Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội thì nhu cầu đi lại của con người giữa các vùng miền cũng tăng lên nhanh chóng. Chất lượng cuộc sống được nâng lên khiến con người đòi hỏi chất lượng dịch vụ vận tải cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, nhanh chóng, thuận lợi, văn minh lịch sự. Các yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vận tải hành khách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải được cung ứng trên thị trường.
Hoạt động vận tải hành khách diễn ra trên phạm vi rộng khắp bằng nhiều phương thức như: hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ…; trong đó, phương thức vận tải hành khách bằng ô tô đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vận tải ô tô với thuộc tính cơ động cao đã phát huy tác dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên mọi vùng miền của tổ quốc, từ vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, tạo nên một thị trường vận tải sôi động, đầy tiềm năng. Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mà cụ thể UBND tỉnh Kiên Giang là một yếu tố then chốt và tất yếu, có tính định hướng cho hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô sẽ đưa hoạt động này vào quy củ, nề nếp. Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
Mặc dù số lượng phương tiện tăng nhanh, chất lượng phương tiện cũng như chất lượng dịch vụ vận tải từng bước được cải thiện nhưng bên cạnh đó vẫn còn những bất cập như: “xe dù” “bến cóc”; phương tiện cũ, chạy vòng vo, đón trả khách tuỳ tiện, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ còn diễn ra phổ biến và đang gây nhiều bức xúc trong xã hội. Tình hình vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng không nằm ngoài bức tranh chung đó. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu và cấp bách.
Đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm phát huy các kết quả đã đạt được, khắc phục các tồn tại, tìm ra biện pháp giải quyết, nhanh chóng lập lại trật tự an toàn giao thông, hoạt động vận tải hành khách đi vào nề nếp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy lợi thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô, từng bước cải thiện chất lượng vận tải hành khách nói chung, bằng ô tô nói riêng, tạo được sự hài lòng, thuận tiện trong đi lại của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh nhà.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà khoa học, chuyên gia viết về hoạt động quản lý nhà nước về vận tải bằng ô tô trên nhiều luận văn, sách, báo, tạp chí, báo cáo tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành. Cụ thể như: Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” của học viên Lưu Việt Anh thuộc Trường Đại học Thái Nguyên; Luận văn Thạc sĩ kinh tế của học viên Đỗ Như Hùng thuộc Học viện nông nghiệp Việt Nam “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”. Luận văn Thạc sĩ của Đinh Thị Thu “ Nghiên cứu giải pháp chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Công ty vận tải Hà Nội”. Bài báo: “Nâng cao năng lực quản lý vận tải hành khách để giảm xe dù, bến cóc” đăng ngày 27 tháng 05 năm 2016 trên tờ Hải quan online…Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều nêu được thực trạng và đề ra các giải pháp khắc phục, tuy nhiên tình trạng mất trật tự an toàn giao thông, các bất cập, hạn chế trong vận tải hành khách bằng ô tô nêu trên còn diễn ra phổ biến. Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Luận văn nghiên cứu, hệ thống hoá lý luận về hoạt động quản lý nhà nước, qua đó làm sáng tỏ bản chất, nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô. Đồng thời qua nghiên cứu thực tiễn, đánh giá phân tích thực trạng, nguyên nhân những vấn đề tồn tại trong quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để đề xuất các giải pháp quản lý trong thời gian tới.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp quản lý trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Thời gian: nghiên cứu từ năm 2010- 2016.
- Không gian: Trên địa bài tỉnh Kiên Giang
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp luận: thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu và làm rõ các vấn đề, luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp khảo cứu tài liệu; Phương pháp phân tích, đánh giá và Phương pháp thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn từ việc phân tích cơ sở lý luận, cũng như phân tích và đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất về thực trạng quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn. Với ý nghĩa đó, luận văn góp phần chỉ ra một cách căn bản những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô tại tỉnh nhà. Đồng thời, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
1.1. Tổng quan về vận tải hành khách bẳng ô tô
1.1.1. Khái niệm vận tải hành khách bẳng ô tô
Vận tải là quá trình thay đổi vị trí của hàng hoá, hành khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Vận tải hành khách bằng ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.2. Đặc điểm vận tải hành khách bằng ô tô
- Luôn di động, không cố định như trong các ngành khác;
- Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động;
- Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức vật chất và khi sản xuất ra là được tiêu dùng ngay. Hay nói cách khác sản phẩm vận tải mang tính vô hình. Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và qua đó cũng làm tăng giá trị của hàng hoá.
1.1.3. Hình thức vận tải hành khách bẳng ô tô
- Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định: vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách định kỳ trên một hành trình cố định được xác định bởi bến đi, bến đến và các tuyến đường cụ thể.
- Vận tải hành khách bằng xe buýt: vận tải hành khách bằng xe buýt được thực hiện trên tuyến cố định, theo biểu đồ chạy xe phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách được phê duyệt.
- Vận tải hành khách bằng xe taxi: vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
- Vận tải hành khách theo hợp đồng: vận tải hành khách theo hợp đồng là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải với hành khách.
- Vận tải khách du lịch bằng xe ô tô: được thực hiện theo chương trình du lịch của đơn vị kinh doanh du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch với đơn vị kinh doanh du l ịch.
1.2. Khái quát quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô
- Khái niệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô
Quản lý nhà nước về giao thông vận tải là một nhu cầu của đời sống con người, với một sản phẩm hàng hóa được xem như là một mục tiêu trung tâm, là kết quả cuối cùng của mọi quá trình sản xuất vật chất được diễn ra trên quy mô toàn ngành, giao thông vận tải là tấn.km, là hành khách.km. Tất cả những gì liên quan đến quá trình sản xuất để làm ra sản phẩm đó, cũng như liên quan tới sự tiêu dùng của toàn xã hội tới sản phẩm đó chính là đối tượng quản lý của ngành giao thông vận tải.
Vì vậy, đối với lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng, hoạt động quản lý nhà nước có thể hiểu là sự tác động của bộ máy quản lý nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế xã hội trong hoạt động giao thông vận tải từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức, quản lý khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận tải, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích nhà nước. Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô
- Nguyên tắc pháp quyền
Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bởi vì trước hết việc tổ chức và hoạt động hành chính phải hợp pháp, tức là phải tuân theo pháp luật.
Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất trong thực hiện Ðiều 2 – Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Như vậy, Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt mình trực tiếp thực hiện những quyền lực đó.
Nguyên tắc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ngành, các cấp
- Sự phân cấp quản lý. Là sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp quản lý có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức cần thiết để thực hiện tốt nhất những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình.
- Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý ở các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế-kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và xã hội.
- Quản lý theo chức năng là quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn nhất định của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan quản lý theo chức năng là cơ quan quản lý một lĩnh vực chuyên môn hay một nhóm các lĩnh vực chuyên môn có liên quan với nhau.
Theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan chuyên môn được hình thành để thực hiện việc quản lý theo chức năng. Theo hệ thống dọc có bộ, sở, phòng, ban chuyên môn quản lý chức năng, chịu sự quản lý của cơ quan quản lý theo chức năng có thẩm quyền ở cấp trên. Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
1.2.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô
Bộ Giao thông vận tải
- Quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. – Quy định cụ thể về việc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách, vận tải hành khách nội bộ; lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp giấp phép kinh doanh.
- Tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; hệ thống các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ.
- Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên phạm vi quản lý .
Bộ Công an: Kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp, đổi, thu hồi biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về tính năng kỹ thuật thiết bị giám sát hành trình của xe. Tổ chức thực hiện việc kiểm định đồng hồ tính tiền trên xe taxi.
Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
Bộ Y tế: Ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe định kỳ và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt, quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí các điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên mạng lưới đường bộ thuộc địa bàn địa phương; quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo quy định.
- Hướng dẫn cụ thể mức thu, sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh và phí, lệ phí khác có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo quy định. Tổng cục đường bộ Việt Nam:
- Quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
- Lập và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam biên soạn, phát hành tài liệu, chương trình khung tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và người điều hành vận tải tại các đơn vị kinh doanh vận tải; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tập huấn.
- Thống nhất in, phát hành giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu, biển hiệu (trừ phù hiệu xe taxi sử dụng riêng cho địa phương). Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý và Trang thông tin điện tử về hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Quy định về mã số tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh và nội tỉnh. Sở Giao thông vận tải:
- Quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trên địa bàn.
- Quyết định công bố đưa bến xe vào khai thác.
- Tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
- Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn.
- Quản lý, cấp mới, cấp lại các loại phù hiệu, biển hiệu.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho người điều hành vận tải thuộc các đơn vị vận tải trên địa bàn.
- Công bố đưa vào khai thác điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên địa bàn.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
1.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch,chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ
Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước, liên vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định quy hoạch giao thông vận tải đường bộ do địa phương quản lý, trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô.
Chiến lược An toàn giao thông đường bộ nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước tại trường cao đẳng tỉnh Kiên Giang
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com