Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đạo đức được hiểu “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”(Mai Văn Bính et al., 2017)và trong Luật Giáo dục Điều 27 có ghi rõ “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diệnvề đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”(Luật giáo dục, 2009)

Trước yêu cầu của bối cảnh xã hội, giáo dục cần phải có sự thay đổi cho phù hợp yêu cầu khách quan, trong đó giáo dục phổ thông là một trong những bậc học quan trọng xây dựng thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã xác định“Đổi mới giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”. (Đảng cộng sản Việt Nam, 2013) Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Sinh thời trong một buổi nói chuyện với học sinh Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, và dù Bác đã ra đi nhưng tư tưởng của người vẫn còn sống mãi và làm kim chỉ nam cho con cháu chúng ta noi theo hành động.

Chúng ta đang đứng trước một xã hội bùng nổ công nghệ thông tin, một cuộc cách mạng 4.0 với những tiến bộ thông tin vượt bậc của máy móc. Xã hội thay đổi theo xu thế hội nhập với nhiều mặt tích cực nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm. Nhiều tiệm games online, Bi-a mọc lên, facebook, zalo, các trang mạng xã hội… sự ảnh hưởng hai mặt đó đã tác động không nhỏ đến học sinh làm cho nhân cách, lối sống và nhận thức của các em học sinh có thêm hướng lệch chuẩn về nhân cách và các giá trị của cuộc sống. Điều này được biểu hiện khá phổ biến như: Học sinh chưa ngoan, chưa tiến bộ (học sinh cá biệt), các em tụ tập quậy phá, không học bài chép bài, trốn học chơi games, lập băng nhóm đánh nhau, tập tành yêu đương như người lớn, việc học sa sút, lên facebook hay zalo chửi nhau thậm chí xúc phạm luôn cả thầy cô, rồi những tiêu cực trong thi cử, tình bạn, tình yêu bị lệch lạc. Giá trị đạo Đức không còn được xem trọng, học sinh xem nhẹ việc đối xử với thầy cô, cha mẹ, và người lớn. Từ các vấn đề đó tạo nên một dư luận không tốt cho nhà trường nói riêng và cho toàn xã hội nói chung trở thành những mối lo ngại thật sự cho gia đình, nhà trường và xã hội. Chính vì lẽ đó mà việc giáo dục các em học sinh chưa ngoan này là công việc vô cùng khó khăn lâu dài buộc giáo viên phải trăn trở.

Các trường trung học cơ sở trong thị xã Tân Uyên cũng không ngoại lệ, tình trạng đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh cũng đang là vấn đề cần giải quyết. Vai trò quản lý đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng, việc quản lý tốt công tác này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường tuy nhiên vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên số học sinh chưa ngoan, chưa tiến bộ ở các trường ngày một nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục. Việc giáo dục đạo đức cho các em chưa được chú trọng, các trường chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục. Công tác giáo dục còn thiên về kiến thức hơn là chú trọng đạo đức. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ có trong tiết dạy môn Giáo dục công dân. Nhưng cả thầy cô, học sinh và cha mẹ học sinh xem môn Giáo dục công dân là môn phụ, không quan trọng. Giáo viên thậm chí còn thờ ơ trước các hành vi sai phạm của các em nên e dè sợ va chạm, từ đó các em càng xa vào những hành vi vi phạm đạo đức. Việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của lãnh đạo ở các trường còn sơ xài, chưa quan tâm và đánh giá đúng mực, đạo đức học sinh dần bị suy thoái nghiêm trọng.

Từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường trung học cơ sở, góp phần nâng cao kết quả giáo dục của thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2. Mục đích nghiên cứu Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đề tài đề xuất biện pháp và tiến hành khảo nghiệm tính khả thi và cần thiếtnhằm cải thiện công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dươngtrong giai đoạn hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục cho học sinh trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

4. Giả thuyết khoa học

Đạo đức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Đặc biệt trong nhà trường cần phải chú trọng rèn luyện đạo đức cho học sinh để góp phần giáo dục toàn diện các em. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả nhất định tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh,góp phần nâng cao uy tín cho nhà trường. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương còn nhiều bất cập trong việc chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội. Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và xác định được nguyên nhân thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức ở các trường thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở đảm bảo tính cần thiết và khả thi cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở.

5.2. Khảo sát thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung

Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở của thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường. Các đối tượng tham gia khảo sát là giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh tại các trường trên địa bàn nghiên cứu. Trong đó, để có sự đánh giá khách quan và có cái nhìn tổng thể từ các đối tượng là học sinh đã từng trải qua các hoạt động giáo dục đạo đức trong suốt quá trình học tập tại trường, người nghiên cứu chọn lựa đối tượng khảo sát học sinh thuộc khối lớp 6 và 9.

6.2. Về địa bàn

Đề tài khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS công lập trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

6.3. Về thời gian

Đề tài khảo sát thực trạngtrong hai năm học  2016-2017 và 2017-2018

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý các hoạt động sư phạm khác ở nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic

Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nói riêng trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Tân Uyên nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các cơ sở giáo dục này, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với thực tiễn.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường.

7.2.2. Các phương pháp thực tiễn

Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây:

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Mục đích: Nhằm phối hợp với các phương pháp khác để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương mà đề tài đề xuất.

Nội dung: Nội dung xoay quanh về công quản lý, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở các đối tượng: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nghiệm, giáo viên bộ môn và học sinh) nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Cách tiến hành: Xây dựng 2 phiếu khảo sát gồm:

Phiếu 1: Dành cho giáo viên của 2 lớp ở 2 khối 6,9 /8 trường và cán bộ quản lý của 8 trường(172 người ) nghiên cứu nhằm tìm hiểu về công tác giảng dạy đạo đức và công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Phiếu 2: Dành cho học sinh 2 lớp ở 2 khối 6,9 /8 trường (200 học sinh) nội dung câu hỏi về nhận thức của các em đối với việc giáo dục đạo đức tại trường, sự cần thiết về giáo dục đạo đức, mức độ phù hợp cũng như quan niệm lối sống của các em hiện nay.

7.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm với các đối tượng được nghiên cứu (Học sinh, giáo viên, cán bộ giáo dục) trong hoạt động giáo dục tạo ra những sản phẩm cho việc dạy (Hồ sơ quản lý, kế hoạch, biên bản, báo cáo, sơ kết, tổng kết, giáo án, cách thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá…), sản phẩm của việc học (Năng lực tiếp thu kiến thức, kết quả bài kiểm tra,…) qua các sản phẩm đó thu thập thông tin khoa học.

Mục đích: Nhằm thu thập thông tin về quản lý hoạt động đạo đức cho học sinh, thông qua sản phẩm hoạt động giảng dạy và học tập có thể đánh giá được ý thức học tập, trình độ, hứng thú, xu hướng, tính tích cực của học sinh cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

Tiến hành bằng cách tìm hiểu, phân tích sản phẩm của hoạt động giáo dục về đạo đức học sinh (Hồ sơ quản lý, kế hoạch, biên bản, báo cáo, sơ kết, tổng kết, giáo án, cách thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá …)

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Mục đích chính của phương pháp này là xử lý thông tin thu được một cách chính xác, khoa học để đưa ra những kết luận cụ thể về đối tượng nghiên cứu. Các công thức trong thống kê toán học để xử lý các thông tin thu được như:

Số trung bình cộng

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu trên phần mềm SPSS dùng trong môi trường Windowvềthực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS

Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

9. Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm:

Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài

Nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân uyên, tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Kết luận, kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn nhằm mang lại hiệu quả trong công tác quản lý và góp phần cho sự phát tiển bền vững của cơ sở giáo dục và sự phát triển toàn diện cho học sinh. Trong phần tổng quan này người nghiên cứu trình bày những công trình nghiên cứu của các tác giả cũng như các quốc gia trên thế giới liên quan, cụ thể như:

Theo quan điểm của nhà giáo dục Makarenkô (1939), việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông qua lao động, vì lao động không những là mục tiêu giáo dục mà còn là phương tiện giáo dục. Người có công trong việc thực nghiệm về giáo dục gần 20 năm ở “trại lao động Gooki và Dzezinxki” nhằm cải tạo trẻ em phạm pháp. Thành công của Macarencô ở chỗ không chỉ giáo dục trẻ em phạm pháp trong trường mà ông đã gắn liền giáo dục lao động, trong sinh hoạt tập thể và hoạt động xã hội. ng đã chứng minh chân lý giáo dục của học thuyết Mác – Lênin và khái quát thành các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa rất cơ bản đó là: (1) Giáo dục trong hoạt động xã hội; (2) Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể; (3) Giáo dục trong lao động; (4) Giáo dục bằng tiền đồ viễn cảnh. Qua nghiên cứu của ông, nhiều trẻ hư hỏng, “tội lỗi” đã được cải tạo về tư tưởng và về sau trở nên những nhà chuyên môn giỏi, công nhân lành nghề, bác sĩ, kỹ sư, phi công, bác học. Ngoài ra, quan điểm của ông không chỉ những trẻ hư hỏng cần được cải tạo trong lao động mà trẻ bình thường cũng cần được giáo dục trong lao động. Đồng thời, theo ông nhà giáo dục đạo đức phải là người có phẩm chất cao, chuẩn mực, có khả năng điều khiển và xử lý mọi cử chỉ, hành động của bản thân vì mục tiêu giáo dục con người. (Makarenco, 1962, 9) Hiroike Chikuro (1866-1938) – người khai sinh Moralogy (đạo đức học) tại Nhật Bản. Theo ôngdù làm gì, ở đâu ông luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người học, đối với ông giáo dục không phải là “dạy” mà là “gợi mở, nuôi dưỡng”, không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn là làm lay động tâm hồn người học, khiến bản thân người học thấy mình ngày một trưởng thành hơn. Giáo dục không còn gói gọn sau cánh cổng nhà trường mà còn lan rộng ra toàn thể xã hội, thực hành giáo dục suốt đời.(Nguyễn Thu Hương, 2018)

Trong công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động dạy học đạo đức cho học sinh nói riêng, để đạt được mục tiêu trong quản lý đòi hỏi nhà quản lý phải có cách thức và những nguyên tắc khoa học. Theo nhà nghiên cứu, nhà quản lýFrededricW.Taylor (1856-1919), ông được xem là “cha đẻ của nhữngphươngpháp quản trị khoa học”. Trong thời gian làm việc tại các xí nghiệp, ông đã chỉ ra các nhược điểm trong cách quản lý cũ. ng đã đề xuất các nguyên tắc quản lý giúp nhà sản xuất đạt năng suất cao, tác phẩm được xuất bản vào năm 1911“Các nguyên tắc quản trị một cách khoa học(Principles ofscientificmanagement)”tại Mỹ đã mang lại hiệu quả cao, cụ thể: (1)Chia nhỏ quá trình sản xuất thành các bước công việc, các thao tác, chuyển động và tiến hành loại bỏ các động tác, các chuyển động thừa; (2) Xác định nghiệm vụ, định mức cụ thể và tiến hành luyện tập cho công nhân về phương pháp, thao tác hợp lý thông qua bấm giờ, chụp ảnh ngày làm việc. Công nhân không chỉ biết công việc mình đang làm mà phải biết làm sao cho tốt nhất; (3) Tuyển chọn nhân viên có sức khỏe tốt nhất, có sức chịu đựng dẻo dai nhất và có khả năng phù hợp nhất đối với từng công việc; (4) Giải phóng công nhân khỏi chức năng quản lý. Chức năng này do bộ phận quản lý đảm nhận. Công nhân chỉ là người thực hiện các công việc và nhất thiết phải hoàn thành công việc trong phạm vi trách nhiệm; (5) Sử dụng triệt để ngày làm việc, bảo đảm cho nơi làm việc có các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở các bảng chỉ dẫn công việc; (6) Thực hiện chế độ trả lương có khuyến khích đối với công nhân hoàn thành nhiệm vụ (Taylor, 1919). Với các nguyên tắc trong quản trị khoa học của Taylorlà cơ sở giúp người nghiên cứu xây dựng hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS đạt mục tiêu.

Ngoài ra, theo W.Braga (2002) đã chỉ ra rằng, vai trò của việc sử dụng Internet như một hoạt động ngoài giờ lên lớp để bổ sung kiến thức đa dạng và phong phú mà hình thức này đem lại. Tuy nhiên, những thông tin trên Internet không chỉ mang lại hữu ích mà còn có thể mang lại sự tiêu cực cho người sử dụng thông tin đó. ng nhấn mạnh, để hoạt động theo hình thức này đạt hiệu quả cao và ngăn chặn những luồng thông tin xấu thì vai trò kiểm tra, giám sát học sinh sử dụng thông tin của nhà trường là rất quan trọng. (Braga, 2002, 2-9)

Theo một nghiên cứu khác của A.I. Côchêlôp (2002) Ông nhấn mạnh rằng những thiếu sót, sai phạm trong quản lý giáo dục tại gia đình học sinh cũng như giáo dục ở nhà trường là những nguyên nhân dẫn đến trẻ phạm pháp, khó dạy “Thông thường nguyên nhân của sự khó dạy là những sai lầm sư phạm trong việc giáo dục, là sự lạc hậu, sự vụng về về mặt giáo dục”. Từ đó ông cho rằng, để công tác giáo dục cho những đối tượng trên cần phải phân tích chỉ ra được một số đặc điểm tâm sinh lý để tìm ra những nguyên nhân, những biểu hiện về nhu cầu tinh thần, vật chất nhằm lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp như khuyến khích và trách phạt, bùng nổ cảm xúc, chuyển hướng trong giáo dục và phương pháp tự hoàn thiện.(Makarenco, 2002) Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Trong luận án khoa học về sự phát triển hành vi đạo đức trong trẻ thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng của tính cách và môi trường học của tác giả Jessica Damron – Bell (2011). Nghiên cứu được tiến hành trên 15,299 học sinh trung học cơ sở và 16,390 học sinh trung học phổ thông ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố giới tính, dân tộc và độ tuổi giúp dự đoán được khuynh hướng “chưa ngoan” trong học sinh. Chẳng hạn, học sinh nữ được nhìn nhận là có nhiều khả năng trở nên “hư hỏng” hơn học sinh nam, học sinh da trắng trở nên cá biệt nhiều hơn học sinh nhóm thiểu số, học sinh lớn tuổi thường “hư hỏng” hơn học sinh nhỏ tuổi. Các biến số liên quan đến môi trường nhà trường như qui mô trường, cấp học, thành tích trường, trường có hay không cung cấp suất ăn trưa cho học sinh chưa thể hiện được sự ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn đạo đức của mỗi học sinh. Nghiên cứu này đề cao môi trường học lành mạnh. Trong môi trường đó, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên và học sinh có cảm giác gắn bó, thuộc về môi trường đó sẽ làm thúc đẩy học sinh rèn luyện, trách xa những hành vi xấu, thiếu chuẩn mực đạo đức. (Jessica Damron, 2011)

Ngoài ra, vấn đề giáo dục đạo đức cũng được nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Singapore…. Đặc biệt quan tâm và chú trọng, cụ thể như:

Tại Nhật Bản, ngành giáo dục được xem là hàng đầu thế giới với triết lý “con người = đạo đức” và đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập. Giáo dục đạo đức tập trung vào ba điểm: lòng tôn trọng cá nhân, quan hệ cá nhân và cộng đồng. Khác với nhiều nước thực hiện giáo dục đạo đức chủ yếu thông qua các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, Nhật Bản thực hiện giáo dục đạo đức qua toàn thể các môn học, qua các hoạt động đặc biệt và qua sinh hoạt hằng ngày và xem giáo dục đạo đức là cối lõi. (“Tìm hiểu về giáo dục đạo đức của một số nước trên thế giới”, n.d.)

Mỹ, người ta giáo dục cho học sinh theo những nội dung riêng, những nhà giáo dục luôn xác định giáo dục cho công dân của họ là sự tin cậy, tôn trọng, tinh thần trách nhiệm luôn đặt lên hàng đầu và công bằng, quan tâm và cả bổn phận công dân. Nền giáo dục Mỹ được thực hiện với hai mục đích chính như: (1) giáo dục học sinh về mặt trí tuệ; (2) giáo dục học sinh có đạo đức tốtthông qua những phương pháp như là: nêu gương, giải thích, cổ vũ, khích lệ, bảo đảm môi trường đạo đức, trải nghiệm và kỳ vọng vào sự ưu tú. (Russell, 2012)

Thái Lan, mục tiêu giáo dục đạo đức là giúp học sinh nhận thức được những điều tốt, biết quan tâm đến điều tốt và làm điều tốt thông qua những phương pháp học tập hợp tác, thảo luận nhóm, sắm vai, trải nghiệm, lễ hội với các nội dung như: lòng tin, trung thực và nói sự thật; tôn trọng, lịch sự và nhã nhặn; trách nhiệm, tính công bằng; sự chu đáo, tốt bụng, lòng thương; ý thức công dân. (“Tìm hiểu về giáo dục đạo đức của một số nước trên thế giới”, n.d.)

Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả và các quốc gia trên thế giới cho thấy công tác quản lý cũng như việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức với những nội dung, phương pháp, mục tiêu giáo dụcvà nhiều hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho người học khác nhau.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Trong thời đại nào, con người luôn đều được đánh giá theo những chuẩn mực đạo đức nhất định. Đạo đức trở thành mục tiêu, động lực để phát triển xã hội. Vì vậy, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bác Hồ viết thư gửi các cháu thiếu niên nhi đồng và cũng từ đó hàng năm Người đều viết thư cho thiếu nhi. Trong thư Bác đều khuyên các cháu thiếu niên nhi đồng biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, bảo vệ của công, mạnh dạn, hoạt bát… Qua đó, những điều Bác Hồ dạy là sự đúc kết kinh nghiệm rèn luyện của bản thân Bác để động viên thiếu nhi của Bác. 5 điều Bác Hồ dạy được thể hiện rõ nét trong “Di chúc” của Người, đặt cơ sở bước đầu trong giáo dục con người mới, là mục tiêu, cương lĩnh giáo dục thiếu niên nhi đồng Việt Nam thể hiện tính toàn diện, cả đức dục, trí dục, thẩm mỹ, thể chất để xây dựng thế hệ có đủ đức, đủ tài. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” đức và tài phải song hành cùng nhau, bổ trợ cho nhau giúp cho con người hoàn thiện nhân cách.

Ngày nay, xã hội của chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập chuyển biến mạnh mẽ với nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và công nghệ thông tin phát triển vượt bậc. Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được duy trì, cũng còn nhiều bất cập về đạo đức cần phải giải quyết. Quan tâm hơn hết là vấn đề về đạo đức học sinh đang có biểu hiện sa sút đáng báo động trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, có nhiều tác giả trong nước với cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau đã nghiên cứu về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh như:

Theo Phạm Thanh Bình (1993) tác giả cho rằng, thực trạng về vấn đề HS yếu kém ở nhiều trường phổ thông, nhất là HS cá biệt về đạo đức chưa được giải quyết triệt để, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức và tiêu chí đánh giá của nhà trường, một số thầy cô hiện nay chưa phù hợp. (Phạm Thanh Bình, 1993)

Nghiên cứu khoa học của tác giả Phạm Minh Hạc (2011) cùng một số tác giả khác về: “Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã phần nào nêu lên được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay, cụ thể hóa được mục tiêu giáo dục trong các nhà trường và đề ra chiến lược giáo dục toàn diện cho học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng CNH và HĐH đất nước. Trong đó, Phạm Minh Hạc (2001) đề ra sáu giải pháp cơ bản GDĐĐ cho con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức GDĐĐ trong trường hợp; Củng cố giáo dục ở gia đình với cộng đồng, kết hợp chặt chẽ giữa GDĐĐ với việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và phong trào rèn luyện đạo đức lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ, đảng viên và thầy cô giáo ở các trường học, xây dựng cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về GDĐT , nâng cao nhận thức cho con người. (Phạm Minh Hạc, 2001, 16) Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Tác phẩm “Đạo đức học”của tác giả Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (2002) đã chú trọng đến việc giáo dục cho học sinh về đạo đức trong gia đình, trong nhà trường, trong tình bạn, tình yêu, trong các mối quan hệ với nhau… qua đó đề xuất các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường phổ thông nhằm giúp giáo viên có một số kiến thức cơ bản, tư tin hơn trong công tác giảng dạy của mình. (Phạm Khắc Chương, 2002)

Theo tác giả Đỗ Tuyết Bảo (2001) cho rằng, nhà trường phổ thông phải giáo dục và r n luyện những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ em ngay khi từ nhỏ để khi trưởng thành, các em là những nhân cách trung thực, sáng tạo, vị tha, bao dung, nhân ái, trở thành những công dân có ích cho đất nước mình và để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, nhà giáo phải thấu hiểu những đặc điểm và yêu cầu của giáo dục đạo đức trong trường THCS. Đồng thời, trên cơ sở thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp như: (1) Đổi mới về nhận thức giáo dục đạo đức; (2) Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức; (3) Đổi mới hình thành tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức và xây dựng môi trường đạo đức; (4) Tăng cường những đảm bảo cơ sở vật chất giáo dục đạo đức; (5) Lãnh đạo và quản lý công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.(Đỗ Tuyết Bảo, 2011)

Nguyên thứ trưởng GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng, để Đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD-ĐT thành công, trước hết phải thay đổi việc dạy Đạo đức trong nhà trường, bởi đây là vấn đề mấu chốt để chấn hưng giáo dục.“Chúng ta thường nói trí, thể, mỹ phải đi liền với nhau. Rõ ràng đạo đức bao giờ cũng đặt lên trước. Không phải ngẫu nhiên mà trong hầu hết các trường học đều có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là học sinh phải học lễ trước, sau đó mới học văn hóa. Vì thế, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. (Kim Nam, 2015)

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi (2017) với nội dung “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục”, tác giả đã chỉ rõ các khái niệm về quản lý, quản lý nhà trường, đạo đức. Đặc biệt, tác giả đã tiếp cận CIPO trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, nhiều GV khi lên lớp chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, ít quan tâm đến việc liên hệ thực tiễn. Bên cạnh đó, việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục, rèn luyện đạo đức còn thụ động. Từ đó, tác giả đã đề xuất được 7 biện pháp trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS phù hợp vợi bối cảnh thực trạng, bao gồm: (1) Quản lý xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở phù hợp với chương trình giáo dục; (2) Quản lý các điều kiện tinh thần vật chất hỗ trợ thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS; (3) Thiết lập bộ máy tổ chức và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; (4) Chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho học sinh THCS theo hướng tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa; (5) Đa dạng hóa các loại hình hoạt động chuyên đề ngoại khóa để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh; (6) Tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá xếp loại đạo đức của học sinh trường THCS;

Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Các giải pháp đều được các chuyên gia đánh giá cao tính khả thi và cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. (Nguyễn Thị Thi, 2017, 106)

Từ các công trình nghiên cứu trên, nhìn chung các tác giả nghiên cứu chuyên sâu vào mục tiêu cũng như nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, nêu lên được thực trạng và đề xuất các giải pháp về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” nhằm tìm ra những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu mới.

1.2. Một số khái niệm cơ bản Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1. Quản lý

Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và được tiếp cận từ các góc độ nghiên cứu với các đặc trưng khác nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Quản lý trở thành một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề trong xã hội hiện đại – nghề quản lý. Do vậy mà lý luận về quản lý ngày càng đa dạng và phát triển. Sau đây là định nghĩa về quản lý của một số nhà quản lý học: Theo F.W.Taylor (1856 – 1915) cho rằng, “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và sẽ làm cái đó bằng những phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” (Taylor, 1919)Theo Harold Koontz (2002): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảophối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhàquản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”(Harold, 2002, 138)

Theo Nguyễn Lộc (2009) quan niệm rằng, “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên tổ chức và sử dụng tất cả những nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của nó” (Nguyễn Lộc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp, 2009, 12)

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh(chủ biên) cùng Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện và Lê Tràng Định (2009) định nghĩa rằng, “Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” trong quyển Giáo trìnhGiáo dục học -Tập 2. (Trần Thị Tuyết Oanh et al., 2009)

Mặt khác, theo Đặng Ngọc Lợi (2003) cho rằng,“Khoa học quản lý là ngành khoa học nghiên cứu các quan hệ quản lý trong một hệ thống tổ chức và những cách thức tổ chức, thực hiện,…của chủ thể tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả mong muốn”. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ 1.1 như sau:

Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý và quan hệ quản lý(Đặng Ngọc Lợi et al., 2003, 10)

Từ các quan điểm đã trình bày như trên, quản lý được hiểu làsự tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm lực, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Theo Phạm Thị Tuyết Hạnh (2015), quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội và nó mang đầy đủ các đặc điểm của quản lý nói chung và quản lý xã hội nói riêng; Đối tượng chủ yếu của quản lý xã hội là con người nhưng quản lý con người trong quản quản lý giáo dục còn bao hàm cả sự huấn luyện, giáo dục, tạo cho họ có khả năng thích ứng với các vai trò xã hội mà con người có thể đảm nhận.(Phạm Thị Tuyết Hạnh, 2015, 11)

Ngoài ra, theo tác giả Phạm Thị Châu (2012) thì “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến” trong quyển Giáo trình quản lý giáo dục mầm non.(Phạm Thị Châu, 2012, 7)

Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu, QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. QLGD là hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch cụ thể giúp hệ thống giáo dục được vận hành hiệu quả.

1.2.1.3. Quản lý nhà trường

Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2009) và các cộng sự: “Nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách theo hướng duy trì, phát triển xã hội. Nhà trường có chức năng hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ thông qua hoạt động dạy học và giáo dục. Tri thức trong nhà trường là những kinh nghiệm của nhân loại được chọn lọc và tích lũy. Nhà trường là tổ chức chuyên biệt có chức năng truyền thụ toàn bộ kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lý tưởng của xã hội đặt ra”. (Trần Thị Tuyết Oanh et al., 2009,125)

Theo J.Krishnamurti nhà trường lý tưởng là một cơ sở giáo dục lớn và phát triển mạnh mà trong đó trẻ em được học cùng nhau, sản sinh ra những tài năng cho đất nước và không một giá trị nền tảng nào có thể đạt được nhờ vào sự giáo dục của đám đông, mà chỉ có thể nhờ vào việc học tập và thông hiểu những khó khăn, xu hướng và năng lực của từng đứa trẻ. Lập ra một ngôi trường mang nghĩa sống còn trong cuộc đời đứa trẻ, qua đó giúp các em trở thành con người toàn diện và có trí tuệ. Điều quan trọng nhất là nhà trường nơi mà tất cả những người thầy nên đến với nhau một cách tự nguyện thoát ra khỏi thói thường của thế giới là cơ sở đúng đắn duy nhất cho một trung tâm giáo dục thực sự. (Krishnamurti, 2017, 98 – 102)

Theo Phạm Thị Châu: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến đến mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” (Phạm Thị Châu, 2012, 7).

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là nhũng tập hợp tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác. Nhằm tận dụngcác nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, xã hội đóng góp, do lao động xây dựngvà vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhàtrường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và có kế hoạch đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”.(Nguyễn Ngọc Quang, 1990, 34) Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Theo Phạm Viết Vượng (2008) quan niệm rằng,“Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường”. (Phạm Viết Vượng, 2008, 17 -19)

Như vậy, nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục, nên quản lý nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QLGD. Thực chất của quản lý nhà trường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho cáchoạt động trong nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu, tính chất của nhàtrường XHCN Việt Nam.

Qua đó, quản lý nhà trường THCS là quá trình tác động có ý thức, có mục tiêu của cán bộ quản lý lên các đối tượng tham gia tại trường THCS, vì thế mà công việc này đòi hỏi các yêu cầu cao hơn so với các ngành quản lý khác. Tất cả mọi hoạt động đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.

1.2.1.4. Các chức năng của quản lý

Theo Trần Kiểm (2012), trong quản lý giáo dục cũng giống như quản lý nói chung, chức năng quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, cụ thể như sau:

  • Chức năng lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch bao gồm các bước như xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những phương tiện và điều kiện cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định của hệ thống quản lý. Việc lập kế hoạch quản lý giáo dục cũng chia ra làm 2 cấp độ vĩ mô (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) và vi mô (quản lý hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, quản lý giáo viên, học sinh, tài chính…)
  • Chức năng tổ chức: Thiết kế các cấu trúc, các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức giáo dục. Sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hạn và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức, để họ phối hợp hoạt động với nhau theo một cơ chế đã thiết lập từ đầu. Từ đó, việc thực hiện chức năng này phải chú đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo sự liên kết theo hàng ngang và hàng dọc. Đặc biệt chú ý đến việc bố trí các cán bộ quản lý – người vận hành các bộ phận của tổ chức.
  • Chức năng lãnh đạo: là quá trình tác động ảnh hưởng đến hành vi, thái độ của cán bộ, nhân viên, tạo động lực cho mọi người thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hướng tới đạt mục tiêu. Đồng thời, chức năng lãnh đạo cũng là quá trình của chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý và tình cảm tác động đến đối tượng quản lý (con người, bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ, hướng vào việc đạt mục đích chung cho toàn hệ thống. Từ đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức chuyên môn, biết thu hút ngươì khác, và có khả năng lực tổ chức thực hiện.
  • Chức năng kiểm tra: là một quá trình đo lường, thẩm định, xác định một hành vi cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định.

Đồng thời, kiểm tra trong quản lý giáo dục còn là quá trình xem xét thực tiễn, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt mục tiêu đặt ra và góp phần đưa hệ thống đạt mực độ cao hơn trong quá trình quản lý.(Trần Kiểm, 2012, 47 -80)

Quản lý nhà trường THCS bao gồm nhiều nội dung phong phú như: quản lý hoạt động dạy học, quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, quản lý nhân sự, quản lý hoạt động chuyên môn.

1.2.2. Hoạt động giáo dục đạo đức Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

1.2.2.1. Hoạt động

Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích. Con người hiểu được mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt động để đạt hiệu quả trong công việc. K.Marx cho rằng, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức; mục đích, ý thức ấy như một quy luật, quyết định phương thức hoạt động và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó. K. Marx viết: “Công việc đòi hỏi một sự chú ý bền bỉ, bản thân sự chú ý đó chỉ có thể là kết quả của một sự căng thẳng thường xuyên của ý chí”. Trong lịch sử của nhân loại, tính mục đích trong hoạt động và tầm nhìn về lợi ích của hoạt động con người thể hiện rõ trong nền giáo dục của các dân tộc và quốc gia từ xưa đến nay. Hoạt động của con người dành cho việc dạy và học luôn được chú trọng và đề cao. Hồ Chủ tịch từng nhắc lại một bài học của người xưa: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dạy học là dạy người.

Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng hoạt động “là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể”.(Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan &Nguyễn Văn Thành, 1995, 80)

Như vậy, nói đến hoạt động bao giờ cũng có sự gắn kết giữa chủ thể, đối tượng và mục đích hoạt động và mục đích của quản lý nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đưa nhà trường từ trạng thái hiện có tiến lên một trạng thái mới có chất lượng hơn. Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo một lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội.

1.2.2.2. Đạo đức

Theo Mai Văn Bính và các cộng sự: “Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. (Mai Văn Bính et al., 2017, 63)

Theo tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương (2009), “Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội”. (Phạm Khắc Chương & Nguyễn Thị Yến Phương, 2009, 25)

Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lí, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chính quan hệ con người cũng đã mở rộng và đạo đức bao gồm những quy định những chuẩn mực ứng xử của con người với bản thân, với con người, với công việc, với thiên nhiên, với môi trường sống. Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt của nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hóa. Đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động góp phần giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp, giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ với các vấn đề đang tồn tại. (Phạm Minh Hạc, 2001)

1.2.2.3. Giáo dục đạo đức Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động và ảnh hưởng có mục địch, tổ chức có kế hoạch, có sự chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, nhân cách học sinh.(Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Ngọc Khánh& Phạm Minh Thảo, 2010, 15)

Theo Trần Thị Tuyết Oanh(chủ biên) cùng Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện và Lê Tràng Định (2009): “Giáo dục đạo đức là hoạt động của nhà giáo dục dựa theo yêu cầu xã hội, tác động có hệ thống lên người được giáo dục một cách có mục đích và có kế hoạch để bồi dưỡng những phẩm chất tư tưởng mà nhà giáo dục kì vọng, chuyển hóa những quan điểm, yêu cầu và ý thức xã hội có liên quan thành phẩm chất đạo đức, tư tưởng của mỗi cá nhân” (Trần Thị Tuyết Oanh et al., 2009, 48)

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1998), “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”.(Hà Thế Ngữ&Đặng Vũ Hoạt, 1998, 30)

Như vậy, trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch thông qua sự lựa chọn nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức nhằm hình thành những chuẩn mực, những quan điểm đạo đức, ý thức, niềm tin, thói quen đạo đức cho học sinh tại trường THCS.

Từ đó, hoạt động giáo dục đạo đức trong trường THCS là sự gắn kết và tác động giữa các đối tượng vàmục đích hoạt động của nhà trườngbằng những nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện phù hợp theo mục đích và kế hoạch đã được xây dựng,nhằm giúp học sinh trường THCS hình thành quan điểm và những chuẩn mức đạo đức xã hội.

1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong trường THCS

Công tác quản lý GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào các quá trình thực hiện GDĐĐ nhằm đạt hiệu quả của mục tiêu GDĐĐ bằng việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó để những yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra với thế hệ trẻ phù hợp với lứa tuổi học, cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân trở thành hiện thực. Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là hoạt động điều hành việc giáo dục đạo đức bao gồm: thực hiện xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, và kiểm tra đánh giá, trong đó chủ thể quản lý là Hiệu trưởng các trường THCS có nhiệm vụ tác động đến các đối tượng liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại nhà trườngmình với những mục tiêu, nội dung, và phương thức cụ thể nhằm giúp học sinh THCS hình thành những hành vi chuẩm mực mà xã hội chập nhận

1.3. Lý luận Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cấp trung học cơ sở Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

1.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinhcấp trung học cơ sở

Hà Nhật Thăng và các cộng sự (2001) cho rằng, đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt không thể thiếu của hoạt động xã hội của con người và là một hình thái chuyên biệt của quan hệ xã hội. Cùng với các hoạt động ý thức xã hội khác, đạo đức là nội dung cốt yếu của tư cách con người, có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Không thể có sự tồn tại mà không có đạo đức, nhất là trong điều kiện hiện nay, vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước mà là vấn đề “mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người” (Hà Nhật Thăng-Nguyễn Dục Quang-Lê Thanh Sử-Nguyễn Thị Kỷ, 2001)

Như vậy, hoạt động giáo dục đạo đức trong trường THCS có vai trò quan trọng giúp nhà trường tao nên sự gắn kếthữu hiệu và tác độngphù hợpgiữa các đối tượng và mục tiêuhoạt động giáo dục của nhà trường thông qua những nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS phù hợp theo kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời, hoạt động giáo dục đạo đức trong các trường THCS còn có vai trò giúp học sinh THCS hình thành nên nhân cách tốt, có lối sống chuẩn mực đạo đực được xã hội quy định, cũng như giúp học sinh giải quyết những tình huống có vấn đề trong cuộc sống bằng cách ứng xử lịch sự có văn hoá.

1.3.2. Mục tiêu và nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cấptrung học cơ sở

Căn cứ vào quyết định 711/QĐ-TTG ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020”; Căn cứ thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại Chỉ thị số 1357/CT-BGĐĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014 về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho HSSV trong các cơ sở giáo dục nhằm đẩy mạnh nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phù hợp với tình hình mới, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Từ đó, đề ra mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức như sau:

  • Về mục tiêu:Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về chính trị, tư tưởng, pháp luật và văn hóa xã hội. Hình thành ở mỗi học sinh thái độ đúng đắn, trong sáng với bản thân, với mọi người. Rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử có văn hóa. Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân theo định hướng giá trị mang đặc thù của dân tộc và thời đại. Hình thành bản lĩnh của con người Việt Nam Xã Hõi Chủ Nghĩa(Luật Giáo dục, 2009), cụ thể đối với học sinh trường THCS:
  • Giáo dục kiến thức đạo đức: Giúp học sinh trường THCS biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với mọi người, với công việc, với cộng đồng, với đất nước, với môi trường tự nhiên và hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó;
  • Giáo dục kỹ năng đạo đức: Hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành
  • của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống;
  • Giáo dục hành vi – thái độ đạo đức: Giúp cho học sinh trường THCS tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau; có nghị lực, không vi phạm những hành vi sai trái; có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu.
  • Về nội dung: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm những nội dung như giáo dục tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, lý tưởng đạo đức, giá trị đạo đức. Để mang lại hiệu quả, hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường thường được thực hiện thông qua tổ chức cho học sinh hội thảo về các hiện tượng, tình huống, sự kiện đạo đức; Tổ chức điều tra, khảo sát, tìm hiểu về tình hình đạo đức ở cộng đồng, ở địa phương; Nghe nói chuyện về những tấm gương vượt khó về các tấm gương “người tốt việc tốt”; tổ chức các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, gìn giữ an ninh trật tự, an toàn giao thông, tham quan thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội trong thời khì mới. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS được quy định trong chương trình GDĐĐ cho học sinh trường THCS dựa trên nội dung của bộ môn GDCD. (Hà Nhật Thăng et al., 2016)

1.3.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở được lồng ghép qua các nhiệm vụ Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Nhiệm vụ giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức cho học sinh THCS có các nhiệm vụ cụ thể như: Bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức sơ đẳng trong các mối quan hệ với bản thân, với gia đình, với nhà trường, với xã hội và với tự nhiên; Bồi dưỡng cho các em những xúc cảm, tình cảm tích cực với các chuẩn mực hành vi đạo đức; Rèn luyện các em hành vi và thói quen thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được quy định. (Đặng

Nhiệm vụ giáo dục trí tuệ: Giáo dục trí tuệ (trí dục) có vai trò to lớn trong việc phát triển trí tuệ và phát triển toàn diện nhân cách con người. Giáo dục trí tuệ có các nhiệm vụ như: Tổ chức, điều khiển người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn về tự nhiên, xã hội, con người; Rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sang tạo; Bồi dưỡng cho người học thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người công dân (Nguyễn Văn Hộ& Hà Thị Đức, 2000)

Nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ: Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nhân cách, giáo dục thẩm mỹ hướng người học lĩnh hội những nền tảng của văn hóa thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ có các nhiệm vụ như: Giáo dục cho học sinh năng lực nhận thức và cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật, vẻ đẹp chân chính ở mỗi con người; Bồi dưỡng những xác cảm, tình cảm, những thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn trước cái đẹp. Từ đó, giáo dục học sinh thái độ đúng đắn khi nhận xét, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật, góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn. (Nguyễn Văn Hộ& Hà Thị Đức, 2000)

Nhiệm vụ giáo dục lao động và hướng nghiệp: Nhiệm vụ của giáo dục lao động là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức cơ bản về các loại hình lao động phổ biến, giúp học sinh nắm vững nguyên tắc chung của lao động, những kỹ năng sử dụng các công cụ lao động phổ thông, phổ biến, hình thành tư duy kỹ thuật, sang tạo; Hình thành những cơ sở ban đầu của phẩm chất người lao động trong thời đại mới, những thói quen và kỹ năng lao động tập thế, kết hợp lao động trí óc và lao động chân tay, giữ gìn vệ sinh trong lao động; Tạo mọi điều kiện hợp lý để học sinh vận dụng tri thức, kỹ năng vào cuộc sống, xã hội (Nguyễn Văn Hộ& Hà Thị Đức, 2000). Bên cạnh đó, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp là: Giáo dục thái độ đúng đắn; Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề; Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh, khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; Động viên hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa. (“Công tác hướng nghiệp trong nhà trường”, 126/QĐ-TW, 1981)

1.3.4. Phương pháphoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở

Việc giáo dục đạo đức là một hoạt động phức tạp. Để xây dựng ý thức, thái độ, kỹ năng, thói quen cho học sinh cần phải có những phương pháp phù hợp. Theo Phạm Khắc Chương – Nguyễn Thị Yến Phương (2009) đã chỉ ra những phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả như phương pháp nêu yêu cầu sư phạm cụ thể:

  • Phương pháp nêu yêu cầu sư phạm:Trong bất kỳ hoạt động nào của tập thể dù lớn hay nhỏ, giáo viên cũng phải đạt được về mặt giáo dục và giáo dưỡng học sinh. Việc nêu lên những đòi hỏi sư phạm của GV đối với HS để HS hiểu được yêu cầu, yêu cầu phải phù hợp với chuẩn mực xã hội. Từ đó, HS đễ dàng thực hiện những yêu cầu của giáo viên.(Phạm Khắc Chương& Nguyễn Thị Yến Phương, 2009, 144) Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Ngoài phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, còn có các phương phác khác như:

  • Phương pháp tập thói quen:Phương pháp tập thói quen đặc biệt quan trọng và có hiệu quả nhất trong thời kỳ đầu của quá trình giáo dục và phát triển của trẻ. Việc tập thói quen được tiến hành dưới các hình thức khác nhau, tùy theo lứa tuổi, hoàn cảnh sống và điều kiện giáo dục. Mọi hình thái hành vi thói quen lúc đầu phải tập chính xác, bởi vì sau khi đã thành thói quen, nó như một thuộc tính bền vững, rất khó sửa chữa. (Hồ Hồng Hạnh, n.d.)
  • Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.
  • Phương pháp thuyết phục: Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức như việc giảng giải về đạo đức được tiến hành trong giờ dạy cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, giờ dạy giáo dục ngoài giờ lên lớp hay sinh hoạt dưới cờ.
  • Phương pháp rèn luyện: Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế. Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường như: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể, các phong trào thi đua trong nhà trường, đây là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt. Bên cạnh đó nhà trường cũng cần chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích dựa trên đặc tính ham hoạt động của học sinh bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới có ích, lôi kéo học sinh ra ngoài những hoạt động có hại. (Hà Nhật Thăng, 2010)
  • Phương pháp thúc đẩy: Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây đựng đạo đức cho học sinh. Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn.
  • Phương pháp khen thưởng – trách phạt: Khen thưởng là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo. Trách phạt là hình thức phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực không được lạm dụng phương pháp này, khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm của mình.(Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TpHCM,2006, 71)

1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, học sinh trường THCS nói riêng là rất đa dạng, thường được thực hiện qua tích phợp các môn học, ngoại khóa và sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, cụ thể như:

  • Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy môn GDCD và các môn học khác:Việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh vào các môn học, phổ biết nhất là các môn khoa học xạ hội như GDCD, Sử, Địa, Văn học…, Qua đó, nhằm giúp các em hình thành kiến thức, thái độ và hành vi cơ bản. Đồng thời, giúp các em rèn luyện đạo đức, nhân cách của mình;
  • Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa: thông qua các hoạt động trải nghiệm, tổ chức chương trình văn nghệ gắn liền với các chủ điểm, hoạt động thể dục thế thao, tham quan, du lịchnhằm hình thành cho các em kinh nghiệm ứng xử, thói quen và hành vi đạo đức chuẩn mực xã hội. Các hoạt động được thực hiện với sự kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường;

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự kết hợp giữa các lực lượng giáo dục:Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn, đội và các thể chế xã hội khác có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản, quan trọng hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra mối quan hệ phù hợp, vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành người công dân hữu ích của đất nước.

1.4. Sự cần thiết quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học cơsở Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

1.4.1. Vai trò của Hiệu Trưởng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh

Xây dựng kế hoạch giúp nhà quản lý xác định được sứ mệnh, tầm nhìn cho tổ chức mình. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch cũng là một trong những chức năng quan trọng trong quá trình quản lý và cũng là chức năng quan trọng để tạo cơ sở vững chắc cho các nỗ lực tiếp theo trong các giai đoạn quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường, là quá trình xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện để đạt được mục tiêu giáo dục. Theo đó, để người quản lý thực hiện thành công việc xây dựng kế hoạch, kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung và biện pháp cụ thể cũng như những phương án lựa chọn rõ ràng, kế hoạch càng cụ thể, chi tiết với thực tế bao nhiêu thì sự thành công và hiệu quả của công tác giáo dục càng cao bấy nhiêu (Hà Thế Ngữ&Đặng Vũ Hoạt, 1998)

Như vậy, xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh là công cụ quản lý, giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hướng, đúng mục tiêu muốn đạt được bao gồm các chú ý như:

  • Cần phải bám sát hướng dẫn chỉ đạo của Sở, Bộ GD&ĐT;
  • Xác định thực trạng đạo đức của học sinh tại trường;
  • Đưa ra dự báo diễn biến về đạo đức học sinh;
  • Xác định mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu cần đạt được;
  • Xâydựng kế hoạch cụ thể trong năm học, học kỳ, và theo từng tháng, từng chủ điểm;
  • Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện nguồn lực nhà trường;
  • Việc xây dựng kế hoạch phải được thực hiện nghiêm túc sẽ tạo cơ sở vững chắc cho các nỗ lực quản lý tiếp theo trong giai đoạn tổ chức và kiểm tra sau này.

Thông thường kế hoạch được phân thành 3 loại, kế hoạch dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn. Trong đó, kế hoạch dài hạn là những kế hoạch cụ thể hóa những kế hoạch dài hạn, có phạm vi ảnh hưởng rộng và thời gian tác động lâu dài từ 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm với cơ quan tổ chức; Kế hoạch trung hạn là những kế hoạch cụ thể hóa những kế hoạch dài hạn, chiến lược trong những khoảng thời gian không dài, thường là kế hoạch năm; Kế hoạch ngắn hạn là những kế hoạch cụ thể hóa những kế hoạch trung hạn, chỉ ra những công viêc cụ thể, được thiết lập để thực hiện mục tiêu ngắn hạn, cụ thể hóa bằng các hoạt động trực tiếp làm sản sinh ra kết quả. Các kế hoạch loại này thường là kế hoạch nữa năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng hay kế hoạch tuần. Trong phạm vi đề tài, kế hoạch được thực hiện thuộc loại trung và ngắn hạn. Ngoài ra, kế hoạch được thực hiện theo các bước như sau:

  • Tìm kiếm, lựa chọn thông tin và dự kiến nội dung đưa vào kế hoạch;
  • Xác định mục tiêu cụ thể và chính xác;
  • Xác định nguồn lực như sự hỗ trợ từ cấp trên, điều kiện nhà trường, thời gian, kinh phí, nhân lực, phương tiện…Các yếu tố khách quan (điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường thực hiện…);
  • Xây dựng phương án hành động, thực hiện mục tiêu;
  • Soạn thảo kế hoạch, thông qua kế hoạch và đưa vào thực hiện (“Kỹ năng xây dựng chương trình công tác”, n.d.)

Từ đó, căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà trường, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch quản lý mọi hoạt động trong nhà trường. Trong đó, có sự quan tâm đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời xem đó là trọng tâm và gắn liền với các hoạt động giáo dục khác. Vai trò của việc xây dựng kế hoạch vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cán bộ quản lý, kế hoạch càng cụ thể càng rõ ràng, sát với thực tế, với điều kiện nhà trường thì kết quả mạng lại càng cao. Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh luôn là công cụ quan trọng và thường xuyên trong quản lý nhà trường. Để kế hoạch sát với thực tiễn, Hiệu trưởng cần phải thực hiện việc tìm hiểu nhiều nguồn thông tin để xác định thực trạng đạo đức học sinh cụ thể. Từ đó, góp phần đưa ra dự báo diễn biến về đạo đức của học sinh chính xác cũng như việc xác định mục tiêu, tiêu chí cụ thể và xác thực cần đạt được trong thời gian được phù hợp.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạchgiáo dục đạo đức cho học sinh Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành các mối quan hệ giữa các thành viên và các bộ phận trong nhà trường để đạt được mục tiêu của nhà trường về GDĐĐ cho học sinh. Từ đó, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trường THCS cần chú ý đến các những nội dung như:

  • Tổ chức nhân lực để thực hiện kế hoạch;
  • Thực hiện phân công trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả, cụ thể với chức năng, quyền hạn rõ ràng. Trong đó, sự phân chia công việc phải cụ thể, phù hợp với quyền hạn, mục tiêu của tổ chức;
  • Xác định cơ chế phân phối các nguồn lực, các điều kiện về CSVC… cho các bộ phận, cá nhân thực hiện các hoạt động;
  • Phân công trách nhiệm quản lý, xác định tiến độ, thời gian hoàn thành và kết thúc;
  • Đặc biệt phải chú ý đến phương thức hoạt động, quyền hạn từng bộ phận và việc bố trí nhân sự vận hành (Nguyễn Đức Minh-Nguyễn Khải Khoa, 1981).
  • Đối với đội ngũ giáo viên chuyên trách:Theo từ điển giáo dục (2001) cho rằng “tập thể những người đảm nghiệm công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định… là lực lượng quyết định hoạt động giáo dục của nhà trường cho nên đặc biệt quan tâm xây dựng mọi mặt, phải có đủ số lượng, phù hợp với cơ cấu giảng dạy của các bộ môn, phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa nam và nữ, giữa lớp già với lớp trẻ” (Từ điểm giáo dục, 2001, 95). Theo đó, đội ngũ giáo viên được phân công trách nhiệm giáo dục đạo đức phải có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ về GDĐĐ trong các môn học liên quan cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, để mang lại hiệu quả cần tập trung vào việc kiểm tra cũng như xác định rõ ràng nhu cầu tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh về số lượng cũng như chất lượng nhằm phân công phù hợp với từng đối tượng giáo dục và xác định ai làm việc gì, ai sẽ phụ trách ai các thức những cá nhân, bộ phận liên hệ với nhau như thế nào? Chính vì vậy, các thành viên và các bộ phận phải bàn bạc cách thức thực hiện kế hoạch, thống nhất sự phân công trách nhiệm quản lý, xác định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện cũng như thời gian bắt đầu và kết thúc. Đồng thời,năng lực giáo viên cần phải đánh giá nhằm kịp thời bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng trong tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS. Bên cạnh tổ chức thực hiện quản lý cần phải quan tâm đến phương pháp và hình thức thực hiện.
  • Đối với phương pháp: Phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục; Sử dụng đồng bộ các phương pháp GDĐĐ, các phương pháp phải phù hợp với đặt điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với từng thể loại hoạt động giáo dục GDĐĐ;
  • Đối với hình thức: Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho học sinh trường THCS sử dụng, tuy nhiên phổ biến nhất là GDĐĐ thông qua các môn học và qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lao động, ngoại khóa…Quản lý hình thức GDĐĐ sẽ giúp CBQL kiểm soát được việc thực hiện chương trình GDĐĐ, kịp thời đưa ra các phương pháp phù hợp và hiệu quả.

1.4.3. Chỉ đạo trong thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Theo quan niệm của Trần Kiểm (2004) “chỉ đạo là một quá trình truyền cảm hứng cho người khác để họ làm việc chăm chỉ nhằm đạt được các nhiệm vụ quan trọng. Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ khiến cấp dưới làm việc nhiệt tình hơn để đạt được những mục tiêu công việc”.(Trần Kiểm, 2004)

Từ đó, sau khi tổ chức cơ cấu bộ máy đã được hình thành thì cần phải có sự chỉ đạo, định hướng, điều phối. Lãnh đạo là sự tác động cụ thể từ người quản lý đến người được quản lý nhằm khích lệ họ tự nguyện, hoạt động tích cực để đạt mục tiêu đề ra của nhà trường. Bên cạnh đó, lãnh đạo là sự can thiệp, chỉ huy của chủ thể trong quá trình GDĐĐ cho học sinh. Trong đó, người quản lý phải theo dõi, giám sát các hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân tham gia GDĐĐ cũng như tình hình diễn biết đạo đức của học sinh. Có như vậy, nhà quản lý mới kịp thời động viên, khuyến khích các bộ phận, các cá nhân thực hiện đúng tiến độ của kế hoạch đã xây dựng.

Ngoài ra, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phải có sự phối hợp với các lực lượng tham gia thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, chỉ đạo giáo viên khi thực hiện chương trình bên cạnh việc tuân thủ chương trình giáo dục cứng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần “mềm hóa” chương trình bằng các chương trình phụ, tích hợp trong từng bài giảng của GV bộ môn, hoạt động của GVCN, các đoàn Thanh niên, các chuyên đề gắn với nhu cầu, thực tiễn địa phương cụ thể và phù hợp với đối tượng học sinh, cũng như thực hiện xã hội hóa giáo dục đạo đức cho học sinh, hiệu trưởng cần chỉđạo khi thiết kế chương trình giáo dục bằng các nội dung giáo dục cụ thể cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến không chỉ của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường mà cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội, các chuyên gia giáo dục và cha mẹ học sinh. Chương trình nội dung giáo dục cần được rà soát, cập nhật và bổ sung nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn địa phương và phù hợp với các loại đối tượng học sinh.

1.4.4. Kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục đạo đứccho học sinh

Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá vì kiểm tra để cải tiến thay đổi phương pháp và để điều chỉnh kế hoạch. Mục đích của kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ là để động viên, giám sát, uốn nắn kịp thời và tư vấn, thúc đẩy chứ không nặng nề về phê bình xếp loại. Theo Trần Kiểm (2012) cho rằng, kiểm tra – đánh giá là nội dung quan trọng trong quản lý, nhằm xem xét thực trạng, đánh giá thực trạng và khuyến khích cái tốt hoạt động hiệu quả.(Trần Kiểm, 2012, 80)

Vì vậy, công tác kiểm tra – đánh giá là việc làm thường xuyên của Ban giám hiệu trong quá trình quản lý nhà trường cũng như hoạt động GDĐĐ. Ban giám hiệu nhà trường cần lưu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ: Cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong toàn trường về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GDĐĐ; Xây dựng kế hoạch, mục tiêu, tổ chức, bố trí, phân công lực lượng kiểm tra trong đó lực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ.

Theo đó, nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường THCS bao gồm:Xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm tra đánh giá;Tổ chức lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá, trong đó có cả các lực lượng xã hội khác tham gia;Về phương pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua nhiều nguồn thông tin như: hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu hoạt động….

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

1.5.1. Yếu tố khách quan

Chủ trương chính sách, cơ chế quản lý củanhà nước với giáo dục trung học cơ sở:Tất cả các văn bản quy chế, thông tư đều mang tính pháplý để các trường THCS tổ chức và thực hiện. Các văn bản pháp lý của nhà nước, BộGiáo dục và Đào tạo có tác động và ảnh hưởng đến công tác thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Chính vì vậy, hệ thống các văn bản phải rõ ràng không bị chồng chéo, phù hợp với thực tiễn sẽ tạo sự thuận lợi trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS và đạt mục tiêu đề ra.

Kinh tế-xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay: Với nền kinh tế văn hóa – xã hội hiện nay cũng như trình độ dân trí ngày càng nâng cao đã đạo mối quan hệgắn kết giữa nhà trường với các cơ quan liên quan trường THCS góp phần ảnh hướng đến hoạt động giáo dục của nhà trường về mặt tiêu cực lẫn tích cực. Từ đó, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay có vai trò quan trọng nhằm kiểm soát quá trình hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục đạo đức trường THCS đi đúng hướng và đúng mục tiêu.Mặc khác với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những tác động tiêu cực của cuộc sống cũng phát triển một cách đáng lo ngại làm ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận học sinh THCS. Nhiều mối nguy hiểm, những cám dỗ tiềm ẩn từ cuộc sống hiện đại đã và đang lôi kéo học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức với những hành vi như bạo lực trong nhà trường, đe dọa hành hung thầy cô giáo, quay cóp bài, bỏ học… Ngoài ra, nhiều học sinh còn sớm có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, không tôn trọng kỷ luật, vi phạm pháp luật.Hơn thế nữaKinh tế gia đình cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, ít quan tâm tới quá trình phát triển về tâm sinh lý và các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức của con em mình, hoặc ở một số gia đình có cuộc sống kinh tế đầy đủ, con cái có biểu hiện sai lệch chuẩn mực hành vi đạo đức là do phụ huynh chỉ cung cấp tiền nhưng lại không quan tâm đến việc học tập, đời sống tinh thần, giao tiếp xã hội của con và việc giáo dục đạo đức thì gần như phó mặc cho nhà trường, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu.

Các điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên mà còn là phương tiện giúp học sinh trang bị kiến thức thực tiễn, gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn. Tứ đó, cơ sở vật chất và trang thiết bị nhà trường luôn được bảo dưỡng và quan tâm thường xuyên của CBQL nhà trường.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Vai trò và chức năng của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS:Bộ phận quản lý có chức năng điều khiển hệ thống quản lý, thực hiện việc tổ chức phân công và hợp tác lao động xã hội, đó chính là chủ thể quản lý. Chủ thể quản lý có thể là cá nhân, tổ chức. Chủ thể quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh là Hiệu trưởng nhà trường với vai trò là nhà lãnh đạo, tác động lên đối tượng quản lý là giáo viên bằng các công cụ, với những phương pháp quản lý thích hợp. Hiệu trưởng có trách nhiệm phân bổ giáo viên và các nguồn lực khác trong nhà trường, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức của nhà trường để thực hiện việc GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả nhằm xây dựng nhân cách học sinh toàn diện. Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

Ý thức trách nhiệm và trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên: Với yêu cầu của xã hội hiện nay, đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải có bản lĩnh về kiến thức chuyên môn vững vàng, có trải nghiệm thực tiễn, ứng xử khéo léo, biết quan tâm chia sẽ, gần gũi với học sinh. Từ đó, nhà quản lý cần phải thực hiện tốt trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên về công tác tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên theo đúng quy trình và công bằng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng như chất lượng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS.

Sự phối hợp trong các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức: Lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải nhận thức được vai trò cũng như ý nghĩa của các hoạt động GDĐĐ và sự phối hợp, nắm rõ nội dung giáo dục. Đồng thời, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp phù hợp với nội dung, mục tiêu, tâm sinh lý HS thông qua các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Vì vậy, cần có sự phân công, bồi dưỡng, động viên các lực lượng tham gia GDĐĐ phù hợp từ CBQL nhà trường là rất quan trọng. Đối với học sinh THCS ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi đang phát tiển và hoàn thiện, các em có nhu cầu hiểu biết tìm tòi, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn…trong khi đó các kiến thức về xã hội, hiểu biết về gia đình, về pháp luật còn rất hạn chế, các em còn mơ hồ do đó chưa có trách nhiệm với hành vi của mình nên dễ dẫn đến phạm tội, dẫn đến suy thoái đạo đức. Chính vì thế nhà trường, gia đình và xã hội cần phải tăng cường phối kết hợp để giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Thực tế có phụ huynh khi được nhà trường mời đến cung cấp thông tin mới biết được con mình không ngoan, học không giỏi như lâu nay vẫn tưởng.

Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trường trung học cơ sở: Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì muốn quá trình quản lý đạt được mục tiêu thì chủ thể quản lý phải hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng quản lý. Ở lứa tuổi này, hành vi của các em dễ có tính tự phát, tính cách của các em thường có những biểu hiện thất thường, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Với kinh nghiệm sống ít ỏi, suy nghĩ của các em chưa đủ chín chắn để các em trở thành người lớn, khiến cho các em có những cách ứng xử và hành động không phù hợp trước những áp lực tiêu cực hay sự lôi kéo của bạn b “cá biệt” về đạo đức cũng như từ một số người xấu trong cộng đồng dân cư nơi HS sinh sống. Từ đó, nhà quản lý không những am hiểu về điều kiện tâm sinh lý HS mà có sự quan tâm về hoàn cảnh đời sống của HS, các mối quan hệ HS nhằm đưa ra những quyết định thích hợp và hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Người nghiên cứu đã tổng quan được vấn đề nghiên cứu trong và các nghiên cứu ngoài nước. Hoạt động giáo dục đạo đức và công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS trường THCS rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách HS cũng như góp phần giáo dục toàn diện HS được sự quan tâm từ nhiều tác giả chuyên môn. Đồng thời, người nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm liên quan như: hoạt động, giáo dục, giáo dục đạo đức, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS, những mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ, các chức năng trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh.Bên cạnh đó, vai trò của hiệu trưởng cũng như công việc của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS cũng được đề cập như việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. Cho thấy vai trò chủ thể quản lý của Hiệu trưởng cũng như sự cần thiết quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Từ đó, tạo cơ sở lý luận khoa học giúp người nghiên cứu thực hiện hiệu quả trong quá trình khảo sát đúng thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ các trường THCS và việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay ở các chương tiếp theo của luận văn. Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Khái quát về giáo dục ở trường THCS xã Tân Uyên

One thought on “Luận văn: Giáo dục đạo đức ở Trường THCS xã Tân Uyên

  1. Pingback: Luận văn: Biện pháp NC giáo dục đạo đức tại xã Tân Uyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464