Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV thủy lợi Đông Triều Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.2. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh 3 năm 2016 – 2018 Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5 Bảng cân đối kế toán

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng đều theo các năm. Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 44,990.8 triệu đồng tương đương 19.64%, năm 2018 tăng với so năm 2017 lầ 44,360.7 triệu đồng tương đương 16.19%. Tình hình này cho thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn trong kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng qui mô áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng tài sản của Công ty tăng do một số chỉ tiêu tăng lên cụ thể như sau:

Tài sản ngắn hạn:

Tổng tài sản ngắn hạn qua các năm không đồng đều. Năm 2017 tăng so với năm 2016 1,046.5 triệu dồng tương đương 28,82%, năm 2017 tăng so với năm 2016 là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng. Đặc biệt các khoản phải thu ngắn hạn 2017 tăng 1,643.8 (81.31%) so với năm 2016, sự tăng mạnh của các khoản phải thu này là do công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng thương mại cho phép khách hàng thanh toán các hợp đồng chậm hơn và được hưởng chiết khấu thanh toán nếu như thanh toán trước hạn. Tuy nhiên đến năm 2018 tài sản ngắn hạn lại giảm 409.4 triệu đồng (8.75%) so với năm 2017, sự sụt giảm này là do các chỉ tiêu bên trong tài sản ngắn hạn đều giảm.

Tài sản dài hạn:

Tổng tài sản dài hạn tăng đều qua các năm. Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 43,944.2 triệu đồng (19.49%), năm 2018 tăng so năm 2017 là 44,770.1 triệu đồng (16.62%). Tài sản dài hạn qua các năm đều tăng là do đặc thù của công ty Thủy lợi là công ty phục vụ nông nghiệp nên nhiệm vụ chính là tưới tiêu vì vậy nên cần đầu tư nhiều vào hồ đập, trạm bơm bằng các nguồn dự án xây dựng cơ bản, sử chữa hồ đập,…..

Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng lên qua các năm. Năm 2016 là 229,046.5 triệu đồng, năm 2017 là 274,037.3 triệu đồng. Năm 2017 tăng so với năm 2016 là 44,990.8 triệu đồng(19.64%). Năm 2018 là 318,398.0 triệu đồng, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 44,360.7 triệu đồng (16.19%). Trong đó sự tăng lên này là do vốn chủ các năm đều tăng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính – Ngân Hàng 

2.3. Phân tích khái quát tình hình sử dụng vốn tại công ty

2.3.1. Biến động tài sản và nguồn vốn Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.6: Biến động tài sản và nguồn vốn

2.3.2. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty

2.3.2.1. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty

Kết cấu vốn và việc phân bổ vốn của công ty

Kết cấu vốn kinh doanh của công ty:

Tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mà vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thông thường nguồn vốn được chia làm 2 nguồn vốn cơ bản đó là: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Dưới đây là biểu đồ về tổng vốn của công ty giai đoạn 2016 – 2018, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng có những biến động tương ứng. Biểu đồ 2.1: Kết cấu vốn tại công ty qua 3 năm

Biểu đồ 2.1: Kết cấu vốn tại công ty qua 3 năm

Từ biểu đồ trên, ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất thấp so với vốn chủ sở hữu. Qua 3 năm, tỷ trọng vốn chủ và nợ phải trả không đồng đều. Năm 2016 vốn chủ sở hữu 98.15%, nợ phải trả 1.85%; Năm 2017 vốn chủ sở hữu 92.9%, nợ phải trả 7.1% sang đến năm 2018 vốn chủ sở hữu 98.7%, nợ phải trả 1.3%. – Nợ phải trả Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kết cấu nợ phải trả được công ty thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng trên ta thấy, nợ chủ yếu là phải trả người bán; chiếm 63.61% năm 2017, 89.97% năm 2017 và 41.50% năm 2018. Khoản phải trả người lao động năm 2016 là 19.29%.; năm 2017 là 10.04% riêng năm 2018 tăng lên 58.01% (tăng 425 triệu đồng tương đương 23.19%). Vay và thuê nợ tài chính năm 2016 chiếm cũng khá cao là 29.98% nhứng riêng năm 2017 và năm 2018 lại khá thấp, năm 2017 là 0.24%; năm 2018 là0.48%. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 3 năm đều âm, năm 2016 là -13.06%, năm 2017 là – 0.35%, năm 2018 là 0%. Quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty âm là do đặc thù của công ty.

Nợ phải trả của công ty có nhiều biến động và 100% nợ công ty là nợ ngắn hạn, công ty chỉ có nợ ngắn hạn là do đặc thù, lĩnh vực hoạt động của công ty là công ty. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty diễn ra thường xuyên, liên tục thì công ty cần có nguồn tài trợ ngắn hạn cao để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên công ty cần chú ý tới khả năng thanh toán nhanh bởi lẽ công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định làm cho tính thanh khoản sẽ giảm đi, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán trrong một thời gian ngắn. – Vốn chủ sở hữu:

Kết cấu vốn chủ sở hữu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Kết cấu vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ % của công ty

Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 100% vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty có tính tự chủ cao. Đây là đặc thù của doanh nghiệp sự nghiệp

  • Tình hình phân bố vốn công ty:
  • Tổng vốn của công ty được cấu thành từ vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Do đó sự biến động của tổng vốn là do 2 nhân tố trên gây nên. Vốn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Chứng tỏ công ty có một lượng lớn tài sản cố định. Đây là một lợi thế của công ty có thể mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
  • Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty:

Bảng 2.9: Nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018

Nợ phải trả của công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng15,199.7 triệu đồng (358.03%) đến năm 2018 nợ phài trả giảm đi 15,300.5 triệu đồng (78.69%) trong tổng nguồn vốn kinh doanh.

Trong đó:

  • Nợ ngắn hạn năm 2017 tăng so với năm 2016 là 15,199.7 triệu đồng (358.03%) đến năm 2018 nợ phài trả giảm đi 15,300.3 triệu đồng (78.69%)
  • Nợ dài hạn của công ty là không có.
  • Vốn chủ sở hữu năm 2017 tăng 29,791.0 triệu đồng (13.25%) so với năm 2016. Trong năm 2018 vì có nguồn vốn đầu tu xây dựng cơ bản 12,000 triệu đồng nên vốn chủ tăng lên đáng kể là 59,661.1 triệu đồng (23.43%). Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy vốn kinh doanh của công ty phần lớn là vốn chủ.

2.4. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.4.1. Tình hình thanh toán

Trong quá trình hoạt động của công ty luôn tồn tại các khoản phải thu và các khoản phải trả. Xem xét sự biến động của cấc khoản này để từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong thanh toán nợ, giúp công ty làm chủ được tình hình tài chính, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.

Phân tích khoản phải thu

Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên công ty nào cũng đều tồn tại một khoản phải thu trong quá trình thanh toán.

Qua số liệu bảng 3.11 ta thấy, năm 2016 khoản phải thu chiếm 0.88% tổng vốn đạt 2,021.6 triệu đồng. Đến năm 2017 khoản phải thu 3,665.4 triệu đồng (tăng 81.31%) trong đó: khoản phải thu khách hàng tăng 1,048.5 (51.92%) và phải thu khác tăng 22.4 triệu đồng (1,018.18%). Đến năm 2018 các khoản phải thu giảm 221.4 triệu đồng so với năm 2017, trong đó phải thu của khách hàng tăng 386.1 triệu đồng (12.59%), phải thu khác giám 24.6 triệu đồng(100%). Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích phải trả

Để bù đắp cho khoản phải thu không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh công ty cũng phải tìm cách huy dộng vốn từ những nguồn khác. Ta sẽ

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy, nợ phải trả qua các năm không đồng đều, Nợ phải trả năm 2016 là 4,245.4 triệu đồng, năm 2017 là 19,445.1 triệu đồng, năm 2017 tăng 15,199.7 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018 nợ phả trả giảm đi 15,300.5 triệu đồng so với năm 2017. Ngoài ra qua 3 năm các khoản phải trả tăng giảm không đồng đều vì vậy mới dẫn đến nợ phải trả qua 3 năm không đều.

Tóm lại, qua phân tích khoản phải trả của công ty ta thấy: Nợ phải trả của công ty giảm dần từ 20% – 16% trong tổng vốn và từ đó cho thấy qua cấc năm công ty đã trả bớt được các khoản nợ vay đặc biệt là nợ dài hạn.

2.4.2. Khả năng thanh toán

2.4.2.1. Khả năng đảm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ

Bảng 2.12: Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ

Hệ số nợ:

Qua số liệu của bảng trên, hệ số nợ năm 2016 là 0.02 lần tức là có 1 đồng vốn thì có 0.02 đồng nợ phải trả; Sang năm 2017 hệ số nợ là 0.07 lần tức là có 1 đồng vốn thì có 0.07 đồng nợ phải trả, năm 2017 hệ số nợ tăng vì do nhu cầu vay vốn năm 2017 tăng 0.05 lần (282.86%) so với năm 2016. Năm 2018 hệ số nợ lại giảm 0.06 lần (81.65%) so với năm 2017.

Hệ số đảm bảo nợ:

Hệ số đảm bảo nợ năm 2016 là 52.96 cho biết cứ 1 đồng đi vay thì có 52.96 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo nợ. Năm 2017 tỷ số này giảm mạnh còn 13.09 tức là giảm 39.86 (75.28%). Đến năm 2018 hệ số này lại tăng lên 75.81( tức là tăng 62.72 tương đương 479.05%).

Tỷ suất tự tài trợ:

Tỷ suất tự tài trợ trong năm 2016 là 98.15% tức là cứ 100 đồng vốn có 98.15 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2017 do tốc độ tăng của tổng vốn nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (tổng vốn tăng 19.64 %;vốn chủ sở hữu 13.25%) nên tỷ suất này là 92.90% ( giảm 5.24%). Sang năm 2018 do tốc độ tăng của tổng vốn lại lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ (tổng vốn 16.19%; vốn chủ 23.43%) vì vậy tỷ suất năm 2018 là 98.70% ( tăng 5.79%) Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ:

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ trong năm 2016 là 99.73% tức là 100 đồng TSCĐ có 97.73 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2017 dó tốc độ tăng tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (tài sản dài hạn 19.49%; vốn chủ sở hữu 13.25%) nên tỷ suất này là 94.52%( giảm 5.21%). Đến năm 2018 do tốc độ tăng của tài sản dài hạn nhỏ hơn tốc dộ tăng của vốn chủ sở hữu ( tài sẩn dài hạn 16.62%; vốn chủ sở hữu 23.43%) nên tỷ suất năm 2018 là 100.04%( tăng 5.22%).

Tóm lại, qua phân tích ta thấy khả năng đẩm bảo nguồn vốn và mức độ đảm bảo nợ của công ty nhìn chung là chưa tốt. Tuy nhiên những con số trên chưa đủ để công ty hoàn toàn yên tâm về khả năng tài chính của mình.

Khả năng thanh toán

Bảng 2.13: Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Khả năng thanh toán hiện thời

Qua bảng số liệu, ta thấy hệ số khả năng thanh toán hiện thời của năm 2016 lầ 0.86 lần; hệ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0.86 lần đông vốn ngắn hạn đảm bảo trả nợ. Năm 2017 do nợ ngắn hạn đột nhiên tăng cao hơn so với tài sản ngăn hạn nên khả năng thanh toán hiện thời của công ty còn 0.24 lần ( giảm 0.62 lần so với năm 2016). Đến năm 2018 hệ số này tăng 1.03 lần ( tăng 0.79 lần so năm 2017) là do nợ ngắn hạn đã giảm mạnh ( giảm 15,300.5 triệu đồng tương đương 78.68% so năm 2017).

Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm không đồng đều, sự tăng không đồng đều này là do nợ ngắn hạn cuẩ công ty năm 2017 tăng đột biến. Năm 2016 hệ số này là 0.74 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 0.74 đồng . Năm 2017 khả năng thanh tín nhanh lại giảm xuống 0.21 lần ( giảm 0.53 lần so với năm 2016). Năm 2018 lại tăng lên 0.93 lần( tăng 0.71 lần so với năm 2017).

Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty không được ổn định, cụ thể là khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh không ổn định trong 3 năm không ổn định, đây là một biểu hiện chưa tốt và cũng là một mặt hạn chế của công ty.

Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt

Số vòng quay hàng tồn kho

Qua số liệu của bảng trên, năm 2016 số vòng quay là 21.11; năm 2017 do lượng hàng tồn kho tăng nhẹ nên số vòng quay hàng tồn kho là 22.13 (tăng 4.81%); đến năm 2018 lượng hành tồn kho lại giảm nên số vòng quay hàng tồn kho tăng lên 25.98 ( tăng 17.39%).

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho tăng thì số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm và ngược lại. Năm 2016 là 17 ngày; năm 2017 là 16 ngày (giảm 5%) , sang đến năm 2018 số ngày giảm đi còn 14 ngày tương đương với tỷ lệ 15%.

Số vòng quay các khoản phải thu:

Số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng không ổn định trong 3 năm. Năm 2016 là 3.34 vòng, nó cho biết trong năm công ty có 3.34 lần thu được các khoản nợ thương mại. Sang năm 2017 số vòng quay các khoản phải thu là 5.35 vòng ( tăng 60.99%). Đến năm 2018 vòng quay lại giảm xuống còn 4.61 vòng ( giảm 14.26%).

Kỳ thu tiền bình quân

Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì chu kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ. Do đó, trong 3 năm kỳ thu tiền bình quân không được ổn định do vòng quay thu tiền bình quân không ổn định. Cụ thể kỳ thu tiền bình quân năm 2016 là 108 ngày; năm 2017 là 67 ngày (giảm 38%); năm 2018 tăng lên 78 ngày ( tăng 17%).

Qua phân tích ta thấy,khả năng chuyển đổi bằng tiền mặt của công ty trong 3 năm qua công ty cũng chưa được tốt lắm. Mặc dù công ty vẫn rất nỗ lực và cố gắng thu hồi các khoản nợ, hạn chế bị chiếm dụng vốn.

2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2.5.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ thấy được trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn

Qua bảng trên ta thấy: nguồn vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm tăng đều. cụ thể năm 2016 là 219,592.0 triệu đồng; năm 2017 là 244,193.0 triệu đồng ( tăng 11.18%); năm 2018 là 282,828.5 triệu đồng (tăng 15.85%). Phân tích các chỉ tiêu:

Hiệu suất sử dụng vốn của công ty năm 2016 -2018 giảm dần. Năm 2017 hiệu suất sử dụng vốn giảm 02 đồng so với năm 2016. Sang đến năm 2018 hiệu suất sử dụng vốn giảm 05 đồng so năm 2017. Chỉ tiêu này cho thấy, cứ một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0.065 đồng doanh thu năm 2016 và 0.063 đồng doanh thu năm 2017 và 0.058 đồng doanh thu năm 2018.

Qua các chỉ tiêu trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm chưa đạt hiệu quả chưa tốt, cho thấy công ty làm ăn chưa có lãi vì công ty là công công ích nên kinh doanh không chú trọng vào lợi nhuận vì vậy công ty không có lợi nhuận sau thuế. Từ đó công ty không có tỷ suất lợi nhuận tổng vốn và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ. Để đánh giá chính xác hơn nữa hiệu qủa sử dụng vốn của công ty ta cần phải đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động trong những năm qua.

2.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ta thấy phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là một trong những công việc quan trọng có thể đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu ta có thể thấy được ảnh hưởng của vốn cố định đến kết quả kinh doanh của công ty. Để nghiên cứu vốn cố định ta cần xem xét tình hình tài sản cố định của công ty.

2.5.2.1. Kết cấu tài sản cố định

Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định, vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết khái quát tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như tác động của đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của mình.

Bảng 2.16: Kết cấu tài sản cố định giai đoạn 2016 – 2018

Qua bảng ta thấy tổng nguyên giá tài sản cố định hiện có của công ty giai đoạn 2016 – 2018 tăng dần theo các năm. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 29,908.1 triệu đồng tương ứng 11.93%; năm 2018 so với năm 2017 tăng 48,261.9 triệu đồng tương ứng 17.20%.

Cụ thể:

  • Thiết bị dụng cụ quản lý và phương tiện vận tải truyền dẫn ổn định qua 3 năm.
  • Máy móc thiết bị năm 2017 tăng so với năm 2016 là 117.1 triệu đồng tương đương 2.66%. Năm 2018 tăng so với năm 2017 là 32.9 triệu đồng tưng đương 0.73%.
  • Nhà cửa và vật kiến trúc năm 2017 tăng so với năm 2016 là 29,791.0 triệu đồng tương đương 12.16%. Năm 2018 tăng so với năm 2017 là 48,229.0 triệu đồng tưng đương 17.55%.

Công tác khấu háo tài sản cố định

Bảng 2.17: Tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty năm 2018

Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị còn lại của tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh tính đến 31/12/2018 là 302,129.4 triệu đồng chiếm 91.87% nguyên giá.Tài sản cố định của công ty còn tốt, công ty nên tận dụng lợi thế này để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong đó thiết bị dụng cụ quản lý khấu hao hết 88.28% nguyên giá, phương tiện truyền dẫn khấu hao hết 94.90% nguyên giá, máy móc thiết bị khấu hao hết 93.74% nguyên giá các loại tài sản này đã khá cũ và lạc hậu. Chỉ riêng có nhà cửa vật kiến trúc còn khá mới vì khấu hao có 6.59% so với nguyên giá. Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ cấu vốn cố định của công ty

Bảng 2.18: Cơ cấu vốn cố định theo tỷ lệ % của công ty

Quan sát bảng trên ta thấy, tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn dài hạn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu vốn dài hại. Trên thực tế, tài sản cố định tăng được được đánh giá là tích cực, cho thấy công ty đã chú trọng đến đầu tư nâng cấp, thay thế, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định.

Tài sản dở dang dài hạn của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn đài hạn. Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng cho thấy lượng tài sản cố định của công ty ngày một tăng, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một mở rộng và phát triển.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định:

Vốn cố định là số vốn đầu tư trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản hữu hình và vô hình. Số vốn này được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi mà doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Tình hình sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng trên ta thấy nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng dần qua 3 năm. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 27,352.0 triệu dồng tương ứng 11.48%; năm 2018 tăng so với năm 2017 39,085.1 triệu đồng tương ứng 14.71%. Để xét xem sự tăng trên có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty thế nào, đánh giá qua một số chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh năm 2016 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0.063 đồng doanh thu thuần, năm 2017 chỉ số này giảm đi 0.062 (giảm 01), sang đến năm 2018 chỉ số này giảm xuống còn 0.056 ( giảm 06 so với năm 2017).

Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần sử dụng 15.85 đồng vốn cố định năm 2016, năm 2017 chỉ tiêu này tăng 16.17 (tăng 0.32 so với năm 2016); sang đến năm 2018 chỉ tiêu này tăng 17.77( tăng 1.60 so với năm 2017).

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phản ánh: Một đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh sẽ thu lại được 0002 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2016 và – 0007 năm 2017 bị giảm so với năm 2016 là 0009 đồng; sang năm 2018 công ty hòa vốn nên lợi nhuận trước thuế không có dẫn đến không có tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Đó là do:

  • Lợi nhuận trước thuế năm 2016 là 4.3 triệu đồng nhưng sang đến năm 2017 lợi nhuận trước thuế bị âm 17.4 triệu đồng. Vì vậy năm 2017 lợi nhuận trước thuế bị giảm so với năm 2016 là 21.7 triệu đồng tương ứng 504.65%.
  • Vốn cố định bình quân năm 2017 tăng hơn so với năm 2016 là 22,525.0 triệu đồng tương ứng 10.2%. Năm 2018 vốn cố định bình quân cũng tăng so với năm 2017 là 44,357.2 triệu đồng tương ứng 17.93%.

Như vậy năm có thể thấy qua 3 năm vốn cố định luôn tăng đều nhưng lợi nhuận trước thuế không cao, chứng tỏ công ty rất chú trọng vào trang thiết bị mới, nhưng công ty lại hoạt động chưa được hết công suất, Vì thế nên lợi nhuận trước thuế bị âm vào năm 2017 và hòa vốn năm 2018.

Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định phản ánh năm 2016 , một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân đem lại cho công ty 0002 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2017 chỉ số này bị âm 0006, bị giảm 0008 đồng so với năm 2016. Riếng năm 2018 do công ty hòa vốn nên cũng không có sức sinh lợi của tài sản cố định. Sức sinh lợi của công ty rất thấp và không được cao vì thế nên công ty cần phải lên kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới tài sản cố định đã cũ để nâng cao khả năng phục vụ.

Như vậy, trong 3 năm qua vốn cố định của công ty đem phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Điều này thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận vốn cố định và sức sinh lợi của tài sản cố định. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên nâng cấp máy móc,…để phục vụ đạt hiệu quả ngày một tốt hơn.

2.5.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.5.3.1. Kết cấu vốn lưu động của công ty Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Vấn đề đặt ra là công ty phải lựa chọn một cơ cấu vốn ngắn hạn tối ưu vừa giảm được chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn của xí nghiệp. Để xét tính hợp lý của các thành phần vốn ngắn hạn chiếm trong tổng số vốn ngắn hạn, ta phân tích bảng sau đây:

Bảng 2.20: Kết cấu vốn lưu động theo tỷ lệ % của công ty

Qua bảng số liệu ta thấy:

Các khoản phải thu ngắn hạn, chủ yếu là phải thu khách hàng trong 3 năm chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn lưu động. Năm 2016 là 55.67%, năm 2017 là 78.35 % ( tăng 81.26%), năm 2018 là 80.91 (giảm 5.76%). Các khoản phải thu tăng lên, chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty giảm, từ đó khả năng thanh toán của công ty bị giảm.

Hàng tồn kho năm 2016 chiếm 13.65%, năm 2017 chiếm 12.02%(tăng 13.44%), năm 2018 10.17% ( giảm 22.73%). Hàng tồn kho qua các năm có sự suy giảm, điều này cho thấy công ty đã hạn chế được các công trình xây dựng dở dang, ngoài ra công ty còn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ làm cho vốn không bị ứ đọng quá nhiều, làm cho khả năng quay vòng vốn nhanh hơn.

Năm 2016, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá cao 28.46%, trên cơ sở xem xét các luồng nhập và xuất quỹ của công ty ta có thể thấy tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do thu từ việc cung cấp nước cho các bạn hàng. Nhưng sang năm 2017 và 2018 thì tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh còn 9.27% năm 2017 và 8.73% năm 2108. Vì tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh như vậy khiến cho việc duy trì một lượng tiền mặt để thuận tiện trong việc chủ động thanh toán còn hạn chế.

Các tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm một phần khá nhỏ. Năm 2016 chiếm 2.22%, năm 2017 chiếm 0.35% ( giảm 79.43%), năm 2018 chiếm 0.18% ( giảm 54.42%).

Trên đây chỉ là các khoản mục chủ yếu có tác động đến cơ cấu vốn lưu động của công ty, mà chưa nói lên dược vốn lưu động có hiệu quả hay không. Để đánh giá một cách đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, cần xem xét thêm một số chỉ tiêu.

Biểu đồ 2: Kết cấu vốn lưu động năm 2016

Kết cấu vốn lưu động năm 2016

Biểu đồ 3: Kết cấu vốn lưu động năm 2017

Kết cấu vốn lưu động năm 2017

 Biểu đồ 4: Kết cấu vốn lưu động năm 2018

Kết cấu vốn lưu động năm 2018

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư nhất định, số vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản lưu động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có hiệu quả hay không, ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy cả doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2016 đều so năm 2017 và năm 2017 đều so với năm 2018. Doanh thu thuần tăng qua các năm, năm 2017 tăng 7.85% so năm 2016, năm 2018 tăng 7.33% so với năm 2017. Dù doanh thu thuần cao nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm và bị âm. Cụ thể năm 2016 lợi nhuận trước thuế là 4.3 triệu đồng; năm 2017 là -17.4 triệu đồng, năm 2018 là 0 đồng. Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố ta sẽ xét các chỉ tiêu sau:

Sức sinh lời của của vốn lưu động năm 2017 giảm. Cụ thể năm 2016 một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo được 0069 đồng lợi nhuận, đến năm 2017 một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được -0419 đồng lợi nhuận, giảm 0488 đồng tương đương tỷ lệ 708.10%. Sang năm 2018 do công ty hòa vốn vì vậy sức sinh lời năm 2018 tăng 0419 đồng và tương đương với tỷ lệ 100% so với năm 2017. Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Năm 2016 vòng quay vốn lưu động là 2.27 tức là bình quân một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về 2.27 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay vốn lưu động là 158 ngày. Năm 2017 vòng quay vốn lưu động là 3.67 tức là bình quân một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về 3.68 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay vốn lưu động là 98 ngày. Năm 2018 vòng quay vốn lưu động là 3.67 tức là bình quân một đồng vốn lưu động bỏ ra kinh doanh thì thu về 3.67 đồng doanh thu thuần tương ứng với số ngày một vòng quay vốn lưu động là 98 ngày. Qua đó ta thấy số ngày một vòng quay vốn lưu động năm 2017 và 2018 giảm so với năm 2016. Chứng tỏ năm 2017 và 2017 vốn lưu động của công ty đã đạt được hiệu quả.

Số vòng quay các khoản phải thu năm 2016 là 3.34, năm 2017 là 5.38, năm 2018 là 4.61. Năm 2017 tăng 2.04 tương đương 60.98% so với năm 2016, năm 2018 giảm 0.77 tương đương 14.26% so với năm 2017. Vóng quay các khoản phải thu không được ổn định qua các năm làm cho kỳ thu tiền bình quân cũng không được ổn định. Vì vậy công ty chưa quản lý tốt các khoản phải thu.

Như vậy qua 3 năm vốn lưu động của công ty đem phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả cao. Công ty cần có các chính sách thu hồi công nợ, hạn chế tối đa các khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng, cải thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty:

Bảng 2.22: Phân tích tình hình tài chính cuả công ty giai đoạn 2016 – 2018

Qua bảng số liệu ta thấy:

Cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 4,245.4 triệu đồng nợ phải trả năm 2016, năm 2017 là 19,445.1 triệu đồng phải trả và năm 2018 là 4,144.6 triệu đồng phải trả. Năm 2017 hệ số nợ tăng lên 0.05 so năm 2016; năm 2018 hệ số nợ giảm 0.06 so năm 2017. Hệ số nợ không ổn định chứng tỏ tình hình tài chính của công ty chưa được tốt.

Hệ số thanh toán hiện hành: Tuy hệ số này không ổn định trong 3 năm qua nhưng đều lớn hơn 2. chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty cũng không được ổn định nhưng vẫn đủ khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng đi vay thì được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Hệ số thanh toán hiện hành năm 2016 và năm 2018 tăng cao đột biến hơn so với năm 2017. Đó là do: nợ phải trả năm 2017 tăng đột ngột lên 358.03% so với năm 2016 và tăng 78.69% so với năm 2018. Tuy tổng tài sản năm 2017 cũng có tăng 19.64% so năm 2016 và 16.19% năm 2018 nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn tỷ lệ tăng của nợ phải trả. Vì thế mà hệ số thanh toán hiện hành năm 2017 giảm xuống so với 2 năm 2016 và 2018.

Hàng tồn kho là một nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của công ty, lượng hàng tồn kho 3 năm qua không đáng kể. Hàng tồn kho năm 2017 tăng 13.44% tương ứng 66.6 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 hàng tồn kho giảm 22.74% tương ứng 127.9 triệu đồng so với năm 2017.

Hệ số thanh toán ngắn hạn: Năm 2016, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.86 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Năm 2017 lượng này giảm xuống cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.24 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Đến năm 2018 lượng này tăng lên cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 1.03 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Hệ số này đôi khi không phải càng cao càng tốt. Nếu hệ số này càng cao thì phản ánh lượng tài sản đã sử dụng không có hiệu quả vì bộ phận này không vận động sinh lời.

Hệ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trrong thời gian ngắn. Cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.74 đồng tài sản năm 2016, 0.21 đồng tài sản năm 2017 và 0.93 đồng tài sản năm 2018.

Qua sự tính toán và phân tích các chỉ tiêu ta có thể kết luận sơ bộ về tình hình tài chính của công ty trong các năm qua tuy có được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, công ty cần chú trọng hơn nữa đến khả năng thanh toán của mình để đối phó những tình huống bất lợi, đảm bảo cho công ty phát triển và ổn định hơn trong thời gian tới.

2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.23: Bảng tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Ưu điểm

Quá trình phân tích tình hình quản lý của công ty TNHH MTV Thủy lợi

Đông Triều chúng ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh.

Là một công ty tư nhân, công ty phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tính tự chủ trong vấn đề tài chính rất cao, công ty đã cố gắng phát huy năng lực của mình dần thích ứng và tạo ra uy tín trên thị trường, ngày càng ký được nhiều hợp đồng lớn, tạo mối quan hệ lâu dài với các đối tác trước đây.

Trong hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng khai thác những lợi thế có sẵn của mình như thị trường hoạt động rộng khắp, đảm bảo tốt chất lượng hàng hóa,..

Công ty đã luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn.

Với mức thu nhập bình quân ổn định của công ty thì công ty đã tạo ra được công ăn việc làm ổn định cho 100 cán bộ công nhân viên.

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có nhiều chuyển biến tích cực. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn từ đó công ty có tính tự chủ cao. Nợ ngắn hạn của công ty khá vì vậy nên công ty hạn chế được rủi ro trong thanh toán

Nhược điểm

Công ty có nguồn vốn không cân đối. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá cao. Vì thế nên nợ phải trả của công ty khá thấp, điều đó chứng tỏ công ty không bị khách hàng chiến dụng vốn và tỷ trọng của các khoản phải thu là không cao trong tổng vốn lưu động nhưng số lượng các khoản phải thu nhiều và thời gian chiếm dụng của khách hàng là tương đối lâu. Trong năm tới doanh nghiệp nên áp dụng chính sách tín dụng thương mại để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu hơn nữa nhưng đồng thời cũng nên quản lý tốt các khoản nợ không để các khoản này bị chiếm dụng quá lâu, công ty cần tìm kiếm những đối tác tin cậy nhằm hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Trong kỳ doanh nghiệp đã chú ý tới việc đầu tư máy móc thiết bị phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nên làm vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh, nhưng sự đầu tư đó mang lại hiệu quả chưa cao,tốc độ tăng của doanh thu còn thấp do đó làm tốc độ luân chuyển vốn giảm đi.

Ngoài ra công ty còn có khoản chi phí quản lý doanh nghiệp là khá cao. Vì thế nên công ty cần phải giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tăng được lợi nhuận. Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTY

One thought on “Khóa luận: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  1. Pingback: Khóa luận: Thực trạng sử dụng vốn tại Công y Đông Triều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464