Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát
Sau 5 năm thành lập huyện, giáo dục huyện Nậm Pồ đã có những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là giáo dục ở cấp học mầm non. 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến trường, tỷ lệ học sinh hoàn thành Chương trình Giáo dục mầm non đạt 100%.
Huyện ủy đã ban hành các nghị quyết quan trọng về phát triển hệ thống trường mầm non; tập trung các nguồn lực đầu tư, tuyển dụng và ưu tiên bố trí đội ngũ giáo viên có năng lực có trình độ chuyên môn, triển khai kịp thời chế độ, chính sách của nhà nước, huy động các lực lượng xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà. Qua đó, đã góp phần ngăn chặn tình trạng trẻ mầm non không được ra lớp, duy trì tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày đảm bảo chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa trường lớp học, tuy nhiên bên cạnh đó với đặc thù của một huyện miền núi mới được chia tách thành lập, công tác giáo dục mầm non còn bất cập và hạn chế nhất định. Giáo dục về kiến thức, kĩ năng đều gặp phải nhiều khó khăn, cần sự chung tay của tất cả các cấp các ngành, có như vậy giáo dục mầm non Nậm Pồ mới có thể phát triển toàn diện sánh cùng các đơn vị thuận lợi.
Hằng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ đã triển khai tới các nhà trường trực thuộc cuộc vận động phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, đưa nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong các cơ sở Giáo dục MN. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và quản lý giáo dục học sinh ở trường cũng như ở nhà.
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ là 363 người (Trong đó: Cán bộ quản lý 50, giáo viên 313); tỷ lệ giáo viên/nhóm lớp nhà trẻ 80/76, đạt 1,05 Giáo viên/lớp; mẫu giáo 233/213, đạt 1,09 Giáo viên /lớp; mẫu giáo 5 tuổi 143/138, đạt 1,04 Giáo viên /lớp; Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Kết quả đánh giá, xếp loại công tác bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non: Tổng số được đánh giá xếp loại: 344 Cán bộ quản lý-GVMN. Trong đó: Cán bộ quản lý được đánh giá xếp loại: 48/50 đạt 96%; Giáo viên được đánh giá xếp loại 294 người, trong đó: Giỏi: 29/294 đạt 9,9%; Khá 172/294 đạt 58,5%; trung bình 91/294 đạt 31%; Không đạt 2/294 chiếm 0,7%.
Kết quả đánh giá, xếp loại theo chuẩn: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Xuất sắc 130/313 tỷ lệ 41,5%; khá 145/313 tỷ lệ 46,3%; trung bình 37/313 tỷ lệ 11,8%; kém 1/313 tỷ lệ 0,2%); Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non (Xuất sắc 39/50 tỷ lệ 78%; khá 11/50 tỷ lệ 22%). [11].
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ; làm rõ hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ đạt hiệu quả tối ưu.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo
- Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
- Thực trạng các phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 1.2.3. Khách thể khảo sát
- Ban Giám Hiệu trường: 20 người Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
- Giáo viên: 50 người.
- Tiến hành khảo sát tại 5 trường mầm non: Mầm non Si Pa Phìn, Mầm non Chà Nưa, Mầm non Nà Hỳ, Mầm non Nà Khoa, Mầm non Chà Cang.
2.1.2.4. Phương pháp khảo sát
- Quan sát các hoạt động bằng việc tham dự các buổi tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục tại các trường mầm non tiến hành khảo sát và các hoạt động xã hội với chủ đề có liên quan. Từ đó nắm được khái quát thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.
- Nghiên cứu kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của một số cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp. Các kế hoạch này có thể theo tuần, tháng, năm. Thông qua đó nhận thức được mức độ đầu tư cho giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục tại đơn vị trường đó.
- Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, Giáo viên về vấn đề xâm hại tình dục. Tiến hành lấy ý kiến thông qua phiếu khảo sát tại 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, nội dung của phiếu khảo sát gắn liền với giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cũng như công tác quản lý hoạt động này. Kết hợp với trò chuyện lấy ý kiến cá nhân của các đối tượng khảo sát để mang lại cái nhìn thực tế nhất về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ.
2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.2.1. Thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý GD, Giáo viên về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo
Nhận thức về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ là rất quan trọng, đặc biệt với những người làm công tác quản lý giáo dục ở nhà trường nói chung, trường mầm non nói riêng. Nếu Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục thì đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, tiến hành các hoạt động giáo dục ở nhà trường và gia đình, xã hội có liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay.
Khảo sát nhận thức của Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non, chúng tôi thu được kết quả như sau: đa số khách thể cho rằng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ là cần thiết (78,57%). Số còn lại đánh giá vai trò của hoạt động này là bình thường và không cần thiết (tỷ lệ lần lượt là 18,57% và 2,86%). Như chúng tôi đã phân tích, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một kỹ năng sống quan trọng của trẻ, giúp trẻ có thể phòng ngừa và ứng phó với hành vi xâm hại. Do đó, nhất thiết phải hình thành ở trẻ kỹ năng này, đặc biệt trong xã hội hiện nay, khi mà các vụ xâm hại trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhận thức về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức hoạt động này.
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo bao gồm những kiến thức về vùng kín của cơ thể; về quyền của trẻ đối với cơ thể của mình; về các biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục; về cách ứng xử trong các mối quan hệ để phòng ngừa sự xâm hại; về cách thoát hiểm trong tình huống bị xâm hại. Nghiên cứu thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2. 1. Đánh giá của Cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ về mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy: nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non chưa được thực hiện đúng mức và không đồng đều. Ở tất cả các nội dung, mức độ thỉnh thoảng chiếm đa số (từ trên 75% đến 90% ý kiến của cán bộ quản lý, từ trên 92% đến 96% ý kiến của giáo viên). Đặc biệt, nhiều nội dung chưa từng được thực hiện trong nhà trường: Từ những kiến thức về vùng kín của cơ thể, về quyền của trẻ đối với cơ thể mình là kiến thức nền tảng, là thành phần quan trọng của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục đến các kỹ năng ứng xử của trẻ trong các mối quan hệ, cách ứng phó và thoát hiểm khi bị xâm hại đều chưa được giáo dục một cách thường xuyên. Thực trạng này đòi hỏi Cán bộ quản lý của các nhà trường cần có biện pháp quản lý phù hợp để hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả trong các nhà trường.
2.2.3. Thực trạng phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
Khảo sát thực trạng các phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
2.2.3.1 Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
Bảng 2.2. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy: việc sử dụng những phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ ở trường mầm non có sự khác nhau, trong đó phương pháp làm mẫu, phương pháp làm cùng, phương pháp trò chuyện, giảng giải ngắn được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động này, tỷ lệ thường xuyên của các phương pháp này lần lượt là 64.44%, 58.89%, 100%.
Tuy nhiên, một phương pháp rất có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục vẫn chưa được giáo viên chú trọng thực hiện đó là phương pháp trò chơi. Khi sử dụng phương pháp này, trẻ sẽ được tham gia vào trò chơi là các tình huống cụ thể, từ đó rút ra kinh nghiệm và hình thành kỹ năng cần thiết cho bản thân. Tỷ lệ % giáo viên, nhà trường ít sử dụng phương pháp này là 52,86%. Vì vậy, chủ thể quản lý cần quán triệt việc sử dụng những phương pháp giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
2.2.3.2 Thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non
Kết quả khảo sát tại bảng 2.4 cho thấy hai hình thức giáo dục: qua chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ ở trường và qua hoạt động có chủ đích được sử dụng nhiều nhất trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo, tỷ lệ thường xuyên đều là 100%. Bên cạnh đó, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục qua tổ chức các hoạt động vui chơi, dạo chơi cho trẻ và qua tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường tỷ lệ không sử dụng là 21.43%, 11.43%. Với đặc trưng hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi vì thông qua hoạt động này trẻ vừa chơi vừa học. Do đó, đây cũng là hoạt động phù hợp để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Như vậy, có thể nói, việc lồng ghép các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ trong các hoạt động chưa phong phú và đòi hỏi chủ thể quản lý cần chỉ đạo sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục để đạt được hiệu quả tối đa.
2.2.4. Thực trạng đánh giá kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ mẫu giáo
Việc đánh giá kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ mẫu giáo phải thông qua thực tiễn, qua các hoạt động của trẻ. Khảo sát các hoạt động mà nhà trường mầm non sử dụng để đánh giá kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ mẫu giáo, chúng tôi thu được kết quả như sau: Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Bảng 2.4. Các hoạt động mà nhà trường đánh giá kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ mẫu giáo
Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, việc đánh giá kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ mẫu giáo chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên. Thậm chí, nhiều hoạt động chưa từng được sử dụng để đánh giá kỹ năng này của trẻ. Điều này cho trường mầm non mới chỉ chú trọng đến việc nuôi dưỡng, chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ thông qua một số hoạt động giáo dục ở nhà trường. Do đó, để đạt được mục tiêu giáo dục mầm non, nhà quản lý cần quán triệt lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục khác nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Quản lý mục tiêu giáo dục là cơ sở định hướng cho việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành hoạt động giáo dục ở nhà trường. Khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5. Đánh giá việc quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
Kết quả nghiên cứu cho thấy: thực trạng quản lý mục tiêu kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ được đánh giá thấp. Số ý kiến chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình và yếu kém. Tổng tỷ lệ % của hai mức độ này dao động từ 87% đến 90%. Điều đó đồng thời cho thấy, mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của trẻ mẫu giáo chưa rõ ràng, chưa được nhà trường chú trọng. Tất cả các nội dung quản lý, từ việc xác định mục tiêu của hoạt động đến việc xác định các nguồn lực hỗ trợ, xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung hoạt động để đạt mục tiêu cho đến kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục và xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động để đối chiếu với mục tiêu đề ra đều có ý kiến đánh giá ở mức độ yếu kém, còn mức tốt, khá là rất khiêm tốn.
Việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo giúp nhà quản lý và giáo viên hình dung được sự phát triển của trẻ sau các hoạt động giáo dục mà ở đây là kỹ năng phòng ngừa và ứng phó với hành vi xâm hại tình dục. Để quản lý mục tiêu giáo dục có hiệu quả, nhà quản lý cần xác định được các hoạt động, các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục. Như vậy, có thể thấy, quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo bao gồm một chuỗi các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một hoạt động không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động khác và tới kết quả của hoạt động chung. Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Có sự khác biệt trong đánh giá của Cán bộ quản lý và Giáo viên về quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non. Theo chúng tôi, vị trí công tác, nhiệm vụ cần thực hiện của các nhóm khách thể đã tạo nên sự khác biệt này.
Với kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ có thể thấy kết luận nội dung quản lý này còn hạn chế, đòi hỏi nhà quản lý cần có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo nói riêng, chất lượng giáo dục kỹ năng sống nói chung của nhà trường.
2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Khảo sát ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
Kết quả khảo sát cho thấy: công tác quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầm non ở huyện Nậm Pồ đã được thực hiện nhưng còn nhiều hạn chế, từ việc Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ theo các văn bản của Nhà nước, của ngành, Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ theo đúng các nội dung đã được xây dựng, Chỉ đạo việc lựa chọn các hoạt động giáo dục để tiến hành giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục đến việc Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ... Vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá các nội dung quản lý này ở mức độ yếu kém với tỷ lệ % ở Cán bộ quản lý dao động từ 30% đến 50%, ở Giáo viên từ 20% đến 44%. Điều đó cho thấy công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ chưa được quan tâm. Trao đổi với chúng tôi, cô Lò Việt Hà giáo viên trường mầm non Si Pa Phìn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chia sẻ: Có lẽ do địa bàn sinh sống là vùng cao, người dân thật thà nên rất ít các vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ở địa bàn Huyện. Do đó, nhà trường chưa chú trọng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em, tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn tiềm ẩn nguy cơ….Theo chúng tôi, đây là một quan niệm sai lầm trong công tác giáo dục trẻ bởi vì: Thứ nhất, không thể chờ có các vụ xâm hại xảy ra mới giáo dục trẻ em; thứ hai, có thể các vụ xâm hại trẻ em ở vùng cao là hiếm gặp nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà giáo dục không cần quan tâm. Kể cả trên địa bàn chưa từng xảy ra các vụ việc này thì công tác phòng chống vẫn là cần thiết. Ngăn chặn những bất hạnh, những nỗi đau, hậu quả xấu dù là đối với 1 đứa trẻ cũng là việc cần làm đối với người lớn, với nhà giáo dục và xã hội. Thứ ba, như chúng tôi đã phân tích, việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục giúp hình thành ở trẻ kỹ năng phòng ngừa và thoát hiểm khi bị xâm hại. Đứa trẻ có thể không bị xâm hại khi còn nhỏ ở địa bàn nơi mình sinh sống nhưng nguy cơ vẫn rình rập nó ở những nơi khác, ở độ tuổi khác. v.v.
Thực trạng trên đòi hỏi các nhà quản lý cần sớm có biện pháp khắc phục bởi kế hoạch được lập nhưng không chỉ đạo thực hiện xây dựng nội dung giáo dục, kiểm tra, đôn đốc, không thực hiện nghiêm túc việc khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ… thì sẽ không mang lại kết quả cho hoạt động.
2.3.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Nghiên cứu thực trạng quản lý phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên qua ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên, chúng tôi thu được kết quả như sau.
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non (theo đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên)
Kết quả khảo sát cho thấy, việc quản lý phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non chưa được đánh giá cao. Còn nhiều ý kiến đánh giá hoạt động này ở mức yếu kém, đặc biệt là ở các nội dung Chỉ đạo lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, Tổ chức khảo sát, đánh giáo hiệu quả của từng phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ (tỷ lệ % ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên đối với các nội dung này lần lượt là 40%, 44% và 50%, 40%). Như vậy, có mối quan hệ chặt chẽ giữa các nội dung quản lý: từ việc quản lý mục tiêu đến nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo. Do đó, chủ thể quản lý cần tiến hành đồng bộ những nội dung quản lý, khắc phục hạn chế ở tất cả các khâu của quá trình quản lý để đảm bảo hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo.
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non (theo ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên)
Tương tự như kết quả khảo sát công tác quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ còn nhiều yếu kém, được thể hiện ở tỷ lệ % đánh giá các mức độ thực hiện của hai nhóm khách thể khảo sát. Số ý kiến đánh giá mức độ yếu kém ở tất cả các nội dung khảo sát đều tương đối cao (CBQL từ 40% đến 50%; Giáo viên từ 20% đến 40%). Đặc biệt, những hoạt động chiếm ưu thế đối với việc hình thành kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ mẫu giáo cũng chưa được quan tâm chỉ đạo (tỷ lệ % Cán bộ quản lý và Giáo viên đánh giá nội dung này ở mức yếu kém lần lượt là 50% và 40%).
Có sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa Cán bộ quản lý và Giáo viên ở hầu hết các nội dung khảo sát. Theo chúng tôi, vị trí công tác, sự am hiểu về công việc, chức năng quản lý đã tạo nên sự khác biệt này.
Tóm lại, từ thực trạng quản lý hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần đánh giá lại tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ và đẩy mạnh công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động này để đảm bảo mục tiêu giáo dục.
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý, giúp cán bộ quản lý nắm bắt được kết quả của hoạt động, từ đó đối chiếu với mục tiêu đề ra để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Nghiên cứu thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, chúng tôi thu được kết quả như sau: Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế. Đa số các nội dung khảo sát đều được đánh giá chủ yếu ở mức độ trung bình và yếu kém. Trong hoạt động quản lý, nếu một khâu chưa thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì ảnh hưởng đến các khâu khác và tới kết quả chung của hoạt động này. Do đó, Cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Nậm Pồ cần nghiêm túc tiến hành những biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cũng như các nội dung quản lý khác để đảm bảo kết quả giáo dục kỹ năng PTXHTD cho trẻ mẫu giáo.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo. Khảo sát ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý và Giáo viên các trường mầm non về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10. Đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục NPCXHTD cho trẻ mẫu giáo
Kết quả thống kê ở bảng 2.10 cho thấy trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đánh giá là ảnh hưởng lớn nhất (tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng là 100%). Để hoạt động quản lý có hiệu quả, trước hết đòi hỏi đội ngũ Cán bộ quản lý phải có năng lực quản lý, điều hành để xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động được triển khai, đồng thời họ phải có năng lực chuyên môn tốt, am hiểu về các lĩnh vực hoạt động của nhà trường để có thể phát hiện ra ưu, nhược điểm của đội ngũ giáo viên khi tiến hành hoạt động và hỗ trợ kịp thời. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế trong cả việc xác định mục tiêu, chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này. Điều đó chứng tỏ Cán bộ quản lý còn gặp phải nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường, đội ngũ Cán bộ quản lý trường mầm non huyện Nậm Pồ cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn của bản thân.
Nhận thức của Cán bộ quản lý và nhận thức của Giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo là các yếu tố tiếp theo được đánh giá ảnh hưởng đến hoạt động quản lý này (số ý kiến đánh giá ảnh hưởng là 92,7%). Nhận thức là cơ sở của hành động. Nếu nhận thức không đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo sẽ khiến cho đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên thiếu quan tâm đến hoạt động này khiến cho hoạt động đó sẽ kém hiệu quả. Từ thực trạng kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo và thực trạng quản lý hoạt động này có thể kết luận cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo.
Mục tiêu, yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục ở bậc mầm non và môi trường gia đình cũng được phần lớn khách thể đánh giá là có ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo. Mọi hoạt động giáo dục ở trường mầm non đều phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục chung. Do đó, khi quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo, nhà quản lý phải bám sát mục tiêu giáo dục mầm non, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp của từng hoạt động cụ thể có phù hợp với mục tiêu chung hay không. Việc lúng túng trong xác định mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở huyện Nậm Pồ đòi hỏi Cán bộ quản lý phải nỗ lực để khắc phục những hạn chế này trong công tác quản lý. Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Huyện Nậm Pồ là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên với hầu hết dân số là người dân tộc thiểu số. Do hạn chế về nhận thức, điều kiện sống khó khăn nên việc giáo dục con và phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế. Đây cũng là bài toán mà các cán bộ quản lý giáo dục phải có phương án giải quyết để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn nói riêng.
2.5 Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
2.5.1 Những ưu điểm
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ cho thấy: đội ngũ Cán bộ quản lý đã triển khai hoạt động này ở các trường mầm non, được thể hiện ở việc xác định mục tiêu của hoạt động; chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Việc tổ chức hoạt động giáo dục này trong tình trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng đang trở nên nhức nhối, gây hoang mang, lo lắng cho người dân trên cả nước là việc làm đáng được ghi nhận ở các trường mầm non thuộc huyện miền núi Nậm Pồ vốn đang rất khó khăn.
2.5.2. Mặt hạn chế
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non huyện Nậm Pồ cho thấy: mặc dù hoạt động này đã được triển khai nhưng vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế cần khắc phục.
Hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ chưa được thực hiện tốt ở cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, chưa phát huy hết vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Bên cạnh đó, có hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ còn chạy theo phong trào, thiếu đầu tư và chưa xác định đúng mục tiêu nên chưa đạt hiệu quả.
Cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non tuy có nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục vấn đề này cho trẻ nhưng thực sự chưa sâu sắc, còn thiếu các kiến thức cơ bản về các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Trên thực tế giáo viên mới chỉ lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trong một số hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ, chưa thường xuyên tổ chức qua giờ hoạt động vui chơi của trẻ vì với trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ được thực hành trải nghiệm và khắc sâu kiến thức, kỹ năng mà cô truyền thụ. Ngoài ra, việc xác định mục tiêu, chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo còn thể hiện sự lúng túng, được đa số ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu kém, đòi hỏi cần được khắc phục trong thời gian tới. Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, chưa đôn đốc nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, dẫn đến việc tổ chức các buổi họp đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ chưa đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.
2.5.3. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Một số Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở trường mầm non chưa thật sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo. Kế hoạch dạy học, giáo dục của một số trường mầm non chưa thể hiện rõ, đầy đủ từng nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển của trẻ. Một số giáo viên thiếu sự năng động, tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ của giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, chưa thấy được vai trò tích hợp của việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.
Công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vẫn còn mang tính hình thức, thiếu kế hoạch chiến lược. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo tính thường xuyên nên những tồn tại, thiếu sót không được kịp thời khắc phục.
Năng lực của giáo viên trực tiếp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầm non còn hạn chế, thực hiện giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ còn mang tính kinh nghiệm, vốn sống, tự phát nên hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ chưa cao.
Kết luận chương 2 Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ cho thấy:
Ở các trường mầm non, hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo đã được triển khai thực hiện, thể hiện ở việc xác định mục tiêu của hoạt động; lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế ở cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, chưa phát huy hết vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục, rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Hoạt động này có biểu hiện chạy theo phong trào, thiếu đầu tư và chưa xác định đúng mục tiêu nên chưa đạt hiệu quả.
Quả lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo. Đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên còn thiếu các kiến thức cơ bản về các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. Việc xác định mục tiêu, chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế, được đa số ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu kém, đòi hỏi cần được khắc phục trong thời gian tới. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức nên không có tác dụng để đối chiếu với mục tiêu đề ra cũng như điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp theo là nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo.
Ngoài ra, môi trường sống ở miền núi còn nhiều khó khăn với sự hạn chế về nhận thức của các bậc cha mẹ cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo nói riêng ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Luận văn: Thực trạng QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục.
Kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2 sẽ là căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trong chương 3 của luận văn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp QL giáo dục phòng chống xâm hại tình dục

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com