Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp
Cơ sơ pháp lý
Một số văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành GDĐT và liên ngành làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong trường học:
- Chỉ thị của Bộ Chính trị số 06-CT/TW ngày 30/11/1996 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
- Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương số 33/CTTW ngày 01/3/1994 về lãnh đạo phòng chống tệ nạn xã hội.
- Chỉ thị của Bộ chính trị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
- Nghị quyết của Chính phủ số 06/CP ngày 29/11/1993 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 về việc phê duyệt “kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010”.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 156/2007/QĐ.TTg ngày 25/9/2007 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2010.
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 10/GD-ĐT ngày 30/6/1995 về tăng cường giáo dục phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong ngành GD-ĐT.
- Thông tư của Bộ GD-ĐT số 31/2009/TT- BGDĐT ngày 23/10/2009 về việc ban hành quy định về công tác phòng chống tệ nạn ma túy tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Cơ sở lý luận
Như đã trình bày ở chương một, muốn thực hiện có chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong trường học thì người CBQL, đặc biệt là Hiệu trưởng và các lực lượng tổ chức thực hiện phải nhận thức đầy đủ về hoạt động này: vị trí, nhiệm vụ, nội dung, hình thức và các phương pháp tổ chức hoạt động… vận dụng lý luận về hoạt động giáo dục PCMT vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng trường học, lớp học.
Quản lý có chất lượng hoạt động giáo dục PCMT đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nắm vững các chức năng quản lý nói chung và vận dụng một cách linh hoạt vào lĩnh vực quản lý hoạt động giáo dục PCMT.
Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn là thực trạng công tác giáo dục PCMT và công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương được trình bày ở chương 2. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, những biện pháp được đề xuất nhằm khác phục những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giáo dục PCMT từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THCS.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Đảm bảo tính pháp chế của các biện pháp
Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo được đề xuất đều đảm bảo cơ sở pháp lý, được pháp luật công nhận. Không có biện pháp nào trái với pháp luật. Tất cả các biện pháp đề xuất đều được căn cứ vào Luật Giáo dục, các Thông tư, Quy chế, Điều lệ, chỉ thị của ngành và căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp về GD&ĐT.
Đảm bảo tính hệ thống- cấu trúc
Tính hệ thống, cấu trúc được đảm bảo, có nghĩa là các biện pháp đề xuất phải bao quát các nội dung, các khía cạnh của công tác quản lý giáo dục PCMT, bao quát mọi mặt của vấn đề, có biện pháp quản lý trực tiếp và có biện pháp quản lý gián tiếp (thông qua các yếu tố, các chủ thể liên quan đến công tác giáo dục PCMT). Hay nói cách khác, những thành tố nào tham gia vào quá trình giáo dục PCMT thì khi đề ra biện pháp phải xét tới vai trò, sự ảnh hưởng của các thành tố đó.
Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với định chế giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược giáo dục. Hệ thống các biện pháp được đề xuất phải có khả năng thực thi trong thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục PCMT. Nói một cách cụ thể, các biện pháp đề xuất phải phù hợp với nội dung quản lý hoạt động giáo dục PCMT. Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin), môi trường của các trường THCS trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT. Các biện pháp này phải phù hợp với khả năng quản lý trường học của cán bộ quản lý và điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ giáo viên. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCMT được xây dựng và đề xuất được dựa trên cơ sở kế thừa truyền thống quản lý hoạt động giáo dục PCMT; phát huy được những ưu điểm, thành quả của hệ thống quản lý giáo dục các trường THCS hiện tại. Đồng thời phải phát triển các nguồn lực sẵn có của các đơn vị quản lý, các cơ sở giáo dục, tạo nên sự đổi mới theo hướng nâng cao hơn chất lượng của công tác quản lý sao cho thích ứng với nhu cầu thực tiễn giáo dục tại địa bàn huyện Phú Giáo hiện nay.
Đảm bảo tính khả thi
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng trường trường THCS một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong trình tự các bước tiến hành. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao.
Ngoài những yêu cầu mang tính nguyên tắc đã trình bày ở trên, các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên rất chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lý giáo dục – bảo đảm lợi ích của giáo viên được làm việc, học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục; tập trung dân chủ – có sự kết hợp, nhất trí và thống nhất giữa nhà trường – giáo viên – học sinh; đảm bảo kết hợp cân đối giữa yêu cầu và năng lực, giữa quyền hạn và trách nhiệm; đảm bảo tính kế hoạch – quản lý phải đảm bảo kết hợp giữa giải quyết từng phần và tiếp cận hệ thống, tôn trọng tính nhất thể của hệ thống.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, sau đây chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương:
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
3.2.1.1. Mục đích thực hiện biện pháp
Giúp cho CBQL, giáo viên, HS cũng như các lực lượng giáo dục khác nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục PCMT trong nhà trường, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục PCMT đối với sự phát triển nhân cách của HS cũng như sự phát triển của nhà trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với hiệu quả của công tác giáo dục PCMT. Chỉ khi nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục PCMT với chất lượng giáo dục trong nhà trường, CB-GV và các lực lượng giáo dục khác mới có động cơ và thái độ đúng đắn, có hành động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục của đơn vị mình từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Biện pháp tác động vào nhận thức đóng vai trò là biện pháp mở đường cho các biện pháp khác bởi nó là cơ sở để tập hợp các lực lượng, phát huy tính chủ động tích cực, làm cho đối tượng hiểu mà dẫn đến tự nguyện, thống nhất trong hành động thực hiện mục tiêu chung.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Tổ chức huy động, tìm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan đến MT qua tổ chức phong trào sưu tầm, mua các tài liệu có kiến thức cơ bản về MT, xây dựng tủ sách phòng chống MT. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Chỉ đạo việc phổ biến, trang bị các kiến thức về MT thông qua việc phát tài liệu tự nghiên cứu và viết báo cáo thu hoạch, thảo luận, thi tìm hiểu…nhằm nâng cao hiểu biết những kiến thức về MT.
Mời các chuyên gia về GDPCMT hoặc đại diện cơ quan công an huyện báo cáo về tình hình vi phạm tệ nạn MT trên địa bàn và nguy cơ xâm nhập vào nhà trường nhằm nâng cao hiểu biết, thái độ quan tâm của mọi lực lượng GD và cả HS đối với công tác phòng chống ma túy.
Tổ chức diễn đàn phòng chống MT cho học sinh THCS có sự tham gia của đại diện các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường (gia đình – nhà trường – xã hội) nhằm nhấn mạnh ưu điểm, thế mạnh của từng lực lượng.
- Tổ chức ngày Hội phòng chống ma túy hàng năm cho HS với các hoạt động đa dạng như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ma túy và tệ nạn ma túy, thi vẽ tranh, thuyết trình…
- Tuyên truyền về ma túy và tác hại của ma túy bằng các băngron, khẩu hiệu trên bảng tin của trường, lớp. Có thể xây dựng bảng tin PCMT và tệ nạn xã hội trong sân trường bằng cách thiết kế các bảng treo trên cây hoặc dựng quanh hành lang lớp học. Có thể phối hợp để các em học sinh cùng tham gia công việc thiết kế này nhằm khơi gợi ở các em ý thức về vai trò của mình trong việc PCMT.
- Phối hợp các lực lượng tổ chức cho HS đến giao lưu với các học viên tại các trại cai nghiện ma túy… để giúp các em có những hiểu biết thực tiễn về tác hại của ma túy.
- Cập nhật các thông tin về TNXH nhất là tình hình vi phạm TNMT, về công tác PCMT tại các nhà trường THCS trong huyện nhằm giúp các lực lượng GD nắm bắt kịp thời và định hướng cũng như điều chỉnh hoạt động GD học sinh.
- Hiệu trưởng cần tổ chức cho CBQL và GV học tập nhiệm vụ năm học, trong đó có nội dung về hoạt động giáo dục PCMT. Trong cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng, Hiệu trưởng cần phổ biến thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung của hoạt động trong tháng, phân công nhiệm vụ tổ chức các hoạt động trong tháng cho các bộ phận và cá nhân cụ thể. Như vậy, mọi người sẽ hiểu được mục đích yêu cầu của hoạt động và trách nhiệm của cá nhân trong tổ chức hoạt động giáo dục PCMT.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu nhà trường cần ý thức được công tác nâng cao nhận thức về tệ nạn ma túy và công tác PCMT là hoạt động cần thiết, thường xuyên trong cả năm học.
Huy động được kinh phí từ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phục vụ việc mua tài liệu, tổ chức các cuộc thi, các buổi thảo luận, tham quan…
Phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia GD phòng chống TNXH, phòng chống MT của cơ quan công an trên địa bàn để nắm bắt tình hình và nâng cao tinh thần cảnh giác trước những thủ đoạn lôi kéo HS vào MT.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
3.2.2.1. Mục đích thực hiện biện pháp
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động sẽ giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động giáo dục PCMT diễn ra trong một năm học. Từ đó có sự phân phối nguồn lực một cách hợp lý cho các hoạt động giáo dục, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã được dự kiến ngay từ đầu năm học.
Mặt khác, kế hoạch năm học của hoạt động giáo dục PCMT sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích của các hoạt động, loại trừ lộn xộn, tùy tiện trong tổ chức hoạt động. Nhất là những hoạt động mang tính quy mô toàn trường.
Nhờ có kế hoạch mà nhà trường và các đơn vị lớp, các cá nhân trong từng bộ phận mới phối kết hợp với nhau thực hiện để đạt mục tiêu chung và riêng. Nhờ có kế hoạch mà việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của từng lớp và toàn trường mới được thuận lợi.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Để xây dựng bản kế hoạch cần: Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn… của các ngành, các cấp về công tác PCMT làm định hướng chính để xây dựng kế hoạch hoạt động.
Xác định rõ thực trạng tệ nạn MT, thực trạng công tác PCMT của trường, những kết quả đạt được, những tồn tại mà trường chưa giải quyết được.
Phân tích những thuận lợi, khó khăn, điều kiện, khả năng của trường (về nhân lực, cơ sở vật chất…) để thực hiện kế hoạch.
Khi xây dựng kế hoạch, cần đảm bảo các đầy đủ các nội dung của một bản kế hoạch gồm: Dự định các mục tiêu cần đạt, nội dung hoạt động, hình thức và biện pháp thực hiện, phân công người thực hiện, thời gian thực hiện, điều kiện thực hiện…
Sau khi xây dựng kế hoạch xong cần phổ biến kế hoạch cho toàn thể CBGV, NV trong trường để họ nắm bắt được các nội dung cơ bản của kế hoạch giúp họ chủ động sắp xếp, bố trí thời gian, công sức, trang thiết bị, …
Khi lập kế hoạch, phân công công việc cần chú ý đến những người có khả năng, phù hợp với tính chất công việc. Cụ thể là người có hiểu biết về TNMT, quan tâm, nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong GD đạo đức HS, có nhiều đổi mới về phương pháp GD để thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Căn cứ vào thực tế điều kiện của trường, lên danh mục các trang thiết bị sẵn có, đồng thời huy động từ các nguồn trong và ngoài nhà trường chuẩn bị phương án sử dụng cho từng hoạt động.
Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ thành công sau khi đã được đánh giá kết quả thực hiện. Hoạt động này nhằm đối chiếu, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu dự kiến đã đặt ra, xác định tính hợp lí, hiệu quả của các hoạt động, từ đó các lực lượng tham gia sẽ thấy được những ưu điểm đạt được và những hạn chế, tồn tại cần rút kinh nghiệm cho những năm học kế tiếp.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Căn cứ vào chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về công tác PCMT; căn cứ nhiệm vụ năm học, vào kết quả công tác này ở năm học trước.
Hiệu trưởng phải nắm vững thực tế tình hình TNMT trong huyện, tình hình nhân lực, tình hình tài chính, khả năng, điều kiện…của trường có thể đáp ứng cho việc thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch phải được sự nhất trí của các tổ chức trong nhà trường.
3.2.3. Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
3.2.3.1. Mục đích thực hiện biện pháp
Trong nhà trường, thực tế nội dung và hình thức hoạt động giáo dục PCMT rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải có sự tham gia của các lực lượng giáo dục. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ bộ môn. Tổ bộ môn có vai trò quyết định trong việc thực hiện kế hoạch, đồng thời đảm bảo tính đa dạng của hình thức hoạt động. Vì vậy, Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường công tác chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức hoạt động giáo dục PCMT phù hợp với đặc thù của từng môn.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu cần thành lập Ban chỉ đạo giáo dục PCMT trong nhà trường, lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm trong công tác này nhằm hỗ trợ Ban giám hiệu nhà trường giám sát công tác tổ chức các hoạt động giáo dục PCMT.
Trên cở sở kế hoạch đã được thông qua ngay từ đầu năm, Hiệu trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các tổ bộ môn. Mỗi tổ bộ môn phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động PCMT phù hợp với đặc thù của từng môn. Trong kế hoạch của tổ bộ môn nhất định phải có nội dung kế hoạch PCMT. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ bộ môn thực hiện việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục PCMT qua một số môn học.
Chú trọng chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ môn có nội dung giáo dục PCMT phù hợp với đặc thù bộ môn. GVBM phải thường xuyên phản ánh với GVCN lớp những hiện tượng bất thường của học sinh trong giờ học để GVCN theo dõi và có hướng giáo dục kịp thời.
Mặt khác, các bộ phận khác trong nhà trường cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động giáo dục PCMT, cùng với nhà trường tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Bộ phận giám thị, bảo vệ nhà trường là lực lượng góp phần duy trì kỉ cương nề nếp học sinh; bộ phận thư viện nhà trường tạo điều kiện về tư liệu tham khảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục; bộ phận thiết bị, đồ dùng dạy học xây dựng bộ đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục PCMT … Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận trong nhà trường. Các bộ phận phải có kế hoạch tham gia tổ chức hoạt động giáo dục PCMT trong kế hoạch năm của mình.
Bên cạnh đó, Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường, Ban giám hiệu cần phải quan tâm chỉ đạo, tổ chức, động viên lực lượng GVCN tham gia vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh PCMT. Cụ thể là xây dựng quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của GVCN lớp trong tổ chức giáo dục PCMT, cụ thể:
- GVCN có nhiệm vụ nắm chắc đối tượng HS lớp chủ nhiệm về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, khả năng và thiên hướng của các em để có thể hướng các em vào các hoạt động phù hợp và phát triển được khả năng của chúng.
- GVCN có nhiệm vụ huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ học sinh cốt cán các kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, giúp các em có kỹ năng tự quản trong hoạt động.
- GVCN có trách nhiệm phối hợp với GVBM, Đoàn trường, với cha mẹ HS để tổ chức các hoạt động giáo dục HS lớp chủ nhiệm …
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục PCMT trong nhà trường THCS.
Trong quá trình chỉ đạo cần kết hợp với công tác kiểm tra, đánh giá, có quy chế khen thưởng, kỉ luật rõ ràng nhằm thúc đẩy sự tích cực, chủ động của các lực lượng giáo dục.
3.2.4. Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng trong công tác giáo dục PCMT Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
3.2.4.1. Mục đích thực hiện biện pháp
Tham gia công tác GD học sinh không chỉ có GV mà còn rất nhiều lực lượng GD trong và ngoài nhà trường. Lực lượng GD trong nhà trường là Công đoàn, Đoàn, Đội… Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm: gia đình, chính quyền địa phương, Công an, Hội phụ nữ, y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ…. Mục tiêu của biện pháp này là huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng vào công tác GD học sinh phòng chống ma túy xâm nhập nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường
Phối hợp với tổ chức Công đoàn trường:
Phải tăng cường phối hợp với tổ chức Công đoàn để phát huy sức mạnh của tổ chức này trong công tác GD học sinh PCMT xâm nhập vào nhà trường. Chú trọng các nội dung sau:
Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi công đoàn viên – mỗi CBGV, công nhân viên trong nhà trường về công tác PCMT.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác GD phòng chống ma túy cho công đoàn viên là GV.
Thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… Mục đích việc thực hiện các cuộc vận động này là khích lệ, động viên CBGV, nhân viên trong trường sống và làm việc mẫu mực, là tấm gương sáng cho HS noi theo, đồng thời có trách nhiệm với HS, yêu thương, quan tâm, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, những biểu hiện bất thường của các em để kịp thời giúp đỡ, hướng dẫn các em vượt qua những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập,…
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” một cách cụ thể trong nội dung GDPCMT. Nhà trường và Công đoàn cần tổ chức những buổi giao lưu giữa các lực lượng trong nhà trường về công tác PCMT, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề vế sức khỏe sinh sản vị thành niên, GD giới tính, tình bạn khác giới tuổi vị thành niên…
Phối hợp với Đoàn TNCS. HCM và Đội TNTP. HCM.
Trong nhà trường, Đoàn, Đội là nơi Ban giám hiệu nhà trường phối hợp để tổ chức thực hiện các phong trào. Đoàn, Đội hoạt động tốt, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng việc tổ chức thi đua học tập, rèn luyện tốt cho HS. Do vậy, nhiệm vụ GD học sinh PCMT không nằm ngoài nhiệm vụ của Đoàn, Đội. Khi phối kết hợp với Đoàn, Đội, Hiệu trưởng cần quan tâm một số nội dung sau:
- Chỉ đạo Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch theo chủ đề năm học, trong đó đưa GDPCMT thành một nội dung hoạt động của Đoàn, Đội. Trong nội dung này, Đoàn, Đội phải thể hiện cụ thể: mục tiêu, công việc cụ thể, thời gian thực hiện, phân công người phụ trách, biện pháp, tổng kết, đánh giá…theo tháng, học kì, năm học. Nội dung GD học sinh PCMT phải trở thành một tiêu chí để đánh giá chi đội, liên đội. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
- Chỉ đạo Đoàn, Đội thực hiện các hình thức GD khác nhau, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm thu hút tất cả HS ở các khối lớp tham gia.
- Chỉ đạo các hoạt động có tính chất “điểm”. Thông thường mỗi học kì nên tổ chức một hoạt động với quy mô toàn trường, tạo thành một phong trào thi đua giữa các lớp nhằm thu hút và gây ấn tượng cho HS, đồng thời để GV và HS các lớp rút kinh nghiệm cho hoạt động PCMT ở lớp mình.
- Chỉ đạo Đoàn, Đội giao lưu với liên đội trường bạn trong cụm nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm PCMT lẫn nhau.
- Chỉ đạo các đội xung kích, Sao đỏ của Liên đội ngoài nhiệm vụ theo dõi, đánh giá nền nếp, kỷ luật,… của các chi đội phải có trách nhiệm theo dõi, đánh giá cả hoạt động PCMT của các lớp tức là theo dõi, phát hiện những học sinh có liên quan đến ma túy, báo về Ban chỉ huy liên đội, GVCN, Ban chỉ đạo PCMT của trường để ngăn chặn, GD kịp thời.
- Chỉ đạo Đoàn, Đội đánh giá, xếp loại, khen thưởng những chi đội và cá nhân đoàn viên, đội viên có thành tích và đóng góp nhiều cho công tác PCMT của trường.
Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
Quá trình hình thành nhân cách HS không chỉ trong phạm vi nhà trường mà chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội. Một mình nhà trường không thể đủ để giúp các em phát triển nhân cách theo hướng tích cực mà nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài xã hội để chung tay GD các em. Cụ thể là các lực lượng sau:
- Gia đình HS: Trong sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung của mỗi con người thì giáo dục gia đình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giáo dục gia đình giữ vai trò nền tảng, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Trong công tác PCMT gia đình là nhân tố quan trọng thiết yếu, cùng với nhà trường giáo dục chuẩn mực, đạo đức HS, ngăn ngừa HS vi phạm liên quan đến ma túy. Nắm chắc vai trò và tầm quan trọng của GD gia đình, nhà trường phải coi việc phối hợp chặt chẽ với gia đình là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp quản lý hoạt động GD học sinh PCMT. Để hoạt động phối hợp này phát huy tối đa hiệu quả, nhà trường cần phải:
- Liên lạc thường xuyên với gia đình HS, tư vấn cho gia đình phương pháp GD, quản lý con theo thời khóa biểu của trường, tổ chức cho gia đình và HS ký “Cam kết không tàng trữ, sử dụng, buôn bán ma túy”.
- GVCN các lớp học, ban đại diện CMHS các lớp cần nắm được địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của cha mẹ từng HS, để có điều kiện thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện và những biểu hiện không bình thường của HS khi ở trường.
- Đồng thời tiếp nhận thông tin từ CMHS về tình hình học tập, sinh hoạt của các em ở gia đình, nhằm phát hiện sớm những bất thường của các em có liên quan đến hành vi ma túy.
- Chỉ đạo GVCN lớp, thông qua các cuộc họp CMHS, tuyên truyền để CMHS hiểu được các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường và gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em, thống nhất kênh thông tin liên lạc giữa GVCN và CMHS.
- Chỉ đạo GVCN phối hợp với Ban đại diện CMHS các lớp tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Mỗi tháng 01 lần, ban đại diện CMHS lớp có thể dự giờ sinh hoạt lớp để nắm được tình hình lớp, hoặc trực tiếp tham gia tổ chức tiết học này. Có thể huy động sự hỗ trợ của CMHS thông qua ban đại diện, nhằm thu hút sự tham gia của họ về nhiều mặt vào hoạt động giáo dục PCMT.
- Động viên, khuyến khích CMHS tạo điều kiện để các em tham gia tốt vào các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức, để các em có sự hiểu biết sâu rộng hơn.
Từ đó bồi dưỡng những tình cảm, những nét tính cách tốt đẹp trong các em.
Phối hợp với cơ quan Công an: Công an là cơ quan chức năng Nhà nước trực tiếp đấu tranh phòng chống các TNXH nên sẽ hỗ trợ rất lớn các nhà trường trong công tác PCMT trong trường học. Khi phối hợp với cơ quan công an, nhà trường cần chú ý các nội dung sau:
- Đề nghị cơ quan công an tăng cường điều tra, xử lý các tụ điểm TNXH như hàng quán điện tử, karaoke, …; không để hàng quán bán rượu bia, thuốc lá bán quanh cổng trường; ngăn chặn hiện tượng một số thanh niên hư tụ tập, đe doạ, lôi kéo, trấn lột HS trong và ngoài nhà trường.
- Thông qua cơ quan công an, cụ thể là công an địa phương để thu thập thông tin về những HS có dấu hiệu liên quan đến ma túy để thông báo về gia đình, từ đó kết hợp để GD các em.
- Tổ chức cho HS nghe công an nói chuyện về các thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ của bọn xấu, từ đó hướng dẫn các em cách phòng chống có hiệu quả nhất.
- Tổ chức để Ban chỉ đạo và CBGV, CNV của trường nghe công an tư vấn cách xây dựng kế hoạch, cách theo dõi và phát hiện những HS có nghi vấn, cách giải quyết các tình huống xảy ra với các đối tượng HS vi phạm hoặc đối tượng bên ngoài vào trường gây rối…
Đề nghị công an theo dõi, bắt và xử lý nghiêm minh những đối tượng thường xuyên lôi kéo, cưỡng bức HS sử dụng ma túy.
Phối hợp với công an tổ chức các hoạt động tham quan tìm hiểu thực tế về tệ nạn ma túy và hậu quả do ma túy mang lại cho con người. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Phối hợp với cơ quan y tế: Trong công tác GD học sinh phòng chống ma túy, ngành y tế hỗ trợ các nhà trường một số nội dung sau:
Với các cửa hàng tân dược trên địa bàn: quản lý các loại thuốc gây nghiện và yêu cầu: không bán thuốc này cho HS khi không có đơn của bác sĩ, báo cho nhà trường những trường hợp HS hay hỏi mua các loại thuốc trên.
Nhà trường tổ chức cho HS nghe nhân viên y tế tuyên truyền về tác hại của ma túy đối với sức khỏe; tư vấn cho các em cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên, giải đáp những thắc mắc về sinh lý lứa tuổi…
Tổ chức để các chuyên gia y tế hướng dẫn GV nội dung GD sức khỏe cho HS, hướng dẫn nhân viên y tế trường học nâng cao những kĩ năng, nghiệp vụ y tế nhằm chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho HS trong trường.
Tổ chức khám định kỳ hàng năm cho HS, làm xét nghiệm đối với những HS nghi ngờ có sử dụng ma túy nhằm sớm phát hiện những HS nghiện để giúp các em cai nghiện càng sớm càng tốt …
Phối hợp với cơ quan thông tin, tuyên truyền (báo chí, đài phát thanh, cơ quan văn hóa thông tin): Các cơ quan này sẽ hỗ trợ tích cực việc đưa tin, tuyên truyền một cách rộng rãi không chỉ cho HS mà toàn thể nhân dân địa phương các kiến thức liên quan công tác PCMT. Các nội dung thông tin cơ bản là:
- Tác hại của ma túy
- Tình hình tội phạm vi phạm TNMT trên địa bàn, các vụ việc và đối tượng đã bị xử lý nhằm răn đe, nhắc nhở.
- Các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách về PCMT của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chính quyền các cấp
- Nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác PCMT đồng thời phê phán những hành vi, thái độ xấu
- Các thủ đoạn tinh vi của kẻ xấu nhằm lôi kéo, dụ dỗ mọi người, nhất là thanh thiếu niên nhằm giúp mọi người đề cao cảnh giác.
- Hướng dẫn cách phát hiện những người có biểu hiện sử dụng, tàng trữ, buôn bán ma túy để giúp mọi người phát hiện kịp thời người thân khi mới vi phạm.
Các nội dung thông tin, tuyên truyền này sẽ giúp các tầng lớp nhân dân và HS nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác PCMT sâu rộng, tự giác, góp phần hỗ trợ nhà trường GD học sinh PCMT.
Phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể địa phương: Ngoài Mặt trận tổ quốc, ở các địa phương hiện nay còn rất nhiều tổ chức, đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội người cao tuổi,
Đoàn thanh niên,… Các cá nhân trong những tổ chức này rất phong phú về tuổi tác, ngành nghề, nhiều người có kinh nghiệm và hiểu biết, có uy tín, được nhân dân địa phương nể phục và tin theo. Các lực lượng này có mặt hàng ngày khắp mọi ngõ xóm, là “tai, mắt” của nhân dân. Với thế mạnh của riêng mình họ sẽ hỗ trợ đắc lực công tác GD học sinh hay chính là con, cháu của họ PCMT một cách tích cực và hữu hiệu nhất. Do vậy, khi Hiệu trưởng quan tâm phối hợp với các lực lượng này sẽ hình thành một mạng lưới GD rộng khắp, mọi lúc, mọi nơi, mọi người trên địa bàn mình phụ trách, tạo thế giáo dục kiềng ba chân (gia đình – nhà trường- xã hội) vững chắc và hiệu quả.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Để thực hiện thành công biện pháp phối hợp các lực lượng GD, Hiệu trưởng cần quan tâm các điều kiện sau:
- Các lực lượng GD đều có nhận thức và thái độ quan tâm tới công tác GD học sinh PCMT;
- Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo duc PCMT với các lực lượng, các tổ chức;
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm từng tổ chức, Hiệu trưởng phối kết hợp để chỉ đạo các lực lượng này phát huy thế mạnh của riêng mình;
- Xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc thường xuyên, kịp thời nhằm phục vụ việc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng;
- Nhà trường, cụ thể là Hiệu trưởng phải đứng ở vị trí trung tâm điều phối hoạt động của các lực lượng giáo dục; giáo dục học sinh PCMT chỉ đạt hiệu quả và mục tiêu mong muốn khi có sự phối hợp đồng bộ cả ba lực lượng: gia đình – nhà trường – xã hội.
3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT
3.2.5.1. Mục đích thực hiện biện pháp
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trường lớp khang trang sạch đẹp tạo môi trường sư phạm lành mạnh, tâm lý thoải mái cho giáo viên và học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường chính là cách thức hỗ trợ đắc lực, đáp ứng đủ chi phí của thực tế các hoạt động, các hình thức, biện pháp GDPCMT.
- Thiết bị dạy học phù hợp với nội dung chương trình, được sử dụng hiệu quả giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức dễ dàng, nhanh chóng, hứng thú hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển khả năng tư duy sáng tạo của học sinh
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Tiến hành rà soát hàng năm để thống kê được thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường
Căn cứ nội dung kiến thức, chương trình, các hình thức, phương pháp tổ chức để xác định những yêu cầu về tài liệu, đồ dùng, trang thiết bị cần thiết. Cụ thể là: đầu đĩa, tivi, loa đài, máy projectoc, máy chiếu, máy vi tính có nối mạng Internet, tập san chuyên đề, bộ luật, panô ap phích, tư liệu, tranh cổ động, ảnh chụp cảnh thực, mẫu vật, mô hình, biểu bảng, sơ đồ, truyện, sách báo, phòng truyền thống,…liên quan đến ma túy
Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có, sửa chữa cải tiến những dụng cụ cũ, bổ sung những dụng cụ mới vào bộ dụng cụ đã có làm cho chúng trở thành bộ dụng cụ hoàn chỉnh có thể sử dụng được.
Bổ sung các tài liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất còn thiếu thông qua việc huy động từ các nguồn và con đường khác nhau: tổ chức thi làm ĐDDH trong GV và GV, tổ chức thi vẽ tranh cổ động trong HS, huy động GV và HS quyên góp sách báo, tài liệu, xin cấp từ nguồn ngân sách hàng năm, mua sắm thêm bằng kinh phí của trường,…
Huy động tối đa nội lực trong tập thể giáo viên, học sinh trong nhà trường, tổ chức đóng góp tài liệu, ý tưởng thiết kế các đồ dùng cho các bài học, thi làm đồ dùng dạy học, đóng góp làm phong phú trang thiết bị dạy học của nhà trường. Việc tự làm đồ dùng dạy học không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên và học sinh. Đưa nội dung làm và sử dụng đồ dùng dạy học là một tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm, tiết dạy không sử dụng đồ dùng, hay có đồ dùng mà không sử dụng thì đánh giá tiết dạy đó không đạt yêu cầu.
Dự kiến các nguồn lực có thể huy động từ: chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn…
- Lập kế hoạch, phương thức huy động đảm bảo khả thi:
- Tổ chức họp chi hội trưởng phụ huynh các lớp, phân tích cho họ biết thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường, phân tích ý nghĩa của việc đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức tham quan một số cơ sở giáo dục có trang thiết bị dạy học hiện đại để kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
- Tham mưu, xin phép các cấp chính quyền cho phép kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tham mưu với cấp trên đầu tư có trọng điểm, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được xây dựng hay mua mới, tránh tình trạng chắp vá. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
- Thông qua tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học; yêu cầu, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường: bàn giao phòng học, và các thiết bị trong phòng học cho từng lớp, kí cam kết giữ gìn, xây dựng cho các em học sinh ý thức làm chủ, bảo quản tốt cơ sở vật chất, sử dụng tiết kiệm điện, nước
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách thiết bị của nhà trường kiểm kê tình trạng đồ dùng dạy học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng thiết bị. Khi có thiết bị mới, tổ chức hướng dẫn ngay cho giáo viên, không để tình trạng có thiết bị nhưng không có người sử dụng được.
- Có kế hoạch kiểm tra tài sản thường xuyên và định kỳ để kịp thời tu sửa và trang bị mới những dụng cụ cần thiết phục vụ cho dạy học.
CSVC và tài chính là những điều kiện quan trọng để hỗ trợ và góp phần nâng cao chất lượng công tác GD học sinh PCMT. Do vậy, việc xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác tốt yếu tố này là một biện pháp không thể thiếu trong các biện pháp quản lý khi tổ chức các hoạt động GD học sinh PCMT xâm nhập vào nhà trường.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, sử dụng, bảo quản, tăng cường cơ sở vật chất trường học đối với công tác giáo dục PCMT
Có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương về kinh phí, nhân lực giúp tăng cường cơ sở vật chất theo tinh thần xã hội hóa giáo dục.
Trường phải xây dựng được nguồn tài chính phục vụ riêng công tác phòng chống ma túy để chủ động trang trải, mua sắm, sửa chữa khi cần thiết. Nguồn tài chính này có thể xây dựng qua công tác xã hội hóa giáo dục.
Ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của toàn bộ cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường trong quá trình sử dụng trang thiết bị dạy học.
Để thực hiện được biện pháp này thì khi sử dụng các nguồn tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng chế độ chính sách và tiết kiệm. Hồ sơ, sổ sách thu, chi đầy đủ rõ ràng, đúng qui định chung.
3.2.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
3.2.6.1. Mục đích thực hiện biện pháp
Bất cứ hoạt động giáo dục nào, khi tổ chức hoạt động thì phải tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Đây là bước được xem là cuối cùng hay còn gọi là giai đoạn hoàn tất một quy trình quản lý GD để chuẩn bị cho một quy trình mới.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong công tác giáo dục PCMT cho HS,
Giúp hiệu trưởng quản lý được chất lượng hoạt động giáo dục PCMT của giáo viên, từ đó có sự động viên, khen thưởng kịp thời và uốn nắn, điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục PCMT nói riêng.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục PCMT, Hiệu trưởng cần phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT một cách thường xuyên và kịp thời, cụ thể:
Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tuyên dương, khen thưởng. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ: mục tiêu, nội dung công việc, thời gian, tiêu chí đánh giá, phân công người phụ trách, chỉ tiêu và tiêu chuẩn khen thưởng…
Việc kiểm tra, giám sát phải mang tính thời sự tức là thường xuyên, liên tục, kịp thời từ thực trạng ban đầu, đến tiến độ thực hiện và kết thúc hoạt động. Có như vậy mới đảm bảo nắm bắt kịp thời diễn biến, thực trạng kế hoạch và điều chỉnh kịp thời những sai sót, lệch lạc. Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm nên quy định theo học kì và năm học để có những bài học cho những học kì và năm học tiếp theo. Trong tổng kết, đánh giá cần có thái độ khách quan, công bằng, tránh bới móc hoặc hạ thấp uy tín lẫn nhau.
Trong tổng kết cần phải cụ thể hóa các kết quả, các cá nhân, tập thể đạt thành tích. Trên cơ sở kết quả cần tuyên dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân điển hình nhằm tạo tâm lý phấn khởi, tự hào và tiếp tục phấn đấu nhiều hơn của người đạt thành tích đồng thời kích thích thi đua của các tập thể, cá nhân khác.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Xây dựng được tiêu chí làm căn cứ để đánh giá mức độ đạt được của các tập thể, cá nhân và công khai các tiêu chí đánh giá giáo viên đến từng giáo viên ngay từ đầu năm học
Hiệu trưởng kết hợp chặt chẽ với tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn để kịp thời năm bắt tình hình hoạt động của giáo viên bộ môn.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong các trường THCS đòi hỏi cần phải thực hiện đồng bộ 06 biện pháp đã đề xuất nêu trên. Các biện pháp sẽ giúp cho Hiệu trưởng quản lý hiệu quả, chính xác và khoa học hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường. Thông qua các biện pháp sẽ giúp cho Hiệu trưởng phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT, nhằm đạt được mục tiêu phấn đấu vì một nhà trường không có ma túy trong hiện tại và tương lai.
Các biện pháp trên đây đều có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, do vậy cần được phối kết hợp sử dụng thì mới nâng cao được chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục PCMT cho học sinh. Để thực hiện tốt các biện pháp đều phải bắt đầu từ việc lên kế hoạch có đánh giá, phân tích tình hình cụ thể, xác định mục tiêu rõ ràng, tổ chức thực hiện và chỉ đạo một cách chặt chẽ, đồng bộ, đặc biệt việc kiểm tra đánh giá phải có đầy đủ các tiêu chuẩn và được thực hiện kịp thời, công bằng, chính xác, khách quan.
Trong kế hoạch cần chỉ rõ nội dung các hoạt động giáo dục, hình thức, phương pháp, phương tiện tổ chức, thời gian phải được lập chi tiết, vai trò của người tham gia phải được qui định cụ thể, phân phối tài chính hợp lý,… đánh giá và các lực lượng giáo dục thống nhất với nhau thông qua hoạt động quản lý của nhà trường nhằm tạo cho HS thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất
3.4.1. Mô tả cách thức khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương.
3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương mà đề tài đã đề xuất.
3.4.1.3. Phương pháp khảo nghiệm Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là những giáo viên trực tiếp tham gia công tác giáo dục PCMT cho học sinh nhằm thu thập thông tin về đánh giá của họ đối với các biện pháp mà đề tài đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục PCMT cho học sinh.
Công cụ khảo sát
Công cụ khảo sát là một phiếu hỏi dành cho CBQL và giáo viên ở các trường THCS, phiếu hỏi này gồm ba phần: mục đích khảo sát; phần thông tin cá nhân và biện pháp khảo sát. Phần biện pháp khảo sát được cấu trúc gồm 06 biện pháp:
- Biện pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT 105
- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT
- Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT
- Biện pháp 4: Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng giáo dục
- Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động giáo dục PCMT
- Biện pháp 6: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT
Tất cả các biện pháp trong sáu nhóm đều có năm mức độ và người trả lời chỉ được chọn một mức độ duy nhất.
Các tính điểm bảng hỏi
Sau khi thu về phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành thống kê: tính điểm trung bình cho tất cả các biện pháp khảo sát. Mặt khác còn tiến hành tính tỉ lệ phần trăm cho mỗi mức độ của từng biện pháp đã đề xuất.
Bảng 3.1. Cách tính điểm của phiếu hỏi
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
3.4.2.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất
Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 biện pháp được đề xuất có ĐTB dao động từ 4.17 đến 4.38 cho phép đi đến kết luận tất cả các biện pháp này đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, các biện pháp này có ĐTB khá gần nhau cho thấy mức độ đồng đều về tính cần thiết của các biện pháp này trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Quan sát số liệu tỉ lệ lựa chọn các mức độ cũng cho thấy, không có khách thể nghiên cứu nào lựa chọn mức độ “không cần thiết” và “ít cần thiết” ở tất cả các biện pháp. Đây là kết quả đáng mừng
Mặc dù vậy, vẫn có sự phân hóa thứ hạng trong các biện pháp này, cụ thể như sau:
Xếp ở thứ hạng đầu tiên là biện pháp “Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT” (ĐTB = 4.38), tỉ lệ lựa chọn mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” lên tới 92%. Như đã phân tích ở trên, đây được coi là biện pháp cơ bản làm cơ sở cho các biện pháp sau có thể thực hiện thành công, bởi chỉ khi nhận thức một cách sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục PCMT thì các lực lượng giáo dục mới tích cực, chủ động trong công tác này. Do đó, biện pháp này rất cần thiết phải đưa vào thực hiện trong thực tiễn. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Ba biện pháp đứng ở các thứ hạng tiếp theo cũng được đánh giá ở mức độ “rất cần thiết” phải được thực hiện bao gồm: Xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường (ĐTB = 4.28, tỉ lệ lựa chọn mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” là 93.6%); Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT (ĐTB = 4.27, tỉ lệ lựa chọn mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” là 92.8%); Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT (ĐTB = 4.25, tỉ lệ lựa chọn mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” là 92%).
Hai biện pháp còn lại là “Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT” và “Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng giáo dục” tuy xếp ở những vị trí sau nhưng vẫn được đánh giá là “cần thiết” phải áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường THCS. Hơn nữa, hai biện pháp này có ĐTB khá tiệm cận với mức độ đánh giá “rất cần thiết” và tỉ lệ thiết” cũng khá cao (xấp xỉ 30%) chứng tỏ đây cũng là quan tâm thực hiện trong thực tiễn. lựa chọn mức độ “rất cần những biện pháp cần phải
3.3.2.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.3. Mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất
Quan sát kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 có thể nhận thấy, không có biện pháp nào trong số 6 biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức độ “không khả thi” và “ít khả thi”, số liệu ĐTB cũng cho thấy tất cả các biện pháp đều có ĐTB nằm trong mức độ đánh giá “khả thi” và “rất khả thi” (dao động từ 4.19 đến 4.41). Điều này chứng tỏ khách thể tham gia nghiên cứu đánh giá cao về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Có 5/6 được đánh giá là “rất khả thi” khi áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với ĐTB >= 4.21 bao gồm: 1. “Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT” (ĐTB = 4.41, tỉ lệ lựa chọn mức độ “khả thi” và “rất khả thi” là 93.6%); “Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng giáo dục” (ĐTB = 4.27, tỉ lệ lựa chọn mức độ “khả thi” và “rất khả thi” là 92%); “Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT” (ĐTB = 4.25, tỉ lệ lựa chọn mức độ “khả thi” và “rất khả thi” là 92%); “Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT” (ĐTB = 4.25, tỉ lệ lựa chọn mức độ “khả thi” và “rất khả thi” là 92%). “Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT” là biện pháp được xếp ở thứ hạng cuối cùng, mặc dù vậy biện pháp này vẫn được đánh giá là “khả thi” khi áp dụng trong thực tiễn.
So sánh với kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp ở bảng 3.2 có thể nhận thấy kết quả khá tương đồng ở 4 biện pháp: “Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT”; “Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT”; “Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT”; “Xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường”. Đây là những biện pháp được đánh giá là “rất cần thiết” và “rất khả thi” khi áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT. Do đó, các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cần quan tâm tới các biện pháp này.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
Trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục PCMT ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, đồng thời đối chiếu với mục tiêu giáo dục của các trường THCS và điều kiện thực tiễn, 6 biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục PCMT ở các trường THCS như sau:
- Biện pháp 1: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT
- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT
- Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT
- Biện pháp 4: Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng giáo dục
- Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động giáo dục PCMT
- Biện pháp 6: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao và có thể áp dụng cho công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo. Trong các biện pháp trên, cần đặc biệt lưu ý tới những biện pháp được đánh giá cao sau đây: “Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT”; “Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT”; “Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT”; “Xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường”.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã hệ thống cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS bao gồm: Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, việc lên kế hoạch thực hiện, công tác triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, các yếu tố ảnh hưởng. Hệ thống lý luận đó vừa làm thước đo để khảo sát thực trạng, vừa đưa ra những yêu cầu cho công tác định hướng phát triển hoạt động giáo dục PCMT và công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trong thời gian tới.
Các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo cũng đã triển khai nhiều biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCMT như quản lý việc lập kế hoạch, quản lý việc triển khai kế hoạch, quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch, quản lý sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục PCMT. Các biện pháp đã tác động đến tất cả các thành tố trong quá trình hoạt động giáo dục PCMT, nâng cao hiệu quả giáo dục PCMT cho học sinh.
Từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng khảo sát của đề tài đã chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài: Công tác quản lý hoạt giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS trong những năm gần đây đã được các trường học quan tâm, góp phần vào công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS vẫn còn một số hạn chế dẫn đến học sinh liên quan đến các tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp… Do vậy, việc khảo sát và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý các hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, đề xuất những biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tình Bình Dương.
2. Khuyến nghị Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo
Quy định nội dung, chương trình hoạt động giáo dục PCMT ở trường THCS
Bổ sung các tài liệu về hoạt động giáo dục PCMT
2.2 Đối với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương
Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động giáo dục PCMT
Thanh tra toàn diện các trường về hoạt động giáo dục PCMT
Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của hoạt động giáo dục PCMT, có chế độ khen thưởng, khuyến khích kịp thời.
2.3 Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Phú Giáo
Xây dựng kế hoạch chi tiết, nội quy, quy chế cho lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia công tác giáo dục PCMT.
Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường; giữa các lực lượng trong nhà trường và ngoài nhà trường.
Tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động giáo dục PCMT.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khuyến khích khen thưởng kịp thời. Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục HS tại huyện Phú Giáo
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giáo dục phòng chống ma túy THCS huyện Phú Giáo

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Thực trạng giáo dục PCMT trên huyện Phú Giáo