Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh, sự nguy hại cho nòi giống về trước mắt và lâu dài cũng như sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Trong những năm qua công cuộc xây dựng đất nước cùng với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước và sự hội nhập giao lưu kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước nhằm xây dựng một xã hội có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy và phát huy những tiềm năng của dân tộc. Vì thế đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ngoài những mặt ưu việt thì mặt trái của nó để lại cho xã hội cũng hết sức nặng nề, nếu không có sự can thiệp kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của mọi tổ chức, thành phần và mọi người dân thì nó sẽ là nguy cơ gây tụt hậu kinh tế và sẽ làm nẩy sinh các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy. Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Theo báo cáo của Bộ Công an – cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy thì số lượng người sử dụng nghiện ma túy ngày một tăng. Nếu như năm 2016 cả nước có 200.751 người nghiện có hồ sơ quản lý thì đến cuối năm 2017 cả nước có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 11.831 người nghiện, bằng 5,9%). Hiện nay Việt Nam chưa có thống kê toàn quốc về người sử dụng trái phép chất ma túy, tuy nhiên theo kết quả điều tra xã hội năm 2017 của Tổng cục Thống kê tại 6 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy là khoảng 0,66% dân số trong độ tuổi điều tra (từ 15 đến 64 tuổi), trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi. Bên cạnh việc tăng về số lượng, thì thành phần người nghiện ma túy cũng đa dạng có cả học sinh, sinh viên, người mẫu, vận động viên, trí thức…và nghiện ma túy là tác nhân chủ yếu làm thanh niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên nghiện ma túy là khoảng 50% và gấp hơn 100 lần so với nhóm thanh niên không nghiện.
Tỉnh Bình Dương năm 2016 có 2.395 người nghiện ma túy; năm 2017 là 2.616 người nghiện ma túy có hồ sơ (so với 2016 tăng 221 người với tỷ lệ 9,2%) với 84/91 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy và tính đến tháng 6/2018 số này là 2.493 người trong nam giới là 2.389 và nữ 104 so với năm 2017 giảm 123 người với tỷ lệ 4,7% (giảm do chuyển đi nơi khác, bị cơ quan Công an bắt đưa đi cai nghiện bắt buộc và bệnh chết). Riêng địa bàn huyện Phú Giáo tính đến tháng 6/2018 hiện đang quản lý 157 đối tượng nghiện có hồ sơ (năm 2016 là 195 đối tượng, năm 2017 là 205 đối tượng) so với 2017 giảm 48 đối tượng (lý do bị cơ quan Công an bắt cai nghiện bắt buộc và bệnh chết; phát sinh mới 11 đối tượng). Đối với số học sinh, sinh viên nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung huyện Phú Giáo nói riêng chưa có thống kê số liệu cụ thể (tác giả tiếp tục nghiên cứu phân tích trong quá trình thực hiện đề tài). Đây là huyện vùng xa, sâu của tỉnh Bình Dương, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cây công nghiệp, ngành giáo dục của huyện Phú Giáo cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh, huyện; trên địa bàn huyện có 03 trường, cơ sở và trung tâm cai nghiện ma túy gần 2.500 học viên đang thực hiện cai nghiện bắt buộc và 02 Trại giam – Bộ Công an hiện có gần 2.200 phạm nhân đang chấp hành án các loại, để đến được các nơi này giao thông phải đi qua khu vực dân cư, trường học đây là những mầm móng, nguy cơ lang truyền tệ nạn ma túy trên địa bàn nói chung xâm nhập các trường học nói riêng. Do vậy trong thời gian qua UBND tỉnh Bình Dương, UBND huyện Phú Giáo đã chỉ đạo cho các cơ quan, ban ngành đoàn thể trên địa bàn triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp công tác phòng chống ma túy trên địa bàn huyện Phú Giáo. Tuy nhiên tệ nạn ma túy vẫn là một vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội, tình trạng các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy vẫn diễn ra với chiều hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là số đối tượng từ nơi khác đến (thăm người cai nghiện, chấp hành án phạt tù liên quan tội ma túy trên địa bàn) luôn tìm cách lôi kéo nhiều đối tượng tham gia sử dụng trong đó có cả học sinh các trường trên địa bàn huyện sử dụng trái phép chất ma túy. Bên cạnh đó hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường học thường chỉ tập trung vào các đợt phát động cao điểm; nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan phòng chống ma túy chưa sát thực tế, hình thức chưa sáng tạo phong phú…
Thực hiện đề án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, nội dung Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học được đưa vào hoạt động giáo dục và trở thành phần học, môn học chung ở các trường THCS huyện Phú Giáo thông qua tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy qua một số môn học như: Sinh học, Giáo dục công dân, Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…Các hoạt động ngoại khóa cũng được quan tâm kết hợp giáo dục phòng chống ma túy để góp phần giáo dục ý thức cho học sinh. Tuy nhiên việc giáo dục phòng chống ma túy và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong trường còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận được sự quan tâm đúng mức về tệ nạn ma túy và nguy cơ xâm nhập vào trường học; các hoạt động triển khai còn mang tính hình thức, chưa thể hiện tính liên tục, dài hơi, sự phối hợp các lực lượng còn thiếu đồng bộ…Do vậy hiệu quả đạt được trong công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong trường học chưa cao.
Từ thực tiễn trên cho thấy, Giáo dục phòng chống ma túy và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong trường THCS là một việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm giáo dục, trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tệ nạn ma túy. Do đó chúng tôi chọn “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” để làm đề tài nghiên cứu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2. Mục đích nghiên cứu Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh tại trường THCS góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Các hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh tại trường Trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng
Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
4. Nội dung nghiên cứu Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh trường THCS.
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS trong những năm gần đây đã được các trường học quan tâm, góp phần vào công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS vẫn còn một số hạn chế dẫn đến học sinh, sinh viên liên quan đến các tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp… Do vậy, việc khảo sát và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý các hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, đề xuất những biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tình Bình Dương.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
6.2. Về khách thể khảo sát
- Cán bộ quản lý: nghiên cứu tất cả cán bộ quản lý của 05 trường THCS công lập địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Giáo viên: chọn mẫu nghiên cứu 100 giáo viên của 05 trường THCS (mỗi trường chỉ chọn mẫu nghiên cứu 20 giáo viên)
- Học sinh: chọn mẫu nghiên cứu 300 học sinh của 05 trường THCS (mỗi trường chọn 60 học sinh ở 2 khối lớp 8 và 9)
6.3. Về thời gian
Nghiên cứu tại 05 trường trong tổng số 09 trường THCS công lập huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương trong 02 năm học: 2017-2018 và 2018-2019.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
7.1. Cơ sở phương pháp lý luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy với quản lý các hoạt động khác của trường THCS, cũng như xem xét công tác quản lý trong trường THCS là một hệ thống, trong đó quản lý hoạt động phòng chống ma túy là một hệ thống con. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy nói chung, quản lý hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống ma túy trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động này, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý hợp lí, chỉ đạo chặt chẽ tổ chức thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh tại trường THCS.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và phân tích nghiên cứu trong và ngoài nước, các văn bản pháp quy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của ngành giáo dục & đào tạo có liên quan đến đề tài quản lý hoạt động phòng chống ma túy nói chung và hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS nói riêng. Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp thống kê
Thu thập thông tin từ các thống kê của Sở Giáo dục & đào tạo và các cơ quan quản lý phòng chống ma túy của huyện, tỉnh Bình Dương.
Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
- Mục đích: nhằm thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nhằm chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu khoa học.
- Nội dung: Thực trạng công tác quản lý, giảng dạy về phòng chống ma túy của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên và sự nhận thức của học sinh đối với đối với tệ nạn ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Công cụ: sử dụng phiếu khảo sát.
- Chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên mỗi trường 20 giáo viên và 10 cán bộ quản lý; 300 học sinh (mỗi trường chọn 60 em ở 2 khối lớp 8 và 9) tại 05 trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Cách thức: xây dựng phiếu phiếu khảo sát cho 3 đối tượng là cán bộ quản lý nhà trường, đội ngũ giáo viên và học sinh.
Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: nhằm khẳng định những vấn đề được trả lời trong phiếu khảo sát và thu thập thêm thông tin cho những vấn đề còn chưa được trả lời rõ ràng trong số liệu điều tra viết. Đây là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Nội dung: thực trạng công tác phòng chống tệ nạn ma túy và quản lý hoạt động phòng chống ma túy của cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Cách thức phỏng vấn: chọn mẫu và phỏng vấn một số cán bộ quản lý và một số giáo viên trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Cụ thể số phỏng vấn gồm: 3 cán bộ quản lý và 9 giáo viên đang giảng dạy tại 05 trường. Đối tượng phỏng vấn được mã hóa lần lượt là CB1, CB2, CB3, GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV6, GV7, GV8, GV9. Số liệu phỏng vấn được dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả khảo sát về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS để xử lý các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
8. Bố cục luận văn
Dự kiến luận văn gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý tại trường THCS.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiện ma túy được xem là một tệ nạn mang tính chất toàn cầu. Vì thế, phòng chống ma tuý là một nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra cho mọi châu lục, mọi quốc gia. Rất nhiều hoạt động được tiến hành nhằm chống lại các tệ nạn liên quan đến ma tuý không chỉ trong lãnh thổ quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng như các chính sách pháp luật đã được công bố nhằm kiểm soát tệ nạn này. Cụ thể như sau:
Mỹ là nước tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới, vấn đề ma túy nghiêm trọng hơn bất cứ quốc gia nào. Luật chống ma túy Liên bang sớm nhất nước Mỹ là “Pháp lệnh Halition” năm 1914. Năm 1930 chính phủ liên bang thành lập Cục chống ma túy trong Bộ Tài chính, tiến hành quản lý chất ma túy, heroine, cocaine đang lạm dụng lúc đó. Năm 1937, Chính phủ liên bang thông qua “Pháp lệnh thu thuế đại ma” hạn chế mở rộng đại ma. Năm 1986, Quốc hội Mỹ thông qua “Pháp lệnh chống lạm dụng ma túy”, lần đầu tiên đưa ra về mặt pháp luật một cách toàn diện đối với vấn đề lạm dụng ma túy và vấn đề buôn lậu ma túy. Năm 1986, nhà trường ở nước Mỹ phải là nhà trường không có ma túy. (Trương Văn Phong, 2000).
Các nước Trung và Nam Mỹ đều có luật chuyên về chống ma túy và áp dụng luật hình sự để trừng trị các loại hoạt động tội phạm vi phạm pháp lệnh cấm ma túy. Những năm 1970 đến nay, luật cấm ma túy là một loại luật pháp chủ yếu được coi trọng ở các nước, phần lớn các nước đều có cơ quan chấp pháp chống ma túy (Trương Văn Phong, 2000). Nhìn chung, các nước Trung và Nam Mỹ rất coi trọng công tác giáo dục phòng chống ma túy. Từ năm 1990, Bộ Giáo dục Pêru bắt đầu triển khai hoạt động chống lạm dụng ma túy trong học sinh, yêu cầu phụ huynh học sinh và giáo viên tích cực phối hợp thực hiện công tác này. Braxin tiến hành tuyên truyền phòng chống ma túy, thông qua nhà trường yêu cầu học sinh hiểu rõ tác hại của ma túy và tránh xa ma túy Ở một số nước vùng Nam Mỹ hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có chương trình tuyên truyền phòng chống ma túy (Nguyễn Hồng Phan, 2002).
Năm 1987, Australia thực hiện luật phòng chống ma túy, cho phép tịch thu tài sản những kẻ buôn bán ma túy, yêu cầu các cơ quan tài chính phải báo cáo tình hình giao dịch tiền tệ của tội phạm ma túy. Đầu những năm 1970, New Zealand thành lập Cục tình báo ma túy để thu thập và phân tích tình hình tội phạm ma túy nhằm thực hiện công tác phòng chống ma túy. Đến đầu những năm 1990, thành lập tổ công tác cấp Bộ chuyên đánh vào hoạt động buôn bán ma túy và điều hòa chống ma túy của các ngành có liên quan Chính phủ (Trương Văn Phong, 2000).
Ai Cập là nước rất tích cực và nghiêm minh trong công tác phòng chống tội phạm ma túy. Luật pháp về ma túy có quy định, những kẻ chế biến chất ma túy phi pháp với mục đích buôn bán phải chịu tội tử hình và phạt tiền tùy tính chất, những kẻ buôn lậu ma túy sẽ bị nghiêm trị, nhẹ thì vào tù, nặng thì xử tử hình (Trương Văn Phong, 2000). Trong các nước Châu Phi, Ai Cập là nước có nét đặc sắc riêng về công tác giáo dục phòng chống ma túy. Chính phủ đã phát động phong trào đài truyền hình tham gia phòng chống ma túy nhằm vào đặc điểm yêu thích xem truyền hình của thanh thiếu nhi. (Nguyễn Hồng Phan, 2000).
Các nước Myanmar, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Philippine đều có luật Phòng chống ma túy và cơ quan chuyên trách Phòng chống ma túy. Nhìn chung luật pháp các nước đều có hình phạt nặng đối với những kẻ buôn bán hoặc tàng trữ ma túy phi pháp. Trong pháp lệnh chống ma túy đều có án tử hình. Malaysia, Singapore triển khai công tác giáo dục Phòng chống ma túy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập đội thiếu niên tuyên truyền Phòng chống ma túy trong và ngoài nhà trường; tập huấn cán bộ chuyên môn giảng dạy, biên soạn tài liệu về vấn đề ma túy và phụ trách công tác Phòng chống ma túy trong nhà trường; tăng cường lồng ghép các nội dung về ma túy và tác hại của ma túy trong các môn học có liên quan để nâng cao ý thức Phòng chống ma túy trong học sinh. (Nguyễn Hồng Phan, 2000).
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Việt Nam, thuốc phiện đã thâm nhập vào nước ta từ giữa thế kỷ XVII dưới triều Vua Minh Mạng, Vua Tự Đức. Ngay từ thời điểm đó, một số đạo luật đầu tiên về cấm trồng, hút và buôn thuốc phiện đã được ban hành.
Vào năm Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nước Phong kiến Việt Nam đã ban hành đạo luật đầu tiên về “Cấm trồng cây thuốc phiện”. Đạo luật này nêu rõ: “Con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhòm ngó nhà người ta. Trong thì kinh thành, ngoài thì thôn xóm, vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật này còn quy định: “Từ nay về sau quan lại và dân chúng không được trồng hoặc mua bán thuốc phiện. Ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi”. (Trần Xuân Yêm và Trần Văn Luyện, 2002).
Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) có quy định thêm những hình phạt cụ thể đối với tội phạm ma túy: gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc phiện. Năm Tự Đức thứ ba (1840), quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy nghiêm trọng và chú trọng biện pháp điều trị cho người nghiện hút thuốc phiện. Đặc biệt là vấn đề khen thưởng hậu hỉ cho những người có công phát hiện hoặc tố giác đúng tội phạm ma túy.
Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp (1858-1954), công tác phòng chống ma túy không được chú trọng. Các cấp chính quyền bấy giờ không hề quan tâm đến việc phòng chống thuốc phiện, tình trạng gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc phiện ở nước ta lại phát triển. Chính vì vậy, tệ nạn nghiện hút thuốc phiện làm cho nhiều gia đình tan nát, nhiều người rơi vào hoàn cảnh túng quẩn, sức khoẻ bị hủy hoại, trí tuệ cạn kiệt… (Nguyễn Hồng Phan, 2002).
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám (1945), mặc dù chính quyền cách mạng còn non trẻ song vấn đề đấu tranh với tệ nạn thuốc phiện đã được Chính phủ rất quan tâm: Chính phủ đã cấm việc trồng trọt, buôn bán và sử dụng thuốc phiện ngoài danh mục y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị rõ ràng trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước: “Cuối cùng tôi đề nghị cấm hút thuốc phiện”. Nghị định số 150/TTg ngày 12/3/1952 của Chính phủ ấn định chế độ tạm thời về thuốc phiện; Ngày 22/12/1952, Chính phủ lại ban hành Nghị định mới số 225/TTg sửa đổi lại Nghị định 150/TTg. Nhìn chung, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về đấu tranh chống thuốc phiện nói chung (Văn phòng thường trực phòng, chống ma túy, 2002).
Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1975) Đảng và Nhà nước ta tiếp tục chủ trương bài trừ nạn trồng trọt, chế biến, sử dụng các chất ma túy. Cuộc đấu tranh chống nạn ma túy đã đạt được nhiều kết quả từ năm 1975-1984. Nhưng từ giữa thập kỷ 80, do việc buông lỏng quản lý của Nhà nước và gia đình nên tệ nạn ma túy có cơ hội phát triển. Vì thế, để kịp thời ngăn chặn tệ nạn này ngày 08/4/1991, Chính phủ ra Nghị quyết số 99/CT về việc vận động nhân dân không trồng cây anh túc (Trương Văn Phong, 2000).
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản để chỉ đạo công tác phòng chống ma túy, cụ thể như:
Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 01/3/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “Phòng chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn mại dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Đảng và Nhà nước ta phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có bước tiến bộ rõ rệt ngay từ năm 1994”.
Chỉ thị 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy đã yêu cầu: “Các cấp ủy Đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân…”
Văn kiện Đại hội IX của Đảng cũng đã nêu: “Phòng chống đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy. Thực hiện cơ chế, giải pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo dục, chữa trị, đào tạo nghề, tạo việc làm. Xử lý nghiêm theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội”.
Quốc hội ban hành Luật số 04/1997/QH9 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự”, trong đó đã quy định 13 tội phạm về ma túy. Tháng 10/1999 Quốc hội đã ban hành Bộ luật hình sự thay thế Luật sửa đổi và bổ sung Bộ luật hình sự quy định các tội phạm về ma túy thành một chương riêng gồm 10 tội và tại kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội khóa X, Luật phòng chống ma túy được thông qua ngày 09/12/2000 gồm 08 chương, 56 điều.
Bên cạnh đó, rất nhiều tác giả cũng đã quan tâm thực hiện các đề tài nghiên cứu về công tác giáo dục phòng chống ma túy, đặc biệt là công tác phòng chống ma túy trong nhà trường. Có thể điểm qua một vài những nghiên cứu nổi bật dưới đây:
Tác giả Dương Thị Kim Oanh đã thực hiện đề tài “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học sinh trung học phổ thông” năm 1998. Tác giả đã xác định được thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề ma túy và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn nghiện ma túy trong học sinh trường THPT qua kết quả nghiên cứu của đề tài (Dương Kim Oanh, 1998).
Với nội dung nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp quản lý của Hiệu trưởng ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào các trường học trung học phổ thông ở Tây Ninh. Thực trạng hướng đến sự hoàn thiện nó trong thời gian tới” được thực hiện năm 2002, tác giả Trần Úc Châu đã khái quát được thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng nhằm ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường THPT và tìm ra nguyên nhân, đề xuất các biện pháp quản lý có tính khả thi giúp người quản lý đạt hiệu quả cao trong hoạt động phòng chống ma túy xâm nhập vào trường học, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình hành động phòng chống ma túy giai đoạn 2001-2005 của Chính phủ (Trần Úc Châu, 2002).
Năm 2003, tác giả Nguyễn Mạnh Chủ đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Lai Châu”. Đề tài đã tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng nhận thức và những vấn đề vi phạm ma túy của học sinh trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp giáo dục phòng chống ma túy học đường có tính khả thi trong tình hình hiện nay (Nguyễn Mạnh Chủ, 2003).
Trong tạp chí “phòng chống ma túy” của Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy xuất bản do Đại tá Bùi Xuân Biên, Trung tướng-PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm biên tập được phát hành hàng tháng, các tác giả đã nêu lên nhiều vấn đề có liên quan đến ma túy. Nó cần thiết và bổ ích cho công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong các nhà trường hiện nay (Trần Xuân Yêm và Trần Văn Luyện, 2002). Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Năm 2010, tác giả Nguyễn Quốc Khanh đã thực hiện Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang”. Đề tài đã đánh giá lại thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cũng như công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh An Giang, từ đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Cụ thể như: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục học sinh; phải phát huy hơn nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý học sinh; Hiệu trưởng nhà trường cần phải nhận thức đúng về vị trí vai trò của hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong tình hình hiện nay; Hiệu trưởng cần tăng cường giao lưu với các trường bạn trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm lẫn nhau; trong quản lý, Hiệu trưởng cần dành một khoản kinh phí thích hợp cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu và kinh phí để tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống ma túy… (Nguyễn Quốc Khanh, 2010)
Tác giả Mai Thành Khởi đã thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” vào năm 2011. Đề tài cũng đã cố gắng vẽ ra bức tranh tổng thể về công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tác giả cho rằng, bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục học sinh phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường, đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS của huyện Kiến Xương còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau: chưa nhận thức đúng thực trạng tệ nạn ma túy và nguy cơ xâm nhập vào nhà trường; hình thức giáo dục phòng chống ma túy thông qua các hoạt động ngoại khoá chưa phong phú và không thực hiện thường xuyên do đó còn hạn chế về hiệu quả; chưa kết hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường; Công tác chỉ đạo, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác này cũng chưa được tất cả hiệu trưởng quan tâm đúng mức… (Mai Thành Khởi, 2011).
Đề tài “Biện pháp quản lý phòng chống tệ nạn ma túy xâm nhập học đường tại các trường THCS huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” được tác giả Lê Ngọc Bình thực hiện năm 2013. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý phòng chống ma túy trong nhà trường nói riêng và tại các trường THCS huyện Sơn Dương nói chung, đề tài đã tiến hành đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trong các trường THCS trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh (Lê Ngọc Bình, 2013).
Cũng quan tâm tới vấn đề này, tác giả Nguyễn Minh Sơn đã thực hiện đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường THCS quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” năm 2014. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho HS tại các trường THCS (Nguyễn Minh Sơn, 2014).
Như vậy, có thể thấy các công trình đã rất quan tâm và tập trung nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề ma túy, ở nhiều địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng, trong phạm vi các trường THCS, chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy. Vì vậy, khi thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” chúng tôi sẽ thiết lập những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này tại địa bàn Phú Giáo cũng như tỉnh Bình Dương nói chung.
1.2. Một số khái niệm của đề tài Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
1.2.1. Quản lý
Theo F. Taylor: “Quản lý là biết chính xác các điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. (Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cs, 2012)
Theo Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. (Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010).
Từ những quan niệm trên có thể hiểu: Quản lý là cai quản bộ máy bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy và tìm cách tác động vào bộ máy để bộ máy đạt tới mục tiêu. Quản lý là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật, phải biết vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết quản lý vào những tình huống cụ thể, những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để đối tượng quản lý luôn hồ hởi, phấn khởi, đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho xã hội.
Quản lý là quá trình thực hiện các công việc theo kế hoạch, sắp xếp tổ chức, phân phối nguồn lực, chỉ đạo điều hành và kiểm soát, đánh giá … nhằm vận hành tổ chức một cách hiệu quả nhất để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý còn là một loại lao động để điều khiển lao động, do đó quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Trong quá trình hoạt động, người quản lý phải hết sức linh hoạt, sáng tạo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi tới đích mong muốn.
Như vậy, quản lý là một hoạt động, là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hoạt động của quản lý bắt nguồn từ sự phân công và sự hợp tác lao động trong tổ chức đó. Sự phân công, hợp tác lao động đạt hiệu quả và năng suất cao sẽ cho thấy hoạt động quản lý thành công.
1.2.2. Quản lý giáo dục
L.Konđacốp cho rằng: “Quản lý giáo dục là tập hợp tất cả các biện pháp tổ chức, kế hoạch hoá, công tác cán bộ, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”. (M.I.Konđacốp, 1990).
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới các mục tiêu dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất)”. (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).
Những quan niệm nói trên có sự thống nhất trong khi chỉ ra những tác động có định hướng trong quản lý giáo dục. Như vậy, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu tố, các quá trình của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành, ổn định và phát triển bền vững.
1.2.3. Quản lý nhà trường Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Khái niệm quản lý nhà trường
Theo Trần Kiểm thì quản lý nhà trường là Quản lý giáo dục ở cấp vi mô, trong phạm vi một nhà trường, một tổ chức giáo dục cơ sở. “Quản lý vi mô là quản lý giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng (Principal) đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, v.v…), đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, v.v…) nhằm đạt mục tiêu giáo dục” (Trần Kiểm, 2008). Trường học là khách thể quản lý cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời, trường học lại là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội, là tổ chức mang tính nhà nước – xã hội – sư phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hội, bản chất sư phạm. Lý do tồn tại của các cấp quản lý giáo dục trước hết và trên hết là vì chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường mà trung tâm ở đó là hoạt động giáo dục hay đào tạo (nghĩa rộng).
Như vậy, Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của chủ thể quản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến đối tượng quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng Giáo dục và đào tạo của nhà trường, đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến đến mục tiêu giáo dục.
Quản lý trường THCS
Tại Điều 2 của Điều lệ trường THCS năm 2011 xác định vị trí của trường THCS như sau: “Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”. trường THCS, Hiệu trưởng nhà trường là chủ thể quản lý. Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Luật Giáo dục 2005 quy định trách nhiệm của người Hiệu trưởng tại Điều 54 như sau: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”.
Quản lí trường THCS là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, hoạt động phục vụ việc dạy và học của cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Nhà trường là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục và đào tạo, là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục và đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp, nên việc quản lí, lãnh đạo khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục. Quản lý trường THCS dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.2.4. Tệ nạn ma túy Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Hiện nay đang tồn tại khá nhiều các khái niệm về ma túy khác nhau.
Ma túy là từ Hán Việt, trong đó “ma” được hiểu là tê mê và “túy” là say sưa. Theo đó, ma túy là chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt, dùng quen thành nghiện, hay nói cách khác, ma túy là chất gây nghiện. (Nguyễn Xuân Hiến, 2015).
Thuật ngữ chất ma túy (gốc Hy lạp: Narcotikos) ban đầu được dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê, ngày nay dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên và tổng hợp có khả năng gây nên bệnh nghiện. Theo cách hiểu này thì các chất ma túy được định nghĩa là “Các chất ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người dùng bị lệ thuộc vào nó, lúc đó gây tổn thương và nguy hại cho cá nhân và cộng đồng”. (Đặng Ngọc Hùng, 2002).
Theo định nghĩa trong Luật phòng chống ma túy được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2000 tại kỳ họp thứ 8 khóa X: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. (Đặng Ngọc Hùng, 2002).
Từ các khái niệm trên về ma túy, có thể đưa ra một khái niệm chung như sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
Phân loại ma túy Ma túy được phân thành nhiều nhóm dựa trên những căn cứ nhất định phục vụ cho những mục đích khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản như sau (Nguyễn Xuân Hiến, 2015):
- Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành: ma túy tự nhiên, ma túy tổng hợp và ma túy bán tổng hợp:
- Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng và các chế phẩm của chúng. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của cây thuốc phiện như moocphin, codein, narcotics, coca và các hoạt chất của nó như cocain, cần sa và các sản phẩm của cây cần sa…;
- Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự nhiên, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là chất ma túy được tổng hợp từ moocphin…; Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
- Ma túy tổng hợp là các chất ma túy đã được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là các amphetamine….
- Căn cứ theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính là kích thích, ức chế thần kinh và gây ảo giác:
Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm: Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá; Cà-phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại nước tăng lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nước cô-ca cô-la (coke); Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá học rất gần như:
Dexamphetamine, Metamphetamine, ethylenedioxymethamphetamine(MDMA), Methylpheniate… Cô-ken – Cocaine;
Chất ức chế: Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động. Thuốc ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống thần kinh. Một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện: Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ: Rượu (ethanol): Bia, rượu chát, rượu mạnh…, Benzodiazepines là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ; Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện (opium), morphine, pethidine, codein, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine…; Cần sa ở liều lượng nhẹ; Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc chùi sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner)…
Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy hoặc nghe những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình thường. Các loại thuốc gây ảo giác gồm có: LSD (lysergic acid diethylamide); DMT (dimethyltryptamine); Psilocybin (magic mushroom); Mescaline (peyote cactus); DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline); MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh; Phencyclidine or PCP (angel dust); Ketamine; Cần sa ở liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil).
Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp pháp:
- Ma túy hợp pháp: Những loại thông dụng như Rượu, bia; Ni-cô-tin (thuốc lá); Ca-phê- in; Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics) gồm có: Benzodiazepines như Serepax, Valium, Librium… Một số dược phẩm trong nhóm amphetamies như dexamphetamine, methylphenidate, phentermine… Tuy nhiên, có một vài giới hạn đối với một số loại ma túy hợp pháp. Vượt qua những giới hạn này, ma túy có thể trở thành bất hợp pháp, ví dụ như người dưới 18 tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp, những loại thuốc trị bệnh có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua không có toa bác sĩ…
- Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin, Psilocin, Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine… Cô-ken (Cocaine); Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện (narcotics) mua không có toa bác sĩ; Các loại amphetamine bất hợp pháp như methamphetamine, crystal methamphetamine….
Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên gia của Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau:
- Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates); 21
- Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);
- Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);
- Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);
- Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
Tác hại của ma túy
Theo “khoản 8 Điều 2 Luật phòng chống ma túy” được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/12/200 thì tệ nạn ma túy bao gồm tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác liên quan đến ma túy. Như vậy, nói đến tác hại của ma túy được hiểu là các tác hại do tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi khác liên quan đến ma túy gây ra đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đối với sức khỏe người nghiện ma túy:
- Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
- Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản…
- Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
- Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ… Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…
Đối với nhân cách người nghiện ma túy:
- Ma túy làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma túy qúa liều có thể dẫn đến cái chết.
- Gây nghiện mạnh; Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rút B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết).
- Thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật; Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình; Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm.
- Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
Đối với gia đình người nghiện ma túy:
- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của.
- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên… vì trong gia đình có người nghiện).
Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…); tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra.
Đối với xã hội có người nghiện ma túy:
- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm…
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa)…
- Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
Các chất thường ma túy thường gặp
Có rất nhiều loại ma túy khác nhau, nhưng chúng ta thường gặp là ma túy dạng thô và ma túy tổng hợp thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1 Danh mục ma túy
1.2.5. Khái niệm phòng chống ma túy Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, đấu tranh phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đây là cuộc đấu tranh gay gay, quyết liệt, lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Khái niệm phòng chống ma túy được quy định trong Luật phòng chống ma túy được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2000 tại kỳ họp thứ 8 khóa X: “Phòng chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý”. Trong đó:
- Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy (tại khoản 8 Điều 2);
- Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy bao gồm các hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy, tiền chất và thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật (tại khoản 9 Điều 2);
Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác (khoản 10).
Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh:
- Phòng ngừa bao gồm “đề phòng” và “ngăn ngừa”. Đề phòng là chuẩn bị trước để sẵn sàng đối phó, ngăn ngừa, hoặc hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Ngăn ngừa là làm cho cái xấu, cái không hay đang có khả năng xảy ra sẽ không xảy ra được. Phòng ngừa là chuẩn bị trước, bằng cách này hay bằng cách khác, không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra.
- Phòng ngừa ma túy là bất cứ hoạt động nào nhắm đến việc giảm bớt hoặc giảm thiểu việc sử dụng ma túy và những hậu quả tai hại của nó.
- Ngăn chặn tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm ngăn ngừa, chặn đứng những tác hại, ảnh hưởng xấu của tệ nạn ma túy; ngăn chặn sự phát triển của tệ nạn ma túy trong cộng đồng, xã hội, bao gồm ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc trồng các cây có chứa ma túy; các hoạt động sản xuất, chế biến, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn sự gia tăng số người nghiện, tái nghiện (ngăn chặn nguồn cung về ma túy)…
- Đấu tranh chống tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm tiến tới việc ngăn chặn, đẩy lùi và tiến đến xóa bỏ tệ nạn ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma túy; xóa bỏ việc buôn bán, sử dụng trái phép ma túy với mục đích hướng đến là xóa bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, xã hội.
Công tác phòng chống ma túy có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Hiệu quả của công tác này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tội phạm, đời sống, trật tự xã hội và sự phát triển chung của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, công tác phòng chống ma túy đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội, không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hợp tác quốc tế vì mục tiêu xây dựng một đất nước phát triển bền vững. Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Trong những năm qua, trước những tác hại của tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma túy, coi công tác phòng chống ma túy là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Nội dung cụ thể của công tác phòng chống ma túy tập trung vào một số công tác như sau:
- Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục, lâu dài và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia. Tổ chức phòng ngừa và cai nghiện có hiệu quả để kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng tệ nạn ma túy, giảm cầu về ma túy.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy trong hệ thống chính trị và toàn dân; chú ý tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng sâu, vùng xa.
- Lồng ghép công tác phòng chống ma túy với Chương trình xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Tập trung chỉ đạo tạo chuyển biến từ cơ sở; xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống ma túy phù hợp với từng địa phương. Tăng cường đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào nước ta.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống ma túy… Củng cố lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy; tăng cường trang bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế với các nước có chung đường biên giới, các nước nằm trên tuyến vận chuyển, nơi sản xuất, nguồn cung cấp ma túy và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, liên minh chính phủ trong đấu tranh phòng chống ma túy….
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy
Căn cứ vào khái niệm quản lý giáo dục và hoạt động phòng chống ma túy, chúng tôi thống nhất khái niệm quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường như sau:
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông là hệ thống các tác động có mục đích của Hiệu trưởng tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống ma túy đạt được mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường. (Nguyễn Thị Hoàng Trâm, 2006)
1.3. Hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở nhà trường THCS Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
1.3.1. Vai trò của công tác giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường
Bên cạnh các công tác dạy – học, giáo dục đạo đức, trong hoàn cảnh xã hội đang phải đối mặt với tình hình gia tăng của tệ nạn xã hội mà đặc biệt là tệ nạn ma túy, Giáo dục phòng chống ma túy ở nhà trường nói chung trường THCS nói riêng là một trong các hoạt động giáo dục có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ. Với đặc điểm phát triển tâm lý cùng với sự non nớt trong kinh nghiệm sống của tuổi mới lớn, học sinh đang là “con mồi” tấn công của tệ nạn ma túy, các em rất dễ bị lôi cuốn vào tệ nghiện hút, buôn bán ma túy. Vì vậy, nhà trường có nhiệm vụ kết hợp với gia đình và xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống ma túy nhằm “miễn dịch” cho học sinh trước tệ nạn ma túy, để các em trở thành những con người sống có bản lĩnh, luôn nói không với các tệ nạn xã hội nói chung và đặc biệt là tệ nạn ma túy.
Giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường nói chung trong THCS nói riêng có tác dụng nâng cao sức đề kháng của học sinh trước một tệ nạn xã hội đang phát triển, hình thành ở họ một tâm thế đúng đắn trước những vấn đề liên quan tới tệ nạn ma túy. Tổ chức giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung xã hội không có ma túy. Làm tốt công tác giáo dục phòng chống ma túy là góp phần giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện – khỏe về thể chất, có kiến thức về văn hóa khoa học, có phẩm chất đạo đức tốt, hình thành động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn.
Bên cạnh đó, nếu làm tốt công tác giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường sẽ khiến mỗi HS trở thành một nhân tố tích cực trong công tác tuyên truyền, phòng chống ma túy ở gia đình và địa phương giúp cho hiệu quả của công tác phòng chống ma túy diễn ra hiệu quả hơn, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội trong tương lai.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Ngày 11 tháng 11 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 24/CT-GDĐT trong đó chỉ rõ: cần phải chặn đứng, không cho tệ nạn ma túy lây lan đến trường học, phấn đấu đạt mục tiêu “Trường học không có ma túy”. Trên cơ sở đó nhà trường phải đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chính khóa và ngoại khóa; tổ chức các chiến dịch truyền thông đẩy mạnh giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy nhằm:
Làm cho học sinh, sinh viên có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, tình hình sử dụng ma túy và tệ nạn ma túy ở nước ta, tác hại của việc lạm dụng ma túy đối với sức khỏe và tinh thần của bản thân đối với cộng đồng, xã hội và đất nước.
Xây dựng cơ chế để học sinh, sinh viên tham gia phòng chống ma túy, tố giác tội phạm ma túy trong trường học.
Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, Công an, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cha mẹ học sinh, Hội học sinh, sinh viên trong giáo dục phòng chống ma túy ở trường học.
Trên cơ sở đó giúp cho học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn đối với việc lựa chọn một cuộc sống lành mạnh, đối với những vấn đề có liên quan đến tệ nạn ma túy: Không dùng ma túy, không sử dụng ma túy dưới bất cứ hình thức nào, không tham gia sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán ma túy, không rủ rê, lôi kéo, tổ chức cho người khác sử dụng ma túy. Tích cực vận động những người thân trong gia đình, bạn bè tham gia phòng chống ma túy.
Như vậy, có thể thấy mục tiêu cụ thể của công tác giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông như sau:
- Giáo dục về mặt tri thức: giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, hiểu rõ tính chất nguy hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân, gia đình, nòi giống, cộng đồng xã hội và đất nước; hiểu được hiện trạng về tệ nạn ma túy ở địa phương, trong nước và trên thế giới; hiểu được những thủ đoạn lôi kéo, rủ rê các em vào con đường nghiện hút ma túy; hiểu và nắm vững luật pháp Việt Nam đối với các tội phạm về ma túy. Từ đó, mỗi học sinh cần hiểu và biết cách phòng chống tệ nạn ma túy với đầy đủ trách nhiệm của mình.
- Giáo dục về kỹ năng, hành vi: giúp học sinh biết giữ mình, không bị cám dỗ, lôi kéo vào tình trạng nghiện; không hút thuốc lá, uống rượu bia, không hút hít, tiêm chích ma túy; thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của nhà nước về PCMT. Tích cực giúp đỡ chính quyền địa phương phát giác, ngăn chặn những hành vi buôn bán ma túy.
- Giáo dục về mặt thái độ: hình thành ở học sinh lối sống tích cực, lành mạnh; có thái độ không đồng tình, phản đối lối sống buông thả, tệ nạn hút hít, tiêm chích ma túy đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng trong thanh thiếu niên. Hình thành ở học sinh thái độ kiên quyết chống lại những hành vi rủ rê, lôi kéo các em vào tệ nạn ma túy; có thái độ đúng đắn đối với người nghiện ma túy.
1.3.3. Nội dung giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học là một nội dung giáo dục nằm trong phạm trù của việc giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục phòng chống ma túy có liên quan với những kiến thức về sinh học và sức khỏe, về đạo đức và pháp luật với những giá trị có liên quan đến sự phát triển của cơ thể, đến việc bảo vệ sức khỏe và lựa chọn cuộc sống lành mạnh.
Nội dung giáo dục phòng chống ma túy không chỉ dừng lại ở việc làm cho người học lĩnh hội kiến thức cần thiết và có liên quan, mà còn làm thay đổi những thái độ, hành vi không phù hợp, hình thành những thái độ hành vi đúng đắn, lối sống lành mạnh. Tùy theo đối tượng mà nội dung giáo dục phòng chống ma túy được ngành giáo dục và nhà trường xây dựng cho phù hợp. Những nội dung cơ bản về giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông gồm:
Những kiến thức cơ bản về ma túy: Ma túy là gì? đặc điểm của ma túy, phân loại ma túy.
Những kiến thức về hiện tượng nghiện ma túy: tác hại của việc nghiện ma túy, nguyên nhân của nạn nghiện ma túy, nhận biết người nghiện ma túy, cai nghiện ma túy.
Luật pháp Việt Nam đối với tội phạm ma túy: Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Bộ luật hình sự, Luật phòng chống ma túy.
Hình thành ở học sinh thái độ và hành vi cần có trước những vấn đề liên quan đến ma túy, xây dựng lối sống lành mạnh.
Việc cung cấp kiến thức về phòng chống ma túy là cần thiết nhưng chưa đủ để xây dựng thái độ và kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân khỏi bị lôi cuốn vào tệ nạn ma túy. Vì vậy, nhà trường còn phải áp dụng cách tiếp cận giáo dục kỹ năng sống vào giáo dục phòng chống ma túy để giúp học sinh không chỉ hiểu biết mà có khả năng tự bảo vệ mình và tích cực tham gia hoạt động phòng chống ma túy trong nhà trường và ngoài cộng đồng xã hội (Ví dụ: kỹ năng giao tiếp- tự nhận thức; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng kiên định…).
1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường
Việc giáo dục phòng chống ma túy trong trường học được thực hiện thông qua các hình thức: Tích hợp những nội dung giáo dục phòng chống ma túy qua một số môn học trong chương trình như: Sinh học, Giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục phòng chống ma túy.
Để hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong trường học đạt hiệu quả thì phải có các phương pháp giáo dục thông qua các hoạt động trong chương trình chính khóa (tích hợp nội dung trong một số môn học) và ngoại khóa. Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Giáo dục phòng chống ma túy tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trên lớp: thông qua việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào nội dung giảng dạy, trước hết là các môn học có liên quan trực tiếp ở nhà trường như: Sinh học, giáo dục công dân, Hóa học … để cung cấp cho học sinh những hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến ma túy, tệ nạn ma túy; việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào các môn học, cần đảm bảo những nội dung cơ bản, phù hợp của giáo dục phòng chống ma túy, đồng thời đảm bảo đặc trưng nội dung và tính hệ thống của các môn học; việc tích hợp được tiến hành một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó; có thể tiến hành ở các mức độ khác nhau, tùy nội dung kiến thức có trong bài học.
Ngoài việc giáo dục tích hợp trong các môn học chính khóa, Giáo dục phòng chống ma túy cũng có thể thực hiện thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nếu hình thức lên lớp nội khóa với các nội dung tích hợp, lồng ghép trong chương trình các môn học nhằm trang bị kiến thức về ma túy, xây dựng thái độ và hành vi ứng xử phù hợp với lứa tuổi HS trong các nhà trường thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một mặt củng cố, mở rộng, khắc sâu những hiểu biết đã có; mặt khác, quan trọng hơn là tạo ra sân chơi lành mạnh, cuốn hút các em vào các hoạt động bổ ích, để các em không bị rủ rê vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn nghiện ma túy. Các hoạt động cụ thể như: tổ chức các hoạt động văn nghệ, chiếu phim, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hóa, vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm với đề tài về phòng, chống tệ nạn ma túy. Tổ chức quán triệt trực tiếp, tuyên truyền trực quan hoặc thông qua các ấn phẩm, phương tiện thông tin, tổ chức các buổi nói chuyện với chủ đề phòng chống ma túy, tổ chức báo cáo ngoại khóa bộ môn về chủ đề phòng chống ma túy; thi tìm hiểu về HIV/AIDS, về các tệ nạn xã hội, về phòng chống ma túy dưới các hình thức bài viết dự thi của cá nhân, hùng biện, kính vạn hoa, tiếp sức đồng đội…; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, các hoạt động xã hội, các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ… nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của HS vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích; tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề phòng chống ma túy; tổ chức truyền thông phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội vào các đợt cao điểm 26/6 ngày toàn dân phòng chống ma túy và ngày 01/12 ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS; …
Tổ chức cho học sinh tham gia sinh hoạt câu lạc bộ về phòng chống tệ nạn xã hội của nhà trường, tổ chức tuyên truyền thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Lồng ghép việc giáo dục, tuyên truyền trong các cuộc vận động, phong trào thi đua của Bộ Giáo dục Đào tạo và của địa phương.
Phối hợp với chính quyền, công an, các cơ quan đoàn thể địa phương để giải tỏa các quán xá, tụ điểm vui chơi giải trí xung quanh trường học tiềm ẩn những tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội, tội phạm.
Tổ chức hòm thư ngỏ để thu thập thông tin qua đơn, thư phát hiện, tố giác đối tượng học sinh hoặc người nghiện từ bên ngoài vào trường hút hít, tiêm chích ma túy. Coi việc tố giác, phát hiện người sử dụng ma túy và tội phạm ma túy là một tiêu chí trọng tâm để xét thi đua, lớp nào, đơn vị nào phát hiện được nhiều sẽ được khen thưởng kịp thời.
1.3.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm các em có độ tuổi từ 11, 12 đến 14, 15 tuổi. Đó là những em HS đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở các trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau: “thời kì quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”. Tuổi thiếu niên có những đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý như sau: (Nguyễn Thị Tứ, 2018)
Về mặt sinh lý
Sự phát triển cơ thể có bước nhảy vọt và mất cân đối: hệ xương phát triển nhanh hơn hệ cơ, dung lượng tim tăng lên, bộ máy sinh dục đang trưởng thành, hoạt động thần kinh cấp cao có những đặc điểm riêng biệt,… Tất cả những biến đổi đó gây cho thiếu niên sự tò mò, quan tâm, ý thức về bản thân, cảm giác mình đang trở thành người lớn. “Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi học sinh THCS đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước.
Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao”.
Về tâm lý
- giai đoạn này, các em có những thay đổi về mặt nhận thức, tình cảm cũng như về nhu cầu:
- Nhận thức: Vào lứa tuổi này, tư duy trừu tượng của các em đã phát triển, các em thích học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là rất thích được thử nghiệm, “làm thử”, cho nên các em sẵn sàng thử nhiều “thứ” như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy, … Đây là một điều hết sức bất lợi cho các em vì trước bao điều mới mẻ, các em muốn chứng tỏ mình như người lớn nhưng lại chưa đủ sức để phân biệt đâu là cái tốt cần làm, đâu là cái xấu không nên làm, do vậy các em rất dễ bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu.
- Tình cảm: Đặc điểm tình cảm nổi bật ở lứa tuổi này là bồng bột, dễ bị kích động. Các em nữ thường rất nhạy cảm, dễ xúc động, muốn tỏ ra mình dịu dàng đầy nữ tính. Các em nam thường bốc đồng, luôn muốn tỏ ra mình là người anh hùng. Chính vì đặc điểm này mà các em nam dễ dàng học đòi những điều xấu (nhưng lại không nhận thức được là xấu) như: đánh nhau, uống rượu bia, hút thuốc, đua xe,… để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông và thu hút sự quan tâm của các bạn khác giới. Quan hệ tình cảm giữa các em trai và gái ở lứa tuổi này có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước. Các em bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau. Những rung cảm này làm cho các em ngộ nhận là tình yêu và khi lý trí chưa đủ sức để làm chủ những cảm xúc mới mẻ này, các em có thể có những hành vi đi quá trong quan hệ với bạn khác giới.
Nhu cầu: Lứa tuổi học sinh THCS luôn có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với mình một cách bình đẳng như người lớn. Trong giao tiếp các em chịu ảnh hưởng của nhau, có sự thâm nhập vào mọi mặt đời sống của người nhau, cùng nhau hợp tác hành động. Thông qua giao tiếp các em nhận thức được người khác và bản thân mình, học hỏi, bổ sung lẫn nhau, làm phong phú thêm những phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng qua giao tiếp, quan hệ bạn bè các em dễ hấp thu tính xấu của bạn, hành động thiếu suy nghĩ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở nhà trường Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông được trình bày theo cách tiếp cận các chức năng quản lý, nội dung cụ thể như sau:
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở trường THCS
Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà người quản lý nào cũng phải thực hiện. Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế hoạch công tác, trong kế hoạch đó có nội dung giáo dục phòng chống ma túy; đặc biệt là kế hoạch của ban chỉ đạo, kế hoạch tổ nhóm chuyên môn, tổ chủ nhiệm, kế hoạch giáo viên chủ nhiệm, kế hoạch Đoàn- Đội và Công Đoàn.
Đối với hoạt động giáo dục phòng chống ma túy: mục tiêu chung nhất là phấn đấu 100% nhà trường không có ma túy, đây là hoạt động giáo dục được thực hiện thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào một số môn học trên lớp và thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khác. Vì vậy, kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cũng phải được tích hợp vào kế hoạch của các tổ nhóm bộ môn và tích hợp vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Kế hoạch giáo dục phòng chống ma túy được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương, dựa trên cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường, trong sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch giúp Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một năm học, từ đó có sự phối hợp nguồn lực một cách hợp lý cho hoạt động, mặt khác đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính có mục đích của hoạt động, loại trừ lộn xộn, tùy tiện trong tổ chức hoạt động. (Nguyễn Thị Hoàng Trâm, 2006)
1.4.2. Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống ma túy Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Tổ chức các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường, trước hết là việc xây dựng quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn, Đoàn TNCS HCM trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
Làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ tổ chức các hoạt động giáo dục bởi vì các hoạt động giáo dục với đặc thù đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức hoạt động, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc tổ chức. Nhưng với sự hạn hẹp về năng lực tổ chức hoạt động của đội ngũ, về cơ sở vật chất và tài chính của các nhà trường phổ thông hiện nay, nhà trường rất cần sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài xã hội để có đủ nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng. (Nguyễn Thị Hoàng Trâm, 2006).
Hiệu trưởng chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống ma túy: Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục; chỉ đạo hoạt động của tổ, khối chủ nhiệm; chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức các Hội đồng giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện tích hợp hoặc lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào một số môn học; Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận khác trong nhà trường tham gia giáo dục học sinh phòng chống ma túy (bộ phận giám thị, nhân viên bảo vệ, bộ phận thư viện, bộ phận thiết bị và đồ dùng dạy học); phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn TNCS HCM, Công Đoàn trong nhà trường); Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục (phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, phối hợp với cơ quan Công an, trung tâm y tế, hội chữ thập đỏ địa phương, hội cựu chiến binh, trung tâm thể dục thể thao huyện, thị, các tổ chức Đoàn ở địa phương, kết nghĩa với các lực lượng vũ trang, phối hợp với các đơn vị kinh tế…); Hiệu trưởng chỉ đạo xử lý khi phát hiện học sinh nghiện ma túy. (Nguyễn Thị Hoàng Trâm, 2006).
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống ma túy
Sau khi tổ chức cơ cấu bộ máy đã được hình thành thì cần phải có sự chỉ đạo, định hướng, điều phối. Lãnh đạo là sự tác động cụ thể từ người quản lý đến người được quản lý nhằm khích lệ họ tự nguyện, hoạt động tích cực để đạt mục tiêu đề ra của nhà trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo là sự can thiệp, chỉ huy của chủ thể trong quá trình giáo dục phòng chống ma túy. Trong đó, người quản lý phải theo dõi, giám sát các hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân tham gia hoạt động giáo dục phòng chống ma túy. Có như vậy, nhà quản lý mới kịp thời động viên, khuyến khích các bộ phận, các cá nhân thực hiện đúng tiến độ của kế hoạch đã xây dựng.
Ngoài ra, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phải có sự phối hợp với các lực lượng tham gia thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống ma túy. Hiệu trưởng cần chỉ đạo khi thiết kế chương trình giáo dục bằng các nội dung giáo dục cụ thể cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến không chỉ của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường mà cần có sự tham gia của các đơn vị chức năng liên quan đến phòng chống ma túy học đường.
1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống ma túy Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Bất cứ hoạt động nào, khi tổ chức hoạt động thì Hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ đó, rút kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống ma túy nằm trong kế hoạch kiểm tra của nhà trường. (Nguyễn Thị Hoàng Trâm, 2006)
Nội dung kiểm tra
- Thực hiện giáo dục phòng chống ma túy qua lồng ghép, tích hợp nội dung vào các môn học có liên quan và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung phòng chống ma túy.
- Công bố chế độ khen thưởng những giáo viên, học sinh có thành tích đóng góp cho hoạt động giáo dục phòng chống ma túy.
- Công bố chế độ xử lý học sinh nghiện ma túy 37
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn phát hiện những HS có những biểu hiện bất thường
- Có lịch làm việc hàng tháng với giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ tự quản, bí thư đoàn trường, giám thị, bảo vệ nhằm phát hiện kịp thời học sinh có biểu hiện nghiện ma túy
- Xây dựng hộp thư giám sát và phát hiện học sinh có liên quan đến ma túy
Phương pháp kiểm tra
Nghiên cứu sản phẩm của học sinh, quan sát hoạt động, trao đổi trò chuyện cùng học sinh, báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, Bí thư Đoàn, dự giờ giáo viên hoặc dự sinh hoạt tổ chuyên môn.
1.4.5. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS
Tham gia công tác GD học sinh không chỉ có GV mà còn rất nhiều lực lượng GD khác ở trong và ngoài nhà trường. Lực lượng GD trong nhà trường bao gồm công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP.HCM,… Lực lượng GD ngoài nhà trường bao gồm: gia đình, chính quyền địa phương, công an, Hội phụ nữ, y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ,…. Việc quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng là phải phối hợp được các lực lượng này để huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng vào công tác GD học sinh, phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường. Công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GD PCMT tại các trường THCS gồm các nội dung sau:
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường;
- Phổ biến cho CB Đoàn, Đội, Ban đại diện CMHS và CMHS về luật PCMT và những kiến thức liên quan đến MT;
- Phối hợp chặt chẽ với Đoàn trường, GVCN, GVBM trong việc xây dựng nề nếp kỷ luật của nhà trường;
- Phối hợp với trung tâm y tế, Hội chữ thập đỏ;
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền những kiến thức về ma túy và tác hại của nó tới HS, GV và cộng đồng dân cư;
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ vào đầu năm học cho HS để phát hiện kịp thời những HS có biểu hiện sử dụng ma túy;
- Phối hợp với chính quyền địa phương, công an;
- Hạn chế các hàng quán, tụ điểm vui chơi giải trí gần trường học (quán nước, trò chơi điện tử, bi da…) nhằm hạn chế việc rủ rê, buôn bán, sử dụng ma túy trong HS;
- Thông qua hội đồng giáo dục địa phương vận động các lực lượng xã hội (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc …) tham gia quản lý, giáo dục HS ở cộng đồng dân cư;
- Ký kết hợp đồng trách nhiệm với Công an địa phương trong việc thực hiện công tác PCMT trong HS.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở trường THCS Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương đang được đô thị hóa mạnh mẽ, sự ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa phương Tây tác động tới lối sống của học sinh khiến các em hình thành lối sống hưởng thụ do đó dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy nói riêng.
Mặc dù phụ huynh học sinh nhận thức rõ tác hại của ma túy nhưng chưa thực sự hiểu rõ về vai trò của gia đình trong công cuộc giáo dục phòng chống ma túy cho con em mình. Nhiều phụ huynh còn trong tâm thế phó mặc việc giáo dục phòng chống ma túy cho nhà trường, chưa có thái độ tích cực kết hợp với nhà trường trong công tác này.
Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục phòng chống ma túy nhìn chung còn khá thiếu thốn ở các trường THCS.
Ngày nay học sinh được tiếp cận với quá nhiều các luồng thông tin khác nhau, cả thông tin tích cực cũng như những thông tin tiêu cực, sai lệch, trong khi nhà trường, gia đình, xã hội chưa thực sự quản lý được các nguồn thông tin này. Bên cạnh đó, do thiếu kinh nghiệm sống cùng với đặc điểm tâm lý bốc đồng, ham thích những điều mới lạ khiến cho HS dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động phạm pháp liên quan tới ma túy.
Các tội phạm liên quan tới ma túy càng ngày càng hoạt động tinh vi, phức tạp, thâm nhập vào trường học một cách mạnh mẽ.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
Nhận thức về nội dung giáo dục phòng chống ma túy và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của Ban Giám hiệu cũng như các lực lượng giáo dục trong nhà trường.
- Nhà quản lý phải nắm vững mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phương pháp, năng lực quản lý và nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình thì mới hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu đã đề ra.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường (từ Ban Giám hiệu đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các bộ Đoàn – Hội, đội ngũ nhân viên của nhà trường…).
- Nhà trường cần có mối liên kết chặt chẽ với các tổ chức, Đoàn thể ngoài nhà trường trong công tác giáo dục phòng PCMT cho học sinh.
- Năng lực dạy học tích hợp cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của đội ngũ cán bộ giáo viên tác động lớn đến chất lượng, hiệu quả giáo dục PCMT của nhà trường.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu tố, các quá trình của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành, ổn định và phát triển bền vững.
Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của chủ thể quản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến đối tượng quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng Giáo dục và đào tạo của nhà trường, đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến đến mục tiêu giáo dục.
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
Phòng chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý.
Mục tiêu cụ thể của công tác giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông như sau: Giáo dục về mặt tri thức; Giáo dục về kỹ năng, hành vi; Giáo dục về mặt thái độ.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông là hệ thống các tác động có mục đích của Hiệu trưởng tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống ma túy đạt được mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phổ thông gồm: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở trường THCS; Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống ma túy; Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống ma túy; Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống ma túy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở trường THCS bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan, cụ thể: Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương; nhận thức của phụ huynh; điều kiện vật chất, cơ sở cho hoạt động giáo dục phòng chống ma túy; nhận thức của BGH về công tác phòng chống ma túy; năng lực của giáo viên…. Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Khái quát giáo dục học sinh THCS huyện Phú Giáo
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com