Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ngư nghiệp Đông Phương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009-2011

2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2009-2011) Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần

Từ bảng 2.2, ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu. Thể hiện của điều này là: Công ty không tham gia góp vốn liên doanh, không tham gia đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn, dài hạn và các hoạt động tài chính khác. Vì vậy, phần nào thu nhập của Công ty bị hạn chế so với những doanh nghiệp khác cùng ngành. Trong khi đó, chỉ tiêu Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là:

  • Tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tă g135.104.577 đồng, tương ứng với tăng 24,04%. Trong đó:

Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 26,29% so với năm 2009. Vì thế đã làm cho tổng doanh thu tăng 25,82%, tương ứng với mức tuyệt đối là: 1.218.999.745 đồng. Đây là mức tăng cao nhất của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011.

Doanh thu từ hoạt động tài c ính giảm 3.895.168 đồng. Lý do là: vào năm 2010, sự chênh lệch tỷ g á không còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Công ty như năm 2009. Đây là yếu tố biến động khách quan.

Năm 2010 công ty không thu được doanh thu khác (thường thu được từ thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ), do đó nó không làm thay đổi cơ cấu tổng doanh thu so với năm 2009.

Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng343.614.178 đồng, tương ứng với giảm 22,94 %. Trong đó:

Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15,78 % so với năm 2010. Vì thế đã làm cho Tổng doanh thu tăng 15,78 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 923.736.400 đồng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm222 đồng. Sự thay đổi này không đáng kể do đó nó ít ảnh hưởng đến cơ cấu tổng doanh thu của công ty.

Doanh thu khác của Công ty tăng so với năm 2010, đã làm cho Tổng doanh thu tăng 7,17 %, tương ứng với mức tuyệt đối là:000.000 đồng. Đây là phần doanh thu có được từ các khoản nợ của khách hàng trong năm trước và hoạt động thanh lý, chuyển nhượng tài sản cố định của công ty.

Qua đó có thể thấy, trong 3 thành phần doanh thu thì doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiến tỷ trọng lớn nhất ới 97,5% trong cơ cấu tổng doanh thu. Trong 3 năm qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn tăng trưởng ở mức 2 con số. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính (thường có được từ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ…) lại có xu hướng giảm dần và giảm mạnh nhất vào năm 2010, giảm đến 85,04%. Thu nhập khác của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá nhỏ, phần thu nhập này của công ty ó sự biến động trong mỗi năm, vào năm 2009 doanh thu khác của công ty đạt 80.000.000 đồng, công ty không đạt được doanh thu khác vào năm 2010 và đạt cao nhất vào năm 2011 (420.000.000 đồng). Thu nhập khác của công ty qua hàng năm đ t được là do thu được thừ hoạt động thanh lý tài sản, thu từ tiền thuê mặt bằng, nhập thừa nguyên liệu, thu nợ khó đòi hàng năm. Trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty Cổ phần ngư nghiệp Đông Phương, mặc dù 2 thành phần doanh thu là doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu song các thành phần trên cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng doanh hằng năm trong giai đoạn 2009 – 2011.

Bảng 2.2. Doanh thu theo thành phần kinh doanh

Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 Nhìn chung, do doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

tăng đều qua các năm, trong 2 năm 2010 và 2011 doanh thu thuần tăng lần lượt là 26,29% và 15,78% làm tổng doanh t u qua 2 năm đều tăng. Nguyên nhân giải thích vấn đề này là: về mặt kĩ thuật doanh t u của công ty qua 3 năm tăng là do hình thức thả nuôi tôm theo hướng công nghiệp khép kín, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát lịch thời vụ thả tôm giống, chọn giống sạch bệnh, liên kết với cán bộ kỹ thuật để tư vấn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, quản lý chất lượng toàn diện cũng được công ty quan tâm. Việc quản lý chất lượng được quan tâm kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu tiên: tôm bố mẹ, sinh sản…đến khâu cuối cùng: thu hoạch tôm, bảo quản, xuất khẩu… để đảm bảo được chất lượng tôm an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bắt mắt…

Trong sự tăng của doanh thu nói trên, chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến Tổng doanh thu của Công ty. Để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, khóa luận sẽ tiếp tục phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ của Công ty ở khía cạnh phân tích doanh thu theo cơ cấu sản phẩm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh

2.2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Bảng 2.3. Doanh thu theo theo cơ cấu sản phẩm qua 3 năm 2009 – 2011

Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương với hoạt động chính là nuôi trồng và cung ứng hàng thủy hải sản mà mặt hàng chính là tôm, cơ cấu sản phẩm của Công ty (2009 – 2011) bao gồm ba loại tôm: tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Qua bảng 2.3 ta thấy, doanh thu của các mặt hàng qua các năm đều có biến động, trong đó tỷ trọng tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu doanh thu ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng tôm càng xanh ngày càng giảm còn tôm sú thì ít có sự thay đổi. Đây chính là lý do giải thích cho sự biến động tổng doanh thu của Công ty. Sự biến động doanh thu của các mặt hàng cụ thể như sau:

Mặt hàng Tôm thẻ chân trắng:

Hình 2.4. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng qua 3 năm 2009 – 2011

Từ biểu đồ trên, ta thấy doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng có doanh thu tăng dần qua các năm. Vào năm 2010 doanh thu của mặt hàng này đạt gần 4.312.564.850 đồng. Mức tăng là 29.35 %, tương đương với tăng 978.468.159 đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh thu tiếp tục tăng với mức tăng là 775.918.883 đồng, tương ứng với 17.99 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do Công ty đang trong quá trình thay đổi cơ cấu sản phẩm, qua đó có thể thấy rõ, công ty đang có xu hướng mở rộng tỷ lệ cơ cấu doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng và thu hẹp mặt hàng tôm càng xanh.

Mặt hàng tôm sú:

Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm sú qua 3 năm 2009 – 2011

Tôm sú là mặt hàng có tỷ tr ng tương đối nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của Công ty, so với tôm thẻ chân trắng, tôm sú mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn do có thời gian sinh trưởng lâu hơn, chi phí thức ăn cao hơn, giá thành cao hơn trong khi lợi nhuận mang lại từ 1 vụ tôm thường thấp hơn so với vụ nuôi tôm thẻ chân trắng. Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Từ hình 2.5, ta thấy doanh thu của tôm sú liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 doanh thu đạt 1.183.979.107 đồng, tăng 304.437.817 đồng, tương đương với tăng 34,61 % so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng nhẹ, với mức tăng là 185.423.656 đồng, tương ứng với tăng 15,66 % so với năm 2010. Mức tăng của tôm sú vào năm 2011 tương đối thấp do trong năm 2011 bùng phát một số dịch bệnh trên tôm sú, mặc dù trong năm 2011 Công ty đã tăng lượng tôm giống lên 20 % so với năm 2010 nhưng sản lượng tôm thu được lại không đạt được như chỉ tiêu đề ra. Do kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng có nhiều điểm tương đồng, thuận lợi cho việc nuôi trồng nên hiện nay công ty vẫn đang giữ nguyên tỷ trọng nuôi tôm sú trong cơ cấu sản phẩm.

Mặt hàng tôm càng xanh:

Hình 2.6. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh qua 3 năm 2009 – 2011

Tôm càng xanh là mặt hàng có tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu sản phẩm của Công ty, so với 2 loại tôm trên, tôm càng xanh đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật tương đôi khác biệt, bên cạnh đó, loại tôm càng xanh nói trên vốn là loại tôm “hoang”, thích hợp sống trong sông, rạch, ao, hồ, …nên thường phù hợp với hình thức nuôi quảng canh, do đó đôi với nhóm sản phẩm này công ty ít có sự tập trung hơn so với 2 nhóm sản phẩm trên.

Từ hình 2.6, ta thấy doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2010 doanh thu chỉ đạt 358.941.243 đồng, giảm 63.906.231 đồng, tươ đương với giảm 15,11 % so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu mặt hàng ày tiếp tục giảm, với mức giảm là 37.606.139 đồng, tương ứng với giảm 0,10 % so với năm 2010. Theo tình hình nuôi trồng của công ty trong những năm qua, mặt hàng tôm càng xanh vẫn không mang lại hiệu quả cao, mặc dù được đầu tư về kỹ thuật, các yêu tố đầu vào được chú trọng song vẫn hiệu quả mang lại không như công ty mong muốn. Vì vậy Công ty ít chú trọng đến việc sản xuất mặt hàng này. Đó là lý do hiện nay công ty đang tiến hành thay đổi cơ cấu sản phẩm nuôi trồng, đó là loại bỏ nhóm sản phẩm tôm càng xanh, tập trung vào 2 nhóm sản phẩm còn lại.

Từ số liệu ở bảng 2.3 và các số liệu đã phân tích ở trên, ta xây dựng được bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng trong kết cấu sản phẩm tiêu thụ của Công ty đến sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Bảng 2.4. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của doanh thu các mặt hàng đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giai đoạn: 2009 – 2010.

  • Doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng tăng 29,35 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 21,10 %, tương ứng tăng 987.468.159 đồng.
  • Doanh thu của mặt hàng Tôm sú tăng 34,61 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6,57 %, tương ứng tăng 304.437.817 đồng.
  • Doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh giảm 15,11 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1,38 %, tương ứng giảm 63.906.231 đồng.
  • Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của 3 mặt hàng, doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2009 – 2010 tăng 26,29 %, tương ứng mức tuyệt đối 1.218.999.745 đồng.

Giai đoạn: 2010 – 2011.

  • Doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng tăng 17,99 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 13,25 %, tương ứng tăng 775.918.883 đồng.
  • Doanh thu của mặt hàng tôm sú tăng 15,66 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3,17 %, tương ứng tăng 185.423.656 đồng.
  • Doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh giảm 0,10 % đã làm cho doanh thu bán hàng , cung cấp dịch vụ giảm 0,64 %, tương ứng giảm 37.606.139 đồng.
  • Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của 3 mặt hàng, doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2010 – 2011 tăng 15,78 %, tương ứng tăng 923.736.400 đồng.

2.2.3. Phân tích tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Chi phí là những khoản hao phí phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách hiểu của công ác hoạch toán, chi phí là khoản tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm mục đích mang lại lợi nhuận. Mỗi một sự tăng hay giảm của nhân tố chi phí đều dẫn đến sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận. Do đó, khi tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà phân tích thường phân tích chỉ tiêu chi phí trong mối quan hệ:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.

Việc phân tích chi phí sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp xác định được mối quan hệ biện chứng trên, giúp doanh nghiệp xác định được mức tăng, giảm của chi phí. Đồng thời thông qua kết quả p ân tích đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra được những biện pháp phù hợp để h n chế sự gia tăng của các loại chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương với chế độ kế toán đang áp dụng là chứng từ hi sổ: Chỉ tiêu Tổng chi phí của Công ty được tập hợp từ: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chí h, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh  nghiệp). Các số liệu về tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.5. Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011

Từ bảng 2.5, ta thấy chỉ tiêu Chi phí từ hoạt động tài chính và chỉ tiêu Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu Tổng chi phí. Thể hiện của điều này là: Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán chiếm khoảng 80% so với Tổng chi phí của Công ty, trong khi đó 2 chỉ tiêu Chi phí từ hoạt động tài chính và Chi phí quản lý kinh doanh chỉ chiếm lần lượt là 14% và 6%.

Giai đoạn 2009 – 2011, 3 chỉ tiêu chi phí trên có xu hướng biến động tăng, ngược lại, làm cho chỉ tiêu tổng chi phí của công ty tăng lên. Tuy nhiên, trong 3 năm vừa qua, tổng chi phí năm 2010 tăng rất cao đến năm 2011 thì tăng tương đối thấp hơn.

Cụ thể là:

  • Tổng chi phí năm 2010 là 5.827.081.098 đồng tăng 39,09 % so với năm 2009, tương ứng với mức tuyệt đối là 1.637.509.690 đồng.

Trong đó:

Giá vốn hàng bán năm 2010 tăng 36,92 % so với năm 2009. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí tăng 30,55 %, tương ứng với tăng 1.279.909.285 đồng.

Chi phí từ hoạt động tài chính tăng 116,45 % so với năm 2009, đã làm cho Tổng chi phí tăng 9,95 %, tương ứng với mức tuyệt đối là 416.870.416 đồng.

Chi phí quản lý k nh doanh năm 2010 giảm 16,25 % so với năm 2009. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí giảm 1,41 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 59.270.011 đồng.

Tổng chi phí năm 2011 là 6.607.796.971 đồng tăng 13,40 % so với năm 2010, tương ứng với mức tuyệt đối là 780.715.873 đồng.

Trong đó:

Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng nhẹ 4,30 % so với năm 2010. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí giảm 3,51 %, tương ứng với mức tăng 204.320.117 đồng.

Chi phí từ hoạt động tài chính tăng 73,85 % so với năm 2010, đã làm cho ổng chi phí tăng 9,82 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 572.230.324 đồng.

Chi phí quản lý kinh doanh năm 2010 tăng 1,36 % so với năm 2010. Vì thế đã làm cho Tổng chi phí tăng 0,07 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 4.165.432 đồng.

Nhận xét:

  • Chi phí từ hoạt động tài chính giai đoạn 2009 – 2011 liên tục tăng với các mức tương ứng là 116,45 % và 73,85 %. Sự biến động tăng này tác động đến sự biến động của Tổng chi phí, vì trong cơ cấu chi phí chung, Chi phí từ hoạt động tài chính chiếm 14 %. Đây là phần chi phí phát sinh do các khoản vay của Công ty tại ngân hàng nhằm mục đích duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo trì máy móc và trang thiết bị. Trong năm 2010, công ty tiến hành mở rộng quy mô sản x ất do đó công ty phải tăng các khoản vay nhằm đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc mở rộng sản xuất. Mặt khác, sự biến động của thị trường rong 2 năm 2010 và 2011 sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến hị rường tài chính nước ta, gây ảnh hưởng đến tình hình cho vay và lãi suât, tín dụng… đó chính là nguyên nhân khiến chi phí hoạt động tài chính tăng cao.
  • Chỉ tiêu Chi phí quản lý kinh doanh có sự biến động trong giai đoạn 2009 – 2011, năm 2010 chi phí quản lý của công ty giảm 16,25 % và tăng 1,36 % vào năm 2011. Đây là phần chi phí phát sinh bao gồm các khoản như: chi phí quản lý, tiền lương, bảo hiểm, chi phí vận chuyển, chi phí điện – nước – điện thoại, chi phí sửa chữa,.v.v.. Trong năm 2010 nhờ có n ững kế hoạch quản lý hiệu quả, hạn chế phát sinh những chi phí thừa đã góp phần giúp công ty giảm thiểu tối đa chi phí quản lý của doanh nghiệp.
  • Giá vốn hàng bán giai đoạn 2009 – 2011 liên tục tăng với các mức tương ứng là 36,92 % và 4,30 %. Sự biến động này đã làm cho Tổng chi phí của Công ty sản xuất, tă g số lượng tôm giống dẫn đến sự gia tăng về các loại chi phí như chi phí thức ăn, chi phí về kỹ thuật,… mở rộng sản xuất làm tăng lượng hàng hóa bán ra do đó chi phí giá vốn hàng bán tăng lên. Nếu so sánh chỉ tiêu chi phí trong mối quan hệ với chỉ tiêu doanh thu, thì ta thấy mức biến động tăng của chỉ tiêu giá vốn hàng bán so với chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là tương đối thích hợp. Điều đó cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối ổn định, ít có sự biến động.

2.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn 2009 – 2011 chỉ tiêu Doanh thu tiêu thụ và chỉ tiêu Giá vốn hàng bán của Công ty điều tăng qua các năm, vì vậy, sự biến động tăng đó đã làm ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn này. Từ bảng 2.6 ta thấy mức biến động của cả 2 chỉ tiêu giá vốn hàng bán vượt trội và chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng mạnh. Mặc dù vậy, lợi nhuận năm 2010 lại giảm rõ rệt so với năm 2009. Tổng lợi nhuận trước th ế của Công ty đã trong giai đoạn năm 2009 – 2010 có sự biến động động đáng kể.

Cụ thể là:

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 giảm 78.638.878 đồng, tương ứng với giảm 73 %.

Trong đó:

Lợi nhuận gộp về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 5,21 % so với năm 2009, tương ứng với mức tuyệt đối là: 60.909.540 đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 93,56 % , đã làm cho Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 392.10 %, tương ứng với giảm 422.405.113 đồng.

Năm 2010, công ty k ông t u được lợi nhuận khác từ các hoạt đông thanh lý, chuyển nhượng TSCĐ làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của công ty.

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 95.746.031 đồng, tương ứng với tăng 329,15 %.

Trong đó:

  • Lợi huận gộp về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 64,89 % so với năm 2010, tương ứng với tăng 719.416.283 đồng.
  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 491.24%, tương ứng với tăng 142.898.305 đồng.
  • Lợi nhuận khác của công ty năm 2011 giảm 47.152.274 đồng so với năm 2010, làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm 162,10 %.

Bảng 2.6. Tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011

  • Doanh thu thuần
  • Giá vốn hàng bán
  • Lợi nhuận gộp
  • Lợi nhuận thuần từ HĐKD
  • Lợi nhuận khác
  • Tổng lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Hình 2.7. Biểu đồ biểu diễn tổng lợi  huận trước thuế qua 3 năm 2009 – 2011

Từ kết quả phân tích ta thấy, tổng lợi nhuận của công ty trong năm 2010 giảm mạnh tuy nhiên đến năm 2011 lại tăng trở lại. Có thể thấy rõ ràng rằng, năm 2010 chi phí tài chính tăng cao một cách đáng kể (116,45%) bênh cạnh đó giá vốn hàng bán tăng mạnh 36,92% mặt khác lại k ông có nguồn thu từ các hoạt động khác, thì với mức tăng doanh thu bán hàng là 26,29% cũng không thể “cứu vãn” được, làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm m nh so với năm 2009 (giảm 73%). Vì vậy để đạt được mức lợi nhuận tăng liên tục qua các năm, ngoài việc quản lý tốt công tác tổ chức sản xuất và giá thành sản phẩm, việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí đặc biệt là chi phí lãi vay (bởi vì chi phí lãi vay là một trong những nhân tố “ăn mòn” lợi nhuận của doanh ghiệp), đồng thời có khả năng đánh giá, quan sát tình hình biến động kinh tế cao hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu so sánh lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 thì ta thấy mức tăng lợi nhuận năm 2011 đã tăng trở lại, so với năm 2010, mặc dù chi phí tài chính vẫn tăng 73,85 % thì công ty còn có thu nhập khác nhờ nhượng bán, thanh lý một số máy móc bổ sung, quan trọng nhất đó là giá vốn hàng bán so với năm 2010 chỉ tăng 4,3% nên không gây biến động cho tổng lợi nhuận trước thuế.

2.2.5. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Hay nói cách khác, lợi nhuận tiêu thụ chính là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó.

Để phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận tiêu thụ, Chuyên đề tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhân tố kết cấu mặt hàng, giá bán đơn vị, giá vốn hàng bán đơn vị và nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị (Bao gồm: chi phí bán àng và quản lý doanh nghiệp) đến sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ qua từ g giai đoạn.

Giai đoạn 2009 – 2010

Từ số liệu ở bảng 2.7, ta có mức độ lãi lỗ đơn vị của từng sản phẩm và tổng lợi nhuận qua 2 năm là:

  • Năm 2009:
  • l0A = 48,54 – 36,30 – 3,82 = + 8,42 (Nghìn đồng).
  • l0B =69,11 – 51,67 – 5,44 = +12,00 (Nghìn đồng).
  • l0C = 110,23 – 82,43 – 8,67 = + 19,13 (Nghìn đồng).

L0 = [68.683 × (+ 8,426) + 12.727 × ( + 11,997) + 3.836 × (+ 19,137)]= 448,05 (Nghìn đồng).

  • Năm 2010:
  • l1A = 56,70 – 45,97 – 2,96 = + 7,77 (Nghìn đồng).
  • l1B =132,432 – 107,36 – 6,91 = +18,16 (Nghìn đồng). o l1C = 118,85 – 96,35 – 6,20 = + 16,30 (Nghìn đồng).

L1 = [76.058× (+ 7,776) + 8.940 × (+ 18,167) +3.020 × (+ 16,304)]= 552,98 (Nghìn đồng).

Bảng 2.7. Bảng phân tích lợi nhuận tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011

Nhận xét:

Từ bảng số liệu và kết quả phân tích trên, nếu ta so sánh giữa năm 2010 và năm 2009, thì lợi nhuận tiêu thụ của 3 loại sản phẩm của Công ty đã giảm 1.895,07 nghìn đồng. Việc giảm lợi nhuận đó phản ánh thành tích chủ quan của Công ty đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá chính xác hơn về tình hình lợi nhuận và đánh giá về những thành tích hay nhược điểm chủ quan của doanh nghiệp, điều cần thiết là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đó.

Kết quả từ phân tích ảnh hưởng các nhân tố đã cho thấy: Nhân tố khối lượng tiêu thụ của 3 loại sản phẩm năm 2010 tăng 0,14 %, vì thế đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ năm 2010 tăng 1.095,77 nghìn đồng so với năm 2009. Đây chính là thế mạnh của Công ty, bởi con đường tốt nhất để nâng cao lợi nhuận chính là gia tăng nhanh khối lượng sản xuất và khối lượng tiêu thụ, đối với giai đoạn này Công ty đã quản lý thật tốt tiến độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của mình. Vì vậy tỉ lệ phần răm thực hiện khối lượng tiêu thụ năm 2010 của Công ty đạt 100,14 % so với năm 2009.

Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự biến động của lợi n uận tiêu thụ đó là nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Việc thay đổi kết cấu sản phẩm của Công ty trong năm 2010 đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm 62,08 nghìn đồng so với năm 2009. Mặc dù mức giảm này là không đáng kể những điều này có thể cho thấy cơ cấu sản xuất năm 2010 của doanh nghiệp là chưa hoàn toàn phù hợp hơn so với năm 2009. Công ty cần có kế hoạch thay đổi kết cấu sản phẩm này để sử dụng tối ưu nguồn lực sản xuất của mình.

Nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến c ỉ tiêu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp đó là nhân tố lãi lỗ đơn vị, nhân tố này đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ năm 2010 giảm 2.928,76 nghìn đồng so với năm 2009. Cụ thể hơn là do nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm năm 2010 tăng so với năm 2009 làm cho lợi nhuận tăng 1.212.746,48 nghìn đồng. Đây là yếu tố khách quan từ sự biến động giá của thị trường và sự gia tăng lạm phát của ền ki h tế tạo ra, không phải là yếu tố chủ quan của doanh nghiệp mang lại.

Hai hân tố còn lại, giá vốn hàng bán đơn vị làm giảm lợi nhuận tiêu thụ là 1.275.387,86 nghìn đồng so với năm 2009, ngược lại nhận tố chi phí ngoài sản xuất lại làm tăng lợi nhuận tiêu thụ lên 59.712,62 nghìn đồng so với năm 2009. Kết quả này là do ảnh hưởng của sự biến động giá cả trong năm 2010, trong năm 2010, giá các sản phẩm đầu vào tăng như thức ăn nuôi tôm, tiền điện,….buộc chi phí sản xuất phải tăng lên, ngoài ra ảnh hưởng của chi phí ngoài sản xuất làm tăng lợi nhuận tiêu thụ có thể phản ánh hiệu quả trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Nhìn chung, bên cạnh những thành tích chủ quan thì kết quả phân tích còn phản ánh nhược điểm chủ quan của Công ty trong công tác quản lý chi phí, giá thành và hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để có thể cải thiện khuyết điểm này và hoàn thành tốt nhiệm vụ doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ, doanh nghiệp cần cải thiện yếu tố chất lượng trong công tác quản lý sản xuất cũng như công tác xúc tiến bán hàng…

Kế tiếp, Chuyên đề tiếp tục phân tích chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ giai đoạn 2.

Giai đoạn 2009 – 2010

Từ số liệu ở bảng 2.7, ta có mức độ lãi lỗ đơn vị của từng sản phẩm và tổng lợi nhuận qua 2 năm là:

Năm 2010:

  • l1A = 56,70 – 45,97 – 2,96 = + 7,77 (Nghìn đồng).
  • l1B =132,432 – 107,36 – 6,91 = +18,16 (Nghìn đồ g).
  • l1C = 118,85 – 96,35 – 6,20 = + 16,30 (Nghìn đồ g).
  • L1 = [76.058× (+ 7,776) + 8.940 × (+ 18,167) +3.020 × (+ 16,304)]= 552,98 (Nghìn đồng).

Năm 2011:

  • l1A = 65,00 – 53,81 – 3,55 = + 15,12(Nghìn đồng).
  • l1B =155,0 – 143,48 – 6,30 = +33,59 (Nghìn đồng). o l1C = 48,00 – 43,02 – 1,95 = + 41,33 (Nghìn đồng).
  • L1 = [75.412 × (+ 7,64) + 9.129 × (+ 6,87) +1.742 × (+ 4,85)] = 1.518.882,44 (Nghìn đồng)

Tỉ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ năm 2010: 5.691.850,07

Đối tượng phân tích:

∆L = L1 – L0 = 1.518.882,4 – 802.552,98 = + 716.329,46 (Nghìn đồng).

  • Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
  • Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa (Q):

∆LQ = [802.552,98 × 73,15 % – 802.552,98] 144,58 – 802.552,98= – 22.408,40 (Nghìn đồng).

Từ kết quả phân tích, ta thấy lợi nhuận tiêu thụ của chủng loại sản phẩm đã tăng

716.329,46 nghìn đồng so với năm 2010. So với giai đoạn 2009 – 2010, lợi nhuận tiêu thụ tăng lên đáng kể, việc tăng lợi nhuận phản ánh thành tích chủ quan của Công ty đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này.

Nhân tố khối lượng tiêu thụ của 3 loại sản phẩm năm 2011 giảm 2,97 %, vì thế đã làm cho lợi huận tiêu thụ năm 2011 giảm 22.408,40 nghìn đồng so với năm 2010. Tại năm 2011, tỉ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ của Công ty chỉ đạt 97,21 % so với năm 2010.

Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận tiêu thụ đó là nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Việc thay đổi kết cấu sản phẩm của Công ty trong năm 2011 đã làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm 8,72 nghìn đồng so với năm 2010. So với năm 2010 thì nhân tố này ảnh hưởng tương đối ít đến sự biến động của lợi nhuận tiêu thụ. Điều này thể hiện cơ cấu sản xuất năm 2011 của Công ty tương đối phù hợp với công ty.

Nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp đó là nhân tố lãi lỗ đơn vị, nhân tố này đã giúp cho lợi nhuận tiêu thụ năm 2011 tăng 738.746,58 nghìn đồng so với năm 2010. Cụ thể hơn là do: nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm năm 2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận tăng 1.087.745,84 nghìn đồng, trong khi đó nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm 336.517,71 nghìn đồng và nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị của doanh nghiệp làm cho lợi nhuận tiêu thụ giảm 12.481,55 nghìn đồng.

Nhìn chung, lợi nhuận tiêu thụ của Công ty tăng phần lớn là do sự tăng lên của giá bán đơn vị sản phẩm. Các nhân tố khối lượng tiêu thụ, kết cấu sản phẩm, giá vốn hàng bán và chi phí ngoài sản xuất điều làm cho lợi nhuận tiêu hụ giảm. Đây chính là nhược điểm lớn nhất mà Công ty cần phải quan tâm và tìm biên pháp khắc phục trong thời gian sắp đến.

Để có thể đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khóa luận sẽ phân tích một số chỉ tiêu về tài chính giai đoạn 2009 – 2011.

2.2.6. Phân tích các chỉ tiêu về tài chính của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

2.2.6.1. Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán

Các chỉ tiêu về tình hình t anh toán là thước đo khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu các chỉ tiêu này đều có thể đánh giá là đ t mức bình thường. Cụ thể là:

  • Tỷ số thanh toán ngắn hạn của Công ty đạt 1,27 lần (năm 2009), 1,04 lần (năm 2010) và 1,10 lần (năm 2011). Tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn 1 cho thấy công ty tình trạng tài chính của công ty đang rất tích cực, đảm bảo khả năng đáp ứ g yêu cầu chi trả của các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, các khoản vay ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng nợ phải trả, nếu các tài sản l u động của Công ty có khả năng chuyển hóa thành tiền theo đúng giá trị của nó, thì Công ty cần phải giải phóng đến 90% tài sản lưu động hiện có của mình mới có thể trang trải toàn bộ số nợ ngắn hạn đó. Vì vậy để đảm bảo an toàn trong cán cân thanh toán lâu dài, việc nâng tỷ số thanh toán ngắn hạn lên cao hơn nữa là rất cần thiết.
  • Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2009 là 0,56 lần, năm 2010 là 0,55 lần và tăng lên 0,78 lần trong năm 2010. Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của

Công ty khá ổn định trong giai đoạn này. Tuy nhiên với mức tỷ số của công ty hiện nay (<1) thì nó cho thấy tình trạng tài chính ngắn hạn của một công ty không “lành mạnh”. Nếu một công ty có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạ, điều này khiến các nhà đầu tư phải e ngại khi quyết định đầu tư. Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán ngắn rất nhiều chứng tỏ tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, đây là 1 đặc điểm của ngành thủy sản. Nếu các khoản nợ ngắn hạn của Công ty đến hạn phải trả thì doanh nghiệp có thể thanh toán ngay được các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ số thanh toán ngắn hạn quá cao có thể gây cho Công y rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nguồn vốn lưu động của mình.

2.2.6.2. Các chỉ tiêu hoạt động

Các chỉ tiêu hoạt động là thước đo xem xét khả ă g khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nhằm đánh giá thực trạng tài chính ở khía cạnh năng lực hoạt động, Chuyên đề tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như sau:

  • Vòng quay các khoản phải thu: Qua 3 chu kỳ kinh doanh, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần. Năm 2010 giảm 0,45 vòng so với năm 2009, và năm 2011 giảm 0,98 vòng so với năm 2010, bên cạnh đó, tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty vẫn còn khá chậm. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ n uồn vốn lưu động trong sản xuất. Trong khi đó, hệ số này của công ty lại rất thấp cho thấy rằng số tiền của công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ gày càng giảm, làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho công ty, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về công ty. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, công ty cần tăng lượng hàng sản xuất, điều này đòi hỏi công ty phải tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền của công ty không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với doanh nghiệp thì công ty sẽ có đủ số tiền cần thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu. Do đó, trong trường hợp này, công ty phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất với số lượng tương ứng với số lượng nguyên vật liệu được mua vào từ số tiền hiện có của công ty, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng hấp thì số tiền của công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể công ty sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho guồn vốn lưu động này. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp phù hợp để khắc phục nhược điểm trên.
  • Kỳ thu tiền bình quân: Qua 3 chu kỳ kinh doanh, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của Công ty liên tục tăng. Năm 2010 tăng 41,23 ngày so với năm 2009, và năm 2011 tăng lên đến 247,40 ngày so với năm 2010. Đó chính là căn cứ giả thích thêm vì sao hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực của Công ty vẫn còn chưa tốt. Hiện tại, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lâu, cụ thể là trong năm 2011, thời gian vốn bị chiếm dụng tăng lên đến 221,23 % so với năm 2010. Để có thể rút ngắn thời gian thu tiền bình quân và thu hồi các khoản phải thu, Công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ thanh toán đối với người mua. Đó là nhân tố quan trọng nhất để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.

2.2.6.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhắm đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về về hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất doanh lợi, tốc độ luân chuyển vốn… là thước đo tiền tệ hay đây chính là mối tương quan giữa kết quả lợi nhuận thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Qua bảng 2.8, ta thấy số vòng quay toàn bộ vốn của Công ty năm 2009 là 0,45 lần, điều này đồng nghĩa với một đồng vốn được sử dụng sẽ tạo ra 0,45 đồng doanh thu. Sang năm 2010, một đồng vốn tạo ra 0,53 đồng doanh thu, tăng 0,08 lần so với năm 2009 tuy nhiên đến năm 2011 thì một đồng vốn bỏ ra chỉ còn tạo được 0,43 đồng doanh thu, giảm 0,1 lần so với năm 2009. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua ba năm có sự biến động. Nguyên nhân làm giảm số vòng vốn là do lượng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn so với doanh thu, bên cạnh đó, nhiều khoản nợ của Công ty vẫn chưa thu hồi được và bị khách hàng chiếm dụng khá lâu. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp còn tương đối thấp bởi vì hệ số sử dụng vốn của công ty chỉ đạt khoảng 0,47 lần, trong khi một Công ty được xem là sử dụng vốn hiệu quả phải có hệ số sử dụng vốn đạt khoảng 2 lần.

Cũng như số vòng quay của toàn bộ vốn, các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và số vòng quay vốn cố định của Công ty từ năm 2009 cho đến 2011 đều có sự biến động. Năm 2010, các chỉ tiêu này lần lượt có sự thay đổi là tăng lên 0,21 lần và giảm 0,03 lần so với năm 2009. Đến năm 2011, cụ thể là số vòng quay vốn lưu động giảm 0,32 lần và ngược lại số vòng quay vốn cố định lại tăng 0,6 lần. Tình hình sử dụng vốn của Công ty vẫn chưa được cải thiện, phần nào có thể phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh còn thực sự chưa hiệu quả, trong khi đó nguồn vốn huy động thêm của Công ty lại gia tăng. Từ đó dẫn đến tình trạng nhàn rỗi của nguồn vốn, nguồn vốn không thực sự được sử dụng có hiệu quả, đó chính là mặt hạn chế của Công ty trong công tác quản lý vốn của mình.

Do đó, âng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện sống còn để công ty phát triển vữ g mạ h. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần phải: Khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi; nâng cao năng lực người quản lý tài chính; sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; quản lý vốn chặt chẽ đúng mục đích, không để thất thoát; tính toán sử dụng các nguồn vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh.

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, tìm được nguồn vốn sản xuất kinh doanh đã khó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại càng khó hơn. Làm gì để giảm chi phí, giảm giá thành, tăng số lượng hàng bán ra, chiếm lĩnh được thị trường…

Bảng 2.8. Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011

2.2.6.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Để có thể phân tích được chỉ tiêu này, các nhà phân tích thường đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong từng phạm vi và giai đoạn cụ thể. Do đo, khóa luận phân tích khả năng sinh lời của Công ty bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như sau:

  • Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): Qua bảng 2.8 cho thấy tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2009 tỷ số này là 9,74 %, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu Công ty sẽ thu được 9,74 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010 tỷ số này giảm 9,24 % so với năm 2009, đến năm 2011 ỷ số này lại tăng thêm 2,04 % so với năm 2010. Điều đó cho biết, năm 2009 công ty thu được 9,74% trên tổng doanh thu, tương tự năm 2010 công ty chỉ đạt 0,5% và năm 2011 công ty đạt 2,54%. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty k nh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Qua kết quả tính toán có thể thấy rằng lợi nhuận đạt được của công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong doanh thu so với tỷ số trong ngành.
  • Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): Cũng như chỉ tiêu ROS, tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Công ty có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng thêm giảm 94,02 % so với năm 2009, đến năm 2011 tỷ số này l i tăng lên 319,23 % so với năm 2010. Nghĩa là với 100 đồng, tài sản sẽ tạo ra được lợi nhuận thấp hơn năm 2010 là 319,23 đồng. Như vậy tài sản năm 2011 sử dụng có hiệu quả hơn so với năm 2010.
  • Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): tương tự với 2 tỷ số trên, tỷ số lợi huận ròng trên vốn chủ sở hữu của Công ty liên tục biến động từ năm 2008 đến nay. Nhưng nhìn chung tình hình hoạt động của Công ty tuy vẫn chưa đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ lệ khá thấp. Năm 2009, tỷ số này đạt đến 10,27 %, đến các năm 2010 tỷ số này giảm 93,57 % ở năm 2011 lại tăng 472,73 % ở năm 2010. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất cho biết một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Từ tính toán, có thể thấy rõ, trong 3 năm, năm 2009 công ty sử dụng vốn hiệu quả nhất, đạt đến 10,27%. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả  đồng vốn của cổ đông. Năm 2010, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh đến 93,57% so với năm 2009 điều đó có nghĩa là công ty đã không cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Giải thích cho vấn đề này là do, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Khóa luận: Giải pháp nâng hoạt động KD của Cty Đông Phương

One thought on “Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương

  1. Pingback: Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464