Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan. Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn khi mỗi lần viết các bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận liên quan đến các sản phẩm phẩm liên quan đến hoa địa lan, mà các bạn chưa biết cách viết như nào để cho đủ ý hay viết viết mãi không đúng ý mình muốn. Vì vậy mình đã ở đây để cùng các bạn giải quyết khó khăn, hãy liên hệ cho mình khi các cần trợ giúp nhé.

Mở đầu

Đà Lạt được mệnh danh là thành phố hoa. Hoa Đà Lạt từ lâu đã được người tiêu dùng trong nước biết đến như một sản vật độc đáo của vùng cao nguyên. Đà Lạt có thể coi là nơi cung cấp nhiều loại sản phẩm hoa với số lượng lớn phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo số liệu của UBND thành phố Đà Lạt, ngành sản xuất hoa cắt cành với diện tích gieo trồng năm 2011 xấp xỉ 2.000 ha, cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gần 1,5 tỷ cành hoa các loại; doanh số ước đạt trên 5.200 tỷ đồng với lợi nhuận không dưới 1.500 tỷ đồng. Mặc dù được nhiều người biết đến, nhưng việc xây dựng thành một thương hiệu “hoa Đà Lạt” mang lại giá trị cho cả người sản xuất và người tiêu dùng vẫn là một việc làm cấp thiết, nhất là trong quá trình phát triển kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, với phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Địa hình Đà Lạt nhìn chung thuộc dạng sơn nguyên, cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển, với tổng diện tích tự nhiên 39.494 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.769 ha và có hơn 11.000 hộ gia đình sống bằng kinh tế nông nghiệp. Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là thành phố Đà Lạt có những điểm khác biệt so với các vùng xung quanh như mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn, lượng nước bốc hơi thấp và không có bão.

Theo các nhà doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất hoa địa lan trên địa bàn thành phố Đà Lạt, để việc xuất khẩu hoa ra thị trường quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vai trò của chính quyền địa phương và các nhà khoa học, các nhà đầu tư là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoa Đà Lạt nói chung được xuất khẩu qua các nước Nhật, Đài Loan, Hồng Kông… cũng chỉ do các công ty nước ngoài trên địa bàn Đà Lạt như Đà Lạt Hasfarm, Bonie Farm cung ứng. Để hoa Đà Lạt (trong đó có hoa địa lan) có thể vươn xa hơn ra thị trường các nước, cần xây dựng thương hiệu, cũng như những tiêu chuẩn chất lượng để có thể đảm bảo tính ổn định và uy tín của sản phẩm hoa Đà Lạt.

Hoa lan Cymbidium được trồng tại Đà Lạt từ những năm 1960; cùng với những loài tự nhiên là rất nhiều giống lan Cymbidium lai được nhập nội và trồng thành công tại Đà Lạt. Hiện nay, có thể nói Đà Lạt là nơi trồng hoa địa lan Cymbidium nhiều nhất, với nguồn giống phong phú nhất, nơi cung cấp hoa địa lan lớn nhất và cũng là nơi hội tụ các kỹ thuật tiến bộ mới nhất trong trồng hoa địa lan so với cả nước. Hiện nay, theo thống kê có khoảng trên 400 hộ tham gia trồng địa lan với quy mô 200 chậu (đơn vị) trở lên. Tổng số chậu ước tính khoảng 2 triệu, gồm cây ở các độ tuổi khác nhau. Giá hoa địa lan cắt cành khoảng 40.000-70.000 đồng/cành và 100.000 – 150.000 đồng/cành/chậu trong dịp Tết và lễ hội. Đặc biệt, hoa địa lan chỉ được trồng tại Đà Lạt là một ưu thế rất lớn để tạo thương hiệu và tăng khả năng sản xuất phục vụ thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Hoa địa lan Đà Lạt đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc trồng, canh tác, kinh doanh hoa địa lan hiện nay mang tính tự phát, sản phẩm đưa ra thị trường chất lượng chưa đồng đều; đặc biệt, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng danh tiếng của hoa địa lan Đà Lạt đã chào bán và đưa ra hị trường hoa địa lan mang thương hiệu Đà Lạt nhưng lại không có xuất xứ từ Đà Lạt. Nguyên nhân một phần do các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh hoa, các cơ quan có trách nhiệm chưa đưa ra thị trường sản phẩm hoa có chất lượng đồng đều cũng như chưa có phương pháp hữu hiệu giúp cộng đồng, người tiêu dùng nhận biết và phân biệt được hoa địa lan có xuất xứ từ Đà Lạt với hoa địa lan được trồng, canh tác từ khu vực khác. Do đó, việc xây dựng, quản lý và phát triển NHCN cho sản phẩm hoa địa lan Đà Lạt là rất cần thiết.

Dự án giúp các doanh nghiệp, các hộ nông dân trồng và kinh doanh hoa nâng cao nhận thức về giá trị tài sản trí tuệ, biết xây dựng và phát triển các tài sản trí tuệ; giúp cho cơ quan quản lý ở địa phương hiểu biết, điều hành quản lý và tổ chức sử dung̣ NHCN góp phần tăng sức cạnh tranh về giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt nói riêng và cả tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Thông tin chung về dự án

  1. Tên dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  2. Thời gian thực hiện:
  3. Cấp quản lý:
  4. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
  5. Chủ nhiệm dự án:
  6. Kinh phí thực hiện
  7. Mục tiêu của dự án:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Tiểu Luận Giữa Kỳ

Mục tiêu chung: Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

  • Thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý, khai thác và phát triển NHCN “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hoa địa lan.
  • Góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm hoa địa lan mang NHCN “Đà Lạt” đối với địa phương nơi sản xuất sản phẩm.

Mục tiêu cụ thể:

  • Xác định các tiêu chí, đặc tính cần chứng nhận của sản phẩm hoa địa lan mang NHCN “Đà Lạt”;
  • NHCN “Đà Lạt” dùng cho sản phẩm hoa địa lan được bảo hộ, sử dụng và quản lý trên thực tế.

Mục tiêu nhân rộng:

  • Tạo ra và nhân rộng mô hình mẫu về tạo lập, quản lý và phát triển NHCN cho các sản phẩm tương ứng của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác.

8.Nội dung của dự án:

8.1 Nội dung xác lập quyền đối với NHCN

  • Điều tra sơ bộ, thu thập, tổng hợp các thông tin làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng NHCN về sản phẩm hoa địa lan; danh tiếng; quy trình kỹ thuật sản xuất (trồng, canh tác, thu hoạch); các tiêu chí đặc trưng của sản phẩm hoa địa lan; thông tin về vùng sản xuất hoa địa lan. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 
  • Xác định cụ thể các tiêu chí cần chứng nhận của sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng:
  • Tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ: hoa địa lan được ươm/trồng, chăm sóc và ra hoa tại thành phố Đà Lạt; Xác định vùng/lãnh thổ có điều kiện tự nhiên tốt nhất cho việc sinh trưởng và phát triển của hoa địa lan.
  • Tiêu chí về chất lượng: giống hoa, dạng phát hoa, kích cỡ, màu sắc hoa.
  • Xây dựng bản tiêu chí chất lượng của sản phẩm Hoa địa lan mang địa danh Đà Lạt dùng để chứng nhận
  • Điều tra, thu thập, xác định các số liệu kỹ thuật về: quy trình ươm giống, quy trình trồng và chăm sóc, quy trình đóng gói, gắn tem nhãn, quy trình thu hái và bảo quản hoa địa lan trước khi bán ra thị trường .
  • Xác định tổ chức chứng nhận – đồng thời là chủ sở hữu NHCN.
  • Thiết kế, thống nhất lựa chọn mẫu NHCN.
  • Xây dựng, thống nhất ý kiến về Quy chế quản lý sử dụng NHCN.
  • Chuẩn bị tài liệu, lập và nộp đơn đăng ký NHCN.

8.2 Nội dung quản lý và phát triển NHCN

  • Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý NHCN
  • Chỉ định đơn vị quản lý NHCN Hoa địa lan Đà Lạt;
  • Mô hình tổ chức hệ thống quản lý NHCN;
  • Bổ sung các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động của các cơ quan tham gia kiểm soát việc sử dụng NHCN.
  • Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý việc sử dụng NHCN
  • Quy trình cấp quyền sử dụng NHCN;
  • Quy chế sử dụng NHCN.
  • Đăng ký mã số, mã vạch tại Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng
  • Thuê khoán chuyên môn thiết kế, sản xuất tem, nhãn, bao bì sử dụng cho các sản phẩm hoa địa lan Đà Lạt.
  • Các quy trình, kỹ thuật canh tác/sản xuất sản phẩm gồm:
  • Quy trình ươm giống;
  • Quy trình trồng, chăm sóc;
  • Quy trình thu hái sản phẩm và bảo quản sản phẩm;
  • Quy trình đóng gói, gắn tem sản phẩm.
  • Xây dựng hệ thống phương tiện, điều kiện quảng bá, khai thác giá trị NHCN
  • Thiết kế bộ tài liệu về giống và các sản phẩm hoa Địa lan phục vụ việc quảng bá nhãn hiệu;
  • Thiết kế, phát hành các tài liệu giới thiệu hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và NHCN Hoa địa lan Đà Lạt;
  • Tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm quảng bá NHCN;
  • Quảng bá NHCN trên các phương tiện truyền thông đại chúng;
  • Xây dựng đoạn phim tư liệu về hoa địa lan Đà Lạt phục vụ việc quảng bá, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác NHCN
  • Lựa chọn vùng sản xuất sản phẩm hoa địa lan điển hình để áp dụng thí điểm mô hình;
  • Tổ chức triển khai mô hình: tập huấn về phương thức quản lý và sử dụng NHCN, kiểm định và chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện cấp quyền sử dụng NHCN, giám sát việc tuân thủ Quy chế quản lý việc sử dụng NHCN;
  • In ấn, cấp tem chứng nhận cho các sản phẩm hoa địa lan có đủ điều kiện sử dụng.
  • Tổ chức đánh giá hiệu quả và hoàn thiện mô hình quản lý và khai thác NHCN.

9 Các sản phẩm của dự án Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

9.1 Báo cáo điều tra, khảo sát sơ bộ thông tin tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng NHCN hoa địa lan Đà Lạt

9.2 Hệ thống các tiêu chí cần chứng nhận cho sản phẩm hoa địa lan, kèm theo cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác định các tiêu chí đó.

9.3 Bộ hồ sơ đơn đăng ký NHCN hoa địa lan Đà Lạt và kết quả xác lập đối với NHCN Hoa địa lan Đà Lạt. Hồ sơ được Cục Sở Hữu Trí Tuệ chấp nhận và Giấy chứng nhận đăng ký.

9.4 Hệ thống các quy định về việc quản lý NHCN và kiểm soát chất lượng sản phẩm hoa địa lan mang NHCN Đà Lạt.

9.5 Hệ thống các quy định về việc sử dụng NHCN hoa địa lan Đà Lạt trên thực tế.

9.6 Mô hình hệ thống các cơ quan, tổ chức quản lý NHCN Hoa Đà Lạt.

9.7 Dấu hiệu nhận diện NHCN; dấu hiệu truy xuất nguồn gốc; hệ thống các phương tiện, điều kiện quảng bá NHCN hoa địa lan Đà Lạt.

  • Phụ lục hệ thống dấu hiệu nhận diện NHCN Hoa Đà Lạt.
  • Mã số quản lý cơ sở tham gia sử dụng NHCN
  • Bộ tài liệu về giống hoa địa lan phổ biến
  • Mẫu thiết kế các tờ rơi quảng bá NHCN Hoa Đà Lạt
  • Khung chương trình quảng bá Hoa địa lan Đà Lạt
  • CD Video quảng bá

9.8 Bộ tài liệu đào tạo tập huấn.

  • Tài liệu hướng dẫn thủ tục thực hiện việc tham gia sử dụng NHCN “Hoa Đà Lạt”
  • Bộ quy định kỹ thuật hướng dẫn áp dụng cho việc ươm giống, trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Hoa địa lan sử dụng NHCN “Hoa Đà Lạt” gồm:
  • Quy trình ươm giống Hoa địa lan
  • Quy trình chăm sóc Hoa địa lan
  • Quy trình thu hái và bảo quản Hoa địa lan
  • Quy trình đóng gói, gắn tem nhãn Hoa địa lan

9.9 Báo cáo kết quả việc thực hiện triển khai nội dung quản lý và khai thác NHCN; kết quả khai thác NHCN. (Báo cáo tổng hợp kết quả dự án). Tổ chức thực hiện và quản lý dự án

Phần I. Kết quả thực hiện dự án

I.1 Nội dung công việc đã thực hiện

I.1.1  Điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin

I.1.1.1 Khái quát về xây dựng NHCN gắn với địa danh Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Nhằm mục đích thực hiện việc xây dựng thương hiệu gắn với địa danh Đà Lạt cho sản phẩm hoa, nhóm thực hiện đã nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kinh nghiệm về bảo hộ yếu tố chỉ dẫn địa lý trong thương hiệu. Theo quy định của pháp luật SHTT của nước ta hiện nay, có các hình thức bảo hộ địa danh trong thương hiệu gồm:

Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận

Việc thực hiện bảo hộ địa danh theo hình thức chỉ dẫn địa lý đòi hỏi xác định được rõ ràng (có thể đo lường một cách khoa học) các đặc thù của sản phẩm là do các đặc thù của vùng địa lý đó tạo ra. Vấn đề này cần phải có các nghiên cứu để chỉ ra được bằng chứng đó, tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Việc quản lý chỉ dẫn địa lý thường được quy định chặt chẽ từ nguồn gốc, cách thức chế tạo sản phẩm, do chính quyền quy định để đảm bảo các đặc tính riêng biệt của sản phẩm. Nhờ việc quản lý chặt chẽ, nó tạo cơ sở có độ tin cậy cao cho việc xác lập uy tín đối với người tiêu dùng. Chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản quốc gia.

NHCN là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Điểm thuận lợi của hình thức này là không đòi hỏi đầu tư nhiều như hình thức chỉ dẫn địa lý, nhưng có thể dễ tạo được lòng tin với khách hàng hơn hình thức nhãn hiệu tập thể. Lý do chính là NHCN không do tự người sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó công bố mà là do một bên thứ ba chứng nhận. Cơ chế chứng nhận của bên thứ ba là một cơ chế mang tính khách quan, phổ biến trong thương mại hiện nay để tạo dựng lòng tin cho khách hàng, người tiêu dùng không có đủ điều kiện để tự mình xác định, mà cũng không thật tin tưởng vào sự tự công bố của người cung ứng hàng hóa.

  • Các tiêu chí chứng nhận gồm hai phần về chứng nhận xuất xứ thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Việc thực hiện sản xuất kinh doanh ở đây có thể chỉ là một phần trong quá trình, tùy thực tế sản xuất ở địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất kinh doanh, mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Đối với tiêu chí chất lượng sản phẩm cần phản ánh sự cân bằng lợi ích giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các tiêu chí tùy thuộc đặc tính của sản phẩm, phản ánh nhu cầu thị trường. Mức chất lượng cụ thể cần chọn để có thể phản ánh mức độ quản lý chất lượng của khu vực sản xuất, có thể đảm bảo tốt nhất cho người tiêu dùng, có thể lấy theo mức trung bình tiên tiến của khu vực sản xuất. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 
  • Việc xây dựng các quy định về quản lý phải căn cứ vào các quy định pháp luật, nhưng đạt được bởi sự đồng thuận của các đại diện cho cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tham gia sử dụng NHCN.
  • Mô hình quản lý và phát triển NHCN cho nông sản của các địa phương trong nước khá đa dạng. Với thực tế cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, cơ quan quản lý NHCN thường là cơ quan của chính quyền địa phương hoặc do chính quyền ủy nhiệm.

Trường hợp vùng địa lý chứng nhận rộng hơn quyền hạn hành chính của cơ quan địa phương thực hiện việc chứng nhận, thì cần có sự phối hợp của các cơ quan đồng cấp ở các địa phương liên quan. Việc thực hiện chứng nhận có sự tham gia của các phòng kiểm nghiệm chất lượng đủ năng lực kỹ thuật và có tư cách pháp nhân. Việc cơ quan chính quyền thực hiện việc quản lý NHCN không chỉ là phù hợp theo quy định trong nước, mà cũng tương thích với quy định ở các nước khác, ví dụ như ở Mỹ. Đối tượng đăng ký tham gia sử dụng NHCN có thể trực tiếp là các hộ sản xuất kinh doanh nông sản hay là hợp tác xã tiêu thụ, việc này phụ thuộc thực tế quy mô sản xuất và mức quan hệ trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đối với sản phẩm hoa Đà Lạt, việc chọn lựa mô hình có thể tương tự như các sản phẩm rau, trà, cà phê đã được xây dựng NHCN ở tỉnh.

I.1.1.2 Về hoa Đà Lạt và hoa địa lan Đà Lạt

Đà Lạt được vinh danh là thành phố hoa bởi các điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho các loài hoa. Ở Đà Lạt không chỉ các nhà vườn trồng hoa quy mô, được canh tác với các ứng dụng công nghệ tương đối khá so với cả nước, mà còn có thể thấy hoa dại mọc ở khắp nơi, đủ loại tạo nên cho thành phố một vẻ đẹp rất riêng có. Vinh danh người trồng hoa, nghề trồng hoa tỉnh Lâm

Đồng đã tổ chức nhiều Lễ hội Hoa, Festival Hoa Đà Lạt và Chính phủ chính thức công nhận Đà Lạt là thành phố Festival Hoa.

Nghề trồng hoa được phát triển ở Đà Lạt từ lâu, từ khi các cư dân từ các miền đến đây lập nghiệp, mang theo nghề trồng hoa từ quê nhà. Làng hoa Hà Đông được thành lập vào năm 1938, khi người dân ở các làng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá (Hà Nội) vào Đà Lạt. Làng hoa Vạn Thành được hình thành năm 1960, với các người dân Hà Nam đầu tiên vào đây sinh sống, vừa trồng rau và trồng hoa. Làng hoa Thái Phiên, với các dân cư từ miền Trung đến lập nghiệp với nghề trồng rau, cây ăn trái; đến năm 1956, người dân trồng thử các giống hoa có nguồn gốc từ Pháp như Hoàng anh, Lay-ơn, Xạc-ra, Cẩm tú cầu, hoa Hồng, hoa Cúc… sau đó nhanh chóng trở thành một vùng sản xuất hoa chủ yếu của dân địa phương. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Ngày nay, ngành nghề trồng hoa phát triển ra các khu vực phụ cận thành phố Đà Lạt như các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà,… Các loại hoa trồng phổ biến là cúc, hồng, xa lem, lay ơn, ly ly, cát tường,… và đặc sản của vùng núi cao là hoa địa lan. Diện tích trồng hoa ở Đà Lạt khoảng trên 2000 ha, với sản lượng cắt cành mỗi năm khoảng 01 tỷ cành.

Cây địa lan (Cymbidium spp.) được trồng tại Việt Nam chỉ tập trung ở các vùng núi cao như Sapa, Đà Lạt,… tạo nên loại cây trồng đặc hữu và cũng là thương hiệu mang giá trị thương mại cao.

Hoa địa lan được ưa chuộng do sự phong phú về màu sắc và hình dáng hoa, thuộc họ lan Orchidaceae, bộ Orchidales, phân lớp Liliopsida, ngành Ngọc lan Magnoliophyta (Angiespermae). Đây là một họ lớn, nằm trên nhánh tiến hóa cao nhất của lớp một lá mầm, có gần 450 chi với khoảng 20.000 loài và phát triển theo hướng thụ phấn nhờ côn trùng.

Cymbidium là một chi của họ lan, đã được nhà thực vật học người Thụy Điển Otto Swartz mô tả năm 1799. Theo Jean Camard (1978), có trên 60 loài phân bố ở Châu Á (Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam), châu Úc và châu Mỹ. Ở Việt Nam, Cymbidium có khoảng 12 loài phân bố ở Đà Lạt và một số vùng rừng phía Bắc với độ cao trên 1.500m. Phần lớn các loài trong chi này sống ở các vùng rừng núi khá cao, khô và lạnh, một vài loài khác chịu được điều kiện nóng ẩm của rừng nhiệt đới. Đối với các giống địa lan hiện đang được trồng phổ biến, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt ban ngày 24 – 270C, ban đêm về mùa khô là 7 – 130C, ñoä aåm khoâng khí töø 60 – 70%, ñoä aåm giaù theå 70 – 80%, cheá ñoä aùnh saùng töø 50 – 60%. Nhiệt độ tối ưu cho cây lan Cymbidium vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa là: 7,5 – 13oC vào ban đêm và 18,5 – 24oC vào ban ngày. Sau khi đã có chồi hoa, nhiệt độ thích hợp nhất để cho cành hoa phát triển tốt là từ: 13 – 24oC. Ở nhiệt độ cao cây lan Cymbidium không thể ra hoa được. Đa số giống địa lan cho hoa khoảng tháng 11,12 năm trước đến khoảng tháng 2 năm sau.

Ánh sáng là điều kiện rất quan trọng cho cây lan Cymbidium phát triển. Do có xuất xứ từ những vùng khí hậu lạnh và ánh sáng chói chang của châu Á, cây lan cần nhiều ánh sáng, nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp, mà phải là ánh sáng khuếch tán. Vậy nên khi trồng Cymbidium phải có lưới che thích hợp. Căn cứ vào nhu cầu ánh sáng, có nhiều chế độ che sáng khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý về cây giống, tuổi cây và thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Ở châu Mỹ và Châu Âu, người ta không cần che ánh sáng vào mùa đông, vào mùa hè thường che từ 30 – 50% ánh sáng, tuỳ theo giống. Nhìn chung, cây lan Cymbidium cần lượng ánh sáng khá cao: giai đoạn cây con dưới 3 tháng tuổi từ: 30.000 – 40.000 Lux; giai đoạn cây trưởng thành, lượng ánh sáng cần thiết từ 60.000 80.000 Lux. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Địa lan Cymbidium là cây thân thảo, đa niên và đẻ nhánh hàng năm, tạo thành những bụi nhỏ. Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh), có loài rễ ăn sâu trong bọng cây và trong đất mùn. Thân ngầm của cây (căn hành) thường ngắn nối những củ lan với nhau, các củ lan thực chất là cành ngắn của căn hành. Củ già khi bị tách khỏi căn hành, có thể mọc ra những đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con. Củ lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1 – 15 cm, củ thường được bọc trong các bẹ lá (Hình 1.)

thường có hai dạng: dạng vẩy dính theo một đoạn căn hành và dạng thực dính trên giả hành. Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Vài loài không có cuống lá. Lá có dạng mũi mác, dạng phiến. Đầu lá nhọn chia thành 2 thùy, kích thước của bản lá biến động từ 0,5 – 6 cm, chiều dài của lá thay đổi từ 10 – 150 cm. Phiến lá thường có màu xanh đậm, một số ít có màu xanh vàng. Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành và trong nách của các bẹ lá già. Thông thường mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân, chồi hoa thường no tròn còn chồi thân thì hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc đâm ra hai phía hình đuôi cá, còn ở chồi hoa thì các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa. Phát hoa không phân nhánh, dựng đứng hay buông thỏng. Chiều dài của phát hoa từ 10 -100 cm. Cành hoa mang từ vài đến vài chục búp hoa xếp luân phiên theo đường xoắn ốc. (hình 2.)

Thoạt nhìn, hoa Cymbidium có 5 cánh gần giống nhau, thực ra chỉ có 2 cánh hoa ở bên trong, còn lại là 3 lá đài ở bên ngoài, có cấu trúc và màu sắc giống cánh hoa. Cánh hoa thứ 3 chuyển hóa thành cánh môi, màu sắc rực rỡ hơn, xẻ thành 3 thùy tạo ra dạng nửa hình ống. Hai thùy bên ôm lấy trụ, thùy thứ 3 có dạng bầu hay nhọn tạo thành hình đáy thuyền, làm chỗ đậu cho côn trùng khi đến hút mật và thụ phấn cho hoa. Giữa cánh môi có 2 gờ dọc song song màu vàng (Hình 3). Tận cùng bên trong có dĩa mật và đôi khi có những tuyến tiết mùi hương. Hoa địa lan lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái cùng gắn chung trên một trục gọi là trục hợp nhụy. Hoa địa lan đa dạng và phong phú về màu sắc. Hoa địa lan có nhiều màu sắc, thay đổi từ màu trắng đến màu hồng, nâu, đỏ, cam, vàng, xanh và có những màu trung gian phức tạp. Ngoài ra, trên cánh môi còn có những nét khảm sặc sỡ và cầu kỳ. Quả lan là một nang chứa 3 góc và bên trong có chứa hàng trăm ngàn hạt.

Khi chín, quả mở theo 3 đường góc và gieo vào không khí những hạt như bụi phấn màu vàng lụa. Khi rơi vào nơi có điều kiện ẩm độ, ánh sáng thích hợp và có nấm cộng sinh tham gia, hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây mới.

Hoa địa lan Đà Lạt là loại hoa đặc hữu, có giá trị kinh tế đối với địa phương nên trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu để hoàn chỉnh quy trình trồng và sản xuất. Năm 2004-2005, tỉnh đã có đề tài “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh và các biện pháp phòng trừ bệnh chết củ địa lan tại Đà Lạt – Lâm Đồng” nhằm tìm ra nguyên nhân bệnh thối củ, thối rễ gây chết địa lan hàng loạt. Đề tài đã xác định được các tác nhân cơ bản là nấm bệnh và virus, xuất phát từ điều kiện độ ẩm cao, giá thể không thoát nước tốt, sự lây lan do khoảng cách chậu không hợp lý hoặc/và lan truyền qua hệ thống thoát nước tưới, tiêu không được kiểm soát tốt; chưa có cách thuốc điều trị đặc trưng, biện pháp chủ yếu là phòng ngừa. Vào năm 2006-2007, tỉnh đã phê duyệt thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình trồng địa lan theo hướng kiểm soát an toàn dịch bệnh” và năm 2007-2009 thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất hoa tại Đà Lạt – Lâm Đồng” trên cơ sở các kết quả của đề tài. Các nghiên cứu về nhân giống đã được thực hiện từ năm 2005 đến 2007 với đề tài “Ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học để sản xuất cây giống hoa địa lan (Cymbidium) tại Đà Lạt” và dự án sản xuất thử nghiệm “Sản xuất thử nghiệm cây dâu tây, salem và địa lan tại Đà Lạt bằng công nghệ nuôi cấy mô quang tự dưỡng”. Về cơ bản, các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác phòng ngừa bệnh đã được triển khai thành các mô hình kiểm nghiệm trong thực tế và đã đề xuất được các quy trình tương đối phù hợp với điều kiện của Đà Lạt. Các quy trình được trình bày trong sản phẩm.

Việc thu hái, bảo quản đã được nghiên cứu trong đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý bảo quản và đóng gói thích hợp cho một số loại hoa cắt cành tại Đà Lạt phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” trong thời gian 2006-2007. Đề tài đã đề ra các quy trình thu hái các loại hoa, trong đó có địa lan Đà Lạt, cũng như các giải pháp bảo quản sau thu hoạch. Kết hợp các tài liệu khác và kết quả đề tài là cơ sở cho việc xây dựng các quy trình về thu hái, bảo quản hoa địa lan theo sản phẩm 8 (Phụ lục Các sản phẩm của dự án).

I.1.1.3 Điều tra, khảo sát thực địa

Mục đích điều tra, khảo sát: nhằm xác lập những chỉ tiêu định lượng và định tính đối với việc trồng trọt và kinh doanh sản phẩm hoa lan Cymbidium tại Đà Lạt – Lâm Đồng, phục vụ cho chương trình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm hoa lan Cymbidium.

Trên cơ sở thông tin sơ bộ về tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoa lan Cymbidium tại các địa phương do Hội hoa lan Đà Lạt quản lý và thống kê của Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt cho thấy: vùng tập trung sản xuất thuộc thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, có khoảng 300-400 cơ sở (hộ) trồng địa lan, số lượng các cơ sỏ (hộ) cụ thể luôn biến động do xu thế sử dụng đất ở Đà Lạt và tình hình bệnh thối củ, thối rễ; quy mô sản xuất hoa lan Cymbidium tại Đà Lạt có nhiều cấp độ khác nhau, từ vài trăm chậu đến hàng chục ngàn chậu. Trên địa bàn cũng hình thành các cơ sở (hộ) kinh doanh sản phẩm hoa địa lan cắt cành hoặc kinh doanh hoa chậu. Các cơ sở, hộ kinh doanh thì hoạt động tập trung vào mùa thu hoạch hoa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Các vấn đề cần điều tra chủ yếu là quy mô sản xuất kinh doanh, giống sử dụng, các vấn đề về sử dụng tiêu chuẩn sản phẩm, các tiêu chí quan tâm nhiều về chất lượng, vấn đề kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thu hái, bảo quản, sử dụng nhãn hiệu và thị trường. Chương trình điều tra, khảo sát được thực hiện trên cơ sở mẫu phiếu (xem Phụ lục Các sản phẩm của dự án, sản phẩm 1, phần mẫu phiếu khảo sát) đã được xây dựng riêng cho nhóm hộ/cơ sở sản xuất (320 hộ) và nhóm hộ/cơ sở kinh doanh sản phẩm hoa lan Cymbidium (80 hộ) phân theo từng địa bàn cơ sở nuôi trồng và kinh doanh sản phẩm hoa lan Cymbidium trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương (về cơ bản gần như diều tra hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh). Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Tổ chức điều tra do Trung tâm Nông nghiệp Thành phố Đà Lạt thực hiện thông qua mạng lưới nhân viên khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở tại các địa bàn để tổ chức khảo sát theo mẫu phiếu đã chuẩn bị. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn ghi chép thông tin cho nhóm thành viên khảo sát. Thực hiện phỏng vấn và ghi chép trực tiếp vào mẫu phiếu. Việc xử lý số liệu được thực hiện bằng bảng tính Microsoft Excel. Kết luận chung sau khi xử lý kết quả điều tra:

1 a) Quy mô đầu tư, tổ chức sản xuất

Hoạt động sản xuất hoa lan Cymbidium hiện nay vẫn còn đang ở trình độ thấp với quy mô nhỏ.

Diện tích trồng hoa lan Cymbidium trung bình hiện nay là 725 m2/hộ/cơ sở; quy mô phổ biến và chiếm tỷ lệ cao là các nhóm từ 200 – 700 m2 (52,8%) và từ 1.000 m2 đến dưới 5.000 m2 (26,6%). Các cơ sở có quy mô sản xuất trên 5000 m2 còn rất ít (1,3%) (hình 4).

Các cơ sở có quy mô sản xuất lớn, thực hiện quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất còn hạn chế. Hầu hết các hộ/cơ sở trồng lan Cymbidium đều trang bị nhà lưới để sản xuất với 98,1%. Đối với các hộ/cơ sở có trang bị nhà màng để trồng hoa lan Cymbidium thì mức độ còn hạn chế, với 22,8

  • số hộ/cơ sở có đầu tư

1 Việc sử dụng giống

Chủ yếu hiện nay vẫn là các giống có trước năm 1995 với các giống truyền thống là Vàng Ba Râu với trên 73,4% số hộ/cơ sở có nuôi trồng (15,3% cơ cấu), Xanh Thơm với trên 76,6 % số hộ/cơ sở nuôi trồng (16,7 % cơ cấu), Tím Hột trên 81,9% số hộ/cơ sở nuôi trồng (17,2% cơ cấu). Các giống lan đang được thị trường ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao như Cam Lửa, Vàng Mít, Vàng Golden, Vầng Trăng, Xanh Lưỡi Đỏ, Xanh Linh Ngọc,… chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu giống lan hiện nay, với tỷ lệ mỗi giống đa số không vượt quá 5% (Bảng 2).

c) Việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch

Việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật phổ thông để trồng lan Cymbidium đã được ứng dụng trên tất cả các hộ/cơ sở trồng lan tại Đà Lạt. Nhưng những giải pháp kỹ thuật tiên tiến còn áp dụng khá hạn chế, nhất là công nghệ sau thu hoạch.

Đối với công nghệ sau thu hoạch, 56,9% số hộ/cơ sở cho biết có áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhưng chủ yếu bảo quản hoa bằng bao lưới hoặc giấy mềm. Không có hộ/cơ sở nào có giải pháp bảo quản cụ thể, kể cả kỹ thuật đóng gói sản phẩm. (Bảng 3)

1.d) Tình hình hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh hoa lan Cymbidium chưa có tính hệ thống, chủ yếu là theo thời vụ, còn manh mún, nhỏ lẻ, điều kiện kinh doanh còn hạn chế.

Khu vực thu mua sản phẩm hoa lan Cymbidium chủ yếu là khu vực thành phố Đà Lạt với 94,1% sản lượng. Số hộ thu mua nhỏ lẻ (thu mua vài ngàn cành/năm) chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các hộ/cơ sở khảo sát (61,3%). Bên cạnh đó, có 21,3% ý kiến cho biết họ thu mua không cố định, mà tùy vào điều kiện kinh doanh. Thời điểm thu mua hoa lan Cymbidium chủ yếu vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau (72,5% ý kiến).

Quy mô nhà xưởng, kho bãi phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn rất hạn chế (43,8% ý kiến). Bình quân nhà xưởng, kho bãi để thực hiện các công đoạn bảo quản, bao gói sản phẩm chỉ đạt 36,9 m2/cơ sở.

1.e) Các tiêu chí chất lượng

Việc hiểu biết và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cho hoa địa lan Đà Lạt còn khá hạn chế (Bảng 4).

Các tiêu chí cần thiết đối với việc đánh giá chất lượng hoa lan Cymbidum và nhóm được đồng thuận với tỷ lệ cao: (1) số hoa trên cành, (2) chiều dài cành, (3) số hoa đã nở, (4) màu sắc hoa, (5) hình dáng cành, (7) mức độ sâu bệnh hại, các tổn thương cơ học, (8) kích thước hoa, (9) kiểu phân bố hoa và (10) công tác bảo quản sau thu hoạch (Bảng 5)

1.f) Nhận thức về nhãn hiệu và nhãn hiệu hoa Đà Lạt

Nhận thức về nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoa Đà Lạt còn hạn chế. Nhưng hầu hết sẵn sàng tham gia xây dựng thương hiệu nếu được sự hỗ trợ của nhà nước.

1.g) Vấn đề thị trường

Các thị trường tiêu thụ chính của địa lan Đà Lạt vẫn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (hình 5) Về giá cả, đa số ý kiến cho biết giá thu mua sản phẩm hoa lan Cymbidium được thực hiện theo phương thức thoả thuận (47,5%) hoặc theo giá thị trường (48,8%). Hình thức mua bán chủ yếu là tự do (62,5%) hoặc cung cấp cho đầu mối tiêu thụ (36,6%). Hình thức mua bán thông qua hợp đồng còn rất hạn chế (1,3%).

I.1.2  Xác định tiêu chí cần chứng nhận của sản phẩm Hoa địa lan Đà Lạt

Việc xác định các tiêu chí chứng nhận cho sản phẩm hoa địa lan mang NHCN Hoa Đà Lạt cần thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm đặc thù của địa phương và phù hợp định hướng phát triển ngành hàng chung của địa phương. Do vậy, các tiêu chí cơ bản phải là nguồn gốc, xuất xứ sản xuất kinh doanh sản phẩm hoa và các tiêu chí chất lượng cần thiết.

Tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ

Việc xác định các tiêu chí xuất xứ là yêu cầu có tính tự nhiên đối với sản phẩm mang NHCN gắn với địa danh. Việc xác định địa điểm sản xuất kinh doanh có nằm trong vùng địa lý phù hợp theo quy định của NHCN là một yếu tố cơ bản cho chứng nhận. Tuy nhiên, không phải luôn luôn yêu cầu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm phải năm trong vùng địa lý được xác định. Việc cho phép chỉ một phần trong quá trình sản xuất kinh doanh (một cách thích hợp) sản phẩm có gắn với vùng địa lý đó cũng có thể được công nhận. Việc xác định này cần phải đảm bảo tạo sự thúc đẩy mạnh hơn sự tiêu thụ sản phẩm, tạo nên lợi ích lớn hơn cho các sản phẩm địa phương (cộng đồng sản xuất bản địa), với điều kiện không ảnh hưởng đến uy tín chất lượng của các sản phẩm đó. Tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ của hoa là: hoa địa lan được ươm/trồng, chăm sóc và ra hoa tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng. (việc xác định vùng địa lý cụ thể xem tại mục xác định vùng địa lý). Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Thực tế, việc xác định tiêu chí xuất xứ dựa trên sự khai báo của người đăng ký tham gia sử dụng NHCN và do cơ quan quản lý NHCN, hoặc đơn vị được ủy quyền xác nhận theo hồ sơ xét cấp quyền sử dụng NHCN. Trong điều kiện tổ chức sản xuất hoa địa lan còn nhỏ lẻ, manh mún hiện nay, việc xác định điều kiện để tham gia NHCN chỉ dành cho các doanh nghiệp, cơ sở/hộ (để thuận tiện xin gọi chung là cơ sở) sản xuất kinh doanh hoa địa lan tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng. Các nội dung về tên cơ sở, diện tích trồng, địa chỉ sản xuất kinh doanh, giống, nguồn gốc giống và ngày, tháng thu hoạch là những thông tin giúp xác định xuất xứ của sản phẩm, là cơ sở để thực hiện chứng nhận các tiêu chí chất lượng, và có thể truy nguyên nguồn gốc.

Việc xác định vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất cho việc sinh trưởng và phát triển của hoa địa lan, cũng như thực tế phát triển sản xuất kinh doanh hoa địa lan tại Đà Lạt và vùng phụ cận căn cứ vào các thông số vùng khí hậu và kết quả khảo sát ý kiến của cơ sở trồng lan tại các hội thảo.

Các nghiên cứu số liệu tích lũy nhiều năm về khí hậu thủy văn tỉnh Lâm Đồng có thể chia ra làm 3 vùng (có 06 tiểu vùng) khí hậu cơ bản .Trong đó các vùng và tiểu vùng điều kiện khí hậu khá phù hợp để phát triển hoa địa lan, dựa trên các yếu tố cơ bản về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng (nắng). Các vùng cụ thể phù hợp gồm:

Vùng Đà Lạt, Lạc Dương: Khí hậu mát quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 17,5 – 19,50C, tháng lạnh nhất trung bình 9,4-15,60C. Lượng mưa trung bình năm 1.800-2.020mm. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 50-90% tổng lượng mưa của năm.

Vùng Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh: nhiệt độ trung bình năm 21,0 -23,00C, tháng lạnh nhất trung bình 12,5-18,50 Lượng mưa trung bình năm 1.350-1.600mm. Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 49-86% tổng lượng mưa của năm.

Các vùng này đều có biên độ nhiệt ngày bình quân khoảng 7-100C, điều đó thuận lợi cho việc trồng địa lan. Về lượng nắng trong năm ở Lâm Đồng dao động trong khoảng 2.000-2.400 giờ; tháng thấp nhất cũng đạt 130 giờ nắng. Nhìn chung, lượng ánh sáng là dư thừa cho việc trồng hoa địa lan. Hầu hết vườn trồng đều có giải pháp hạn chế bớt lượng ánh sáng bằng lưới đen, tùy theo tuổi của cây trồng. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Thông qua ý kiến chuyên gia tại hội thảo, thực tế sản xuất địa phương, để thuận lợi trong quá trình quản lý chọn vùng địa lý để chứng nhận xuất xứ hoa địa lan Đà Lạt là vùng Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng Lâm Hà, Di Linh và được xác định theo địa giới hành chính.

Tiêu chí về chất lượng

Việc xác định các tiêu chí chất lượng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hài hòa lợi ích giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Các tiêu chí cần phải xuất phát trên cả hai khía cạnh là các đặc tính tự nhiên của sản phẩm hoa địa lan và các nhu cầu thưởng ngoạn của người dùng, phản ánh qua nhu cầu của thị trường.

Các đặc tính tự nhiên của hoa địa lan cắt cành Đà Lạt cần đề cập khi xem xét là: các yếu tố như hình dáng, chiều cao phát hoa, màu sắc, kích cỡ hoa, số lượng và sự phân bố hoa trên cành, hương thơm là những yếu tố thể hiện đặc trưng của hoa (xem phần III.1.1.2 Về hoa Đà Lạt và hoa địa lan Đà Lạt). Các yếu tố về lá, hành giả và phân bố phát hoa trong chậu thể hiện các đặc trưng khi xem xét toàn thể cây hoa.

Theo điều tra về tình hình sản xuất kinh doanh ở trên, phản ánh các nhu cầu của thị trường, có 13 yếu tố được quan tâm nhất được xác định là cần thiết đối với việc đánh giá chất lượng sản phẩm hoa lan Cymbidum, trong đó nhóm 10 yếu tố được đồng thuận với tỷ lệ cao là: số hoa trên cành, chiều dài cành, số hoa đã nở, màu sắc hoa, hình dáng cành, mức độ sâu bệnh hại, các tổn thương cơ học, kích thước hoa, kiểu phân bố hoa và công tác bảo quản sau thu hoạch.

Chuẩn hóa các yếu tố trên các khía cạnh chia ra các tiêu chí cho hoa cắt cành và hoa chậu. Hệ thống tiêu chí đối với hoa cắt cành chọn gồm:

  1. Ngoại quan: về các khuyết tật, hình dáng cành hoa
  2. Chiều dài cành hoa
  3. Kích cỡ hoa
  4. Kết cấu phân bố hoa trên cành
  5. Màu sắc
  6. Hương thơm

Các tiêu chí đối với hoa chậu tương tự như đối với hoa cắt cành, ngoài ra thêm tiêu chí về chất lượng chậu hoa:

7 Chất lượng chậu hoa: tương quan số lượng hành giả và cành hoa, hình dáng các khuyết tật lá, hình dáng cành hoa và phân bố trong chậu Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Phương pháp dùng để đánh giá các tiêu chí chất lượng của sản phẩm hoa địa lan chủ yếu là cảm quan, đo đạc bằng thước. Để thực hiện đánh giá cảm quan, kết hợp nội dung xây dựng tài liệu mô tả về các giống, nhóm nghiên cứu đã thiết lập tài liệu mô tả khái quát về sản phẩm địa lan theo các giống thông dụng hiện nay tại Đà Lạt (xem sản phẩm 7 trong Phụ lục Các sản phẩm của dự án).

Đối với NHCN, việc xác định mức tiêu chí chất lượng không chỉ giải quyết quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh mà còn phải giải quyết mối quan hệ giữa người tham gia sử dụng NHCN và uy tín của tổ chức chứng nhận. Các mức chất lượng cụ thể cần căn cứ vào đặc tính của giống. Để xác định mức chất lượng của các chỉ tiêu cho sản phẩm hoa địa lan cần căn cứ thực tế sản xuất kinh doanh và xem xét chọn theo giá trị bình quân, vừa đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo khả năng sản xuất của các cơ sở ở địa phương. Việc xác định mẫu do Trung tâm Phân tích Chứng nhận chất lượng thực hiện với một số giống hoa địa lan được trồng phổ biến, ở một số các cơ sở sản xuất hoa tại Đà Lạt. Các số liệu cho thấy các thông số đạt được của hoa phù hợp với các chỉ số trong các tài liệu về giống hoa nhập nội tương ứng. (Phụ lục 01)

Các đề xuất tiêu chí chất lượng của sản phẩm Hoa địa lan mang địa danh Đà Lạt dùng để chứng nhận được thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu chuyên đề và tham khảo các catalogue về hoa địa lan tương ứng với các giống nhập nội hiện đang trồng tại Đà Lạt.

I.1.3 Xác định tổ chức chứng nhận NHCN Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Việc xác định tổ chức chứng nhận, là chủ sở hữu NHCN căn cứ vào các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành:

  • Tại khoản 4, điều 87 Luật SHTT quy định: Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký NHCN với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Tại khoản 6, điều 87 Luật SHTT quy định: người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Như vậy, tiêu chí xác định tổ chức là chủ sở hữu, thực hiện quản lý chứng nhận theo NHCN Hoa Đà Lạt là:

  • Có chức năng chứng nhận sản phẩm hoa địa lan Đà Lạt theo các tiêu chí đề ra.
  • Không tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh hoa.
  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hiện nay, tại địa phương, các tổ chức không phải cơ quan nhà nước thực hiện chức năng chứng nhận chưa sẵn sàng, trong khi đó UBND thành phố Đà Lạt đang thực hiện chức năng cơ quan quản lý với các sản phẩm đặc sản như NHCN Rau Đà Lạt. Với tính chất của NHCN, để thuận lợi và tạo cơ hội cho mọi đối tượng có thể tham gia sử dụng, hội thảo thống nhất chọn UBND thành phố Đà Lạt thực hiện vai trò cơ quan quản lý NHCN Hoa Đà Lạt.

I.1.4 Xây dựng quy định quản lý và sử dụng NHCN Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Việc xây dựng quy định quản lý và sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt được thực hiện theo các yêu cầu của pháp luật hiện hành, thực hiện theo hình thức: có quy định chung về quản lý sử dụng NHCN cho các loại hoa, các yếu tố chứng nhận liên quan đến từng loại hoa được quy định trong các văn bản riêng. Cụ thể hoa địa lan Đà Lạt là một loại hoa nằm trong NHCN có bản đồ và các tiêu chuẩn chất lượng để chứng nhận nằm trong một quyết định khác (Quyết định 1485/QĐ-UBND ngày 11/7/2011) so với quy định quản lý sử dụng NHCN (Quyết định 31/2011/QĐ-UBND ngày 22/06/2011). Cách thức thiết lập này thuận lợi cho việc mở rộng các đối tượng sản phẩm chứng nhận khác cùng sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt.

Theo điểm 37.6 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và quy chế sử dụng NHCN phải có các nội dung tương ứng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ và phải làm rõ các vấn đề sau:

Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

  • Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu.
  • Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…).
  • Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …).

I.1.5 Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN

Để thực hiện xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN hoa Đà Lạt với Cục Sở Hữu Trí Tuệ cần căn cứ vào Điều 105 của Luật về đơn đăng ký NHCN và các quy định hướng dẫn thi hành.

Trong quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký xây dựng mẫu nhãn hiệu, mà cụ thể là biểu trưng của nhãn hiệu (logo), Sở KH&CN đã thực hiện hội thảo trưng cầu ý kiến ý tưởng thiết kế của NHCN, và các ý kiến đã thống nhất: logo cần thể hiện đặc trưng riêng biệt của hoa Đà Lạt, có thể dùng hình tượng liên quan đến địa lan – một loại hoa đặc thù của Đà Lạt, nên thể hiện rõ tên địa danh, tuy nhiên phải đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng sau này khi dùng ở dạng tem nhãn hoặc in ấn trên bao bì. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Logo NHCN Hoa Đà Lạt khá đơn giản: màu đơn, tỷ lệ kích thước 2×3, thuận tiện trong việc sử dụng khi in thành tem hay dùng trên bao bì, thể hiện rõ thông điệp nhằm truyền tải các ý tưởng được đề nghị:

– Hình ảnh phác thảo cánh hoa có thể liên tưởng đến hoa địa lan hoặc hoa lys, cánh hoa thể hiện khát vọng vươn lên trên hình ảnh phảng phất của núi đồi Đà Lạt.

Chữ “Hoadalat” được trình bày cách điệu dưới dạng nét chữ mảnh, mềm mại nối liền và không tách rời khỏi hình ảnh phác thảo cánh hoa bên trên với hai phần ba được phủ dưới hình vòng cung nhẹ như hình ảnh núi đồi Đà Lạt với ý nghĩa là cội nguồn hoa.

I.1.6 Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý NHCN

Do phạm vi địa lý của NHCN Hoa Đà Lạt rộng hơn địa giới hành chính của thành phố Đà Lạt, nên cần có sự phối hợp thực hiện quản lý với các địa phương liên quan. Đây là vấn đề đặc biệt riêng có cho trường hợp chủ sở hữu NHCN là cơ quan công quyền. Sở KH&CN đã chủ trì một cuộc họp với UBND thành phố Đà Lạt và các UBND huyện nằm trong vùng phụ cận được sử dụng NHCN theo quy định nhằm thỏa thuận xây dựng một quy định phối hợp trong việc cấp quyền và quản lý việc sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh hoa ở Đà Lạt và vùng phụ cận có nhu cần sử dụng NHCN cần đề nghị với chủ NHCN (ở cùng phụ cận thông qua phòng Nông nghiệp huyện) để được xem xét chứng nhận theo tiêu chí quy định.

Một số nhận xét về mô hình với chính quyền địa phương thực hiện vai trò chủ NHCN:

Thuận lợi: đảm bảo tính định hướng cho phát triển kinh tế xã hội địa phương, dễ thuyết phục lòng tin của khách hàng, người tiêu dùng, có điều kiện huy động các nguồn lực thuộc quyền (tổ chức nhân sự, kinh phí) như là sự hỗ trợ của nhà nước để phát triển sản phẩm, lĩnh vực thế mạnh (tổ chức hoạt động chứng nhận, quảng bá sản phẩm được chứng nhận, lồng ghép quy hoạch và các chính sách tạo điều kiện đế phát triển sản phẩm), dễ đảm bảo tính công bằng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận sử dụng NHCN cho toàn thể các cơ sở sản xuất kinh doanh hoa trên địa bàn. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Hạn chế: dễ bị áp đặt bởi quan niệm về quản lý nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp thiếu nhân sự và điều kiện hoạt động chuyên sâu, do đó cần thuê các dịch vụ ngoài, nảy sinh vấn đề đảm bảo chất lượng hoạt động và phương thức phối hợp phức tạp.

  • Quan hệ khách hàng và các cơ sở sản xuất phối hợp (không thuộc cộng đồng sử dụng NHCN): nhận biết, tiêu thụ sản phẩm, phối hợp sản xuất kinh doanh.

I.1.7 Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý việc sử dụng NHCN Quy trình cấp quyền

1 Quy trình cấp quyền sử dụng NHCN:

1 Xây dựng các quy trình kỹ thuật

Việc xây dựng các quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản hoa có vai trò quan trọng trong việc định hướng các hoạt động sản xuất của các cơ sở theo các kỹ thuật tiến bộ, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm hoa. Quy trình kỹ thuật được kế thừa từ kết quả các nghiên cứu đã có trong các đề tài, dự án đã được nghiệm thu của tỉnh. Các quy trình được phổ biến cho các cơ sở áp dụng trong sản xuất để góp ý kiến trước khi ban hành chính thức thành tiêu chuẩn khuyến khích sử dụng.

Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác như là một tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng có ý nghĩa thực tế trong điều kiện các cơ sở sản xuất hoa, nhất là hoa địa lan thường quy mô nhỏ và phân tán, điều kiện sản xuất không giống nhau, các cơ sở có thể áp dụng các kinh nghiệm riêng cùng với quy trình cơ bản để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Việc khuyến khích áp dụng kỹ thuật sản xuất nhắm đến việc hài hòa giữa khả năng đạt chất lượng sản phẩm tốt và mức độ hưởng ứng của các cơ sở sản xuất với việc sử dụng NHCN.

Bộ quy định kỹ thuật hướng dẫn áp dụng cho việc ươm giống, trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Hoa địa lan sử dụng NHCN “Hoa Đà Lạt” gồm:

  • Quy trình ươm giống Hoa địa lan
  • Quy trình trồng, chăm sóc Hoa địa lan
  • Quy trình thu hái và bảo quản Hoa địa lan
  • Quy trình đóng gói, gắn tem nhãn Hoa địa lan

Các quy trình đã được hoàn chỉnh theo các ý kiến góp ý của các chuyên gia liên quan và các cơ sở sản xuất, được Sở KH&CN ban hành tạm thời để áp dụng khuyến khích áp dụng trong sản xuất khi tham gia dự án NHCN Hoa Đà Lạt cho sản phẩm hoa địa lan Đà Lạt.

1 Quy chế sử dụng tem nhãn của NHCN Hoa Đà Lạt Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Các nội dung quy định quyền hạn và nghĩa vụ, cách thức chung về sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt được thiết lập trong Quy chế Quản lý và sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt. Tuy nhiên, việc sử dụng biểu trưng trên bao bì, trong việc trưng bày và việc dán tem nhãn chứng nhận cần được quy định chi tiết nhằm nhất quán trong cách sử dụng và là cơ sở kiểm tra việc sử dụng. Tem và việc gắn tem chứng nhận trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm hoa được chứng nhận

  • Việc trình bày biểu trưng trên bao bì sản phẩm được chứng nhận, trên các phương tiện trưng bày sản phẩm được chứng nhận
  • Các hình thức vi phạm quy định sử dụng NHCN và cách xử lý

Tem chứng nhận do cơ quan quản lý NHCN là UBND thành phố Đà Lạt in và phát cho các đối tượng tham gia sử dụng (có thu phí theo mức chi phí thực tế để in). Theo quy định, việc dán tem thực tế tùy thuộc loại sản phẩm hoa và do cơ quan quản lý xác định, vì tùy loại hoa có thể gắn tem lên sản phẩm hoặc không phụ thuộc kích cỡ và giá trị thực tế của hoa để tránh không làm gia tăng giá của sản phẩm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Để thực hiện việc quản lý các cơ sở tham gia sử dụng NHCN hoa Đà Lạt, phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã đăng ký mã số, mã vạch sử dụng cho sản phẩm hoa các loại được chứng nhận là: 8938506787xxx. Để có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã lập sổ quản lý các cơ sở, cùng với địa điểm sản xuất thông qua hệ thống mã số, mã vạch (phụ lục 03). Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

I.1.8 Xây dựng hệ thống phương tiện, điều kiện quảng bá, khai thác giá trị NHCN

Việc xây dựng các phương tiện điều kiện quảng bá NHCN cho hoa địa lan Đà Lạt dựa trên hệ thống hóa lại các loại hoa địa lan đang được sản xuất, kinh doanh thực tế tại địa phương. Quá trình xây dựng một tài liệu nhằm mô tả khái quát sản phẩm hoa địa lan được phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp thành phố, đơn vị đã thực hiện điều tra khảo sát. Kết quả là Bộ tài liệu về các giống hoa địa lan Cymbidium tại Đà Lạt được xây dựng với các giống hoa trồng phổ biến nhập trước 1995, sau 1995 và những năm gần đây (phụ lục Các sản phẩm của dự án, sản phẩm 7). Mỗi giống hoa được mô tả khái quát đặc điểm kèm hình ảnh. Tài liệu còn nêu những đặc điểm khái quát và tình hình sản xuất tiêu thụ của địa lan Cymbidium tại Đà Lạt những năm gần đây. Tài liệu là cơ sở khoa học cung cấp các kiến thức cơ bản cho việc xây dựng các chương trình quảng bá về hoa địa lan.

I.1.9 Triển khai thực hiện hoạt động quản lý và khai thác NHCN

Để áp dụng thí điểm mô hình quản lý và khai thác NHCN hoa Đà Lạt với địa lan, Sở KH&CN đã phối hợp với phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt thực hiện tuyên truyền về NHCN hoa Đà Lạt. Trong Hội thảo nâng cao nhận thức về SHTT và nhãn hiệu chứng nhận, nhóm thực hiện dự án đã trao đổi, phổ biến các quy trình kỹ thuật trồng địa lan Cymbidium được xây dựng từ các kết quả đề tài, dự án đã nghiệm thu của tỉnh với trên 20 cơ sở sản xuất kinh doanh hoa địa lan Đà Lạt. Hội thảo đã nhận được các đóng góp về các quy trình và có thể áp dụng để tham gia chứng nhận sản phẩm. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Sau khi có văn bằng bảo hộ của Cục SHTT cấp, UBND thành phố Đà Lạt đã tổ chức việc cấp quyền sử dụng cho 02 cơ sở nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt 2012. Trong dịp Festival hoa và Tết Nguyên đán 2012 các cơ sở này đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm hoa địa lan đến với người tiêu dùng và du khách. Hai cơ sở được UBND Đà Lạt cấp quyền sử dụng NHCN là các cơ sở quy mô sản xuất phổ biến trung bình khoảng .1000-2.000 chậu (50% đang kỳ thu hoạch, tuổi 4-5). Các cơ sở này cũng đồng thời thực hiện hoạt động kinh doanh, phù hợp đặc điểm của tổ chức sản xuất hoa địa lan tại Đà Lạt. (Phụ lục 02)

Tổ chức giám sát việc tuân thủ Quy chế quản lý việc sử dụng NHCN đã được cơ quan quản lý thực hiện với các cơ sở tham gia, đối với một số giống hoa có hoa trong thời điểm kiểm tra, chủ yếu xem xét việc các cơ sở thực hiện việc dán nhãn và sử dụng biểu trưng NHCN Hoa Đà Lạt.

Thông qua việc triển khai ứng dụng thực tế mô hình quản lý đề xuất và các quy định hiện hành, nhóm thực hiện nhận thấy về cơ bản là phù hợp. Điểm thay đổi giữa phương án ban đầu là việc nộp đơn của các cơ sở ở vùng phụ cận trực tiếp tại các phòng Nông nghiệp huyện thay vì nộp tại phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt. Việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ sở.

I.2 Các kết quả đạt được Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

  • Báo cáo điều tra, khảo sát sơ bộ thông tin tài liệu làm cơ sở cho việc xây dựng NHCN.
  • Hệ thống các tiêu chí cần chứng nhận cho sản phẩm hoa địa lan kèm theo cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác định các tiêu chí đó. .
  • Bộ hồ sơ đơn đăng ký NHCN hoa địa lan Đà Lạt và kết quả xác lập đối với NHCN Hoa địa lan Đà Lạt.
  • Hệ thống các quy định về việc quản lý NHCN và kiểm soát chất lượng sản phẩm hoa địa lan mang NHCN Hoa Đà Lạt. 
  • Hệ thống các quy định về việc sử dụng NHCN trên thực tế .
  • Mô hình hệ thống các cơ quan tổ chức quản lý NHCN Hoa Đà Lạt.
  • Dấu hiệu nhận diện NHCN; dấu hiệu truy xuất nguồn gốc; hệ thống các phương tiện, điều kiện quảng bá NHCN hoa địa lan Đà Lạt.
  • Phụ lục hệ thống dấu hiệu nhận diện NHCN: Mẫu thiết kế logo NHCN “Hoa Đà Lạt”, mẫu thiết kế tem nhãn, quy định sử dụng tem nhãn.
  • Mã số quản lý cơ sở tham gia sử dụng NHCN Hoa Đà Lạt.
  • Bộ tài liệu về giống hoa địa lan phổ biến
  • Mẫu thiết kế các tờ rơi quảng bá NHCN
  • Khung chương trình quảng bá
  • Tài liệu hướng dẫn thủ tục thực hiện việc tham gia sử dụng NHCN “Hoa Đà Lạt”
  • Bộ quy định kỹ thuật hướng dẫn áp dụng cho việc ươm giống, trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Hoa địa lan sử dụng NHCN “Hoa Đà Lạt” gồm:
  • Quy trình ươm giống Hoa địa lan
  • Quy trình chăm sóc Hoa địa lan
  • Quy trình thu hái và bảo quản Hoa địa lan
  • Quy trình đóng gói, gắn tem nhãn Hoa địa lan
  • Kết quả việc thực hiện triển khai nội dung quản lý và khai thác NHCN.

I.3  Đánh giá chung về tổ chức thực hiện dự án Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan

Việc tổ chức thực hiện dự án mặc dù còn gặp những khó khăn trong quá trình triển khai, nhưng cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án đã có nhiều cố gắng để triển khai kế hoạch, phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia thực hiện dự án có kết quả, đảm bảo các nội dung của dự án yêu cầu.

Trong quá trình triển khai thực hiện, cơ quan chủ trì đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Cục Sở hữu trí tuệ, nhờ đó dự án đã được triển khai đầy đủ các nội dung, kịp thời cấp văn bằng bảo hộ đáp ứng vào thời điểm Festival Hoa – một sự kiện lớn để quảng bá và tôn vinh nghề trồng hoa ở địa phương. Việc bảo hộ NHCN Hoa Đà Lạt đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà sản xuất kinh doanh hoa Đà Lạt, đồng thời khẳng định giá trị của Hoa Đà Lạt, trong đó có hoa địa lan – một loại hoa đặc thù của Đà Lạt, tạo lòng tin với người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội. Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

I.4 Đánh giá về nội dung và kết quả 

Với việc NHCN Hoa Đà Lạt được bảo hộ đã đảm bảo giá giá trị về pháp lý, tạo cơ sở cho lòng tin của người tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm hoa địa lan mang NHCN “Đà Lạt” đối với địa phương nơi sản xuất sản phẩm.

Với các mục tiêu cụ thể, dự án đã đảm bảo thực hiện được việc xác định các tiêu chí, đặc tính cần chứng nhận của sản phẩm hoa địa lan mang NHCN “Đà Lạt”, ban hành thành quy định chính thức. Quy định các tiêu chí chất lượng này đã góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh hoa địa lan Đà Lạt.

Về mục tiêu nhân rộng, dự án đã tạo ra mô hình mẫu về tạo lập, quản lý và phát triển NHCN, phương pháp thực hiện có thể áp dụng nhân rộng cho các sản phẩm tương ứng của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác. Dự án đã tạo được khung quản lý NHCN cho tất cả các loại sản phẩm hoa Đà Lạt. Việc chứng nhận mở rộng cho các sản phẩm hoa khác của Đà Lạt chỉ cần xác định các tiêu chí chứng nhận và vùng địa lý tương ứng, theo phương pháp đã thực hiện với hoa địa lan trong dự án này.

I.5 Đánh giá về hiệu quả của dự án Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Dự án đã thực hiện việc hệ thống hóa các nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất hoa địa lan Đà Lạt và gắn kết với các yêu cầu của thị trường làm cơ sở xây dựng NHCN Hoa Đà Lạt, tạo nền tảng phát triển thương hiệu Hoa Đà Lạt nói chung. Dự án đã đưa ra mô hình quản lý NHCN thích hợp và phương pháp để tiếp tục phát triển NHCN hoa Đà Lạt cho các sản phẩm hoa khác tại địa phương.

Về thực tế, thương hiệu Hoa Đà Lạt đã được xác định với hình thức bảo hộ chính thức là NHCN, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thiết lập sự bảo hộ trong nước làm cơ sở cho việc đăng ký bảo hộ quốc tế, giúp khai thác lợi thế và tăng thị phần là những yếu tố rất quan trọng đối với một sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu

Dự án đã thực hiện nâng cao nhận thức của cộng đồng người sản xuất hoa tại Đà Lạt nói riêng và xã hội nói chung về giá trị thương hiệu Hoa Đà Lạt, thống nhất cách nhìn nhận và phát triển thương hiệu Hoa Đà Lạt. Dự án đưa NHCN vào thực tế, góp phần vào việc xác định nguồn gốc sản phẩm hoa, đảm bảo uy tín cho Hoa Đà Lạt, nhất là hoa địa lan một loại hoa đặc thù của Đà Lạt.

  • Việc nhận thức về quản lý, phát triển NHCN của cán bộ quản lý và các cơ sở sản xuất kinh doanh hoa còn hạn chế, vấn đề thị trường còn manh mún cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phát huy giá trị thương hiệu NHCN Hoa Đà Lạt.

Phần II. Kết luận và kiến nghị

II.1 Kết luận Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt” cho sản phẩm hoa địa lan của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” đưa vào vận hành góp phần thúc đẩy ngành sản xuất hoa đặc thù của địa phương.

  1. Dự án hệ thống tiêu chí chứng nhận chất lượng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm hoa địa lan mang NHCN Hoa Đà Lạt. Hệ thống tiêu chí làm cơ sở cho việc nâng cao uy tín của sản phẩm hoa trên thị trường.
  2. Dự án xây dựng được cơ chế thực hiện việc chứng nhận đồng thời xuất xứ và chất lượng hoa địa lan.
  3. Dự án đã hệ thống nhận diện về việc sử dụng tem nhãn làm cơ sở cho việc sử dụng trong thực tế NHCN Hoa Đà Lạt đối với sản phẩm hoa địa lan nói riêng và các loại hoa Đà Lạt được đưa vào chứng nhận tiếp sau này.
  4. Dự án xây dựng các tài liệu quảng bá cho sản phẩm hoa địa lan Đà Lạt, gồm tài liệu về các giống hoa địa lan trồng phổ biến tại Đà Lạt, tuyên truyền về NHCN hoa Đà Lạt để phổ biến cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hiểu biết và tham gia.

II.2 Kiến nghị

Kính đề nghị các ngành liên quan quan tâm, có cơ chế chính sách đầu tư phát triển vùng hoa Đà Lạt để Đà Lạt xứng đáng là thành phố hoa, để sản phẩm hoa có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, quy hoạch phát triển ngành hoa, hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quảng bá ở nước ngoài, phát triển thị trường xuất khẩu, học tập kinh nghiệm về phát triển thương hiệu và các hệ thống phân phối, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ tiếp cận về bản quyền các giống hoa địa lan nói riêng và các loại hoa khác dược trồng tại Đà Lạt nói chung… Tiểu luận: phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm hoa địa lan 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464