Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế – xã hội, giáo dục của huyện Vân Đồn

2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long (gồm 600 đảo lớn nhỏ, trong đó có 20 đảo có người ở), nằm ở phía Đông bắc tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả. Huyện Vân Đồn được thành lập năm 1994, gồm 12 đơn vị hành chính, diện tích đất tự nhiên là 551,3km2 với 43.056 người sinh sống (78 người/km2). Với vị trí địa lý như vậy, Huyện Vân Đồn có lợi thế trong việc phát triển ngành du lịch biển đảo và phát triển ngư nghiệp.

2.1.1.2. Về kinh tế – văn hoá xã hội

Căn cứ vào vị trí địa lý, tổ chức hành chính và cơ cấu kinh tế – xã hội, Vân Đồn có cơ cấu kinh tế khá hợp lý theo đặc trưng của một huyện ven biển: Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. Hiện nay, công nghiệp xây dựng chưa thật tương xứng với tiềm năng, dịch vụ vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính nội vùng; nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Những lợi thế về du lịch, về nông nghiệp sinh thái, về thuỷ sản có nhiều nhưng chưa được khai thác. Ngoài ra Vân Đồn còn có tới 68% diện tích đất tự nhiên là rừng và đát rừng, Rừng trên nhiều đảo xưa có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quý , đặc biệt đảo Ba Mùn là một rừng nguyên sinh đã từng được quy định là rừng quốc gia bảo vệ thiên nhiên (24-1-1977) nay vừa được Chính phủ cho thực hiện Dự án xây dựng “Vườn quốc gia Ba Mùn” với nhiều chương trình và vốn đầu tư lớn.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 8-12% trong giai đoạn 2010-2015, lên 10-15% giai đoạn 2015-2020.

Quy mô giá trị sản xuất năm 2014 gấp từ 2,84 đến 3,1 lần so với năm 2008 và dự kiến năm 2020 gấp 5 – 8 lần so với năm 2014. Giá trị bình quân sản xuất đầu người tăng từ 12,806 triệu đồng vào năm 2010 và 32.254-35.236 triệu đồng vào năm 2020.

Đến năm 2020, cơ bản xây dựng nền công nghiệp có công nghệ cao và dịch vụ du lịch hoạt động có kết quả ổn định. Hướng tới phát triển các ngành công nghiệp như khai thác than, khoáng sản và phát triển dịch vụ du lịch rừng và biển.

2.1.1.3. Về Giáo dục và Đào tạo Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Toàn huyện có 3 trường Trung học phổ thông, 6 trường Trung học cơ sở, 6 trường Phổ thông cơ sở, 8 trường Tiểu học và 12 trường Mầm non. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 02/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh các cấp học, các trường học trong toàn huyện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tuy nhiên do điều kiện về kinh tế của nhân dân còn hạn hẹp cho nên cơ sở vật chất của các nhà trường đa số chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn, đến nay có 5 đơn vị có trường Trung học cơ sở và Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ GV đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng GD&ĐT từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân trong toàn huyện.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Đặc điểm của trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.1.2.1. Quy mô trường lớp và điều kiện cơ sở vật chất

Quan Lạn là một xã đảo thuộc Huyện Vân Đồn, kinh tế, văn hoá và các mặt xã hội phát triển chậm so với các khu vực trong đất liền. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nhất là các thôn lẻ, nhiều thôn còn nghèo như thôn Tân Lập, Yến Hải, Sơn Hào…. Trình độ dân trí thấp, nhiều bậc phụ huynh còn chưa quan tâm đến học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. Trình độ học sinh không đồng đều, khả năng nhận thức còn hạn chế, chưa xác định đúng mục đích động cơ học tập. Địa bàn rộng, dân cư ở rải rác trong các thôn bản xa trường, nên nhiều học sinh phải đi học xa từ 7 km đến 15 km, có học sinh phải ở nhờ nhà họ hàng để học.

Trường Trung học phổ thông Quan Lạn được thành lập theo quyết định số: 2170/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh với mô hình trường Trung học cơ sở &THPT có nhiều cấp học trên cơ sở của trường Trung học cơ sở Quan Lạn. Sau khi thành lập trường Trung học phổ thông Quan Lạn tiếp nhận và học tập tại cơ sở của trường Trung học cơ sở Quan Lạn, gồm 8 phòng học cấp 4 được xây dựng từ năm 1994 trên phần diện tích 2.200m2 thuộc khu vực thôn Tân Phong của xã Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Về cơ sở vật chất – Trang thiết bị phục vụ học tập: nhìn chung về cơ sở vật chất do là trường mới thành lập nên hiện nay còn rất thiếu thốn. Toàn trường mới có 8 phòng học, nhà làm việc của Ban giám hiệu, nhà trực, phòng y tế; Riêng hệ thống nhà chức năng chưa có, thiếu sân chơi bãi tập; Trang thíêt bị được trang bị và mua sắm tương đối đầy đủ tuy nhiên do nhà trường không có phòng thực hành, thí nghiệm nên chưa có điều kiện để sử dụng và bảo quản hợp lý. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Sự thiếu thốn về cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của cả thầy và trò cũng như công tác quản lý của lãnh đạo. Cán bộ giáo viên (CBGV) và học sinh phải làm việc hai buổi/ngày, giáo viên – học sinh vất vả vì phải đi dạy và học xa làm mất thời gian cũng như tính ổn định về nề nếp.

Tuy nhiên, qua gần 10 năm thành lập, các thế hệ thầy cô giáo và các em học sinh trong nhà trường đã không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo dục trong nhà trưòng không ngừng được nâng lên, hàng năm tỉ lệ học sinh Khá, Giỏi, học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng không ngừng được nâng lên góp phần vào việc hỗ trợ nguồn nhân lực cho Tỉnh nhà cũng như trên địa phương. Nhà trường nhiều năm liền được công nhận là Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.

2.1.2.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Về đội ngũ Cán bộ giáo viên nhà trường: hiện nay nhà trường có 38 Cán bộ giáo viên, trong đó: ban giám hiệu: 3 người, 31 giáo viên và 4 nhân viên hành chính.

Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Quan Lạn

Như vậy, có thể nhận thấy đội ngũ CB-GV trường Trung học phổ thông Quan Lạn đa số là giáo viên trẻ, về chuyên môn có 26/31 GV đạt chuẩn.

Những năm gần đây, đội ngũ GV nhà trường đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của giáo viên nói riêng trong hoạt động dạy học, đã cố gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thể hiện: hiện nay có 1 đồng chí đang theo học Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, 02 đồng chí theo học đại học, điều đó chứng tỏ rằng việc tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học được GV luôn quan tâm và cố gắng, đồng thời cũng chứng tỏ rằng Cán bộ quản lý nhà trường luôn tạo điều kiện về mọi mặt để GV có thể yên tâm theo học, đào tạo trên chuẩn. Tuy vậy trình độ tin học và ngoại ngữ của GV chưa cao, do đó việc sử dụng các trang thiết bị còn hạn chế, một số GV còn lúng túng, chưa tích cực, chủ động tham gia đổi mới Phương pháp dạy học: phương pháp dạy và học còn lạc hậu.

Như vậy trường Trung học phổ thông Quan Lạn là trường mới thành lập có nhiều khó khăn thử thách nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về quy mô trường lớp cũng như về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ của nhà trường.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tổ chức khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng đạo đức học sinh trường Trung học phổ thông Quan Lạn, thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức và Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn, trên cơ sở thực tiễn thu được, xác lập các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục đạo đức trong các nhà trường.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng đạo đức học sinh trường Trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bao gồm những nội dung sau:

  • Kết quả xếp loại đạo đức học sinh trường Trung học phổ thông Quan Lạn + Thực trạng vi phạm đạo đức học sinh
  • Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức học sinh
  • Thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn;
  • Nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh + Hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh
  • Phương pháp Giáo dục đạo đức học sinh
  • Các lực lượng tham gia Giáo dục đạo đức học sinh
  • Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn;
  • Công tác xây dựng kế hoạch
  • Công tác tổ chức
  • Công tác chỉ đạo
  • Công tác kiểm tra, đánh giá

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Để thực hiện mục tiêu khảo sát, đánh giá thực trạng, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ Cán bộ quản lý & GV; PH và học sinh, số lượng cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.2: Đối tượng khảo sát thực trạng Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Đối với đội ngũ Cán bộ quản lý, GV chúng tôi trưng cầu ý kiến 3 nội dung: đặc điểm đạo đức học sinh, thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh và thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh.

Đối với PH và Học sinh chúng tôi trưng cầu ý kiến 2 nội dung: đặc điểm đạo đức học sinh và thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh.

2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

  • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên đối với đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh trường Trung học phổ thông Quan Lạn, Vân Đồn, Quảng Ninh.

Tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng trả lời, thu phiếu và xử lý kết quả.

  • Bảng hỏi: Bảng hỏi khảo sát dành chung cho Cán bộ quản lý và giáo viên (PL1).
  • Bảng hỏi dành cho PH (PL 2)
  • Bảng hỏi dành cho học sinh (PL 3)

Phương pháp phỏng vấn sâu, trò chuyện:

Trò chuyện với đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng đạo đức học sinh và thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trò chuyện, phỏng vấn sâu đội ngũ Lãnh đạo cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường để thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức, những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện và định hướng của nhà trường trong thời gian tới.

  • Thống kê và xử lý số liệu

Sau khi hoàn thành công việc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.

Đối với phần thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh và thực trạng đạo đức học sinh, chúng tôi phân tích theo số lượng người trả lời của từng phương án: Rất thường xuyên/ Rất ảnh hưởng/ Tốt; Thường xuyên/ Ảnh hưởng/ Khá; Thi Thoảng/ít ảnh hưởng/ Trung bình; Không thực hiện/ tổ chức/tham gia/ không ảnh hưởng/yếu; sau đó quy thành điểm trung bình tính theo thang đo khoảng và quy ước như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

  • Rất thường xuyên/rất ảnh hưởng/Tốt: 4 điểm: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tham gia nghiêm túc và hoàn thành ở mức độ tốt các nhiệm vụ.
  • Thường xuyên/ ảnh hưởng/ khá: 3 điểm: Xây dựng kế hoạch và thực hiện ở mức độ thường xuyên, kết quả thực hiện ở mức độ khá
  • Thỉnh thoảng/ ít ảnh hưởng/ TB: 2 điểm: Có xây dựng kế hoạch nhưng thực hiện không thường xuyên, kết quả thực hiện ở mức độ trung bình
  • Không thực hiện/ không ảnh hưởng/ yếu: 1 điểm: Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện các nội dung hoặc có xây dựng kế hoạch nhưng thực hiện đạt kết quả ở mức độ yếu kém

Sau đó chúng tôi tính điểm trung bình, đánh giá kết quả theo mức trung vị như sau:

  • Mức 1: giá trị trung bình từ 3,25 – 4: Rất thường xuyên/ rất ảnh hưởng/ tốt
  • Mức 2: giá trị trung bình từ 2,5 – cận 3,25: Thường xuyên/ ảnh hưởng/ khá
  • Mức 3: giá trị trung bình từ 1,75 – cận 2,5: Thỉnh thoảng/ ít ảnh hưởng/ trung bình
  • Mức 4: giá trị trung bình từ 1,0 – cận 1,75: Không thực hiện/tham gia/tổ chức/ yếu

Đối với phần thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh chúng tôi đánh giá mức độ thực hiện theo bốn mức độ thực hiện: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, sau đó phân tích theo tỷ lệ % số người trả lời và giá trị trung bình, tính giá trị trung bình và xếp hạng theo thang đánh giá khoảng.

2.3. Thực trạng đạo đức học sinh trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trường Trung học phổ thông Quan Lạn

Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện, hàng năm nhà trường tổ chức xếp loại hạnh kiểm đạo đức cho học sinh, kết quả xếp loại trong 3 năm 2013 – 2016 như sau:

Bảng 2.3: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh

Từ kết quả xếp loại đạo đức HS trường Trung học phổ thông Quan Lạn cho thấy: tỷ lệ HS bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tương đối cao: cụ thể năm học 2013 – 2014 có 11,80 %; năm học 2014-2015 có 8,83% và năm học 2015 – 2016 có 12,56%, tỷ lệ này không giảm qua các năm mà còn có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ HS được xếp loại Tốt cũng không cao, cụ thể năm học 2014 – 2015 cao nhất cũng chỉ có 64,44%. Như vậy, theo kết quả xếp loại của Nhà trường có thể đánh giá: HS trường Trung học phổ thông Quan Lạn còn nhiều vi phạm trong học tập, rèn luyện và cuộc sống, tỷ lệ HS chưa được đánh giá đạo đức Tốt còn nhiều, vậy nguyên nhân này từ đâu? Chúng tôi thiết nghĩ nhà trường cần có các phương pháp và hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

2.3.2. Thực trạng vi phạm đạo đức học sinh trường Trung học phổ thông Quan Lạn

Để tìm hiểu về mức độ vi phạm và những nội dung vi phạm đạo đức của HS dẫn đến kết quả xếp loại hạnh kiểm đạo đức thấp, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của Cán bộ giáo viên, PHHS và HS về thực trạng vi phạm đạo đức HS, kết quả thu được trên bảng 2.4:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng vi phạm đạo đức HS

Qua bảng khảo sát trên bảng 2.4 cho thấy Cán bộ quản lý, GV, PH và HS đánh giá HS trường Trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh vi phạm đạo đức ở mức độ thỉnh thoảng, điểm trung bình lần lượt là: 2,29; 2,26; 2,28.

Cả 3 đối tượng tham gia đánh giá là Cán bộ quản lý, GV; PH và HS đều đánh giá ở mức độ ngang nhau.

Xét về các nhóm vi phạm có thể thấy: xếp hạng ở mức cao nhất chủ yếu thuộc về những vi phạm trong học tập, thực hiện nề nếp của nhà trường.., cụ thể như: các nội dung “Ý thức học tập chưa cao, lười học, không học bài ở nhà”, “Nghỉ học không lý do, bỏ giờ trốn tiết, muộn giờ”; “Dối trá, gian lận trong kiểm tra và thi cử”, … được đánh giá ở mức độ thường xuyên vi phạm (điểm trung bình từ 2,5 – 3,25). Nhóm các hành vi vi phạm chuẩn mực văn hóa, lối sống, ý thức trong cuộc sống có điểm trung bình đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng (1,7 -2,5), các nội dung vi phạm như: “Vô lễ với thầy cô giáo và người lớn”, “Nói tục, chửi bậy, ăn nói thiếu văn hoá”, “Không giữ gìn vệ sinh nơi công cộng”, thậm chí là những hành vi vi phạm pháp luật như: “Trộm cắp, trấn lột tài sản, cắm xe”, “vi phạm luật giao thông”, “Hút thuốc lá, uống bia rượu” cũng được đánh giá thỉnh thoảng vẫn có những HS vi phạm. Hành vi sử dụng ma túy, chất gây nghiện được đánh giá không diễn ra ở cả ba đối tượng đánh giá, để làm rõ hơn nội dung này, chúng tôi phỏng vấn sâu thầy Nguyễn Văn H., kết quả như sau: “Quan Lạn là xã nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, mớ phát triển do vậy các dịch vụ chưa nở rộ, tình trạng HS nghiện hút chưa thấy, tuy nhiên Nhà trường vẫn rất quan tâm vấn đề này”.

Kết luận: HS trường Trung học phổ thông Quan Lạn, huyện Vân Đồn còn nhiều vi phạm so với chuẩn mực đạo đức, đặc biệt HS vi phạm trong học tập, chấp hành nội quy nề nếp của nhà trường diễn ra thường xuyên, tình trạng HS vi phạm chuẩn mực văn hóa, lối sống và ý thức công dân vẫn còn diễn ra nhiều. Cá biệt vẫn có những HS vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống. Kết quả phân tích trên cho thấy, trường Trung học phổ thông Quan Lạn cần có các biện pháp phù hợp nhằm tổ chức các hoạt động Giáo dục đạo đức cho HS tốt hơn nữa.

2.3.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm nội quy nêu trên của học sinh, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Thực trạng nguyên nhân ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% Cán bộ quản lý, GV; PH và HS đều cho rằng tất cả các nguyên nhân trên đều gây ảnh hưởng đến hành vi vi phạm đạo đức HS ở mức độ rất ảnh hưởng đến ảnh hưởng ( điểm trung bình cao nhất là 3,7; thấp nhất là 2,4).

Xếp ở vị trí cao nhất với hầu hết Cán bộ giáo viên, PH và HS được hỏi cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất dẫn đến việc học sinh vi phạm đạo đức đó là: Gia đình, XH buông lỏng quản lý với điểm đánh giá từ 3.5 ở HS đến 3.7 ở CB-GV. Xếp vị trí tiếp theo là những nguyên nhân “Người lớn chưa gương mẫu”, “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chưa chặt chẽ”; “Một bộ phận Cán bộ giáo viên chưa quan tâm tới Giáo dục đạo đức học sinh”; “Chưa có sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh”; “Phim ảnh sách báo không lành mạnh”…Tất cả các nguyên nhân này được đánh giá ở mức độ rất có ảnh hưởng với mức điểm đánh giá từ 2.8 đến 3.4.

Với những nguyên nhân: “Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông”; “Điều hành pháp luật chưa nghiêm”; “Tệ nạn xã hội” được đánh giá ở mức “có ảnh hưởng”, tuy nhiên HS đánh giá nguyên nhân: do tệ nạn xã hội dẫn đến HS vi phạm đạo đức ở mức điểm ảnh hưởng tương đối cao (3.1). Phỏng vấn sâu HS về vấn đề này, chúng tôi được biết “hầu hết những học sinh vi phạm đạo đức đều có dính líu đến các tệ nạn xã hội như trộm cắp, uống rượu bia, hút thuốc, gây gổ đánh nhau vì do đua đòi, một số học sinh nhà nghèo, không có tiền vì thế sinh ra trộm cắp trong nhà trường, ngoài xã hội,…”. Nội dung “ điều hành pháp luật chưa nghiêm” và “nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến Giáo dục đạo đức” được đánh giá ở mức “có ảnh hưởng” và xếp loại ở mức cuối cùng trong các nguyên nhân khảo sát.

Kết luận: các nguyên nhân chúng tôi khảo sát đều có ảnh hưởng đến hành vi phạm đạo đức của HS ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Các nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến hành vi vi phạm đạo đức của HS bao gồm: người lớn chưa gương mẫu; Gia đình, xã hội buông lỏng quản lý , Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chưa chặt chẽ; Một bộ phận Cán bộ giáo viên chưa quan tâm tới Giáo dục đạo đức học sinh; Chưa có sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh; Phim ảnh sách báo không lành mạnh …. Theo chúng tôi, để thực hiện tốt hoạt động giáo dục đạo đức HS cần có các biện pháp cụ thể, trong đó phải phối hợp chặt chẽ gia đình – nhà trường – xã hội, từng bước loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng, những nguyên nhân ảnh hưởng ra khỏi môi trường giáo dục HS.

2.4. Hoạt động Giáo dục đạo đức HS tại trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

2.4.1. Nhận thức vai trò của hoạt động Giáo dục đạo đức HS

Để tiến hành tìm hiểu về vai trò của Giáo dục đạo đức trong nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các khách thể, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhận thức của Cán bộ giáo viên, PH và HS về tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức trong trường Trung học phổ thông

Qua kết quả khảo sát bảng 2.6 cho thấy: 100% Cán bộ giáo viên và PH, HS cho rằng Giáo dục đạo đức là một trong những mục tiêu rất quan trọng và quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay, như vậy có thể thấy Cán bộ giáo viên và PH, HS nhà trường đã chú trọng tới công tác Giáo dục đạo đức trong nhà trường. Với HS thì có 69.4% được hỏi cho rằng công tác Giáo dục đạo đức là rất quan trọng và 25% cho rằng quan trọng, tuy nhiên vẫn còn 10 HS (5.6%) cho rằng công tác này ít quan trọng, qua trao đổi trực tiếp, một số HS cho rằng việc chính của nhà trường đó là truyền thụ kiến thức cho HS và HS có nhiệm vụ là học tập thật tốt còn đạo đức thì mỗi người HS phải tự rèn luyện cho bản thân mình. Như vậy có thể thấy trong thời gian tới nhà trường cùng với PHHS và các ban ngành đoàn thể cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức HS để toàn bộ HS hiểu được rằng để làm người công dân có ích cho gia đình, cho xã hội thì không chỉ có kiến thức văn hóa mà còn phải có đạo đức tốt, biết kính trên nhường dưới, biết tránh xa các tệ nạn xã hội…

2.4.2. Thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.4.2.1. Nội dung giáo dục đạo đức Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Tìm hiểu những nội dung Giáo dục đạo đức học sinh và mức độ nhà trường đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của Cán bộ giáo viên, PH và HS nhà trường, kết quả cụ thể trên bảng 2.7.

Bảng 2.7: Thực trạng các nội dung Giáo dục đạo đức cho HS

cho HS đều được Nhà trường, GV tổ chức thực hiện, các nội dung Giáo dục đạo đức cho HS được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên, không có nội dung nào được đánh giá ở mức độ “ít thực hiện” và “không thực hiện”.

Các nội dung được tổ chức thực hiện ở mức độ “rất thường xuyên” bao gồm: trung thực, thật thà; đoàn kết, hiếu thảo với ông bà cha mẹ; tôn trọng nội quy pháp luật; Yêu nước, yêu hoà bình ,yêu CNXH; Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể … được đánh giá với mức điểm trung bình từ 3,5 đến 3,7. Các nội dung còn lại: giáo dục giới tính; lòng nhân ái vị tha; ý thức vượt khó vươn lên trong học tập; Giáo dục lối sống văn hoá; …. được đánh giá ở mức độ “thường xuyên thực hiện” với mức điểm đánh giá trung bình từ 3.0 đến 3.4.

So sánh kết quả đánh giá giữa Cán bộ giáo viên với PH và HS thấy rằng: PH đánh giá thấp hơn so với đánh giá của Cán bộ giáo viên và HS, nguyên nhân có thể là do PH ít tham gia các hoạt động Giáo dục đạo đức cùng với nhà trường. Người thực hiện và người tiếp thu những nội dung này là Cán bộ giáo viên và HS, do vậy họ có những đánh giá tương đối chính xác hơn so với PH.

Thông qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy, trong thời gian qua trường Trung học phổ thông Quan Lạn đã thực hiện tương đối đa dạng các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh và mức độ tổ chức được đánh giá ở mức thường xuyên và rất thường xuyên. Tuy nhiên, tỷ lệ HS vi phạm đạo đức còn cao, câu hỏi đặt ra là nguyên nhân từ đâu? Để giải đáp những nội dung trên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu các hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục.

2.4.2.2.Các hình thức giáo dục đạo đức

Để kết làm tốt hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh đòi hỏi người Cán bộ giáo viên và các tổ chức phối hợp phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi các biện pháp, hình thức tổ chức phong phú, có như vậy mới thu hút được sự quan tâm của học sinh. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của Cán bộ giáo viên, PHHS và HS nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Thực trạng các hình thức Giáo dục đạo đức học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Phân tích kết quả trên bảng 2.8: Các hình thức Giáo dục đạo đức học sinh đều được trường Trung học phổ thông Quan Lạn tổ chức thực hiện song ở các mức độ khác nhau và chủ yếu được đánh giá ở mức độ “thường xuyên” và “thi thoảng”.

Các hình thức giáo dục truyền thống như: tích hợp Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp; Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt, tiết học ngoài giờ lên lớp (theo chủ đề trong tuần, trong tháng); Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, qua các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; Giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi .. được đánh giá với mức điểm cao nhất, xếp từ vị trí 1 đến 5. Đây là những hình thức truyền thống được thực hiện qua nhiều năm, nhiều thế hệ học trò và cũng là những quy định nằm trong chương trình bắt buộc của ngành giáo dục.

Các hình thức giáo dục mang tính đổi mới so với một xã đảo như: các hoạt động thực tế, thăm quan dã ngoại; Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo; Giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu theo chủ đề về đạo đức học sinh … thì được đánh giá ở mức thực hiện thấp nhất, qua trao đổi phỏng vấn sâu Thầy giáo Nguyễn Văn H cho rằng: các hình thức này nhà trường ít khi thực hiện nếu có thực hiện thì cũng không ở diện rộng mà chỉ có thể tổ chức cho các em là học sinh giỏi được đi tham quan hoặc thực hiện theo chủ để với nhóm nhỏ, ngoài ra một phần cũng do kinh phí nhà trường hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân địa phương còn khó khăn, ngoài ra còn vấn đề an toàn của các em khi tham gia. Vì vậy nhà trường chưa thường xuyên tổ chức hình thức này trong Giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.4.2.3. Các phương pháp giáo dục đạo đức

Cũng như các hình thức, các phương pháp giáo dục cũng là một trong các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả Giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả khảo sát các phương pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện trên bảng 2.9

Bảng 2.9: Thực trạng các phương pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh

Cán bộ, giáo viên trường Trung học phổ thông Quan Lạn chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp tuyên truyền, thuyết phục bao gồm các phương pháp: phương pháp khuyên giải; trao đổi, đối thoại; phương pháp nêu gương, làm gương. Kết quả đánh giá của Cán bộ giáo viên, PH và HS tương đối giống nhau với điểm trung bình lần lượt là: 3,5; 3,3; 3,3. Hai nhóm phương pháp cón lại được đánh giá ở mức thấp hơn, điểm trung bình gần tiệm cận với mức “thỉnh thoảng”, điều đó cho thấy hiệu quả, tần suất thực hiện chưa cao. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Tìm hiêu sâu hơn, chúng tôi được biêt: hầu hết Cán bộ giáo viên nhà trường đã sử dụng nhóm phương pháp thuyết phục trong giáo dục đạo đức cho HS như: thường xuyên khuyên giải, trao đổi, đối thoại với học sinh từ đó tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để có phương pháp, hình thức giáo dục đạt hiệu quả, ngoài ra bản thân các thày cô giáo cũng tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức để làm gương cho các em học sinh trong trường (theo số liệu báo cáo và tham khảo trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường mà chúng tôi nắm được, trong nhiều năm qua Cán bộ giáo viên trong nhà trường không có ai vi phạm đạo đức nhà giáo).

Với truyền thống văn hóa của người Á Đông thì đây là phương pháp giáo dục đạo đức không những dễ thực hiện nhất, có hiệu quả nhất mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, tuy nhiên nếu không có những hình thức giáo dục phong phú và không phối hợp với các phương pháp khác thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Chúng tôi đề xuất: cần thực hiện phối hợp với hai nhóm phương pháp còn lại, đặc biệt là các phương pháp: Phương pháp tổ chức rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức; phương pháp đưa học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn; phương pháp khen thưởng; phương pháp trách phạt; phương pháp thi đua.

2.4.2.4. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh

Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu sự tham gia phối kết hợp của gia đình và các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội, vậy việc phối kết hợp được thực hiện như thế nào ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn trong thời gian qua, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của Cán bộ giáo viên, PH và HS nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Thực trạng công tác phối kết hợp các lực lượng trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn

Qua khảo sát cho thấy: Cả ba đối tượng khảo sát cho rằng các lực lượng như: Gia đình, Ban giám hiệu, Cán bộ giáo viên trong trường đã rất thường xuyên phối hợp trong việc Giáo dục đạo đức cho học sinh với mức điểm đánh giá từ 3,5 đến 3,6, sau đó là việc phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên.

Việc phối hợp với Cấp ủy, chính quyền địa phương trong Giáo dục đạo đức cho học sinh được Cán bộ giáo viên đánh giá khá cao với mức điểm 3,0, tuy nhiên PH và HS đánh giá việc phối hợp với lực lượng này chưa cao. Đặc biệt là việc phối hợp với các tổ chức xã hội, với các ban ngành như: Tuyên giáo, Hội khuyến học… được PH và HS đánh giá ở mức thỉnh thoảng mới thực hiện với điểm đánh giá thấp từ 1,8 đến 2,2, khi tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi nhận thấy: Các lực lượng này ít khi tới trường, thậm chí có ý kiến cho rằng việc Giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc của các gia đình và nhà trường. Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới nhà trường Trung học phổ thông Quan Lạn cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu vai trò của các lực lượng trong việc phối kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Để hiểu rõ được thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về các mặt cụ thể sau đây:

2.5.1. Công tác xây dựng kế hoạch

Bảng 2.11: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn

Qua khảo sát ý kiến của Cán bộ quản lý và GV, kết quả bảng 2.11 cho thấy: 100% số ý kiến được hỏi cho rằng nhà trường đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch Giáo dục đạo đức học sinh, điểm trung bình từ 3,21 đến 3,48; các nội dung số 1,2 thực hiện mức độ Tốt, các nội dung 3,4,5,6 thực hiện ở mức độ khá; cụ thể như sau:

  • Nội dung số 1, “Xây dựng kế hoạch hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh đầy đủ mục tiêu, nội dung, hình thức .. cho cả năm học” có 57,57% Cán bộ giáo viên đánh giá thực hiện tốt; 33.33% đánh giá ở mức khá và có 9,09% đánh giá ở mức trung bình, không có ý kiến nào đánh giá ở mức yếu.
  • Nội dung số 2 “Xây dựng kế hoạch Giáo dục đạo đức theo chủ điểm”: 45,45% đánh giá mức tốt; 45,45% đánh giá mức khá, tuy nhiên vẫn còn 9,09% cho rằng việc thực hiện công tác này chỉ dừng lại ở mức độ trung bình.
  • Với các nội dung: Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động Giáo dục đạo đức; Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong Giáo dục đạo đức cho học sinh, có cùng 42,42% Cán bộ giáo viên cho rằng nhà trường đã thực hiện tốt và 39.39% đánh giá thực hiện ở mức khá ngoài ra còn tới 18,18% ý kiến cho rằng mức độ thực hiện công tác này của nhà trường chỉ ở mức trung bình.

Kết quả phân tích trên cho thấy: công tác xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Giáo dục đạo đức HS ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn được đánh giá không cao, tỷ lệ GV đánh giá mức độ Tốt ở các nội dung đều dưới 50 %, còn lại là mức độ Khá và Trung bình, không có mức độ yếu. Trao đổi với cán bộ, giáo viên trong trường, có nhiều ý kiến cho rằng: việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch Giáo dục đạo đức chỉ là hình thức, lãnh đạo phê duyệt rồi để đấy, hoạt động Giáo dục đạo đức do GV chủ động theo kinh nghiệm mà chưa có sự được triển khai, hướng dẫn cụ thể của nhà trường, nhiều GV tập trung vào dạy kiến thức cho HS để ứng phó với thi cử. Trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường, chúng tôi được biết: Việc xác định mục tiêu giáo dục đạo đức và xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm học, từng học kỳ do đồng chí Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng sau đó triển khai đến các tổ chuyên môn, các ban ngành trong trường và các giáo viên chủ nhiệm cùng các giáo viên bộ môn. Do đó các mục tiêu Giáo dục đạo đức cho học sinh rất sát thực và có tính khả thi cao vì đã cân đối được các thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt yếu, các nguồn lực về con người và tài chính…Kế hoạch cũng được đồng chí Hiệu trưởng phân định thời gian, phân công người phụ trách cho từng nội dung giáo dục cụ thể trong từng giai đoạn và cả năm học.

2.5.2. Công tác tổ chức Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Đây là một nội dung quản lý được đánh giá rất quan trọng ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn trong những năm qua. Kết quả khảo sát về thực trạng công tác tổ chức được thể hiện trên bảng 2.12.

Bảng 2.12: Thực trạng công tác tổ chức hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh

Kết quả trên bảng 2.12: công tác tổ chức được CB-GV trường Trung học phổ thông Quan Lạn đánh giá ở các mức độ Tốt, điểm trung bình từ 3,30 đến 3,57.

Xếp ở vị trí số 1, nội dung “Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Giáo dục đạo đức học sinh”; xếp vị trí thứ 2 là nội dung số 2 và số 4: “Xây dựng các lực lượng tham gia Giáo dục đạo đức cho học sinh” và “Phân cấp cho tổ chuyên môn triển khai và thực hiện tích hợp Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động dạy học”; xếp vị trí cuối là nội dung số 3: “Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính ..”.

Xét về tổng thể (điểm trung bình) được đánh giá ở mức độ Tốt, tuy nhiên độ phân tán các phương án trả lời cao, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ khá và trung bình nhiều, cụ thể: ở tất cả các tiêu chí đánh giá, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ khá và trung bình đạt gần 50 %. Theo chúng tôi, trong thời gian tới trường Trung học phổ thông Quan Lạn cần tiếp tục quan tâm nội dung này, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý, Nhà trường cần có biện pháp quản lý tốt hơn trong thời gian tới.

2.5.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện

Chỉ đạo đội ngũ thực hiện các nội dung Giáo dục đạo đức học sinh theo đúng kế hoạch, đúng nội dung và yêu cầu một cách sát sao là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả quản lý cho nhà trường. Để tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của Cán bộ giáo viên nhà trường, kết quả thu được như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Bảng 2.13: Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh

Kết quả khảo sát trên bản 2.13 cho thấy: công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh đã được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên kết quả thực hiện một số nội dung chưa cao. Các nội dung từ số 1 đến 4 có điểm trung bình từ 3,27 đến 3,42 trong khung đánh giá mức độ Tốt, tuy nhiên tiệm cận với mức độ Khá. Các nội dung số 5, 6 có điểm trung bình từ 3,09 đến 3,24 chỉ được đánh giá ở mức độ khá.

Tỷ lệ CB, GV đánh giá cao nhất là nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục Giáo dục đạo đức thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế” với 51,51% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ tốt; 39,39% đánh giá ở mức độ khá; 9,09% đánh giá ở mức độ trung bình, không có đánh giá ở mức yếu. Các nội dung số 3, 4, 5 được đánh giá ở mức độ tốt tương đối ngang nhau; nội dung số 6 “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng đạt được của học sinh” được đánh giá ở mức độ thấp nhất với 30,3% ý kiến đánh giá thực hiện tốt; 48,48% đánh giá mức khá và 21,21% đánh gia ở mức trung bình.

2.5.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng “làm ít báo cáo nhiều”, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động. Do vậy để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của Cán bộ giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14: Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức học sinh

Phân tích kết quả trên bảng 2.14: CB-GV đánh giá công tác kiểm tra hoạt động Giáo dục đạo đức ở trường Trung học phổ thông Quan lạn ở mức độ khá, điểm trung bình đạt được từ 3,15 đến 3,33. Tuy nhiên, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức độ Trung bình tương đối cao, cụ thể: nội dung số 1, 3, 4 “ Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ trong năm học”; “Có phương pháp hợp lý và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đạo đức học sinh theo từng học kỳ và từng năm học” và “Kịp thời phê bình, nhắc nhở những cá nhân vi phạm và tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc” đều có tỷ lệ CB- GV đánh giá ở mức trung bình ở mức 21,21%; nội dung số 2 “Xây dựng các lực lượng kiểm tra, công cụ kiểm tra” có tới 24,24 % CB-GV đánh giá ở mức trung bình.

Như vậy có gần ¼ Cán bộ giáo viên trường Trung học phổ thông Quan Lạn đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh ở mức độ trung bình, điều này chứng tỏ công tác quản lý được đánh giá chưa cao. Qua thực tế, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhà trường thì việc kiểm tra đánh giá công tác Giáo dục đạo đức học sinh của trường thường được thực hiện hàng tuần, cuối học kỳ và kết thúc năm học, tuy nhiên kết quả thực hiện sau kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên được rút kinh nghiệm, vì thế hiệu quả của công tác này ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn trong thời gian qua là không cao.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.6.1. Những kết quả đạt được Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Trường Trung học phổ thông Quan Lạn đã có sự quan tâm quản lý hoạt động giáo Giáo dục đạo đức học sinh, kết quả việc Giáo dục đạo đức học sinh của trường tương đối cao, số học sinh có hạnh kiểm tốt, khá các năm chiếm tỷ lệ từ 84% đến 87.44%, đã đào tạo ra những công dân tốt cho xã hội.

Tuy nhiên, số học sinh có hạnh kiểm trung bình – yếu cũng là một con số không nhỏ (9% đến 13,0%). Tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức lối sống còn nhiều, công tác quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức học sinh còn có những tồn tại hạn chế, cụ thể:

  • Việc xây dựng kế hoạch Giáo dục đạo đức của nhà trường chưa được đánh giá cao, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, nhiều GV đánh giá hoạt động này còn hình thức.
  • Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức của Nhà trường được đánh giá ở mức độ Tốt, nhìn chung khá hợp lý. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động chưa đồng bộ dẫn đến kết quả chưa cao.
  • Nội dung các hoạt động Giáo dục đạo đức có thực hiện nhưng chỉ ở mức độ trung bình, chưa thu hút được học sinh thực sự muốn tham gia để rèn luyện.
  • Tiến hành sử dụng các phương pháp Giáo dục đạo đức chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện của bản thân.
  • Vai trò của các lực lượng đã được thể hiện thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể nhưng vẫn chưa có được sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ.
  • Công tác kiểm tra đánh giá cũng đã thể hiện được bằng việc xây dựng được hệ thống kiểm tra đánh giá và được số hoá bằng điểm. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời. Việc đánh giá động viên khen thưởng hầu như nhà trường làm chưa tốt.
  • Ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Số học sinh thi thoảng vi phạm nội quy ở mức cao có nội dung đến 50%

2.6.2. Nguyên nhân thực trạng

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức ở trường THPT Quan Lạn có thể do một số nguyên nhân sau đây:

2.6.2.1. Nguyên nhân khách quan Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

  • Do các cấp lãnh đạo và xã hội đánh giá việc giáo dục ở các trường thường nghiêng về chất lượng văn hoá (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 và đại học, cao đẳng) nhiều hơn là chất lượng về đạo đức, vì thường quan niệm học lực kém, văn hoá kém sẽ đi đôi với ý thức kém. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến sự nhận thức của các cán bộ quản lý và ảnh hưởng đến việc xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường.
  • Do ảnh hưởng của gia đình và môi trường xã hội phần nào tác động đến hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường.
  • Do phần lớn Giáo viên chủ nhiệm mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề còn ít nên thiếu kinh nghiệm về cuộc sống lẫn biện pháp giáo dục.
  • Mặt khác, do tiền lương khôn phù hợp với tình hình giá cả thị trường hiện nay, giáo viên phải làm thêm nghề phụ hoặc đi dạy một số trường nên ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm.

2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan

  • Cán bộ quản lý chưa đánh giá đúng vai trò của giáo dục nhà trường là chủ đạo và quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, đặc biệt trong giáo dục đạo đức.Vì vậy việc xây dựng kế hoạch Giáo dục đạo đức cụ thể trong từng giai đoạn thường bị xem nhẹ và chưa đặt ngang tầm với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy. Thường kế hoạch Giáo dục đạo đức chỉ đưa vào một phần kế hoạch của năm và sau đó ít được triển khai vào các hoạt động của trường.
  • Công tác Giáo dục đạo đức chưa được tuyên  truyền  rộng rãi trong tập thể giáo viên, nên việc nhận thức đầy đủ về công tác này chưa nhiều .
  • Do việc chỉ đạo quản lý Giáo dục đạo đức của nhà trường còn nhiều nhược điểm như: Chưa có sự thống nhất về hệ thống chỉ đạo, chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ cho giáo viên bộ môn tham gia giáo dục đạo đức. Việc chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm làm công tác Giáo dục đạo đức cũng chưa thực sự sâu sắc (lấy giờ giáo dục đạo đức dạy văn hoá, hoặc không tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm chủ nhiệm cũng chưa thực sự tập trung và đạt hiệu quả cao). Vì vậy công tác chủ nhiệm của trường nói chung chỉ đạt mức trung bình.
  • Sự phối hợp của Giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt do Giáo viên chủ nhiệm thiếu nhiệt tình và phụ huynh chưa quan tâm đúng mức (chỉ tiếp xúc khi được mời hoặc không tiếp xúc vì quá bận).
  • Hoạt động của Đoàn thanh niên trong Giáo dục đạo đức chưa thật sự toàn diện và hiệu quả ở mức không cao.
  • Thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường làm chưa tốt, một phần là do các Cán bộ quản lý chưa quyết tâm và sự nhận thức của xã hội về vấn đề này chưa nhiều.
  • Việc đánh giá, khen thưởng của trường còn nhiều hạn chế (chưa có tiêu chí đánh giá công tác của Giáo viên chủ nhiệm cụ thể, hoặc tiêu chí không rõ ràng). Vì vậy không có tác dụng kích thích động viên người làm nhiệm vụ.

2.6.3. Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quan Lạn huyện Vân Đồn

2.6.3.1. Thuận lợi Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Trường đóng và tuyển sinh ở địa bàn xã đảo nên không có nhiều điều kiện và cơ hội cho học sinh bị lôi kéo hay bị thu hút vào các tệ nạn. Gia đình các em học sinh hầu hết là gia đình thuần nông chân chất, chưa chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Các em thường là ở cách xa nhau, đi học về phải giúp đỡ gia đình làm những việc nhà nông, do đó các em ít có điều kiện để tụ tập ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức.

Có các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý cũng như đánh giá xếp loại học sinh: Thông tư 58/2011/TT – BG&ĐT của Bộ GD&ĐT về đánh giá, xếp loại học sinh; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học…

Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đồng tâm chung sức trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Cán bộ Ủy ban nhân dân các xã trong vùng tuyển sinh của trường và phụ huynh học sinh đều ủng hộ và giúp sức nhà trường trong các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức học sinh: thông báo đến từng phụ huynh thông qua hệ thống loa truyền thanh và nhắc nhở trong thôn bởi các trưởng khu hành chính với gia đình có học sinh vi phạm; xử lý các quán hàng thực hiện kinh doanh không lành mạnh cho học sinh cầm đồ, chơi games, bi a, những thanh niên xấu lôi kéo học sinh hoặc các vụ gây rối mất trật tự trị an…

2.6.3.2. Khó khăn

Trình độ dân trí thấp, nhận thức còn nhiều hạn chế nên nhiều phụ huynh chưa biết giáo dục con, dung túng con nói dối, cho tiền tiêu tự do, bất lực trước khi con đi vào con đường xấu. Tư tưởng “trăm sự nhờ thầy”, phó mặc cho các thầy cô giáo giáo dục con mà mải mê kiếm tiền không có thời gian giáo dục con.

Cơ chế thị trường thâm nhập, lôi kéo học sinh làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của học sinh.

Nhiều thanh niên bên ngoài không có việc làm thường tụ tập, lôi kéo, ép buộc học sinh vi phạm mà chưa có các biện pháp phối hợp triệt để giữa các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhà trường.

Cán bộ quản lý chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng năm: học sinh giỏi, học sinh thi đỗ tốt nghiệp, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng…

Một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh, do vậy các giờ lên lớp thường tập trung dạy văn hoá hoặc cắt xén giờ giáo dục đạo đức…

Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

Trường Trung học phổ thông Quan Lạn là trường mới thành lập được 10 năm, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn thiếu, hầu hết vừa mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường đang dần được nâng cao, công tác Giáo dục đạo đức của nhà trường đã được quan tâm, triển khai, hoạt động quản lý với nội dung giáo dục đạo đức chính trị cho học sinh đã tiến hành theo đúng quy trình và chức năng của nó. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số vấn đề các nhà quản lý cần xem xét:

Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, nội dung giáo dục còn nghèo nàn, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục còn đơn điệu và chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh.

Những thu hoạch của học sinh từ hoạt động giáo dục của nhà trường chưa cao, một trong những nguyên nhân là do: hoạt động giáo dục chưa được tiến hành đồng bộ; khâu kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chưa thực hiện tốt; nhà trường chưa khai thác một cách triệt để sự tham gia của các nguồn lực vào công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh.

Chính vì vậy mà tình hình học sinh gian lận trong thi cử, vi phạm nội quy nhà trường, tình trạng hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, trộm cắp, đánh bạc, vô lễ. chơi game… trong học sinh vẫn còn tiếp diễn.

Để khắc phục thực trạng nêu trên, rất cần thiết phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học

2 thoughts on “Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh Trung học

  1. Pingback: Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464