong đó chi phí cho quảng cáo, tiếp thị chiếm tỷ lệ khá cao nhưng người được hưởng chi phí này không phải khách hàng mà lại chính là cơ quan quảng cáo. Vì vậy, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã thay đổi chiến lược cạnh tranh trong quảng cáo, tiếp thị bằng việc mở rộng mạnh lưới cộng tác viên, khuyến khích họ chào mua bảo hiểm và kèm theo là những món quà dành cho những người mua bảo hiểm. Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
2.6. Phòng ngừa, hạn chế tổn thất:
Biện pháp cạnh tranh này được chú trọng ở hai khía cạnh: đề phòng, ngăn ngừa tổn thất và hạn chế tổn thất xảy ra.
Đề phòng, ngăn ngừa tổn thất: Thông thường trước khi bán bảo hiểm cho khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra đối tượng bảo hiểm. Sau khi bán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tự bỏ chi phí để phục vụ cho việc đề phòng, ngăn ngừa tổn thất xảy ra. Ví dụ đối với bảo hiểm cháy, doanh nghiệp bảo hiểm mua bình chữa cháy cho bên mua bảo hiểm. Hoặc đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, thuyền, doang nghiệp bảo hiểm thường xuyên kiểm tra độ an toàn của phương tiện… Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tiến hành biện pháp cạnh tranh này bằng việc mở những lớp học về an toàn giao thông… cho bên mua bảo hiểm. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải đưa ra các biện pháp đề phòng và ngăn ngừa tổn thất để giúp cho các bên mua bảo hiểm có thể chủ động chọn lựa… Mục đích của các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện pháp này là nhằm để ngăn ngừa tối đa những tổn thất có thể xảy ra. Sử dụng biện pháp này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm vì chi phí bỏ ra để phòng ngừa, hạn chế tổn thất ít trong khi đó doanh nghiệp bảo hiểm ngăn ngừa được tổn thất xảy ra và như vậy số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thấp.
Hạn chế tổn thất: Trong các quy tắc bảo hiểm của mình, doanh nghiệp bảo hiểm thường cam kết mọi chi phí nhằm hạn chế tổn thất xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm chịu để giúp cho bên mua bảo hiểm chủ động ngăn ngừa tổn thất khi rủi ro xảy ra. Chẳng hạn như những chi phí để thuê người cứu hỏa, chi phí bốc vác tài sản khi lũ lụt … doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải chịu. Đây cũng được coi là một biện pháp cạnh tranh bởi vì doanh nghiệp bảo hiểm nào chịu chi phí cho việc hạn chế tổn thất thì bên mua bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ đối tượng được bảo hiểm. Trên thực tế, áp dụng biện pháp này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có hai lợi thế: thứ nhất hạn chế được tổn thất sẽ đồng nghĩa với việc tiền bồi thường sẽ thấp, thứ hai tạo được lòng tin của bên mua bảo hiểm bởi sự hợp tác từ doanh nghiệp bảo hiểm. Theo thống kê, chi phí để trả cho việc phòng ngừa, hạn chế tổn thất chiếm từ 3 đến 5% quỹ bảo hiểm.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu thực trạng một số biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới, chúng ta cần phải: Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Thứ nhất: Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải tổ chức các cuộc hội thảo hoặc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nhận thức rõ về điều kiện giao hàng để đem lại một nguồn lớn ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện điều này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải dần xóa bỏ thói quen mua CIF bán FOB mà thay vào đó là mua bán với điều kiện CNF để các doanh nghiệp Việt Nam được quyền chủ động mua bảo hiểm nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu vừa nhằm để bảo vệ hàng hóa mình mua lại đỡ mất đi một nguồn ngoại tệ của đất nước.
Thứ hai: Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm thương mại của chúng ta chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là sự bất cập với các điều khoản bảo hiểm đã được quốc tế hoá. Vì vậy Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm trên cơ sở phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia quan hệ bảo hiểm.
Đối với biện pháp giảm phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thận trọng nên giảm phí như thế nào và giảm phí bao nhiêu cần phải có phương án cụ thể cho từng thời kỳ, từng đối tượng bảo hiểm. Đồng thời song song với việc giảm phí bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải áp dụng biện pháp phòng ngừa và hạn chế tổn thất.
Để hạn chế tối đa các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng biện pháp tăng hoa hồng bảo hiểm, chi hoa hồng không đúng đối tượng, thiết nghĩ cơ quan chủ quản, cụ thể là Bộ Tài chính nên ban hành văn bản quy định phạt đối với những doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi chi hoa hồng không đúng đối tượng, không đúng tỷ lệ cho phép. Có như vậy mới tạo được sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực này. Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn luật này vẫn chưa được ban hành kịp thời, vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như bên mua bảo hiểm còn lúng túng trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến doanh thu phí bảo hiểm chiếm tỷ lệ % rất khiêm tốn trong GDP của Việt Nam.
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu về các biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là nhằm để hiểu rõ hơn các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm để từ đó xem xét những hành cạnh tranh nào là hợp pháp và bất hợp pháp. Để tăng cao lợi nhuận trong kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải phát huy những biện pháp cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm, bảo vệ kỷ cương pháp luật của nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống pháp luật về cạnh tranh tại Việt Nam Báo cáo: Cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com